Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn

Lời mở đầu Sản xuất hàng hoá đã từng tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội .Trong các hình thái xã hội trước Chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá chưa phát triển.Đến thời kỳ Tư bản chủ nghĩa, nó đã phát triển tới đỉnh cao nhất, trở thành quan hệ thống trị, phổ biển trong xã hội. Cho đến xã hội xã hội chủ nghĩa, sản xuất hàng hoá vẫn còn, quy luật giá trị - quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vẫn còn hoạt động, mặc dù mục đích của sản xuất xã hội chủ nghĩa là nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và văn hoá của mọi thành viên trong xã hội, chứ không phải để buôn bán nhằm thu lợi nhuận . Tuy nhiên nền sản xuất hàng hoá dù ở bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào cũng không tránh khỏi những nhược điểm, tiềm tàng những mâu thuẫn trong nó. Việt nam đang trên con đường đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội ,trong đó sản xuất hàng hoá là một yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển. Nếu nắm vững được mâu thuẫn và những quy luật của nó thì chúng ta có thể hạn chế cũng như có những giải pháp hợp lý phù hợp để phát triển toàn diện đất nước . Vì vậy em chọn đề tài :"Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn là gì? Vì sao nó chứa đựng khả năng sản xuất " thừa " trong Chủ nghĩa tư bản ? (Chứng minh bằng tình trạng khủng hoảng sản xuất thừa trong một số nước tư bản phát triển)" làm đề tài cho tiểu luận của mình.

docx10 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 3697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sản xuất hàng hoá đã từng tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội . Trong các hình thái xã hội trước Chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá chưa phát triển. Đến thời kỳ Tư bản chủ nghĩa, nó đã phát triển tới đỉnh cao nhất, trở thành quan hệ thống trị, phổ biển trong xã hội. Cho đến xã hội xã hội chủ nghĩa, sản xuất hàng hoá vẫn còn, quy luật giá trị - quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vẫn còn hoạt động, mặc dù mục đích của sản xuất xã hội chủ nghĩa là nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và văn hoá của mọi thành viên trong xã hội, chứ không phải để buôn bán nhằm thu lợi nhuận . Tuy nhiên nền sản xuất hàng hoá dù ở bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào cũng không tránh khỏi những nhược điểm, tiềm tàng những mâu thuẫn trong nó. Việt nam đang trên con đường đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội ,trong đó sản xuất hàng hoá là một yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển. Nếu nắm vững được mâu thuẫn và những quy luật của nó thì chúng ta có thể hạn chế cũng như có những giải pháp hợp lý phù hợp để phát triển toàn diện đất nước . Vì vậy em chọn đề tài :"Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn là gì? Vì sao nó chứa đựng khả năng sản xuất " thừa " trong Chủ nghĩa tư bản ? (Chứng minh bằng tình trạng khủng hoảng sản xuất thừa trong một số nước tư bản phát triển)" làm đề tài cho tiểu luận của mình. Bài tiểu luận này của em còn sơ sài và nhiều thiếu sót. Rất mong các thầy cô thông cảm và giúp đỡ cho em. Em xin chân thành cảm ơn ! NỘI DUNG I. Sơ lược về nền sản xuất hàng hoá giản đơn Muốn biết được mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn thì trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về nền sản xuất hàng hoá trong lịch sử . Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó sản phẩm đều do những người sản xuất cá thể, riêng lẻ sản xuất ra, mỗi người chuyên làm ra một sản phẩm nhất định, thành thử muốn thoả mãn các nhu cầu của xã hội thì cần có mua bán sản phẩm ( vì vậy sản phẩm trở thành hàng hoá ) trên thị trường . LêNin toàn tập, tập một , trang 106 Vậy hàng hoá là gì? Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người, sản xuất ra không phải để tự tiêu dùng mà để trao đổi mua bán. Như vậy không phải bất kỳ nền sản xuất nào cũng là sản xuất hàng hoá .Sản xuất hàng hoá phải là sản xuất để bán; sản xuất để tự cung tự cấp không phải là sản xuất hàng hoá. Lịch sử phát triển của xã hội đã từ sản xuất tự cấp, tự túc tiến lên sản xuất hàng hoá (hay từ kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hoá). So với nền sản xuất tự cấp tự túc, sản xuất hàng hoá có những ưu thế hơn hẳn: sản xuất hàng hoá đã phá huỷ thành trì phong kiến ngàn năm, giải phóng lực lượng sản xuất, lực lượng lao động và con người ra khỏi sự kìm kẹp của lãnh chúa phong kiến đặc biệt là ở châu Á với phương thức sản xuất rất trì trệ. Sản xuất hàng hoá và hàng hoá là những phạm trù lịch sử, xuất hiện và tồn tại trong xã hội khi có những điều kiện nhất định.Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác thì nói chung sự tồn tại, ra đời của sản xuất hàng hoá là do hai nguyên nhân: sự phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Phân công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất hàng hoá; còn chế độ tư hữu làm cho việc trao đổi sản phẩm mang hình thức trao đổi hàng hoá. Thiếu một trong hai điều kiện đó thì không có sản xuất và trao đổi hàng hoá, không có chuyện sản phẩm lao động biến thành hàng hoá. 1)Hai thuộc tính của hàng hoá Tuy sản xuất hàng hoá trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội có bản chất khác nhau nhưng đã là hàng hoá thì đều có hai thuộc tính : giá trị sử dụng và giá trị. +Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người do thuộc tính tự nhiên của vật phẩm đó quyết định. Vì vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn, là một thuộc tính của hàng hoá gắn liền với vật thể hàng hoá nhưng đó không phải là giá trị sử dụng cho người sử dụng hàng hoá mà là một giá trị sử dụng cho người khác, giá trị sử dụng cho xã hội. +Giá trị là lao động xã hội kết tinh trong hàng hoá, biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá. Nó cũng là nội dung cơ sở của trao đổi, mua bán. Giá trị là một phạm trù lịch sử. Có hàng hoá và sản xuất hàng hoá thì mới có giá trị của hàng hoá. 2)Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá Tính chất hai mặt của hàng hoá là do tính chất hai mặt của lao động sản xuất ra hàng hoá quyết định. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá: Lao động cụ thể và Lao động trừu tượng. +Lao động cụ thể là lao động có ích, dưới hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Nhờ lao động cụ thể thấy sự khác nhau giữa những người lao động sản xuất hàng hoá. Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định; nó tồn tại vĩnh viễn cùng với sản xuất và tái sản xuất xã hội, không phụ thuộc vào bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào. + Lao động trừu tượng là sự hao phí sức thần kinh, sức bắp thịt của người sản xuất hàng hoá. Nhờ lao động trừư tượng ta thấy được sự giống nhau giữa những người lao động sản xuất hàng hoá. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hoá, nó là một phạm trù lịch sử gắn với sản xuất hàng hoá. Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá có ý nghĩa rất to lớn, đem lại cho lý luận giá trị - lao động một cơ sở khoa học thực sự. II. Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá vừa là lao động cụ thể vừa là lao động trừu tượng có quan hệ với tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hoá. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, người sản xuất sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu là việc riêng của mỗi người, không ai có quyền can thiệp vào. Họ là người sản xuất độc lập. Lao động sản xuất của họ, do đó có tính chất tư nhân và lao động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư nhân của họ. Đồng thời, lao động của người sản xuất hàng hoá lại là lao động xã hội, là một bộ phận của toàn bộ lao động xã hội trong sự phân công lao động xã hội. Sự phân công lao động xã hội tạo ra mối liên hệ gắn bó những người sản xuất hàng hoá với nhau. Người này sản xuất ra để cho người khác dùng, và ngược lại, họ cần sản phẩm của người khác. Những người sản xuất hàng hoá làm việc cho nhau, thông qua việc trao đổi hàng hoá nên phải quy lại các loại lao dộng cụ thể thành lao động trừu tượng. Do đó lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội. Trong nền sản xuất dựa trên chế độ tư hữu, tính chất xã hội của người lao động, của người sản xuất hàng hoá có thể được xã hội chấp nhận và cũng có thể không được xã hội thừa nhận, không bán được