4. KẾT LUẬN
Trong quá trình đẩy mạnh thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cùng
với sự chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu giá trị
sản xuất và đảm bảo phát triển nông nghiệp bền
vững nhằm tạo ra giá trị lớn và lâu dài cho nhiều
thế hệ mai sau thì việc nghiên cứu tìm ra bước
phát triển cho nông nghiệp của tỉnh Hải Dương là
rất cần thiết. Từ việc nghiên cứu các mô hình phát
triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp
bền vững từ các mô hình của các nước có nền
nông nghiệp hiện đại như Israel, Nhật Bản hay
ngay cả các nước có sự tương đồng với nước
ta như Thái Lan là rất cần thiết. Dưới góc độ
kinh tế chính trị, bài nghiên cứu này tác giả tiếp
cận với mô hình phát triển hợp tác xã của Israel,
đồng thời tham khảo các nguồn thống kê, báo
cáo, cũng như quan sát thực tiễn phát triển nông
nghiệp tỉnh Hải Dương những năm qua, tác giả đã
đưa ra một số giải pháp mang tính chất khuyến
nghị nhằm góp phần phát triển hợp tác xã, doanh
nghiệp nông nghiệp hướng tới phát triển nền nông
nghiệp hiện đại của tỉnh Hải Dương trong những
năm tiếp theo.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình hợp tác xã nông nghiệp của Israel và bài học cho phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở tỉnh Hải Dương hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
122
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018
MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP CỦA ISRAEL VÀ
BÀI HỌC CHO PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
KIỂU MỚI Ở TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY
AN ISRAELI AGRICULTURAL COOPERATIVE MODEL AND
LESSONS FOR THE DEVELOPMENT OF NEW FARMING
COOPERATIVES IN HAI DUONG AT PRESENT
Vũ Văn Đông
Email: duydongvu82@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 21/8/2017
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 23/3/2018
Ngày chấp nhận đăng: 28/6/2018
Tóm tắt
Phát triển hợp tác xã kiểu mới có vị trí, vai trò rất quan trọng trong xây dựng nền nông nghiệp bền vững
ở tỉnh Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung. Hải Dương là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho
phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới như: vị trí địa lý, tài nguyên đất, nước, nguồn nhân lực, thị trường
tiêu thụ và chế biến, Tuy vậy, trong những năm qua hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh vẫn còn chưa tương
xứng, sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, hiệu quả sản xuất chưa cao. Bài nghiên cứu này tác giả đã tham khảo mô
hình phát triển của Israel, từ đó đã chỉ ra những yếu tố phát triển của mô hình hợp tác xã nông nghiệp
ở Hải Dương. Tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm góp phần phát triển mô hình hợp tác xã nông
nghiệp kiểu mới phục vụ phát triển nền nông nghiệp ở Hải Dương trong thời gian tới.
Từ khóa: Hợp tác xã; kinh tế hợp tác xã; hợp tác xã nông nghiệp; nông nghiệp Hải Dương; phát triển
nông nghiệp Hải Dương.
Abstract
The development of new co-operatives has a very important role in building sustainable agriculture
in Hai Duong province in particular and Vietnam in general. Hai Duong province has many favorable
conditions for the development of new agricultural cooperatives such as: geographic location, land and
water resources, human resources, consumption and processing markets. Over the past years, the
agricultural cooperatives of the province have not been commensurate with the favourable conditions.
