Máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp - Đặc tính miễn nhiễm - giới hạn và phương pháp đo

Mục lục Lời nói đầu 1 Phạm vi áp dụng 7 2 Tài liệu viện dẫn 8 3 Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt 9 3.1 Thuật ngữ và định nghĩa 9 3.2 Từ viết tắt 13 4 Các yêu cầu về miễn nhiễm 14 4.1 Tiêu chí chất lượng 14 4.2 Tính khả dụng 15 4.3 Các yêu cầu miễn nhiễm đối với đầu nối vào antenna 15 4.4 Yêu cầu miễn nhiễm đối với các đầu nối audio 27 4.5 Yêu cầu miễn nhiễm đối với các đầu nối nguồn điện AC 29 4.6 Yêu cầu miễn nhiễm đối với điện áp RF 30 4.7 Các yêu cầu miễn nhiễm đối với cổng vỏ 31 5 Các phép đo miễn nhiễm 37 5.1 Các điều kiện chung trong khi thử 37 5.2 Đánh giá chất lượng 38 5.3 Đo miễn nhiễm đầu vào 40 5.4 Phép đo miễn nhiễm với điện áp RF (chế độ chung) tại cực anten 42 5.5 Phép đo hiệu ứng che chắn 44 5.6 Phép đo với các xung điện 45 5.7 Phép đo miễn nhiễm với các điện áp cảm ứng 45 5.8 Phép đo miễn nhiễm khỏi các trường phát xạ 49 5.9 Phép đo với hiện tượng phóng tĩnh điện 52 6 Giải thích các giới hạn miễn nhiễm của CISPR 52 6.1 Ý nghĩa cuả giới hạn trong CISPR 52 6.2 Tuân thủ giới hạn trên cơ sở xác suất thống kê 52 Phụ lục A (quy định) Đặc tính của máy thu hình thử 62 Phụ lục B (quy định) Đặc tính của các bộ lọc và mạng gia trọng 63 Phụ lục C (quy định) Đặc tính của các bộ ghép và bộ lọc thông thấp 65 Phụ lục D (quy định) Mạng phối hợp và bộ lọc chặn nguồn 71 Phụ lục E (quy định) Thông tin về cấu tạo của buồng đo và các bộ lọc chặn dải 73 Phụ lục F (quy định) Hiệu chỉnh buồng đo mở 78 Phụ lục G (quy định) Vật liệu và kích thước của lõi ferit 81 Phụ lục H (tham khảo) Các dải tần số 82 Phụ lục I (quy định) Các máy thu quảng bá dành cho tín hiệu số 84 Phụ lục J (tham khảo) Đặc tính kỹ thuật của tín hiệu mong muốn 88 Phụ lục K (tham khảo) Đánh giá khách quan chất lượng hình ảnh 92

doc97 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp - Đặc tính miễn nhiễm - giới hạn và phương pháp đo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xem bảng 21). Tín hiệu không mong muốn được cung cấp bởi bộ tạo tín hiệu G5. Mạng RCi phối hợp nguồn nhiễu RF với trở kháng đầu vào của cực audio tương ứng và một RCo tương tự được dùng để phốI hợp các cực đầu ra. Bộ lọc chặn nguồn MSF được dùng để đưa tín hiệu không mong muốn vào tại cực nguồn và đóng vai trò bộ lọc đối với tín hiệu không mong muốn từ mạng nguồn. Phụ lục D (xem hình D.1 đến D.3) thể hiện mạch của các mạng RC1 và RC0 và bộ lọc chặn nguồn ở Hình 8. Thiết bị được thử được đặt cách 0,1 m phía trên, chính giữa một mặt phẳng đất bằng kim loại kích thước 2 m x 1m. Dây dẫn nguồn phải được bó lại đến độ dài nhỏ hơn 0,3 m và nối với bộ lọc chặn nguồn theo đường ngắn nhất có thể. Cáp cung cấp điện áp RF đến cực audio đầu vào và đầu ra của thiết bị được thử phải là cáp đồng trục có trở kháng truyền đạt lớn nhất là 50 mW/m, ở tần số 30 MHz. Trong trường hợp các cực của thiết bị được thử không được che chắn (ví dụ, các cực loa ngoài), kết nối từ cáp đồng trục với các cực phải càng ngắn càng tốt. Vỏ che chắn của cáp đồng trục phải được nối theo đường càng ngắn càng tốt với một lá kim loại, càng gần càng tốt với các cực của bộ ghép. Để tránh các vấn đề về mạch vòng đất (ví dụ, tiếng ồn, ghép RF), các dụng cụ đo như máy đo công suất âm thanh và bộ tạo tín hiệu nên là loại không tiếp đất. Hoặc, từng thiết bị phải được cấp nguồn qua một biến áp cách ly riêng biệt. Đối với kết nối đến các đầu vào phono hoặc băng, cần phải lưu ý để đảm bảo có độ che chắn thích hợp để chống lại hiện tượng dò nguồn. Dây dẫn đất của cáp tại đầu ra của bộ tạo tín hiệu và của mạng RC0, RC1 và MSF phải được nối với một lá kim loại. Một quy tắc là các cáp kết nối phải là loại cáp đồng trục 50 W, nối đến cực được thử (cả với các cổng loa và tai nghe). Các cực đầu vào không sử dụng đến và các cực loa và/hoặc tai nghe hoặc các cực đầu ra audio khác phải được kết cuối bằng một điện trở tải thích hợp theo quy định của nhà sản xuất hoặc theo tiêu chuẩn tương ứng. Đối với thiết bị thu hình stereo hoặc hai kênh âm thanh, tín hiệu không mong muốn được cung cấp đồng thời đến hai kênh đầu vào audio. Các cực đầu ra của kênh được cung cấp tín hiệu cũng như được đo tách biệt. Trước khi đo, phải tiến hành kiểm tra để đảm bảo là không có tín hiệu nhiễu nào thâm nhập trực tiếp vào thiết bị đo. Các mức công suất audio được đo theo 5.2.2. Bảng 22 đưa ra các điều kiện cho phép đo đối với các máy thu, thiết bị audio hoặc đọc băng video. Tín hiệu mong muốn được quy định theo chế độ làm việc của thiết bị được thử và được cung cấp bởi các bộ tạo tín hiệu G3 và G1, hoặc G4 và G2 và G1 hoặc G2. Tín hiệu không mong muốn phải được điều chế biên độ với tần số 1 kHz tại mức biến điệu 80%, được cung cấp bởi bộ tạo tín hiệu G5. Bảng 21 – Chức năng của các kết nối ở hình 8 A V S T 1 kHz (G1) tại các đầu vào audio tín hiệu video (G2) tại đầu vào video tín hiệu mong muốn đã được điều chế đối với các máy thu thanh (G3 và G1) tại đầu vào anten tín hiệu mong muốn được điều chế đối với các máy thu hình và thiết bị đọc băng video (G4 và G2 và G1) Ai M A0 Tín hiệu không mong muốn tại đầu vào audio Tín hiệu không mong muốn tại dây dẫn nguồn Tín hiệu không mong muốn tại các đầu ra audio L0 : tại kênh bên trái R0 : tại kênh bên phải L R Điều chỉnh hoặc đo của kênh L Điểu chỉnh hoặc đo của kênh R Bảng 22 – Các điều kiện đo đối với các phép thử Chế độ làm việc của EUT Tín hiệu mong muốn đối với việc điều chỉnh công suất đầu ra chuẩn/hình ảnh chuẩn Tín hiệu không mong muốn được đưa vào trong đầu nối EUT Thu quảng bá FM 60 dB (mV), 75 W tại tần số 98 MHz, điều chế 1 kHz, điều chế tần số, độ lệch 40 kHz Các cực đầu vào audio hoặc Cực nguồn hoặc Loa ngoài hoặc Tai nghe hoặc Các cực đầu ra audio Thu và ghi quảng bá TV 70 dB(mV), 75 W tại tần số ở kênh chính giữa của dải thấp nhất có ở EUT (kênh thấp nhất trong các kênh có với hệ thống L: 04, 08, 25 hoặc 55) và thanh màu theo chuẩn ITU-R BT.471-1, được điều chế biên độ tại 1 kHz vớI độ lệch 30 kHz (hoặc điều chế biên độ 54% đối với hệ thống L) Ghi video (không phải tín hiệu quảng bá TV) Tín hiệu âm thanh 1 kHz, 500 mV (e.m.f) và tín hiệu video băng màu theo chuẩn ITU-R BT.471-1, với 1 V giữa trắng và mức đối nghịch. Phát lại video Tín hiệu băng màu tiêu chuẩn ghi được trên băng hoặc đĩa, với mức âm thanh 0 dB hoặc một mức được quy định bởi nhà sản xuất. Đối với phép đo miễn nhiễm audio, có thể là băng, đĩa trắng. Khuếch đại