Kết luận
Marketing du lịch có trách nhiệm là một hướng đi đúng đắn nhằm hướng tới phát triển du
lịch bền vững. Marketing du lịch có trách nhiệm không chỉ có vai trò trong việc nâng cao uy tín,
hình ảnh và thương hiệu của khách sạn mà còn góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức của khách
lưu trú, thu hút khách tham gia vào các hoạt động hướng tới phát triển du lịch bền vững.
Marketing du lịch có trách nhiệm có thể áp dụng cho các đối tượng khác nhau như các công ty lữ
hành, các cơ cở kinh doanh lưu trú và các điểm du lịch. Tuy nhiên, marketing du lịch có trách
nhiệm hiện nay được các cơ sở kinh doanh lưu trú thực hiện hiệu quả hơn cả bởi được lồng ghép
với hoạt động trách nhiệm xã hội. Sau khi nghiên cứu trường hợp tại khách sạn Crowne Plaza
West Hanoi, tác giả nhận thấy rằng các cơ sở lưu trú tùy theo quy mô và năng lực của mình có thể
lựa chọn các hình thức thực hành marketing du lịch có trách nhiệm khác nhau. Hiện nay trong
marketing, có một thuật ngữ được các chuyên gia đưa ra là greenwashing. Đây là thuật ngữ mô tả
các doanh nghiệp đánh bóng thương hiệu bằng mác thân thiện môi trường. Và hoạt động
marketing tại Crowne Plaza West Hanoi về mặt bản chất vẫn là greenwashing. Mục đích chính
của việc quảng bá các hoạt động CSR là đánh bóng tên tuổi của khách sạn nhằm thu được lợi
nhuận và những việc làm đó người được lợi là chính khách sạn chứ không phải môi trường và
cộng đồng. Điều này nghe có vẻ như là tiêu cực. Nhưng theo quan điểm của tác giả, điều này chưa
hẳn đã xấu. Bởi lẽ, một hoạt động marketing hướng tới phát triển bền vững đòi hỏi cần phải có
một thời gian dài và không mang lại kết quả tức thì. Việc các khách sạn áp dụng greenwashing là
một bước đệm để hoạt động marketing tiến lên một tầm cao mới trong tương lai, đó là marketing
có trách nhiệm, green marketing. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu và khảo sát, tác giả cũng
nhận thấy một điều rằng khách sạn Crowne Plaza West Hanoi mới chỉ chú trọng vào hoạt động
xúc tiến. Còn các chính sách về giá cả, phân phối và sản phẩm gần như là chưa có.
Khách sạn đã đầu tư và chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho du khách và đạt
được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, để hoạt động marketing du lịch có trác nhiệm được hiệu
quả hơn khách sạn cần có các giải pháp để giải quyết các vấn đề còn tồn tại của mình. Việc thực
hành marketing du lịch có trách nhiệm trong kinh doanh là bài học kinh nghiệm để các cơ sở kinh
doanh lưu trú khác học tập, giúp cho các khách sạn lựa chọn các hình thức marketing phù hợp với quy mô và năng lực của mình. Và để đưa marketing du lịch có trách nhiệm vào các doanh nghiệp
du lịch, các điểm đến cần có sự chung tay của nhiều bên từ các cơ quan quản lí nhà nước về du
lịch, các hiệp hội cũng như những người quản lí cấp cao tại các doanh nghiệp.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Marketing du lịch có trách nhiệm trong kinh doanh tại khách sạn Crowne plaza West Ha Noi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
134
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2019-0034
Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 5, pp. 134-145
This paper is available online at
MARKETING DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM TRONG KINH DOANH
TẠI KHÁCH SẠN CROWNE PLAZA WEST HANOI
Vương Thị Vân Anh
Khoa Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Tóm tắt. Kinh doanh khách sạn là một ngành kinh doanh dịch vụ. Chính vì vậy, khách hàng
thường biết tới sản phẩm, dịch vụ của khách sạn thông qua các kênh tiếp thị và truyền thông
của khách sạn. Marketing du lịch có trách nhiệm là một hướng tiếp cận mới nhằm phát triển
kinh doanh du lịch một cách bền vững và đang trở thành một xu thế toàn cầu. Tuy nhiên, việc
thực hiện marketing du lịch có trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh khách sạn chưa được
quan tâm đúng mức. Trên cơ sở khảo sát khách sạn Crowne Plaza West Hanoi, bài báo nghiên
cứu cơ sở lí luận về marketing du lịch có trách nhiệm đồng thời đưa ra một số phân tích, đánh
giá về thực trạng marketing du lịch có trách nhiệm trong kinh doanh tại khách sạn này.
Từ khóa: Du lịch có trách nhiệm, marketing, kinh doanh khách sạn, marketing du lịch có
trách nhiệm.
1. Mở đầu
Trong những năm gần đây, phát triển du lịch bền vững là một chủ đề nhận được sự quan tâm
của rất nhiều các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Du lịch bền vững được tiếp cận ở
nhiều khía cạnh khác nhau, ở nhiều lĩnh vực dịch vụ khác nhau như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn
uống, dịch vụ bổ sung và dịch vụ tham quan, hướng dẫn du lịch. Kinh doanh khách sạn là một
trong những dịch vụ then chốt, tạo nên một chuyến hành trình hoàn hảo cho du khách. Phát triển
bền vững trong kinh doanh khách sạn cũng góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững. Trong
kinh doanh khách sạn, hoạt động marketing đóng vài trò quan trọng. Hoạt động marketing có
trách nhiệm không những quảng bá sản phẩm dịch vụ của khách sạn mà còn góp phần tích cực
trong việc giáo dục nhận thức cho du khách. Tuy nhiên, tính trách nhiệm, tính bền vững trong
hoạt động marketing chưa được quan tâm đúng mức.
Trong nước có một số tác giả viết về marketing du lịch, trách nhiệm xã hội, du lịch có trách
nhiệm. Viết về trách nhiệm xã hội có khá nhiều tác giả với nhiều bài viết nghiên cứu với các cách
tiếp cận khác nhau như: Hồng Minh (2007) trong bài viết mang tiêu đề “Trách nhiệm xã hội và
đạo đức doanh nghiệp” trên Báo Văn hoá và đời sống xã hội, số 2/2007 thì tập trung nghiên cứu
mối quan hệ giữa phạm trù đạo đức với trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp [1].
Viết về trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn có tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngọc.