Its production is small and not efficient enough. This paper reviews the development model of Israel
which has shown the development factors of the agricultural cooperative model in Hai Duong. The
author has proposed solutions to contribute to developing a new agricultural cooperative model for
agricultural development in Hai Duong in the coming time
Keywords: Cooperative; cooperative economy; agricultural cooperatives; Hai Duong agriculture; Hai
Duong agricultural development.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Israel là một nước nhỏ ở Trung Đông có điều kiện
tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, 2/3 diện tích lãnh
thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, khí hậu
nơi đây cực kỳ khô hạn. Tuy nhiên, nền kinh tế
nước này lại rất phát triển, thu nhập bình quân
đầu người tính theo sức mua đạt 35.000 USD/
năm, GDP của Israel do Quỹ Tiền tệ quốc tế công
bố đầu năm 2017 đứng thứ 38 trên thế giới. Mặc
dù là nước có diện tích không lớn, điều kiện tự
nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
như các nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song
mô hình hợp tác xã nông nghiệp của Israel là một
trong những mô hình hợp tác xã nông nghiệp điển
hình trên thế giới và được các chuyên gia hàng
đầu đánh giá là mô hình thành công nhất trên thế
giới hiện nay. Tính đến năm 2016, hơn một nửa
diện tích đất là sa mạc, 24,2% diện tích Israel
là đất nông nghiệp. Hiện nay, “nông nghiệp chiếm
2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù
lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng
Người phản biện: 1. TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên
2. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà
123
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018
lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất
được 95% nhu cầu thực phẩm” [2].
Các hợp tác xã nông nghiệp đặc trưng của
Israel bao gồm:
Một là: Mô hình kiểu Kibbutz, Kibbutz là mô hình
sản xuất nông nghiệp quy phổ biến nhất ở Israel
hiện nay, là cộng đồng nông thôn với những đặc
tính rất riêng: một xã hội thu nhỏ, hệ thống kinh
tế - xã hội dựa trên nguyên tắc sở hữu tài sản
tập thể, bình đẳng và kết hợp sản xuất, tiêu thụ,
đào tạo với ý tưởng “làm theo năng lực, hưởng
theo nhu cầu”. Các Kibbutz được tổ chức như một
loại hình công xã khá đặc biệt trong xã hội Israel
(còn được gọi là Công xã Do Thái tập thể). Kiểu tổ
chức Kibbutz này được xây dựng với mục đích kết
hợp ba yếu tố theo chương trình của Chính phủ
gồm: mục đích đảm bảo an ninh, chính trị vùng
biên giới; bảo vệ lãnh thổ và phát triển kinh tế. Cơ
cấu tổ chức của các Kibbutz giống như một hợp
tác xã song lại có những đặc điểm riêng như quy
mô lớn, quy hoạch phù hợp điều kiện tự nhiên,
đặc điểm từng khu vực,... Mô hình này đã được
Nhà nước đặc biệt quan tâm, hướng vào hoạt
động nông nghiệp có quy mô lớn nhằm đảm bảo
an ninh lương thực, hướng ra xuất khẩu với chất
lượng vượt trội gắn với áp dụng khoa học, công
nghệ cao. Để đáp ứng với mục tiêu của Chính phủ,
các Kibbutz đã rất chú trọng trong phát triển nông
nghiệp gắn với hiện đại hóa và thực hiện nhiệm vụ
quy hoạch, phát triển, sản xuất, cung ứng tiếp thị
sản phẩm ra thị trường,... Trong khi vẫn lấy nông
nghiệp làm trọng, ngày nay nhiều Kibbutz mở rộng
hoạt động sang nhiều lĩnh vực công nghiệp. Hiện
nay, Kibbutz tập trung ba lĩnh vực chính: cơ khí,
nhựa và thực phẩm chế biến. Những năm qua, với
quá trình đẩy mạnh tốc độ chuyển đổi kinh tế của
Chính phủ, các Kibbutz cũng đã tiến hành cải cách
kinh tế xã hội, do đó rất nhiều các hoạt động kinh
tế mà đặc biệt phần lớn các hình thức sở hữu của
các hộ gia đình đã được tư nhân hóa. Hiện nay
Israel có khoảng 300 Kibbutz hiện diện khắp nơi
trên đất nước Israel, với “số lượng xã viên từ 40 tới
hơn 1.000 người/Kibbutz. Dân số của Kibbutz toàn
Israel vào khoảng 130.000 người, chiếm khoảng
2,5% dân số cả nước nhưng tạo ra tổng hàng hóa
công nghiệp và nông nghiệp trị giá 8 tỷ USD, trong
đó nông nghiệp đạt 1,7 tỷ USD, đóng góp gần 40%
sản lượng nông nghiệp toàn quốc” [2].
