Lực lượng phòng không trong chiến tranh nhân dân với vũ khí công nghệ caoĐ1.LỰC LƯỢNG PHÒNG KHÔNG TRONG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VỚI VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO
I.Bối cảnh kỹ thuật quân sự_phương thức tiến hành chiến tranh
“Chiến tranh”, vâng đó là hai từ mà tất cả con người trong thế giới này đều không muốn nhắc tới. Nhưng nó gần như không thể không xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của con người. Có những cuộc chiến vì lý do sắc tộc, vì lý do dân tộc, vì lợi ích của chính bản thân của các nước tham chiến. Tựu chung lại là chiến tranh có thể xảy ra trên khắp mọi nơi trên thế giới. Chính vì thế mà mỗi quốc gia đều tự trang bị cho mình những vũ khí mà có thể đảm bảo được an ninh, chủ quyền của mình. Các quốc gia đều nhận thức được rằng “Tác chiến phòng không” là một chiến thuật vô cùng quan trọng, quyết định thế chủ động trong một cuộc chiến đấu, góp phần không nhỏ vào chiến thắng chung.
Mọi thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng triệt để vào khoa học kĩ thuật quân sự. Theo dòng phát triển chung, hàng loạt các loại vũ khí huỷ diệt lớn lần lượt ra đời với tốc độ chóng mặt. Đặc biệt là các phương tiện tiến công đường không ngày càng được trang bị thông minh hơn. Các ứng dụng điện tử và tin học được có mặt hầu hết trong các loại vũ khí hiện đại. Do đặc điểm tác chiến trên không nên một yêu cầu quan trọng là độ tin cậy và độ an toàn cao phải được đặt lên hàng đầu.
Một ví dụ điển hình về tầm quan trọng của “Tác chiến phòng không” đó là cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Một sai lầm trong cách đánh giá về tiềm lực quân sự về Việt Nam làm cho Mỹ trả một giá quá đắt về của và người đã làm cho Mỹ phải suy nghĩ về các cuộc tiến công trong tương lai. Với những pháo đài bay B52 bất bại trong cuộc chiến Ixaren với Arập, nhưng tới Việt Nam thì đó là nơi chôn vùi niềm tự hào của không lực của Mỹ. Với những quả bom thông minh nhưng lại bị vô hiệu hoá. Từ một nửa bán cầu, người Mỹ đã tới Việt Nam bằng đường không và vùi xác ở đó. Bằng những phương tiện đường không Mỹ đã luôn chuyển được người, vũ khí và lương thực nhanh chóng hiệu quả. Cái mà Mỹ không nhận được ra đó là truyền thống đánh giặc và nghệ thuật đánh giặc của người Việt Nam có từ ngày xưa. Ta đánh Mỹ bằng những vũ khí phòng không phải nói là thô sơ so với Mỹ, người Mỹ còn tính toán được khả năng tác chiến phòng không của ta trên lý thuyết là không có.
Rút kinh nghiệm qua cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đến với cuộc chiến vùng Vịnh(1991) là hàng loạt các loại PTTC ĐK hiện đại như : máy bay tàng hình F-117A, bom đạn tự dẫn bằng lade, rađa, hồng ngoại, vô tuyến truyền hình(còn gọi là vũ khí tinh thần) và đăc biệt có một loại tên lửa lần đầu tiên được thử nghiệm trên chiến trường đó là Tomahawk, niềm tự hào của giới quân sự Mĩ. Còn kênh kiệu hơn khi người Mĩ nói rằng họ có thể ngồi “tại gia” và bắn chính xác vào bất cứ mục tiêu nào trên trái đất chỉ bằng một động tác bấm nút. Đã trở thành phương tiện chiến đấu nổi bật tạo nên một chiến thắng nhanh chóng với thương vong ít đến kinh ngạc. Qua đó ta thấy rằng ứng dụng công nghệ cao trong quân sự, vũ khí có xu hướng nhẹ hơn, cơ động hơn nhưngđược điều khiển chính xác hơn, tầm bắn xa hơn, toạ độ chính xác và bay với tốc độ nhanh.
19 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2651 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lực lượng phòng không trong chiến tranh nhân dân với vũ khí công nghệ cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiểu luận quân sự
Đ1.lực lượng phòng không trong chiến tranh nhân dân với vũ khí công nghệ cao
I.Bối cảnh kỹ thuật quân sự_phương thức tiến hành chiến tranh
“Chiến tranh”, vâng đó là hai từ mà tất cả con người trong thế giới này đều không muốn nhắc tới. Nhưng nó gần như không thể không xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của con người. Có những cuộc chiến vì lý do sắc tộc, vì lý do dân tộc, vì lợi ích của chính bản thân của các nước tham chiến. Tựu chung lại là chiến tranh có thể xảy ra trên khắp mọi nơi trên thế giới. Chính vì thế mà mỗi quốc gia đều tự trang bị cho mình những vũ khí mà có thể đảm bảo được an ninh, chủ quyền của mình. Các quốc gia đều nhận thức được rằng “Tác chiến phòng không” là một chiến thuật vô cùng quan trọng, quyết định thế chủ động trong một cuộc chiến đấu, góp phần không nhỏ vào chiến thắng chung.
Mọi thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng triệt để vào khoa học kĩ thuật quân sự. Theo dòng phát triển chung, hàng loạt các loại vũ khí huỷ diệt lớn lần lượt ra đời với tốc độ chóng mặt. Đặc biệt là các phương tiện tiến công đường không ngày càng được trang bị thông minh hơn. Các ứng dụng điện tử và tin học được có mặt hầu hết trong các loại vũ khí hiện đại. Do đặc điểm tác chiến trên không nên một yêu cầu quan trọng là độ tin cậy và độ an toàn cao phải được đặt lên hàng đầu.