Trong luận văn thạc sĩ của mình với đề tài “Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn tại
Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp tại các khách sạn Sofitel Legend Metropole và Sofitel Plaza
Hà Nội” tác giả tập trung đề cập đến một số vấn đề cơ bản về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn, thực trạng về thực hiện trách nhiệm xã hội
Ngày nhận bài: 19/3/2019. Ngày sửa bài: 19/4/2019. Ngày nhận đăng: 12/5/2019.
Tác giả liên hệ: Vương Thị Vân Anh. Địa chỉ e-mail: vuongthivananh@haui.edu.vn
Marketing du lịch có trách nhiệm trong kinh doanh tại khách sạn Crowne Plaza West Hanoi
135
tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội và khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội [2].
Tài liệu viết về marketing du lịch cũng rất nhiều với các tác giả như PGS.TS Nguyễn Văn
Mạnh &TS. Nguyễn Đình Hòa [3], TS. Hà Nam Khánh Giao [4], TS. Bùi Thị Tám. Các tác giả
này chủ yếu đề cập đến các đặc điểm của marketing dịch vụ, hành vi của người tiêu dùng, cung
cấp cơ sở lí luận về áp dụng marketing mix trong doanh nghiệp du lịch. Nhưng marketing trong
kinh doanh khách sạn thì chưa được nghiên cứu chuyên sâu.
TS. Hà Văn Siêu trong báo cáo tổng hợp Nghiên cứu về du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam
năm 2014 tập trung xây dựng cơ sở lí luận về du lịch có trách nhiệm, thực trạng hoạt động du lịch
có trách nhiệm ở Việt Nam và đề xuất giải pháp [5].
Ở nước ngoài cũng có một số tác giả nghiên cứu về marketing bền vững và trách nhiệm xã
hội như: Adarsh Batra (2006) trong cuốn Marketing du lịch vì sự phát triển bền vững (Tourism
marketing for sustainable development) chủ yếu đề cập đến marketing du lịch hướng đến phát
triển bền vững như thế nào [6]. Kuberudu & V.s.d Himabindu trong bài nghiên cứu Marketing và
trách nhiệm xã hội - Marketing and socially responsible thì phân tích mối quan hệ giữa marketing
và trách nhiệm xã hội [7]. Kotler & Armstrong (2014) trong chương 14:Marketing bền vững của
cuốn Nguyên tắc tiếp thị (Principles of Marketing) chủ yếu đề cập đến việc định hướng khách
hàng, xác định người tiêu dùng xanh và việc vận dụng trách nhiệm xã hội trong hoạt động
marketing bền vững [8].
Có thể thấy rằng, các cuốn sách, báo, tạp chí cũng như bài nghiên cứu về marketing, trách
nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp cũng như các khách sạn, về du lịch trách nhiệm ở trong nước
và quốc tế nhiều. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu marketing du lịch có trách nhiệm
trong kinh doanh khách sạn.
Để nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng marketing du lịch có trách nhiệm tại khách
sạn Crowne Plaza West Hanoi, tác giả sử dụng hai phương pháp chính: phương pháp nghiên cứu
định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính.
Với nhóm phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp dữ liệu thứ cấp và phương pháp khảo sát thực tế:
- Phương pháp khảo sát thực tế tại khách sạn Crowne West Hanoi: trực tiếp đến quan sát, thu
thập thông tin chung và thông tin về hoạt động marketing du lịch có trách nhiệm tại khách sạn này.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu thứ cấp: Các thông tin về marketing du lịch có
trách nhiệm được thu thập từ các công trình nghiên cứu, giảng dạy như giáo trình, bài báo của các
tác giả trong và ngoài nước. Đây là cơ sở để tác giả hệ thống được cơ sở lí luận cũng như thực tế
về marketing du lịch có trách nhiệm.
Với nhóm phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Trong phương pháp này, tác giả tiến hành điều tra, lấy
ý kiến đánh giá của 50 du khách đang lưu trú tại khách sạn Crowne Plaza West Hanoi trong về các
vấn đề liên quan đến hoạt động marketing có trách nhiệm củakhách sạn để có thể đánh giá được
hiện trạng thực hiện marketing du lịch có trách nhiệm của hai khách sạn Crowne Plaza West
Hanoi. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả marketing du lịch có trách nhiệm
tại khách sạn này.
- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu: Sau khi điều tra, lấy ý kiến đánh giá của 50 khách
đang lưu trú tại khách sạn, tác giả tiến hành việc tổng hợp và xử lí số liệu trên excel. Trên cơ sở
đó đánh giá thực trạng việc thực hành marketing du lịch có trách nhiệm tại khách sạn tác giả
nghiên cứu.
Marketing du lịch là một phạm trù khá rộng. Vì vậy, trong khuôn khổ của bài viết này, tác giả
xin tập trung vào hoạt động marketing có trách nhiệm của khách sạn trong hoạt động xúc tiến.
Vương Thị Vân Anh
136
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Lí luận về marketing du lịch có trách nhiệm
Một số khái niệm liên quan
Marketing du lịch: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Sản phẩm du lịch mang tính tổng
hợp cao. Vì vậy ngành du lịch cũng bao gồm tất cả các khái niệm, phạm trù về marketing và các
ngành khác đang sử dụng thành công trên thị trường. Marketing du lịch có nghĩa là vận dụng lí
thuyết marketing vào trong hoạt động kinh doanh du lịch. Và vì vậy, marketing du lịch cũng bao
gồm và tuân thủ các nguyên tắc chung, các nội dung cơ bản của marketing.
Marketing là chức năng quản trị của doanh nghiệp, nó bao gồm tất cả các hoạt động của
doanh nghiệp đêu phải hướng vào mong muốn của thị trường mục tiêu, đảm bảo rằng doanh
nghiệp đưa ra thị trường loại sản phẩm tốt hơn và sớm hơn sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh
tranh để đạt được mục đích của doanh nghiệp. Marketing là công việc của tất cả mọi người trong
doanh nghiệp trong đó bộ phận marketing đóng vai trò then chốt [3].
Green washing: Những tổ chức mà đánh lạc hướng người tiêu dùng về lợi ích liên quan đến
môi trường của một sản phẩm hoặc dịch vụ được hiểu là "greenwashing". Greenwashing bị coi là
một vấn nạn vì nó làm người tiêu dùng cảm thấy hoài nghi và làm giảm sức ép của người tiêu
dùng khi yêu cầu các tổ chức đưa ra những giải pháp xanh thân thiện với môi trường trong quá
trình sản xuất và tiến hành hoạt động kinh doanh [10].
