Kết luận
Nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo tính
thống nhất trong hệ thống pháp luật, trước
hết luật phải làm được chức năng quy định
chi tiết các điều trong Hiến pháp để điều
chỉnh một cách cụ thể hơn các quan hệ đã
được xác lập, nhằm hướng đến việc thực
hiện các quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân được đảm bảo có
tính hệ thống.
Nghị quyết 64 của Quốc hội khóa XIII
xác định: “Các luật, pháp lệnh và các văn
bản quy phạm pháp luật khác được ban
hành trước ngày Hiến pháp có hiệu lực thì
cần phải được rà soát để sửa đổi, bổ sung
hoặc ban hành mới cho phù hợp với Hiến
pháp mới” 5. Theo đó, việc rà soát một
cách đồng bộ các văn bản quy phạm pháp
luật từ trung ương đến địa phương là điều
cần thiết để phát hiện những quy định trái
với Hiến pháp cần phải dừng thi hành hoặc
cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để
cụ thể hóa những quy định mới của Hiến
pháp.
Một trong những ưu tiên trước hết là
tiến hành sửa đổi, bổ sung và ban hành các
văn bản pháp luật về quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Đồng thời xây dựng lộ trình để hoàn thiện
hệ thống pháp luật trong các lĩnh vực
khác
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật hóa các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 6 * 2014 19
LUẬT HÓA CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN CON NGƢỜI,
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN THEO
HIẾN PHÁP NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Nguyễn Thị Phƣợng*
Tóm tắt
Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản và có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ
thống pháp luật ở Việt Nam. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc
hội khóa XIII thông qua năm 2013 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 đã đánh dấu một bước
ngoặt lớn trong lịch sử lập Hiến Việt Nam. Trong nhiều vấn đề cơ bản được Hiến pháp điều
chỉnh, vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi
nhận và xác định những nguyên tắc cơ bản để bảo đảm thực hiện. Nhằm đảm bảo tính thống
nhất trong hệ thống pháp luật và đảm bảo pháp chế XHCN, việc cụ thể hóa bằng luật đối với
các quyền trên là vấn đề cần thiết và cần được quan tâm nghiên cứu.
Từ khóa: Hiến pháp, quyền con người, quyền công dân
1. Đặt vấn đề
Lịch sử hình thành và phát triển của
Hiến pháp Việt Nam, với vai trò là đạo luật
gốc, là văn bản quy phạm pháp luật có giá
trị pháp lý cao nhất, đã trải qua các giai
đoạn từ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp
năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp
năm 1992 và đến nay là Hiến pháp Nước
CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông
qua năm 2013 (sau đây gọi là Hiến pháp
2013). Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc
hội khóa XIII kỳ họp thứ 6 đã thông qua
Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được xem là sự kiện có ý nghĩa
chính trị pháp lý quan trọng.
Hiến pháp mới có bố cục gồm 11
chương với 120 điều. Với bố cục gọn và kỹ
thuật lập hiến chặt chẽ, hiện đại hơn, bản
Hiến pháp hiện hành bảo đảm rằng các quy
định của Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có
tính ổn định lâu dài.
Sự ra đời của Hiến pháp mới này thực
_____________________
* ThS, Trường Đại học Phú Yên
sự có ý nghĩa đối với yêu cầu phát triển của
đất nước trong tình hình mới. Những quy
định của Hiến pháp thể hiện sự đổi mới
đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã
hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân
và vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng;
hoàn thiện nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm tốt hơn
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân. “Hiến pháp thể hiện rõ và
đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của
Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội” 1, tr.30; quy định rõ
ràng, đúng đắn và đầy đủ về chế độ chính
trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học,
công nghệ và môi trường, quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,
bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước,
về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp.