audio 1 kHz, 500 mV (e.m.f) Quy trình đo Để điều chỉnh, tín hiệu mong muốn được đặt, tùy thuộc vào loại thiết bị được thử và chế độ hoạt động của nó, bằng cách thực hiện các kết nối của hình 8 như sau: A dành cho các cực audio; V dành cho các cực video (đồng thời với các tín hiệu audio tại các cực audio); S dành cho các cực anten (tín hiệu quảng bá phát thanh), và T dành cho các cực anten (tín hiệu quảng bá truyền hình). Các bộ phận điều khiển audio của thiết bị được thử, ngoại trừ bộ phận điều khiển âm lượng, được đặt ở vị trí bình thường. Bộ phận điều khiển âm lượng được điều chỉnh để đạt được công suất đầu ra audio là 50 mW (hoặc 500 mW) (xem mục 5.2.2 về sơ đồ đo công suất audio). Đối với thiết bị audio, bộ phận điều khiển cân bằng phải được điều chỉnh để đạt được công suất 50 mW (hoặc 500 mW) tù mỗi kênh. Các bộ phận điều khiển của thiết bị được thử phải được đặt để đạt được hình ảnh theo mô tả trong 5.2.3. Để đo, tín hiệu không mong muốn được đưa vào cực được thử bằng cách sử dụng các kết nối ở hình 8 như sau: Ai dành cho các cực đầu vào audio; M dành cho dây dẫn nguồn; A0 dành cho các cực đầu ra audio. Các kết nối L, R tương ứng là L0, R0, là dành cho điều chỉnh và/ hoặc đo các kênh đầu ra tương ứng. Đối với các máy thu hình và thiết bị đọc băng video ở chế độ ghi RF, các phép đo được thực hiện với tín hiệu mong muốn tại tần số của kênh chính giữa dải thấp nhất có trong thiết bị được thử (hoặc dải thấp nhất của các kênh 04, 08, 25 hoặc 55 đối với hệ thống L). Phép đo miễn nhiễm khỏi các trường phát xạ Sóng điện từ đồng nhất ở các điều kiện của không gian tự do có thể mô phỏng bằng một sóng điện từ chế độ ngang TEM, được phóng giữa hai mặt phẳng dẫn. Trong trường hợp này, thành phần điện trường trực giao, thành phần từ trường song song với các dây dẫn. Buồng đo TEM mở được quy định trong tiêu chuẩn này. Buồng đo (buồng đo) mở Các chi tiết về cấu trúc của một buồng đo mở thích hợp được thể hiện ở phụ lục E. Buồng đo mở có dải tần số sử dụng được lên đến 150 MHz và có thể được sử dụng cho thiết bị được thử có chiều cao lên đến 0,7 m. Trở kháng đặc tính của buồng đo là 150 Ω. Việc hiệu chỉnh và đo của sơ đồ đo được được thực hiện theo phụ lục F. Điện áp đầu vào của buồng đo được đặt để tạo ra điện áp hiệu chỉnh tại mặt phẳng đo tương ứng với cường độ điện trường yêu cầu, tại tần số 15 MHz. Hệ số hiệu chỉnh K1, được xem xét trong quy trình đo chuyên sâu hơn. Việc sử dụng các dụng cụ TEM có kích thước hoặc chủng loại khác được chấp nhận nếu thể hiện được rằng trong dải tần số tương ứng, kết quả không chênh lệch quá 2 dB so với các giá trị đo được trong buồng đo đươc khuyến nghị. Sơ đồ đo Nếu sử dụng trong phòng, buồng đo phải được đặt sao cho các mặt theo chiều dọc của nó cách tường hoặc các đối tượng khác ít nhất là 0,8 m. Các tấm hấp thụ RF phải được đặt ở khoảng giữa các mặt cuả buồng đo và tường của phòng được che chắn. Hình 9 thể hiện bố trí này. Thiết bị được thử được đặt trên một bệ phi kim loại, cao 0,1 m, ở giữa buồng đo, giống ví trí như khi sử dụng bình thường tại nhà (trong trường hợp thiết bị xách tay), xem hình 10. Các dây nối đến thiết bị được thử được đưa vào qua các lỗ ở một tấm dẫn chính của buồng đo, chiều dài của dây dẫn bên trong buồng đo phải càng ngắn càng tốt và được bao quanh hoàn toàn bởi các vòng sắt để làm suy giảm dòng cảm ứng. Trở kháng truyền đạt của cáp đồng trục được sử dụng phải không lớn hơn 50 mΩ/m tại tần số 30 MHz. Dây dẫn nguồn phải được bó lại đến độ dài nhỏ hơn 0,3 m. Bất kỳ bộ biến thế cân bằng đến không cân bằng nào được sử dụng đều phải được nối đến thiết bị được thử bằng dây dẫn càng ngắn càng tốt. Các cực của thiết bị được thử không sử dụng trong phép đo phải được kết cuối bằng các điện trở có che chắn phù hợp với trở kháng danh định của cực. Nếu thiết bị được thử yêu cầu một thiết bị kết hợp khác để hoạt động, thiết bị kết hợp bổ sung này phải được coi là một phần của thiết bị đo và cần phải có các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo rằng thiết bị kết hợp bổ sung này không bị ảnh hưởng của tín hiệu không mong muốn. Điều này đòi hỏi phải đặt các thiết bị kết hợp khác ở phía ngoài buồng đo. Đối với kết nối đến cực anten hoặc đến cực đầu vào video của thiết bị được thử, phải sử dụng cáp đồng trục chất lượng cao tại cực đầu vào video hoặc anten. Các biệp pháp phòng ngừa có thể bao gồm tiếp đất bổ sung cho vỏ che chắn của cáp đồng trục, và dùng thêm một bộ lọc hoặc các vòng sắt với cáp kết nối. Quy trình đo Hình 10 thể hiện mạch được sử dụng. Để điều chỉnh tín hiệu mong muốn, các bộ phận điều khiển audio hoặc video của thiết bị được thử được đặt theo miêu tả trong 5.2.2 và 5.2.3. Trong quá trình điều chỉnh, tín hiệu không mong muốn (bộ tạo tín hiệu G2) được tắt đi. Tín hiệu mong muốn được quy định theo bảng 23. Cường độ trường cần thiết được điều chỉnh với thiết bị được thử được đặt bên trong sơ đồ đo như mô tả trong 5.8.2. Thiết bị vẫn được tắt trong quá trình điều chỉnh. Để đo, tín hiệu không mong muốn được cung cấp bởi bộ tạo tín hiệu G1 và G2, được nối qua một bộ khuếch đại băng rộng Am, và một bộ lọc thông thấp F tới mạng phối hợp MN của buồng đo. Bộ khuếch đại băng rộng Am được yêu cầu để cung cấp cường độ điện trường cần thiết. Cần phải lưu ý với mức hài của đầu ra RF cuả bộ tạo tín hiệu G2 và đặc biệt đầu ra của bộ khuếch đại Am.Các hài này có thể ảnh hưởng đến phép đo nếu nó trùng với kênh được dò của kênh IF của thiết bị được thử. Trong một số trường hợp, cần phải có biện pháp để làm giảm mức hài một cách hợp lý bằng cách đưa vào một bộ lọc thông thấp thích hợp. Phụ lục C mô tả quy trình kiểm tra các bộ lọc thông thấp. Các mức công suất đầu ra audio phải được đo theo 5.2.2. Tín hiệu không mong muốn phải được điều chế biên độ với 1 kHz tại mức biến điệu 80%, được cung cấp bởi bộ tạo tín hiệu G2 và bộ khuếch đại Am. Thực hiện phép đo với lưu ý đến các mục 4.1 và 5.1. Bảng 23 – Các điều kiện đo đối với các phép thử miễn nhiễm với các trường phát xạ Chế độ làm việc của máy thu/ thiết bị đọc băng video Tín hiệu mong muốn để điều chỉnh công suất đầu ra chuẩn/ hình ảnh chuẩn Thu quảng bá FM 60 dB (µV) tại 75 Ω, tần số 98 MHz, Điều chế tần số với 1 kHz, độ lệch 40 kHz. Phono 1 kHZ, 500 mV (e.m.f) với thạch anh 1 kHZ, 5 mV (e.m.f) với nam châm chuyển động 1 kHZ, 500 mV (e.m.f) với cuộn dây chuyển động CD, băng audio, bộ khuếch đại audio, phụ trợ 1 kHz,500 mV (e.m.f) Phát lại audio Tín hiệu từ băng hoặc đĩa, có