Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện các chính sách
của tỉnh: Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, tỉnh
đã ban hành rất nhiều các chính sách phù hợp,
tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có những chính
sách còn lỏng lẻo, khiến một số doanh nghiệp
vẫn có thể lách luật. Công tác quản lý nhà
nước cụm công nghiệp Bắc Ninh cần rà soát,
sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới quy chế
phối hợp các Sở, UBND cấp huyện và đơn vị
liên quan về quản lý, giải quyết các thủ tục
triển khai dự án đầu tư hạ tầng và sản xuất
trong cụm theo cơ chế một cửa liên thông.
Đối với các nhà đầu tư, cần có những chính
sách khuyến khích hợp tác, chuyển giao công
nghệ. Hạn chế chuyển giao, mua bán công
nghệ lạc hậu. Đồng thời, có chính sách để
phát triển các doanh nghiệp trong tỉnh nâng
cao năng lực đổi mới công nghệ của mình
thông qua các quỹ đầu tư, các chương trình
nghiên cứu phát triển công nghệ
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý thuyết thương mại quốc tế Heckcher-Ohlin với chính sách xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh (Việt Nam), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TNU Journal of Science and Technology 225(15): 71 - 78
Email: jst@tnu.edu.vn 71
LÝ THUYẾT THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ HECKCHER-OHLIN
VỚI CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA TỈNH BẮC NINH (VIỆT NAM)
Nguyễn Huy Phƣơng1*, Trần Thị Mỹ Lộc1 , Hà Trọng Quỳnh2
1Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2Khoa Quốc tế - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bắc Ninh là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu trong nhiều
năm liên tiếp. Để khai thác triệt để nguồn lợi mà xuất khẩu đem lại, trả lời những câu hỏi “Xuất
khẩu cái gì?”, “Xuất khẩu cho ai” và “Xuất khẩu như thế nào” đòi hỏi phải có những chính sách
thực tế xuất phát từ các học thuyết kinh tế liên quan cũng như kinh nghiệm thực tiễn từ quốc gia
khác. Một trong những học thuyết kinh tế có ý nghĩa quan trọng giải thích được những vấn đề này
là học thuyết Hecker-Ohlin. Nghiên cứu đã sử dụng báo cáo tài chính của ba doanh nghiệp lớn trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh đại diện cho 3 nhóm hàng hoá xuất khẩu nổi bật của tỉnh là mặt hàng dệt
may, nhựa và linh kiện điện tử để tính toán tỷ lệ K/L, qua đó đánh giá mức độ phù hợp với thực
tiễn của học thuyết Hecker-Ohlin. Kết quả cho thấy rằng lý thuyết này vẫn đúng với xuất khẩu tỉnh
Bắc Ninh, về cơ bản các nước xuất khẩu vẫn dựa trên khái niệm về mức độ dồi dào của các yếu tố
sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó lý thuyết này cũng còn những hạn chế nhất định, do đó cần có
những chính sách phù hợp để có thể vận dụng được lý thuyết Heckcher-Ohlin cũng như kinh
nghiệm xuất khẩu của một số quốc gia khác vào thúc đẩy xuất khẩu trong nước.
Từ khoá: Lý thuyết Heckcher-Ohlin; xuất khẩu; Bắc Ninh; chính sách; thương mại.
Ngày nhận bài: 31/8/2020; Ngày hoàn thiện: 05/12/2020; Ngày đăng: 09/12/2020
THE THEORY OF HECKCHER-OHLIN INTERNATIONAL TRADE
WITH THE EXPORT POLICY OF BAC NINH PROVINCE (VIETNAM)
Nguyen Huy Phuong
1*
, Tran Thi My Loc
1
, Ha Trong Quynh
2
1National Economics University
2TNU – International School
ABSTRACT
Bac Ninh is one of the leading localities in the country in terms of export turnover for many
consecutive years. To fully exploit the resources that exports bring and to answer the questions
"To export what?", "To whom to export" and "How to export" require practical policies derived
from relevant economic theories as well as practical experience from other countries. One of the
important economic theories that can be used to explain these problems is the Hecker-Ohlin
theory. The study used the financial statements of three large enterprises in Bac Ninh province
representing three prominent commodity groups of the province, namely textiles, plastics and
electronic components to calculate the ratio K/L, thereby assessing the suitability level of Hecker-
Ohlin theory with practice. The results show that this theory is still true for the export of Bac Ninh
province, basically the exporting countries are still based on the concept of the abundance of
factors of production. However, besides this theory, there are also certain limitations, it is
necessary to have appropriate policies to apply the Heckcher-Ohlin theory as well as the export
experience of some other countries to promote domestic export.
