Luật tự do thông tin của cộng hòa Liên Bang Đức và kinh nghiệm cho Việt Nam

Luật TDTT của CHLB Đức quy định liệt kê rất cụ thể các nhóm trường hợp hạn chế, ngoại lệ về TCTT ở các mức độ khác nhau nhằm bảo vệ: a) các lợi ích công đặc biệt; b) quy trình ra quyết định của chính quyền; c) các thông tin (dữ liệu) liên quan đến cá nhân; d) quyền sở hữu trí tuệ và bí mật kinh doanh hoặc bí mật thương mại. Đối với Việt Nam thì đây là những kinh nghiệm quí cần được xem xét để quy định ngay trong Luật TCTT nhằm tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc thực hiện quyền TCTT của mình và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền TCTT của công dân. Do việc TCTT theo Luật TDTT của CHLB Đức được tiến hành chủ yếu là theo yêu cầu, nên không cần thiết phải quy định nghĩa vụ phải công khai tất cả các thông tin chính thức của Nhà nước. Vì vậy, về nghĩa vụ công khai các thông tin này thì các cơ quan hành chính liên bang chỉ cần phải lập các danh bạ (thư mục tài liệu thông tin) mà từ đó có thể nhận biết được các bộ sưu tập thông tin hiện có và các mục đích thông tin. Đồng thời, các kế hoạch tổ chức và lưu hồ sơ (không có thông tin về các dữ liệu liên quan đến cá nhân) cũng phải được công bố công khai theo quy định của Luật này. Đây là cách thức công khai thông tin hiệu quả, tiết kiệm, đáng được xem xét, tiếp thu để quy định trong Luật TCTT của Việt Nam. Ngoài ra, các quy định về quy trình TCTT, giải quyết khiếu kiện cũng như thanh tra về việc chấp hành các quy định về TCTT theo Luật TDTT của CHLB Đức cũng là các kinh nghiệm quí báu đối với Việt Nam trong việc xây dựng Luật TCTT của Việt Nam

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật tự do thông tin của cộng hòa Liên Bang Đức và kinh nghiệm cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUÊÅT TÛÅ DO THÖNG TIN CUÃA CÖÅNG HOÂA LIÏN BANG ÀÛÁC VAÂ KINH NGHIÏåM CHO VIÏåT NAM LƯƠNG MINH TUÂN* Luật Tự do thông tin (TDTT) của Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức hay còn được gọi là Luật Điều chỉnh tiếp cận thông tin (TCTT) của Liên bang (Informationsfreiheitsgesetz - IFG) được ban hành ngày 5/9/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/20061; Luật đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 2 và Luật sửa đổi, bổ sung này được ban hành ngày 7/8/20132. 1. Khái quát lịch sử ra đời của Luật Tự do thông tin Trước khi Luật TDTT của Liên bang có hiệu lực thì công dân CHLB Đức không có quyền chung về tiếp cận các tài liệu hành chính ở cấp liên bang. Trong thời gian này, CHLB Đức chỉ có một số lượng lớn các quy định riêng lẻ, chẳng hạn như các quy định về quyền tiếp cận tài liệu đăng ký (ví dụ như sổ địa chính), tài liệu lưu trữ cũng như các quyền tham gia trong quá trình tố tụng. Trong pháp luật tố tụng thì áp dụng nguyên tắc, theo đó cơ quan hành chính có thẩm quyền cho phép tiếp cận các hồ sơ tài liệu liên quan đến hoạt động tố tụng nhằm thực thi hoặc bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, trừ các trường hợp ngoại lệ (như việc tiếp cận sớm tài liệu (dự thảo quyết định) ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan hành chính; việc tiết lộ nội dung tài liệu gây thiệt hại đến lợi ích của Liên bang hoặc của bang; cần giữ bí mật để bảo vệ lợi ích chính đáng của bên tham gia hoặc người thứ ba) được quy định tại Điều 29 Luật Thủ tục hành chính3. Từ năm 1994, một quyền chung về tiếp cận thông tin (TCTT) môi trường được thiết lập trên cơ sở một chỉ thị của Cộng đồng châu Âu. 57NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(305) T1/2016 CHÚC MừNG NăM MớI - 2016 * TS. Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp 1 Đăng trên Công báo liên bang (BGBl. I S. 2722). 2 Lần sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực từ ngày 15/8/2013 theo quy định tại Điều 5 của Luật được ban hành ngày 7/8/2013, đăng trên Công báo liên bang (BGBl. I S. 3154, 3160). 3 Xem § 29 VwVfG. Trong khi các Luật TDTT ở một số bang của CHLB Đức đã có hiệu lực như Brandenburg năm 1998, Berlin năm 1999, Schleswig-Holstein năm 2000 và Nordrhein-Westfalen năm 2002, thì việc ban hành Luật TDTT của Liên bang còn là vấn đề lâu dài. Từ năm 1997 đến năm 2004, việc xây dựng Luật TDTT của Liên bang đã được thảo luận; có nhiều dự thảo Luật đã được chuẩn bị và đã được trình, nhưng đều đã bị thất bại chủ yếu là do gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía bộ máy hành chính4. Ngày 14/12/2004, các Nhóm nghị sỹ liên minh cầm quyền đã trình một dự thảo Luật TDTT trực tiếp ra Quốc hội liên bang5. Qua nhiều vòng thảo luận “rất căng thẳng” ở Quốc hội, ở Hội đồng liên bang, ở Ủy ban trung gian và cuối cùng thì Luật TDTT của Liên bang cũng đã được thông qua và công bố trên Công báo liên bang vào ngày 13/9/2005 (sau đây được gọi là Luật TDTT)6. 2. Các nội dung cơ bản của Luật Tự do thông tin 2.1. Những vấn đề chung Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật TDTT của Liên bang thì mọi người có quyền tiếp cận các thông tin chính thức của các cơ quan hành chính liên bang. Luật này cũng áp dụng đối với các cơ quan và các tổ chức khác của Liên bang, nếu các cơ quan, tổ chức này đảm trách các nhiệm vụ quản lý hành chính theo pháp luật công. Các cá nhân hoặc pháp nhân theo pháp luật tư được cơ quan hành chính sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ của mình thì các cá nhân, pháp nhân này cũng có nghĩa vụ cung cấp thông tin, nếu họ đang nắm giữ các thông tin được yêu cầu cung cấp. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật TDTT thì cơ quan hành chính liên bang có thể cung cấp thông tin, đảm bảo cho việc truy cập, tiếp cận hồ sơ, tài liệu hoặc cung cấp thông tin có sẵn bằng các hình thức khác. Trong trường hợp có yêu cầu một hình thức nhất định về TCTT thì người yêu cầu chỉ có thể được bảo đảm hình thức này vì lý do quan trọng. Đặc biệt, chi phí hành chính rõ ràng rất lớn được coi là lý do quan trọng được nêu ra ở đây. Khái niệm “thông tin chính thức” ở đây được hiểu là bất kỳ tài liệu ghi chép nào phục vụ việc thực hiện các mục đích của chính quyền, không phụ thuộc vào cách thức lưu trữ (ví dụ như văn bản trong các tập tài liệu truyền thống, thông tin lưu trữ điện tử, bản vẽ, đồ họa, kế hoạch, ghi âm và ghi hình). Các dự thảo và các ghi chú mà nó không phải là một phần cấu thành của một quy trình thì không phải là thông tin chính thức7. Khái niệm người thứ ba được sử dụng trong Luật này được hiểu là người mà về người đó, có sẵn các thông tin (dữ liệu) liên quan đến cá nhân hoặc các thông tin khác8. Ngoài ra, cũng cần lưu ý: khái niệm TDTT là đa nghĩa và vì thế có thể gây hiểu nhầm. TDTT được điều chỉnh trong Luật này cụ thể không phải là việc thực hiện quyền tự do thu thập thông tin từ các nguồn truy cập 58 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(305) T1/2016 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 4 Xem Informationsfreiheitsgesetz, https://de.wikipedia.org/wiki/Informationsfreiheitsgesetz#cite_note-BTDrs15-4493-20. 5 Xem BT-Drs. 15/4493 vom 14. Dezember 2004 (IFG-Entwurf der Fraktionen SPD und Bündnis 90/Die Grünen; PDF; 389 kB). 