Trước hết, tiếp tục đổi mới, từng bước
hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội, chính
sách thương binh, liệt sĩ và người có công với
nước. Chú trọng xây dựng hành lang pháp lý
cho hoạt động quản lý. Khẩn trương thể chế
các nội dung quy định ở Pháp lệnh Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi
người có công với cách mạng, hướng dẫn
và tổ chức thực hiện việc xác nhận người có
công, thực hiện các chế độ ưu đãi mới, đặc
biệt chú trọng đến chế độ ưu đãi về trợ cấp,
ưu đãi về y tế, giáo dục, đào tạo, nhà ở, đất
ở. kiện toàn các văn bản quy phạm pháp
luật về công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ, chăm
sóc sức khỏe, trang cấp dụng cụ chỉnh hình
phục hồi chức năng cho người có công
Xây dựng Đề án cải cách trợ cấp ưu đãi đối
với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có
công với mức chuẩn để xác định mức trợ
cấp ưu đãi phải đạt bằng mức chi tiêu bình
quân toàn xã hội ở thời điểm hiện tại.
Bên cạnh chế độ trợ cấp ưu đãi, các
chế độ ưu đãi khác về y tế, giáo dục, đào
tạo, lao động, việc làm, thuế. cũng cần
được triển khai đồng bộ. Một bộ phận người
có công (bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ
lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa,
thương binh, bệnh binh thời kỳ chống Pháp,
chống Mỹ, thương binh, bệnh binh nặng
sống ở gia đình) cần có chế độ chăm sóc đầy
đủ, chu đáo, thể hiện rõ sự quan tâm, ưu đãi
của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với
người có công.
nhiều người sử dụng đất sẵn sàng vì lợi ích
tư có hành vi vi phạm pháp luật nhưng cũng
chưa được xử lý triệt để, thậm chí có hiện
tượng phạt để cho tồn tại, dẫn tới “nhờn”
luật.
- Vai trò của cộng đồng, truyền thông
báo chí, tổ chức cá nhân vẫn chưa được phát
huy hiệu quả trong phòng ngừa vi phạm các
quy định về quản lý, sử dụng đất, trong giám
sát các chủ thể sử dụng đất và giám sát các
cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; phát
hiện các hành vi vi phạm pháp luật về vấn đề
này vẫn chưa được phát huy hiệu quả, chưa
có cơ chế pháp lý hoàn thiện để bảo vệ các
chủ thể này, cùng với sự thờ ơ của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong bảo vệ cộng
đồng, tổ chức, cá nhân khi họ tham gia giám
sát phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật,
dẫn tới quyền và lợi ích của các chủ thể này
bị xâm hại
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật đất đai năm 2013 sau hơn bốn năm triển khai thực hiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bùi Đức Hiển*
Cao Thị Lê Thương**
* TS. Viện Nhà nước và Pháp luật
** ThS. Viện Nhà nước và Pháp luật
LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013
SAU HƠN BỐN NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Tóm tắt:
Ngày 29/11/2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Đất đai
năm 2013 thay thế cho Luật Đất đai năm 2003 với rất nhiều quy
định tiến bộ. Tuy nhiên, sau hơn bốn năm triển khai thực hiện, Luật
Đất đai năm 2013 đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Đến nay, Bộ
Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm
để xin ý kiến các nhà khoa học góp ý sửa đổi Luật Đất đai năm
2013 để trình Quốc hội trong thời gian tới.
