Luật học - Hồ sơ tình huống 3. 2

Thẩm quyền xem xét quyết định kỳ luật luật sư: Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.B theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư TP.B. Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 85 Luật luật sư. Nguyễn Văn B và Nguyễn Văn A là luật sư thuộc văn phòng Luật sư C – Đoàn luật sư TP B tuy đã có những vi phạm trong quá trình hành nghề luật sư nhưng chỉ vi phạm quy tắc ứng xử của nghề, không gây ảnh hưởng lớn đến uy tín và quyền lợi của khách hàng. Mức xử đề xuất sau khi đã xem xét tính chất, mức độ vi phạm: Cảnh cáo. Cơ sở pháp lý: Điểm b khoản 1 Điều 85 Luật luật sư.

docx2 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật học - Hồ sơ tình huống 3. 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒ SƠ TÌNH HUỐNG 3.2 Tóm tắt vụ việc Cơ quan cảnh sát điều tra, công an thành phố B đang điều tra vụ án Nguyễn Anh Kiên, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn quận G, thành phố B theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 288 ngày 29/6/2012 của Cơ quan CSĐT Công an quận G và quyết định chuyển vụ án hình sự số 23 ngày 20/8/2012 của Viện kiểm sát nhân dân quận G. Cụ thể, giữa anh Cao Xuân Vũ và bị can Nguyễn Anh Kiên có xác lập hợp đồng làm sổ đỏ với nội dung bị can Kiên sẽ làm sổ đỏ cho mảnh đất anh Vũ đang sở hữu. Tổng cộng anh Vũ đã giao cho bị can Kiên số tiền 2.571.000.000 đồng. tuy nhiên sau khi nhận tiền, bị can Kiên không làm sổ đỏ cho anh Vũ như đã cam kết. Do đó, anh Vũ đã tố cáo kiên về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Luật sư Nguyễn Thanh V của Công ty Luật C được Cơ quan CSĐT công an quận G cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho bị can Nguyễn Anh Kiên . Ngày 06/8/2012, gia đình Kiên có chuyển cho Luật sư V số tiền 2.500.000.000 đòng để giải quyết việc bồi thường theo hướng có lợi cho Kiên. Sau đó, luật sư V đã đến gặp anh Cao Xuân Vũ yêu cầu anh Vũ thay đổi lời khai không đúng với sự thật nhằm mục đích thoát tội cho Kiên, nếu không làm theo lời luật sư V thì không được nhận tiền bồi thường. Sau đó, Cao Xuân Vũ đã gửi đơn tố cáo đến Đoàn luật sư TP.B về những vi phạm của luật sư V. Bên cạnh đó, trong vụ việc tranh chấp đất đai giữa ông Nguyễn Ngọc Nhị và Hà Thị Sáu (Sáu Hạnh), ông Nguyễn Ngọc Nhị đã có đơn tố giác luật sư Nguyễn Thanh V cũng bà Sáu Hạnh làm giả giấy tờ, chứng cứ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Hơn nữa, luật sư V còn có hành vi dẫn đầu một nhóm người sử dụng các biện pháp vũ lực trái pháp luật để xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông. Nhận xét đối với hành vi vi phạm. Theo điểm b, Khoản 1, Điều 9 Luật luật sư quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hành nghề luật sư: “Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật” Luật sư V đã có hành vi chủ động liên hệ với đương sự, yêu cầu đương sự khai sai sự thật, bóp méo sự thật khách quan nhằm tạo tình huống có lợi cho khách hàng của mình. Hành vi của luật sư V không chỉ vi phạm pháp luật, vi phạm những nguyên tắc cơ bản của việc hành nghề luật sư mà pháp luật quy định: “Điều 5. Nguyên tắc hành nghề luật sư 1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 2. Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. 3. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.” Mà còn vi phạm nghiêm trọng quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư, đó là: Quy tắc 1. Bảo vệ công lý và nhà nước pháp quyền Luật sư có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, luật sư góp phần bảo vệ công lý và xây dựng nhà nước pháp quyền theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Quy tắc 2. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; góp phần phát triển kinh tế, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Những hành vi của luật sư A là những hành vi đi ngược lại với nghĩa vụ thiêng liêng của người luật sư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín luật sư, đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi của Luật sư V cần được xử lý nghiêm khắc. Hình thức xử lý Thẩm quyền xem xét quyết định kỳ luật luật sư: Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.B theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư TP.B. Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 85 Luật luật sư. Nguyễn Văn B và Nguyễn Văn A là luật sư thuộc văn phòng Luật sư C – Đoàn luật sư TP B tuy đã có những vi phạm trong quá trình hành nghề luật sư nhưng chỉ vi phạm quy tắc ứng xử của nghề, không gây ảnh hưởng lớn đến uy tín và quyền lợi của khách hàng. Mức xử đề xuất sau khi đã xem xét tính chất, mức độ vi phạm: Cảnh cáo. Cơ sở pháp lý: Điểm b khoản 1 Điều 85 Luật luật sư. Bài học rút ra. Bản thân tôi sau nghi được tìm hiểu trường hợp của luật sư A cũng đúc kết cho mình những kinh nghiệm và bài học: Tôn trọng sự thật khách quan; Không dùng các hành vi trái pháp luật như bạo lực trong quá trình hành nghề; Không tạo bằng chứng giả, chứng cứ giả hoặc xúi giục đương sự khai sai sự thật trong khi hành vi đó dễ bị phát hiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxho_so_3_2_707.docx
Tài liệu liên quan