Số năm mãn kinh và chỉ số T-score
Mãn kinh ảnh hƣởng đến sự thay đổi mật độ xƣơng. Ngoài lƣợng xƣơng bị mất do
thiếu estrogen sau mãn kinh, phụ nữ mãn kinh còn bị mất một lƣợng xƣơng do tuổi già
[3].
Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy, ở phụ nữ có thời gian mãn kinh càng dài
thì giá trị T-score càng giảm (p<0,05), nguy cơ loãng xƣơng càng cao, ở đối tƣợng phụ
nữ chƣa mãn kinh thì giá trị chỉ số T-score lớn hơn (Bảng 3.4). Nhiều tác giả cũng cho
rằng thời gian sau mãn kinh càng dài thì mất xƣơng sẽ xảy ra ngày càng nhiều [3], [7].
Olivera và cs (2007) nghiên cứu ở 385 phụ nữ sau mãn kinh ở Brazil thấy rằng những
phụ nữ lớn tuổi có thời gian sau mãn kinh dài, trọng lƣợng cơ thể và BMI cao thì có nguy
cơ loãng xƣơng và gãy xƣơng cao hơn [7]; Lƣu Ngọc Giang và Nguyễn Thị Trúc (2011)
nghiên cứu trên 225 phụ nữ mãn kinh trong độ tuổi từ 48-85 ở thành phố Mỹ Tho cũng
cho rằng thời gian sau mãn kinh càng dài, số phụ nữ có triệu chứng gợi ý loãng xƣơng
càng lớn [3].
KẾT LUẬN
- Có 23,2% số phụ nữ mãn kinh đƣợc nghiên cứu có mật độ xƣơng bình thƣờng;
51,7% giảm mật độ xƣơng và 25,1% bị loãng xƣơng.
- Tuổi càng cao mật độ xƣơng càng giảm, tỉ lệ loãng xƣơng tăng (độ tuổi 50-59
chiếm 15,3%; độ tuổi 60-69 chiếm 28,8%; đặc biệt ở phụ nữ từ 70 tuổi trở lên tỉ lệ loãng
xƣơng chiếm 42,6%).
- Thời gian mãn kinh càng dài mật độ xƣơng càng giảm, tỉ lệ loãng xƣơng tăng
dần theo thời gian mãn kinh (5 năm trở xuống chiếm 8,1%; từ 5-10 năm chiếm 25,7%;
trên 10 năm chiếm 38,6%).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 97 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 1A (2018), tr. 35-40
35
MẬT ĐỘ XƢƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở PHỤ NỮ MÃN KINH
Đào Thị Minh Hiền (1), Trần Đình Quang (2)
1 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung bộ
2 Trường Đại học Vinh
Ngày nhận bài 04/01/2018, ngày nhận đăng 20/5/2018
Tóm tắt: Thông qua đo tỉ trọng xƣơng bằng phƣơng pháp siêu âm định lƣợng tại
Phòng khám đa khoa, Trƣờng Đại học Y khoa Vinh, Nghệ An, nghiên cứu này đã xác
định mật độ xƣơng và các yếu tố liên quan đến mật độ xƣơng của 203 phụ nữ mãn
kinh. Kết quả phân tích cho thấy có 23,2% số phụ nữ mãn kinh đƣợc nghiên cứu có
mật độ xƣơng bình thƣờng; 51,7% phụ nữ mãn kinh đƣợc nghiên cứu giảm mật độ
xƣơng và 25,1% phụ nữ mãn kinh đƣợc nghiên cứu bị loãng xƣơng; tuổi càng cao mật
độ xƣơng càng giảm, tỉ lệ loãng xƣơng tăng (chiếm tới 42,6% ở độ tuổi 70 trở lên);
thời gian mãn kinh càng dài mật độ xƣơng càng giảm (dƣới 5 năm chiếm 8,1%; từ 5
đến 10 năm chiếm 25,7%; trên 10 năm chiếm 38,6%).