Khái niệm marketing du lịch có trách nhiệm
Marketing trong du lịch thường được các doanh nghiệp sử dụng chiến lược marketing mix
với “4Ps”. Trong marketing du lịch có trách nhiệm cũng áp dụng chiến lược 4Ps này:
• Product - Sản phẩm: Sự kết hợp giữa hàng hóa và dịch vụ mang lại cho du khách những trải
nghiệm, gồm tiện nghi và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn, mức dịch vụ và chất lượng thuyết minh sản
phẩm. Một sản phẩm được gọi là sản phẩm du lịch bền vững hay có trách nhiệm là sản phẩm bền
vững trong tự nhiên, gần gũi và thân thiện với môi trường. Trong quá trình phát triển sản phẩm
loại bỏ những sản phẩm không bền vững ra khỏi hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp.
• Price - Giá cả: Chi phí khách du lịch phải thanh toán tại các điểm khác nhau trong chuỗi
phân phối, bao gồm giá khách phải trả khi mua trực tiếp, hoa hồng và giá thực tế dành cho đơn vị
trung gian, giá cho trẻ em, người già, và cả những chính sách về điều kiện đặt, hoàn trả và hủy
hoãn. Để phát triển bền vững thì giá mà du khách phải trả phải bao gồm toàn bộ chi phí cho kì
nghỉ của họ. Các chi phí phải đủ cao để đảm bảo du khách thỏa mãn với những trải nghiệm mình
đạt được, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
• Place - Địa điểm: “Nơi” mà sản phẩm được bày bán, thông qua những kênh phân phối khác
nhau như các đại lí bán buôn, bán lẻ, và các công ty điều hành du lịch. Các kênh phân phối cần
đảm bảo rằng cách họ bán một sản phẩm là đạo đức và không làm tăng kì vọng không thực tế
trong tâm trí của khách du lịch.
• Promotion – xúc tiến: Kênh giao tiếp kết nối giữa người bán và người mua với mục đích
gây ảnh hưởng, đưa ra thông báo hoặc thuyết phục khách hàng tiềm năng khi họ quyết định mua
một sản phẩm. Xúc tiến bền vững cần phải phản ánh cách thức mà một trang web du lịch được
đẩy mạnh và được quảng cáo, khuyến mãi và phải phản ánh chính xác những đặc điểm độc đáo
của khu vực để không gây ra sự thất vọng đối với khách du lịch. Tổ chức du lịch và các điểm đến
cũng có thể sử dụng tài liệu và quảng cáo để nâng cao nhận thức du lịch về các vấn đề quan trọng
liên quan đến phát triển bền vững. Họ có thể thực hiện “tiếp thị xanh” và truyền thông trong việc
giải thích các thông tin và giải thích bản chất của sự hấp dẫn / tài nguyên và ý nghĩa của nó, ví dụ,
bằng cách thúc đẩy du lịch “mềm” giảm thiểu bất lợi về môi trường và văn hóa cũng như thông
báo khách du lịch trong những tác động của sự hiện diện của họ [11].
Marketing du lịch có trách nhiệm trong kinh doanh tại khách sạn Crowne Plaza West Hanoi
137
Áp dụng marketing có trách nhiệm dựa trên nguyên tắc các sản phẩm và dịch vụ du lịch
không chỉ được tạo ra vì mục tiêu lợi nhuận mà phải đem đến những giá trị về mặt xã hội và môi
trường vì lợi ích của cộng đồng nói chung.
Như vậy, marketing du lịch có trách nhiệm có thể được hiểu là quá trình truyền đạt thông
điệp về những ví dụ thực tiễn bền vững trong du lịch với mục tiêu giáo dục và nâng cao ý thức của
cộng đồng về tác động của du lịch và lợi ích của những thay đổi tích cực cũng như áp dụng những
nguyên tắc bền vững đối với chính hoạt động marketing [10].
Khi thực hành marketing du lịch có trách nhiệm, các doanh nghiệp du lịch trong đó có các
khách sạn cũng cần phải thể hiện tính trách nhiệm của mình một cách tổng thể và toàn diện ở các
khía cạnh sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và xúc tiến
Lợi ích của việc thực hiện marketing du lịch có trách nhiệm
Hoạt động marketing gắn liền với trách nhiệm xã hội sẽ tăng uy tín cũng như dấu ấn thương
hiệu trong tâm trí khách hàng. Trong kinh doanh, những sản phẩm được chứng nhận là “bền
vững” hay có trách nhiệm sẽ có lợi thế hơn trong cuộc cạnh tranh vì được khách hàng đánh giá
cao hơn và họ sẵn sàng mua những sản phẩm này hơn là các sản phẩm thiếu trách nhiệm bởi họ
cho rằng các sản phẩm này có giá trị cao hơn. Những sản phẩm có trách nhiệm có thể mang lại
niềm tin cho khách hàng và làm cho khách hàng không những cảm thấy thoải mái hơn khi mua
sản phẩm lần đầu mà còn cảm thấy thoải mái hơn khi mua lại sản phẩm đó.
Marketing du lịch có trách nhiệm là chiến lược trong kinh doanh vì nó không những giúp mở
rộng nguồn khách mà còn khiến khách hàng gắn bó lâu dài với sản phẩm, có thể khuyến khích
khách hàng mua lại sản phẩm trong tương lai. Bên cạnh đó, marketing du lịch có trách nhiệm góp
phần làm tăng doanh thu. Marketing du lịch có trách nhiệm được xem như là một hành động
hướng tới phát triển du lịch bền vững. Nó có thể giúp gia tăng thu nhập bằng cách đạt được lòng
trung thành từ khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới, từ đó mở rộng thị phần.
Lợi ích tiếp theo là tiết kiệm chi phí, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn.
Đồng thời, nó cũng giúp nâng cao nguồn lực con người. Nhân viên sẽ rất tự hào khi làm việc cho
những người chủ thực hiện trách nhiệm của họ với xã hội một cách nghiêm túc [10].
Nguyên tắc của marketing du lịch có trách nhiệm
Những nguyên tắc cơ bản của marketing du lịch có trách nhiệm bao gồm những đặc điểm sau:
• Hợp pháp, trung thực và đáng tin cậy
• Tôn trọng nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và những trường hợp kinh doanh thành công đã
được công nhận
• Có trách nhiệm với xã hội và dựa trên nguyên tắc công bằng và tin tưởng lẫn nhau
• Không vô đạo đức, công kích hay chống lại phẩm giá con người
• Tôn trọng sự riêng tư của người sử dụng
• Tuân thủ luật pháp, quy định và quy chuẩn tự quản lí
Hơn nữa, trong quá trình truyền đạt thông điệp quảng bá, marketing du lịch có trách nhiệm
cũng phải quan tâm tới môi trường và tìm cách sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách
lâu dài, bền vững [10].