Key words: Heckcher-Ohlin theory; export; Bac Ninh; policy; trade.
Received: 31/8/2020; Revised: 05/12/2020; Published: 09/12/2020
* Corresponding author. Email: huyphuongktqd273@gmail.com
Nguyễn Huy Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 71 - 78
Email: jst@tnu.edu.vn 72
1. Giới thiệu
Bắc Ninh là một tỉnh thành giàu tiềm năng
xuất khẩu. Với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi,
là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội,
cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền
núi Bắc Bộ cũng như nằm trên hành lang kinh
tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long,
Bắc Ninh được đánh giá là trung tâm kinh tế
lớn, một thị trường rộng lớn thứ hai cả nước.
Tỉnh không chỉ có sức cuốn hút toàn diện về
chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá
mà còn là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao
công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với cả nước.
Bên cạnh đó, Bắc Ninh còn có nguồn lao động
dồi dào, cơ cấu lao động trẻ và chất lượng lao
động ngày càng được cải thiện, đây là lợi thế
lớn trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Cùng với đó là nguồn vốn đầu tư lớn và cơ sở
hạ tầng ngày càng được hoàn thiện hơn với rất
nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu của tỉnh.
Tỉnh có rất nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu
như: Chính sách thu hút đầu tư, nâng cao năng
lực cạnh tranh, xây dựng và phát triển thương
hiệu doanh nghiệp trên địa bàn xúc tiến thương
mại của tỉnh và cải cách thủ tục hành chính
Bắc Ninh trở thành một địa điểm thuận lợi cho
các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư đem lại
lợi nhuận đáng kể và lâu dài.
Lý thuyết Heckscher-Ohlin (H-O) là một trong
những lý thuyết giải thích logic nhất về nguồn
gốc lợi thế so sánh và thương mại. Với giả
thiết đơn giản và dựa trên khái niệm về mức độ
dồi dào của yếu tố sản xuất, lý thuyết này
không chỉ cho phép đưa ra dự đoán về cơ cấu
sản xuất và thương mại giữa các quốc gia, mà
còn giúp cho việc nghiên cứu một loạt các vấn
đề liên quan đến giá cả hay tăng trưởng của
các yếu tố sản xuất đến quy mô sản xuất và
thương mại, và ảnh hưởng của thương mại đến
quá trình phân phối thu nhập trong quốc gia.
Với mong muốn đưa ra những chính sách
xuất khẩu phù hợp nhất với quốc gia mình, có
rất nhiều nhà nghiên cứu vận dụng lý thuyết
Heckscher-Ohlin để dự đoán về cơ cấu sản
xuất và thương mại đối với quốc gia của họ.
Qua đó khẳng định rằng lý thuyết H-O về cơ
bản vẫn còn nguyên giá trị khi áp dụng được
cho hầu hết các quốc gia trên thế giới. Có thể
kể đến một số các nghiên cứu quốc tế như của
Pei và cộng sự [1] đã chỉ ra rằng Trung Quốc
dùng ngoại thương để phát huy tối đa lợi thế so
sánh về lượng lao động dồi dào và tiết kiệm
nguồn vốn đối với 11 trong số 12 quốc gia
được chọn để nghiên cứu, điều này về cơ bản
đúng với lý thuyết Heckscher-Ohlin. Tuy
nhiên, Trung Quốc vẫn có thể xuất khẩu những
mặt hàng sử dụng nhiều vốn dù quốc gia này
có thế mạnh về lao động. Điều này được thể
hiện rõ qua quan hệ thương mại song phương
giữa Mỹ và Trung Quốc. Hay như trong
nghiên cứu của Vlatka Bilas và Mile Bošnjak
[2] thì thương mại hàng hóa quốc tế giữa
Croatia và các quốc gia thành viên Liên minh
châu Âu khác phù hợp với giả định của định lý
Heckscher-Ohlin về lợi thế so sánh. Dựa trên
thử nghiệm thực nghiệm, có thể kết luận rằng
Croatia có nguồn lao động dồi dào và xuất
khẩu ròng của ngành sản xuất Croatia là ngành
thâm dụng lao động. Hai nhà nghiên cứu
Andrew Clarke và Kishore G. Kulkarni [3]
cũng đã kiểm tra ứng dụng của định lý H-O
với thương mại đồng thời giữa hai quốc gia
Malaysia và Singapore. Kết quả cho thấy
Singapore đã xuất khẩu các sản phẩm sử dụng
tương đối nhiều các yếu tố về vốn và Malaysia
xuất khẩu các sản phẩm thiên về sử dụng nhiều
lao động. Điều này đáp ứng giả thuyết của Lý
thuyết H-O, Tuy nhiên, khi xem xét tỷ lệ
cường độ nhân tố của hai lĩnh vực này so với
tỷ lệ dồi dào của yếu tố thấy rằng xuất khẩu
của Singapore về cường độ vốn thấp hơn so
với dự kiến của H-O, phát hiện này cho thấy
Malaysia đang xuất khẩu nhiều hơn so với dự
kiến hàng hóa thâm dụng vốn dự kiến của họ
sang Singapore.
