Kết quả thai kỳ
Tỷ lệ sinh non ở nhóm thai phụ tuổi vị thành niên
chiếm 13,0%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
thai phụ từ 20 - 24 tuổi với 6,4%. Mặc dù tỷ lệ sinh non ở
nhóm thai kỳ vị thành niên cao hơn nhưng tổng thể tuổi
thai kết thúc thai kỳ là 38 ± 2 tuần. Kết quả này tương tự
với các nghiên cứu của Suparp Thaithae tại Thái Lan năm
2011 trên tổng số 1.354 thai phụ với tuổi thai kết thúc thai
kỳ ở nhóm thai phụ 11 – 15 tuổi là 38,0 ± 2,3 tuần, ở nhóm
thai phụ 16 – 19 tuổi là 38,4 ± 2,1 tuần [7] và nghiên cứu
của Tuncay Yuce Ankara với tuổi thai kết thúc thai kỳ là
38,6 ± 1,8 tuần [8]. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có chỉ số Apgar ≤ 7
vào thời điểm 1 phút và 5 phút không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê giữa nhóm thai phụ tuổi vị thành niên và
nhóm thai phụ từ 20 – 24 tuổi với p lần lượt là 0,210 và
0,496. Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh ở nhóm thai
phụ ≤ 19 tuổi là 2.925 ± 376 g thấp hơn so với nhóm thai
phụ từ 20 – 24 tuổi với p = 0,021. Kết quả này tương đồng
với các nghiên cứu của Piriya Narukhutrpichai (2.860 ±
551 g) [14], Sylvia Kirchengast (3.294 ± 403 g) [15] và
Nandini Gupta (3.196 ± 589 g) [16] với p < 0,001. Tỷ lệ
sinh non cao ở nhóm thai phụ trẻ vị thành niên có thể dẫn
đến cân nặng thấp hơn ở những trẻ được sinh ra. Mặc dù
vậy, trọng lượng trẻ sơ sinh trung bình trong nghiên cứu
chúng tôi hoàn toàn có thể chấp nhận được vì nằm trong
khoảng tham chiếu bình thường của trẻ đủ tháng.
Điểm đặc biệt trong nghiên cứu chúng tôi là tỷ lệ mổ
lấy thai ở nhóm đối tượng nghiên cứu là 29,5% thấp hơn
có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ này ở nhóm thai phụ từ 20
- 24 tuổi với 42,4%. Kết quả nghiên cứu của Ganchimeg
[9] và Tuncay Yuce [8] với tỷ lệ lần lượt là 22,4% (p < 0,01)
và 29,0%. Tuổi thai kết thúc thai kỳ nhỏ và cân nặng thai
nhi thấp là các yếu tố làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai ở nhóm
thai phụ tuổi vị thành niên, ngược lại, trong nhóm thai
phụ từ 20 - 24 tuổi, tiền sử mổ lấy thai cao hơn nhiều so
với nhóm thai kỳ vị thành niên, 10,6% so với 2,2%, có thể
là yếu tố dẫn đến tỷ lệ mổ lấy thai ở nhóm này cao hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ cần điều
trị tại trung tâm chăm sóc sơ sinh tích cực, tử vong sơ
sinh, nhiễm trùng và băng huyết sau sinh thấp, không có
sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm thai phụ từ
20 - 24 tuổi. Kết quả này thấp hơn đáng kể so với nghiên
cứu của Piriya Narukhutrpichai về tỷ lệ băng huyết sau
sinh, trong đó nhóm thai phụ tuổi vị thành niên tuổi có
tỷ lệ thấp hơn với 3,8% so với 8,4% ở nhóm còn lại (p =
0,016) [14]. Sự tương đồng về tỷ lệ các biến chứng này có
thể do các đặc điểm đóng vai trò là yếu tố nguy cơ trong
mẫu nghiên cứu của chúng tôi tương đồng giữa 2 nhóm.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mang thai ở tuổi vị thành niên: Đặc điểm và kết quả thai kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm thai kỳ ở thai phụ tuổi vị thành niên và kết quả thai kỳ ở thai phụ tuổi vị thành niên tại Bệnh
viện Đại học Y Dược Huế.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 92 thai phụ từ 14 – 19 tuổi nhập viện theo dõi
tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ tháng 5/2019 đến tháng 3/2020. Nhóm thai phụ từ 20 – 24 tuổi được khảo sát để
so sánh đặc điểm và kết quả thai kỳ.