Một ví dụ điển hình về tầm quan trọng của “Tác chiến phòng không” đó là cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Một sai lầm trong cách đánh giá về tiềm lực quân sự về Việt Nam làm cho Mỹ trả một giá quá đắt về của và người đã làm cho Mỹ phải suy nghĩ về các cuộc tiến công trong tương lai. Với những pháo đài bay B52 bất bại trong cuộc chiến Ixaren với Arập, nhưng tới Việt Nam thì đó là nơi chôn vùi niềm tự hào của không lực của Mỹ. Với những quả bom thông minh nhưng lại bị vô hiệu hoá. Từ một nửa bán cầu, người Mỹ đã tới Việt Nam bằng đường không và vùi xác ở đó. Bằng những phương tiện đường không Mỹ đã luôn chuyển được người, vũ khí và lương thực nhanh chóng hiệu quả. Cái mà Mỹ không nhận được ra đó là truyền thống đánh giặc và nghệ thuật đánh giặc của người Việt Nam có từ ngày xưa. Ta đánh Mỹ bằng những vũ khí phòng không phải nói là thô sơ so với Mỹ, người Mỹ còn tính toán được khả năng tác chiến phòng không của ta trên lý thuyết là không có.
Rút kinh nghiệm qua cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đến với cuộc chiến vùng Vịnh(1991) là hàng loạt các loại PTTC ĐK hiện đại như : máy bay tàng hình F-117A, bom đạn tự dẫn bằng lade, rađa, hồng ngoại, vô tuyến truyền hình(còn gọi là vũ khí tinh thần) và đăc biệt có một loại tên lửa lần đầu tiên được thử nghiệm trên chiến trường đó là Tomahawk, niềm tự hào của giới quân sự Mĩ. Còn kênh kiệu hơn khi người Mĩ nói rằng họ có thể ngồi “tại gia” và bắn chính xác vào bất cứ mục tiêu nào trên trái đất chỉ bằng một động tác bấm nút. Đã trở thành phương tiện chiến đấu nổi bật tạo nên một chiến thắng nhanh chóng với thương vong ít đến kinh ngạc. Qua đó ta thấy rằng ứng dụng công nghệ cao trong quân sự, vũ khí có xu hướng nhẹ hơn, cơ động hơn nhưngđược điều khiển chính xác hơn, tầm bắn xa hơn, toạ độ chính xác và bay với tốc độ nhanh.
Trong Thế chiến I phương tiện phòng không chưa xuất hiện, đến Thế chiến II đã được đưa vào và sau đó hệ thống phòng không được coi trọng và phát triển. Nó được coi là hệ thống không thể thiếu được trong phòng không quốc gia. Trong những ngay đầu kháng chiến chống thực dân Pháp phòng không được coi trọng từ những ngày đầu kháng chiến. Đến năm 1951 thì thành lập phòng không chiến đấu của bộ đội binh chủng, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ(1954). Các trận địa pháo đã mở đầu cuộc tiến công và là nỗi kinh hoàng của chiến binh Pháp, đập tan được các cứ điểm hoả lực của đối phương mở đường cho bộ đội tiến vào và “cắm cờ” chiến thắng trên nóc hầm của tướng Đờ Cát. Một chiến thắng trong đó vị trí của trận địa pháo được giới quân sự Việt Nam nghiên cứu kĩ và coi là phương tiện chủ yếu để uy hiếp và tiêu diệt địch.
Trong tương lai thì phòng không còn phải đối phó với các phương tiện tiến công đường không từ vũ trụ và từ trên không bằng các phương tiện vũ khí hiện đại, được cải tiến và phát triển với những tính năng hiện đại, tấn công trên qui mô rộng, tính bất ngờ cao và đặc biệt là độ chính xác cực kì cao bởi được hướng dẫn định vị bằng các vệ tinh quân sự, được coi là “mắt thần” trong cuộc chiến.
Một loại vũ khí không thể thiếu được trong “Tác chiến phòng không” đó là “Tên lửa”. Một loại vũ khí thông minh, có khả năng huỷ diệt, là một sản phẩm công nghệ cao của thế kỷ 21. Từ khi đưa vào tác chiến qua một số cuộc chiến tranh Việt Nam,Vùng Vịnh, Irap, và gần đây nhất là cuộc chiến tranh ở Nam Tư ,Irap ta thấy gần như không có sự có mặt của con người. Giảm tối đa sự thiệt hại về người, đó là một tiêu chí quan trọng trong chiến tranh hiện đại. Điều này có thể đáp ứng được nếu ngày càng có mặt nhiều hơn những tên lửa thông minh mà con đang vươn tới, những hệ thống tên lửa “trong mơ” mà các cường quốc vũ trang như Nga, Mỹ.. đang còn nằm trong dự án, chờ kinh phí. Ta có thể hình dung ra được rằng chiến tranh trong tương lai, con người chỉ việc ngồi ở một nơi nào đó, bấm nút phóng tên bắn vào một mục tiêu đã được định trước. Đặc tính nổi bật của tên lửa là cơ động, tức là ta có thể bắn từ mặt đất, dưới nước và trên không cùng với khả năng bay xa là một trong những mối đe doạ đối với các mục tiêu ở dưới đất và trên không. Các phát minh khoa học dần hướng thu gọn trong một quả tên lửa và nó là một mối đe doạ lớn đối với các mục tiêu quan trọng. Chính vì vậy tên lửa dần trở thành “quả pháo” khai mào cho một bất cứ một “bữa tiệc” chiến tranh nào trong tương lai. Tên lửa có tầm bắn xa, độ chính xác cao, có uy lực mạnh mẽ. Với sự xuất hiện của vũ khí tên lửa đặc biệt là tên lửa đường đạn chiến lược thí máy bay ném bom chiến lược dần mất đi vị trí độc tôn, nó không còn là phương tiện mang vũ khí hạt nhân nữa. Nếu dùng tên lửa làm vũ khí để tiến công vừa có tác dụng tấn công hiệu quả các mục tiêu quan trọng nằm sâu trong lãnh thổ đối phương vừa có tác dụng răn đe. Vì vậy trong điều kiện kỹ thuật cao thì tác chiến tên lửa trở thành cuộc giao chiến đầu tiên, có ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc chiến.