Việc vận dụng lý thuyết H-O để xác định cơ
cấu mặt hàng xuất nhập khẩu đối với cả nước
đã được nhắc tới trong một vài nghiên cứu.
Tuy nhiên, kiểm nghiệm thông qua xuất khẩu
của một tỉnh dẫn đầu cả nước về kim ngạch
xuất nhập khẩu như Bắc Ninh vẫn chưa được
đề cập tới. Do đó, nghiên cứu là cần thiết cho
tỉnh Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói
chung, cụ thể là: Dựa trên đánh giá tình hình
xuất khẩu của tỉnh, nghiên cứu đã kiểm
nghiệm lý thuyết Heckscher-Ohlin và thấy
Nguyễn Huy Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 71 - 78
Email: jst@tnu.edu.vn 73
rằng lý thuyết này vẫn đúng với xuất khẩu
tỉnh Bắc Ninh, về cơ bản các nước xuất khẩu
vẫn dựa trên khái niệm về mức độ dồi dào của
các yếu tố sản xuất. Theo [4], “Một quốc gia
sẽ xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều
tương đối yếu tố sản xuất dồi dào tương đối,
và nhập khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều
tương đối yếu tố sản xuất khan hiếm tương
đối của quốc gia đó”.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu sử dụng hoàn toàn số liệu thứ cấp
được thu thập từ Tổng cục Thống kê tỉnh Bắc
Ninh, báo cáo tài chính của một số doanh
nghiệp xuất khẩu tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh,
phân tích, tổng hợp: So sánh giữa nội dung lý
thuyết với tình hình xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh
với lựa chọn ba nhóm hàng là mặt hàng dệt
may, nhựa và hàng linh kiện điện tử, đối
chiếu tỷ lệ K/L để đánh giá mức độ phù hợp
với thực tiễn của lý thuyết.
2.3. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu cụ thể được thể hiện
qua Hình 1.
Trong đó, tại bước 3, để tính tỷ lệ vốn trên lao
động đối với một số mặt hàng xuất khẩu nổi
bật của tỉnh Bắc Ninh (như dệt may và linh
kiện điện tử), nhóm tác giả đã sử dụng báo cáo
tài chính của một số doanh nghiệp tiêu biểu
trên địa bàn tỉnh là Đáp Cầu, Canon, Seoul
Metal để thu thập số liệu về chi phí sản xuất
của các sản phẩm may mặc, nhựa và linh kiện
điện tử. Dựa trên các giả thiết của học thuyết
Hecker-Ohlin nổi bật đó là chỉ có hai yếu tố
sản xuất là vốn (K) và lao động (L), nhóm tác
giả đã sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
đại diện cho chi phí vốn (K) và chi phí nhân
công trực tiếp đại diện cho chi phí lao động
(L), từ đó làm cơ sở để tính toán tỷ lệ vốn trên
lao động đối với các mặt hàng đó.
3. Kết quả và bàn luận
3.1. Tình hình xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh
Giai đoạn 2009 - 2019, Bắc Ninh trở thành
một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về giá
trị xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2019
lên tới 34,03 tỷ USD. Nhiều mặt hàng đã
vươn tới những thị trường khắt khe như Nhật
Bản, Hàn Quốc, ASEAN, châu Âu, châu Mỹ,
châu Phi... Mặt hàng xuất khẩu của tỉnh gồm
2 nhóm chính là hàng công nghiệp - thủ công
mỹ nghệ và hàng nông lâm sản với cơ cấu có
sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ
trọng hàng công nghiệp - thủ công mỹ nghệ.