6 Cho đến nay, 11 Bang (Tiểu bang) của CHLB Đức trong phạm vi thẩm quyền của Bang đã ban hành các đạo luật tương tự cho riêng mình. Tuy nhiên, ở các Bang Baden-Württemberg, Bayern, Hessen, Niedersachsen và Sachsen không có Luật TDTT của Bang. Thay vào đó, ở tất cả các Bang ít nhất cũng áp dụng quyền thỉnh nguyện (the right to petition). Xem 7 Xem điểm 1 Điều 2 Luật TDTT của Liên bang (§ 2 IFG). 8 Xem điểm 2 Điều 2 Luật TDTT của Liên bang (§ 2 IFG). phổ thông dựa trên quyền tự do biểu đạt được ghi nhận tại câu 1 khoản 1 Điều 5 Hiến pháp liên bang, mà quy định điều kiện để thực hiện quyền đó. Do đó, chính xác hơn có lẽ nên sử dụng các thuật ngữ “TCTT”, “minh bạch” (như ở bang Hamburg) hay “truy cập/tiếp cận tài liệu” (như ở bang Brandenburg). Ở CHLB Đức, việc tiếp tục sử dụng các thông tin sau khi “tiếp cận” không được điều chỉnh bởi Luật TDTT mà bởi Luật Tiếp tục sử dụng thông tin (Informationsweiterverwendungsgesetz). 2.2. Các hạn chế và ngoại lệ về tiếp cận thông tin Nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 1 Luật TDTT được trình bày ở trên cho thấy, Luật TDTT không có hiệu lực áp dụng cho các bang của CHLB Đức. Luật TDTT của Liên bang quy định nhiều nhóm trường hợp, theo đó quyền TCTT có thể bị hạn chế hoặc hoàn toàn bị từ chối (hoàn toàn không được bảo đảm). Thứ nhất, quyền TCTT hoàn toàn bị từ chối nhằm bảo vệ các lợi ích công đặc biệt. Cụ thể là quyền TCTT không được bảo đảm trong các trường hợp sau: 1. nếu việc công khai, tiết lộ thông tin có thể có tác động xấu đến a) các quan hệ quốc tế, b) các lợi ích quân sự và an ninh nhạy cảm khác của quân đội liên bang, c) các lợi ích an ninh nội bộ hoặc an ninh quốc gia, d) các nhiệm vụ kiểm tra hoặc nhiệm vụ giám sát của cơ quan quản lý tài chính, cơ quan quản lý cạnh tranh và của cơ quan quản lý điều hành, e) các hoạt động kiểm soát tài chính từ bên ngoài (kiểm toán độc lập), f) các biện pháp bảo vệ trước các hoạt động ngoại thương trái phép, g) việc thực hiện một thủ tục tòa án đang diễn ra, quyền yêu cầu của một cá nhân về một thủ tục công bằng hoặc việc tiến hành điều tra hình sự, hành chính hoặc kỷ luật, 2. nếu việc công khai, tiết lộ thông tin có thể nguy hại đến an ninh công cộng, 3. nếu và chừng nào a) sự cần thiết bảo mật các cuộc đàm phán quốc tế hoặc b) các cuộc thảo luận của chính quyền bị ảnh hưởng xấu, 4. nếu thông tin thuộc đối tượng được pháp luật hoặc pháp luật hành chính chung quy định nghĩa vụ giữ bí mật hoặc bảo mật nhằm bảo vệ các thông tin được phân loại về mặt nội dung và hình thức hoặc bí mật nghề nghiệp hoặc bí mật chức trách đặc biệt, 5. chỉ là thông tin tạm thời có được từ một cơ quan công quyền khác mà nó không phải trở thành một bộ phận cấu thành của các quy trình riêng, 6. nếu việc công khai, tiết lộ thông tin có thể sẽ phù hợp để gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích tài chính của Liên bang trong các giao dịch kinh tế hoặc lợi ích kinh tế của an sinh xã hội, 7. đối với thông tin bí mật thu thập hoặc bí mật truyền, chừng nào sự quan tâm của người thứ ba về một hoạt động tin cậy tại thời điểm có yêu cầu TCTT còn tiếp tục tồn tại, 8. đối với các cơ quan tình báo cũng như các cơ quan hành chính và các cơ quan công quyền khác của Liên bang, chừng nào các cơ quan này đảm nhận các nhiệm vụ trong ý nghĩa của điểm 3 Điều 10 Luật Kiểm tra an ninh9. Thứ hai, quyền TCTT cần phải bị từ chối nhằm bảo vệ quy trình ra quyết định của chính quyền, cụ thể như sau: 59NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(305) T1/2016 