Luật trọng tài thương mại năm 2010: Những bất cập và kiến nghị hoàn thiện

Thứ ba, cần có văn bản hướng dẫn khoản 5 Điều 49 Luật TTTM về trách nhiệm của Hội đồng trọng tài khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác. Cần giải thích từ “khác” ở đây là khác so với yêu cầu của đương sự. Chỉ trong trường hợp Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với yêu cầu của đương sự gây ra thiệt hại thì Hội đồng trọng tài mới phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Còn khác so với luật định nhưng vẫn trên cơ sở yêu cầu của các đương sự thì Hội đồng trọng tài không phải bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này thuộc về người yêu cầu áp dụng. Thứ tư, cần loại bỏ quy định hạn chế quyền lựa chọn luật áp dụng đối với các bên tranh chấp là công dân Việt Nam vì quy định đó chỉ trái với nguyên tắc về tự do định đoạt của các bên mà còn trái với nguyên lý về sự phụ thuộc của việc xác định luật áp dụng vào kết quả của sự lựa chọn địa điểm tiến hành trọng tài

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật trọng tài thương mại năm 2010: Những bất cập và kiến nghị hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Hiệu quả hoạt động của các trung tâm trọng tài chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp hiện tại của các doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do những bất cập, hạn chế trong quy định và việc thực thi Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Chính vì vậy, cần có những giải nhằm hoàn thiện Luật này. Dương Quỳnh Hoa* * TS. Viện Nhà nước và Pháp luật Abstract The performance of the arbitration centers does not really meet the needs of the enterprise community’s resolution services for current disputes. One of the reasons leading to the existing situation is the inadequacies and limitations in the regulations and enforcement of the Law on Commercial Arbitration of 2010. Therefore, further improvements to this law is deem neccessary. Thông tin bài viết: Từ khóa: trọng tài thương mại, giải quyết tranh chấp, tranh chấp Lịch sử bài viết: Nhận bài : 07/08/2018 Biên tập : 24/08/2018 Duyệt bài : 04/09/2018 Article Infomation: Keywords: commercial arbitration, dispute resolution, dispute Article History: Received : 07 Aug. 2018 Edited : 24 Aug. 2018 Approved : 04 Sep. 2018 LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI NĂM 2010: NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN Để thúc đẩy hoạt động đầu tư và kinh doanh trong giai đoạn hội nhập hiện nay, Việt Nam đã có nhiều cam kết và hành động mạnh mẽ để cải cách theo hướng kiến tạo nhiều hơn nữa, với mục tiêu xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh với nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp có thể làm ăn lâu dài, bền vững tại Việt Nam. Cụ thể là Nhà nước ta đã đặt mục tiêu xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo, phát triển, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp; hoàn thiện thể chế pháp luật, tiếp tục minh bạch hóa hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đảm bảo tính sẵn có và hiệu quả của các phương thức giải quyết tranh chấp để nhà đầu tư có thể an tâm rằng mình có được các phán quyết công bằng cho các tranh chấp của họ, đảm bảo quyền được tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, đảm bảo hiệu lực thi hành THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 41Số 20(372) T10/2018 của các bản án và phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, vẫn còn có một số hạn chế nhất định liên quan đến quy định và thực tiễn thực hiện quy định của Luật Trọng tài thương mại (TTTM) năm 2010 làm cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài còn quan ngại khi lựa chọn phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp. Thực trạng này dẫn đến tỷ lệ các doanh nghiệp FDI đã lựa chọn TTTM để giải quyết tranh chấp thay thế cho tòa án vẫn còn ở mức khiêm tốn (40%)1, mặc dù đã tăng hơn so với thời gian trước khi có Luật có hiệu lực. 