Đặc biệt là nhóm hàng điện thoại và linh kiện.
Thị trường xuất khẩu của tỉnh với hàng nông
sản, dệt may, gỗ và thủ công mỹ nghệ là Hoa
Kỳ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc
Đối với hàng điện tử: dẫn đầu về thị trường
nhập khẩu nhóm hàng này vẫn là Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore,
Hà Lan,
Tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2009 - 2019 (ĐVT: triệu USD) liên
tục tăng nhanh (Hình 2).
Hình 1. Quy trình nghiên cứu
Hệ thống hóa lý thuyết Heckscher-Ohlin
Thu thập số liệu xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh
Tính tỷ lệ vốn trên lao động đối với một số mặt hàng xuất khẩu
Kiểm chứng với lý thuyết H-O
Kết luận
Nguyễn Huy Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 71 - 78
Email: jst@tnu.edu.vn 74
935.9
2,451.40
7,757
15,041
26,283
21,81821,90322,839
29,921
34,91534,038
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Giá trị xuất khẩu
(Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2009-2019) [5]
Hình 2. Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009-2019
Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong
năm 2019 xấp xỉ 35 tỷ USD, chiếm 13,3%
kim ngạch xuất khẩu cả nước, xếp thứ 2/63
tỉnh/TP (Sau TP. HCM là 39,7 tỷ USD).
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và
linh kiện đạt 28,4 tỷ USD, chiếm 81% kim
ngạch xuất khẩu toàn tỉnh và chiếm 54,7%
kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này cả
nước. Quy mô hoạt động thương mại, dịch vụ
tiếp tục được mở rộng [5].
3.2. Kiểm chứng xuất khẩu của tỉnh Bắc
Ninh theo lý thuyết H-O
3.2.1. Mặt hàng sử dụng nhiều lao động
Bắc Ninh có lợi thế về nguồn nhân lực dồi
dào giá rẻ, chính vì thế, những mặt hàng sử
dụng nhiều lao động chính là thế mạnh của
tỉnh. Theo đó, thu nhập bình quân của lao
động gián tiếp là 6,8 triệu đồng/người/tháng,
của lao động trực tiếp là 5,7 triệu
đồng/người/tháng (Bình quân chung đạt mức
6 triệu đồng/người/tháng).
Xét một mặt hàng thực tế là hàng dệt may.
Ngành may là ngành thâm dụng lao động so
với các ngành công nghiệp khác và không yêu
cầu đầu tư lớn về công nghệ hiện đại. Phần
lớn đều có quy mô vốn vừa và nhỏ. Mặc dù
sử dụng rất nhiều lao động, chi phí nhân công
hiện tại trả cho công nhân của ngành vẫn còn
quá rẻ, trong khi đó chi phí cho nguyên vật
liệu và các chi phí khác lại rất lớn. Điều này
được giải thích do phần lớn các nguyên vật
liệu sản xuất vẫn phải nhập khẩu, chiếm đến
50% giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, ngành
này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng
xuất khẩu.
Công ty may Đáp Cầu có trụ sở đặt tại khu 6,
phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh
Bắc Ninh với ngành nghề sản xuất kinh doanh
chính là xuất nhập khẩu sản phẩm, nguyên
phụ liệu hàng may mặc và thị trường xuất
khẩu chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Dựa trên số liệu về các loại chi phí sản xuất
mặt hàng dệt may của công ty Đáp Cầu trên
Bảng 1 cho thấy chi phí cho lao động chiếm
tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất so với
chi phí cho nguyên vật liệu trực tiếp.
May mặc là mặt hàng thâm dụng lao động khi
tỷ lệ vốn trên lao động (K/L) là 17/83 (Hình 3).
Bảng 1. Các loại chi phí sản xuất mặt hàng dệt may của công ty Đáp Cầu
Các loại chi phí Chi phí (VNĐ) Tỷ lệ vốn trên lao động (K/L)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (K) 52.173.873.180 17/83
Chi phí nhân công trực tiếp (L) 254.245.719.760
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty may Đáp Cầu - 2018) [6].