Abstract
On 29 November, 2013, the XIII National Assembly adopted the
Law on Land of 2013 as place of the Law on Land of 2003 with
a number of progressive provisions. However, after over four
years of is enforcement, the Law on Land of 2013 has revealed
a number of inadequacies and shortcomings. The Ministry of
Natural Resources and Environment has so far organized several
workshops and seminars for discussions of and consultation from
the experts for the amendments of the Law on Land of 2013 to
submit to the National Assembly in the coming time.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Luật Đất đai năm 2013; thực
trạng pháp luật đất đai; hoàn thiện
Luật Đất đai
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 23/08/2018
Biên tập : 18/09/2018
Duyệt bài : 25/09/2018
Article Infomation:
Keywords: Law on Land of
2013; current status of land law;
improvement of the Law on Land
Article History:
Received : 23 Aug. 2018
Edited : 18 Sep. 2018
Approved : 25 Sep. 2018
Luật Đất đai năm 2013 được ban hành có rất nhiều ưu điểm, tiến bộ như: ghi nhận rõ hơn trách nhiệm, quyền hạn
của Nhà nước đối với đất đai với tư cách là
đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và
là chủ thể quản lý đất đai; bổ sung các quy
định điều tra cơ bản về đất đai; hệ thống quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất được sắp xếp
lại gọn hơn gồm 3 cấp; quy định rõ ràng hơn
về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục
lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định
cụ thể hơn về các trường hợp thu hồi đất và
trường hợp muốn có đất phải thỏa thuận với
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 23(375) T12/2018
người sử dụng đất qua các hình thức chuyển
quyền sử dụng đất (QSDĐ)1; mở rộng thời
hạn giao, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ
gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp; bình
đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai giữa nhà
đầu tư trong và nước ngoài; có thể cấp giấy
chứng nhận ngay cả khi không có giấy tờ về
QSDĐ; quy định chung về các thủ tục quản
lý và sử dụng đất trong Luật và cụ thể về các
thủ tục này trong Nghị định hướng dẫn của
Chính phủ đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục
hành chính,... Tuy nhiên, sau hơn bốn năm
triển khai thực hiện, Luật Đất đai năm 2013
đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế sau đây:
Thứ nhất, về quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
Một là, về căn cứ lập quy hoạch sử
dụng đất dựa trên quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên quy hoạch
này thường được xây dựng cho 10 năm2, dẫn
tới tư duy nhiệm kỳ, khi quy hoạch tổng thể
kinh tế - xã hội thay đổi thường xuyên, quy
hoạch sử dụng đất sẽ bị điều chỉnh, thay đổi
theo gây xáo trộn, thiếu ổn định trong thực
hiện chính sách, pháp luật về đất đai;
Hai là, hiện nay Việt Nam đang song
song tồn tại rất nhiều loại quy hoạch, các quy
hoạch này đều được xây dựng dựa trên quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
nhưng giữa các quy hoạch lại thiếu thống
nhất, thậm chí là chồng chéo, mâu thuẫn với
nhau. Ví dụ: về quy hoạch sử dụng đất rừng,
chúng ta có thể tìm thấy trong quy hoạch sử
dụng đất, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh
học thậm chí trong quy hoạch bảo vệ môi
1 Xem: Bùi Đức Hiển, “Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2013”, Sinh hoạt Chi đoàn Viện Nhà nước và Pháp luật.
Nguồn:
dat-dai-nam-2013-3015.7. Cập nhật: 21/07/2014.
2 Xem: Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/09/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội.
3 Ví dụ: Luật Đất đai quy định có 3 cấp quy hoạch sử dụng đất, trong khi đó Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 quy định
có 2 cấp quy hoạch môi trường là cấp quốc gia và cấp tỉnh
trường, nhưng các quy hoạch này lại đưa ra
các mục đích sử dụng khác nhau hay về hệ
thống quy hoạch3, nội dung, thẩm quyền,
trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt
quy hoạch giữa các quy hoạch giao thông,
quy hoạch đô thị, quy hoạch bảo vệ rừng,
quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, quy
hoạch bảo vệ môi trường,... là không giống
nhau, gây lãng phí, tốn kém về nhân, vật lực
và kém khả thi trên thực tiễn;
Ba là, mặc dù Luật đã quy định rõ
hơn về việc lấy ý kiến của nhân dân về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tuy nhiên về
giá trị của các ý kiến này trong quyết định
phê duyệt quy hoạch lại chưa được quy định
cụ thể, trường hợp nếu người dân không
đồng ý với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
thì liệu cơ quan nhà nước có thẩm quyền có
quyết định dừng phê duyệt quy hoạch hay
không thì pháp luật vẫn chưa quy định rõ