CHÚC MừNG NăM MớI - 2016 9 Sicherheitsüberprüfungsgesetz. Yêu cầu TCTT cần phải bị từ chối đối với các dự thảo quyết định cũng như các công việc và các nghị quyết nhằm trực tiếp chuẩn bị hoạt động này, nếu và chừng nào sự thành công của các quyết định hoặc các biện pháp hành chính đó còn có thể bị tan biến bởi việc công khai, tiết lộ sớm thông tin. Các kết quả của việc lấy chứng cứ và các nhận xét, ý kiến của chuyên gia hoặc ý kiến của người thứ ba được coi là không trực tiếp phục vụ việc chuẩn bị quyết định. Người có yêu cầu TCTT cần phải được thông tin về việc kết thúc của quy trình liên quan. Thứ ba, quyền TCTT bị hạn chế nhằm bảo vệ các thông tin (dữ liệu) liên quan đến cá nhân, cụ thể như sau: Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật TDTT thì việc tiếp cận các thông tin (dữ liệu) liên quan đến cá nhân chỉ được phép bảo đảm, chừng nào lợi ích thông tin của người có yêu cầu TCTT lớn hơn lợi ích đáng được bảo vệ của người thứ ba từ việc loại trừ TCTT hoặc người thứ ba đã đồng ý. Các loại hình đặc biệt của các thông tin (dữ liệu) liên quan đến cá nhân trong ý nghĩa của quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ dữ liệu liên bang chỉ được phép chuyển giao, nếu người thứ ba rõ ràng đã đồng ý. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật TDTT thì lợi ích thông tin của người có yêu cầu TCTT là không lớn hơn đối với các thông tin từ các tài liệu, chừng nào nó liên quan đến quan hệ công vụ hoặc quan hệ công tác hoặc một chức danh của người thứ ba và đối với các thông tin thuộc bí mật nghề nghiệp hoặc bí mật công tác. Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật TDTT thì lợi ích thông tin của người có yêu cầu TCTT lớn hơn lợi ích đáng được bảo vệ của người thứ ba từ việc loại trừ TCTT thông thường là trong trường hợp thông tin bị giới hạn trong phạm vi tên, danh hiệu, trình độ học vấn, tên chức danh và tên nghề nghiệp, địa chỉ văn phòng và số máy viễn thông văn phòng và người thứ ba là người nhận xét (phản biện), chuyên gia hoặc trong các hình thức tương tự đã đưa ra ý kiến trong một quy trình. Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật TDTT thì tên, danh hiệu, trình độ học vấn, tên chức danh và tên nghề nghiệp, địa chỉ văn phòng và số máy viễn thông văn phòng của người biên tập viên là không bị loại trừ ra khỏi việc TCTT, chừng nào nó là biểu hiện và hậu quả của công việc hành chính và không thỏa mãn các yêu cầu của pháp luật về trường hợp ngoại lệ. Thứ tư, quyền TCTT bị từ chối nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bí mật kinh doanh hoặc bí mật thương mại, trừ trường hợp có sự đồng ý của người có liên quan, cụ thể như sau: Quyền yêu cầu TCTT là bị từ chối, nếu việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngăn chặn. Việc truy cập, tiếp cận bí mật kinh doanh hoặc bí mật thương mại chỉ có thể được phép bảo đảm, nếu người liên quan đã đồng ý10. 2.3. Quy trình tiếp cận thông tin Theo quy định của Luật TDTT thì cơ quan hành chính quyết định về yêu cầu TCTT là cơ quan có quyền xử lý các thông tin được yêu cầu tiếp cận (câu 1 khoản 1 Điều 7). Trong trường hợp cá nhân hoặc pháp nhân theo pháp luật tư được cơ quan hành chính sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ theo pháp luật công của mình thì yêu cầu TCTT phải được gửi đến cơ quan hành chính sử dụng cá nhân hoặc pháp nhân đó. Trường hợp yêu cầu liên quan đến dữ liệu về người 60 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(305) T1/2016 