Nguyễn Huy Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 71 - 78
Email: jst@tnu.edu.vn 75
Hình 3. Tỷ lệ vốn và lao động ngành dệt may
Nguồn: Tác giả xây dựng từ số liệu thu thập
Hình 4. Tỷ lệ vốn và lao động ngành nhựa
Nguồn: Tác giả xây dựng từ số liệu thu thập
Bảng 2. Báo cáo giá thành sản phẩm nhựa Canon
Các loại chi phí Chi phí (VNĐ) Tỷ lệ vốn trên lao động (K/L)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (K) 872.479.448 89/11
Chi phí nhân công trực tiếp (L) 111.382.452
(Nguồn: Báo cáo giá thành của sản phẩm nhựa Canon - tháng 12/2015) [7]
Bảng 3. Các loại chi phí sản xuất thiết bị điện tử của Công ty Seoul Metal Việt Nam
(giai đoạn từ 01/04/2018 đến 30/06/2018)
Các loại chi phí Chi phí (VNĐ) Tỷ lệ vốn trên lao động (K/L)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (K) 20.922.003.539 68/32
Chi phí nhân công trực tiếp (L) 9.953.309.362
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Seoul Metal Việt Nam - 2018) [8]
3.2.2. Mặt hàng sử dụng nhiều vốn
Các sản phẩm từ nhựa cũng chiếm tỷ trọng
đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh
Bắc Ninh. Một trong những doanh nghiệp tiêu
biểu của tỉnh chuyên xuất khẩu các sản phẩm
nhựa chính là Canon Việt Nam có trụ sở tại lô
B1, khu công nghiệp Quế Võ, phường Vân
Dương, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Sau khi thu thập báo cáo giá thành sản xuất
sản phẩm nhựa Canon được Canon Việt Nam
đặt hàng tại công ty cổ phần Đại Kim có cơ
sở sản xuất nằm trên km17, thị trấn Như
Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
(Bảng 2) cho thấy chi phí cho nguyên vật liệu
trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí
sản xuất so với chi phí cho lao động.
Sản phẩm nhựa Canon là mặt hàng thâm dụng
vốn khi tỷ lệ vốn trên lao động (K/L) là 89/11
(Hình 4).
3.2.3. Mặt hàng sử dụng nhiều cả vốn và
lao động
Có thể nói luồng đầu tư FDI trong lĩnh vực
điện tử đã tạo lượng vốn lớn cho ngành điện
tử Việt Nam nói riêng và Bắc Ninh nói chung.
Mặc dù đầu tư nước ngoài vào nhiều, nhưng
các doanh nghiệp FDI này chủ yếu khai thác
lợi thế về thuê đất và lao động rẻ tại Việt
Nam. Các doanh nghiệp FDI rất ít sử dụng
nguyên vật liệu tại chỗ, chủ yếu là nhập khẩu
và chỉ gia công tại Việt Nam. Qua khảo sát
các doanh nghiệp điện tử cho thấy hầu hết
doanh nghiệp xuất khẩu điện tử là doanh
nghiệp FDI, do đó tài sản và tổng vốn của các
doanh nghiệp khá dồi dào.
Trong số những mặt hàng xuất khẩu nổi bật
của tỉnh, mặt hàng thiết bị điện tử cũng chiếm
tỷ trọng khá lớn. Công ty Seoul Metal Việt
K
L 0
K/L = 89/11
K
L 0
K/L = 17/83
Nguyễn Huy Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 71 - 78
Email: jst@tnu.edu.vn 76
Nam có trụ sở chính tại khu công nghiệp Yên
Phong, xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh với ngành nghề sản xuất kinh doanh
chính là các linh kiện điện tử kỹ thuật cao
dành cho điện thoại di động và các sản phẩm
điện tử khác. Các loại chi phí sản xuất linh
kiện điện tử của công ty Seoul Metal Việt
Nam được thể hiện tại bảng 3.
Các sản phẩm linh kiện điện tử cũng là mặt
hàng thâm dụng vốn khi tỷ lệ vốn trên lao
động (K/L) là 68/32 (Hình 5), tuy nhiên so
với các mặt hàng xuất khẩu khác thì linh kiện
điện tử là mặt hàng sử dụng nhiều tương đối
cả vốn và lao động.
Hình 5. Tỷ lệ vốn và lao động ngành điện tử
Nguồn: Tác giả xây dựng từ số liệu thu thập
Các dự án của doanh nghiệp với số lượng vốn
đầu tư và nguồn lao động được sử dụng lớn
đã minh chứng cho việc bên cạnh xuất khẩu
những mặt hàng dồi dào tương đối về vốn
hoặc lao động, những mặt hàng chủ lực của
tỉnh còn là những mặt hàng kết hợp cả vốn và
lao động dồi dào. Tiêu biểu là một số doanh
nghiệp như Samsung, Canon, vừa có nguồn
vốn đầu tư lớn, vừa sử dụng nhiều lao động.