Kết quả: Tỷ lệ thai phụ tuổi vị thành niên là 5,7%. So với nhóm thai phụ từ 20 – 24 tuổi, thai kỳ ở nhóm vị thành niên có
liên quan đến số lần khám thai ít hơn, thời điểm bắt đầu quản lý thai muộn hơn và tỷ lệ tham gia sàng lọc trước sinh
thấp hơn so với nhóm thai phụ 20 – 24 tuổi. Tỷ lệ sinh non ở nhóm vị thành niên là 13,0% cao hơn so với nhóm thai phụ
20 – 24 tuổi (6,4%) với p = 0,024 và trọng lượng trẻ sơ sinh trung bình là 2.925 ± 376 g, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so
với nhóm thai phụ 20 – 24 tuổi, 3.042 ± 431 g với p = 0,021. Ngược lại, tỷ lệ mổ lấy thai nhóm vị thành niên thấp hơn có
ý nghĩa thống kê so với nhóm thai phụ từ 20 – 24 tuổi, 29,2% so với 42,4%, p = 0,027. Tuổi thai kết thúc thai kỳ, chỉ số
Apgar, tỷ lệ các biến chứng sau sinh ở cả mẹ và trẻ sơ sinh tương đương giữa 2 nhóm.
Kết luận: Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên chiếm tỷ lệ 5,7%, liên quan đến những hạn chế trong quản lý thai kỳ, tăng
tỷ lệ sinh non và trọng lượng trẻ sơ sinh thấp. Tuy nhiên chưa tìm liên quan đến tăng tỷ lệ mổ lấy thai và các kết quả
thai kỳ bất lợi khác.
Từ khóa: mang thai ở thai phụ tuổi vị thành niên, kết quả thai kỳ.
Adolescent pregnancies: Characteristics and obstetric outcomes
Nguyen Thanh Hai, Vo Thi Ngoc Anh, Tran Thi My Hanh, Le Thi Hong Hanh,
Nguyen Hong Trung, Dinh Thanh Nhan, Tran Manh Linh
Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
Abstract
Objectives: Surveying pregnancy characteristics and the pregnancy outcomes of adolescent pregnant women at Hue
University Hospital.
Materials and method: A cross-sectional study on 92 women aged 14 - 19 who were hospitalized at Hue University of
Medicine and Pharmacy Hospital from May 2019 to March 2020. Characteristics and outcomes of teenage pregnan-
cies are compared with mothers aged 20 – 24 years.
Results: The rate of adolescent pregnant women was 5.7%. Compared with pregnant aged 20 – 24 years, adolescent
pregnancy is associated with the delayed first obstetric examination, a lower rate of prenatal screening. The rate of
preterm birth in adolescent pregnancies was significantly higher than pregnant aged 20 – 24 years, 13.0% vs 6.4%, with
p = 0,024. The birthweight in adolescent pregnancy was lower than pregnant aged 20 – 24 years, 2,925 ± 376 g vs 3,042
± 431 g, with p = 0,021. In contrast, the caesarean section rate was found to be statistically lower among teenagers
pregnancies, 29.2% vs 42.4%, with p = 0,027. We found adolescent pregnancies do not increase risk adverse obstetric
outcomes.
Conclusion: Adolescent pregnancy rate was still high and associated with limitations in pregnancy management, risks
of preterm birth and lower birth weight, however, there was not an increased risk of caesarean section and adverse
obstetric outcomes.
Keywords: teenage pregnancies, pregnancy outcomes.
Mang thai ở tuổi vị thành niên: đặc điểm và kết quả thai kỳ
Nguyễn Thanh Hải, Võ Thị Ngọc Ánh, Trần Thị Mỹ Hạnh, Lê Thị Hồng Hạnh,
Nguyễn Hồng Trung, Đinh Thanh Nhân, Trần Mạnh Linh
Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
doi:10.46755/vjog.2020.3.1111
Tác giả liên hệ (Corresponding author): Trần Mạnh Linh, email: tmlinh@huemed-univ.edu.vn
Nhận bài (received): 08/08/2020 - Chấp nhận đăng (accepted): 08/10/2020
NGHIÊN CỨU SẢN KHOA
Nguyễn Thanh Hải và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):27-33. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1111
28
1. ĐặT VấN Đề
Độ tuổi vị thành niên là giai đoạn ở giữa thời kỳ trẻ em
và người trưởng thành. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên đang ngày càng tăng,
báo cáo của WHO năm 2018 cho thấy tỷ lệ mang thai ở
tuổi vị thành niên trên toàn thế giới là 44/1.000 trong số
trẻ gái có độ tuổi từ 15 – 19 [1], trong đó Đông Nam Á là
khu vực có tỷ lệ thai phụ ở tuổi vị thành niên cao thứ 3 trên
thế giới sau châu Phi và châu Mỹ. Mỗi năm, ước tính có
khoảng 21 triệu trẻ gái từ 15 đến 19 tuổi và 2 triệu trẻ gái
dưới 15 tuổi mang thai ở các nước đang phát triển [2], [3].