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 10 Điều 6 Luật TDTT của Liên bang. thứ ba trong ý nghĩa của các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 hoặc Điều 6 Luật này thì người này phải giải thích rõ. Đối với các yêu cầu TCTT có cùng hình thức giống nhau của trên 50 người thì áp dụng thích hợp các quy định tại các điều từ Điều 17 đến Điều 19 Luật Thủ tục hành chính11. Trường hợp có quyền yêu cầu tiếp cận một phần thông tin thì yêu cầu TCTT được đáp ứng trong phạm vi mà việc tiếp cận không làm tiết lộ các thông tin có nhu cầu được bảo mật hoặc chi phí hành chính không mất tương thích, v.v.. (khoản 2 Điều 7 Luật TDTT). Thông tin có thể được cung cấp bằng hình thức lời nói, bằng hình thức văn bản hoặc bằng hình thức điện tử. Cơ quan hành chính không có nghĩa vụ kiểm tra tính chính xác của thông tin. Trong trường hợp TCTT chính thức, người có yêu cầu TCTT có thể ghi chép hoặc cho tạo các bản sao, chụp và bản in. Các thông tin sẽ được cung cấp cho người có yêu cầu tiếp cận không chậm trễ, có tính đến lợi ích của người có yêu cầu. Việc TCTT cần phải diễn ra trong vòng một tháng. Quy trình có sự tham gia của người thứ ba (Điều 8 Luật TDTT) Theo quy định của Luật TDTT thì cơ quan hành chính cho người thứ ba (người có lợi ích bị ảnh hưởng bởi yêu cầu TCTT) cơ hội cho biết ý kiến bằng văn bản về vấn đề này trong thời hạn một tháng, nếu có cơ sở cho thấy người này có thể có lợi ích đáng được bảo vệ trong việc loại trừ TCTT (khoản 1 Điều 8). Quyết định của cơ quan hành chính theo quy định tại câu 1 khoản 1 Điều 7 Luật TDTT nêu trên được ban hành dưới hình thức văn bản và cũng phải thông báo cho người thứ ba biết. Việc TCTT chỉ được phép tiến hành nếu quyết định có hiệu lực thi hành đối với người thứ ba hoặc lệnh thực hiện ngay đã được ban hành và từ khi công bố lệnh cho người thứ ba đã qua 02 tuần. - Bác yêu cầu; giải quyết khiếu kiện (Điều 9 Luật TDTT) Việc công khai quyết định về việc từ chối toàn bộ hoặc một phần yêu cầu TCTT phải được tiến hành trong thời hạn một tháng (khoản 1 Điều 9 Luật TDTT). Trường hợp cơ quan hành chính chối từ toàn bộ hoặc một phần yêu cầu TCTT thì cơ quan này phải thông báo liệu có hay không khả năng tiếp cận toàn bộ hay một phần thông tin vào một thời điểm khác sau này và nếu có thì khi nào. Yêu cầu TCTT có thể bị từ chối nếu người yêu cầu đã có sẵn thông tin được yêu cầu hoặc thông tin này có thể có được một cách dễ dàng từ các nguồn truy cập phổ thông. Để thực hiện yêu cầu TCTT thì các quy tắc của Luật Thủ tục hành chính được áp dụng. Việc từ chối yêu cầu TCTT được coi là một quyết định hành chính mà nó có thể bị khiếu kiện. Như vậy, về nguyên tắc, cơ quan hành chính bảo đảm cho truy cập, TCTT chỉ theo yêu cầu, cụ thể là “không chậm trễ” qua các hình thức: cung cấp thông tin, bảo đảm cho tiếp cận, xem tài liệu (tập tin) hoặc “bằng các hình thức khác”, ví dụ như bằng cách cho lắng nghe lại một bản ghi âm hoặc tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu (ngân hàng dữ liệu). Các yêu cầu này có thể được thực hiện dưới hình thức một lá thư đơn giản, cũng như bằng lời nói hoặc bằng điện thoại. Cơ quan hành chính liên bang có thể thu phí và các khoản 61NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(305) T1/2016 CHÚC MừNG NăM MớI - 2016 11 Verwaltungsverfahrensgesetz. 12 Khoản 1 Điều 11 Luật TDTT. chi ở mức cao cho phép. Điều này không áp dụng đối với việc cung cấp thông tin đơn giản (Điều 10 Luật TDTT). 