ràng. Hơn nữa, thực tế việc đóng góp ý kiến
của nhân dân qua trang thông tin điện tử vẫn
mang tính hình thức;
Bốn là, về công khai quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất là quy định rất hợp lý, tuy
nhiên chưa có cơ chế giám sát, xử lý hiệu quả
các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
khi vi phạm không thực hiện đúng quy định
này. Thực tế cho thấy công dân ở nhiều địa
phương rất khó khăn trong việc tiếp cận các
thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất để bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của
mình do sự gây khó khăn từ các cấp chính
quyền cơ sở dẫn tới hiện tượng khiếu kiện
vượt cấp kéo dài
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 23(375) T12/2018
Thứ hai, về quy định giao đất, cho thuê
đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Một là, mặc dù pháp luật quy định khá
chặt chẽ về các trường hợp hạn mức giao
đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất,
nhưng thực tế người sử dụng đất vẫn có thể
lợi dụng những sơ hở của Luật để được giao
đất vượt hạn mức nhiều lần mà vẫn không
phải nộp tiền sử dụng đất. Ví dụ: một hộ
gia đình có 4 người theo Luật chỉ được giao
không thu tiền với diện tích trong hạn mức,
nhưng Luật quy định hạn mức giao cho một
hộ gia đình và một cá nhân là như nhau nên
họ xin tách thành 4 hộ và mỗi hộ sẽ được
giao diện tích đất tối đa trong hạn mức mà
Nhà nước không thu tiền sử dụng đất gây
thất thu cho ngân sách nhà nước và ảnh
hưởng đến hiệu quả quản lý đất đai;
Hai là, mặc dù quan niệm người Việt
Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận
không thể tách rời của dân tộc Việt Nam,
nhưng trong quan hệ pháp luật đất đai, chủ
thể này vẫn chưa được bình đẳng với cá nhân
trong nước. Ví dụ: người Việt Nam định cư
ở nước ngoài không được sử dụng đất dưới
hình thức được Nhà nước giao đất không thu
tiền sử dụng đất, không được tham gia vào
quan hệ nhận chuyển nhượng đất ở mà chỉ
được phép mua nhà ở gắn liền với đất ở hoặc
nhận chuyển nhượng QSDĐ trong khu công
nghiệp;
Ba là, quyền của người sử dụng đất
dù được giao dưới hình thức có thu tiền hay
giao không thu tiền thì QSDĐ của họ cũng
không khác nhau nên thực tế, người sử dụng
đất có thể lợi dụng đầu tư các dự án thuộc
trường hợp được miễn thu tiền sử dụng đất,
sau đó chuyển nhượng để mang lại lợi ích
4 Ví dụ: người làm ở cơ quan tài nguyên và môi trường - nơi có vai trò quan trọng trong quyết định chuyển mục đích sử
dụng đất - có thể lợi dụng quy định này để mua đất nông nghiệp sau đó làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng để thu
được lợi ích tối đa
cho riêng mình, trong khi đó Nhà nước với
nhân dân bị thiệt hại;
Bốn là, việc quy định giá trị quyền
sử dụng căn cứ theo mục đích sử dụng đất
cho thấy nhiều bất cập. Ví dụ: đất sử dụng
cho mục đích nông nghiệp giá trị sẽ khác
so với đất ở, dẫn tới hiện tượng chỉ bằng
một quyết định hành chính cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất, có thể đẩy giá đất lên
rất cao. Những thay đổi về giá do mục đích
sử dụng đất khác nhau cho thấy sự phi thị
trường trong thị trường bất động sản và dẫn
tới nhiều trường hợp lợi dụng các quy định
này để tư lợi cá nhân hoặc lợi ích nhóm4;
Năm là, thực tiễn quy định về chuyển
mục đích sử dụng đất chưa rõ ràng nên nhiều
địa phương cán bộ quản lý đất đai chưa phân
biệt rõ chuyển mục đích sử dụng đất (Điều
57) với chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi
và có hành vi ngăn cản, gây khó khăn cho
việc phát triển kinh tế nông nghiệp thông
qua việc chuyển đổi giống cây trồng của
người dân;
Với quan điểm tạo tối đa điều kiện cho
người sử dụng đất được phát triển trên mảnh
đất của mình, chúng tôi cho rằng, Nhà nước
cần xây dựng quy hoạch sử dụng đất thống
nhất, minh bạch, ổn định, trên cơ sở đó các
quy định về chuyển mục đích sử dụng đất
cần sửa theo hướng, thay vì quy quy định
các trường hợp chuyển mục đích sử dụng
đất phải xin phép, Luật nên quy định về điều
kiện để được chuyển mục đích sử dụng đất
sẽ thuận lợi hơn cho người sử dụng đất. Từ
đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay
vì cho phép thì chỉ cần thanh, kiểm tra xem
người sử dụng đất có đủ điều kiện để chuyển
mục đích sử dụng đất hay không.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 23(375) T12/2018
Thứ ba, về bồi thường, hỗ trợ tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Một là, về bồi thường khi Nhà nước
thu hồi đất, pháp luật quy định rõ thu hồi đất
nào bồi thường đất đó, không có đất cùng
loại sẽ bồi thường bằng tiền. Tuy nhiên,
trường hợp không có đất cùng loại để bồi
thường mà người bị thu hồi không muốn
nhận tiền mà muốn nhận bồi thường bằng
đất khác loại thì Luật lại chưa trù liệu đến.