Lần đầu tiên trong bản Hiến pháp của
Nhà nước ta đã điều chỉnh quan hệ về
quyền con người được quy định trong một
20 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN
chương riêng cùng với việc xác định quyền
công dân. Như vậy, từ ngày 01/01/2014,
bản Hiến pháp mới có hiệu lực thì những
quyền mà Hiến pháp thừa nhận đối với con
người, với công dân mặc nhiên có giá trị
thực tế. Về nguyên tắc, Hiến pháp được xác
định là luật cao nhất trong hệ thống pháp
luật của Nhà nước. Điều này có nghĩa là
những nội dung được Hiếp pháp quy định
cần được cụ thể hóa bằng luật. Trong một
số điều của Hiến pháp, sau khi ghi nhận
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân, Hiến pháp xác định là việc
thực hiện các quyền và nghĩa vụ này do
luật định, theo luật định hoặc do pháp luật
quy định. Tuy nhiên, các nội dung quy định
về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân đó không phải đều đã có
luật cụ thể hóa. Để nội dung này trong Hiến
pháp có tính khả thi cao và đi vào cuộc
sống thì vấn đề quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như các
vấn đề khác được Hiến pháp điều chỉnh cần
thiết phải được luật hóa một cách chi tiết.
2. Luật hóa quyền con ngƣời, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân
“Quyền con người là những quyền mặc
nhiên khi được sinh ra cho đến khi trọn đời
mà không ai có quyền tước bỏ” 4, tr.398,
bất cứ ai cũng có quyền đó; “quyền công
dân là quyền cơ bản mà Hiến pháp của mỗi
nước quy định cho công dân và người
mang quốc tịch của nước mình” 4, tr.399.
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân Việt Nam được quy định
tại Chương II của Hiến pháp 2013. Đây là
nội dung được xây dựng trên cơ sở sửa đổi,
bổ sung và bố cục lại Chương V của Hiến
pháp năm 1992 (Chương Quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân) thành Chương
“Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân”.
Về hình thức, so với các bản Hiến pháp
trước, Hiến pháp 2013 đã có số điều quy
định về quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân tăng lên rõ rệt,
chiếm tỉ lệ 30% so với tổng số điều trong
toàn văn Hiến pháp. Điều này càng thể hiện
sự quan tâm và trách nhiệm của Nhà nước
đối với công dân.
STT Hiến pháp Vị trí Số điều/Tổng số điều Tỉ lệ
1 1946
Chương 2
(Điều thứ 4 Điều thứ 21)
18/70 25.7%
2 1959
Chương 3
(Điều 22 Điều 42)
21/112 18.75%
3 1980
Chương 5
(Điều 53 Điều 81)
29/147 19.72%
4 1992
Chương 5
(Điều 49 Điều 82)
34/147 23.13%
5 2013
Chương 2
(Điều 14 Điều 49)
36/120 30%
Số lượng điều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các
bản Hiến pháp 23.
Về nội dung, Chương II của Hiến pháp
2013 cũng đã thể hiện những điểm rất mới
so với Hiến pháp 1992, thể hiện tầm quan
trọng của quyền con người. Với 36 Điều
quy định về quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân, có thể nói
Chương II của Hiến pháp đã xác định
xuyên suốt, minh bạch để việc thực hiện
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 6 * 2014 21
các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân được thuận lợi. Không
những thế, các quy định của Hiến pháp về
quyền con người còn đảm bảo phù hợp với
các điều ước quốc tế về quyền con người
mà Việt Nam tham gia ký kết.
Trong Hiến pháp năm 1992, mặc dù đã
ghi nhận quyền con người, song các quyền
con người lại được thể hiện thông qua
quyền công dân. Do vậy, để thể chế hóa
quy định của Hiến pháp cũng như có những
biện pháp nhằm bảo đảm để người dân thực
hiện quyền của mình thì để xác định đâu là
quyền con người, quyền công dân là rất
khó. Do đó, bản Hiến pháp mới đã có
những quy định cụ thể về quyền con người,
quyền công dân để ghi nhận và bảo đảm
thực hiện quyền con người và quyền công
dân cho tương xứng với phạm vi của các
quyền này.
Một trong những nguyên tắc cơ bản
được Nhà nước khẳng định về quyền con
người, quyền công dân là được “công nhận,
tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con
người, quyền công dân về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội” (Khoản 1 Điều 14)
2. Đó là những quyền tự nhiên, phải được
thừa nhận, tôn trọng, tạo điều kiện thực
hiện và bảo vệ những quyền đó. Đồng thời
Nhà nước cũng bảo đảm rằng “Quyền con
người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn
chế theo quy định của luật trong trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội,
sức khỏe cộng đồng” (Khoản 2 Điều 14) 2.