II.lực lượng phòng không quốc gia của chúng ta
Đối với nước ta, là một nước nông nghiệp lạc hậu lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, đang từng bước hội nhập với thế giới để cùng nhau phát triển, cùng với nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hoà bình trên thế giới cùng xây dựng một thế giới hoà bình, ổn định “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” đó là chủ trương của đảng và nhân dân ta. Tuy nhiên các thế lực thù địch mà đứng sau lưng là bọn “diều hâu” đế quốc luôn tìm cách thôn tính đất nước ta, “Không có gì quí hơn độc lập tự do” chúng ta kiên quyết chống lại các hành động xâm phạm tổ quốc (vùng trời, vùng biển, đất liền).Đối với tầng lớp sinh viên Việt Nam, tầng lớp tri thức trẻ của đất nước, phải không ngừng học tập để có tiếp thu các thành tựu khoa học mới nhất, để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nước ta ngày càng giàu đẹp hơn, sánh vai cùng với các cường quốc trên thế giới. Tuy nhiên cũng không ngừng cảnh giác, luôn luôn có ý thức quốc phòng để sẵn sàng chống lại với mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù. Đi đôi với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa thì chúng ta đồng thời phải xây dựng một quân đội chính qui, hiện đại,và đặc biệt phải phát triển hệ thốnh phòng không quốc gia.
Theo em được biết phương tiện phòng không luôn luôn phát triển cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại . ví dụ Mỹ là một quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát triển mạnh có khả năng chế tạo được rất nhiều loaị máy bay có tính năng hiện đại vì vậy để có biện pháp chống lại phương tiện đó ta cũng cần có các phương tiện phòng không có thể chống lại nó từ đó lực lượng phòng không ra đời .Vì vậy đối với quá trình phát triển của lực lượng phòng không là rất lâu dài và trải qua rất nhiều cuộc kháng chiến đi theo đó có rất nhiều sinh mạng phải chết vì cuộc chiến tranh vô nghĩa đó tiêu biểu là cuộc chiến tranh Mỹ - Việt Nam , nhưng cho đến nay các cuộc chiến tranh mang xu hướng công nghệ cao hầu như chỉ được thực hiện bằng đường không như vậy lực lượng phòng không cần ra đời và phát huy sức mạnh của mình là bắt buộc phải có biện pháp chống lại các phương tiện hiện đại đó .Các phương tiện phòng không bao gồm
lực lượng phòng không nhân dân
tổ hợp ra đa phòng không
tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển
tổ hợp pháo phòng không
* : đối với nước ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập của tổ quốc lực lượng phòng không của ta là hết sức quan trọng nó quyết định toàn bộ nền an ninh của 1 quốc gia , lực lượng phòng không của nước ta không được mạnh như những nước phát triển trên hế giới như mỹ , nga , pháp . . . nhưng bù lại chúng ta lại có những con người dũng cảm , những kinh nghiệm chiến dấu cũng như cả về nghệ thuật chiến đấu nhờ đó mà suốt 80 năm chiến đấu ta đã đánh đuổi được các loại đế quốc như Mỹ , thực dân pháp , nhật , và cuộc chiến gần đây nhất là trung quốc vì vâỵ có thể nói lực lượng phòng không của chúng ta là rất mạnh nhưng để nói về lực lượng phòng không thì ta cần biết phòng không là gì và chức năng , nhiệm vụ của lực lượng phòng không .
2.1 : khái niệm .
Phòng không là toàn bộ các hành động nhằm quản lý , bảo vệ an toàn cho vùng trời của tổ quốc , phát hiện những dấu hiệu tiến công đường không của địch để kịp thời đánh trả và phòng tránh bảo vệ các mục tiêu quan trọng , bảo đảm hoạt động tác chiến của các lực lượng vũ trang và bảo toàn cho nhân dân . theo tổ chức và nhiệm vụ ta có : phòng không quốc gia ,phòng không lục quân, phòng không hải quân , phòng không địa phương ,phòng không nhân dân
Các loại phòng không có vai trò vị trí riêng nhưng lại có sự liên hệ với nhau bổ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ trên thế giới lực lượng phòng không xuất hiện vào cuối chiến tranh thế giới lần thứ một trong thế chiến lần thứ 2 và sau chiến tranh phòng không trở thành bộ phận quan trọng của phòng thủ chung đất nước và hành động tác chiến của bộ đội binh chủng hợp thành của nhiều nước .
ở Việt Nam trong kháng chiến chống pháp phòng không được coi trọng từ những ngày đầu kháng chiến , nhưng từ năm 1951 mới dần tổ chức thành lực lượng phòng không chiến đấu của bộ đội binh chủng hợp thành và góp phần rất lớn vào chiến thắng điện biên phủ 1954. Trong kháng chiến chống mỹ phòng không việt nam đã đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân của định bảo vệ miền bắc , bảo vệ giao thông chiến lược , bảo vệ bộ đội góp phần giải phóng miền nam , thống nhất tổ quốc .Trong tương lai phòng không phải đối phó với các cuộc tấn công đường không bởi các phương tiện vũ khí hiện đại luôn được cải tiến và hoàn thiện với các thủ đoạn mới với qui mô lớn , bất ngờ và công nghệ cao .