Nội dung của marketing du lịch có trách nhiệm
Truyền đạt thông điệp chính xác và thân thiện
Điểm cốt lõi của marketing du lịch là truyền tải những trải nghiệm đến với thị trường mục
tiêu. Những trải nghiệm của khách được tạo ra từ các yếu tố cấu thành như địa điểm, cơ sở vật
chất hạ tầng, dịch vụ và thuyết minh. Do đó, điều quan trọng là phải quảng bá những trải nghiệm
cụ thể có khả năng đáp ứng nhu cầu của từng thị trường trọng tâm. Vì thế việc quảng bá thông tin
một cách chính xác về điểm đến, các hoạt động, sự kiện và cơ sở và dịch vụ du lịch tại điểm đến
Vương Thị Vân Anh
138
là rất quan trọng, để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và mang lại sự hài lòng cho
du khách. Chân thực trong marketing đòi hỏi phải có sự am hiểu về sản phẩm và dịch vụ cốt lõi,
mang lại những trải nghiệm cho thị trường khách mục tiêu [9].
Marketing các điển hình du lịch bền vững
Đối với các điểm đến du lịch, các tổ chức hay điểm tham quan đang tiến hành hoạt động du
lịch bền vững, điều quan trọng không chỉ là tuyên truyền cho du khách những gì đã được thực
hiện để làm thay đổi hành vi, thái độ của khách, khiến họ cảm thông với những quy định của du
lịch bền vững mà còn nâng cao nhận thức và giáo dục du khách biết được lí do tại sao du lịch bền
vững trở nên quan trọng, giúp du khách tiếp thu và có thể truyền đạt cho người khác. Hơn nữa,
marketing bền vững cũng mang lại những lợi ích trực tiếp cho khách du lịch như cho phép họ
tham gia vào quá trình làm du lịch, tạo nên những thay đổi tích cực. Marketing bền vững cũng
giúp cho tổ chức có thể giành lợi thế trong quá trình cạnh tranh [13].
Duy trì bảo mật dữ liệu trong marketing
Để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình, khối doanh nghiệp du lịch phải thu thập thông
tin về khách hàng và tổ chức. Các doanh nghiệp như khách sạn cần thu thập thông tin cá nhân của
khách hàng như tên khách, quốc tịch khách, thông tin tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch
bán hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách. Quản lí tốt dữ liệu khách hàng được phản ánh thông
qua cách thu thập, lưu trữ và sử dụng thông tin khách hàng như tên, địa chỉ hay thông tin cá nhân
khác của khách mà vẫn đảm bảo tính bảo mật của những thông tin này.
Các loại dữ liệu yêu cầu được bảo mật có thể bao gồm bất kì thông tin gì về khách hàng
(khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp) đang được lưu trữ trong máy tính hay hồ sơ lưu trữ của tổ
chức mà có thể được sử dụng bởi bên thứ 3. Ví dụ như thông tin về tên, địa chỉ, e-mail, số hộ
chiếu, ngày tháng năm sinh và tài khoản ngân hàng của khách.
Quản lí tốt dữ liệu khách hàng và đảm bảo quyền riêng tư là điều quan trọng để gây dựng
mối quan hệ với khách hàng (cá nhân hay doanh nghiệp). Nếu các tổ chức không tôn trọng quyền
riêng tư của khách hàng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về mặt tài chính, thương mại
hay nguy hại đến danh tiếng của tổ chức đó, hay có thể là bị xử phạt [10].
Thu thập phản hồi của du khách
Thu thập phản hồi của du khách là một bước quan trọng vì nó giúp cho các tổ chức cũng như
cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiểu hơn về thị hiếu của khách hàng. Thị hiếu của khách
có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về mặt xã hội, chính trị, kinh tế và cảnh quan môi trường.
Kết quả của việc thu thập ý kiến khách hàng là để điều chỉnh và tạo ra những sản phẩm và chiến
dịch quảng bá phù hợp, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cách thức thu thập phản hồi của khách
phụ thuộc vào nguồn lực tài chính và nhân lực, sự hạn chế về mặt thời gian, mức độ chi tiết của
thông tin cần thu thập và đặc điểm của khách
Đạt được giấy chứng nhận bền vững
Những tiêu chuẩn, những chứng nhận, chứng chỉ, giải thưởng trong ngành du lịch là công cụ
quan trọng để phân biệt các công ty, sản phẩm, sản phẩm hay dịch vụ thực sự “trách nhiệm” từ
những hoạt động gắn với “sinh thái” hoặc “bền vững”. Nó là công cụ marketing hiệu quả để thu
hút khách hàng. Việc đạt được các tiêu chuẩn cũng như những chứng nhận bền vững như là một
sự khẳng định lại một lần nữa tính bền vững trong các hoạt động của doanh nghiệp du lịch. Những
chứng nhận này giúp tăng niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp. Như là một minh chứng cho
sự nỗ lực cố gắng của doanh nghiệp hướng tới du lịch bền vững.
Bảng 1. Một số chương trình Nhãn sinh thái của các quốc gia
Vùng/Quốc gia Tên nhãn sinh thái
Bắc Mĩ Green Leaf
Marketing du lịch có trách nhiệm trong kinh doanh tại khách sạn Crowne Plaza West Hanoi
139
Canada Green Key
Anh Green Tourism Business Schems
Hoa Kì Green Seal
EU Ecolabel và Green Key
Trung Quốc Green Hotel Standard
Đài Loan Green Mark
Singapore SEC Eco Label Hotel
Việt Nam Green Lotus (Bông sen xanh)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.2. Thực trạng hoạt động marketing có trách nhiệm trong kinh doanh tại khách sạn
Crowne Plaza West Hanoi
Crowne Plaza Hotels & Resorts là một trong những thương hiệu khách sạn hàng đầu thế giới
có mặt tại gần 60 quốc gia. Là khách sạn thuộc tập đoàn IHG (Intercontinental Hotel Group) đầu
tiên tại Việt Nam mang thương hiệu Crowne Plaza, khách sạn Crowne Plaza West Hà Nội rất gần
với Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, Sân Vận Động Mỹ Đình và Sân Bay Quốc Tế Nội Bài - một
vị trí vô cùng thuận lợi cho cả du khách trong nước và quốc tế. Crown plaza west Hanoi là tòa cao
ốc gồm 02 tầng hầm, 23 tầng cao và 02 tầng kĩ thuật với tổng diện tích xây dựng khoảng
18.200m
2
và tổng diện tích cho thuê khoảng 12.500m2. Khách sạn Crowne được xây dựng, đầu tư
trang thiết bị cơ sở vật chất cho 393 phòng tiêu chuẩn, trong đó có 40 phòng suite được thiết kế
với nội thất sang trọng, hiện đại phù hợp với yêu cầu cao cấp của khách hàng.