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xƣơng và hậu quả của loãng xƣơng đã trở thành vấn đề quan trọng đối với
sức khỏe cộng đồng hiện nay. Loãng xƣơng chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ tuổi,
giới tính, chế độ sinh hoạt, tập luyện, chiều cao, cân nặng và đặc biệt là thời kì mãn kinh.
Loãng xƣơng sau mãn kinh là mất xƣơng ở xƣơng xốp, gãy lún các đốt sống, đầu dƣới
xƣơng quay, thƣờng xuất hiện trong khoảng 15-20 năm sau mãn kinh [1], [7].
Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn nhất và đông dân cƣ thứ tƣ trong cả nƣớc,
thuộc vùng Bắc Trung bộ, có điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt, việc chăm sóc sức khỏe
của ngƣời dân chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng bệnh
loãng xƣơng ở tỉnh Nghệ An, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “mật độ xƣơng và một số
yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh” tại Phòng khám đa khoa, Trƣờng Đại học Y khoa Vinh,
Nghệ An.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Mật độ xƣơng của 203 phụ nữ ở thời kì mãn kinh (tuổi từ 50 đến 85) không có
bệnh lí liên quan đến chuyển hóa xƣơng, đối chứng là mật độ xƣơng của 50 phụ nữ từ 25
đến 39 tuổi không bị bệnh loãng xƣơng, hiện tại không mang thai và không cho con bú.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu tiến hành theo mô tả cắt ngang, lấy tất cả số phụ nữ đến khám tại
Phòng khám đa khoa, Trƣờng Đại học Y khoa Vinh đủ tiêu chuẩn chọn mẫu.
2.2.2. Đo chỉ số nhân trắc
Chiều cao và cân nặng đƣợc xác định bằng phƣơng pháp nhân trắc thông thƣờng. Chỉ số
khối cơ thể BMI (Body Mass Index) đƣợc đánh giá theo khuyến cáo của WHO đề nghị
cho khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng tháng 2/2000 [5].
Email: tdquang@gmail.com (T. Đ. Quang)
Đ. T. M. Hiền , T. Đ. Quang / Mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh
36
2.2.3. Đo mật độ xương
Tỉ trọng xƣơng đƣợc đo bằng phƣơng pháp siêu âm định lƣợng qua chỉ số tốc độ
âm qua xƣơng gót chân (đơn vị là m/s) bằng máy đo mật độ xƣơng gót Sonost 3000 của
hãng Osteosys - Hàn Quốc với sai số 0,3% tại Phòng khám đa khoa, Trƣờng Đại học Y
khoa Vinh, Nghệ An. Sử dụng phƣơng pháp hồi cứu lâm sàng để tìm hiểu các triệu
chứng liên quan.
2.2.4. Xử lí số liệu nghiên cứu
Số liệu đƣợc xử lí theo thống kê y sinh bằng phần mềm SPSS 16.0.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
Chỉ số BMI trung bình của 203 phụ nữ đƣợc nghiên cứu là 21,6 ± 1,5 (bảng 3.1).
Nhƣ vậy, đối tƣợng nghiên cứu nhìn chung có thể chất cân đối. Kết quả thống kê cho
thấy 60% số phụ nữ đƣợc nghiên cứu sống ở thành thị; 41% làm nghề phải ngồi lâu; phụ
nữ tuổi trẻ nhất là 50 tuổi và tuổi lớn nhất là 85 tuổi, trong đó hơn một nửa (51%) có độ
tuổi từ 50-60; hầu hết mãn kinh ở độ tuổi 49-50.
Bảng 3.1: Chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Nhóm đối chứng
(n = 50 )
50 - 59 tuổi
(n = 104)
60 - 69 tuổi
(n = 52 )
70 tuổi trở lên
(n = 47)
Chung
(n = 203)
Chỉ số
BMI
21,1 1,2 21,7 1,5 22,1 1,3 20,8 1,4 21,6 1,5
3.2. Mật độ xƣơng, triệu chứng lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu
3.2.1. Mật độ xương chung của đối tượng nghiên cứu
Kết quả phân tích cho thấy đối tƣợng nghiên cứu (nhóm mãn kinh) có tỉ lệ loãng
xƣơng trung bình là 25,1%, giảm mật độ xƣơng là 51,7%, tỉ lệ mật độ xƣơng bình thƣờng
là 23,2% (hình 3.1).