2.2 : chức năng , nhiệm vụ , tổ chức lực lượng phòng không nhân dân .
a : nhiệm vụ :
Phòng không để bảo vệ an toàn cho tính mạng , tài sản của nhân dân , là giáo dục nhân dân nâng cao cảnh giác , chuẩn bị phòng chống phương tiện tấn công đường không của địch , nâng cao kiến thức phòng không , xây dựng các loại công sự phòng tránh , nguỵ trang nghi binh , xây dựng hệ thống thông tin báo động , thực hành báo động phòng không , lập kế hoạch và tổ chức phòng tránh , sơ tán người khắc phục hậu quả giúp các ngành có liên quan bảo vệ các mục tiêu quan trọng . Phòng không nhân dân có nhiệm vụ động viên tổ chức lực lượng dân quân tự vệ và quần chúng nhân dân tích cực đánh trả các cuộc tập kích đường không của địch ở địa phương . Tiến hành tổ chức và thực hiện phong không nhân dân với sự phối hợp chặt trẽ của các ngành các cấp theo chức năng của mình , dưới sự lãnh đạo của nhà nước từ trung ương đến địa phương .
a1 : phòng không quốc gia
Phòng không để bảo vệ an toàn lãnh thổ và những mục tiêu quan trọng của quốc gia do lực lượng phòng không quốc gia làm nòng cốt tiến hành có sự hiệp đồng của không quân tiêm kích và các lực lượng phòng không khác . trong phòng không quốc gia phòng không bảo vệ những yếu địa chiến lược như trung tâm hành chính chiên - chính trị khu công nghiệp , khu căn cứ và các mục tiêu quan trọng khác gọi là phòng không yếu địa .về mặt tổ chức quân chủng phòng không gồm các binh đoàn , binh đội hoả lực và các cơ quan bảo đảm khác trong đó có :
+ : bộ đội tên lửa phòng không
+ : bộ đội pháo phòng không
+ : bộ đội rađa phòng không
+ : bộ đội tác chiến điện tử
+ : bộ đội không quân tiêm kích
a1.1 : bộ đội tên lửa phòng không
Là binh chủng cơ bản của bộ đội phòng không quốc gia có nhiệm vụ hiệp đồng chặt trẽ với các quân binh chủng khác đánh trả các các cuộc tập kicks đường không của địch một cách có hiệu quả , bảo vệ vững chắc mục tiêu được giao . bộ đội tên lửa phòng không đồng thời cũng có thể tham gia và việc đập tan các cuộc tấn công đường không của địch .
bộ đội tên lửa phòng không phải thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ngay trong thời bình cũng như trong thời chiến .
Trong thời bình nhiệm vụ cơ bản của bộ đội tên lửa phòng không là không cho các phương tiện tấn công đường không của địch xâm nhập vào vùng trời tổ quốc với mục đích khiêu khích và luôn sẵn sàng để đánh trả các cuộc tấn công bất ngờ của địch .
a1.2 : bộ đội rada phòng không
là một binh chủng bảo đảm chủ yếu cho tác chiến phòng không và phòng tránh địch trên không của quân chủng phòng không , của quân đội và phòng không nhân dân cả nước .
chức năng chủ yếu của của bộ đội ra đa phòng không là quản lý trặt trẽ vùng trời của tổ quốc , kịp thời phát hiện mọi hoạt động trên không đặc biệt là thời điểm tập kích trên không của địch , không để tổ quốc bị bất ngờ trong mọi tình huống . xuất phát từ chức năng mà bộ đội ra đa có nhiệm vụ như sau
thông báo kịp thời mọi tình hình trên không cho sở chỉ huy quân chủng , các sở chỉ huuy của bộ đội phòng không , không quân và cơ quan phòng không nhân dân .
bảo đảm mọi hoạt động chiến đấu và các hoạt động khác của bộ đội không . quân dân dụng trên bầu trời tổ quốc ta .
a1.3 : bộ đội không quân tiêm kích .
được trang bị mát bay tiêm kích các loại để tiêu diệt khí cụ bay có thể dùng đẻ đánh phá mục tiêu trên mặt đất hoặc trên không , mặt nước , trinh sát đường không . trong quân đội nhân dân Việt Nam không quân tiêm kích có từ năm 1964 trực thuộc quân chủng phòng không - không quân .Trong kháng chiến chống mỹ không quân tiêm kích đã tham gia chiến đấu bảo vệ miền bắc và bắn rơi được nhiều máy bay địch và đặc sinh viên Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã đã bắn rơi được chiếc B52 .
a1.4 : Bộ đội pháo phòng không
Bộ đội phoà phòng không có nhiệm vụ hiệp đồng với không quân tiêm kích , tên lửa phòng không , ra đa phòng không cũng như các phương tiện phòng không khác , bảo vệ vững chắc vùng trời của tổ quốc .Tiêu diệt các mục tiêu trên không từ tầm trung trở xuống . Đồng thời bảo vệ bộ đội hợp thành trong các hình thức tác chiến . Sẵn sàng đánh địch mặt đất mặt nước cũng như các nhiệm vụ khác .
