Luận văn Yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn trong sáng tác của Khái Hưng và Nhất Linh thuộc nhóm Tự lực văn đoàn

MS: LVVH-LLVH015 SỐ TRANG: 126 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2010 CẤU TRÚC LUẬN VĂNDẪN NHẬP I. Lý do chọn đề tài II. Mục đích của đề tài III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu IV. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài V. Lịch sử vấn đề VI. Phương pháp nghiên cứu Chương 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Khái quát về chủ nghĩa lãng mạn và yếu tố hiện thực trong sáng tác của Tự lực văn đoàn 1.1.1.Một số định nghĩa Chủ nghĩa lãng mạn 1.1.2. Cách hiểu về Chủ nghĩa lãng mạn trong nghiên cứu văn học Việt Nam 1.1.3. Tìm hiểu yếu tố hiện thực trong sáng tác của Tự lực văn đoàn 1.2. Cơ sở hình thành yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn trong sáng tác của Khái Hưng và Nhất Linh 1.2.1. Cơ sở khách quan 1.2.2. Chủ thể sáng tác 1.2.2.1. Con người 1.2.2.2. Quan điểm sáng tác Chương 2: KHẢO SÁT YẾU TỐ HIỆN THỰC VÀ YẾU TỐ LÃNG MẠN TRONG SÁNG TÁC CỦA KHÁI HƯNG VÀ NHẤT LINH 2.1. Yếu tố lãng mạn trong sáng tác của Khái Hưng và Nhất Linh 2.2. Yếu tố hiện thực trong sáng tác của Khái Hưng và Nhất Linh 2.3. Sự đan xen yếu tố hiện thực với yếu tố lãng mạn trong sáng tác của Khái Hưng và Nhất Linh 2.4. So sánh yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn trong sáng tác của Khái Hưng và Nhất Linh với các nhà văn khác trong nhóm Tự lực văn đoàn Chương 3: YẾU TỐ HIỆN THỰC VÀ YẾU TỐ LÃNG MẠN TRONG NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN QUA SÁNG TÁC CỦA KHÁI HƯNG VÀ NHẤT LINH 3.1. Xây dựng cốt truyện 3.2. Miêu tả nhân vật 3.3. Miêu tả phong tục và cảnh quan về thiên nhiên đất nước 3.4. Phong cách thể hiện 3.4.1. Giọng điệu, câu văn 3.4.2. Ngôn ngữ

pdf126 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3252 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn trong sáng tác của Khái Hưng và Nhất Linh thuộc nhóm Tự lực văn đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư những bức thủy họa của Tàu”. Ở Hồn bướm mơ tiên, cũng có một chiều thu, Ngọc và Lan đứng yên lặng bên một lùm cây ven chùa cuộc chia tay cuối cùng cũng được đánh dấu bằng cách lá vàng rụng đều đều từng quãng khi gió thổi dìu hiu: “Bấy giờ sắc trời dìu dịu, vạn vật như theo tiếng chuông chiều thong thả rơi vào quảng êm đềm, tĩnh mịch. Lan nhìn xuống con đường đất quanh co lượn khúc dưới chân đồi. Gió chiều hiu hiu…. Lá rụng?”. Cảnh chùa Long Giáng: “Phía tây, sau dãy đồi cỏ biếc, sắc trời đỏ ửng, lấp lánh sau đám lá xanh đen, mái chùa rêu phong đã lẫn màu cùng đất, cùng cỏ, cùng cây, khoảnh khắc…, cảnh nhuộm đồng một màu tím thẫm. Trong làn không khí yên tĩnh êm đềm, tiếng chuông thong thả, ngân nga… làm tăng vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên. Lá cây rung động, ngọn gió thướt tha, bông lúa sột soạt, như cảm tiếng gọi của mâu ni muốn theo về nơi hư không tĩnh mịch”. Có thể nói là Khái Hưng đã cảm thông với người và vật mà ông đã từng chung sống. Đời sống nông thôn Việt Nam hiện lên: “ Mảnh trăng thượng tuần như cặp sừng trâu treo lơ lửng ở trên nóc nhà hàng xóm trong nhợt nhạt và có vẻ lãnh đạm vô tình. Bên cạnh ngọn đèn dầu, ánh sáng lấp loáng qua khe hàng rào tre khô, nhắc người lão bộ nhớ tới cảnh trù phú tấp nập của nhà cụ Tú mười năm về trước”. Một vài nét quan sát khác đã được ghi như sau: “Trời hãy còn tối, ánh lửa rạ thấp thoáng chiếu vào cái đầu bạc phơ của ông lão già đổi ra sắc hồng hồng”. Và đây là cảnh thiên nhiên được vẽ thành bức tranh bởi một ngòi bút lão luyện: “Trông ra xa xa, các đồi liên tiếp, như đàn rùa phục nằm chầu. Trên đồi những cây thông thân thẳng mà cao, ngọn cây phất phơ chòm là xòe ra như tàn quạt. Thỉnh thoảng điểm những cây thông gốc già dặn, lá xanh như đen, như mấy nét thẩm chấm phá trên nền trời non tươi”. 3.4. Phong cách thể hiện 3.4.1. Giọng điệu, câu văn Giọng điệu trong các sáng tác của Khái Hưng và Nhất Linh xuất hiện những cung bậc khác nhau của tình cảm như: mơ màng, e ấp, ngượng ngùng, tha thiết, lưu luyến, bâng khuâng…, cũng như những biến thái tinh vi của nội tâm con người như: đau đớn, rạo rực, thổn thức, âm thầm, trống trải, lặng lẽ, khoan khoái, nghẹn ngào… góp phần diễn tả cụ thể, sinh động đời sống bên trong của tâm hồn con người. Đặc biệt Khái Hưng, với Hồn bướm mơ tiên và liền sau là Nửa chừng xuân, đã tạo một giọng điệu riêng, một phương thức diễn đạt mới so với những tiểu thuyết trước đó. Giọng văn của Khái Hưng gọn gàng, giản dị, trong sáng, mềm mại, uyển chuyển. Truyện ngắn của của ông vui tươi và rộng mở, nhưng không phải cái vui thái quá. Ngay ở những truyện buồn của Khái Hưng, người ta cũng chỉ thấy một thứ buồn man mác. Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Trước kia người ta thấy ông viết một giọng văn bay bướm, bây giờ ông viết một lối thật bình dị, thật sáng suốt, rất thích hợp với những ý tưởng chính chắn của một tiểu thuyết gia”. Vũ Ngọc Phan còn cho rằng: “Đọc những truyện ngắn của Khái Hưng, tôi nhận thấy nghệ thuật của ông là tìm cho ra những ý nghĩa đau đớn hay khoái lạc của mọi việc ở trên đời, rồi ghi lại bằng những lời văn gọn gàng, sáng suốt, làm cảm người ta bởi những việc mình dàn xếp, mình làm cho khi nổi khi chìm, chứ không phải cám dỗ người ta bởi những thuyết mà mình tưởng là cao cả”. Văn Khái Hưng nhẹ nhàng, giàu hình ảnh và nhạc điệu, phù hợp với nội dung lãng mạn. “Mà lạ thực, Hạnh không thấy nhan sắc Lan tầm thường như hôm qua nữa. Nàng đã trở nên một thiếu nữ xinh đẹp, tươi tốt như một quả cam đầy nước ngọt, rung rinh đầu cành mềm, trong nắng buổi sớm mai”… “Không có ai dám cất tiếng, sợ cái hạnh phúc ấy đương âm thầm trong tâm trí nó bay vụt đi mất, nó bay vụt vào cảnh mộng như con chim vành khuyên thấy tiếng động, bay ẩn trong đám bụi rậm um tùm” (67.31). Khái Hưng cũng chọn viết những câu đơn bình thường, ngắn gọn. Từ loại câu đơn này, tác giả có thể tạo thành những câu nghi vấn, cảm thán, phủ định và câu mở rộng tùy theo nội dung truyền đạt. Ví dụ: “Các cây trong vườn rung động trước gió. Minh cảm thấy hoa cỏ hớn hở vui mừng, tuy mái tranh, tuy hàng giậu có xơ xác hơn xưa mà chàng cũng chẳng lưu ý tới. Chàng chỉ ngắm thấy toàn những sự mới mẻ. Những chẽ cau mới nở mơn mởn, mềm mại, lấp lánh như đúc bằng vàng” (88.139). Hay Nguyễn Trác – Đái Xuân Ninh trong cuốn Về Tự lực văn đoàn cũng đã nhận xét về những câu viết ngắn gọn trong Gánh hàng hoa dùng để miêu tả những nét cơ bản nhất của một khu vườn. Bức tranh được phác họa thông qua tâm trạng của một người mù đã tám tháng rồi, mà giờ vứt được cái băng bịt mắt đi, bỗng