Mặt khác, giá bồi thường là giá đất cụ thể
do Nhà nước quy định áp dụng với loại đất
bị thu hồi, nhưng giá này vẫn chưa phù hợp
với giá thị trường nên cũng gây khó khăn
cho việc giải phóng mặt bằng khi Nhà nước
thu hồi đất. Bên cạnh đó, quy định về giá
đất giữa các tỉnh với cùng loại đất là không
giống nhau, thậm chí cùng là hai thửa đất
thổ cư cạnh nhau, nhưng một thửa nằm bên
tỉnh Bắc Ninh, thửa còn lại thuộc tỉnh Bắc
Giang, khi hai thửa đất này bị thu hồi sẽ
được tính tiền bồi thường theo mức giá của
từng tỉnh áp dụng với từng loại đất. Điều
này cũng gây ra những khó khăn trong quá
trình thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất;
Hai là, trường hợp chủ đầu tư phải
thỏa thuận với người dân để nhận chuyển
QSDĐ tại Điều 73 Luật Đất đai năm 2013.
Pháp luật hiện hành chưa quy định mức tiền
thỏa thuận tối đa giữa chủ đầu tư với người
sử dụng đất nên nhiều trường hợp chủ đầu
tư không đủ khả năng thỏa thuận với người
sử dụng đất để có đất thực hiện dự án đầu tư.
Ba là, hộ gia đình, cá nhân được giao
hoặc đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp
theo Nghị định số 64/CP của Chính phủ năm
1993, khi Nhà nước thu hồi đất được hỗ trợ
đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc
5 Xem Điều 74 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 20 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ về bồi thường hỗ trợ tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
làm; hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá
đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá
đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích
đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ
trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông
nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên, bất cập là
pháp luật đất đai hiện hành không cho phép
chia lại đất nông nghiệp, trong khi đó thực
tiễn những cá nhân, hộ gia đình được giao
đất theo Nghị định 64/CP họ già đi và tặng
cho, để lại thừa kế đất nông nghiệp cho con
mình, nhưng nếu những người được chuyển
QSDĐ nông nghiệp được giao theo Nghị
định 64/CP này mà không trực tiếp sản xuất
nông nghiệp; không đủ điều kiện để được
giao đất theo Nghị định 64/CP thì không
được được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề
và tìm kiếm việc làm5. Do vậy, đây là quy
định chưa hợp lý, chưa bình đẳng và gây ra
khiếu kiện.
Thứ tư, về công nhận và cấp giấy
chứng nhận QSDĐ.
Một là, pháp luật hiện hành cho phép
các địa phương, tùy khu vực đô thị, nông
thôn để quy định về hạn mức công nhận đất
ở. Hạn mức đất ở được công nhận ở nông
thôn thường cao hơn hạn mức đất ở được
công nhận ở đô thị. Khi khu vực nông thôn
được chuyển thành đô thị thì hạn mức được
công nhận đất ở sẽ áp dụng theo hạn mức
đất ở của đô thị và thường thấp hơn hạn mức
đất ở nông thôn. Do vậy, nhiều cá nhân, hộ
gia đình có diện tích đất ở do ông cha để lại
lớn, nếu trước đây chưa được công nhận đô
thị mà họ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận
QSDĐ thì số tiền sử dụng đất phải nộp cho
phần diện tích vượt quá sẽ thấp hơn so với
hiện nay khi khu vực này đã trở thành đô thị.