1. Những bất cập của Luật Trọng tài thương mại Luật TTTM được đánh giá là một bước tiến tích cực nhằm xây dựng cơ chế TTTM tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế. Luật TTTM đã tiếp thu được những nguyên tắc cơ bản nhất về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trên thế giới và trong Luật Mẫu UNCITRAL như nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận của các bên, tính độc lập của thỏa thuận trọng tài và quyền được tự xem xét vấn đề thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, tính chung thẩm của phán quyết trọng tài, và nguyên tắc bảo mật. Những nguyên tắc cơ bản này là cơ sở đảm bảo hoạt động trọng tài tại Việt Nam hoàn toàn phù hợp với thực tiễn trọng tài thế giới và quan trọng hơn là đưa trọng tài trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, công bằng cho các bên2. 1 an-57306.aspx 2 Nguyễn Mạnh Dũng & Nguyễn Thị Thu Trang, Thực trạng sử dụng TTTM tại Việt Nam - Một số giải pháp nâng cao sức hấp dẫn của trọng tài, 3 Theo số liệu của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), từ năm 2010 đến năm 2016, chỉ tính riêng số lượng vụ việc tranh chấp tại VIAC là 734 việc, tăng 487 việc so với giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2009, số vụ việc năm sau tăng cao hơn năm trước. Tham khảo thêm nam-2017-a1141.html. Việc ngày càng hoàn thiện khung pháp lý về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã thể hiện sự phù hợp đối với Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách ngành tư pháp đến năm 2020, là “hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tố tụng tư pháp theo chủ trương khuyến khích giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải và trọng tài”. Đây là một trong các điều kiện đủ để tạo nên một môi trường đầu tư kinh doanh ổn định và hấp dẫn. Ở Việt Nam, từ sau khi có Luật TTTM, hoạt động TTTM đã từng bước được củng cố và phát triển. Số lượng vụ, việc được giải quyết bằng trọng tài đang có xu hướng tăng, loại tranh chấp được trọng tài giải quyết cũng đa dạng hơn3, đồng thời, chất lượng giải quyết tranh chấp ngày càng được nâng cao, hoạt động trọng tài đang dần đi theo hướng chuyên nghiệp. Hoạt động trọng tài trong thời gian qua góp phần giải quyết các tranh chấp thương mại nhanh chóng, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, giảm tải cho hoạt động xét xử của Tòa án, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và các ngành dịch vụ theo cơ chế thị trường THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 42 Số 20(372) T10/2018 định hướng XHCN, hiện nay vẫn còn một số vấn đề trong việc áp dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp thương mại gây ra lo lắng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể như sau: Thứ nhất, liên quan đến địa điểm tiến hành trọng tài. Trong các vụ việc liên quan đến trọng tài quốc tế, việc lựa chọn địa điểm tiến hành trọng tài đồng nghĩa với việc lựa chọn luật của quốc gia tại nơi tiến hành trọng tài. Đây là điều mà Luật TTTM chưa xác định rõ. Hơn nữa, Luật điều chỉnh tố tụng trọng tài (Lex arbitri) bị quy định bởi các quy tắc của chính sách công và “trật tự công cộng” (public order) của quốc gia ban hành ra đạo luật này4, trong khi ở Việt Nam, khái niệm này không thông dụng, các văn bản hướng dẫn cũng như các tài liệu nghiên cứu cũng chưa đề cập một cách thích đáng. Trước đây, Pháp lệnh TTTM năm 2003 đã dùng khái niệm: “các nguyên tắc của hệ thống pháp luật XHCN” khi quy định: “Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm các nguyên tắc của hệ thống pháp luật XHCN”. Trong quá trình áp dụng Pháp lệnh, đã có nhiều ý kiến cho rằng khái niệm này tạo nhận thức chung chung, mơ hồ, dễ gây tùy tiện cho các bên và cho trọng tài viên trong quá trình giải quyết tranh chấp và đặc biệt gây khó khăn cho các bên là người nước ngoài. Luật TTTM ngoài việc tiếp tục sử dụng khái niệm này, khoản 3, Điều 14 về “Luật áp dụng”, Điều 4(1) quy định “Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa 4 Alan Redfern và Martin Hunter, (1991), Law and Practice of International Commercial Arbitration [Pháp luật và thực tiễn TTTM quốc tế], tái bản lần thứ 2, Nxb. Sweet & Maxwell, London, tr. 100-101. 