Hiến pháp 2013 đã sử dụng từ “mọi
người” khi đề cập về quyền con người và từ
“công dân" khi đề cập đến quyền công dân.
Nói đến quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp là
nói đến quan hệ giữa Nhân dân với Nhà
nước và ngược lại. Theo đó, quyền công
dân không tách rời nghĩa vụ công dân, mọi
người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của
người khác, công dân có trách nhiệm thực
hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
Nhân dân trao quyền cho Nhà nước, do vậy
trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân
cũng phải đặt lên hàng đầu. Nguyên tắc
trên đây được xem là cơ sở pháp lý cao
nhất để mọi người, mọi công dân bảo vệ và
thực hiện quyền con người, quyền công dân
của mình. Đồng thời cũng nhằm đề cao
trách nhiệm của Nhà nước trong mối quan
hệ với quyền con người, quyền công dân,
phòng ngừa sự tùy tiện hoặc làm hạn chế
đối với việc thực hiện quyền con người,
quyền công dân từ phía các cơ quan, cán
bộ, công chức Nhà nước.
Một số quyền mới được quy định trong
Hiến pháp 2013 như quyền sống, quyền
hiến mô, hiến bộ phận cơ thể người và hiến
xác, quyền bất khả xâm phạm trong đời
sống riêng tư, quyền được bảo vệ sức khỏe,
quyền bình đẳng trong việc sử dụng các
dịch vụ y tế, quyền hưởng thụ và tiếp cận
các giá trị văn hóa, quyền tham gia vào đời
sống văn hóa và sử dụng các cơ sở văn hóa,
quyền xác định dân tộc của mình, quyền sử
dụng ngôn ngữ mẹ đẻ và tự do lựa chọn
ngôn ngữ giao tiếp, quyền sống trong môi
trường trong lành, quyền bảo đảm an sinh
xã hội...2. Đồng thời, Hiến pháp 2013 còn
bổ sung và quy định rõ hơn quyền của các
nhóm đối tượng đặc thù như trẻ em, thanh
niên, người cao tuổi (Điều 37).
Không chỉ dừng ở mức độ ghi nhận,
Hiến pháp còn có nhiều quy định mang tính
cam kết của Nhà nước trong việc đảm bảo
các quyền con người, quyền công dân được
thực thi.
Điều 19 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi
người có quyền sống". Quyền sống là
quyền tự nhiên. Do vậy, việc tước đoạt sinh
mạng sống phải theo quy định của luật.
Nhà nước bảo đảm rằng “Tính mạng của
22 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN
con người được pháp luật bảo hộ”. Trên cơ
sở đó, Bộ Luật hình sự 1999 cũng đã quy
định hệ thống hình phạt đối với các tội
phạm cụ thể, trong đó quy định có những
tội phạm có mức án cao nhất là tử hình.
Đây là cơ sở pháp lý để xác định trường
hợp áp dụng hình phạt tử hình theo đúng
trình tự pháp luật tố tụng thì mới được coi
là tước đoạt sinh mạng sống của người
khác một cách hợp pháp.
Một số quyền cụ thể khác trong Hiến
pháp như quyền có quốc tịch. Đây cũng là
quyền quan trọng không chỉ thể hiện quyền
lực nhà nước mà còn thể hiện mối quan hệ
giữa Nhà nước với công dân. Điều 17 Hiến
pháp 2013 quy định: “Công dân nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có
quốc tịch Việt Nam." 2 Trong quan hệ hội
nhập ngày càng sâu rộng, Hiến pháp còn
ghi nhận: “Người Việt Nam định cư nước
ngoài là một bộ phận không thể tách rời của
cộng đồng dân tộc Việt Nam” (Khoản 1
Điều 18). Nội dung này đã có Luật Quốc
tịch điều chỉnh nhằm phát huy vai trò
quyền lực của Nhà nước, bảo đảm quyền,
lợi ích hợp pháp cho công dân Việt Nam.