Đây là một bất cập rất lớn xảy ra ở nhiều địa
phương trên cả nước.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
55Số 23(375) T12/2018
Hai là, việc cấp Giấy chứng nhận
QSDĐ đối với đất không rõ nguồn gốc, đất
nằm trong các dự án treo chưa được hướng
dẫn cụ thể gây khó khăn cho việc thực hiện
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Thứ năm, về thời hạn giao đất, cho
thuê đất, hạn mức giao đất, cho phép chuyển
nhượng QSDĐ nông nghiệp.
Một là, mặc dù đã nâng thời gian
giao đất, cho thuê đất nông nghiệp với hộ
gia đình, cá nhân lên tới 50 năm, nhưng
quy định này vẫn ảnh hưởng đến tâm lý của
người sử dụng đất do lo sợ khi hết thời hạn
giao, cho thuê Nhà nước sẽ thu hồi lại, điều
này ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ
vào làm tăng giá trị đất6;
Hai là, Luật Đất đai năm 2013 quy
định các tổ chức kinh tế có thể được thuê đất
với thời hạn lên tới 70 năm, tuy nhiên chỉ áp
dụng với các dự án đầu tư vào vùng có điều
kiện kinh tế khó khăn hoặc dự án đầu tư vào
lĩnh vực lâu thu hồi vốn. Vấn đề là việc xác
định lĩnh vực nào là lĩnh vực lâu thu hồi vốn,
vùng nào là vùng có điều kiện kinh tế khó
khăn, tiêu chí đánh giá như thế nào thì hiện
nay chưa rõ ràng. Điều này, một mặt, gây ra
khó khăn cho việc xác định dự án được thuê
đất với thời hạn nêu trên, mặt khác, lại tạo
điều kiện cho việc lách luật để được thuê với
thời hạn lâu dài hơn.
Ba là, về cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất nông nghiệp (Điều 130 Luật
Đất đai năm 2013). Theo quy định này, hạn
mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp
6 Xem: Bùi Đức Hiển, Mấy vấn đề pháp lý về đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Nguồn:
7 Xem: Hùng Võ, Sau 3 năm thi hành Luật Đất đai, khiếu nại tố cáo vẫn chiếm hơn 70%.
Nguồn: https://baomoi.com/sau-3-nam-thi-hanh-luat-dat-dai-khieu-nai-to-cao-van-chiem-hon-70/c/24127040.epi.
Cập nhật: 29/11/17 16:14 GMT+7.
không quá 10 lần hạn mức đất nông nghiệp
Nhà nước quy định tại Điều 129. Ví dụ:
hạn mức đất trồng cây hàng năm tại đồng
bằng sông Hồng giao cho mỗi hộ gia đình,
cá nhân là không quá 2 ha, do vậy diện tích
nhận chuyển nhượng không được quá 10 lần
tức là không quá 20 ha đất trồng cây hàng
năm. Quy định này, vô hình chung gây cản
trở cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp
theo quy mô lớn.
Thứ sáu, về thủ tục hành chính trong
quản lý và sử dụng đất.
Với tư cách là cơ quan quản lý đất đai,
Nhà nước thực hiện quy định về đăng ký
đất đai, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thanh
tra, xử lý, giải quyết tranh chấp liên quan
đến đất đai. Đi kèm theo các công việc đó là
thủ tục hành chính từ thẩm quyền, trình tự,
thủ tục, thời hạn, kinh phí để thực hiện. Mặt
khác, khi đất được chuyển giao cho người sử
dụng đất họ thực hiện các quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp,
góp vốn, bảo lãnh,thì Nhà nước cũng phải
thực hiện chừng đó thủ tục liên quan. Do
vậy, mặc dù đã có nhiều cải cách về vấn đề
này, nhưng thực tiễn thực hiện cho thấy các
cơ quan nhà nước luôn ở thế quá tải trong
thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý
đất đai, dẫn tới sự chậm trễ, ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích của người sử dụng đất cũng
như hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai.