Truyền đạt thông điệp
Khảo sát thực tế trên 50 khách đang lưu trú tại khách sạn cho thấy có 80% phần trăm khách
cho rằng trong thời gian lưu trú tại khách sạn, khách được nhận những dịch vụ đúng như những gì
khách sạn quảng cáo, 20% còn lại cho rằng những dịch vụ mà họ nhận được không giống như
khách sạn quảng cáo. Điều này cho thấy những sản phẩm dịch vụ của khách sạn đa số đáp ứng
được mong đợi của khách hàng.
Bảng 2. Bảng thống kê phản ánh mức độ hài lòng của khách so với kì vọng
đối với dịch vụ tại khách sạn Crowne Plaza West Hanoi
Trên cả kì
vọng
Giống như kì
vọng
Thất vọng Rất thất
vọng
Dịch vụ lưu trú 10 khách 35 khách 5 khách 0 khách
Dịch vụ ăn uống 5 khách 30 khách 5 khách 5khách
Dịch vụ bổ sung 15 khách 35 khách 0 khách 0 khách
Thái độ của nhân viên 10 khách 40 khách 0 khách 0 Khách
(Nguồn: Số liệu điều tra bảng hỏi)
Kết quả khảo sát trên trang tripadvisor.com.vn, booking.com, agoda.com cũng chứng minh
rằng những thông điệp, những sản phẩm dịch vụ và chất lượng sản phẩm dịch vụ của khách sạn
đúng với những kì vọng, mong đợi của khách hàng và được khách hàng đánh giá khá cao, đặc biệt
trong dịch vụ buồng phòng và dịch vụ hội nghị hội thảo. Khách sạn đã truyền đạt thông điệp một
cách chân thực đến với các thị trường mục tiêu của mình.
Vương Thị Vân Anh
140
Bảng 3. Tổng hợp đánh giá của khách về khách sạn Crowne Plaza West Hanoi
Tên hệ thống đặt
phòng trực tuyến
Tổng số khách
đánh giá
Điểm đánh giá Mức đánh giá
Trip advisor 358 9 Tuyệt vời
Booking.com 48 8.1 Rất tốt
Agoda 122 7.8 Rất tốt
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Marketing các điển hình du lịch bền vững
Một số bài viết thể hiện trách nhiệm xã hội của khách sạn trong vòng 5 năm từ khi mở
https://www.facebook.com/crowneplazahanoi/?fref=ts là 68 bài viết, trung bình 13.5 bài /năm .
Tất cả các bài viết đều xoay quanh hoạt động CSR của khách sạn, lượt thích chủ yếu là nhân viên
trong khách sạn, sự tương tác và phản hồi của khách và các đối tượng fans khác gần như không có.
Theo khảo sát của tác giả, trang fanpage này hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù khách
sạn có khá nhiều các hoạt động hướng đến môi trường, cộng đồng nhưng chỉ có một số ít các hoạt
động được đăng tải. Chính vì vậy, tính định hướng và giáo dục cho du khách chưa cao. Bên cạnh
những bài viết về hoạt động CSR của khách sạn mình, khách sạn có thể đưa vào những bài viết
về các điển hình khác trong việc phát triển bền vững trong lĩnh vực du lịch và khách sạn để nâng
cao nhận thức của du khách.
Bảng 4. Bảng thống kê số bài viết của khách sạn Crowne Plaza
trên trang fanpage của khách sạn từ 2011-2016
Số lượng
bài viết
Số lượng
like
Số lượng
chia sẻ TB
Số lượng
bình luận
TB
Đối tượng
Bài viết về sản
phẩm dịch vụ
472 Từ 2 -400 50
Khách, nhân
viên khách sạn,
fans
Bài viết về hoạt
động CSR
68 20 0 1
Nhân viên
khách sạn
Bài viết khác (tuyển
dụng, các bài viết
chung chung..)
206 10-50 10 10
Nhân viên
khách sạn, fans
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Một mạng xã hội khác cũng được khách sạn sử dụng để quảng bá sản phẩm dịch vụ và hoạt
động hướng tới môi trường và xã hội của mình là twitter. Sau khi thành lập được khoảng 1 năm,
khách sạn đã mở 1 tài khoản Twitter để marketing sản phẩm dịch vụ của mình. Trong số 910
tweet được viết thì chỉ có 20 tweet viết về hoạt động trách nhiệm xã hội. Số lượng bài viết về
trách nhiệm xã hội chỉ chiếm 0.02% so với tổng số tweet. Như vậy là quá ít, hiệu quả marketing
thấp. Hoạt động marketing có trách nhiệm của khách sạn trên mạng xã hội facebook và twitter đã
được quan tâm và chú ý. Tuy nhiên, hoạt động marketing có trách nhiệm trên mạng facebook của
khách sạn được quan tâm và chú trọng hơn, thể hiện qua số bài viết và lượng người thích, chia sẻ
các bài viết trên trang fanpage của khách sạn này.
Công cụ tìm kiếm google là một trong các hình thức marketing được các doanh nghiệp tin
dùng. Khi gõ từ khóa Crowne Plaza West Hanoi thì trong vòng 0.5 giây cho 62 triệu kết quả.
Marketing du lịch có trách nhiệm trong kinh doanh tại khách sạn Crowne Plaza West Hanoi
141
Nhưng trong số 62 triệu kết quả này chỉ có 2 kết quả quảng bá các hoạt động trách nhiệm xã hội
của khách sạn.
Bên cạnh đó, một hình thức nữa được khách sạn áp dụng nhằm giáo dục và nâng cao ý thức
của khách lưu trú. Đó chính là marketing trực tiếp. Trong thời gian khách lưu trú, khách sạn
Crowne Plaza West Hanoi định hướng và khuyến khích khách không yêu cầu giặt đồ vải trong
phòng nếu chưa thấy thật sự bẩn bằng một mẩu giấy hướng dẫn đặt trên đầu giường của khách với
thông điệp “Small things make a big difference” – Những việc nhỏ tạo nên sự khác biệt lớn.