Nhà nước là chủ thể duy nhất có thẩm
quyền ban hành pháp luật. Do vậy, muốn
quyền con người, quyền công dân được bảo
đảm, trở thành hiện thực thì trước hết trách
nhiệm của Nhà nước phải đặt lên hàng đầu,
sau đó mới đến trách nhiệm của cộng đồng,
gia đình, xã hội. Chẳng hạn như Điều 37
Hiến pháp 2013 xác định về quyền của trẻ
em, quyền của thanh niên, quyền của người
cao tuổi thì đối với các quyền đó, trách
nhiệm trước tiên thuộc về Nhà nước. Hệ
thống pháp luật điều chỉnh đến các quan hệ
này đã được thiết lập như Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004,
Luật Thanh niên 2005, Luật Người cao tuổi
năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thực
hiện.
Hiến pháp quy định mọi người có quyền
được hưởng phúc lợi, bảo trợ xã hội. Đây là
cơ sở quan trọng để cụ thể hóa bằng các
luật như: Luật Lao động, Luật Việc làm.
Điều này hướng tới không phải chỉ cán bộ,
công chức khi thất nghiệp mới được hưởng
trợ cấp mà toàn dân đều có quyền được trợ
cấp, nếu người dân lâm vào tình trạng thất
nghiệp, thì Nhà nước phải có trách nhiệm
bảo đảm.
Hiến pháp mới quy định, việc hạn chế
quyền con người, quyền công dân dứt khoát
phải quy định bằng luật, không phải bằng
văn bản dưới luật. Ví dụ như công dân có
quyền tự do tiếp cận thông tin, hội họp, lập
hội, biểu tình (Điều 25). Như vậy, khi Hiến
pháp quy định các quyền này là quyền tự
do của người dân, thì người dân có quyền
tham gia vào các hoạt động đó. Nói cách
khác, những quyền mặc nhiên này đã được
Hiến định thì không ai có thể hạn chế, trừ
trường hợp trong nguyên tắc nêu ở Điều 14.
Tuy vậy, thực hiện việc tiếp cận thông tin,
lập hội, hội họp, biểu tình như thế nào,
trình tự ra sao... đều phải theo quy định của
pháp luật. Điều này chưa có luật điều chỉnh
chi tiết.
Những nguyên tắc rất cơ bản trong Điều
ước quốc tế về nhân quyền, quyền con
người như quyền sống, quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, nguyên tắc suy đoán vô
tội, những nội dung liên quan đến quyền
con người đã được đưa vào Chương II. Như
vậy, khi Hiến pháp ghi nhận nguyên tắc:
tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và
các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là
thành viên thì mặc nhiên nguyên tắc trong
Điều ước đó dù không đưa hết vào Hiến
pháp nhưng sau này sẽ quy định trong các
Luật cụ thể.
Có thể thấy Nhà nước Việt Nam đang
rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền con
người, quyền công dân. Điều này thể hiện
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 6 * 2014 23
rõ nhất, tiến bộ nhất chính là việc ban hành
bản Hiến pháp - với tư cách là đạo luật gốc,
đạo luật cơ bản đã nêu ra các nội dung liên
quan đến Chương II, chương về Quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này,
không phải các quyền được ghi nhận trong
Hiến pháp đều đã được cụ thể hóa bằng
luật. Do vậy, việc chi tiết hóa bằng hệ
thống các luật và văn bản dưới luật thực sự
cần thiết và quan tâm thích đáng.