Thứ bảy, thực tiễn giải quyết khiếu nại,
tố cáo của cơ quan có thẩm quyền cho thấy,
70% các khiếu nại, tố cáo vẫn liên quan đến
đất đai7.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
56 Số 23(375) T12/2018
Tranh chấp đất đất đai không chỉ diễn
ra giữa những người sử dụng đất với nhau
mà còn diễn ra giữa những người sử dụng
đất với các cơ quan nhà nước, chủ thể có
thẩm quyền. Những nguyên nhân dẫn đến
tình trạng này là do: nhận thức của cán bộ,
công chức ở cấp cơ sở còn hạn chế, do vậy
vẫn để xảy ra những sai sót trong quá trình
quản lý đất đai gây ra tranh chấp; sự hạn chế
trong hiểu biết pháp luật của người dân; sự
thay đổi chóng mặt trong chính sách quản lý
đất đai qua các thời kỳ dẫn tới khó khăn cho
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong
áp dụng pháp luật và người sử dụng đất bị
ảnh hưởng đến quyền lợi nên xảy ra tranh
chấp; sự thiếu thống nhất trong các văn bản
pháp luật, thực tiễn thực hiện còn bất cập
Thứ tám, quy định về trách nhiệm
của các cơ quan nhà nước, chủ thể có thẩm
quyền, cộng đồng, tổ chức, cá nhân, truyền
thông báo chí trong nâng cao hiệu quả quản
lý sử dụng đất vẫn còn nhiều bất cập.
- Các quy định về trách nhiệm của các
cơ quan quản lý đất đai hiện nay rất nhiều,
nhưng dàn trải thiếu tính thống nhất, tính
công khai, minh bạch, tính khả thi, nên trên
thực tế, các cơ quan này chưa thực hiện đúng,
đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trong
khi đó cơ chế giám sát, phát hiện, xử lý trách
nhiệm pháp lý với các chủ thể này lại chưa
đảm bảo sức răn đe nên ảnh hưởng đến hiệu
lực, hiệu quả quản lý đất đai cũng như quyền
và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
- Cùng với sự phát triển kinh tế thị
trường, thị trường bất động sản ngày càng
phát triển, giá trị QSDĐ ngày càng cao nên
8 Vụ công văn đe dọa VTV9: Người trả lời trên truyền hình bị đánh.
Nguồn:
html. Cập nhật: 18/08/2018 15:08:51 (GMT+7).
nhiều người sử dụng đất sẵn sàng vì lợi ích
tư có hành vi vi phạm pháp luật nhưng cũng
chưa được xử lý triệt để, thậm chí có hiện
tượng phạt để cho tồn tại, dẫn tới “nhờn”
luật.
- Vai trò của cộng đồng, truyền thông
báo chí, tổ chức cá nhân vẫn chưa được phát
huy hiệu quả trong phòng ngừa vi phạm các
quy định về quản lý, sử dụng đất, trong giám
sát các chủ thể sử dụng đất và giám sát các
cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; phát
hiện các hành vi vi phạm pháp luật về vấn đề
này vẫn chưa được phát huy hiệu quả, chưa
có cơ chế pháp lý hoàn thiện để bảo vệ các
chủ thể này, cùng với sự thờ ơ của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong bảo vệ cộng
đồng, tổ chức, cá nhân khi họ tham gia giám
sát phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật,
dẫn tới quyền và lợi ích của các chủ thể này
bị xâm hại8.
Thực tiễn hơn bốn năm triển khai thi
hành Luật Đất đai năm 2013 cho thấy một số
quy định của Luật này còn bất cập, hạn chế.
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và
sử dụng đất, thúc đẩy sự phát triển bền vững
của đất nước trong thời gian tới, chúng tôi
cho rằng, bên cạnh việc bảo đảm công bằng,
hiệu quả công khai, minh bạch thị trường
QSDĐ cấp một (là thị trường mà đất được
chuyển giao từ Nhà nước - đại diện chủ sở
hữu toàn dân cho người sử dụng đất dưới các
hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận
QSDĐ) và thị trường chuyển QSDĐ cấp hai
(diễn ra giữa những người sử dụng đất với
nhau) thì cần phải chỉnh sửa, bổ sung, khắc
phục những thiếu sót, bất cập trên■
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
57Số 23(375) T12/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luat_dat_dai_nam_2013_sau_hon_bon_nam_trien_khai_thuc_hien.pdf