hàng hoá thì có nghĩa là không được xã hội thừa nhận. Tóm lại, một mặt do có phân công lao động xã hội nên có trao đổi và có lao động xã hội; lao động xã hội biểu hiện thành lao động trừu tượng và lao động trừu tượng tạo ra giá trị. Mặt khác, do có chế độ tư hữu nên có lao động tư nhân; lao động tư nhân biểu hiện thành lao động cụ thể, và lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng. Trong nền sản xuất hàng hoá, giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn đó là mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn. Mâu thuẫn này biểu hiện ra khi : +Sản xuất của người sản xuất hàng hoá nhỏ và nhu cầu của xã hội không ăn khớp với nhau. Hoặc sản xuất không đủ cung cấp cho xã hội, hoặc sản xuất vượt quá khả năng tiêu thụ của xã hội.Trong trường hợp sản xuất vượt quá khả năng tiêu thụ của xã hội thì sẽ có một số hàng hoá không bán được, tức là không thực hiện được giá trị. Sở dĩ có tình hình đó là do sản xuất dựa trên chế độ tư hữu làm cho người sản xuất không thể biết được xã hội cần những gì và cần bao nhiêu. +Mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hoá không phù hợp với mức tiêu hao lao động mà xã hội có thể chấp nhận được. Nếu tiêu hao quá mức, xã hội không có khả năng thanh toán, tất nhiên hàng hoá sẽ không bán được. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng sản xuất "thừa" và là mầm mống của mọi mâu thuẫn của kinh tế hàng hoá trong tiến trình phát triển của lịch sử. III) Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn chứa đựng khả năng sản xuất thừa trong chủ nghĩa tư bản. 1.Khủng hoản thừa trong chủ nghĩa tư bản Khủng hoảng thừa dưới Chủ nghĩa tư bản là khủng hoảng sản xuất thừa hàng hoá (thừa so với sức mua eo hẹp của quần chúng lao động). Đó không phải thừa sản phẩm mà là thừa hàng hoá. Khủng hoảng thừa trong Chủ nghĩa tư bản do rất nhiều nguyên nhân. Các nhà tư bản chạy theo lợi nhuận, muốn sản xuất thật nhiều hàng hoá để thu được nhiều lợi nhuận. Song song với mục đích đó người lao động bị bóc lột sức lao động, rồi bị thất nghiệp do máy móc hiện đại thay thế khiến sức mua có khả năng thanh toán giảm. Hơn nữa cứ nghành sản xuất nào thu được lợi nhuận cao các nhà tư bản lại đổ xô vào sản xuất dẫn tới hàng hoá thừa rất nhiều... Khủng hoảng kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản có tính chu kỳ, có sự lặp lại 2. Mâu thuẫn chứa đựng khả năng sản xuất thừa Người sản xuất hàng hoá là để bán, cho nên mục đích của họ là giá trị chứ không phải giá trị sử dụng; trong tay họ có giá trị sử dụng nhưng cái mà họ quan tâm lại không phải là nó mà là giá trị của hàng hoá. Nếu họ chú ý đến giá trị sử dụng thì cũng chính là để đạt mục đích giá trị. Ngược lại, người mua thì cần giá trị sử dụng nhưng nếu giá trị của nó quá cao, không phù hợp với mức yêu cầu của xã hội thì hàng hoá đó cũng không tiêu thụ được. Như vậy quá trình thực hiện giá trị và quá trình thực hiện giá trị sử dụng là hai quá trình khác nhau về thời gian và không gian. Quá trình thực hiện giá trị được tiến hành trên thị trường hàng hoá, còn quá trình thực hiện giá trị sử dụng được tiến hành trong lĩnh vực tiêu dùng. Trước khi thực hiện giá trị sử dụng của hàng hoá cần phải thực hiện giá trị của nó, nếu không thực hiện được giá trị thì cũng không thực hiện được giá trị sử dụng. Đó chính là mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng . Đối với tư bản, mâu thuãn này biểu hiện rõ nhất trong các cuộc khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa. Hàng triệu người thất nghiệp, đói rét trong lúc lương thực vẫn nằm trong kho hoặc bị đem đổ xuống sông. Họ không thực hiện được giá trị của hàng hoá nên không thể chi phối được giá trị sử dụng của nó. 3.Một số cuộc khủng hoảng ở các nước tư bản Sự mất cân đối giữa bộ máy sản xuất quá lớn với thị trường tiêu thụ bị hạn chế dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1920-1921. Tuy ngắn nhưng cuộc khủng hoảng này dữ dội hơn tất cả các cuộc khủng hoảng trước kia. Ở Anh, trong lần khủng hoảng 1907-1908 gang sụt 11%,thép sụt 18,8% nhưng trong cuộc khủng hoảng 1920-1921 gang sụt 67,4%, thép sụt 59,2%. Ở Mỹ, trong lần khủng hoảng 1907-1908 gang sụt 38,2%, thép sụt 40% thì đến năm 1920-1921 gang sụt 