lại trông thấy ánh sáng mặt trời xán lạn. Minh “sung sướng như điên như dại”, thấy ánh sáng như “bay múa, như chạy từng luồng trước mắt chàng”. Mỗi sự vật bên ngoài đều làm cho chàng thấy lạ, mảnh vườn thân yêu, quá quen thuộc của mình mà vẫn tưởng như lần đầu tiên được ngắm nhìn nó. “Các cây trong vườn rung rinh trước gió” và “hoa cỏ cũng như hớn hở” mừng đón chủ nhân…. Ở đây, cảnh cũng chiều người”. Hoặc trong một đoạn tả cảnh Khái Hưng đã sự dụng câu dài, ngắn xen kẻ: “Về cuối thu, đêm khuya đã lạnh. Trăng trung tuần ngả xuống mặt hồ phẳng lặng. Ánh vàng như những mảnh lửa lân tinh vụn từ đáy hồ bốc lên, rồi tan ra trong nước để nhường chỗ cho những mảnh sau kế tiếp bốc lên, và cứ thế mãi mãi không ngừng. Thỉnh thoảng một cơn gió nhẹ thổi những ánh vàng lan rộng ra và chảy dạt về một phía” (78.90). Cách diễn đạt ở đây bằng những câu ngắn có, dài có. Những câu ngắn vẫn đẹp, vẫn “văn” không kém câu dài. Giọng văn buồn, song bức tranh miêu tả vẫn sinh động, hấp dẫn. Như vậy, một thành công khá nổi bật là Khái Hưng đã cùng với nhiều người đương thời đặt những viên gạch đầu tiên, trên con đường xây dựng một nền văn xuôi linh hoạt mà lại tự nhiên như đời sống. Đối với Nhất Linh, ông từng chủ trương: “Dùng lối văn giản dị, dễ hiểu ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam”. Vì thế, câu văn trong Nắng thu rất ngắn gọn, hiện đại: “Xa xa, như ở một thế giới khác, văng vẳng đưa lại những tiếng cười nói của bọn thợ hái. Bên cạnh hai người, gió chiều đùa giỡn trong ruộng lúa già, làm rung rinh nghiêng ngả những ngọn lá, bông thóc. Một tiếng rì rào đưa ra và thoảng qua đìu hiu như một tiếng thở dài”(106.43). Những câu văn tả cảnh thiên nhiên, tả người, tả vật rất sinh động. Những câu đối thoại cũng gọn, rõ, tự nhiên, nhiều khi đầy kịch tính. Giọng điệu trong Bướm trắng được biểu đạt bằng một nhịp điệu kể truyện chậm rãi, có khi chỉ một tiếng “ô hay!” của Thu cũng khiến Trương suy nghĩ, tưởng tượng, phân tích không biết bao nhiêu chuyện xung quanh nó; hoặc nhìn “bàn tay” với những ngón thon thon của Thu đặt trên tấm chăn, Trương cũng thấy biết bao xúc cảm. Cũng có khi lời văn bùng bùng cháy, nhanh, bốc cao như ngọn lửa, tiếp đó là một khoảng trống mênh mông. Và cũng có khi là một giấc mơ về một vùng quê có vườn rau, có “bướm trắng”, về thuở ấu thơ, về người mẹ đã mất. Cái áo trắng của Thu, màu trắng của bông hồng bạch, những cái “trong trắng”, “thơ ngây” đó, luôn luôn hiện lên như một ảo ảnh. Cái nhịp kể chuyện ấy đưa người đọc đến những miền sáng chói và những vùng khuất nẻo, âm u của tâm linh con người. Nhất Linh mở đầu tiểu thuyết Đôi bạn với giọng điệu bằng một thời gian đang chuyển động, một nốt nhạc buồn, chưa chấm dứt. Nhiều khi câu mở đầu chứa đựng linh hồn truyện, nó ngân lên, báo hiệu một số phận con người, một định mệnh; hoặc nó là một khúc nhạc mở đầu một văn bản đầy tính nhạc cùng với những âm điệu nhẹ nhàng, nhiều chỗ lặng, nhiều khoản trống, nhiều ngập ngừng. Ở đây, “Trời muốn trở rét…” là một buổi chiều thu “sương mờ”, “gió lạnh” gợi nhớ những cuộc biệt ly. Đôi bạn là bài thơ của chia ly, là bản nhạc “hiu hắt buồn” của Loan và Dũng từ biệt nhau. Câu cuối cùng của tiểu thuyết Đôi bạn cũng là một nốt nhạc buồn: Dũng đã ra đi; tiếng nhạc ngựa trên một vùng núi Lạng Sơn, một “ánh đèn yếu ớt trong sương”, “như một nỗi nhớ xa xôi”… là những âm điệu chủ yếu của bản nhạc này, là một bản nhạc đầy chất thơ. Nhưng đôi khi im lặng, sương mờ, trời lạnh… đó cũng là âm điệu mạnh, xuyên suốt của Đôi bạn. Như một bản nhạc, như một bài thơ, truyện có những âm thanh trùng điệp, những cảnh đối xứng. Những tiếng vang từ chương này đến chương khác. Mối tình thầm lặng Loan - Dũng, mối tình xót xa Phương - Tạo, mối tình im ắng Hà - Trúc, tất cả đều ly tán, tất cả đều im lặng, mang dấu ấn của định mệnh, xa vời, chập chờn, ẩn hiện. Tình yêu và tang tóc. Mở đầu tiểu thuyết tháp thoáng bóng Phương đã chết. Rồi Tạo chết, Thái chết. Trúc ra đi; chắc hai người không còn được gặp nhau. Thật đơn giản lúc chia ly. Trúc nói: “Cô ở lại mạnh khỏe”. Hà khẽ nói: “Thôi anh đi”. Nhưng ít phút sau, Trúc đã đi, nước mắt giàn giụa, nàng “khóc thảm thiết”, Và, lắng tai nghe những tiếng chuông xe đạp của Trúc từ xa, trên đường cái, “kêu liên hồi như tiếng gọi”, Hà nói: “Nghe thấy rồi”. Đó là cái lặng của bản nhạc, cái lặng chứa đựng bao âm thanh mờ ảo, xa dần. Hay Dũng luôn luôn mong mỏi một không gian rộng. Đi bên Loan trên một phố vắng Hà Nội, Dũng như sống trong giấc mơ. Tiếng chân bước của Loan hòa nhịp với tiếng tim chàng đạp mạnh. Đó là bản nhạc của sự yên lặng, của mối tình không nói. Có thể đây là một giọng điệu, một đóng góp mới của Nhất Linh vào tiểu thuyết Việt Nam lúc bấy giờ. Trong tiểu thuyết, lời kể thường xen lẫn những đoạn văn tả cảnh. Chức năng của miêu tả trong tiểu thuyết rất phong phú và đa dạng; bằng hình tượng, bằng nhịp điệu câu văn, bằng từ ngữ, bằng tương ứng những giác quan… nó chủ thể hóa nhân vật, nó khám phá và sáng tạo những tầng sâu thế giới bên trong của con người về các phương diện tình cảm, cảm giác, tâm tư, linh cảm, ám ảnh, suy tư, triết lý…. Đôi bạn là một truyện thật đơn giản, ít sự kiện, ít biến diễn đột xuất: Dũng từ bỏ gia đình, ra đi để sống tự do và để hành động, như một chủ thể, có ý thức sâu sắc về bản thân mình, về xã hội, về con người và về nhân loại. Giọng điệu của người kể chuyện dừng lại ở nhiều đoạn văn miêu tả khu vườn rau, con sông, những con đường đất gồ ghề, những quán hàng xơ xác trên bờ đê, quán cà phê… những nơi chốn liên kết với nhau thành không gian của Đôi bạn, cả không gian bên trong con người, những vùng sáng chói và những vùng mờ tối, nhiều bí ẩn. Chương cuối cùng của truyện là một chương kết thúc bản tình ca nhiều cái lặng và một hành khúc có gió thổi. Dũng và Trúc ở gần biên giới. Như vậy, có nghĩa là Đôi bạn có một cấu trúc chặt chẽ, giọng điệu có những âm chủ đạo, những nhịp nhẹ xen lẫn những nhịp mạnh, một hòa âm thật đẹp, biểu đạt những tình cảm, suy tư của thời đại. Tình yêu trong Đôi bạn được miêu tả là tình đầu trong sáng, đượm chút ngập ngừng e thẹn, kín đáo và ý nhị. Nhất Linh không tạo sự hấp dẫn bằng cốt truyện và những cảm xúc tinh tế, những diễn biến tâm lý của thanh niên buổi đầu hò hẹn. Có thể nói Đôi bạn chủ yếu là một “bản tình ca không lời”. Trong tiểu thuyết của Nhất Linh, tình yêu chủ yếu được diễn tả bằng đôi mắt, cửa sổ của tâm hồn. Nhất Linh đã viết những trang hay nhất trong Đôi Bạn khi miêu tả những cảnh tỏ tình im lặng bằng đôi mắt đắm đuối. Sau này trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết (1961), Nhất Linh đã trích lại toàn bộ văn trên. Ông thấy bằng lòng vì