Pháo phòng không là lực lượng cơ bản để xây dựng lực lượng phòng không tại chỗ , tầng thấp là rộng khắp .
với sự ra đời của máy bay là một trong những thành tựu vĩ đại của khoa học của nhân loại trong cuộc cách mạng khoa học đồng thời với sự ra đời đó là sự lạm dụng máy bay vaò mục đích quân sự của các nhà tư bản trong những năm đầu thế kỷ 20 lần đầu tiên trên bầu trời Việt Nam xuất hiện chiếc máy bay vào ngày 10-12-1910 mà lúc đó đất nước chúng ta còn là 1 nước rất lạc hậu chưa hiểu thế nào là máy bay . người dân tộc gọi là “ con chim sắt ” bảy năm sau những chiếc máy bay này tham gia vào cuộc đưa “ nền văn minh của nước đại pháp ” đi khai hoá thuộc địa bằng cách đánh phá Việt Nam . Người pháp đã dùng bom để đánh phá , tàn sát Việt Nam và gây rất nhiều đau thương cho nhân dân Việt Nam .
Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến thực dân phá đã dựa vào sức mạnh của mình đánh phá nước ta rất dã man trước bối cảnh đó bộ đội ta đã dùng súng máy , súng trường thiết lập thành những tổ hợp những trung đội , đại đội bắn máy bay địch và ngày 29/6/1946 quân và dân huyện đức hoà (long an) bắn rơi máy bay bằng súng bộ binh .Ngày 16/8/1946 đồng chí Nguyễn Cao Thương tỉnh Vĩnh Trà đã bắn rơi máy bay trinh sát po tê Bằng súng trung liên . . . và ngoài ra còn kết hợp tất cả các phương tiện hiện có để đánh địch như “ mìn ” và những quả “ không lôi ” nhằm gây hoang mang cho địch không cho địch bay gần mặt đất lúc đó lực lượng phòng không của ta chưa ra đời và lúc đó do nhu cầu trước mắt của nhiệm vụ ngăn chặn bước tiến của địch . Chúng ta sử dụng pháo cao xạ 75 mm thu được của địch để đánh địch trên mặt đất , để có vũ khí bắn máy bay các chiến sĩ quân giới và quân dân địa phương sử dụng các loại pháo 20mm ; 12,7mm và 33,2 mm thu được của địch để đánh địch .
Như vậy sự ra đời của pháo cao xạ đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong cuộc chiến tranh nhân dân . Trải qua hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ pháo phòng không đã khẳng định vai trò của mình giành quyền làm chủ vùng trời khống chế được các hoạt động của không quân vốn là chỗ mạnh , là ưu thế tuyệt đối của địch .
Cụ vậy trong chiến dịch Điện Biên Phủ bộ đội pháo phòng không được bộ chỉ huy đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ 55 ngày đêm chiến đấu không nghỉ , pháo phòng không đã kết hợp cùng với pháo binh , bộ binh và các lực lượng bắn rơi 62 máy bay các loại của địch . Các máy bay của Pháp mỹ bay trên bầu trời đIện biên phủ không còn là sự dạo chơi mà là những phút bay kéo dài trên thung lũng Điện Biên Phủ trở thành những phút bay bên bờ vực thẳm .
Nhưng quan trọng hơn cả là bộ đội phòng không trong chiến dịch đã đánh bại thủ đoạn của không quân pháp mà trước đây nó là mạnh nhất của quân đội pháp . Lần đầu trong cuộc kháng chiến chống pháp lực lượng phòng không của quân đội ta , nòng cốt là trung đoàn 367 đã xây dựng một thế trận phòng không chiến dịch và hậu phương chiến dịch giành quyền làm chủ vùng trời khống chế được hoạt động của không quân pháp . Vì vậy bộ đội pháo phòng không đã viết lên 1 trang sử chói loà tô thêm truyền thống vẻ vang của quaan đội nhân dân Việt Nam . Chiến dịch mùa xuân năm 1975 đánh dấu chấm hết cho sự thống trị cái gọi là “ Việt Nam cộng hoà ”giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam .
a1.5 : Tên lửa phòng không có điều khiển.
Tên lửa phòng không có điều khiển là một vật thể bay không người lái có hình dạng khí động nhờ có các động cơ phản lực (laval) (vận tốc rất lớn so với vận tốc âm thanh ) và có sức bền tốt mang vác các đầu đạn để phá huỷ các mục tiêu khác nhau
* : đối với tên lửa phòng không có điều khiển có rất nhiều loại khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng , tác dụng .phân chia theo vị trí phóng : 3 vị trí
+ : phóng trên không
+ : phóng dưới đất
+ : phóng trên biển
Nếu H >= 16 km phóng ở trên cao
Nếu H <= 16 km phóng ở trên không ( có trạng thái không đối không , không đối đất , không đối biển )
Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam để bắn rơi các loại máy bay hiện đại của mỹ ngoài việc sử dụng pháo phòng không chúng ta còn dùng tên lửa phòng không có điều khiển . Bộ đội tên lửa phòng không có điều khiển có khả năng chiến đấu nhưng lại có hoả lực mạnh có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không ở độ cao từ 20 - 30 km có khả năng chiến đấu trong mọi thời tiết , mọi điều kiện có khả năng cơ động hoả lực mạnh , do lực lượng bộ đội phòng không và bộ đội tên lửa phòng không có điều khiển kết hợp nhau tạo thành một hệ thống mạng lưới phòng thủ hết sức chặt trẽ vì vậy khí máy bay địch bay vào sẽ gặp nhiều lớp đạn xen kẽ nhau nên xác suất trúng mục tiêu là rất cao . do đó lúc này máy bay địch đã nâng cao độ cao bay để vượt tầm bắn của pháo phòng không nhưng lại gặp tên lửa phòng không vì vậy máy bay địch sẽ không thoát được .