Hình 1. Bảng hướng dẫn khách sử dụng đồ vải
(Nguồn: Khách sạn Crowne Plaza West Hanoi)
Hình ảnh phía trên cho thấy rằng khách sạn đã có hoạt động định hướng cho khách về việc sử
dụng một cách tiết kiệm các nguồn năng lượng: “Mỗi ngày, các khách sạn trên toàn thế giới, một
số lượng khăn và đồ vải được giặt khi chưa thực sự cần thiết gây ra lãng phí và ô nhiễm nguồn
nước với lượng chất tẩy khổng lồ. Nếu quý khách không yêu cầu thì đồ vải trong phòng của quý
khách sẽ được thay 3 ngày một lần sau 2 đêm liên tiếp. Khăn trên sàn nhà có nghĩa là làm ơn hãy
thay chúng. Khăn trên giá có nghĩa là tôi sẽ sử dụng lại chúng.
Bảng hướng dẫn sử dụng này có 2 mặt, khi nhân viên buồng phòng nhìn thấy mặt như hình
phía trên ở đầu giường hoặc trên giường có nghĩa là khách muốn thay chăn ga. Nếu nhìn thấy mặt
còn lại nghĩa là chưa cần thay chăn ga.
Như vậy, các công cụ marketing đều được khách sạn Crowne Plaza West Hanoi áp dụng. Tuy
nhiên, các công cụ vẫn chưa phát huy được hết vai trò của nó trong việc tuyên truyền giáo dục
khách lưu trú thay đổi nhận thức và hành vi hướng tới môi trường và cộng đồng.
Duy trì bảo mật dữ liệu
Khách sạn Crowne Plaza cam kết bảo vệ tất cả các thông tin cá nhân của khách hàng như tên,
số điện thoại, thẻ tín dụng, email. Tất cả các nhân viên trong khách sạn đều phải tham gia khóa
học về Data privacy trên trang web của tập đoàn khi làm việc tại khách sạn và chương trình này
hàng năm sẽ phải học lại. Tất cả các thông tin về thẻ của khách hàng không được in ra giấy. Tại
quầy lễ tân có một bảng chính sách thông báo với khách hàng về bảo mật thông tin.
Để bảo mật thông tin và dữ liệu khách hàng, tất cả các thao tác, các hoạt động kinh doanh các
dịch vụ trong khách sạn đều được thực hiện trên phần mềm Opera. Các thông tin khách hàng, báo
cáo kinh doanh được phân quyền cụ thể. Ngoài ra để đảm bảo tính bảo mật, các dữ liệu của khách
hàng cũng như dữ liệu kinh doanh, máy tính ở các bộ phận đều sử dụng máy tính để bàn.
Vương Thị Vân Anh
142
Một điều nổi bật nữa trong chính sách bảo mật thông tin của tập đoàn IHG (Intercontinental
Hotel Group) nói chung và khách sạn Crowne Plaza West Hanoi là trên các website của tập đoàn
và của các thương hiệu thuộc IHG không dành cho trẻ em và không gạ gẫm hoặc thu thập thông
tin cá nhân từ các cá nhân dưới 18 tuổi. Nếu khách sạn được thông báo hoặc phát hiện ra thông
tin cá nhân của trẻ vị thành niên được thu thập không đúng cách. Khách sạn sẽ tiến hành các bước
hợp lí để hủy bỏ các thông tin đó. Trong những trường hợp nhất định, khách sạn có thể thực hiện
các chiến dịch hoặc chiến dịch mà mục tiêu hướng đến là trẻ em.
Mặc dù các điều kiện và cam kết bảo mật của khách sạn khá chi tiết nhưng trong quá trình
khảo sát khách vẫn có tới 20% khách tỏ ra không tin tưởng khi cung cấp các thông tin cá nhân của
mình cho khách sạn.
Thu thập phản hồi của du khách
Cũng như các khách sạn khác, khách sạn Crowne Plaza West Hanoi sử dụng các hình thức
thu thập phản hồi sau:
•Phiếu khảo sát sự hài lòng của khách: Phiếu này đặt trong một quyển cover đặt trong ngăn
kéo bàn làm việc của khách. Khách có thể điền ngay khi có vấn đề gì đó bức xúc cần giải quyết
hoặc sau khi khách làm thủ tục check out.
•Thu thập phản hồi qua email: Đây là hình thức phản hồi ý kiến phổ biến và thuận tiện. Khi
chất lượng dịch vụ cũng như thái độ của nhân viên không đáp ứng được yêu cầu, khách có thể gửi
email đến bộ phận chăm sóc khách hàng của khách sạn. Phản hồi tốt hay xấu đều được ban giam
đốc khách sạn thông báo tới các bộ phận để rút kinh nghiệm.
•Thu thập phản hồi trực tiếp: Trong quá trình cung cấp dịch vụ, tất cả nhân viên các bộ
phận tiếp xúc trực tiếp trong quá trình cung cấp dịch vụ
•Một hình thức nữa được sử dụng phổ biến đó là thu thập ý kiến của khách hàng qua hệ
thống đặt phòng trực tuyến như tripadvisor, agoda, booking. ivivu và qua trang web của khách
sạn https://www.ihg.com/crowneplaza/hotels/us/en/hanoi/ với tiện ích Opinion lab. Tuy nhiên,
phiếu khảo sát trực tuyến này còn sơ sài, chưa phản ánh hết được những đánh giá và nhận định
của khách hàng.
Bảng 5. Bảng thống kê các hình thức feedback của khách
Hình thức phản hồi Tỷ lệ %
Trực tiếp 10%
Email 15%
Website của khách sạn, các trang đặt phòng trực tuyến 50%
Phiếu feedback trong phòng khách 20%
Khác 5%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Tất cả các phản hồi của khách đều được khách sạn trả lời và đáp ứng một cách kịp thời.
Các chứng nhận bền vững và giải thưởng
Khách sạn đạt được chứng nhận Green Engaged mức độ 1 mà tập đoàn đưa ra. IHG là tập
đoàn đầu tiên đưa ra các tiêu chuẩn về giảm thải ra môi trường cho các thương hiệu khách sạn của
mình. Green Engaed là chứng nhận bắt buộc đối với tất cả các khách sạn thuộc tập đoàn. Và
Green Engaged mức độ 1 là mức độ thấp nhất. Ở cấp độ này, các khách sạn phải hoàn thành 10
giải pháp thực hiện tốt nhất và thành công thông qua các hoạt động tiết kiệm năng lượng và chi
phí, theo dõi việc tiêu thụ năng lượng, thành lập đội giám sát các hoạt động môi trường, lắp đặt hệ
thống ánh sáng hiệu quả trong phòng khách. Mặc dù mới đạt được mức độ thấp nhất trong hệ
Marketing du lịch có trách nhiệm trong kinh doanh tại khách sạn Crowne Plaza West Hanoi
143
thống tiêu chuẩn Green Engaged của tập đoàn song khách sạn Crowne Plaza West Hanoi chưa
thực sự chú trọng đến chứng nhận này và chưa quảng bá trên các trang thông tin của khách sạn,
chưa truyền tải đến các đối tác cũng như đặt giấy chứng nhận tại những nơi khách dễ quan sát.