Mang thai tuổi vị thành niên không chỉ liên quan đến
những kết cục thai kỳ bất lợi như sinh non, thiếu máu,
tăng huyết áp do thai nghén, vỡ ối non, băng huyết sau
sinh, nhiễm trùng hậu sản và những ảnh hưởng về tâm
lý; mà còn gây ra những kết cục bất lợi cho thai nhi như
sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, thai lưu, ngạt khi sinh, hội
chứng suy hô hấp và chấn thương khi sinh [4]. Ước tính
khoảng 70.000 trường hợp trẻ gái vị thành niên tử vong
hàng năm liên quan đến thai kỳ [4].
Tỷ lệ mang thai ở trẻ vị thành niên tại Việt Nam là
46/1.000 trẻ, tỷ lệ này cao hơn ở những vùng có trình độ
học vấn, điều kiện sống thấp, khu vực các dân tộc thiểu
số, trung du miền núi phía bắc và vùng nông thôn [5].
Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, tỷ lệ vị thành
niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục
qua các năm, năm 2010 là 2,9%; năm 2011 là 3,1%; năm
2012 là 3,2% và 2,7% năm 2015 [6]. Mang thai ở độ tuổi vị
thành niên là vấn đề được quan tâm hiện nay. Chính vì vậy,
chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát đặc điểm và kết quả
thai kỳ ở thai phụ tuổi vị thành niên tại Bệnh viện Đại học
Y Dược Huế” với các mục tiêu khảo sát đặc điểm thai kỳ
ở thai phụ tuổi vị thành niên và đánh giá kết quả thai kỳ ở
đối tượng vị thành niên tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế.
2. ĐốI TƯỢNG VÀ PHƯơNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả thai phụ từ 14 – 19 tuổi, nhập viện theo dõi
tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ tháng
5/2019 đến tháng 05/2019. Tiêu chuẩn chọn đối tượng
nghiên cứu gồm các phụ nữ mang thai trong độ tuổi 14
– 19, ở mọi tuổi thai, thai phụ gia đình đồng ý tham gia
nghiên cứu. Nghiên cứu khảo sát các thai phụ từ 20 – 24
tuổi để so sánh với các đặc điểm và kết quả thai kỳ của
các thai phụ ở độ tuổi vị thành niên. Tiêu chuẩn chọn
nhóm chứng gồm các phụ nữ mang thai trong độ tuổi
20 – 24 tuổi, ở mọi tuổi thai, đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, ước lượng cỡ mẫu:
Trong đó, n là cỡ mẫu nhỏ nhất hợp lý; Z là giá trị
phân phối tương ứng với độ tin cậy 95%, do đó Z = 1,96; p
là ước lượng tỷ lệ phần trăm của quần thể. Theo Vụ Sức
khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), tỷ lệ vị thành niên có thai
trong tổng số người mang thai năm 2015 là 2,7% [7], do
đó chọn p = 0,027; c là độ chính xác của nghiên cứu (c =
0,05). Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là n = 40.
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
Chọn tất cả các thai phụ nhập viện theo dõi cho đến
khi đạt được cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu yêu cầu.
Các thai phụ tuổi vị thành niên đủ tiêu chuẩn nghiên cứu
và nhóm thai phụ từ 20 – 24 tuổi được thu thập thông tin
theo các nhóm sau:
- Đặc điểm thông tin chung của thai phụ gồm độ tuổi
trung bình, nơi ở, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp,
tình trạng hôn nhân.
- Đặc điểm thai kỳ gồm sinh non, thai đủ tháng, thai
già tháng, đa thai, các biến chứng trước sinh, số lần
khám thai, tuổi thai lúc khám thai lần đầu tiên, sàng lọc
trong thai kỳ.
- Kết quả thai kỳ và biến chứng gồm tỷ lệ mổ lấy thai,
biến chứng sau sinh, tuổi thai kết thúc thai kỳ, chỉ số Ap-
gar thời điểm 1 phút và 5 phút, cân nặng trẻ sơ sinh.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Tỷ lệ của thai phụ mang thai vị thành niên dựa vào
tổng số các thai phụ nhập viện theo dõi trong thời gian
nghiên cứu. Sử dụng kiểm định thống kê Chi-square để
kiểm định mối liên quan giữa các biến, sử dụng kiểm
định thống kê Fisher đối với các trường hợp có một trong
các ô trong bảng Crosstabs có tần suất kỳ vọng nhỏ hơn
5. Sử dụng kiểm định T-Test để kiểm định mối liên quan
giữa trung bình của các biến định lượng. Mối liên quan
có ý nghĩa khi p < 0,05. Số liệu được quản lý và phân tích
bằng phần mềm SPSS 26.
Nguyễn Thanh Hải và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):27-33. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1111
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm thai kỳ
Biểu đồ 1. Tỷ lệ thai phụ ở độ tuổi vị thành niên
n = Z2(1-α/2)
(1-p)p
c2
29Nguyễn Thanh Hải và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):27-33. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1111
Trong thời gian nghiên cứu, có 92 thai phụ mang thai ở độ tuổi vị thành niên chiếm 5,7% trong số 1.614 thai phụ được
theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế.