Với mức đầu tư đăng kí hơn 17,3 tỷ USD, tập
đoàn Samsung thu hút gần 160.000 lao động
cả nước. Riêng đối với tỉnh Bắc Ninh, một
trong những điểm đầu tư lý tưởng của
Samsung là KCN Yên Phong với số vốn đầu
tư trên 10 tỷ USD, KCN Yên Phong đã tạo
được việc làm cho 11 nghìn lao động.
3.3. Đánh giá sự phù hợp của lý thuyết H-O
với xuất khẩu
3.3.1. Thành công
Giải thích được nguồn gốc lợi thế so sánh và
thương mại của tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh có
nguồn lao động dồi dào, giá thuê lao động rẻ,
trình độ lao động ngày càng phát triển, do đó
sẽ xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều
tương đối yếu tố sản xuất dồi nào này. Bên
cạnh đó, Bắc Ninh được tiếp nhận nhiều
nguồn vốn FDI, đây cũng được coi là thế
mạnh của tỉnh trong xuất khẩu với những mặt
hàng cần sử dụng nhiều vốn.
3.3.2. Hạn chế
Thứ nhất, tuy đã đưa ra được nguồn gốc cơ
bản cho việc xác định các mặt hàng xuất khẩu
của tỉnh, tuy nhiên lý thuyết này vẫn còn một
số hạn chế do trong lý thuyết chỉ đề cập đến
hai yếu tố là vốn và lao động. Trên thực tế, có
rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến mặt hàng
xuất khẩu của tỉnh ví dụ như năng suất lao
động hay các chính sách của tỉnh. Chính vì
thế nên mặc dù lao động là yếu tố đầu vào dồi
dào một cách tương đối, ảnh hưởng tích cực
đến xác định mặt hàng xuất khẩu nhưng giá
gia công hiện tại vẫn còn rất thấp.
Thứ hai, xuất hiện hiện tượng chuyển giá đến
từ phía các doanh nghiệp để thu được khoản
lợi nhuận khổng lồ. Nhìn vào ngành lao động
dệt may, giá tiền lương chưa phản ánh đúng
thực tế. Tiền lương cho lao động trong ngành
dệt may mới chỉ chiếm khoảng 20% giá thành
sản phẩm, chưa đúng với mức độ dồi dào
tương đối về lao động của tỉnh. Thực trạng
này xảy ra có thể do hiện tượng chuyển giá
đến từ phía các nhà sản xuất, tăng giá chi phí
nguyên vật liệu đầu vào, các chi phí trung
gian để từ đó giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp, tránh phải nộp thuế cho nhà nước.
Thứ ba, lý thuyết chưa đề cập đến vai trò của
công nghệ, cho rằng công nghệ giữa các nước
là không đổi. Đối với ngành sản xuất điện
thoại, linh kiện điện tử, qua kiểm chứng về cơ
bản vẫn đúng với lý thuyết H-O, tuy nhiên,
vẫn chưa thấy hết được vai trò của công nghệ
đối với vốn đầu tư.
K
L 0
K/L = 68/32
Nguyễn Huy Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 71 - 78
Email: jst@tnu.edu.vn 77
Thứ tư, lý thuyết này chưa tính đến chi phí
vận chuyển, trong khi trên thực tế chi phí
logistics ở Việt Nam nói chung và Bắc Ninh
nói riêng vẫn còn rất cao (khoảng 20-25%) so
với mặt bằng thế giới. Điều này có tác động
rất lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên
địa bàn tỉnh do sự hạn chế về vốn.
Thứ năm, vẫn còn một số yếu tố chưa được
đưa vào lý thuyết: Các chi phí phi chính thức
như chi phí bôi trơn, nạn hối lộ. Chi phí
không chính thức sẽ gây áp lực lên tài chính
doanh nghiệp, gia tăng chi phí sản xuất kinh
doanh cho doanh nghiệp đến gia tăng giá
thành sản phẩm dịch vụ và giảm năng lực
cạnh tranh.