2.4. Đánh giá hoạt động marketing du lịch có trách nhiệm trong kinh doanh tại
khách sạn Crowne Plaza West Hanoi
Ưu điểm
Qua thực trạng hoạt động marketing du lịch có trách nhiệm tại khách sạn Crowne Plaza West
Hanoi có thể thấy được rằng khách sạn này đã lồng ghép được hoạt động marketing có trách
nhiệm vào chiến lược marketing của khách sạn mình. Bên cạnh việc tuyên truyền, quảng bá các
sản phẩm dịch vụ vủa mình, khách sạn đã bước đầu quan tâm đến việc đưa các hoạt động hướng
tới môi trường, tới cộng đồng để giúp cho khách hàng thấy được rằng họ không chỉ cung cấp
những sản phẩm chất lượng mà còn rất quan tâm đến thực hiện trách nhiệm đối với xã hội.
Một điều nữa chứng minh được khách sạn rất trách nhiệm trong hoạt động marketing của
mình, đó là khách sạn đã truyền tải thông điệp đến các thị trường mục tiêu của mình một cách
chân thực và chính xác. Sự chuyên nghiệp, sự đầu tư tỉ mỉ đến từng chi tiết từ cơ sở vật chất, trang
thiết bị, tiện nghi đến đội ngũ nhân viên phục vụ đã mang đến cho khách hàng những trải nghiệm
tuyệt vời, đúng như kì vọng của khách. Trên 80% du khách cho rằng những sản phẩm dịch vụ họ
nhận được giống như những gì họ thấy được trong các hoạt động quảng cáo của hai khách sạn.
Để hoạt động marketing có trách nhiệm có hiệu quả cao, khách sạn này cũng vận dụng thành
công và hiệu quả các công cụ marketing như internet, google, mạng xã hội. Đây là các kênh
truyền thông phổ biến có lượng người dùng lớn. Bên cạnh đó, các kênh này cũng giúp tiết kiệm
chi phí hơn, hiệu quả hơn so với các kênh marketing truyền thống như báo in, truyền hình, các tờ
rơi tập gấp. Điều đó chứng tỏ rằng khách sạn đã nghiên cứu rất kĩ thị trường cũng như xu thế phát
triển của xã hội.
Thành công thứ tư mà khách sạn đạt được. Trách nhiệm xã hội là một phần không thể thiểu
để kinh doanh có trách nhiệm. Tính trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của khách sạn được
thể hiện qua ba khía cạnh: trách nhiệm về kinh tế, trách nhiệm với cộng đồng và trách nhiệm với
môi trường. Khách sạn thực hiện rất tốt các hoạt động trách nhiệm xã hội ở cả ba khía cạnh
này.Họ đã tận dụng triệt để các hoạt động này làm công cụ marketing, quảng bá hình ảnh thương
hiệu của mình, tăng uy tín của khách sạn đối với khách hàng và các đối tác của khách sạn trong
hoạt động kinh doanh.
Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình hướng tới marketing có trách nhiệm,
khách sạn Crowne Plaza West Hanoi cũng vấp phải một số thách thức và hạn chế.
Đầu tiên, mặc dù đã có sự lựa chọn được các kênh truyền thông. Tuy nhiên, mức độ thu hút,
mức độ tương tác của người xem, cộng đồng thấp. Điều này thể hiện ở số lượt lượng view, số
lượng bình luận, chia sẻ rất thấp, chủ yếu là nhân viên trong khách sạn theo dõi. Trong khi những
thông tin về sản phẩm dịch vụ được rất nhiều khách hàng quan tâm và trao đổi sôi nổi.
Hạn chế thứ hai, hoạt động marketing trực tiếp chưa được quan tâm thích đáng. Ngoài thời
gian đi tham quan, làm việc thì thời gian chủ yếu khách sẽ dành để nghỉ ngơi tại phòng của mình.
Nhưng trong phòng của khách, các khẩu hiệu hay những hướng dẫn định hướng, giáo dục nhận
thức cho du khách gần như rất ít, chỉ có bảng hướng dẫn khách sử dụng tiết kiệm đồ vải đặt ở đầu
giường, những hướng dẫn sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm nước không hề có. Công tác diễn giải
môi trường gần như không có. Những thông điệp còn khô cứng, nhàm chán, hình ảnh tuyên truyền
còn chưa bắt mắt vì vậy chưa lôi cuốn, chưa thu hút sự chú ý của khách. Vì vậy, để công tác
marketing trực tiếp có hiệu quả hơn, khách sạn cần lựa chọn những hình ảnh vui nhộn, những câu
Vương Thị Vân Anh
144
khẩu hiệu ngắn gọn và dễ nhớ và đặt những khẩu hiệu, hình ảnh này tại những khu vực công cộng
trong khách sạn.
Thứ ba, những hoạt động trách nhiệm xã hội được khách sạn marketing đều được thực hiện
theo kế hoạch hàng năm của tập đoàn IHG. Những hoạt động mang tính chất riêng của khách sạn
còn khá ít. Thứ tư, trong việc marketing các điển hình du lịch bền vững, khách sạn chỉ tập trung
vào những thành tựu của mình mà không chú trọng đến tuyền truyền việc các điển hình thành
công trong việc phát triển bền vững. Ngoài ra, khách sạn vẫn chưa có liên kết tới các trang thông
tin chuyên ngành về phát triển bền vững để giúp cho du khách biết cách để trở thành người tiêu
dùng xanh.
Những hạn chế mà khách sạn đang gặp phải là do chưa thực hiện được triệt để tính trách
nhiệm trong hoạt động marketing. Về bản chất, khách sạn đang áp dụng greenwashing để đánh
bóng tên tuổi của mình. Những hoạt động marketing hướng tới môi trường, cộng đồng của khách
sạn mục đích chủ yếu là để lại dấu ấn trong tâm trí khách hàng, thu được doanh thu và lợi nhuận
cao. Những hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng gần như không có. Để hoạt động marketing
có trách nhiệm đạt hiệu quả cao, điều quan trọng bậc nhất mà khách sạn Crowne Plaza West
Hanoi cần phải quan tâm là giáo dục nhận thức, đạo đức cho các cán bộ nhân viên làm việc trong
khách sạn từ cán bộ quản lí cấp cao đến nhân viên phục vụ trực tiếp. Bởi lẽ, yếu tố đạo đức là yếu
tố then chốt trong việc quyết định chất lượng sản phẩm dịch vụ trong khách sạn.