Bảng 1. Các đặc điểm chung của thai phụ
≤ 19 tuổi (n = 92) 20 – 24 tuổi (n = 368) p
Nơi ở (n, %):
Thành thị 22 (23,9%) 105 (28,5%) 0,375
Nông thôn 60 (65,2%) 243 (66,1%) 0,883
Miền núi 10 (10,9%) 20 (5,5%) 0,059
Tuổi 18 ± 1 23 ± 1 -
Dân tộc thiểu số (n, %) 10 (10,9%) 13 (3,5%) 0,004
Học vấn (n, %):
Dưới THCS 2 (2,2%) 5 (1,4%) 0,631
THCS 39 (42,4%) 109 (29,6%) 0,019
Từ trên THPT 51 (55,4%) 254 (69,0%) 0,014
Nghề nghiệp (n, %):
Có
Không
40 (43,5%)
52 (56,5%)
250 (67,9%)
118 (32,1%)
0,001
Chưa kết hôn (n, %) 22 (23,9%) 6 (1,6%) 0,001
Tuổi trung bình của các thai phụ tuổi vị thành niên là 18 ± 1 tuổi. Tỷ lệ thai phụ người dân tộc thiểu số ở độ tuổi vị
thành niên là 10,9% cao hơn nhóm thai phụ ở độ tuổi 20 – 24 là 3,5% với p = 0,004.
Bảng 2. Đặc điểm liên quan đến tình trạng sức khỏe sinh sản
≤ 19 tuổi (n = 92) 20 – 24 tuổi (n = 368) p
Tuổi quan hệ tình dục đầu tiên 17 ± 1 20 ± 1 0,001
Tình trạng giáo dục sức khỏe sinh sản (n, %):
Từ gia đình 3 (3,3%) 41 (11,1%) 0,018
Từ nhà trường 14 (15,2%) 82 (22,3%) 0,153
Từ gia đình và nhà trường 1 (1,1%) 18 (4,9%) 0,142
Chưa từng 77 (82,6%) 263 (71,5%) 0,030
Tiền sử sản phụ khoa (n, %):
Số lần mang thai
- Chưa mang thai 80 (87,0%) 225 (61,1%) 0,001
- Mang thai 1 lần 9 (9,8%) 118 (32,1%) 0,001
- Đã mang thai ≥ 2 lần 3 (3,3%) 24 (6,5%) 0,323
Mổ lấy thai 2 (2,2%) 39 (10,6%) 0,008
Nạo phá thai 1 (1,1%) 0 (0%) 0,200
Viêm nhiễm âm đạo 6 (6,5%) 16 (4,3%) 0,382
Sử dụng biện pháp tránh thai (n, %):
Bao cao su 18 (19,6%) 36 (9,8%) 0,009
Thuốc tránh thai khẩn cấp 5 (5,4%) 14 (3,8%) 0,482
Thuốc tránh thai hàng ngày 1 (1,1%) 28 (7,6%) 0,016
Vòng tránh thai 0 (0%) 5 (1,4%) 0,588
Không sử dụng 71 (77,2%) 305 (82,9%) 0,205
Mang thai ngoài ý muốn (n, %) 75 (81,5%) 121 (32,9%) 0,001
Chưa kết hôn
Đã kết hôn
20 (21,8%)
55 (59,7%)
6 (1,6%)
115 (31,3%)
0,001
0,001
30
Tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên ở thai phụ tuổi vị thành niên trung bình là 17 ± 1, sớm hơn nhóm thai phụ từ 20
- 24 tuổi, 20 ± 1 tuổi, p = 0,001. Có 82,6% trường hợp không được giáo dục sức khỏe sinh sản, cao hơn so với nhóm
thai phụ mang thai từ 20 - 24 tuổi, 71,5%, p = 0,030. Tỷ lệ thai phụ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn là 81,5% cao
hơn so với nhóm thai phụ từ 20 – 24 tuổi, 32,9%, p = 0,001
Trong nhóm thai phụ vị thành niên, tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn ở nhóm chưa kết hôn là 90,9%, cao hơn so với
nhóm đã kết hôn, 78,5%.
Bảng 3. Đặc điểm quản lý thai kỳ
≤ 19 tuổi (n = 92) 20 – 24 tuổi (n = 358) p
Số lần khám thai 5 ± 2 6 ± 2 0,001
Lần khám thai đầu tiên 11 ± 6 9 ± 3 0,001
Sàng lọc (n, %):
Quý I 63 (71,6%) 310 (90,1%) 0,001
Quý II 75 (85,2%) 311 (90,4%) 0,160
Quý III 78 (88,6%) 312 (90,7%) 0,560
Thai kỳ trên đối tượng vị thành niên có số lần khám thai ít hơn, thời điểm bắt đầu khám thai và quản lý thai kỳ muộn
hơn, tỷ lệ sàng lọc quý I thai kỳ thấp hơn so với nhóm thai phụ mang thai từ 20 - 24 tuổi.