Theo tinh thần Nghị quyết số 718/NQ-
UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc
hội ngày 02/01/2014 về Ban hành kế hoạch
tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam và Nghị quyết Điều
chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm
2014 và chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh năm 2015 đã được Quốc hội khóa
XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
29/5/2014, trong lĩnh vực về quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân, cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành
mới một số văn bản luật sau:
STT Tên văn bản luật Phƣơng thức
1 Bộ luật hình sự Sửa đổi
2 Bộ luật dân sự Sửa đổi
3 Luật báo chí Sửa đổi
4 Luật về hội Ban hành mới
5
Luật trưng cầu ý
dân
Ban hành mới
6 Luật biểu tình Ban hành mới
7
Luật hôn nhân và
gia đình
Sửa đổi
8
Luật tiếp cận thông
tin
Ban hành mới
9
Luật tạm giữ, tạm
giam
Ban hành mới
10 Luật bảo đảm trật Ban hành mới
tự, an toàn xã hội
11 Luật chứng thực Ban hành mới
12 Luật hộ tịch Ban hành mới
12
Luật truy nã tội
phạm
Ban hành mới
13
Luật an toàn thông
tin
Ban hành mới
14
Luật căn cước công
dân
Ban hành mới
15
Luật tín ngưỡng,
tôn giáo
Ban hành mới
16
Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều
của Luật Quốc tịch
Ban hành mới
17
Luật Tố tụng hành
chính
Sửa đổi
18
Luật Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ
em
Sửa đổi
19 Luật Dân số Ban hành mới
20 Luật phí, lệ phí Ban hành mới
21
Luật Nghĩa vụ quân
sự
Sửa đổi
22
Luật An toàn vệ
sinh lao động
Ban hành mới
Một số văn bản luật liên quan về quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
cần được cụ thể hóa theo tinh thần của Hiến
pháp 2013 giai đoạn 2014-2016 6,7.
Dự kiến các văn bản luật đó được đưa
vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
của Quốc hội khóa XIII 6,7. Có nghĩa là
từ nay đến năm 2016 sẽ ban hành các đạo
luật trên, để sớm đưa quy định của Hiến
pháp 2013 phát huy giá trị thực tiễn trong
cuộc sống.
3. Kết luận
Nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo tính
thống nhất trong hệ thống pháp luật, trước
hết luật phải làm được chức năng quy định
chi tiết các điều trong Hiến pháp để điều
24 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN
chỉnh một cách cụ thể hơn các quan hệ đã
được xác lập, nhằm hướng đến việc thực
hiện các quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân được đảm bảo có
tính hệ thống.
Nghị quyết 64 của Quốc hội khóa XIII
xác định: “Các luật, pháp lệnh và các văn
bản quy phạm pháp luật khác được ban
hành trước ngày Hiến pháp có hiệu lực thì
cần phải được rà soát để sửa đổi, bổ sung
hoặc ban hành mới cho phù hợp với Hiến
pháp mới” 5. Theo đó, việc rà soát một
cách đồng bộ các văn bản quy phạm pháp
luật từ trung ương đến địa phương là điều
cần thiết để phát hiện những quy định trái
với Hiến pháp cần phải dừng thi hành hoặc
cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để
cụ thể hóa những quy định mới của Hiến
pháp.
Một trong những ưu tiên trước hết là
tiến hành sửa đổi, bổ sung và ban hành các
văn bản pháp luật về quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Đồng thời xây dựng lộ trình để hoàn thiện
hệ thống pháp luật trong các lĩnh vực
khác
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Hồng Chương (2014), Bản tin hoạt động Quốc hội, Những điểm mới về
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam, số tháng 3, tr.30-32.
2 Quốc hội (2013), Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, Nxb Chính
trị Quốc gia.
3 Hiến pháp Việt Nam các năm 1946, 1959, 1980, 1992, Nxb Hồng Đức.
4 Nguyễn Hữu Quỳnh (1999), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
5 Quốc hội (2013), Nghị quyết số: 64/2013/QH13 ngày 28/11/2013 Quy định một số
điểm thi hành Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam.
6 Quốc hội khóa XIII (2014), Nghị quyết Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2014 và chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh năm 2015 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 29/5/2014.
7 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2013), Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội ngày 02/01/2014 Ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thi hành
Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam.
Abstract
Legislated provision on human rights, basic civil rights and duties under the
Constitution of the Socialist Republic of Vietnam
The Constitution is a basic code and has the utmost legal validity in the legal system in
Vietnam. The Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, approved by the National
Assembly XIII in 2013 and validating from January 1
st
2014, has marked a major turning point
in the constitutional history of Vietnam. There have been many fundamental issues adjusted by
the Constitution, in which the human rights, the basic civil rights and duties have been
approved and the basic principles for implementing them have also been identified and defined.
To ensure consistency in the legal system as well as the socialist legislation, the work of
legislatively concretizing the above rights is considered an essential issue and should require
much consideration and research.
Key words: Constitution, human rights, civil rights.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luat_hoa_cac_quy_dinh_ve_quyen_con_nguoi_quyen_va_nghia_vu_c.pdf