54,8%, thép sụt 53,1%. Ngày 24/10/1929 cuộc khủng hoảng nổ ra ở Mỹ do các mâu thuẫn trong sản xuất tư bản kéo theo khủng hoảng của toàn bộ hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới và kết thúc năm1933. Đây là cuộc khủng hoảng "thừa" do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm phát triển kinh tế 1924-1929. Sản xuất tư bản chủ nghĩa bị thụt lùi hàng chục năm (toàn bộ hệ thống tư bản thế giới bị thụt 37%). Bộ máy sản xuất đình trệ phần lớn, dẫn đến khoảng 40 triệu người thất nghiệp. Năm 1931, ở Mỹ người ta đã phá huỷ những lò cao có thể sản xuất ra 1 triệu tấn thép trong một năm, đánh đắm 124 tàu biển, một số tàu trọng tải tới 6,57 triệu tấn cũng bị phá huỷ. Năm1933 Mỹ phá huỷ 25% tổng số diện tích cây trồng, 6,4 triệu con lợn và hàng triệu gia súc lớn. Nạn thất nghiệp cũng rất cao: Năm 1932 số thất nghiệp hoàn toàn ở Mỹ là 13,2 triệu chiếm 32% tổng số công nhân ; ở Anh 2,8 triệu chiếm 22%; Ở Đức 5 triệu chiếm 43,8%. Ở Braxin, 22 triệu bao cà phê bị liệng xuống biển; ở Xâylan, gần 100 triệu kg chè bị đốt... Trong toàn bộ các nước tư bản có tới 30 triệu người thất nghiệp, số người nửa thất nghiệp thì nhiều vô kể. IV) Liên hệ tại Việt Nam Ở nước ta hiện nay lao động thủ công còn chiếm ưu thế trong sản xuất, năng suất lao động còn thấp do đó giá trị của hàng hoá còn cao, hạn chế rất nhiều sức mua của xã hội. Mặt khác do kỹ thuật sản xuất còn thấp kém, các nghành nghề chưa phát triển nhiều, cơ sở nguyên liệu không ổn định nên giá trị sử dụng còn nghèo nàn và phẩm chất còn kém. Đó là một mâu thuẫn khá lớn trong điều kiện nước ta hiện nay. Để hạn chế tối đa mầm mống của sản xuất thừa thì trước khi sản xuất chúng ta phải chú ý đến nhu cầu của thị trường, quan tâm đến nguyện vọng cũng như mong muốn của người mua. Khi sản xuất đã vượt quá nhu cầu thì cần phải kích cầu, ngừng mở rộng sản xuất, tập chung vào phát triển quảng cáo, tiếp thị...Giải quyết tốt khâu lưu thông phân phối bằng cách mở rộng các luồng hàng lưu thông, quy định đúng đắn mức tiêu dùng hợp lý của người sản xuất, giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đồng thời cũng phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm cách làm cho giá trị của hàng hoá giảm, nâng cao mức sống của người dân, từ đó sức mua sẽ tăng. KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu, tìm tài liệu để hoàn thành bài tiểu luận này đã cho em hiểu thêm được rất nhiều điều về nền sản xuất hàng hoá nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đất nước Việt Nam đang trên con đường đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, một con đường đầy những chông gai và thử thách. Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá Xã hội chủ nghĩa chính là quá trình xây dựng nền sản xuất lớn Xã hội chủ nghĩa: Nền sản xuất dựa trên chế độ công hữu Xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Muốn vậy phải hạn chế và có những giải pháp hợp lí đối với các mâu thuẫn phát sinh trong nền sản xuất hàng hoá, đồng thời cũng phải giữ vững định hướng Xã hội chủ nghĩa tránh để nền kinh tế nước ta chuyển hoá thành Chủ nghĩa tư bản. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình KINH TẾ HỌC MÁC-LÊNIN (phần 2) 2.KINH TẾ CHINH TRỊ MÁC LÊNIN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG I. Sơ lược về nền sản xuất hàng hoá giản đơn ......................................2 1)Hai thuộc tính của hàng hoá......................................................................3 2)Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá...................................3 II. Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn...................4 III) Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn chứa đựng khả năng sản xuất thừa trong chủ nghĩa tư bản. 1.Khủng hoảng thừa trong chủ nghĩa tư bản ..............................................6 2. Mâu thuẫn chứa đựng khả năng sản xuất thừa ......................................6 3.Một số cuộc khủng hoảng ở các nước tư bản.........................................7 IV) Liên hệ tại Việt Nam..............................................................................8 KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtai chinh (sxthua).docx
Tài liệu liên quan