3.2. Kết quả thai kỳ
Bảng 4. Đặc điểm kết thúc thai kỳ
≤ 19 tuổi (n = 92) 20 – 24 tuổi (n = 358) p
Tỷ lệ mổ lấy thai (n, %) 26 (29,5%) 146 (42,4%) 0,027
Sinh non (n, %) 12 (13,0%) 22 (6,4%) 0,024
Thai đủ tháng (n, %) 75 (86,3%) 321 (93,3%) 0,014
Thai già tháng (n, %) 1 (1,1%) 1 (0,3%) 0,366
Thai lưu (n, %) 2 (2,2%) 11 (3,0%) 0,751
Sẩy thai (n, %) 1 (1,1%) 9 (2,4%) 0,588
Thai ngoài tử cung (n, %) 0 (0%) 4 (1,1%) 0,588
Đa thai (n, %) 1 (1,1%) 6 (1,6%) 0,999
Bất thường trong thai kỳ (n, %):
Thiểu ối 3 (3,3%) 10 (3,3%) 0,729
Đa ối 0 (0%) 3 (0,8%) 0,999
Tiền sản giật 5 (5,4%) 7 (1,9%) 0,057
Ối vỡ sớm 9 (9,8%) 66 (17,9%) 0,058
Ối vỡ non 1 (1,1%) 4 (1,1%) 0,999
Dọa sinh non 3 (3,3%) 2 (0,5%) 0,057
Thai suy 7 (7,6%) 29 (7,9%) 0,931
Thiếu máu 2 (2,2%) 4 (1,1%) 0,345
Nôn nghén nặng 1 (1,1%) 4 (1,1%) 0,999
Chuyển dạ đình trệ 1 (1,1%) 3 (0,8%) 0,999
Tỷ lệ sinh non thai phụ tuổi vị thành niên là 13,0%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm mang thai 20 - 24 tuổi,
p = 0,024. Tỷ lệ mổ lấy thai ở nhóm thai phụ ≤ 19 tuổi là 29,5% thấp hơn so với nhóm thai phụ 20 – 24 tuổi, p = 0,027.
Bảng 5. Kết cục thai kỳ
≤ 19 tuổi (n = 89) 20 – 24 tuổi (n = 348) p
Tuổi thai (tuần) kết thúc thai kỳ 38 ± 2 39 ± 2 0,062
Chỉ số Apgar 1 phút ≤ 7 3 (3,4%) 5 (1,4%) 0,210
Chỉ số Apgar 5 phút ≤ 7 1 (1,1%) 2 (0,6%) 0,496
Cân nặng trẻ sơ sinh (n, %): 2.925 ± 376 3.042 ± 431 0,021
Nguyễn Thanh Hải và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):27-33. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1111
31Nguyễn Thanh Hải và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):27-33. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1111
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm thai kỳ ở thai phụ tuổi vị thành niên
Tỷ lệ thai phụ tuổi vị thành niên trong tổng số thai
phụ nhập viện theo dõi là 5,7%. Tỷ lệ này tương đối cao
và phù hợp với xu hướng tăng của của các thống kê tỷ lệ
mang thai ở tuổi vị thành niên tại Việt Nam trong những
năm gần đây (năm 2010: 2,9%; năm 2011: 3,1%; năm
2012 là 3,2%) [7]. Mặc dù vậy, kết quả này là tương đối
thấp so với tỷ lệ trung bình của toàn thế giới năm 2014
(11%) [1]. Tuy nhiên, nghiên cứu chúng tôi mới dừng lại ở
các thai kỳ vị thành niên có khám thai, quản lý thai kỳ và
kết thúc thai kỳ tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược, do
đó có thể chưa phản ánh đầy đủ tỷ lệ mang thai ở nhóm
tuổi này trong cộng đồng. Nghiên cứu chúng tôi cho thấy,
trong nhóm mang thai ở tuổi vị thành niên tham gia quản
lý thai kỳ, có đến 81,5% các trường hợp mang thai ngoài ý
muốn và gần 24% thai phụ chưa lập gia đình. Các nghiên
cứu hiện nay cho thấy tỷ lệ phá thai tương đối cao ở các
thai phụ trong độ tuổi này. Nghiên cứu của Võ Văn Thắng
tại Đà Nẵng (2015) ghi nhận tỷ lệ phá thai ở nhóm tuổi
vị thành niên – thanh niên là 21,8% [17]. Tương tự, báo
cáo tại bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy khoảng
18 – 20% trường hợp phá thai ở tuổi vị thành niên [18]. Do
đó, tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên trong các nghiên
cứu tại Bệnh viện có thể chưa phản ánh được thực trạng
chung của nhóm thai kỳ này.