Hình 3.1: Biểu đồ tình trạng loãng xương chung của đối tượng nghiên cứu
10
20
30
40
50
Bình thường Giảm mật độ xương Loãng xương
T
ỉ l
ệ
p
h
ần
t
ră
m
(
%
)
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 1A (2018), tr. 35-40
37
Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Tô
Châu (2002) [1], nhƣng lại cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Dung
(2005) [2]. Do sự khác nhau về thời gian, địa điểm, cỡ mẫu nghiên cứu cũng nhƣ nguyên
lí hoạt động của máy đo mật độ xƣơng nên sự so sánh giữa các nguồn số liệu trên chỉ là
tƣơng đối.
3.2.2. Mật độ xương theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Mật độ xƣơng theo nhóm tuổi đƣợc thể hiện ở Hình 3.2. Tỉ lệ loãng xƣơng cao
nhất gặp ở nhóm tuổi 70 trở lên, tỉ lệ loãng xƣơng tăng dần theo độ tuổi, tuổi càng cao thì
mức độ loãng xƣơng càng lớn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trƣớc
đây nhƣ Boyanov và Popivanov (2002), mật độ xƣơng giảm dần theo tuổi khi đo mật độ
xƣơng cẳng tay bằng phƣơng pháp đo hấp thụ tia X năng lƣợng kép với tỉ lệ loãng xƣơng
ở nhóm dƣới 50 tuổi là 20,5%, nhóm trên 50 tuổi là 32,5% [6]. Theo nghiên cứu của
Trần Thị Tô Châu (2002) thì chỉ số BUA (hấp thụ siêu âm dải rộng) trung bình giảm dần
theo nhóm tuổi [1].
Hình 3.2: Biểu đồ mật độ xương theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Sở dĩ tuổi càng lớn thì nguy cơ loãng xƣơng càng cao là do ngoài sự mất xƣơng
nhanh do mãn kinh còn có sự mất xƣơng chậm nhƣng kéo dài do sự già hóa làm cho tổng
khối lƣợng xƣơng bị mất tăng lên đáng kể [5].
3.2.3. Các triệu chứng lâm sàng về cơ, xương, khớp theo nhóm tuổi
Các triệu chứng lâm sàng về cơ, xƣơng, khớp của đối tƣợng nghiên cứu liên quan
đến bệnh loãng xƣơng đƣợc thể hiện ở bảng 3.2.
0
20
40
60
80
100
Đối chứng 50-59 tuổi 60-69 tuổi ≥ 70 tuổi
T
ỉ l
ệ
(
%
)
Bình thường (dưới) Giảm mật độ xương (giữa) Loãng xương (trên)
Đ. T. M. Hiền , T. Đ. Quang / Mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh
38
Bảng 3.2: Biểu hiện lâm sàng cơ, xương, khớp theo nhóm tuổi
Biểu hiện lâm
sàng
Nhóm đối
chứng
(n = 50)
Nhóm đối tƣợng nghiên cứu
50 - 59 tuổi
(n = 104)
60 - 69 tuổi
(n = 52)
≥ 70 tuổi
(n = 47)
T-score
≤ -2,5
n % n % n % n % n %
Đau khớp 15 30 56 53,8 35 67,3 29 61,7 49 96,1
Đau mỏi cổ 18 36 45 43,3 36 69,2 25 53,2 44 86,3
Đau lƣng 17 34 44 42,3 34 65,4 36 76,6 48 94,1
Đau dọc xƣơng dài 22 44 45 43,3 32 61,5 29 61,7 46 90,2
Biến dạng cột sống 1 2 3 3 27 51,9 30 63,8 35 68,6
Kết quả phân tích cho thấy, nhóm loãng xƣơng (T-score ≤ -2,5) hầu hết đều biểu
hiện các triệu chứng lâm sàng; mức độ biểu hiện nhìn chung tăng dần theo tuổi thọ. Từ
tuổi 70 trở lên, hầu hết đối tƣợng đƣợc nghiên cứu đều có biểu hiện các triệu chứng đau
khớp, đau mỏi cổ, đau lƣng, đau dọc xƣơng dài, biến dạng cột sống, giảm chiều cao.