tín hiệu được ghi lại là 1 kHz, 500 mV (e.m.f), với mức âm thanh 0 dB hoặc một mức được quy định bởi nhà sản xuất. Với phép đo miễn nhiễm audio, có thể là băng hoặc đĩa trắng. Thu và ghi tín hiệu TV quảng bá 70 dB (µV) tại 75 Ω, tần số tại chính giữa kênh của dải thấp nhất trong các kênh sẵn có đối với hệ thống L: 04,08, 25 hoặc 55 và thanh màu theo chuẩn ITU- R BT.471-1 và được điều chế tần số tại 1 kHz với độ lệch 30 kHz (hoặc điều chế biên độ 54% đối với hệ thống L) Ghi video (ngoài tín hiệu TV quảng bá) và chế độ màn hình video Tín hiệu âm thanh 1 kHz, 500 mV (e.m.f) và tín hiệu video thanh màu theo chuẩn ITU- R BT.471-1, với 1 V giữa trắng và mức đối nghịch. Phát lại video Tín hiệu từ thanh màu chuẩn ghi được trên băng hoặc đĩa, với mức âm thanh 0 dB hoặc mức được quy định bởi nhà sản xuất. Không yêu cầu tín hiệu mong muốn tại cổng vào RF của EUT nếu EUT đang hoạt động ở chế độ màn hình video. Đo miễn nhiễm trường cho các thiết bị lớn không đặt vừa trong buồng đo mở Thiết bị không đặt vừa trong buồng đo mở phải được đo theo IEC 61000-4-3 trong dải tần số 80 MHz đến 150 MHz với các giới hạn trong bảng 17. Kích thước bước 1% được khuyến nghị phải được thay thế bằng một thiết bị quét, cho phép có thời gian quan sát hợp lý với nhiễu. Thiết bị phải được đặt trên một bàn không dẫn điện có chiều cao 80 cm. Phép thử phải được thực hiện với trường phân cực thằng đứng với thiết bị tại một ví trí. Chất lượng hình ảnh có thể được giám sát bằng một camera hoặc bằng cách quan sát trực tiếp. Bố trí cho cáp và các bộ lọc tương tự như khi đo trong buồng đo mở. Mặt trước của EUT phải được đặt song song với hướng nhìn của anten. Vị trí EUT phải được mô tả trong báo cáo đo. Phép đo với hiện tượng phóng tĩnh điện Bộ tạo tín hiệu thử, bố trí thử và quy trình thử phải tuân theo IEC 61000-4-2. Đối với thiết bị được cách điện kép hoặc bằng bê tông, đối với các bộ phận phi kim không được tiếp đất của thiết bị loại II, và đối với thiết bị xách tay, có thể phải thực hiện phép thử lặp đi lặp lại nhiều hơn một lần nếu EUT không thể phóng điện đủ trước khi xung ESD tiếp theo được đưa vào. Do đó, cần phải đặt thời gian đủ dài giữa các xung được đưa vào. Giải thích các giới hạn miễn nhiễm của CISPR Ý nghĩa cuả giới hạn trong CISPR Ý nghĩa của các giới hạn miễn nhiễm trong tiêu chuẩn này đối với thiết bị được hợp chuẩn phải dựa trên cơ sở thống kê ít nhất là 80% của lô thiết bị xuất xưởng tuân thủ giới hạn với độ tin cậy ít nhất là 80%. Phép thử phải được thực hiện: trên một mẫu cuả một loại thiết bị, sử dụng phương pháp đánh giá thống kê theo 6.2. hoặc để đơn giản là chỉ thử trên một thiết bị. Đôi khi, cần thực hiện các phép thử kế tiếp trên thiết bị được lấy ngẫu nhiên từ lô xuất xưởng, đặc biệt trong trường hợp trong 6.1 b). Việc đình chỉ bán sản phẩm hoặc bãi bỏ hợp chuẩn thiết bị do có tranh cãi chỉ được xem xét sau khi tiến hành xong các phép thử theo 6.1a). Tuân thủ giới hạn trên cơ sở xác suất thống kê Việc đánh giá hợp chuẩn thống kê, dựa trên phân bố nhị thức, phải được thực hiện như sau: Phép thử phải được thực hiện trên một mẫu thiết bị không ít hơn 7 đơn vị. Việc tuân thủ được công nhận từ điều kiện là số thiết bị không thỏa mãn các giới hạn về miễn nhiễm không được vượt quá c trong một mẫu có số lượng là n. n 7 14 20 26 32 c 0 1 2 3 4 Nếu phép thử trên mẫu có kết quả là không tuân thủ các yêu cầu trong 6.1 a), cần phải thực hiện phép thử trên một mẫu thứ hai và các kết quả được kết hợp với kết quả từ mẫu thứ nhất thành một mẫu lớn hơn, và sự tuân thủ được đánh giá trên mẫu lớn hơn đó. Để biết thêm thông tin chung, xem CISPR 16-4-3. 1 2 3 4 Thiết bị được thử Trở kháng tải định mức RL của đầu ra audio Bộ lọc thông thấp hoặc dải thông FR (xem phụ lục A) Vôn kế tần số audio V 5 6 7 Bộ khuếch đại A Trở kháng tải định mức Ra của đầu ra bộ khuếch đại Microphone M Hình 2 – Phép đo đầu ra công suất audio 1 2 3 4 5 Bộ tạo tín hiệu không mong muốn G1 Bộ tạo tín hiệu mong muốn G2 Bộ suy hao Mạng ghép Mạng cân bằng và/hoặc phối hợp 6 7 8 9 Thiết bị được thử Điện trở tải RL Bộ lọc thông thấp (xem phụ lục A) Vôn kế tần số audio, (với mạng gia trọng theo ITU- R BS.468-4) (7,8 và 9 có thể được thay thế bằng hình 2b hoặc 2c nếu thích hợp) Hình 3 – Sơ đồ đo cho phép đo miễn nhiễm ở đầu vào của máy thu thanh quảng bá 1 2 3 4 5 6 Các bộ tạo tín hiệu không mong muốn G1 Bộ tạo tín hiệu mong muốn G2 Các bộ suy hao Mạng ghép Bộ lọc thông thấp a Mạng cân bằng và/hoặc phối hợp 7 8 9 10 Thiết bị được thử b Điện trở tải Bộ lọc thông thấp (xem phụ lục B) Vôn kế tần số audio, (với mạng gia trọng theo ITU- R BS.468-4) a Để tránh kết quả đo bị ảnh hưởng bởi các hài của bộ tạo tín hiệu không mong muốn, tần số cắt của bộ lọc phải được quy định tùy theo các tần số tín hiệu không mong muốn phù hợp. b Nếu là thiết bị đọc băng video, thì nối với TV dùng để thử. (8, 9 và 10 có thể được thay thế bằng hình 2b hoặc 2c hoặc trong trường hợp thiết bị đọc băng video nối với cực đầu ra của TV dùng để thử) Hình 4 – Sơ đồ đo cho phép đo miễn nhiễm tại đầu vào của máy thu hình và thiết bị đọc băng video Hình 5 – Nguyên lý chung của phương pháp đưa dòng vào 1 2 3 4 5 6 7 8 Thiết bị được thử Tấm kim loại P = 2 m x 1 m Bộ tạo tín hiệu mong muốn G1 Bộ tạo tín hiệu không mong muốn G2 Bộ lọc kênh Fc Các bộ suy hao T1, T2, T3 Chuyển mạch S1 Bộ khuyếch đại Am 9 10 11 12 13 14 15 Hộp che chắn Sh Bộ lọc thông thấp F Vôn kế tần số audio Bộ lọc dải thông 0,5 kHz đến 3 kHz (xem phụ lục B) Các dây nối loa Lp Các bộ ghép MC, LC, Sr,AC (xem phụ lục C) của loa Tải giả mô phỏng trở kháng danh định của loa Hình 6 – Nguyên lý của phép đo miễn nhiễm với dòng dẫn 1 2 3 4 5 Bộ tạo tín hiệu G Mạng phối hợp Mn Cáp đồng trục chất lượng cao Ca Kẹp hấp thụ Cp Đến máy thu đo 6 7 8 9 10 Dây nối chất lượng cao Con Thiết bị được thử Bàn phi kim T1 (hvar = chiều cao có thể điều chỉnh) Bàn phi kim T2 Bàn T3 Hình 7 – Sơ đồ đo cho phép đo hiệu ứng che chắn Kênh 1 và 2 trong trường hợp thiết bị hai kênh tiếng và hình Đầu ra công suất audio để điều chỉnh và đo Các đầu ra audio khác Sẽ được bỏ đi trong trường hợp trở kháng đầu ra audio cao (> 10 kΩ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Bộ tạo tín hiệu AF 1 kHz, G1 Bộ tạo tín hiệu video G2 Bộ tạo tín hiệu RF cho FM, G3 Bộ tạo tín hiệu RF cho TV, G4 Bộ tạo tín hiệu RFcho tín hiệu không mong muốn, G5 Trở kháng (Rs đến RG1) Mạng RC cho các đầu vào audio RCi Mạng RC cho các đầu ra audio RC0 Bộ lọc chặn nguồn MSF 10 