những câu văn giản dị và trong sáng đó đã diễn tả đúng những cảm giác trong giây phút thần tiên “của đôi bạn vẫn yêu nhau từ lâu những lần đầu tiên dám lặng lẽ tỏ ra cho nhau một cái “nền”, một cái “bè’ chở chúng ta đi vào những cảm xúc vừa mênh mông, dào dạt lại vừa êm dịu, ngọt ngào trong tâm hồn Dũng. Thiên nhiên, ngoại cảnh đã góp phần gây không khí, màu sắc vào giọng điệu truyện. Giọng điệu trong các sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng cón được thể hiện qua việc sử dụng nhiều thể thức tự sự. Có cách trần thuật ở ngôi thứ ba với cái nhìn biết hết của người kể chuyện. Có cách trần thuật theo cái nhìn của một nhân vật. Có cách trần thuật đối thoại giữa nhiều ý thức, cũng có cách trần thuật theo quan điểm của tác giả. Như vậy, người kể chuyện như đứng ở bên cạnh, đứng rất gần nhân vật, biết rõ mọi suy nghĩ, cảm nhận và kể lại theo điểm nhìn, giọng điệu của nó. Như trong Thừa tự, hình ảnh bà mẹ ghẻ hiện lên thật là đáng ghét: Cái con người chưa đến bốn chục tuổi kia mà cũng đòi làm mẹ nàng ư! Mà cũng chảnh lỏn, cũng tai ngược, hách dịch với nàng sao! Nàng là con quan, con một quan phủ, con gái yêu một bậc mệnh phụ, chẳng lẽ lại cúi mình đi hầu hạ một người đàn bà ít tuổi và không biết “sản xuất” ở nơi tối tăm, hèn hạ nào…, me gì, me Tây ấy à?” (142.38). Và đây là lời và giọng của bà Phán nói với Hồng (Thoát ly): “Thế nào, chị đã sắm đủ các thứ rồi đấy chứ! Bà dùng cả đôi mắt cười nheo và cắp môi mỏng khít nhách ra hai mang tai để làm tăng cái nghĩa mỉa mai của câu nói mà bà cho là chua chát lắm” (142.39). Bà nhiếc móc: “Có là đồ quạ mổ thì mới ăn quà trên xe hàng như thế, phải không chị Hồng!” hoặc: “Có đem mà gả cho voi! Cho voi nó giày!... Tưởng hãy còn trinh tiết lắm đấy! Hãy còn sạch sẽ lắm đấy!” (142.39). Hay: “Người với ngợm! Tưởng thế nào! Trời ơi! Thế mà con tôi…” (142.39). Rõ ràng ở đây người kể chuyện đã bộc lộ cái nhìn xoáy sâu, bóc trần bộ mặt của lớp người cũ bảo thủ, xấu xa, tàn ác. Nhất Linh và Khái Hưng cũng sử dụng thể thức trần thuật ở nhiều điểm nhìn và với nhiều giọng điệu. Trong tiểu thuyết Thừa tự, Khái Hưng đã trần thuật theo cái nhìn của nhiều nhân vật. Chẳng hạn: “Bà Ba giàu lắm. Cũng không ai biết bà ta giàu tới bực nào. Người này đồn bà ta có tới chục vạn… người kia quả quyết một con số to gấp năm như thế”. Họ bảo: “Trong mười mấy năm bà ta theo ông Án chỗ làm quan, quyền bính, tiền nong ở cả trong tay, thì làm gì không có tới năm chục vạn?”. Một người khác thêm: “Phải, vì khi bà ta lấy ông Án, cái vốn riêng của bà ta đã tới gần chục vạn rồi cơ mà!”(142.40). Trong tiểu thuyết Băn khoăn, nhân vật Thanh Đức cũng được tô đậm dần qua lời của những nhân vật khác. Có lời kể của tác giả: “Có thể nói được rằng đời Thanh Đức hoàn toàn là một đời kinh doanh…” (142.40). Có cái nhìn của con trai ông: “Cảnh nhận thấy trên diện mạo cha sự vui mừng, sự sung sướng bồng bột, rạng rỡ”(142.40). Có tin đồn đại về ý định tục huyền của ông Thanh Đức. Có cái nhìn lo lắng của bà Án: “Tới khi bà đoán thấy rằng Thanh Đức say mê, đắm đuối nhan sắc con gái bà thì bà lo lắng nghĩ ngợi, cho đó là một sự vô lý, lạ lùng(142.40). Có sự thán phục của Hảo: “Trái lại nàng rất có cảm tình với ông ta. Ông ta là một người nhã nhặn, lễ phép, lịch sự, thạo khoa xã giao, khéo biết lấy lòng phụ nữ” (142.1160). Rõ ràng, Khái Hưng có trần thuật từ nhiều điểm nhìn, từ nhiều thái độ đối với nhân vật. 3.4.2. Ngôn ngữ 3.4.2.1. Ngôn ngữ giản dị , giàu khả năng diễn đạt So với trước năm 1930, thời kỳ này các nhà văn Tự lực văn đoàn đã kết hợp được khá nhuần nhị truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây. Ngôn ngữ văn học cũng trở nên giản dị, trong sáng, giàu khả năng diễn đạt hơn và đặc biệt, rất gần gũi với tâm hồn dân tộc. Đóng góp quan trọng của Tự lực văn đoàn là ở tiếng nói dân tộc. Tiếng nói Việt Nam được hiện đại hóa rõ ràng, để có thể diễn tả đầy đủ những tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam ở thế kỷ XX này. Qua văn Tự lực văn đoàn chúng ta thấy yêu tiếng Việt hơn. Là những nhà văn trí thức Tây học, am hiểu văn chương Pháp, có đầu óc khoa học nên cách viết của Khái Hưng và Nhất Linh đã thay đổi trong cái xu hướng chung là “dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ Nho”. Vì vậy, văn của các ông sáng sủa, thanh thoát, nghi vấn, linh động, năng lực diễn tả của nó hơn hẳn những câu văn biền ngẫu trong văn chương cổ. Nhất Linh và Khái Hưng đã thực sự tạo được mặt bằng và thành quả khá vững chắc về nghệ thuật ngôn từ. Trên tinh thần ấy các nhà văn đã đóng góp quan trọng vào tiếng nói nghệ thuật ban đầu cho tiểu thuyết thời kỳ hiện đại. Nhất Linh đã tự đổi thay nhiều như con ve sầu lột xác để có một hình hài và tiếng ca mới. Trong Nho phong, Nhất Linh viết theo lối cổ, ngôn từ còn cổ xưa, ước lệ, sáo mòn, nào là “tuổi trăng tròn”, “tơ tằm bối rối”, “dáng liễu thanh tân”, “nét thu ngại ngùng”, “làn thu ba nhuộm vẻ sầu”, “cảnh say trăng quạnh quẽ”, “vách mưa rã rời”. Nhiều tác phẩm của Nhất Linh thể hiện ngôn ngữ nhân vật chặt chẽ, sắc sảo, luận chiến trong đối thoại. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt và sau này là Bướm trắng là những tác phẩm tiêu biểu có giá trị về nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh lối viết chặt chẽ, lô gích nhưng không kém phần sắc sảo của Nhất Linh là cây bút kể chuyện và miêu tả mềm mại, gợi cảm của Khái Hưng đã chinh phục được người đọc không chỉ ở nội dung miêu tả mà cả ở nghệ thuật biểu biện. Một không khí lãng mạn bao trùm tác phẩm bằng những bức tranh về đồng quê, về chùa chiền thơ mộng được miêu tả bằng ngôn ngữ giản dị, vui vẻ làm người ta cảm động vô ngần. “Cái cảm giác ấy là một cảm giác nhẹ nhàng phảng phất buồn vui tựa như những ngày nắng nhạt điểm mưa thưa” (Nhất Linh). Nhà phê bình Trương Chính nhận xét: “Ông Khái Hưng lại có ngôn ngữ giản dị nhưng thanh tao, bóng bẩy nhưng trong sáng, nhịp nhàng nhưng không mất vẻ tự nhiên”. Chẳng hạn: “Tiếng lá tý tách trên bờ rào khô bỗng gợi đến những chuyện cũ hầu qua ảm vầng thái dương. Mấy cây trẩu xung quanh vườn sắn xơ xác cành khô. Luồng gió thoáng qua lá vàng rơi lác đác”. Đến Nửa chừng xuân, ngôn ngữ miêu tả tâm lý nhân vật được khai thác sâu sắc. Hai chương gặp gỡ giữa bà Án và Mai ở đầu sách và cuối sách là hai chương đối thoại sắc sảo giữa một lực lượng bảo thủ có quyền thế với một phụ nữ trẻ có bản lĩnh đang vượt lên mọi khó khăn của cuộc sống riêng. Khi viết những tác phẩm viết về đời sống gia đình với những mâu thuẫn và tranh chấp nội bộ thì ngôn ngữ của Khái Hưng lại gần gũi, bình dị ít lãng mạn, chủ yếu là ngôn ngữ miểu tả không khí gia đình. Nói như nhà văn Vũ Ngọc Phan