Độ tuổi của nhóm thai phụ tuổi vị thành niên trong
nghiên cứu chúng tôi trung bình là 18 ± 1 tuổi. Độ tuổi
này tương đồng với tỷ lệ thai phụ tuổi vị thành niên không
có nghề nghiệp, chiếm tỷ lệ cao nhất với 56,5% và tỷ lệ
thai phụ chưa kết hôn ở nhóm tuổi vị thành niên là 23,9%.
Nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu trên được
thực hiện ở các quốc gia khác nhau, do đó có thể có sự
khác biệt về mặt văn hóa và độ tuổi kết hôn hợp pháp
dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ kết hôn ở thai phụ tuổi vị
thành niên. Tỷ lệ này trong một nghiên cứu tại Hoa Kỳ lên
đến 87,3% [10]. Tỷ lệ kết hôn trong nghiên cứu chúng tôi
có thể bị ảnh hưởng bởi quần thể nghiên cứu khi mà tỷ
lệ phá thai đã được chứng minh thấp hơn ở những đối
tượng đã kết hôn so với chưa kết hôn [19].
Đa số các thai phụ vị thành niên không được giáo
dục giới tính, tỷ lệ này ở nhóm thai phụ tuổi vị thành niên
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm thai phụ từ
20 - 24 tuổi với tỷ lệ lần lượt là 82,6% và 71,5%. Điều này
đồng nghĩa với tỷ lệ thai phụ ở tuổi vị thành niên không
sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai cao trong nghiên
cứu chúng tôi, chiếm 77,2% so với tỷ lệ ở Hoa Kỳ là 25%,
Pháp là 11%, Vương Quốc Anh và Thụy Điển (21 - 22%)
[11]. Trong nhóm có sử dụng các biện pháp tránh thai, tỷ
lệ sử dụng bao cao su ở nhóm tuổi vị thành niên chiếm
19,6% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm thai phụ
từ 20 - 24 tuổi với 9,8%, kết quả trên vẫn thấp hơn đáng kể
so với con số 45,6% theo nghiên cứu của Laura D. Lind-
berg và cộng sự tại Hoa Kỳ vào năm 2014 [11]. Ngược
lại, thuốc tránh thai hàng ngày lại là biện pháp được lựa
chọn nhiều hơn ở nhóm thai phụ từ 20 - 24 tuổi với 7,6%.
Bao cao su là một biện pháp tránh thai dễ tiếp cận và dễ
sử dụng nên được trẻ vị thành niên lựa chọn nhiều hơn;
ngược lại, những thai phụ từ 20 – 24 tuổi phần lớn đã có
gia đình nên thường lựa chọn các biện pháp tránh thai
lâu dài và có hiệu quả cao hơn như thuốc tránh thai hàng
ngày. Tỷ lệ thai phụ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn
là 81,5%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm thai
phụ từ 20 – 24 tuổi, chỉ 32,9%. Ngoài ra, nghiên cứu của
chúng tôi còn cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn giữa những thai
phụ vị thành chưa kết hôn và đã kết hôn, tỷ lệ này lần lượt
là 90,9% và 78,5% ở hai nhóm trên.
Thai phụ tuổi vị thành niên có số lần khám thai là 5
± 2 thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm thai phụ
từ 20 - 24 tuổi là 6 ± 2 với p = 0,001. Tương tự các ng-
hiên cứu của Evrim [12] và Getachew [13]. Thời điểm lúc
khám thai lần đầu tiên ở nhóm thai phụ tuổi vị thành niên
muộn hơn nhóm thai phụ từ 20 - 24 tuổi với thời gian lần
lượt là 11 ± 6 tuần và 9 ± 3 tuần (p = 0,001). Kết quả này
dẫn đến tỷ lệ các thai phụ tuổi vị thành niên có sàng lọc
quý I thấp hơn so với nhóm thai phụ từ 20 - 24 tuổi với tỷ
lệ lần lượt là 71,6% so với 90,1%. Loạt vấn đề này có thể
liên quan đến thiếu kiến thức về các dấu hiệu nhận biết
có thai, chưa được tư vấn quản lý thai kỳ, chưa chuẩn bị
tâm lý cho việc mang thai, chưa sẵn sàng đến các cơ sở
khám thai. Điều đó đòi hỏi đối tượng này cần có những
quan tâm hơn nữa để nhận ra được tầm quan trọng của
việc theo dõi thai định kỳ.