11 12 13 14 15 16 17 Thiết bị được thử Tấm kim loại P= 2 m x 1m Cuộn cảm kháng RF L = 100 µH Trở kháng tại danh định của đầu ra audio RL Bộ lọc dải thông BP (trở kháng đầu vào 10 kΩ) Vôn kế tần số audio V TV dùng để thử TTS Cuộn cảm kháng dòng qua vỏ che chắn Sh,(lõi sắt) (12,13,14 và 15 có thể được thay thế bằng hình 2b và 2c nếu phù hợp) Rs :Trở kháng nguồn danh định của đầu vào audio (1 kW trong trường hợp thiết bị đọc băng video). Hình 8 – Phép đo miễn nhiễm từ các điện áp cảm ứng tại đầu vào nguồn, tai nghe, loa, đầu ra audio, đầu vào audio 1-11 Các tấm hấp thụ có kích thước xấp xỉ 0,8 m x 0,6 m Hình 9 – Ví dụ về bố trí thiết bị TEM buồng đo mở, kết hợp với các tấm hấp thụ bên trong phòng có che chắn với kích thước 3 m x 3,5 m 1 2 3 4 5 6 7 8 Bộ tạo tín hiệu AF 1 kHz, G1 Bộ tạo tín hiệu video G2 cho tín hiệu không mong muốn Bộ khuếch đại công suất băng rộng Am 0,15 MHz đến 150 MHz Bộ lọc thông thấp F Mạng phối hợp MN (xem hình E.5) Thiết bị buồng đo TEM mở Trở kháng kết cuối 150 W (xem hình E.6) Thiết bị được thử 9 10 11 12 13 14 15 Bệ phi kim Bộ lọc chặn dải cho loa LBS (xem hình E.8) Bộ lọc chặn dải cho nguồn MBS (xem hình E.7) Các cuộn cảm kháng dòng vỏ (các lõi sắt) Vôn kế tần số audio V Cáp nguồn Bộ lọc dải thông (xem hình B.1) a) Kênh 1 và 2 trong trường hợp thiết bị TV kèm thu thanh 2 kênh Hình 10 - Phép đo miễn nhiễm của các máy thu quảng bá đối với trường phát xạ trong dải tần số 0,15 MHz đến 150 MHz trong buồng đo mở Mặt trước của EUT Điện thoại cầm tay GSM giả Hình 11 – Phép đo miễn nhiễm với trường điện từ RF, sóng mang được thao tác, dùng một điện thoại cầm tay GSM giả. Phụ lục A (quy định) Đặc tính kỹ thuật của TV thử Đối với các hệ thống B, G, I, D, K và M, TV thử phải là loại máy thu hình quảng bá hai kênh âm thanh có một bộ phận điều khiển tần số tự động (AFC) và có cực đầu vào video thích hợp để nối với đầu ra video của thiết bị đọc băng video, nhưng không có mạch tắt âm thanh. Đối với hệ thống L, TV thử phải là máy thu hình thu thanh AM quảng bá, có bộ phận điều khiển tần số tự động (AFC) và có các cực audio và video thích hợp để nối với thiết bị đọc băng video. TV thử ít nhất phải thoả mãn những yêu cầu miễn nhiễm đối với máy thu truyền hình quy định trong 4.3.2, 4.3.3, 4.3.4 và 4.7.1 của tiêu chuẩn này, được đo theo phương pháp đo tương ứng của tiêu chuẩn này và khả năng miễn nhiễm đầu vào phải vượt quá giới hạn cho trong Bảng 5 (hoặc Bảng 5a đến Bảng 7a, tương ứng) ít nhất là 3 dB. Các yêu cầu bổ sung: Kích thước đường kính màn hình: ³ 50 cm. Định nghĩa hình ảnh, đo tại điện cực ống hình (picture tube electrode) bằng cách dùng một mẫu thử nhiều chớp màu : 4 MHz, mức – 6 dB tương ứng với 1 MHz. Hội tụ: tối ưu. Tỉ lệ tín hiệu video /nhiễu, đối trọng bằng mạng gia trọng theo ITU- T J.61, mức điện áp nhiễu tại giá trị r.m.s, tương ứng với mức đầu ra video của máy thu, khi hình ảnh một màu có chớp màu và đối với mức tín hiệu anten 70 dB(mV) tại 75 W : ³ 50 dB. Tỉ lệ tín hiệu audio/nhiễu, đối trọng bằng mạng gia trọng theo ITU- R BS.468-4, mức điện áp nhiễu tại giá trị tựa đỉnh, tương ứng với mức đầu ra audio 1kHz của máy thu là 50 mW đối với mức tín hiệu anten 70 dB (mV) tại 75 và độ lệch tần số 30 kHz của sóng mang âm thanh : ³ 43 dB. Phụ lục B (quy định) Đặc tính kỹ thuật của các bộ lọc và mạng gia trọng B.1 Bộ lọc thông thấp 15 kHz Bộ lọc thông thấp cần tuân thủ các đặc tính sau đây: tần số cắt (3 dB) tại 15 kHz độ suy hao đối với các tần số hoạt động lên đến 10 kHz £ 0, 5 dB độ suy hao tại 15 kHz £ 3 dB độ suy hao tại 19 kHz ³ 50 dB Bộ lọc thông thấp phải được kết cuốI bằng trở kháng đặc tính của nó. B.2 Bộ lọc thông dải 0,5 kHz đến 3 kHz Bộ lọc thông dải cần tuân thủ các đặc tính sau: độ suy hao tại 0,1 kHz ³ 25 dB độ suy hao tại 0,5 kHz £ 5 dB độ suy hao tại 1 kHz £ 0,5 dB (điểm chuẩn) độ suy hao tại 3 kHz £ 5 dB độ suy hao tại 10 kHz ³ 25 dB Ví dụ về bộ lọc thông dải 0,5 kHz đến 3 kHz thể hiện ở Hình B.1 Các linh kiện: L1 đến L5 *L6 L7 R1 đến R3 R4 R5 R6 = = = = = = 33 mH 650 mH 4,7 kW 100 W 8,2 kW 820 W Cảm kháng Lõi 4 khe Cuộn cảm kháng băng rộng C1 đến C3 = 22 nF C4 = 0,1 mF C5 = 2,2 nF * 1450 vòng, dây đồng, đường kính 0,115 mm, Bu1, Bu2 BNC-F có thể hàn được Hình B.1 - Bộ lọc thông dải 0,5 kHz đến 3 kHz B.3 Bộ lọc tạp thoại Đối với một số phép đo đầu ra audio, cần phải đặt một bộ lọc tạp thoại phía trước vôn kế âm tần. Bộ lọc tạp thoại phải tuân thủ ITU- R BS. 468-4. B.4 Mạng gia trọng A Xem 6.2.1 của IEC 60268 –1 và mục 5.4 của IEC 61672-1:2002. Phụ lục C (quy định) Đặc tính kỹ thuật của các bộ ghép và bộ lọc thông thấp Các thiết bị này được dùng cho phép đo miễn nhiễm khỏi các dòng dẫn trong dải tần 0,15 MHz đến 150 MHz. C.1 Cấu trúc của bộ ghép Bộ ghép được thiết kế để đưa tín hiệu không mong muốn vào dây dẫn nối cực được thử và để cách ly các dây dẫn và các thiết bị khác nối đến thiết bị được thử khỏi ảnh hưởng của dòng tín hiệu không mong muốn. Các bộ ghép này cũng được sử dụng để xác định trở kháng không đối xứng với đất của các dây dẫn không được thử nối với thiết bị được thử. Nguyên lý hoạt động được thể hiện ở hình 5. Cảm kháng L thể hiện trở kháng RF cao với dòng được đưa vào. Bộ lọc L/C2 cách ly cực được thử. Tín hiệu không mong muốn từ bộ tạo tín hiệu RF có trở kháng nguồn 50 W được đưa vào các dây dẫn hoặc vỏ của cáp đồng trục qua một điện trở 150 W và một điện dung chặn C1. Các bộ ghép phải có trở kháng nguồn, tạo nên điện trở 150 W. Với trở kháng nguồn này, sẽ đạt được sự tương quan tốt giữa cường độ trường nhiễu RF và sức điện động e.m.f được đưa vào phép đo dòng dẫn để tạo ra độ suy giảm tương tự. Do vậy, độ miễn nhiễm của của một thiết bị được thể hiện theo mức e.m.f. Có 4 loại bộ ghép: Loại AC : Để sử dụng với cáp đồng trục mang tín hiệu RF mong muốn. Chi tiết về cấu trúc được thể hiện ở Hình C.1. Loại MC : Để sử dụng với dây dẫn cáp nguồn. Chi tiết về cấu trúc được thể hiện ở Hình C.2. Loại LC : Để sử dụng với dây dẫn loa. Chi tiết về cấu trúc được thể hiện ở Hình C.3. Loại Sr : Để sử dụng khi không có yêu cầu cung cấp đường dẫn cho tín hiệu mong muốn. Trong sơ đồ của tất cả các bộ ghép, cần phải lưu ý để giữ cho điện dung ký sinh thấp nhất có thể đối với các cực đầu ra dẫn dòng được đưa vào. Các cực này được gắn vào một tấm cách điện. Cần phải lưu ý rằng hộp kim loại của các bộ ghép phải được nối đất cần thận với mặt phẳng đất bằng cách dùng một dảI đồng kích cỡ lớn và hộp không sơn. Cần phải áp dụng các yêu cầu