3. Kết luận
Marketing du lịch có trách nhiệm là một hướng đi đúng đắn nhằm hướng tới phát triển du
lịch bền vững. Marketing du lịch có trách nhiệm không chỉ có vai trò trong việc nâng cao uy tín,
hình ảnh và thương hiệu của khách sạn mà còn góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức của khách
lưu trú, thu hút khách tham gia vào các hoạt động hướng tới phát triển du lịch bền vững.
Marketing du lịch có trách nhiệm có thể áp dụng cho các đối tượng khác nhau như các công ty lữ
hành, các cơ cở kinh doanh lưu trú và các điểm du lịch. Tuy nhiên, marketing du lịch có trách
nhiệm hiện nay được các cơ sở kinh doanh lưu trú thực hiện hiệu quả hơn cả bởi được lồng ghép
với hoạt động trách nhiệm xã hội. Sau khi nghiên cứu trường hợp tại khách sạn Crowne Plaza
West Hanoi, tác giả nhận thấy rằng các cơ sở lưu trú tùy theo quy mô và năng lực của mình có thể
lựa chọn các hình thức thực hành marketing du lịch có trách nhiệm khác nhau. Hiện nay trong
marketing, có một thuật ngữ được các chuyên gia đưa ra là greenwashing. Đây là thuật ngữ mô tả
các doanh nghiệp đánh bóng thương hiệu bằng mác thân thiện môi trường. Và hoạt động
marketing tại Crowne Plaza West Hanoi về mặt bản chất vẫn là greenwashing. Mục đích chính
của việc quảng bá các hoạt động CSR là đánh bóng tên tuổi của khách sạn nhằm thu được lợi
nhuận và những việc làm đó người được lợi là chính khách sạn chứ không phải môi trường và
cộng đồng. Điều này nghe có vẻ như là tiêu cực. Nhưng theo quan điểm của tác giả, điều này chưa
hẳn đã xấu. Bởi lẽ, một hoạt động marketing hướng tới phát triển bền vững đòi hỏi cần phải có
một thời gian dài và không mang lại kết quả tức thì. Việc các khách sạn áp dụng greenwashing là
một bước đệm để hoạt động marketing tiến lên một tầm cao mới trong tương lai, đó là marketing
có trách nhiệm, green marketing. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu và khảo sát, tác giả cũng
nhận thấy một điều rằng khách sạn Crowne Plaza West Hanoi mới chỉ chú trọng vào hoạt động
xúc tiến. Còn các chính sách về giá cả, phân phối và sản phẩm gần như là chưa có.
Khách sạn đã đầu tư và chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho du khách và đạt
được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, để hoạt động marketing du lịch có trác nhiệm được hiệu
quả hơn khách sạn cần có các giải pháp để giải quyết các vấn đề còn tồn tại của mình. Việc thực
hành marketing du lịch có trách nhiệm trong kinh doanh là bài học kinh nghiệm để các cơ sở kinh
doanh lưu trú khác học tập, giúp cho các khách sạn lựa chọn các hình thức marketing phù hợp với
Marketing du lịch có trách nhiệm trong kinh doanh tại khách sạn Crowne Plaza West Hanoi
145
quy mô và năng lực của mình. Và để đưa marketing du lịch có trách nhiệm vào các doanh nghiệp
du lịch, các điểm đến cần có sự chung tay của nhiều bên từ các cơ quan quản lí nhà nước về du
lịch, các hiệp hội cũng như những người quản lí cấp cao tại các doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồng Minh, 2007. Trách nhiệm xã hội và đạo đức doanh nghiệp. Báo Văn hoá và đời sống
xã hội, số 2/2007.
[2] Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 2014. Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn tại Việt
Nam. Nghiên cứu trường hợp tại các khách sạn Sofitel Legend Metropole và Sofitel Plaza Hà
Nội. Luận văn thạc sĩ khoa Du lịch học trường ĐH KHXH&NV, tr. 15-104
[3] Nguyễn Văn Mạnh & Nguyễn Đình Hòa, 2008. Giáo trình Marketting du lịch. Nxb Đại học
kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr.26-30
[4] Hà Nam Khánh Giao, 2011. Giáo trình Marketing du lịch. Nxb tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh, HCM, tr.1-404
[5] Hà Văn Siêu, 2014. Báo cáo tổng hợp Nghiên cứu du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam. Viện
nghiên cứu phát triển du lịch, tr.10-150
[6] Adarsh Batra, 2006. Tourism marketing for sustainable development. ABAC Journal Vol. 26,
No. 1, tr. 59 – 65
[7] B.Kuberudu & V.s.d Himabindu, 2012. Marketing and socially responsible. International
Journal in Multidisciplinary and Academic Research (SSIJMAR), Vol. 1, No. 4, November-
December, tr.1-8
[8] Kotler & Armstrong, 2014. Principles of Marketing – chapter 14 : Sustainable marketing –
Social rssponsiblity, etheníc and legal compliance. Fifteen edition, Pearson Education, UK,
tr.452-493
[9] Mohammadreza Ashrafi, 2014. Green Marketing in Hospitality Industry. Text broad, Iran,
tr.42-46
[10] Chương trình ESRT, 2013. Bộ công cụ du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam. tr. 27-33.
[11] Mohammadreza Ashrafi, 2014. Green Marketing in Hospitality Industry. Text broad, Iran,
tr.42-46.
ABSTRACT
Socially responsible tourism marketing in hotel business
Case study of Crowne Plaza West Hanoi
Vuong Thi Van Anh
Faculty of Tourism, Hanoi Industry of University
Hotel business is a service business. Therefore, customers only know the products and
services of hotel through marketing and communication channels. Responsible tourism marketing
is a new approach to sustainable development and is becoming a global trend. However, the
implementation of responsible tourism marketing in hotel business has not been given adequate
attention. On the basis of a survey at Crowne Plaza West Hanoi Hotel, the article explores a
number of theoretical foundation of responsible tourism marketing and gives a number of
comments on the marketing practices that are responsible in hotel business.
Keywords: Responsible tourism, marketing, hotel business, socially responsible tourism
marketing.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- marketing_du_lich_co_trach_nhiem_trong_kinh_doanh_tai_khach.pdf