4.2. Kết quả thai kỳ
Tỷ lệ sinh non ở nhóm thai phụ tuổi vị thành niên
chiếm 13,0%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm
thai phụ từ 20 - 24 tuổi với 6,4%. Mặc dù tỷ lệ sinh non ở
nhóm thai kỳ vị thành niên cao hơn nhưng tổng thể tuổi
thai kết thúc thai kỳ là 38 ± 2 tuần. Kết quả này tương tự
với các nghiên cứu của Suparp Thaithae tại Thái Lan năm
2011 trên tổng số 1.354 thai phụ với tuổi thai kết thúc thai
Biến chứng mẹ sau sinh (n, %):
Nhiễm trùng hậu sản 1 (1,1%) 2 (0,6%) 0,496
Băng huyết sau sinh 0 (0%) 6 (1,7%) 0,606
Biến chứng con sau sinh (n, %):
Nhập đơn vị chăm sóc tích cực 1 (1,1%) 10 (2,9%) 0,703
Tử vong trẻ 2 (2,2%) 2 (0,6%) 0,186
Cân nặng trung bình của trẻ ở nhóm thai phụ tuổi vị thành niên là 2.925 ± 376 gam thấp hơn so với nhóm thai phụ
20 - 24 tuổi, p = 0,021.
32 Nguyễn Thanh Hải và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):27-33. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1111
kỳ ở nhóm thai phụ 11 – 15 tuổi là 38,0 ± 2,3 tuần, ở nhóm
thai phụ 16 – 19 tuổi là 38,4 ± 2,1 tuần [7] và nghiên cứu
của Tuncay Yuce Ankara với tuổi thai kết thúc thai kỳ là
38,6 ± 1,8 tuần [8]. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có chỉ số Apgar ≤ 7
vào thời điểm 1 phút và 5 phút không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê giữa nhóm thai phụ tuổi vị thành niên và
nhóm thai phụ từ 20 – 24 tuổi với p lần lượt là 0,210 và
0,496. Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh ở nhóm thai
phụ ≤ 19 tuổi là 2.925 ± 376 g thấp hơn so với nhóm thai
phụ từ 20 – 24 tuổi với p = 0,021. Kết quả này tương đồng
với các nghiên cứu của Piriya Narukhutrpichai (2.860 ±
551 g) [14], Sylvia Kirchengast (3.294 ± 403 g) [15] và
Nandini Gupta (3.196 ± 589 g) [16] với p < 0,001. Tỷ lệ
sinh non cao ở nhóm thai phụ trẻ vị thành niên có thể dẫn
đến cân nặng thấp hơn ở những trẻ được sinh ra. Mặc dù
vậy, trọng lượng trẻ sơ sinh trung bình trong nghiên cứu
chúng tôi hoàn toàn có thể chấp nhận được vì nằm trong
khoảng tham chiếu bình thường của trẻ đủ tháng.
Điểm đặc biệt trong nghiên cứu chúng tôi là tỷ lệ mổ
lấy thai ở nhóm đối tượng nghiên cứu là 29,5% thấp hơn
có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ này ở nhóm thai phụ từ 20
- 24 tuổi với 42,4%. Kết quả nghiên cứu của Ganchimeg
[9] và Tuncay Yuce [8] với tỷ lệ lần lượt là 22,4% (p < 0,01)
và 29,0%. Tuổi thai kết thúc thai kỳ nhỏ và cân nặng thai
nhi thấp là các yếu tố làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai ở nhóm
thai phụ tuổi vị thành niên, ngược lại, trong nhóm thai
phụ từ 20 - 24 tuổi, tiền sử mổ lấy thai cao hơn nhiều so
với nhóm thai kỳ vị thành niên, 10,6% so với 2,2%, có thể
là yếu tố dẫn đến tỷ lệ mổ lấy thai ở nhóm này cao hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ cần điều
trị tại trung tâm chăm sóc sơ sinh tích cực, tử vong sơ
sinh, nhiễm trùng và băng huyết sau sinh thấp, không có
sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm thai phụ từ
20 - 24 tuổi. Kết quả này thấp hơn đáng kể so với nghiên
cứu của Piriya Narukhutrpichai về tỷ lệ băng huyết sau
sinh, trong đó nhóm thai phụ tuổi vị thành niên tuổi có
tỷ lệ thấp hơn với 3,8% so với 8,4% ở nhóm còn lại (p =
0,016) [14]. Sự tương đồng về tỷ lệ các biến chứng này có
thể do các đặc điểm đóng vai trò là yếu tố nguy cơ trong
mẫu nghiên cứu của chúng tôi tương đồng giữa 2 nhóm.
5. KẾT LUẬN
Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên chiếm tỷ lệ 5,7%.
Các yếu tố liên quan đến mang thai ở tuổi vị thành niên
gồm đặc điểm dân tộc, tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên,
tình trạng giáo dục giới tính. Đặc điểm thai kỳ ở tuổi vị
thành niên có số lần khám thai ít hơn, thời điểm bắt đầu
quản lý thai muộn hơn và tỷ lệ tham gia sàng lọc trước
sinh thấp hơn.