2.4. Nghĩa vụ công khai thông tin Không phụ thuộc vào các yêu cầu TCTT cụ thể, các cơ quan hành chính liên bang cần phải lập các danh bạ (thư mục) mà từ đó có thể nhận biết được các bộ sưu tập thông tin hiện có và các mục đích thông tin. Đồng thời, các kế hoạch tổ chức và lưu hồ sơ (không có thông tin về các dữ liệu liên quan đến cá nhân) cũng phải được công bố công khai theo quy định của Luật này. Các cơ quan hành chính liên bang cần phải công bố công khai các danh bạ (thư mục) và các kế hoạch nêu trên cũng như các thông tin thích hợp khác dưới hình thức điện tử (trên mạng Internet)12. 2.5. Thanh tra liên bang về tự do thông tin Theo quy định tại Điều 12 Luật TDTT thì mọi người có thể thỉnh cầu Thanh tra liên bang về TDTT, nếu người đó nhận thấy quyền của mình về TCTT theo quy định của Luật này bị vi phạm. Các nhiệm vụ của Thanh tra liên bang về TDTT do Thanh tra liên bang về bảo vệ dữ liệu đảm nhận. Thanh tra liên bang về TDTT có các quyền hạn phù hợp với các quyền hạn của Thanh tra liên bang về bảo vệ dữ liệu theo Luật Bảo vệ dữ liệu liên bang. 3. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam Để cụ thể hóa quy định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013 về quyền TCTT, Việt Nam cần phải ban hành Luật TCTT. Ngoài ra, việc ban hành Luật này còn đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp pháp quyền Việt Nam XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân (Nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam) và đồng thời còn cần phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta. Qua nghiên cứu Luật TDTT của CHLB Đức, chúng tôi xin rút ra một số kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo trong việc xây dựng Luật Tiếp cận thông tin của Việt Nam như sau: 1) Luật TDTT của CHLB Đức chỉ quy định về việc TCTT chính thức của Nhà nước, còn việc tiếp tục sử dụng thông tin sau khi tiếp cận thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tiếp tục sử dụng thông tin. Việt Nam hiện đang xây dựng Luật TCTT, nếu tên gọi của Luật này vẫn là “Luật TCTT” thì cần phải cân nhắc có nên quy định về việc sử dụng thông tin sau khi tiếp cận trong Luật này hay không để bảo đảm sự thống nhất giữa tên gọi và phạm vi điều chỉnh của Luật, vì việc TCTT và việc tiếp tục sử dụng thông tin sau khi tiếp cận là hai nội dung khác nhau. 2) Luật TDTT của CHLB Đức quy định cho mọi người có quyền tiếp cận các thông tin chính thức của Nhà nước, không phân biệt đó là công dân CHLB Đức hay là người nước ngoài. Ở đây, có sự đối xử bình đẳng giữa các công dân CHLB Đức và người nước ngoài có yêu cầu TCTT và cũng không có lý do nào chính đáng để có sự phân biệt đối xử trong việc TCTT chính thức của Nhà nước. Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có quyền TCTT. Điều đó có nghĩa là Hiến pháp năm 2013 ghi nhận và bảo đảm quyền TCTT cho công dân Việt Nam. Việc bảo đảm quyền TCTT cho người nước ngoài có nhu cầu TCTT không được đề cập đến trong Hiến pháp năm 2013. Vấn đề đặt ra ở đây là pháp luật Việt Nam có bảo đảm cho người nước ngoài quyền TCTT chính thức hay không? Trong điều kiện hội 62 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(305) T1/2016 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay thì theo chúng tôi, Luật TCTT của Việt Nam nên quy định cho phép mọi người có quyền TCTT chính thức của Nhà nước, không nên phân biệt công dân Việt Nam hay người nước ngoài. 