Việc xuất hiện tên lửa Sam đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phòng không của nước ta . lúc đầu số lượng tên lửa phòng không có đIều khiển của ta còn rất hạn chế do đó khả năng chiến đấu còn hạn chế sua đó khi đã có viện trợ về lực lượng tên lửa tăng thì chúng ta đã làm cho ccs hoạt động không quân mỹ gặp rất nhiều khó khăn ở miền bắc , lúc này lực lượng không quân mỹ dùng tổ hợp nhiều máy bay đi ném bom một lúc ( cụ thể là khí máy bay B52 đi tiêm kích thì có rất nhiều mát bay khác đi để dẫn đường và gây nhiễu cho ra đa của ta gọi là “ pháo đài bay ” ) nhưng do kinh nhiệm chiến đấu của quân và dân ta khí máy bay B52 cắt bom thì ra đa sẽ bắt được tín hiệu và phóng tên lửa có điều khiển tiêu diệt luôn và trong cuộc không kích của mỹ dùng B52 để đưa Hà Nội về thời kỳ đồ đá đã bị phá sản, khi mỹ đưa B52vào đánh Hà Nội đã bị hàng dào phòng thủ dày đặc gồm tất cả các phương tiện phòng không và máy bay phòng không chống trả nhất là tên lửa phòng không có điều khiển và pháo phòng không và trong cuộc chiến này mỹ đã bị bắn rơi 34 chiếc B52 , mà B52 là một vũ khí cực kỳ hiện đại (là con át chủ bài của Mỹ) ngoài ra B52 còn rất đắt do đó mỹ đã bị thiệt hại rất nặng không còn khả năng chiến đấu được nữa .
Trong giai đoạn hiện nay khi đã kết thúc chiến tranh tình hình kinh té liên xô đã không còn mạnh như ngày xưa cho nên việc viện trợ vũ khí cũng bị cắt hoàn toàn vì vậy mà lượng vũ khí của ta còn lại toàn là những vũ khí còn tồn lại từ những năm 1980 . vì vậy muốn cho lực lượng quân đội nước ta mạnh lên chúng ta cần phải chế tạo được những vũ khí hiện đại hoặc mua của nước ngoài .
a1.6 : bộ đội tác chiến điện tử phòng không.
Tác chiến điện tử là một bộ phận hợp thành của chiến tranh vô tuyến điện tử chủ yếu thực hiện chức năng chiến thuật .
Tác chiến điện tử là tập hợp các biện pháp chiến thuật , kỹ vhiến thuật dựa trên cơ sở các phương tiện và thiết bị vô tuyến điện tử hiện có nhằm đạt tới mục đích cuối cùng của chiến tranh vô tuyến điện tử là giành thế chủ động trên chiến trường thông qua các hình thức
trinh sát vô tuyến điện tử
chế áp vô tuyến điện tử
các biện pháp ta tiến hành tác chiến điện tử trong phòng không thể hiện qua các mặt
+ : chống nhiễu bảo vệ ra đa
+ : trận địa giả vô tuyến điên tử
+ : chống tên lửa tự dẫn
+ : chống trinh sát vô tuyến điện tử đối phương
trinh sát nhiều , trinh sát kỹ thuật vô tuyến các phương tiện vô tuyến viễn thông
các biện pháp nhằm bảo vệ các mục tiêu chủ yếu
+ : thông tin vô tuyến chỉ huy
+ : ra da quan sát và bắt mục tiêu
+ : các thiết bị hồng ngoại bắt mục tiêu và bám góc
các biện pháp tác chiến điện tử phòng không nhằm thực hiện nhiệm vụ
+ : đảm bảo khả năng quan sát tình huống trên không phát hiện các phương tiện tấn công của địch
+ : dẫn đường cho máy bay tiêm kích đánh mục tiêu
+ : dẫn hoặc tự dẫn cho tên lửa phòng không dến mục tiêu
+ : trinh sát phục vụ chế áp , thiết bị viến thông điện tử không quân đối phương
+ : báo động truyền tin về đường bay đối phương , chỉ huy và điều khiển các lực lượng phòng không
+ : đảm bảo an toàn cho không quân mình trước hoả lực phòng không đối phương
a1.7 : phòng không lục quân
trong gia đoạn hiện nay phòng không lục quân vừa phải bảo vệ lực lượng tác chiến của binh chủng họp thành , đồng thời phải bảo vệ các mục tiêu yếu địa .
a1.8 : phòng không hải quân
trong thời chiến , cũng như trong thời bình phòng không hải quân đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ vùng biên giơi của tổ quốc ta khii chúng ta cần phải gìn giữ , bảo vệ hai quần đảo trường xa và hoàng xa
trong khi nguồn tài nguyên của chúng ta bây giờ chủ yếu là các nguồn khí và dầu mỏ khai thác ở ngoài khơi do đó lực lượng phòng không hải quân cần bảo vệ và quan sát tránh sự nhòm ngó của kẻ thù nhất là trong giai đoạn công nghệ kỹ thuật cao đang phát triển
phòng không hải quân chủ yếu là các phương tiện phòng không trên tàu và các máy bay tiêm kích .
III. Lực lượng phòng không công nghệ cao ,mạng rada ,vai trò của tên lửa phòng không
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại hai mặt đối lập, thì vũ khí công nghệ cao nói chung và vũ khí tiến công đường không cũng không ngoại lệ, bất kỳ loại vũ khí nào cho dù nó có hiện đại đến đâu đều có nhược điểm, vì vậy một vấn đề đặt ra cho bộ đội phòng không, không quân là làm cách nào để có thể tận dụng tốt nhược điểm của địch, hạn chế nhược điểm của ta để có thể chiến thắng vũ khí công nghệ cao. Điều này đã được chứng minh qua thực tế đó là cuộc chiến tranh Việt Nam và Nam Tư.