5 Xem Khoản 1 Điều 66 Luật TTTM năm 2010. thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội”. Thiết nghĩ rằng, khái niệm “điều cấm” hay “đạo đức xã hội” vẫn tiếp tục là những khái niệm không kém phần khó hiểu và mơ hồ, không có nhiều điểm chung với khái niệm “trật tự công” mà Luật mẫu và các Công ước và nhiều Quy tắc trọng tài trên thế giới đã ghi nhận. Điều đó sẽ là một trong những trở ngại đối với các bên chủ thể tranh chấp có yếu tố nước ngoài, yếu tố quốc tế cũng như đối với các trọng tài viên Việt Nam. Thứ hai, lý do hủy quyết định trọng tài thường ở dạng “trừu tượng” nên nguy cơ một bên yêu cầu tòa án can thiệp để làm chậm việc thi hành quyết định trọng tài vì trong khi xem xét hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết này không thể được thi hành5. Một trong các lý do để các doanh nghiệp lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp của mình đó là khả năng thi hành của phán quyết trọng tài bởi phán quyết của trọng tài Việt Nam sẽ được thi hành tương tự như bản án của tòa án tại Việt Nam và hơn thế, có khả năng thi hành tại 155 quốc gia thành viên khác của Công ước New York năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Do đó, việc đảm bảo khả năng thi hành của phán quyết trọng tài là một điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp cân nhắc khi chọn sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp. Một trong những mục đích ban hành Luật TTTM là hạn chế việc hủy phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ thi hành phán quyết trọng tài THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 43Số 20(372) T10/2018 tại Việt Nam là rất đáng lo ngại6. Điều này làm giảm niềm tin và hiệu quả của phương thức trọng tài, môi trường pháp lý và kinh doanh của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Một trong số nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là do quy định của Luật TTTM không chặt chẽ, thiếu rõ ràng. Điều 68 Luật TTTM về Căn cứ hủy phán quyết trọng tài quy định, “Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” (điểm đ khoản 2). Phạm trù “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam’ là quá chung chung, không rõ ràng. Vì vậy, việc áp dụng tùy tiện điểm đ khoản 2 Điều 68 Luật TTTM là không thể tránh khỏi. Điều này dẫn đến nguy cơ phán quyết trọng tài bị huỷ là rất cao. Thứ ba, về thủ tục hủy quyết định trọng tài. Theo khoản 10 Điều 71 Luật TTTM, quyết định hủy phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng có hiệu lực thi hành. Điều này có nghĩa, đối với quyết định của Tòa án về hủy phán quyết trọng tài, các bên hội đồng trọng tài không có quyền khiếu nại, các đương sự không có quyền kháng cáo và Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị. Quy định này đã thực sự hợp lý hay chưa? Toà án là cơ chế giám sát bảo đảm tính thượng tôn pháp luật và các giá trị vĩnh cửu của hệ thống pháp luật áp dụng nhưng ai sẽ là người giám sát toà án nếu Tòa án có vi phạm hoặc ra quyết định chưa thỏa đáng gây ảnh hưởng lớn tới quyền lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, vì hiện nay không có phúc thẩm và giám đốc thẩm lại các quyết định huỷ phán quyết của trọng tài do Toà án đưa ra. 6 Theo số liệu báo cáo tại Hội nghị Tổng kết 20 năm thực hiện Công ước New York 1958 của Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội ngày 21/11/2014, từ ngày 01/01/2005 đến ngày 20/06/2014, chỉ có 23 trên tổng số 52 phán quyết trọng tài nước ngoài được công nhận tại Việt Nam (chiếm 44% số phán quyết được yêu cầu). Theo Báo cáo số 74/BC-BTP ngày 08/4/2016 của Bộ Tư pháp sơ kết 04 năm thi hành Luật TTTM năm 2010, số phán quyết trọng tài được thi hành mới đạt 60% trong tổng số đơn yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành phán quyết trọng tài. Thứ tư, Điều 14 Luật TTTM quy định về luật áp dụng giải quyết tranh chấp như sau: “1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp; 2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất; 3. Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Nếu nhìn nhận quy định này từ góc độ của nguyên tắc quyền tự do định đoạt của các bên tranh chấp thì quy định này là một cản trở pháp lý của quyền tự do. Bởi lẽ, quy định “đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp”, đồng nghĩa với việc hạn chế quyền lựa chọn luật áp dụng đối với các bên tranh chấp là công dân Việt Nam. Luật áp dụng phải bao hàm trong đó luật thủ tục và luật nội dung. Việc lựa chọn luật thủ tục không nhất thiết phải trùng hợp với việc lựa chọn luật nội dung và ngược lại. Khái niệm về luật điều chỉnh tố tụng trọng tài (lex arbitri) nhất là trường hợp để cho tố tụng trọng tài được tiến hành ở quốc gia này chịu sự điều chỉnh của luật thủ tục của quốc gia khác đã trở thành chủ đề của nhiều cuộc tranh luận trên các diễn đàn khoa học và thực tiễn trọng tài quốc tế. Nguyên tắc THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 44 Số 20(372) T10/2018 bất di bất dịch ở đây là phải cho phép các bên trong tố tụng trọng tài có thể tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài theo luật thủ tục mà họ lựa chọn. Nếu luật thủ tục của một quốc gia nào đó có lợi hay quen thuộc đối với các bên khiến họ mong muốn áp dụng thì họ sẽ cố gắng hơn để tiến hành tố tụng trọng tài tại quốc gia đó. Thứ năm, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của trọng tài viên trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo quy định của Luật TTTM, Hội đồng trọng tài chỉ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà đương sự yêu cầu và đúng với mức tài sản mà đương sự đưa ra. Trong trường hợp, Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp khác hoặc vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu mà gây ra thiệt hại cho bên bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Toà án để yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự7. Từ “khác” ở đây được sử dụng không rõ ràng. Có nhiều cách hiểu khác nhau về từ ngữ này: có thể là “khác với yêu cầu của đương sự”, nhưng cũng có thể hiểu là “khác so với luật quy định”, tức là đương sự yêu cầu áp dụng một biện pháp mà không có quy định trong luật và Hội đồng trọng tài vẫn chấp nhận áp dụng theo yêu cầu của đương sự8. Nếu trong trường hợp Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác so với yêu cầu của đương sự mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, điều này là đương nhiên. Nhưng đối với trường hợp, Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không có quy định trong luật 7 Khoản 5 Điều 49 Luật TTTM năm 2010. 8 Xem, Tưởng Duy Lượng (2016), Bình luận Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật TTTM và thực tiễn xét xử, Nxb. Tư pháp, H., tr. 250. 9 Theo LS. Nguyễn Mạnh Dũng tại hội thảo về “Trọng tài quốc tế vì thị trường phát triển bền vững và thượng tôn pháp luật” do Trường Đại học Việt Nhật tổ chức ngày 4/8/2017 tại Hà Nội. 10 Xem Tưởng Duy Lượng, Tlđd, tr. 251 nhưng vẫn trên cơ sở yêu cầu của các bên đương sự mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba thì Hội đồng trọng tài có phải bồi thường không hay đương sự phải bồi thường? Chính vì sự không rõ ràng này nên thực tế đã dẫn đến nảy sinh một vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với Hội đồng trọng tài xảy ra tại trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC)9. Theo chúng tôi, từ “khác” (trong khoản 5 Điều 49) cần phải được hiểu là “khác với yêu cầu của đương sự”. Nếu việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài không khác với yêu cầu của đương sự nhưng lại khác với quy định của luật thì các đương sự phải bồi thường thiệt hại. Việc lý giải này xuất phát từ thực tiễn TTTM quốc tế. Hầu hết ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì họ đều không có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Hội