3.3.3. Nguyên nhân
Sự suy giảm của thương mại toàn cầu, nhất là
ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ -
Trung Quốc là hai đối tác thương mại hàng
đầu của Việt Nam và thời gian trở lại đây còn
bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu
do đại dịch Covid. Cùng với đó, thị trường tỷ
giá vẫn còn nhiều bất lợi cho Việt Nam cho
đến thời điểm hiện tại. Hơn nữa, xuất khẩu
của tỉnh Bắc Ninh mới chỉ chú trọng vào
những thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật mà
chưa quan tâm thích đáng đến những thị
trường tuy nhỏ nhưng giàu tiềm năng khác.
Ngoài ra, chưa có nguồn nguyên liệu tại chỗ,
chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu; quá tập trung
vào xuất khẩu nhóm sản phẩm thô và sơ chế so
với nhóm sản phẩm chế biến chế tạo. Đặc biệt,
thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong
nhiều ngành hàng xuất khẩu; nhiều chính sách
được ban hành vẫn còn lỏng lẻo.
4. Đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy
xuất khẩu của tỉnh Bắc Ninh
Thứ nhất, tiếp tục kiên trì cơ cấu sản xuất
hàng hóa có vốn đầu tư lớn, giá trị thị
trường cao: Trên cơ sở tiếp tục phát huy
những thế mạnh của tỉnh trong sản xuất tại các
khu công nghiệp để tiếp tục duy trì cơ cấu sản
xuất những mặt hàng chiếm nhiều vốn, tỉnh
cần phát triển thêm ngành công nghiệp phụ trợ
để gia tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu. Giá trị
gia tăng từ các mặt hàng xuất khẩu vẫn chưa
cao do sản xuất mang nặng tính gia công, lắp
ráp. Do đó, cần đẩy mạnh thu hút phát triển
nhanh ngành công nghiệp hỗ trợ để sản xuất
các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu.
Thứ hai, tăng cường đầu tư nội địa kết hợp
với FDI để sử dụng hiệu quả lao động:
Nguồn vốn FDI cần tập trung thu hút từ các
tập đoàn đa quốc gia, tập trung thực hiện
những dự án lớn, công nghệ cao. Bên cạnh
nguồn vốn từ FDI, để tăng trưởng và phát
triển bền vững hơn, tỉnh Bắc Ninh cần tăng
cường đầu tư nội địa. Cần khuyến khích các
doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tăng
cường liên kết, hợp tác, đổi mới công nghệ.
Để nâng cao năng lực của các doanh nghiệp
nội địa, cũng cần đến một số chính sách của
nhà nước trong hỗ trợ đầu tư vốn nội địa.
Bằng cách ban hành những chính sách ưu đãi
thuế hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa, có chính
sách tài chính hỗ trợ ứng dụng khoa học -
công nghệ vào sản xuất kinh doanh nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thứ ba, đầu tư vào đào tạo nhân lực chất
lượng cao để chuyển hóa lao động thành
vốn con người: Vốn con người hiện nay đang
trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu
trong quá trình phát triển và hội nhập. Cần
phải tổ chức những khóa học ngắn hạn để
nâng cao tay nghề cũng như kiến thức và kỹ
năng hiện tại cho người lao động với phương
châm “cầm tay chỉ việc”, giúp họ có cái nhìn
khoa học hơn trong tư duy lao động. Có chính
sách ưu đãi thu hút nhân tài để hình thành đội
ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật có đủ trình
độ, tay nghề. Đối với nguồn lao động dự trữ
của tỉnh, định hướng phát triển những kỹ
năng cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên
ghế nhà trường. Đào tạo những lao động
chuyên ngành, chất lượng cao ở các trường
trung cấp, cao đẳng dạy nghề thay vì những
lao động phổ thông.
Thứ tư, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng công
nghệ thông tin, thương mại đầu tư xuất
khẩu để tận dụng lợi thế hạ tầng hiệu quả:
Để phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, tăng
cường hiện đại hóa hệ thống hạ tầng công
nghệ thông tin là điều tất yếu. Ngày nay, sự
Nguyễn Huy Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 71 - 78
Email: jst@tnu.edu.vn 78
bùng nổ của cách mạng Công nghệ 4.0 đã tác
động mạnh mẽ tới xu hướng phát triển ngành
dịch vụ trong xuất nhập khẩu. Việc nâng cao
dịch vụ về xuất khẩu bằng hệ thống công
nghệ thông tin hiện đại, thông minh như hệ
thống kho bãi, quản lý điện tử, khai báo hải
quan sẽ hạn chế được những thủ tục rắc rối
trong xuất khẩu, tăng năng suất lao động, tạo
điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp.
Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện các chính sách
của tỉnh: Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, tỉnh
đã ban hành rất nhiều các chính sách phù hợp,
tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có những chính
sách còn lỏng lẻo, khiến một số doanh nghiệp
vẫn có thể lách luật. Công tác quản lý nhà
nước cụm công nghiệp Bắc Ninh cần rà soát,
sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới quy chế
phối hợp các Sở, UBND cấp huyện và đơn vị
liên quan về quản lý, giải quyết các thủ tục
triển khai dự án đầu tư hạ tầng và sản xuất
trong cụm theo cơ chế một cửa liên thông.
Đối với các nhà đầu tư, cần có những chính
sách khuyến khích hợp tác, chuyển giao công
nghệ. Hạn chế chuyển giao, mua bán công
nghệ lạc hậu. Đồng thời, có chính sách để
phát triển các doanh nghiệp trong tỉnh nâng
cao năng lực đổi mới công nghệ của mình
thông qua các quỹ đầu tư, các chương trình
nghiên cứu phát triển công nghệ
5. Kết luận
Qua việc kiểm nghiệm ba mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của tỉnh là hàng dệt may, nhựa
và linh kiện điện tử bằng lý thuyết H-O đã
thấy được rằng lý thuyết này về cơ bản vẫn
đúng với thực tế xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh.
Lý thuyết giải thích được nguồn gốc lợi thế
so sánh và thương mại của tỉnh, phản ánh
đúng về vai trò của yếu tố dồi dào trong việc
xác định các mặt hàng chủ lực cũng như thúc
đẩy các mặt hàng này. Tuy nhiên, do sự bóp
méo của thị trường, lý thuyết này vẫn còn
tồn đọng một số hạn chế nhất định, do đó,
cần có những chính sách phù hợp để phát
huy thế mạnh, đưa Bắc Ninh đứng đầu cả
nước về xuất khẩu bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES
[1]. Pei et al., “The Nature of China’s Foreign
Trade: Heckscher-Ohlin Trade Theory Re-
Examined,” 2008. [Online]. Available:
https://www.iioa.org/conferences/intermediate
-2008/pdf/3b1_Pei.pdf. [Accessed June 26,
2020].
[2]. Vlatka Bilas, and Mile Bošnjak, "Empirical
evidence of the Heckscher-Ohlin trade theory:
the case of international trade between Croatia
and other European Union member states,"
2015. [Online]. Available:
https://www.researchgate.net/publication/282
202914_Empirical_evidence_on_Heckscher-
Ohlin_trade_theorem_The_case_of_internatio
nal_trade_between_Croatia_and_the_rest_of_
the_European_Union_member_states.
[Accessed June 26, 2020].
[3]. Andrew Clarke and Kishore G. Kulkarni,
“Examination of the application of
Heckscher-Ohlin Theorem to simultaneous
trade between Malaysia and Singapore,”
2009. [Online]. Available:
https://www.researchgate.net/publication/265
672220_Testing_the_Application_of_Hecksc
her-Ohlin_Theorem_to_Contemporary_
Trade_Between_Malaysia_and_Singapore>.
[Accessed June 26, 2020].
[4]. D. B. Do, and T. T. M. Ngo, International
Economic Curriculum. National Economics
University Publishing House, Ha Noi, 2019.
[5]. Bac Ninh Statistical Office, Statistical
Yearbook 1997-2016. Thong ke publisher, Ha
Noi, 2016. [Online]. Available:
/details/7868686/nien-giam-2016. [Accessed
June 26, 2020].
[6]. Dap Cau garment company, “Financial
Report,” 2019. [Online]. Available:
https://www.slideshare.net/conghuy55/bao-
cao-tot-nghiep-ke-toan-7doc. [Accessed June
26, 2020].
[7]. T. L. P. Bui, “Accounting production costs
and calculating the cost of the product in Dai
Kim Joint Stock Company,” Master Thesis,
Labor - Social University, 2016.
[8]. Seoul Vietnam joint stock company,
“Financial Report,” 2018. [Online].
Available:
https://static2.vietstock.vn/data/OTC/2018/BC
TC/VN/QUY%202/SMVC_Baocaotaichinh_
Q2_2018.pdf. [Accessed June 26, 2020].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ly_thuyet_thuong_mai_quoc_te_heckcher_ohlin_voi_chinh_sach_x.pdf