chung sau đây: Tất cả các loại ghép phải có trở kháng nguồn có điện trở 150 W. Giá trị của điện trở nốI tiếp có trong bộ ghép này được điểu chỉnh tuỳ theo trở kháng nguồn của bộ tạo tín hiệu không mong muốn (kết hợp của G2+ Am+ T2 trong Hình 6). Nếu trở kháng của bộ tạo tín hiệu là 50 W, thì điện trở có giá trị là 100 W. Trong bộ ghép đường dây anten loại AC, điện trở 100 W được kết nối với vỏ của dây nối đầu ra đồng trục của bộ ghép. Trong bộ ghép nguồn loại MC, dòng không mong muốn được đưa vào một cách không đốI xứng ở cả 2 dây dẫn qua một điện trở tương đương với 100 W. Bộ ghép này được thiết kế như mạng điện lưới dạng delta và thể hiện một trở kháng điện trở tương đương 100 W đối xứng và không đối xứng với thiết bị được thử. Cuộn cảm kháng RF phảI có trỏ kháng RF đủ lớn (tuơng ứng với 150 W) trên toàn bộ dải tần số. Hiệu ứng che chắn của cáp đồng trục (bao gồm độ dài cáp 0,3 m giữa bộ ghép và thiết bị được thử) và đầu nối cáp đồng trục sử dụng cho loại bộ ghép anten loại AC phải có hiệu ứng che chắn cao hơn 10 dB so với hiệu ứng che chắn của các phần tử sử dụng trong mạch đầu vào anten của thiết bị được thử (đầu nối vào, cáp và bộ chỉnh kênh). CHÚ Ý: Đối với các bộ ghép mô tả ở Hình C.1 đến C.4, với lõi 30 mH hoặc 2 x 60 mH song song với nhau, các yêu cầu a) và b) ở trên được thoả mãn bên trong dải tần số 1,5 MHz đến 150 MHz. Các bộ ghép này cũng có thể được sử dụng trong dải tần số 0,5 MHz đến 1,5 MHz cho các phép thử tạm thời. Các bộ ghép bao phủ dải tần số 0,5 MHz đến 30 MHz đang trong quá trình chuẩn bị. C.2 Kiểm tra chất lượng của các bộ ghép Trong dải tần lên đến 30 MHz, tổng trở kháng không đối xứng (cuộn cảm kháng RF song song với điện trở 150 W) được đo giữa vỏ của đầu nối ra bộ ghép loại AC và mặt phẳng đất, cũng như giữa các cực nối của bộ ghép nguồn loại MC và mặt phẳng đất, phải có giá trị 150 W ± 20 W và có góc pha nhỏ hơn 200. Trong dải tần số từ 30MHz đến 150 MHz, suy hao xen vào của hai bộ ghép đồng nhất song song với nhau phải được đo trong một hệ thống 50 W. Phương pháp và yêu cầu được thể hiện ở Hình C.5. C.3 Kiểm tra chất lượng của bộ lọc thông thấp F Mục đích của các bộ lọc này là để làm suy giảm các hài của nguồn tín hiệu không mong muốn. Đáp ứng tần số của bộ lọc F phải có điểm ngắt đột ngột tại tần số dưới dải tần cần bảo vệ khoảng vài megahertz (dải IF và dải thu) và phải có độ suy hao cao ở dải tần này. Yêu cầu đối với dải tần này phụ thuộc vào độ sạch phổ của bộ tạo tín hiệu và bộ khuếch đại công suất. Toàn bộ chuỗi bộ tạo tín hiệu - bộ khuếch đại - bộ lọc được thử theo cách sau đây (ví dụ thử cho máy thu TV). Một bộ tạo tín hiệu RF đã được hiệu chỉnh, có trở kháng đầu ra 50 W được nối trực tiếp với đầu vào nguồn nhiễu của bộ ghép AC trong Hình 6 để thay thế chuỗi bộ tạo tín hiệu - bộ khuếch đại- bộ lọc. Tần số được quét qua các kênh thu IF hoặc RF của máy thu TV và các điện áp RF cần thiết để tạo ra nhiễu có thể nhận biết được ghi lại. Sau đó, các mức hài được tạo bởi tổ hợp (G2+ Am+F) ở các khoảng tần số nói trên được đo tại đầu ra của bộ suy hao T2, đặt các mức cao nhất được sử dụng trong các phép thử miễn nhiễm. Độ suy hao của bộ lọc F được coi là hợp lý nếu các mức hài ít nhất là 10 dB dưới mức điện áp được ghi lại ở phép thử trước. Hình C.3 - Bộ ghép loại LC (dành cho dây dẫn loa) Hình C.4 - Bộ ghép loại Sr có các điện trở tải Hình C.5- Sơ đồ đo để kiểm tra suy hao xen của bộ ghép trong dải tần 30 MHz đến 150 MHz Suy hao xen UG/UB của hai bộ ghép giống nhau, đo theo Hình C.5, phải nằm trong khoảng 9,6 dB đến 12,6 dB trong dải tần 30 MHz đến 150 MHz. UG là giá trị đọc được trên vôn kế, khi bộ tạo tín hi ệu và vôn kế được nối trực tiếp với nhau. Chú ý : Hai bộ ghép phải được nối với nhau bằng dây rất ngắn (ngắn hơn 10 m) Phụ lục D (quy định) Mạng phối hợp và bộ lọc chặn nguồn ok Hình D.1 - Mạng RC đối với các đầu vào audio (RCi) Hình D.2 - Mạng RC đối với các đầu vào audio (RC0) Hình D.3 - Bộ lọc chặn nguồn (MSF) Phụ lục E (quy định) Thông tin về cấu tạo của buồng đo mở và của bộ lọc chặn dải cho nguồn và loa Cấu hình cơ bản của thiết bị TEM buồng đo mở được thể hiện ở Hình E.1, còn tổng quan được thể hiện ở Hình E.2. Kích thước danh định của các tấm kim loại được thể hiện ở Hình E.3. Chi tiết về cấu tạo của cả hai đầu được thể hiện ở hình E.4 cùng với kích thước của mạng phối hợp MN và trở kháng kết cuối TI (Hình E.5 và E.6 tương ứng) Mạch của bộ lọc chặn dải cho nguồn MBS được thể hiện ở hình E.7. Bộ lọc được sử dụng phải có độ suy hao tối thiểu là 20 dB trong khoảng tần số từ 150 kHz đến 30 MHz, và 50 dB trong khoảng tần số từ 30 MHz đến 150 MHz, khi đo với một nguồn 50 W và tải. Mạch của bộ lọc chặn dải cho loa LBS được thể hiện ở Hình E.8. Bộ lọc được sử dụng phải có độ suy hao tối thiểu là 20 dB trong khoảng tần số từ 150 kHz đến 30 MHz, và 50 dB trong khoảng tần số từ 30 MHz đến 150 MHz, khi đo với một nguồn 50 W và tải. Hình E.1 - Thiết bị TEM buồng đo mở, cấu hình cơ bản với mạng phối hợp và trở kháng kết cuối Hình E.2 - Tổng thể thiết bị TEM buồng đo mở Hình E.3 – Chi tiết cấu trúc của thiết bị TEM, buồng đo mở Hình E.4 – Chi tiết cấu tạo bổ sung của thiết bị TEM buồng đo mở Hình E.5 – Mạng phối hợp MN Hình E.6 - Trở kháng kết cuối TI Hình E.7 - Mạch của bộ lọc chặn dải loại MBS (dành để nối với nguồn) Hình E.8 - Bộ lọc chặn dải loại LBS (dành để nối với loa) Phụ lục F (quy định) Hiệu chỉnh buồng đo mở Một buồng đo mở trống rỗng với các tấm cách nhau với khoảng cách h, với điện áp đầu vào Uin, phải cung cấp cuờng độ trường E cho bởi: E = Uin/h Trong đó E là cường độ trường, V/m Uin là điệnáp đầu vào, V h khoảng cách giữa các tấm, m. Trên thực tế, sự sai lệch so với công thức này có thể gây ra sự dung sai về cơ khí, suy hao vật liệu, các phản xạ bên trong gây ra các sóng đứng, phát xạ, v.v…Những sai lệch này nói chung phụ thuộc vào tần số. Vì lí do này, cần thiết phải hiệu chỉnh hệ số truyền đạt đối với từng buồng đo, cho bởi công thức: T = E – Uin Trong đó T là hệ số truyền đạt, dB(m-1); Uin là điện áp đầu vào đo tại đầu vào đến mạng phối hợp của buồng đo, dB(V); E là cường độ trường của sóng TEM wave, dB(V/m). Để đo thử cường độ trường bên trong buồng đo theo Hình F.1, một tấm kim loại kích thước 200 mm x 200 mm được đặt phía trên tấm đáy của buồng đo 10 mm. Điện áp RF của tấm đo so với tấm đáy của buồng đo được đo bằng cách dùng một milivôn kế RF hoặc một thiết bị đo thích hợp. Kết cuối do thiết bị đo phải là 3 pF song song