Nhiều tác giả cho rằng loãng xƣơng không có một triệu chứng nào đặc trƣng rõ
rệt, tuy nhiên nếu có thì những dấu hiệu gợi ý có ý nghĩa nhất là đau lƣng, biến dạng cột
sống, giảm chiều cao và gãy xƣơng. Trong nghiên cứu này thì tỉ lệ đau lƣng, biến dạng
cột sống, giảm chiều cao chiếm trên 50% ở phụ nữ từ 50 tuổi trở lên.
3.3. Một số yếu tố liên quan đến chỉ số T-score
3.3.1. Tuổi và chỉ số T-score
Nghiên cứu này cho thấy chỉ số T-score giảm dần theo tuổi (bảng 3.3), nhóm 70
tuổi trở lên có giá trị chỉ số T-score thấp hơn hẳn (p<0,05) so với nhóm tuổi trẻ hơn khác.
Nhƣ vậy, có sự khác biệt giữa nhóm đối chứng và các nhóm tuổi nghiên cứu về quan hệ
giữa độ tuổi và chỉ số T-score, tuổi càng cao thì chỉ số T-score càng nhỏ. Kết quả này
tƣơng tự nghiên cứu của Lƣu Ngọc Giang và Nguyễn Thị Trúc (2011) [3] và của Mai
Đức Hùng và Vũ Đình Hùng (2007) [4].
Bảng 3.3: Mối liên quan giữa độ tuổi và T-score
Nhóm tuổi
T- score > - 2,5 T- score ≤ - 2,5
n T- score trung bình ± SD n %
Nhóm đối chứng 50 -1,5 ± 0,7a 2 4
Nhóm 50-59 tuổi 104 -1,6 ± 0,7a,b 16 15,4
Nhóm 60-69 tuổi 52 -2,0 ± 0,6b 15 28,8
Nhóm ≥ 70 tuổi 47 -2,5 ± 0,8c 20 42,6
Các chữ cái khác nhau (a,b,c) trong một cột biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 1A (2018), tr. 35-40
39
3.3.2. Số năm mãn kinh và chỉ số T-score
Mãn kinh ảnh hƣởng đến sự thay đổi mật độ xƣơng. Ngoài lƣợng xƣơng bị mất do
thiếu estrogen sau mãn kinh, phụ nữ mãn kinh còn bị mất một lƣợng xƣơng do tuổi già
[3].
Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy, ở phụ nữ có thời gian mãn kinh càng dài
thì giá trị T-score càng giảm (p<0,05), nguy cơ loãng xƣơng càng cao, ở đối tƣợng phụ
nữ chƣa mãn kinh thì giá trị chỉ số T-score lớn hơn (Bảng 3.4). Nhiều tác giả cũng cho
rằng thời gian sau mãn kinh càng dài thì mất xƣơng sẽ xảy ra ngày càng nhiều [3], [7].
Olivera và cs (2007) nghiên cứu ở 385 phụ nữ sau mãn kinh ở Brazil thấy rằng những
phụ nữ lớn tuổi có thời gian sau mãn kinh dài, trọng lƣợng cơ thể và BMI cao thì có nguy
cơ loãng xƣơng và gãy xƣơng cao hơn [7]; Lƣu Ngọc Giang và Nguyễn Thị Trúc (2011)
nghiên cứu trên 225 phụ nữ mãn kinh trong độ tuổi từ 48-85 ở thành phố Mỹ Tho cũng
cho rằng thời gian sau mãn kinh càng dài, số phụ nữ có triệu chứng gợi ý loãng xƣơng
càng lớn [3].