đồng trọng tài khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, trừ trường hợp vì lý do tham nhũng10. Việc áp dụng bồi thường thiệt hại không đúng mà gây thiệt hại thì chính người yêu cầu áp dụng phải bồi thường chứ không phải Hội đồng trọng tài vì Hội đồng trọng tài là người được các bên trao cho thẩm quyền xét xử tranh chấp, mang lại công lý cho các bên, chỉ áp dụng biện pháp khẩn cấp theo yêu cầu của các bên. Chính vì thế, luật cũng cần tạo cho Hội đồng trọng tài có một sự độc lập nhất định. Nếu việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này dẫn đến nguy cơ bị khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại thì trọng tài viên có thể sẽ rất e dè THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 45Số 20(372) T10/2018 trong việc ra quyết định áp dụng. Mặc khác, việc quy trách nhiệm cho các bên trong trường hợp này để nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của người yêu cầu, hạn chế việc lợi dụng quyền yêu cầu áp dụng để gây thiệt hại cho phía bên kia. 2. Kiến nghị hoàn thiện Luật Trọng tài thương mại Thứ nhất, cần hướng dẫn cụ thể về các căn cứ hủy phán quyết trọng tài theo hướng thu hẹp phạm vi của căn cứ này bằng việc quy định thế nào là nguyên tắc liên quan đến việc giải quyết tranh chấp trọng tài, những quy định nào được xem là liên quan đến việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, hoặc giới hạn những nguyên tắc đó thuộc Bộ luật Dân sự hay luật nào. Thứ hai, cần xây dựng cơ chế xét lại quyết định của Toà án đối với quyết định huỷ phán quyết của TTTM. Khi giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án sẽ ra một quyết định, hoặc hủy, hoặc không hủy phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là có vụ hủy phán quyết xong thì được xem xét giám đốc thẩm, có vụ lại không được với giải thích “không có quy định về giám đốc thẩm đối với quyết định này”11. Về vấn đề này có ý kiến cho rằng, theo quy định của khoản 10 Điều 71 Luật TTTM, quyết định của Tòa án về việc hủy hoặc không hủy phán quyết trọng tài là quyết định có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nhưng vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc tình tiết mới. Bởi lẽ, theo quy định của khoản 2 Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: “Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp 11 Xem, 12 Dẫn theo Phạm Thị Hồng Đào, Vai trò của Tòa án đối với hoạt động của TTTM theo Luật TTTM năm 2010 và kiến nghị, luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm”. Do vậy, không thể hiểu quy định của khoản 10 Điều 71 Luật TTTM theo hướng không áp dụng thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định của Tòa án. Do đó, quyết định của Tòa án trong trường hợp này vẫn cần thiết phải được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên12. Thứ ba, cần có văn bản hướng dẫn khoản 5 Điều 49 Luật TTTM về trách nhiệm của Hội đồng trọng tài khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác. Cần giải thích từ “khác” ở đây là khác so với yêu cầu của đương sự. Chỉ trong trường hợp Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với yêu cầu của đương sự gây ra thiệt hại thì Hội đồng trọng tài mới phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Còn khác so với luật định nhưng vẫn trên cơ sở yêu cầu của các đương sự thì Hội đồng trọng tài không phải bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này thuộc về người yêu cầu áp dụng. Thứ tư, cần loại bỏ quy định hạn chế quyền lựa chọn luật áp dụng đối với các bên tranh chấp là công dân Việt Nam vì quy định đó chỉ trái với nguyên tắc về tự do định đoạt của các bên mà còn trái với nguyên lý về sự phụ thuộc của việc xác định luật áp dụng vào kết quả của sự lựa chọn địa điểm tiến hành trọng tài■ THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 46 Số 20(372) T10/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluat_trong_tai_thuong_mai_nam_2010_nhung_bat_cap_va_kien_ngh.pdf
Tài liệu liên quan