Luật thuế - Tổng quan vế luật thuế Việt Nam
- Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí.
- Thuế và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp lý nhưng giữa chúng có sự khác biệt như sau:
20 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật thuế - Tổng quan vế luật thuế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN VẾ LUẬT THUẾ VIỆT NAMMôn: Luật thuếTS. BÙI QUANG XUÂN “Thuế” là môn học chuyên nghành của sinh viên khối nghành kinh tế. Có thể nói Thuế là một phạm trù rộng và hàm chứa nhiều nội dung phức tạp, hiểu và vận dụng kiến thức về thuế nói chung, pháp luật thuế nói riêng trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội TỔNG QUAN VẾ LUẬT THUẾ VIỆT NAMMỤC TIÊULiệt kê được các loại thuế hiện hành ở Việt Nam.Mô tả được nguyên tắc đánh thuế.Giải thích được quyền đánh thuế của Nhà nước.Chỉ ra được phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế.Phân tích được quan hệ pháp luật thuế.Mô tả được cơ cấu của đạo luật thuế. KHÁI QUÁT VỀ THUẾVÀ PHÁP LUẬT THUẾ Đọc tài liệu tham khảo.• Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác vềnhững vấn đề chưa hiểu rõ.• Trả lời các câu hỏi của bài học.• Đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề về bản chất củathuế và vai trò của thuế. KHÁI NIỆM THUẾThuế là một khoản thu của ngân sách nhà nước, một nghĩa vụ phải thanh toán của các tổ chức, cá nhân bằng tiền hoặc hiện vật, một lần hoặc thường xuyên dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành theo nguyên tắc bắt buộc không bồi hoàn trực tiếp. Đặc điểm- Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước - pháp luật. - Thuế do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành. - Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của các pháp nhân và thể nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá hoàn trả trực tiếp. - Thuế là công cụ phản ánh quan hệ phân phối lại của cải vật chất dưới hình thức giá trị giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. TÍNH BẮT BUỘC TÍNH QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC. TÍNH KHÔNG ĐỐI GIÁ VÀ KHÔNG HOÀN TRẢ TRỰC TIẾP ĐẶC ĐIỂMCĂN CỨ MỤC ĐÍCH ĐIỀU TIẾTCỦA NHÀ NƯỚC CĂN CỨ ĐỐI TƯỢNGĐÁNH THUẾ THUẾ TRỰC THU THUẾ GIÁN THU THUẾ TIÊU DÙNG THUẾ THU NHẬP THUẾ TÀI SẢN PHÂN LOẠI THUẾ Phân biệt thuế với lệ phí, phí. - Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật của các cá nhân và pháp nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp. Phân biệt thuế với lệ phí, phí. - Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Phân biệt thuế với lệ phí, phí. - Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp chi phí thường xuyên hoặc bất thường như phí về xây dựng, bảo dưỡng, duy tu của Nhà nước đối với những hoạt động phục vụ người nộp phí. Phân biệt thuế với lệ phí, phí. - Thuế và lệ phí, phí đều là nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đều mang tính pháp lý nhưng giữa chúng có sự khác biệt như sau: Xét về mặt giá trị pháp lý+ Thuế có giá trị pháp lý cao hơn lệ phí, phí. Thuế được ban hành dưới dạng văn bản pháp luật như: Luật, Pháp lệnh do Quốc hội và ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Trình tự ban hành một Luật thuế phải tuân theo một trình tự chặt chẽ. + Trong khi đó lệ phí, phí được ban hành đưới dạng Nghị định, Quyết định của chính phủ; Quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh. * Xét về mục đích và mức độ ảnh hưởng đối với nền kinh tế - xã hội thì thuế có 3 tác dụng lớn: + Tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Xét về mặt giá trị pháp lý+ Ðiều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định hướng phát triển kinh tế. + Ðảm bảo sự bình đẳng giữa những chủ thể kinh doanh và công bằng xã hội. + Trong khi đó lệ phí, phí không có những tác dụng nói trên, nó chỉ có tác dụng tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, việc tạo nguồn này không phải dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà trước hết dùng để bù đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công cộng như: dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan... Xét về tên gọi và mục đích.+ Mục đích của từng loại lệ phí rất rõ ràng, thường phù hợp với tên gọi của nó. Nói một cách chính xác hơn, tên gọi của loại lệ phí nào phản ánh khá đầy đủ mục đích sử dụng loại lệ phí đó. + Mỗi một Luật thuế đều có mục đích riêng. Tuy nhiên, đa số các sắc thuế có tên gọi không phản ánh đúng mục đích sử dụng, mà thường phản ánh đối tượng tính thuế. Xét về tên gọi và mục đích.+ Nói chung mục đích của việc sử dụng của các loại thuế thường là tạo nguồn qũy ngân sách Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi ngân sách Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý xã hội của Nhà nước. Chức năng của thuếChức năng phân phối và phân phối lại: là chức năng cơ bản, đặc thù của thuế. Phương tiện dùng để động viên nguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước (có ở tất cả các kiểu Nhà nước).Huy động nguồn tài chính là chức năng đầu tiên, phản ánh nguyên nhân nảy sinh ra thuế.Các qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước được hình thành để đảm bảo cơ sở vật chất cho sự hoạt động thường xuyên và tồn tại của Nhà nước. Chức năng của thuếChức năng điều tiết đối với nền kinh tế. Thực hiện chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế; xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế. Nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào qũy đạo chung của nền kinh tế quốc dân, phù hợp với lợi ích của toàn xã hội. Sử dụng thuế để tác động lên lợi ích kinh tế của các chủ thể vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân. Sự can thiệp của Nhà nước không mang tính chất mệnh lệnh, bắt buộc các chủ thể phải kinh doanh hay không kinh doanh mà chủ yếu tạo ra sự lựa chọn đối với các chủ thể kinh doanh. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường- Pháp luật thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. - Pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. - Pháp luật thuế là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT LUẬT THUẾ1. Tên gọi của luật thuế.2. Những quy định chung3. Căn cứ tính thuế4. Chế độ kê khai, nộp thuế, thu thuế.5. Chế độ miễn, giảm thuế6. Chế độ xử lý vi phạm và khen thưởng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- i_tongquan_luat_thue_1322.pptx