khi so sánh ngôn ngữ văn chương Trống mái với những tác phẩm ở giai đoạn sau là “Cái lối văn bay bướm này người ta sẽ không thấy trong các tiểu thuyết phong tục của ông. Một lối văn giản dị hơn, sáng suốt hơn sẽ thay thế và thích hợp với lối tả thực”. Tuy truyện Trống mái không được thiết thực, mang đậm màu sắc lãng mạn, nhưng ngôn ngữ trác tuyệt và bát ngát của Khái Hưngthì chúng ta không thể bỏ qua: “Tôi tưởng những đêm trăng tròn, khi ăn cơm chiều xong, lên ngồi đây nói chuyện, thì còn gí thú bằng? Tiếng sóng rào rào không ngớt làm cho đời mình như có ý nghĩa thầm kín, những ngọn phi lao nghiêng theo chiều gió như khúc khích cười. Đằng xa làn nước trắng xóa dưới ánh trăng vàng như nụ cười bất tuyệt của một giai nhân…” (87.112). Còn khi tác giả đi sâu hơn vào cuộc sống con người, quan sát, lấy nguyên liệu ở cuộc sống hiện thực, miêu tả phong tục tập quán, xây dựng nhân vật tiêu biểu thì ngôn ngữ trở nên bình dị, chính xác như nhiều đoạn trong những sáng tác như Gia đình, Thừa tự, Băn khoăn. Lúc đó, tác giả không chỉ biểu hiện cái thế giới nội tâm, mà còn miêu tả sinh hoạt vật chất, điều kiện xã hội của nhân vật. Bên cạnh đó, sự điều hòa âm tiết của ngôn ngữ, đã gây nên những rung cảm thấm dịu của người viết trước khung cảnh và diễn ra bằng những từ ngữ dồi dào âm thanh, nhất là bằng lối dùng những điệp thanh được sử dụng rất tự nhiên: “Đêm khuya, gió lạnh vù vù thổi lọt qua khe cửa bức màn. Ngọn đèn dầu chiếu ánh sáng rung rinh lờ mờ vào những câu đối sơn đen, sơn đỏ treo ở cột, ở tường” (82.13), hoặc: “Trong lò sưởi ngọn lửa đỏ tươi vùn vụt bốc lên. Bụi than vàng lấm tấm như hoa, tiếng củi cháy lách tách reo vui” (82.254) hay “Nam lẳng lặng ngắm nghía trong những quả sơn đậy lồng bàn thép lác đác thủng một vài chỗ, những đống đường cát cao có ngọn, trên đó mấy con ong mật thong dong bò lên bò xuống, chàng tưởng ngay tới những người Mèo đeo lẵng thoăn thoắt trên sườn đồi cỏ cháy” (78.97). Nhờ vào tiếng điệp thanh mà khi đọc lên bao giờ cũng tạo cảm giác êm ái hơn, nhiều âm hưởng hơn những tiếng đơn thanh. Do đó, Khái Hưng được thừa nhận là “nhà tiểu thuyết có tâm hồn nhà thơ”. Cách xưng hô giữa vợ chồng, nhất là chồng trẻ ở tiểu thuyết của ông cũng đã mới hơn, tần số “mình” xuất hiện rất ít, chủ yếu là gọi tên nhau. Nói chung, “Khái Hưng chính là nhà văn biết sử dụng mẫu mực ngôn ngữ của nhân vật, ngôn ngữ của tác giả – một ngôn ngữ tiểu thuyết. Phan Cự Đệ trong cuốn Tự lực văn đoàn, con người và văn chương có nói: “Tuy không nhằm định vị như một nhà ngôn ngữ học, nhưng với một hoài bão về một nền văn hóa dân tộc, Khái Hưng đã góp phần không nhỏ “làm cho ngôn ngữ văn học trở nên trong sáng và giàu có”. Nhìn chung, Nhất Linh và Khái Hưng đã xây dựng được một thứ ngôn ngữ giản dị, trong sáng, có khả năng phản ánh được những tâm lý phức tạp, tinh tế. Tuy nhiên có thể nói Khái Hưng và cả Nhất Linh vẫn không tránh khỏi những căn bệnh của nghệ thuật ngôn từ. Vốn là một văn phái lãng mạn nên ngôn ngữ văn học của các tác giả thường là ngôn ngữ kiểu cách, chải chuốt, mềm mại của tầng lớp trí thức thành thị. Yếu tố chủ quan của nhà văn phát huy, chi phối đến sự chọn lựa và biểu hiện của ngôn từ và nhiều lúc thiếu khách quan. 3.4.2.2. Ngôn ngữ trong sáng, giàu chất thơ Khi mô tả mối tình Loan – Dũng, mô tả cảm xúc của Nhung, ngôn ngữ của tác giả rất trong sáng, thơ mộng, tinh tế. Qua cảnh thiên nhiên, thấy bốc lộ tâm rạng của người đang yêu. “Nếu ở Khái Hưng, ta có thể tìm thấy rất nhiều đoạn văn tả cảnh thuần túy để dễ trích làm những bài văn tả cảnh riêng biệt, thì trái lại ở Nhất Linh không có đoạn tả cảnh nào đến nửa trang mà không có pha chút tả tình…” (186.65). Khi Loan đến nhà Dũng, chàng đã đi xa, nàng trở về buồn bã nhìn ra phía sông rộng: “Sau mấy hàng soan thưa lá, dòng sông Nhị Hà thấp thoáng như dải lụa đào. Bên kia sông, gió thổi cát tung lên trông tựa như một đám sương vàng lan ra che mờ mấy cái làng con ở chân trời” (103.45). Ngôn ngữ của Đôi bạn thì trong sáng, giàu chất thơ, chất nhạc, chất họa. Ngôn ngữ trong Đôi bạn như bản nhạc dịu dàng, tha thiết với nhiều luyến láy, rất ít nghịch âm, nhiều dấu lặng nghỉ. Khi bất chợt gặp Loan, Dũng cảm thấy: “Lòng chàng thốt nhiên êm ả lạ lùng. Chàng và cả cảnh vật xung quanh như không còn nữa, chỉ là một sự yên tĩnh mênh mông, trong đó tiếng Loan vang lên như một nàng tiên đương gieo những bông hoa nở” (104.62). Cũng có lúc ngôn ngữ trong Đôi bạn điềm tĩnh, tinh tế, từ lời nói của nhân vật đến lời kể chuyện của tác giả. Loan nói với Dũng: “lúc nào em cũng thấy anh băn khoăn vì những chuyện không đâu, sao không được như độ ngồi chờ bắt đom đóm?” (104.117). Lời kể của tác giả thật tinh tế, điềm tĩnh, nhiều dư vị, gợi cho người đọc thấu hiểu tâm hồn đẹp đẽ, nhạy cảm của nhân vật. Ngôn ngữ của nhân vật Đôi bạn tuy chưa biểu hiện sắc nét cá tính, nhưng cũng có sự đa dạng: Dũng mơ mộng bóng bẩy, Trúc, Tạo khôi hài, Hà hồn nhiên vô tư, Đôi bạn còn có ngôn ngữ thầm: ngôn ngữ của sự yên lặng, thứ ngôn ngữ của ánh mắt, để mô tả tình yêu được tôn thờ. Có thể nói Tự lực văn đoàn nói chung và Nhất Linh, Khái Hưng nói riêng đã có những cống hiến vào sự phát triển ngôn ngữ dân tộc, nhất là về mặt làm giàu thêm những từ ngữ miêu tả tâm lý, tình cảm của con người. Ngôn ngữ góp phần làm cho câu văn của các tác giả giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh, mềm mại, uyển chuyển, có khả năng diễn đạt những cảm xúc tinh tế của tâm hồn. Ngôn ngữ nhân vật trong các sáng tác của các tác giả này chưa phải là một thứ ngôn ngữ cá thể hóa, có khả năng bộc lộ tính cách. Tuy nhiên, bất cứ tác phẩm nào Nhất Linh và Khái Hưng cũng thành công trong mục đich đem những khuynh hướng cách tân vào đời sống người dân quê lẫn trí thức Việt Nam thời ấy và được tác giả miêu tả bằng thứ ngôn ngữ nhẹ nhàng mà sâu lắng. KẾT LUẬN Nhìn chung vấn đề tiếp nhận văn học là một trong những phương diện quan trọng của lý luận văn học hiện đại. Với một góc độ nào đó, đề tài thể hiện một sự tiếp nhận về tác giả, tác phẩm cụ thể, về xu hướng văn học lãng mạn Việt Nam ở một chặng đường, một giai đoạn lịch sử văn học nhất định. Người viết đề tài đã nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến văn xuôi lãng mạn, đến nhóm Tự lực văn đoàn, đến các tác phẩm với các tác giả cụ thể, cùng với các bài bình luận, nghiên cứu của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài của mình. Điểm cơ bản của đề tài là chỉ ra yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn trong một số sáng tác của Khái Hưng và Nhất Linh nói riêng và của Tự lực văn đoàn nói chung thông qua phương pháp nghiên cứu nội dung, nghệ thuật xây dựng nhân vật và những phương thức nghệ thuật biểu hiện nhằm hướng đến sự góp phần xác lập việc hiểu đủ, hiểu đúng các tác phẩm cũng như các tác giả trong Tự lực văn đoàn, góp thêm tiếng nói nhận thức về văn xuôi lãng mạn. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy: 1. Các nhà văn như Nhất Linh, Khái Hưng là những trí thức Tây học, có tư tưởng cấp tiến, đầu óc dân chủ và mong muốn xây dựng cho nước nhà một nền văn chương có bản sắc dân tộc. Nhất Linh biết tiếp nhận và chuyển đổi nhanh trong cuộc sống cũng như trong sáng tác. Ông chọn lựa những hiện tượng của đời sống và giải quyết theo hướng của riêng mình. Còn Khái Hưng là cây bút tiểu thuyết, quan tâm đến gia đình hơn xã hội. Ngòi bút của ông thiên về những câu chuyện gia đình, muốn đổi thay, ủng hộ cái mới nhưng không mạnh mẽ. Văn chương Nhất Linh lý trí, sắc sảo. Khái Hưng lại trữ tình mềm mại hơn. Những sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng được hoan nghênh ở thời kỳ đó, vì qua nhân vật người đọc như thấy chính mình, thấy đời sống gia đình của mình, thấy được một phần nào đó cái xã hội mà họ đang sống…. Các tác giả này rất có ý thức đi tìm cái đẹp. Họ không hướng vào tìm cái đẹp truyền thống nhưng cái họ tìm được là cái không xa lạ và được chấp nhận. 2. Chủ đề văn học trong sáng tác Nhất Linh và Khái Hưng là tình yêu. Tình yêu của những con người đô thị, của cuộc sống đô thị. Họ đề cao con người mới và cuộc sống mà họ ca tụng chính là cuộc sống mới. Những trang văn của Nhất Linh và Khái Hưng đã đáp ứng được một phần yêu cầu và mong ước của họ. Nhiều vấn đề mà Nhất Linh và Khái Hưng nêu lên mang một ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đó là những vấn đề về quyền sống của con người và lễ giáo phong kiến, vấn đề dân nghèo, vấn đề băn khoăn, trăn trở của những người thanh niên tri thức… tìm đường phụng sự xã hội…. Có thể khẳng định điều này qua một vài sáng tác tiêu biểu. 3. Trong văn học Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945 thường có hiện tượng phát triển xen kẽ giữa hai phương pháp, hai cảm hứng sáng tác hiện thực và lãng mạn. Nói chung, về mặt nhận thức lí luận, không thể quan niệm có một chủ nghĩa hiện thực thuần túy tách rời hẳn với các phương pháp sáng tác khác. Trong văn học, nghệ thuật, chủ nghĩa hiện thực nhiều khi đã sử dụng những yếu tố lãng mạn. Với Nhất Linh và Khái Hưng, có những trường hợp đan xen lẫn lộn giữa hiện thực và lãng mạn trên cái nền của văn chương lãng mạn. Có thể tìm thấy những yếu tố lãng mạn trong những sáng tác về gia đình của Khái Hưng, tuy nhiên, điều chủ yếu mà tác giả quan tâm là đi sâu vào một mảng hiện thực hết sức quan trọng trong những gia đình quyền quý, thượng lưu của giai đoạn này và đã lên án một cách quyết liệt, đi sâu phân tích tâm lý của nhiều nhân vật một cách sắc sảo, miêu tả cuộc sống một cách chân thật và sinh động. 4. Hơn nửa thế kỷ qua, việc đánh giá những sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng là một quá trình diễn ra phức tạp, nhưng ngày càng có những khám phá mới, càng đi dần đến sự xác đáng hơn. Chúng ta nhìn nhận văn chương của Tự lực văn đoàn cũng như những sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng trong sự phát triển liên tục của lịch sử, trong văn học dân tộc và trong qua trình hiện đại hóa của văn học phương Đông. Trong điều kiện thực tế là ta xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể thấy con đường đi lên hiện đại hóa của nuớc ta hiện nay tất yếu phải trải qua quá trình đô thị hóa, xây dựng một nền văn hóa, những cách sống, những mẫu người văn hóa đô thị. Đồng thời thấy những khía cạnh đời sống xã hội, những con người tư sản, đô thị lúc đó mà Tự lực văn đoàn phản ánh là một nét hiện thực xã hội bấy giờ, dù có xa lạ nhưng không phải không dân tộc. Cái đẹp trong văn chương của họ là Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng ta luôn khẳng định quan hệ giữa văn học và chính trị, nhấn mạnh chức năng tuyên truyền của văn học nên có lúc chúng ta chưa thấy hết cái hay, cái chất văn chương của văn học nghệ thuật, dù nó chỉ phản ảnh một khía cạnh nào đó của đời sống hoặc phản ánh một đối tượng, một lực lượng hay một giai cấp xã hội nào đó. Qua đề tài này, tôi muốn đóng góp một phần nhỏ khía cạnh vấn đề khi nhìn Tự lực văn đoàn nói chung và những sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng nói riêng trong sự phát triển khi văn học Việt Nam đang từng bước gia nhập vào cuộc vận động chung của văn học thế giới, chúng ta có thể nhìn rõ hơn một hiện tượng văn học của một thời và ghi nhận công lao đóng góp xác đáng của họ. Tóm lại, đề tài là kết quả nghiên cứu của một quá trình tìm tòi, điều nghiên, chắt lọc những ý kiến đánh giá phê bình, những bài viết về các tác giả, tác phẩm trong văn xuôi lãng mạn 1932 – 1945. Từ đó, người viết đề tài đã trình bày những hiểu biết và những quan điểm nhìn nhận, đánh giá của mình về yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn qua việc khảo sát, phân tích một số tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng ở giai đoạn trước 1945, đồng thời cũng có so sánh với một vài tác giả khác trong nhóm Tự lực văn đoàn, thậm chí có so sánh với một số sáng tác của Nhất Linh sau 1945. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài, bản thân người viết ít nhiều bộc lộ những thiếu sót, những thiên kiến chủ quan nên đề tài có những hạn chế nhất định, mong được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn. THƯ MỤC NGHIÊN CỨU 1. Đào Văn A, Tự lực văn đoàn trên sách báo ở miền Nam trước đây, Tạp chí Văn học, số 1/1981, tr.75 2. Huỳnh Phan Anh, Đi tìm tác phẩm văn chương, NXB Đồng Tháp – Sài Gòn, 1972. 3. Nguyễn Thị Kiều Anh, Một chặng đường lý luận về tiểu thuyết trong Văn học Việt Nam, NXB Công an nhân dân, 2007. 4. Bùi Xuân Bào, Tiểu thuyết Việt nam hiện đại, Tủ sách nhân văn xã hội, 1972. 5. M. Barkhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ VHDL và TT – Trường viết văn Nguyễn Du, Phạm Vĩnh Cư dịch, Hà Nội, 1992. 6. Trương Chính, Dưới mắt tôi – Phê bình văn học, NXB Thụy ký, Hà Nội, 1939. 7. Trương Chính, Nhân đọc Tiêu sơn tráng sĩ của Khái Hưng, báo Độc lập, số 8, ngày 8/6/1957. 8. Trương Chính, Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Tạp chí Văn học số 5/1990. 9. Trương Chính, Tự lực văn đoàn, báo Người giáo viên nhân dân, số đặc biệt: 27 – 28 – 29 – 30 – 31. tháng 7/1989. 10. Trương Chính, Vấn đề đánh giá Tự lực văn đoàn, Tạp chí Văn học, số 3 – 4, 1988. 11. Nguyễn Đình Chú, Cần nhìn nhận đúng thời kỳ văn học 1930 – 1945, báo Người giáo viên nhân dân, số 27 – 28 – 29 – 30 – 31, tháng 7/1989. 