với ³ 100 k. Điện dung của tấm đo so với tấm đáy của buồng đo là 35 pF. Ngoài 10 MHz, điện trở kết cuối có thể giảm tuỳ thuộc vào tần số (ví dụ, to 10 kW với 100 MHz). Ví dụ về cấu hình thiết bị đo được thể hiện ở Hình F.2. Giá trị điện áp tại tấm đo với 1 tín hiệu chưa điều chế 10 V (e.m.f.) từ một bộ tạo tín hiệu không mong muốn phải tuân thủ đường cong hiệu chỉnh ở Hình F.3. Cường độ trường bên trong buồng đo khi đó là 3 V/m. Phép đo này phải được thực hiện đối với dải tần số đo. Những sai lệch lớn hơn độ lệch giớI hạn ±2 dB cần được xem xét, phụ thuộc vào tần số, bằng hệ số hiệu chỉnh K1: K1 = Umes/ Unom Trong đó: K1 là hệ số hiệu chỉnh; Umes là giá trị điện áp đo được tại tấm đo; Unom là giá trị điện áp danh định. Độ lệch băng hẹp được dự tính bắt đầu tại mức mà dải thông tương đối, tính bởi công thức sau đây, là nhỏ hơn 10%: DNBr = 2 (f2 – f1)/( f2 + f1) x 100% Trong đó: DNBr là độ lệch băng hẹp tương đối, theo tỉ lệ phần trăm; f2 và f1 là các tần số cắt (-3 dB) của băng hẹp đang xét, MHz. Cần phải xác minh xem sự tác động giả có ảnh hưởng đến kết quả đo trong quá trình hiệu chỉnh hay không. Ở chế độ bật hay tắt của bộ tạo tín hiệu mong muốn, chỉ thị điệp áp cơ bản của milivôn kế RF phải là không đáng kể. Đầu đất của que thử phải thẳng và phía ghép với RF nối tới tấm đáy của buồng đo tại điểm dẫn qua. Nếu hợp lý, milivôn kế sẽ được đặt vào một hộp kim loại có một mặt hở ở dưới điểm đo hoặc bên cạnh điểm đo. Cần phải lưu ý để có kết nối RF tốt giữa hộp kim loại với tấm đáy và với milivôn kế (xem hình F.2). Hình F.1 – Sơ đồ mạch để hiệu chỉnh sơ đồ đo Hình F.2 – Ví dụ về sơ đồ bổ sung cho yêu cầu về đường cong hiệu chỉnh Hình F.3 - Đường cong hiệu chỉnh Phụ lục G (quy định) Kích thước và vật liệu của lõi ferit Bảng G1 dưới đây cung cấp thông tin về kích thước và vật liệu của lõi ferit Bảng G.1 – Kích thước và vật liệu của lõi ferit Lõi Loại A B C Vật liệu Niken/Kẽm Mangan/Kẽm Niken/Kẽm Đường kính ngoài 13 mm đến 17 mm 15 mm đến 25 mm 30 mm đến 50 mm Thiết diện ngang 40 mm2 đến 60 mm2 100 mm2 đến 140 mm2 170 mm2 đến 230 mm2 Độ thấm từ ban đầu 50 đến 200 2000 đến 7500 50 đến 200 Độ suy giảm thấm từ cho phép tại tần số cao 50% tại 60 MHz 75% tại 100 MHz 75% tại 1,0 MHz 50% tại 0,6 MHz 50% tại 60 MHz 75% tại 100 MHz Mật độ từ thông bão hoà > 300 mT > 300 mT > 300 mT CHÚ Ý: Số vòng để tạo ra độ tự cảm theo yêu cầu có thể được tính toán từ hệ số điện cảm của lõi cụ thể bởi công thức sau: trong đó: L là độ tự cảm (mH); N là số vòng; AL là hệ số tự cảm (mH/N2). Phụ lục H (quy định) Các dải tần số H.1 Các dải FM Đối với khu vực châu Âu: 87,5 MHz đến 108 MHz Đối với Nhật Bản: 76 MHz đến 90 MHz Đối với Đông Âu và các khu vực khác ngoài châu Âu: quy định riêng H.2 Các dải tần số quy định cho khu vực châu Âu Đối với khu vực châu Âu, các dải tần sau được quy định: Dải tần Tần số MHz I III IV V hỗn hợp 47 đến 68 174 đến 230 470 đến 598 598 đến 862 302 đến 470 CHÚ Ý: Trong thực tế, không phải tất cả các máy thu hình đều có thể dò được tất cả các dải tần này. Mặt khác, nhiều máy thu hình có thể dò được các kênh bổ sung, ngoại trừ sử dụng trong các mạng phân phối cáp. H.3 Các tần số kênh đối với hệ thống D (VHF) (sử dụng ở Nga) Kênh N Sóng mang hình MHz Sóng mang âm thanh MHz 1 2 3 49,75 59,25 77,25 56,25 65,75 83,25 4 5 85,25 93,25 91,75 99,75 6 7 8 9 10 11 12 175,25 183,25 191,25 199,25 207,25 215,25 223,25 181,75 189,75 197,25 205,75 213,75 221,75 229,75 H.4 Các dải tần số quy định cho Nhật Bản Đối với Nhật Bản, các dải tần số sau được quy định: Dải tần Tần số MHz II III IV 90 đến 108 170 đến 222 470 đến 770 Phụ lục I (quy định) Các máy thu quảng bá đối với tín hiệu số I.1 Giới thiệu Phụ lục này cung cấp thông tin bổ sung, liên quan đến các phương pháp đo và các giới hạn miễn nhiễm của các máy thu quảng bá đối với tín hiệu số. Máy thu có thể được trang bị các đầu nối số liệu và viễn thông và có thể có các thiết bị lưu trữ và hồi kênh. Đối với các phép đo tại các cổng liên quan đến các chức năng không phải là quảng bá, ví dụ các cổng viễn thông hoặc LAN, tham chiếu đến các tiêu chuẩn tương ứng, ví dụ, CISPR 24. I.2 Các tham chiếu chuẩn Xem mục 2. I.3 Các định nghĩa Với mục đích của phụ lục này, các định nghĩa sau được áp dụng: I.3.1 Máy thu thanh kỹ thuật số Là thiết bị dùng để thu tín hiệu quảng bá âm thanh, kết hợp với các dịch vụ số liệu và các dịch vụ tương tự như vậy, đối với truyền phát số mặt đất, cáp và vệ tinh. I.3.2 Máy thu hình kỹ thuật số Là thiết bị dùng để thu tín hiệu quảng bá hình ảnh, kết hợp với các dịch vụ số liệu và các dịch vụ tương tự như vậy, đối với truyền phát số mặt đất, cáp và vệ tinh. CHÚ Ý 1: Máy thu có thể được trang bị một bộ phận hiển thị. CHÚ Ý 2: Máy thu không có bộ phận hiển thị thường được gọi là các set-top box. I.3.3 Tín hiệu âm thanh số Là tín hiệu RF được điều chế bằng một dòng dữ liệu số chứa thông tin âm thanh. I.3.4 Tín hiệu hình ảnh số Là tín hiệu RF được điều chế bằng một dòng dữ liệu số có chứa thông tin hình ảnh. CHÚ Ý 1 – Thông tin liên quan đến các dịch vụ gia tăng được cung cấp và các dịch ứng dụng phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ, ví dụ như hướng dẫn chương trình điện tử, có thể bao gồm trong dòng dữ liệu số. I.3.5 Anten radio số Là máy thu âm thanh số có thiết bị kết nối đối với anten bên ngoài. I.3.6 Anten TV số Là máy thu hình số có thiết bị kết nối đối với một anten bên ngoài. I.4 Các yêu cầu miễn nhiễm I.4.1 Các tiêu chí chất lượng I.4.1.1 Đánh giá chất lượng audio của các chức năng quảng bá Chất lượng audio được đánh giá theo 4.1.1.1. Ngoài ra, đối với máy thu thanh số, cần phải theo dõi được các hiệu ứng liên quan đến việc truyền phát số, ví dụ như hiện tượng lách cách hoặc đứt quãng. Đối với các máy thu hình số, không yêu cầu phải theo dõi các hiện tượnglách cách hoặc đứt quãng của âm thanh đi kèm, vì mức miễn nhiễm chỉ phụ thuộc vào chất lượng hình ảnh. I.4.1.2 Đánh giá chất lượng hình ảnh của các chức năng quảng bá Ngoài 4.1.1.2, cần phảI theo dõi các hiệu ứng liên quan đến truyền phát số, ví dụ như macro- blocking hoặc kẹt hình. I.4.1.3 Đánh giá các chức năng phi quảng bá ĐốI vớI các tiêu chí chất lượng của các chức năng phi quảng bá, ví dụ kết hợp vớI các cổng viễn thông hoặc LAN, tham chiếu đến các tiêu chuẩn có liên quan, ví dụ CISPR 24. I.4.2 Khả năng ứng dụng Đang xem xét. I.4.3 Các giới hạn miễn nhiễm Áp dụng các giới hạn tương ứng cho trong tiêu chuẩn này. I.5 Các phép đo miễn nhiễm Xem mục 