3) Theo Luật TDTT của CHLB Đức thì các cơ quan hành chính liên bang cũng như của các cơ quan, tổ chức khác của Liên bang có trách nhiệm cung cấp thông tin, nếu các cơ quan, tổ chức này đảm trách các nhiệm vụ quản lý hành chính theo pháp luật công. Các cá nhân hoặc pháp nhân theo pháp luật tư được cơ quan hành chính sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ của mình thì các cá nhân, pháp nhân này cũng có nghĩa vụ cung cấp thông tin, nếu họ đang nắm giữ các thông tin được yêu cầu cung cấp. Tiêu chí để xác định trách nhiệm cung cấp thông tin chính thức của Nhà nước là việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính theo pháp luật công. Các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành được quy định phải công bố công khai thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này13. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài các cơ quan nhà nước thì các tổ chức chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, v.v.. cũng tham gia “quản lý nhà nước”, thực hiện một số nhiệm vụ của Nhà nước như xây dựng dự án luật, tập hợp, tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân và được Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động; các tổ chức, cá nhân cũng được giao tham gia thực hiện các dịch vụ công. Vì vậy, theo chúng tôi, việc TCTT chính thức về vấn đề này cũng cần được xem xét điều chỉnh trong Luật TCTT. Hơn nữa, để tránh trùng lặp với các văn bản pháp luật khác, Luật TCTT không nên quy định về việc tiếp cận các văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành mà các văn bản này đã được quy định bắt buộc phải công bố công khai như các văn bản quy phạm pháp luật, v.v.. Luật TDTT của CHLB Đức quy định liệt kê rất cụ thể các nhóm trường hợp hạn chế, ngoại lệ về TCTT ở các mức độ khác nhau nhằm bảo vệ: a) các lợi ích công đặc biệt; b) quy trình ra quyết định của chính quyền; c) các thông tin (dữ liệu) liên quan đến cá nhân; d) quyền sở hữu trí tuệ và bí mật kinh doanh hoặc bí mật thương mại. Đối với Việt Nam thì đây là những kinh nghiệm quí cần được xem xét để quy định ngay trong Luật TCTT nhằm tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc thực hiện quyền TCTT của mình và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền TCTT của công dân. Do việc TCTT theo Luật TDTT của CHLB Đức được tiến hành chủ yếu là theo yêu cầu, nên không cần thiết phải quy định nghĩa vụ phải công khai tất cả các thông tin chính thức của Nhà nước. Vì vậy, về nghĩa vụ công khai các thông tin này thì các cơ quan hành chính liên bang chỉ cần phải lập các danh bạ (thư mục tài liệu thông tin) mà từ đó có thể nhận biết được các bộ sưu tập thông tin hiện có và các mục đích thông tin. Đồng thời, các kế hoạch tổ chức và lưu hồ sơ (không có thông tin về các dữ liệu liên quan đến cá nhân) cũng phải được công bố công khai theo quy định của Luật này. Đây là cách thức công khai thông tin hiệu quả, tiết kiệm, đáng được xem xét, tiếp thu để quy định trong Luật TCTT của Việt Nam. Ngoài ra, các quy định về quy trình TCTT, giải quyết khiếu kiện cũng như thanh tra về việc chấp hành các quy định về TCTT theo Luật TDTT của CHLB Đức cũng là các kinh nghiệm quí báu đối với Việt Nam trong việc xây dựng Luật TCTT của Việt Nam n 63NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(305) T1/2016 CHÚC MừNG NăM MớI - 2016 13 Ví dụ như các văn bản quy phạm pháp luật do nghị viện ban hành hoặc do các chủ thể khác (Chính phủ, Bộ trưởng, v.v..) được ủy quyền ban hành phải được đăng trên Công báo; các bản án, quyết định của Tòa án phải được công bố công khai; v.v..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluat_tu_do_thong_tin_cua_cong_hoa_lien_bang_duc_va_kinh_nghi.pdf
Tài liệu liên quan