Thai kỳ ở tuổi vị thành niên liên quan đến tăng tỷ lệ
sinh non, trọng lượng trẻ sơ sinh thấp hơn, tuy nhiên
chưa tìm thấy làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai và các kết quả
thai kỳ bất lợi khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Health Organization (2014), Adolescent Preg-
nancy, pp 17-19.
2. Darroch J, Woog V, Bankole A, Ashford LS (2016),
Adding it up: Costs and benefits of meeting the con-
traceptive needs of adolescents, Guttmacher Institute
report 2016. https://www.guttmacher.org/report/add-
ing-it-meeting-contraceptive-needs-of-adolescents
3. Blum, R. W., & Gates, W. H (2015), Girlhood, not moth-
erhood: Preventing adolescent pregnancy, United Na-
tions Population Fund UNFPA, New York.
4. Yasmin G, Kumar A, Parihar B (2014), “Teenage Preg-
nancy - Its Impact On Maternal And Fetal Outcome”, In-
ternational Journal of Scientific Study, 1(6), pp 9-13.
5. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp
Quốc, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (2011), Monitoring the
situation of children and women: Multiple Indicator Clus-
ter Survey (MICS) 2010-2011, Hà Nội, tr 4.
6. Bộ Y tế, Vụ Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và Kế hoạch
hóa gia đình (2015), Chương trình sức khỏe sinh sản, Hà
Nội, tr. 51.
7. Suparp Thaithae, Ratsiri Thato (2011), “Obstetric and
Perinatal Outcomes of Teenage Pregnancies in Thai-
land”, Journal of Pediatric and Adolescent Gynecology,
24(6), pp 3423-346.
8. Tuncay Yuce (2015), “Obstetric and neonatal out-
comes of adolescent pregnancy”, North Clin Istanbul,
2(2), pp 122-127.
9. Ganchimeg T, et al (2014), “Pregnancy and childbirth
outcomes among adolescent mothers: a World Health
Organization multicountry study”, British Journal of Ob-
stetrics and Gynaecology, 121, pp 40-48.
10. Tetsuya Kawakita, Kathy Wilson, Katherine L. Grantz,
MS, Helain J. Landy, Chun-Chih Huang, Veronica Go-
mez-Lobo (2015), “Adverse maternal and neonatal out-
comes in adolescent pregnancy”, Journal of Pediatric
and Adolescent Gynecology, 29(2), pp 130-136.
11. Laura D. Lindberg (2018), “Changing Patterns of Con-
traceptive Use and the Decline in Rates of Pregnancy
and Birth Among U.S Adolescents, 2007-2014”, Journal
of Adolescent Health, 63(2), pp 253-256.
12. Evrim Bostancı Ergen, Cigdem Abide Yayla, Enis
Ozkaya, Cetin Kilicci, Ilhan Sanverdi, Canan Kabaca Ko-
cakusak (2017), “Maternal-fetal outcome associated
with adolescent pregnancy in a tertiary referral center:a
cross-sectional study”, Ginekologia Polska, 88(12), pp
674–678.
13. Kassa GM et al (2019), “Adverse neonatal outcomes
of adolescent pregnancy in Northwest Ethiopia”, PLOS
ONE, 14(6), pp 218-259.
14. Piriya Narukhutrpichai (2016), “The Obstetrics and
Neonatal Outcomes of Teenage Pregnancy in Naresuan
University Hospital”, Journal of the Medical Association
of Thailand, 99(4), pp 361-367.
15. Sylvia Kirchengast (2016), Teenage pregnancies: “A
Worldwide Social and Medical Problem”, An Analysis of
Contemporary Social Welfare Issues, pp 23.
33
16. Nandini Gupta, Usha Kiran, Kiron Bhal (2005), “Teen-
age pregnancies: Obstetric characteristic and outcome”,
European Journal of Obstetrics & Gynecology and Re-
productive Biology, 137(2), pp 165–171.
17. Võ Văn Thắng, Phạm Thị Kiên (2015), “Nghiên cứu
tình hình nạo phá thai tại trung tâm chăm sóc sức khỏe
sinh sản thành phố Đà Nẵng năm 2013”, Y học Cộng
đồng, 17, trang 30-35.
18. Nhã Khanh (2019), Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên
tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe, Sở Y tế Hà Nội. https://
soyte.hanoi.gov.vn/chuong-trinh-y-te/-/asset_publish-
er/4IVkx5Jlt nbg/content/nao-pha-thai-o-tuoi-vi-thanh-
nien-tiem-an-nhieu-rui-ro-cho-suc-khoe
19. Nguyen, H., Shiu, C., & Farber, N. (2016), “Prevalence
and Factors Associated with Teen Pregnancy in Vietnam:
Results from Two National Surveys”, Societies, 6(2), 17.
Nguyễn Thanh Hải và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):27-33. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1111
Các file đính kèm theo tài liệu này:
mang_thai_o_tuoi_vi_thanh_nien_dac_diem_va_ket_qua_thai_ky.pdf