5. I.5.1 Tín hiệu mong muốn I.5.1.1 Tổng quát Mức của một tín hiệu âm thanh hay hình ảnh được biểu diễn bằng dB (mV) qua trở kháng danh định là 75 W, nó liên quan đến công suất tín hiệu của tín hiệu, được định nghĩa là công suất trung bình của tín hiệu được chọn khi đo bằng một sensor công suất nhiệt. Cần phải lưu ý để hạn chế phép đo đến giải thông của tín hiệu. Khi sử dụng máy phân tích phổ hoặc máy thu hiệu chỉnh, nó cần tích hợp công suất tín hiệu bên trong dảI thông danh định của tín hiệu. I.5.1.2 Tín hiệu âm thanh số Mức của tín hiệu âm thanh số mong muốn là 50 dB (mV). Mức tham chiếu của tất cả các kênh âm thanh phải ở toàn dải – 6 dB tại 1 kHz, một kênh được giám sát. I.5.1.3 Tín hiệu hình ảnh số Mức của tín hiệu hình ảnh số mong muốn trong phép thử là: đối với hệ thống mặt đất: VHF 50 dB (mV), UHF 54 dB (mV) đối với các hệ thống cáp: 60 dB (mV) đối với hệ thống vệ tinh: 60 dB (mV) Hình ảnh chuẩn là một mẫu thử bao gồm các sọc màu thẳng đứng theo ITU –R BT471-1, với một thành phần chuyển động nhỏ, được mã hoá ở 6 Mbit/s. CHÚ Ý – Thành phần chuyển động nhỏ là cần thiết để phát hiện hiện tượng kẹt hình có thể xảy ra trong khi thử. Mức tham chiếu của tất cả các kênh âm thanh phải ở toàn dải – 6 dB 1 kHz, một kênh sẽ được giám sát. Xem thêm Phụ lục J. I.6 Phép đo miễn nhiễm đầu vào I.6.1 Máy thu hình kỹ thuật số đối với các hệ thống mặt đất Phép đo được thực hiện với tín hiệu tương tự không mong muốn, theo 4.3.2. Tuỳ thuộc vào khu vực, các tín hiệu số có thể được phát quảng bá trong băng VHF III và/hoặc các băng UHF IV/V. Các phép đo phải được thực hiện trong các băng mà máy thu hoạt động. Tín hiệu tương tự không mong muốn ở các kênh N±1 và N9 (chỉ đối với UHF) hoặc N +19 (chỉ đối với UHF ở Nhật Bản). Không yêu cầu đưa vào tín hiệu không mong muốn loại B. I.6.2 Máy thu hình số đối với các hệ thống cáp Không cần thiết phải thực hiện các phép đo vì các điều kiện tín hiệu có hại không xảy ra; các tín hiệu số trong hệ thống cáp chủ yếu tập trung ở các bó và không bị lẫn với các tín hiệu tương tự. I.6.3 Máy thu hình số đối với hệ thống vệ tinh Không cần thiết phải thực hiện các phép đo vì các điều kiện tín hiệu có hại không xảy ra. I.7 Các phép đo miễn nhiễm khác I.7.1 Máy chỉ thu tín hiệu số Trong trường hợp với các máy chỉ thu tín hiệu số, cần thực hiện các phép đo miễn nhiễm tương ứng trong tiêu chuẩn này. I.7.2 Máy thu tín hiệu số và tương tự Đối với chế độ tương tự, phải thực hiện các phép đo miễn nhiễm tương ứng trong tiêu chuẩn này. Ở chế độ số, chỉ thực hiện các phép đo với hiện tượng phóng tĩnh điện (ESD, xem 4.7) và phép đo với đột biến điện nhanh (EFT, xem 4.5). Phụ lục J (tham khảo) Đặc tính kỹ thuật của tín hiệu mong muốn J.1 Tổng quan Châu Âu TR 101154 Mã hoá nguồn MPEG –2 Video MPEG –2 Audio Luồng cơ sở video Sọc màu, với thành phần dịch chuyển nhỏ Tốc độ bít video 6 Mbit/s Luồng cơ sở audio đối với phép đo chuẩn 1 kHz/ toàn dải – 6 dB Luồng cơ sở audio đối với phép đo nhiễu 1 kHz/ im lặng Tốc độ bít audio 192 kbit/s Nhật Bản Mã hoá nguồn MPEG –2 Video MPEG –2 Video Mã hoá dữ liệu Tuỳ chọn Luồng cơ sở video Sọc màu, vớI thành phần dịch chuyển nhỏ Tốc độ bít video 6 Mbit/s Luồng cơ sở audio đối với phép đo chuẩn 1 kHz/ toàn dải – 6 dB Luồng cơ sở audio đối với phép đo nhiễu 1 kHz/ im lặng Tốc độ bít audio 192 kbit/s Mỹ ATSC 53 Mã hoá nguồn MPEG –2 Video AC –3 Audio Luồng cơ sở video Sọc màu, với thành phần dịch chuyển nhỏ Tốc độ bít video 6 Mbit/s Luồng cơ sở audio đối với phép đo chuẩn 1 kHz/ toàn dải – 6 dB Luồng cơ sở audio đối với phép đo nhiễu 1 kHz/ im lặng Tốc độ bít audio 192 kbit/s J.2 TV mặt đất Châu Âu EN 300 744 Mức 50 dB (mV) / 75 W - VHF BIII 54 dB (mV) / 75 W - UHF BIV/V Kênh 9,25 hoặc 55 Điều chế OFDM Chế độ 2 k hoặc 8 k Cách điều chế 1/32 Tỉ lệ mã 2/3 Tốc độ bít sử dụng 24,128 Mbit/s Nhật Bản ARIB STD- B21 ARIB STD-B31 Mức 34 dB (mV) đến 89 dB (mV) / 75 W Tần số 470 MHz đến 770 MHz, dải thông 5,7 MHz Điều chế OFDM Chế độ (khoảng cách sóng mang) 4 k, 2 k ,1 k Điều chế sóng mang QPSK, DQPSK, 16 QAM, 64 QAM Khoảng thời gian bảo vệ 1/4, 1/8, 1/16, 1/32 Tỉ lệ mã 1/2 ,2/3, 3/4, 5/6, 7/8 Tốc độ bít thông tin: tối đa 23,234 Mbit/s Mỹ ATSC 8VSB Mức 54 dB(mV) (xem 4.2.5 của ATSC 64) Kênh 2 đến 69 Điều chế 8 VSB hoặc 16 VSB Tỉ lệ mã 2/3 Tốc độ bít sử dụng 19,39 Mbit/s J.3 TV vệ tinh Châu Âu EN 300 421 Mức 60 dB (mV) / 75 W Tần số 1550 MHz Điều chế QPSK Tỉ lệ mã 3/4 Tốc độ bít sử dụng 38,015 Mbit/s Nhật Bản (vệ tinh giao tiếp) ARIB STD- B1 Mức 48 dB (mV) đến 81 dB (mV) / 75 W Tần số IF đầu tiên 1000 MHz đến 1550 MHz, dải thông 27 MHz Các tham số đối với phát quảng bá số CS Tần số truyền dẫn 12,5 GHz đến 12,75 GHz Điều chế QPSK Tỉ lệ mã 1/2 ,2/3, 3/4, 5/6, 7/8 Tốc độ bít thông tin 34 Mbit/s Nhật Bản (vệ tinh quảng bá) ARIB STD- B20 ARIB STD- B21 Mức 48 dB (mV) đến 81 dB (mV) / 75 W Tần số IF đầu tiên 1032 MHz đến 1489 MHz, dải thông 34,5 MHz Các tham số đối với phát quảng bá số CS Tần số truyền dẫn 11,7 GHz đên 12,2 GHz Điều chế TC8PSK,QPSK,BPSK Tỉ lệ mã 1/2 ,2/3, 3/4, 5/6, 7/8 Tốc độ bít thông tin 52,0 Mbit/s J.4 TV cáp Châu Âu EN 300 429 Mức 60 dB (mV) / 75 W Tần số Băng hỗn hợp gần nhất vớI 375 MHz Điều chế 64 QAM Tốc độ bít sử dụng 38,015 Mbit/s Nhật Bản JCTEA STD –00201.0 (Multiplex System for Digital Television) JCTEA STD-004-1.0 (Receiver for Digital Cable Television) Mức 53 dB (mV) đến 85 dB (mV) / 75 W Tần số 470 MHz đến 770 MHz, dải thông 5,7 MHz Các tham số đối với phát quảng bá số CATV Điều chế 64 QAM Tốc độ bit truyền phát 31,644 Mbit/s Tốc độ bit thông tin 29,162 Mbit/s Mỹ Mức 60 dB(mV)/75 W Tần số 88 MHz đến 860 MHz Điều chế 64 QAM hoặc 256 QAM Tốc độ bít sử dụng 26,970 Mbit/s (64 QAM) 38,810 Mbit/s (256 QAM) Đường về 5 MHz đến 40 MHz, QPSK J.5 Các tài liệu tham khảo J.5.1 Các tiêu chuẩn Mỹ ATSC53 ATSC Digital Television Standard J.5.2 Các ẩn phẩm của ETSI đối với hệ thống DVB EN 300421 EN 300429 EN300744 TR 101154 Framing structure, channel coding and modulation for 11/12 GHz satellite services Framing structure, channel coding and modulation for cable system Framing structure, channel coding and modulation for digital terrestrial television Implementation guidelines for the use of MPEG-2 systems, video and audio in satellite, cable and terrestrial broadcasting applications J.5.3 Các tiêu chuẩn Nhật Bản ARIB STD-B1 ARIB STD-B20 ARIB STD-B21 ARIB STD –B31 JCTEA STD-002-1.0 JCTEA STD-004-1.0 Digital receiver for digital satellite broadcasting