Để làm được điều này, có rất nhiều thách thức khó khăn đặt ra. Để chống lại vũ khí công nghệ cao đặc biệt là vũ khí tiến công phòng không trong thời đại hiện nay thì tác chiến phòng không có vai trò cực kỳ quan trọng.
1. Khả năng hoạt động của rađa phòng không:
Bộ đội rađa phòng không là một binh chủng bảo đảm chủ yếu cho tác chiến phòng không và phòng tránh địch trên không của quân chủng phòng không, của quân đội và phòng không nhân dân trong cả nước. Chức năng chủ yếu của bộ đội rađa phòng không là quản lý chặt chẻ vùng trời của tổ quốc, kịp thời phát hiện mọi hoạt động trên không đặc biệt là thời điểm tập kích đường không của địch, không để Tổ Quốc bị bất ngờ trong mọi tình huống.
Rađa phòng không có những đặc điểm sau:
Thường xuyên sẵn sàng chiến đấu cao cả thời bình cũng như thời chiến, tổ chức trực ban sẵn sàng chiến đấu chặt chẻ liên tục trong mọi thời gian, tình huống chiến đấu diển biến khẩn trương phức tạp, quyết liệt, không gian rộng lớn.
Đối tượng chiến đấu có số lượng lớn máy bay và phương tiện hoật động đường không được trang bị hiện đại.
Đội hình chiến đấu rất phân tán, rộng khắp lại chịu ảnh hưởng của nhiều điều kiện địa hình thời tiết khác nhau song lại đòi hỏi sự chỉ huy chiến đấu tập trung thống nhất cao.
Hiệp đồng chiến đấu với nhiều đơn vị có yêu cầu cao và khác nhau, nhất là đối với đơn vị hoả lực phòng không.
Trang bị khí tài hiện đại đồng bộ, trong chiến đấu đảm bảo kỹ thuật rất phức tạp tiêu thụ cơ sở vật chất lớn.
Rađa phòng không có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống phòng không phòng thủ quốc gia, một trong những hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật quân sự. Xu hướng hiện nay trên thế giới là tàng hình hoá các phương tiện tiến công đường không, đối tượng phát hiện chủ yếu của rađa phòng không, nhằm vô hiệu hoá gây khó khăn cho hoạt động của rađa, tạo yếu tố bất ngờ trong tiến công và tập kích đường không. Trong lĩnh vực tác chiến điện tử việc chống phá các hoạt động bình thường của rađa, tiêu diệt rađa của đối phương khi chiến tranh xảy ra cũng được các nước đặc biệt quan tâm.
2. Khả năng hoạt động của tên lửa phòng không:
Bộ đội tên lửa phòng không là binh chủng cơ bản của bộ đội phòng không quốc gia có nhiệm vụ hợp đồng chặt chẻ với các quân binh chủng đánh trả các cuộc tập kích đường không của địch một cách có hiệu quả, bảo vệ vững chắc mục tiêu được giao. Bộ đội tên lửa phòng không đồng thời cũng có thể tham gia vào việc đập tan các cuộc tiến công trên bộ của địch bằng cách yểm hộ cho bộ binh, không quân hoạt động trên chiến trường.
Trong thời bình, thì vai trò của bộ đội tên lửa phòng không cũng rất to lớn. Với nhiệm vụ hiện nay là không cho các phương tiện tiến công đường không của địch xâm phạm vùng trời đất nước với mục đích trinh sát hoặc khiêu khích và luôn sẵn sàng để có thể đánh trả các cuộc tập kích đường không của địch. Khi chiến tranh xảy ra, nhất là chiến tranh công nghệ cao mà các cuộc tập kích đường không đóng vai trò then chốt, thì vai trò của bộ đội tên lửa phòng không càng được khẳng định.
Bộ đội tên lửa phòng không có các khả năng chiến đấu:
Có hoả lực mạnh, hiệu quả cao.
Có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không ở độ cao từ (20m đến 30km).
Có khả năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết.
Có khả năng cơ động hoả lực nhanh.
3. Khả năng chiến đấu của pháo phòng không:
Bộ đội pháo phòng không có nhiệm vụ hiệp đồng với không quân tiêm kích, tên lửa phòng không, rađa phòng không cũng như các phương tiện phòng không khác bảo vệ vững chắc vùng trời của Tổ quốc. Tiêu diệt các mục tiêu trên không từ tầm trung trở xuống, đồng thời bảo vệ bộ đội hợp thành trong các hình thức tác chiến, sẵn sàng đánh địch mặt đất, mặt nước cũng như các nhiệm vụ khác.
Pháo phòng không là lực lượng cơ bản để xây dựng lực lượng phòng không tại chổ và rộng khắp. Pháo phòng không có tính chất:
Diễn biến chiến đấu khẩn trương, liên tục, phức tạp.
Yêu cầu hợp đồng chiến đấu cao.
Hình thức phương pháp chiến đấu phong phú và đa dạng.
Khả năng chiến đấu của pháo phòng không: các phương tiện tiến công đường không hoạt động ở độ cao trung bình trở xuống, chủ yếu là máy bay chiến thuật, trực thăng, tên lửa có cánh.
4. Vai trò của tác chiến điện tử trong chiến tranh công nghệ cao:
Tác chiến điện tử là một bộ phận hợp thành của chiến tranh vô tuyến điện tử, chủ yếu là thực hiện các chức năng chiến thuật. Thực chất của tác chiến điện tử là một cuộc chiến tranh trên lĩnh vực vô tuyến điện.
