Luật học - Hồ sơ tình huống 2. 2

Theo quy tắc 7 của bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề luật sư Việt Nam được ban hành bởi Hội đồng luật sư toàn quốc vào ngày 20 tháng 7 năm 2011: “Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải tư vấn cho khách hàng những quy định của pháp luật về căn cứ tính thù lao, phương thức thanh toán thù lao; thông báo rõ ràng mức thù lao, chi phí cho khách hàng và mức thù lao, chi phí này phải được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.” Trong hợp đồng dịch vụ giữa hai bên có ghi nhận phí dịch vụ tuy nhiên có phí phát sinh và thoả thuận miệng. Thực tế giữa hai bên đang có những tranh chấp, vướng mắc nên việc sửa đối hay tiếp tục hợp đồng là có sự khó khăn. Tuy nhiên thông qua việc trả tiền nhiều lần của Công ty Kim Long, có thể nhận thấy việc trả tiền này tương ứng với công việc mà Văn phòng luật sư A đã thực hiện và việc chênh lệch 30 triệu là do chi phí phát sinh là lý do hợp lý.

docx3 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Hồ sơ tình huống 2. 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒ SƠ TÌNH HUỐNG 2.2 Tóm tắt vụ việc Nhận được đơn tố cáo luật sư Lê Thu H – Văn phòng luật sư C thuộc Đoàn luật sư TP.B về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một số cá nhân, tổ chức trong đó có bà Nguyễn Thanh H – CT HĐTV Công ty TNHH DV TM XNK Kim Long với số tiền 230.000.000 đồng, thanh tra Bộ Tư pháp đã tiến hành thanh tra tại Văn phòng luật sư C. Qua kiểm tra Hợp đồng dịch vụ pháp lý số 07/2007/HDDV ngày 07/7/2007 giữa Văn phòng luật sư C và Công ty TNHH DV TM XNK Kim Long cho thấy nội dung của hợp đồng trên là “chống náo loạn” đồng thời việc thu phí thực tế không đồng nhất với phí dịch vụ được thoả thuận trong hợp đồng ( thu phí thực tế là 230.000.000 đồng trong khi hợp đồng thể hiện phí là 200.000.000 đồng). Do đó, thanh tra Bộ Tư pháp đề nghị Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.B có hình thức kỷ luật thích đáng đối với luật sư H. Nhận xét đối với hành vi vi phạm. Dịch vụ “chống náo loạn” Theo Điều 1 Hợp đồng dịch vụ pháp lý số 07/2007/HDDV ngày 07/7/2007 giữa Văn phòng luật sư C và Công ty TNHH DV TM XNK Kim Long: “A yêu cầu B cử luật sư để: Dịch vụ pháp luật, tư vấn, thay mặt công ty Kim Long hòa giải với các đại lý, làm việc với cơ quan pháp luật để tiến tới cửa hàng của công ty có thể tiếp tục kinh doanh.” Theo ý kiến của tôi, điều khoản này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Theo Điều 22 Luật luật sư: “Điều 22. Phạm vi hành nghề luật sư 1. Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. 2. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật. 3. Thực hiện tư vấn pháp luật. 4. Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. 5. Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này. “ Và Điều 29 Luật luật sư: “Điều 29. Hoạt động đại diện ngoài tố tụng của luật sư 1. Luật sư đại diện cho khách hàng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc mà luật sư đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động. 2. Khi đại diện cho khách hàng, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan. “ Công việc đại diện của luật sư H ở đây thuộc khoản 4 của Điều 22 như trên: Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. Trong đơn mời luật sư của Công ty Kim Long cũng đề rõ mời luật sư H đến để bênh vực pháp lý nhằm mục đích hoà giải, tức là hành vi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi có yêu cầu và đã được thoả thuận trong Hợp đồng pháp lý. Chi phí thực hiện hợp đồng pháp lý. Theo quy tắc 7 của bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề luật sư Việt Nam được ban hành bởi Hội đồng luật sư toàn quốc vào ngày 20 tháng 7 năm 2011: “Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải tư vấn cho khách hàng những quy định của pháp luật về căn cứ tính thù lao, phương thức thanh toán thù lao; thông báo rõ ràng mức thù lao, chi phí cho khách hàng và mức thù lao, chi phí này phải được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.” Trong hợp đồng dịch vụ giữa hai bên có ghi nhận phí dịch vụ tuy nhiên có phí phát sinh và thoả thuận miệng. Thực tế giữa hai bên đang có những tranh chấp, vướng mắc nên việc sửa đối hay tiếp tục hợp đồng là có sự khó khăn. Tuy nhiên thông qua việc trả tiền nhiều lần của Công ty Kim Long, có thể nhận thấy việc trả tiền này tương ứng với công việc mà Văn phòng luật sư A đã thực hiện và việc chênh lệch 30 triệu là do chi phí phát sinh là lý do hợp lý. Hình thức xử lý Thẩm quyền xem xét quyết định kỳ luật luật sư: Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.B theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư TP.B. Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 85 Luật luật sư. Luật sư H mắc phải những sơ suất là không thể hiện chi phí phát sinh qua văn bản (phụ lục hợp đồng) mà chỉ thông qua thảo thuận miệng. Việc nhận thêm công việc 20.000.000 đồng ngoài hợp đồng là sai. Mức kỷ luật phải chịu đề xuất sau khi đã xem xét tính chất, mức độ vi phạm: Khiển trách Cơ sở pháp lý: Điểm a khoản 1 Điều 85 Luật luật sư. Bài học rút ra. Bản thân tôi sau nghi được tìm hiểu trường hợp của luật sư A cũng đúc kết cho mình những kinh nghiệm và bài học: Xác lập Hợp đồng pháp lý với nội dung tuân thủ theo quy định pháp luật; Khi có sự thay đổi nội dung hợp đồng phải thể hiện qua văn bản, không chỉ thoả thuận miệng. Giải thích với khách hàng phạm vi hoạt động của luật sư và Văn phòng luật sư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxho_so_2_2_8201.docx
Tài liệu liên quan