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa thời gian mãn kinh và chỉ số T-score
Thời gian mãn kinh
T-score > - 2,5 T-score ≤ - 2,5
n T-score trung bình ± SD n %
Mãn kinh ≤ 5 năm 74 - 1,4 ± 0,9a 6 8,1
5 năm < Mãn kinh ≤ 10 năm 35 - 1,9 ± 0,6b 9 25,7
Mãn kinh > 10 năm 94 - 2,3 ± 0,7c 36 38,3
Chƣa mãn kinh 50 - 1,5 ± 0,7a,b 2 4,0
Các chữ cái khác nhau (a,b,c) trong cùng một cột biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống
kê (p<0,05).
4. KẾT LUẬN
- Có 23,2% số phụ nữ mãn kinh đƣợc nghiên cứu có mật độ xƣơng bình thƣờng;
51,7% giảm mật độ xƣơng và 25,1% bị loãng xƣơng.
- Tuổi càng cao mật độ xƣơng càng giảm, tỉ lệ loãng xƣơng tăng (độ tuổi 50-59
chiếm 15,3%; độ tuổi 60-69 chiếm 28,8%; đặc biệt ở phụ nữ từ 70 tuổi trở lên tỉ lệ loãng
xƣơng chiếm 42,6%).
- Thời gian mãn kinh càng dài mật độ xƣơng càng giảm, tỉ lệ loãng xƣơng tăng
dần theo thời gian mãn kinh (5 năm trở xuống chiếm 8,1%; từ 5-10 năm chiếm 25,7%;
trên 10 năm chiếm 38,6%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thị Tô Châu, Nghiên cứu một số biểu hiện lâm sàng về cơ xương khớp và đo
mật độ xương gót bằng siêu âm trên phụ nữ đã mãn kinh tại Hà Nội, Luận văn thạc
sĩ y học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội, 2002.
[2] Nguyễn Thị Kim Dung, Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng loãng
xương ở phụ nữ 40-60 tuổi huyện Gia Lâm, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Y tế công
cộng, Trƣờng Đại học Y tế công cộng, 2005.
Đ. T. M. Hiền , T. Đ. Quang / Mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh
40
[3] Lƣu Ngọc Giang và Nguyễn Thị Trúc, Mối liên quan giữa loãng xương và thời gian
mãn kinh của phụ nữ ở thành phố Mỹ Tho, Tạp chí Y học thực hành, Số 2, 2011, tr.
21-24.
[4] Mai Đức Hùng và Vũ Đình Hùng, Nghiên cứu khảo sát loãng xương trong cộng đồng
khu vực TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm huấn luyện, nghiên cứu y học quân sự - Học
viện Quân Y, 2007.
[5 ] Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Đình Nguyên, Loãng xương: nguyên nhân, chẩn đoán
và điều trị phòng ngừa, NXB Y học TP. Hồ Chí Minh, 2007.
[6] Boyanov M. A. and Popivanov P., Prevalence of low forearm bone density in
a Bulgarian female referral population, Journal Osteoporosis International, 2002,
13(4), pp. 288-295.
[7] Olivera P. P., Klumb E. M. and Marinheiro L. P., Prevalance of fracture risk
estimated by quantitative ultrasound of the calcaneus in a population of
postmenopausal women, Cad. Saúde Pública, 2007, 23(2), pp. 90-381.
SUMMARY
BONE DENSITY AND SOME RELATED FACTORS
IN POSTMENOPAUSAL WOMEN
Through measuring the bone density with quantitative ultrasound methods in the
Polyclinic Examination Room, Vinh Medical University, Nghe An, the present study
examined the bone density and factors related to bone density of 203 postmenopausal
women. The results show that 23.2% of menopausal women studied has normal bone
density; 51.7% has a decrease in bone density and 25.1% has osteoporosis; the higher the
age of postmenopausal women, the bone density decreases, the osteoporosis rate
increases (osteoporosis ratio of 42.6% at age 70 or older); the longer the time of
menopause, the bone density decreases (8.1% for up to 5 years of postmenopause, 25.7%
for 5-10 years of postmenopause and 38.6% for over 10 years of postmenopause).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mat_do_xuong_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_o_phu_nu_man_kinh.pdf