Nếu xét đơn thuần về kỹ thuật thì chiến tranh vô tuyến điện tử chỉ là một cuộc chiến đấu giành ưu thế năng lượng bức xạ sóng điện từ. Nhưng nếu bỏ qua mọi chi tiết kỹ thuật thì chiến tranh vô tuyến điện tử chỉ đơn giãn là một cuộc chiến đấu giành thời gian. Bên tiến công dùng các biện pháp chống vô tuyến điện tử với mục đích rút ngắn thời gian mà đối phương cần thiết để phản ứng, về phần mình phía phòng ngự đem tất cả mọi biện pháp để kéo dài thời gian cho mình kịp đối phó.
Tác chiến điện tử là một dạng quan trọng của tác chiến phòng không. Các biện pháp tác chiến điện tử được tiến hành kết hợp với việc tiêu diệt các thiết bị và hệ thống vô tuyến điện tử của địch. Tác chiến điện tử là một hình thức tác chiến dựa trên kỹ thuật điện tử, là sự kết hợp giữa các biện pháp kỹ và chiến thuật nhằm phát huy cao nhất tính năng tác dụng của vũ khí khí tài thực hiện thắng lợi phương án tác chiến.
Ngày nay, trong chiến tranh công nghệ cao, càng khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của tác chiến điện tử. Với sự phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực điên tử, thì tác chiến điện tử có thể nói đã trở thành một cuộc chiến đấu thật sự cả thời bình cũng như thời chiến, một cuộc chiến đấu dai dẳng giữa ta và địch. Mặt khác tác chiến điện tử ngày nay có thể trinh sát các mục tiêu của đối phương, chế áp vô tuyến điện tử, chống nhiễu…
Do tầm quan trọng của tác chiến điện tử, các nước trên thế giới không ngừng chạy đua, cải tiến các thiết bị tác chiến điện tử.
Đ2. ý kiến bản thân về vai trò của tên lửa trong lực lượng phòng không quốc gia
Qua hai tuần học quân sự do các thày giao ở trong khoa quân sự trường
ĐHBK Hà nội giảng dạy chúng em đã thấy được khá nhiều ưu nhược điểm của llpk cũng như pttc đường không của địch và qua đó ta cũng thấy được sự chiến đấu anh dũng, sẵn sành hy sinh mọi thứ vì nền độc lập dân tộc của lớp cha anh đi trước.
Với tư cánh là sinh viễn khoa hoá trường ĐBK Hà nội em có một số quan điểm như sau :
Chũng ta cần tổ chức (đào tạo ít nhất một lực lượng sinh viên giỏi đi học tập quan sự cũng như các kỹ thuật công nghệ cao ở các nước phát triển, đào tạo và chuyên gia về vũ khi.
phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân, xây dựng và phát triển hệ thống phòng không ND trên cơ sở phát huy truyền thống của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ trước đây.
Tổ chức đánh trả các pttcđk của địch : tích cực chủ động đánh trả đối với tích cực phòng tránh. Đẩy mạnh công tác phòng không nhân dân là phương châm chủ đạo cho lực lượng vũ trang của cơ quan, xí nghiệp, nhà máy và để chủ động đánh trả có hiệu quản cần phải : tổ chức hệ thống phòng không rộng khắp, hoàn chỉnh ở trong khu vực cũng như phạm vi trong cả nuớc.
Hệ thống phòng không từng khu vực của quốc gia phải bảo đảm tính đồng bộ liên hoàn rộng khắp nhưng có trọng tâm các llpk được bố trí trên các hướng chiến lược để bảo vệ các khu vực MTQ trong của ddất nước. Các binh đoàn tên lửa phòng không quốc gia phải hiệp đồng với các llpk của quân khu, quân đoàn hải quân và các khu vực pk trên địa bản tổ chức thành các khu vực pk mạnh có chiều sâu ở các độ cao khác nhau có khả năng đánh địch từ xa liên tục trên đường bay và khi chúng đánh vào các mục tiêu. Những khu vực tlpk này được tổ chức trên các địa bàn có ý nghĩa chiến dịch, chiến lược quan trọng và chúng được liên kết bằng hoà lực của các khu vực phòng không, điểm phòng không lớn tạo thành một hệ thống hoả lực phòng không hoà chỉnh trong phạm vi từng khu vực cũng như trong cả nước. Tạo thành hệ thống rộng khắp có ; hoả lực dày đặc, hiệp tác cùng với các llpk khác.có lựa chọn, có trọng điểm trong việc đánh trả địch tấn công
Do vũ khí trạng bi phòng không ta còn khá hạ chế hơn nữa vừa đánh trả địch vừa phải thực hiện các biện pháp phòng tránh bảo toàn ll nên khi đánh trả cần lựa chọn những đối tượng trực tiếp đánh phá vào những mục tiêu quang trọng của ta. Đối tượng chủ yế cần tiêu diệt là các loại máy bay ném bom, máy bay trinh sát và tên lựa hành trình. Khi yểm hộ cho không quân chiến đấu. Đồng thời ta cần lựa chọn thời cơ , điều kiện có lợi nhất để tiêu diệt địch, tránh bộc lộ ll khi không cần thiết.
Tổ chức đánh trả bảo vệ mục tiêu cố địch
các phương tiện tấn công đường không của dịch là rất hiện đại do đó ta cần nghiền cứu kỹ về địch để tìm ra những điểm yếu và lợi dụng điều đó ta đánh đúng vào điểm yếu của địch nhằm đạt hiệu quả cao. Cần quan sát kỹ chu kỳ hoạt động, nguyên lý hoạt động, chu kỳ tấn công, hướng tần công và có thể tấn công vào đâu, cũng như thời gian tấn công qua đó có biện pháp chống đỡ các pttc đường không .
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu KHKT, nghệ thuật tác chiến phòng không từng bược hoàn thiện, hiện đại hoá hệ thống phòng không đảm bảo chiến đấu và phòng tránh có hiệu quả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60092.DOC