services using communication satellites Transmission system for digital satellite broadcasting Receiver for digital broadcasting Transmission system for digital terrestrial television broadcasting Multiplex system for digital cable television Receiver for digital cable system Phụ lục K (tham khảo) Đánh giá chất lượng hình ảnh K.1 Giới thiệu Phụ lục này đưa ra thông tin về phương pháp đánh giá hình ảnh đối tượng đối với các phép đo miễn nhiễm của các máy thu quảng bá tương tự và số và thiết bị kết hợp. Phương pháp đánh giá hình ảnh đối tượng sử dụng các yêu cầu về tín hiệu không mong muốn tương tự theo mục 5. Phương pháp này cũng có thể dùng để đánh giá chất lượng hình ảnh để hiệu chỉnh thay cho phương pháp chủ quan. Hiệu chỉnh bằng phuơng pháp chủ quan được cho trước, nếu phương pháp khách quan thoả mãn các yêu cầu sau đây: phát hiện sự suy giảm tương tự trong khoảng ± 6 dB so vớI kết quả đo chủ quan trung bình; phát hiện sự suy giảm số trong khoảng ± 2 dB so vớI kết quả đo chủ quan trung bình; kết quả lặp lạI có sai số trong khoảng ± 2 dB. Kết quả đo chủ quan trung bình được định nghĩa là giá trị trung bình của các kết quả đo chủ quan từ ít nhất 5 nhà khai thác có kinh nghiệm khác nhau. K.2 Tài liệu tham chiếu CISPR 29:2004, Television broadcast receiver and associated equipment – Immunity characteristics – Methods of objective picture assessment K.3 Định nghĩa và chữ viết tắt K.3.1 Định nghĩa K.3.1.1 Độ suy giảm tương tự Độ suy giảm tương tự được định nghĩa là: xếp chồng mẫu, mất độ bóng, độ tương phản; mất màu; mất đồng bộ. K.3.1.2 Độ suy giảm số Độ suy giảm số được định nghĩa là: hiện tượng nghẽn; kẹt mẫu, dừng yếu tố chuyển động; lỗi dòng dữ liệu không thể khôi phục, màn hình đen. K.3.1.3 Hệ thống video camera Là thiết bị dùng để hiển thị sự suy giảm hình ảnh lên màn hình của EUT để đánh giá khách quan chất lượng hình ảnh. K.3.2 Chữ viết tắt AGC CCD CCVS EUT Automatic gain control Charge coupled device Composite colour video signal Equipment under test K.4 Các yêu cầu về miễn nhiễm K.4.1 Tiêu chí chất lượng K.4.1.1 Đánh giá chất lượng hình ảnh đối với sự suy giảm tương tự Chất lượng hình ảnh có thể được đánh giá bằng cách sử dụng phuơng pháp đo khách quan như miêu tả trong K.5. Tiêu chí tuân thủ yêu cầu chỉ là sự suy giảm tương tự có thể nhận biết được của hình ảnh theo K.3.1.2. K.5 Phương pháp đo để đánh giá hình ảnh khách quan K.5.1 Các điều kiện chung Đánh giá chất lượng hình ảnh khách quan dựa trên phương pháp so sánh với một mẫu tham chiếu, trong đó so sánh giữa một hình ảnh tham chiếu (lấy từ EUT khi không có tín hiệu nhiễu đưa vào EUT) và hình ảnh từ EUT trong khi thử miễn nhiễm. Hình ảnh trong khi thử miễn nhiễm cũng như hình ảnh tham chiếu được lấy từ màn hình hiển thị của EUT bằng cách dùng một hệ thống camera video. Trong trường hợp thiết bị video không có màn hình hiển thị, tín hiệu video (CCVS) được lấy trực tiếp từ cực đầu ra video của EUT. Tín hiệu cũng có thể được lấy từ đầu ra CCVS, khi đánh giá độ suy giảm số. Sau khi số hoá mẫu thu được, dùng một thuật toán đánh giá hình ảnh phù hợp để tính toán độ sai lệch so với hình ảnh chuẩn đã được ghi lại. K.5.2 Phương pháp đo để đánh giá hình ảnh khách quan Xếp thẳng hàng trục quang của camera video và trục vuông góc vớI màn hình EUT, khi sử dụng hệ thống camera video. Hình ảnh tham chiếu lấy được từ EUT bằng đầu ra của CCVS hoặc qua hiển thị của hệ thống camera video. Thuật toán đánh giá hình ảnh sẽ tính toán mức tham chiếu đối với việc đánh giá hình ảnh tiếp theo. Hình ảnh đã suy giảm được lấy từ EUT bằng đầu ra của CCVS hoặc qua hiển thị của hệ thống camera video. Thuật toán đánh giá hình ảnh sẽ tính toán độ sai lệch tối đa và so sánh kết quả với mức tham chiếu. K.6 Sơ đồ đo K.6.1 Sơ đồ với EUT có trang bị bộ phận hiển thị Sơ đồ đo đối với EUT có trang bị bộ phận hiển thị (ví dụ các máy thu hình số và tương tự) được thể hiện ở Hình K.1. Có thể thu được hình ảnh bằng một hệ thống camera video từ màn hình hiển thị của EUT hoặc trực tiếp từ cực ra video của EUT, khi thực hiện phép đo miễn nhiễm đầu vào. Trong trường hợp đầu, cần phải đảm bảo sự thẳng hàng chính xác của trục quang của hệ thống camera video và trục vuông góc của màn hình hiển thị của EUT để tránh sự sai lệch do vị trí và lỗi hệ thống. Khoảng cách giữa màn hình EUT và hệ thống camera video phảI ít nhất là 1,2 m. Do các kích cỡ màn hình khác nhau của EUT, camera video cần một thấu kính có thể phóng to để thu được cả màn hình hiển thị. Tiêu điểm của hệ thống camera video phải được điều chỉnh đến vị trí sao cho moire bên trong (vòng Newton) của EUT khi không có tín hiệu không mong muốn là không đáng kể. Hệ thống camera video phảI được vận hành đồng bộ với tín hiệu đồng bộ tham chiếu được đưa vào bởi bộ tạo tín hiệu video. Để tránh nhiễu EMC, hệ thống camera video phải có một hệ thống truyền dẫn sợi quang. K.6.2 Sơ đồ đo với EUT không có màn hình hiển thị Sơ đồ đo vớI EUT không có màn hình hiển thị (ví dụ thiết bị đọc đĩa/băng video, set-top box) được thể hiện ở Hình K.2. Để tránh nhiễu EMC, tín hiệu video phải được truyền dẫn bằng hệ thống truyền cáp sợi quang. K.6.3 Các điều kiện của hệ thống camera video Là một dụng cụ đo, hệ thống camera video phải được thiết kế theo các đặc tính kỹ thuật sau: Đặc tính Chú ý Số lượng CCD(charge coupled devices): 3 3-CCD có độ tin cậy cao để tái tạo lại hình ảnh và ít sai lệch giữa các camera 1-CCD có một số bộ lọc để tạo ra tín hiệu màu, đặc tính của bộ lọc là tuỳ theo từng nhà sản xuất Hiệu chỉnh Gamma : OFF Làm cho đặc tính đầu vào- đầu ra tuyến tính và ít sai lệch hơn giữa mức đầu ra giữa các camera Hiệu chỉnh ống kính: OFF Giá trị bù phụ thuộc vào từng nhà sản xuất Độ tăng ích: 0 dB Không được để ở chế độ AGC vì đáp ứng AGC là phụ thuộc vào nhà sản xuất Irisa : khuyến nghị tại 5.6 Với 100% tín hiệu trắng,mức đầu ra video camera không vượt quá 1 V Cần bằng trắng: tự động Với 100% tín hiệu trắng sau khi đặt iris a Nếu được áp dụng, iris cần phải điều chỉnh bằng cách dùng một dụng cụ đo video thích hợp đến mức 0,7 V ở đầu ra camera khi màn hình EUT hiển thị 100% tín hiệu trắng và dòng 160 (vị trí giữa của màn hình EUT) được chọn tại dụng cụ đo video. Hình K.1 – Sơ đồ đo để đánh giá hình ảnh khách quan đối với EUT có bộ phận hiển thị Hình K.2 – Sơ đồ đo để đánh giá hình ảnh khách quan đối với EUT không có bộ phận hiển thị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTTC_2010_a13.doc
Tài liệu liên quan