12. Ngô Văn Chương, Văn sử Việt Nam cận đại (1862 – 1945), Trường Đại học Văn khoa Huế, 1974. 13. Nguyễn Mạnh Côn, Vĩnh quyết Nhất Linh, Văn số 14, ngày 15/7/1964. 14. Thái Bá Cơ, Bài viết đoạt giải nhất trong cuộc thi phê bình Nửa chừng xuân, báo Phong hóa, số 874, tháng 2/1935. 15. Phan Vĩnh Cư, Sáng tạo và giao lưu, Tiểu luận, nghiên cứu và phê bình văn học, NXB Giáo dục, 2007. 16. Vũ Thị Khánh Dần, Nhìn nhận về tiểu thuyết của Nhất Linh hơn nửa thế kỷ qua, Tạp chí Văn học, số 3/1997, tr. 81. 17. Denis Huisman, Mỹ học – Dịch và chú thích: Xuân Lộc, NXB văn hóa Thông tin, 2004 . 18. Nguyễn Duy Diễn, Luận về Tự lực văn đoàn – Tập 1, NXB Thăng Long – Sài Gòn, 1938 . 19. Đỗ Đức Dục, Góp phần đánh giá văn học lãng mạn trong Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 1, 1990. 20. Đỗ Đức Dục, Suy nghĩ về vấn đề sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn hóa Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 4/1971, tr.100. 21. Đỗ Đức Dục, Sự kế thừa của chủ nghĩa hiện thực phê phán đối với chủ nghĩa lãng mạn trong văn học, Tạp chí Văn học, số 4/1963, tr.43. 22. Đỗ Đức Dục, Trở lại vấn đề xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn hóa Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 1/1982, tr.30. 23. Lê Tiến Dũng, Giáo trình lý luận văn học, NXB Đại học Quốc Gia, TP.Hồ Chí Minh, 2003. 24. Nguyễn Đức Đàn, Mấy ý kiến về Nhất Linh và Khái Hưng, hai nhà văn tiêu biểu của Tự lực văn đoàn, Tập san Văn – Sử – Địa, số 46, tháng 11/1958. 25. Nguyễn Đức Đàn, Nhất Linh trên bước đường sáng tác hiện nay, Tạp chí Văn học, số 7/1963, tr. 60. 26. Đặng Anh Đào, Tài năng và người thưởng thức, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 1994. 27. Phan Cự Đệ, Nguyễn Trác, Hà Văn Đức, Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945 (Tập I, II), NXB Đại học và Giáo Dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1992. 28. Phan Cự Đệ, Lời giới thiệu tiểu thuyết Đẹp (tái bản), Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, NXB Sở Văn hóa Thông tin Thái Bình, Hà Nội, 1989. 29. Phan Cự Đệ, Lời giới thiệu Đoạn tuyệt (tái bản), NXB Đại học và Giáo Dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1991. 30. Phan Cự Đệ, Lời giới thiệu Đôi bạn (tái bản), NXB Đại học và Giáo Dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1992. 31. Phan Cự Đệ, Lời giới thiệu Tiêu sơn tráng sĩ (tái bản), NXB Đại học và Giáo Dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1989. 32. Phan Cự Đệ (chủ biên), Lý luận phê bình văn học miền Trung thế kỷ XX, NXB Đà Nẵng, 2001. 33. Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (tập I), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1974. 34. Phan Cự Đệ, Truyện ngắn Viện Nam – Lịch sử - Thi pháp - Chân dung, NXB Giáo dục, 2007. 35. Phan Cự Đệ, Tuyển tập 1, NXB Giáo Dục, 2004. 36. Phan Cự Đệ, Tuyển tập 2, NXB Giáo Dục, 2004. 37. Phan Cự Đệ, Tuyển tập 3, NXB Giáo Dục, 2004. 38. Phan Cự Đệ (chủ biên), Tự lực văn đoàn - Con người và văn chương, NXB Văn học, Hà Nội, 1989. 39. Phan Cự Đệ, Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, NXB Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 1999 . 40. Phan Cự Đệ, Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, NXB Văn Học, Hà Nội, 2002. 41. Phan Cự Đệ, Bạch Năng Thi, Văn học Việt Nam 1930 – 1945 (tập 1), NXB Hà Nội, 1961. 42. Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức, Nguyễn Hoành Khung, Văn học Việt Nam 1930 – 1945, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1988. 43. Hà Minh Đức, Hội thảo về văn chương Tự lực văn Đoàn, báo Người giáo viên nhân dân, số 27 – 28 – 29 – 30 – 31, tháng 7/1987 44. Hà Minh Đức, Lời giới thiệu Đời mưa gió (tái bản), NXB Đại học và Giáo Dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1989. 45. Hà Minh Đức, Lời giới thiệu Hồn bướm mơ tiên (tái bản), NXB Đại học và Giáo Dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1989. 46. Hà Minh Đức, Lời giới thiệu Nửa chừng xuân (tái bản), NXB Đại học và Giáo Dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1988. 47. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1999. 48. Hà Minh Đức (chủ biên), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, NXB Sự thật, Hà Nội. 49. Hà Minh Đức, Tự lực văn đoàn - Trào lưu - Tác giả, NXB Giáo Dục, 2007. 50. Hà Minh Đức, Về một tiểu thuyết của Nhất Linh, Tạp chí xuất bản Thông tin sách và Công nghệ in, số 10/8, 1996 (Trang 23 – 24 – 25). 51. Vu Gia, Khái Hưng nhà tiểu thuyết, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994. 52. Văn Giá, Khái Hưng - Nhà tiểu thuyết của Vu Gia, Tạp chí Văn học, số 4/1994, tr. 52. 53. Văn Giá, Quan niệm về tiểu thuyết trong khoa nghiên cứu văn học giai đoạn 1932 – 1945, Tạp chí Văn học, số 8/1994. 54. Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980. 55. Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám (2tập), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973. 56. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Giáo dục Quốc gia xuất bản, Hà Nội, 1950. 57. Lê Bá Hán, Đọc sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945, Tạp chí Văn học số 1/1975. 58. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999. 59. Đặng Thị Hạnh – Lê Hồng Sâm, Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương Tây thế kỷ XIX, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 60. Lê Thị Đức Hạnh, Thêm mấy ý kiến đánh giá Tự lực văn đoàn, Tạp chí văn học, số 3/1991, tr. 76. 61. Lê Thị Đức Hạnh, Tự lực văn đoàn với phong trào Thơ Mới, Tạp chí văn học, số 2/1993, tr 24. 62. Nguyễn Văn Hạnh, Đổi mới tư duy, khẳng định sự thật trong văn học nghệ thuật, Tạp chí văn học, số 2/1987, tr. 9 – 12. 63. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999. 64. Vũ Hạnh, Nhà văn Nhất Linh và một kẻ đến sau, Tạp chí Bách khoa số 180, ngày 1/7/1964. 65. Vũ Hân, Văn học Việt Nam thế kỷ XIX tiền bán thế kỷ XX (1800 – 1945), NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1973. 66. Hegel, Mĩ học, tập I (Phan Ngọc dịch, chú giải và giải thích), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1998. 67. Hồ Sĩ Hiệp (chủ biên), Khái Hưng – Thạch Lam - Tủ sách văn học trong nhà trường, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh, 1997. 68. Nguyễn Hữu Hiếu, Mấy suy nghĩ về nhà văn Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam, Tạp chí văn học, số 4/1994, tr. 50. 69. Đỗ Đức Hiểu, Đổi mới phê bình văn học, NXB Khoa học Xã hội – NXB Mũi Cà Mau, 1994. 70. Đỗ Đức Hiểu, Đọc Bướm trắng của Nhất Linh, Tạp chí văn học, số 10/1996, tr. 3. 71. Đỗ Đức Hiểu, Đọc Đôi bạn của Nhất Linh, Tạp chí văn học, số 1/1997, tr.15. 72. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2000. 73. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), Từ điển văn học, NXB Thế giới (bộ mới), 2009. 74. Nguyên Hồng, Khuynh hướng thoát ly thực tế (nhân tái bản Tiêu sơn tráng sĩ của Khái Hưng), Văn, số 10, ngày 12/7/1957). 75. Trương Hùng, Vài nét về chân dung Nhất Linh, Văn, số 61, ngày 1/7/1966. 76. Trần Đình Hượu, Tự lực văn đoàn nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại hóa trong lịch sử phương Đông, Tạp chí Sông Hương số 4/1991. 77. Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng, Văn học Việt Nam (giai đoạn giao thời 1930 – 1945), NXB Đại học và Giáo Dục chuyên nghiệp. 78. Khái Hưng, Đẹp, NXB Đời nay, Hà Nội, 1940. NXB Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội – Sở văn hóa Thông tin Thái Bình (tái bản), 1989. 79. Khái Hưng, Gia đình, NXB Đời nay, Hà Nội, 1938. NXB Khoa học xã hội (tái bản), Hà Nội, 1989. 80. Khái Hưng, Hạnh, NXB Đời nay, Hà Nội, 1940. 81. Khái Hưng, Hồn bướm mơ tiên, NXB Đời nay, Hà Nội, 1933. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp (tái bản), Hà Nội, 1989. 82. Khái Hưng, Nửa chừng xuân, NXB Đời nay, Hà Nội, 1934. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp (tái bản), Hà Nội, 1988. 83. Khái Hưng, Thanh Đức, NXB Đời nay, Hà Nội, 1943. NXB Phượng Giang - Sài Gòn (tái bản), Hà Nội, 1953. 84. Khái Hưng, Thoát ly, NXB Đời nay, Hà Nội, 1938. NXB Khoa học xã hội (tái bản), Hà Nội, 1986. 85. Khái Hưng, Thừa tự, NXB Đời nay, Hà Nội, 1940. NXB Khoa học xã hội (tái bản), Hà Nội, 1989. 86. Khái Hưng, Tiêu sơn tráng sĩ, NXB Đời nay, Hà Nội, 1937. NXB Thăng Long (tái bản), Hà Nội, 1952. 87. Khái Hưng, Trống mái, NXB Đời nay, Hà Nội, 1935. 88. Khái Hưng, Nhất Linh, Gánh hàng hoa, NXB Đời nay, Hà Nội, 1934. NXB Đời nay Sài Gòn (tái bản) 1972. NXB Khoa học xã hội (tái bản), Hà Nội, 1989. 89. Khái Hưng, Nhất Linh, Đời mưa gió, NXB Đời nay, Hà Nội, 1934, NXB Đại học và Giáo Dục chuyên nghiệp (tái bản), Hà Nội, 1991. 90. Khái Hưng, Nhất Linh, Tập truyện ngắn Anh phải sống, NXB Đời nay, Hà Nội, 1934. 91. M.B. Khrapchenkô, Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2002. 92. Tam Ích – Ý Văn I, Hồn bướm mơ tiên (theo Phan Cự Đệ – Tự lực văn đoàn – con người và văn chương), NXB Văn học, Hà Nội, 1989. 93. Trịnh Hồ Khoa, Ý kiến nhỏ về một cuốn tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 2/1990. 94. Nguyễn Hoành Khung, Lời giới thiệu “Văn xuôi lãng mạn Việt Nam” (tập I) 1930 – 1945, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989. 95. Lê Đình Kỵ, Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975. 96. Lê Đình Kỵ, Về đánh giá Văn học Việt Nam 1930 – 1945 và đánh giá Vũ Trọng Phụng, Tạp chí Văn học, số 6/1992, tr. 4. 97. Thạch Lam, Theo dòng, NXB Đời nay, Hà Nội, 1940. 98. Thạch Lam, Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo Dục. 99. Thanh Lãng, Phê bình văn học thế hệ 32 (tập III), Phong trào Văn hóa Sài Gòn xuất bản, 1972. 100. Trần Huy Liệu – Nguyễn Khắc Đạm, Xã hội Việt Nam trong thời Pháp – Nhật (1939 – 1945), quyển 2, NXB Văn – Sử – Địa Hà Nội, 1957. 101. Nhất Linh, Bướm trắng, NXB Đời nay, Hà Nội, 1941. NXB Tổng hợp An Giang (tái bản), Hà Nội, 1989. 102. Nhất Linh, Dòng sông Thanh Thủy (Tập 1, 2, 3), NXB Đời nay, Sài Gòn, 1961. 103. Nhất Linh, Đoạn tuyệt, NXB Đời nay, Hà Nội, 1935. NXB Đại học và Giáo Dục chuyên nghiệp (tái bản), Hà Nội, 1991. 104. Nhất Linh, Đôi bạn, NXB Đời nay, Hà Nội, 1938, NXB Đại học và Giáo Dục chuyên nghiệp (tái bản), Hà Nội, 1991. 105. Nhất Linh, Lạnh lùng, NXB Đời nay, Hà Nội, 1937. 106. Nhất Linh, Nắng thu, NXB Đời nay, Hà Nội, 1942, NXB Khoa học xã hội (tái bản), Hà Nội, 1989. 107. Nhất Linh, Nho phong, Nghiêm hàm ấn quán Hà Nội xuất bản 1962. 108. Nhất Linh, Tập truyện ngắn: Người quay tơ, NXB Đời nay – Sài Gòn (tái bản) 1970. 109. Nhất Linh, Viết và đọc tiểu thuyết (biên khảo), NXB Đời nay, Sài Gòn, 1961. 110. Nhất Linh, Xóm cầu mới, NXB Phượng Giang, Sài Gòn, 1958. 111. Phạm Quang Long, Tự lực văn đoàn – một kiểu tư duy văn học, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tổng hợp, số 2, Hà Nội, 1990. 112. Phương Lựu, Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002. 113. Phương Lựu, Lý luận phê bình văn học, NXB Đà Nẵng, 2004. 114. Phương Lựu (Chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo Dục, 1988. 115. Hoàng Như Mai, Hai yếu tố lãng mạn và hiện thực trong văn học Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám, Tạp chí Văn học, số 9/1968, tr. 46. 116. Trần Thanh Mại, Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng – một sự công kích không chính đáng của báo Nhật Tân, báo Phong hóa, 1934. 117. Trần Thanh Mại, Phê bình Lạnh lùng, báo Sông Hương, số 22, tháng 3/1937. 118. Nguyễn Đăng Mạnh, Các nhà văn nói về nhà văn, tập II, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986. 119. Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002. 120. Nguyễn Đăng Mạnh, Dạy văn ở trường phổ thông cấp II, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Vụ giáo viên, Hà Nội, 1993. 121. Nguyễn Đăng Mạnh, Lời giới thiệu hợp tuyển văn học Việt Nam 1930 – 1945 (tập 1), NXB Văn học, Hà Nội, 1987. 122. Dương Nghiêm Mậu, Nhân nghĩ về Khái Hưng, Văn, số 22, ngày 15/11/1964. 123. Nam Mộc, Sai lầm chủ yếu trong cuốn viết và đọc tiểu thuyết của Nhất Linh, Tạp chí Văn học, số 7/1972, tr. 49. 124. Tú Mỡ, Trong bếp núc của Tự lực văn đoàn, Tạp chí Văn học, số 5 + 6/1988. 125. Tú Mỡ, Trong bếp núc của Tự lực văn đoàn, Tạp chí Văn học, số 1/1989. 126. Lê Hữu Mục, Khảo luận về Đoạn tuyệt (tức Luận đề về Nhất Linh – Tập I, tái bản và tăng bổ), NXB Khai Trí – Sài Gòn, 1960. 127. Lê Hữu Mục, Thân thế và sự nghiệp Nhất Linh, NXB Nhận thức - Sài Gòn, 1958. 128. Trần văn Nam, Nghĩ về từ ngữ “Lá rụng” trong văn của Khái Hưng, báo Thời lập, số 11/1974. 129. Phan Ngọc, Ảnh hưởng của văn học Pháp tới văn học Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 4/1993. 130. Phan Ngọc, Vấn đề văn hóa và cách tiếp cận, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1993. 131. Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Quốc học Tùng Thư – Sài Gòn, 1964. 132. Phạm Xuân Nguyên, Phân tích tâm lý trong tiểu thuyết, Tạp chí Văn học, số 2/1991. 133. Phùng Quý Nhâm, Thẩm định văn học, NXB Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 1991. 134. Phùng Quý Nhâm, Tinh thần phân tích tâm linh – một đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực, Tạp chí Văn học, số 4/1998, tr.37 – 40. 135. Trần Thị Mai Nhi, Văn học hiện đại Văn học Việt Nam giao lưu gặp gỡ, NXB Văn học, Hà Nội, 1994. 136. Nhiều tác giả, Cơ sở lý luận văn học tập I, NXB Giáo Dục, 1978. 137. Nhiều tác giả, Cơ sở lý luận văn học tập II, NXB Giáo Dục, 1978. 138. Nhiều tác giả, Cơ sở lý luận văn học tập III, NXB Giáo Dục, 1978. 139. Nhiều tác giả, Phê bình Lạnh lùng, báo Ngày nay, số 57, tháng 5/ 1937. 140. Nhiều tác giả, Phê bình Nửa chừng xuân, báo Phong hóa, số 9, tháng 5/1934. 141. Nhiều tác giả, Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, NXB Giáo Dục, 1978. 142. Đặng Tương Như, Nguyễn Kim Phong, Ngô Văn Thư, Văn xuôi lãng mạn trong trường phổ thông, NXB Giáo Dục, 2007. 143. M.F. Ốp-xi-an-nhi-cốp, Mỹ học cơ bản và nâng cao, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001. 144. Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại (Tập I, II), NXB Tân Dân, Hà Nội, 1942. NXB Khoa học xã hội (tái bản), Hà Nội, 1989. 145. Vũ Ngọc Phan, Phê bình Đôi bạn, báo Tân văn, số 10, tháng 3/1940. 146. Thái Phỉ, Phê bình Đoạn tuyệt, báo Tin văn, số 1, tháng 7/1935. 147. Thế Phong, Lược sử văn nghệ Việt Nam, Nhà văn tiền chiến 1930 – 1945 (nhận định văn học), NXB Vàng son – Sài Gòn, 1974. 148. Vũ Đức Phúc, Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn học Việt nam hiện đại 1930 – 1945, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971. 149. Vũ Đức Phúc, Mấy nhận xét về quá trình phát triển của các khuynh hướng thuộc trào lưu văn học lãng mạn 1930 – 1945, Tạp chí Văn học, số 3/1963, tr. 12. 150. Huỳnh Như Phương, Mấy ý kiến bàn thêm về Tự lực văn đoàn trong sinh hoạt văn học ở miền Nam trước giải phóng, Tài liệu của trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 151. POSPELOV G.N., Dẫn luận nghiên cứu văn học (tập 1) – Trần Đình Sử – Lại Nguyên Ân – Nguyễn Nghĩa Trọng dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1985. 152. Phạm Quỳnh, Khảo về tiểu thuyết, In trong Thượng Chi văn tập III – Alecxandro de Rhodes, Hà Nội, 1938. 153. Trương Bảo Sơn, Triết lý tuyệt hảo trong cuộc đời Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam, Văn, số 14, ngày 15/7/1964. 154. Trần Đăng Suyển, Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, NXB Văn học, Hà Nội, 2002. 155. Trần Đình Sử, Con người trong văn học Việt Nam hiện đại trong sách: “Một ngày thời đại văn học mới”, NXB Văn học, Hà Nội, 1987. 156. Trần Đình Sử, Giáo trình thi pháp học, Đại học Sư phạm TP. HCM, 1993. 157. Trần Đình Sử (chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo dục. Hà Nội, 1987. 158. Doãn Quốc Sỹ, Tự lực văn đoàn, NXB Sáng tạo – Sài Gòn, 1972. 159. Trần Hữu Tá, Đọc lại Bướm trắng (Lời giới thiệu Bướm trắng), NXB Tổng hợp - An Giang (tái bản), 1989. 160. Trần Hữu Tá (chủ biên), Ôn luyện Văn (tập I), Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 1993. 161. Nguyễn Tường Tam, Tựa Nửa chừng xuân, báo Phong hóa, tháng 7/1934. 162. Hoài Thanh, Đánh giá nhân sinh quan Tiêu sơn tráng sĩ, Tạp chí Văn nghệ, số 3, tháng 8/1987. 163. Lê Thanh, Phê bình Gia đình của Khái Hưng, báo Ngày nay, số 126, tháng 9/1938. 164. Nguyễn Thị Thế, Hồi ký về gia đình Nguyễn Tường: Nhất Linh – Hoàng Đạo – Thạch lam, NXB Sáng, Sài Gòn,1974. 165. Nguyễn Đình Thi, Công việc của người viết tiểu thuyết, NXB Văn học, Hà Nội, 1969. 166. Nguyễn Ngọc Thiện, Văn chương và Tác giả, NXB Thanh niên. Hà Nội, 1995. 167. Đỗ Lai Thúy, Từ cái nhìn văn hóa, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999. 168. Đặng Tiến, Hạnh phúc trong tác phẩm Nhất Linh, Văn, số 37/1965. 169. Lê Ngọc Trà, Lý luận và văn học, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1990. 170. Trần Khánh Triệu, Ba tôi, Văn, số 22, ngày 15/11/1964. 171. Hoàng Trinh, Từ ký hiệu học đến thi pháp học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992. 172. Nguyễn Văn Trung, Nghĩ về một thái độ trí thức, Văn , số 14/1964. 173. Nguyễn Văn Trung, Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết, NXB Sài Gòn, 1961. 174. Lê Thị Dục Tú, Miêu tả nội tâm trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Tạp chí Văn học, số 8/1994. 175. Lê Thị Dục Tú, Quan niệm con người cá nhân trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Tạp chí Văn học, số 4/1994. 176. Lê Thị Dục Tú, Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và việc thể hiện vẻ đẹp thể chất, Thông báo khoa học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1994. 177. Lê Thị Dục Tú, Vấn đề đánh giá văn học Việt Nam và sự đổi mới tư duy nghiên cứu văn học, Tạp chí Văn học, số 9/1995, tr 39. 178. Hồ Hữu Tường, Khái Hưng – người thứ nhất muốn làm nguyên soái của “văn chướng sáng giá”, Văn, số 22, ngày 15/11/1964. 179. Trương Tửu, Phê bình Đoạn tuyệt, báo Loa, số 77/1935. 180. Trương Tửu, Phê bình Đoạn Tuyệt, báo Loa, số 77/1935. 181. Trương Tửu, Phê bình Lạnh lùng, báo Thời thế, số 35, 1937. 182. Trương Tửu, So sánh Tố Tâm, Nửa chừng xuân và Đoạn Tuyệt, báo Loa, số 78/1935. 183. Lâm Vinh, Mỹ học về cái đẹp, về nghệ thuật, về con người, NXB Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, 2002. 184. Lâm Vinh, Nghệ thuật học, NXB Đại Học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, 2000 - 2001. 185. Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú, Giáo trình lịch sử văn học Việt nam (tập 4B), NXB Giáo dục. Hà Nội, 1978. 186. Nguyễn văn Xung, Bình giảng về Tự lực văn đoàn, NXB Tân Việt – Sài Gòn, 1958. INTERNET 187. Tào Văn Ân, Khuynh hướng hiện thực trong một số tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, www,TaoVanAn.com.vn. 188. Chu Van An Student & Alumni Association/ Hoạt động ngoại khóa/ Văn học/ Về Tự lực văn đoàn, ngày 30.3.2007, 10:52 PM. 189. Thụy Khuê, Nhất Linh: Tác giả – Tác phẩm, “Quảng Ngãi Nghĩa Thục”, www. Posted by nguyenlieu on December 23, 2008. 190. Trọng Đạt, Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam dưới cái nhìn của giới phê bình trong nước, www.trongdat.com.vn, ngày 13.7.2008. 191. Trung tâm báo chí và hợp tác truyền thông quốc tế (CPI). Mạng thông tin Việt Nam ra thế giới. Thứ ba, ngày 20.1.2004, 07:48 GMT+7. 192. www.vi.wikimedia commons. chu nghia lang man. 193. www.vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%Ali_H%C6% chu nghia lang man. 194. www.vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%Ali_H%C6% 195. Khai Hung.www.vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%Ali_H%C6% Nhat Linh 196. www.vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85_T%C6%BO%E1%BB%9 Dng_Tam. 197. www.vanlang.seattle.org/public/documents/tulucvandoan.htm. 198. www.thuvien-ebook.com. tuyen tap truyen ngan Khai Hung. 199. Dictionary of the History of Ideas, Romanticism. 200. Dictionary of the History of Ideas, Romanticism in Political Thought

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHLLVH015.pdf