Hai là: Mô hình kiểu Moshav, đây là một làng nông
nghiệp trong đó mỗi một gia đình đều duy trì trang
trại của mình. Hợp tác giữa các thành viên trong
Moshav được áp dụng trong việc mua bán, tiếp
thị và cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng, chính
họ cung cấp phần lớn lượng nông sản cho đất
nước. Đây là sự liên kết của các hội gia đình để
hình thành một tổ hợp sản xuất quy mô lớn. Mỗi
Moshav có khoảng từ 50-120 hộ gia đình và cũng
như mô hình Kibbutz, đây cũng được coi như một
loại hình “hợp tác xã nông nghiệp”. Là loại hình hợp
tác xã dựa theo sở hữu tư nhân của các hộ gia đình,
đặc điểm của mô hình này là tập hợp lại thành một
nhóm cùng hợp tác sản xuất. Mặc dù sở hữu cá
nhân song Moshav đã có sự thống nhất trong các
khâu của quá trình sản xuất bao gồm việc chia sẻ
các nguồn lực đầu vào giữa các thành viên trong
hợp tác và diện tích đất nông nghiệp, nước sạch,
chế biến, bảo quản và quá trình phân phối sản phẩm
ra thị trường, Từ đó đã giải quyết tốt những khó
khăn cho các hộ gia đình khi chưa tham gia vào
Moshav như hỗ trợ kỹ thuật, ổn định sản xuất, hỗ
trợ tiêu thụ và hướng vào sản xuất công nghệ cao.
Những chủ thể tham gia các mô hình hợp tác
xã của Israel:
Các chủ thể tham gia hợp tác xã nông nghiệp
của Israel rất đa dạng, bao gồm Chính phủ, các
hộ nông dân và các cơ quan nghiên cứu nông
nghiệp, hiệp hội chuyên ngành, các doanh nghiệp
tư nhân, các chuyên gia tư vấn nông nghiệp, hiệp
hội sản xuất và các nhà khoa học về các hoạt
động công nghệ sinh học. Tuy vậy, các đối tượng
này được chia thành năm nhóm chính là: nhà
nước; nhà khoa học; nhà doanh nghiệp; nhà tư
vấn; nhà nông.
Một là: Chính phủ, đây là chủ thể đóng vai trò
quan trọng nhất trong các hợp tác xã của Israel,
Chính phủ có vai trò chi phối hoạt động của các đối
tượng còn lại. Chính phủ ban hành các đạo luật,
quy định, chương trình, kế hoạch, nhằm điều
tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành
nông nghiệp. Đồng thời, Chính phủ cũng đóng vai
trò tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện cho các
chủ thể còn lại phối hợp với nhau tốt nhất, tạo ra
hiệu quả, năng xuất cao nhất, đồng thời thu về lợi
nhuận cao nhất cho lĩnh vực nông nghiệp. Bên
cạnh đó, Chính phủ cũng góp phần giảm rủi ro ở
mức tối thiểu cho các hợp tác xã hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp.
124
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018
Hai là: Nhà khoa học, sau khi đã có ý tưởng, tiến
hành nghiên cứu về các yếu tố như đất đai, thổ
nhưỡng, đặc điểm sinh học của từng loại cây,
nguồn nước tưới, phân bón, thuốc trừ sâu, chất
lượng, năng suất, loại nhà kính sẽ sử dụng, quy
mô kích cỡ nhà kính để tránh việc tiêu tốn năng
lượng vận hành không cần thiết, nhà khoa học sẽ
được các công ty đặt hàng và nhà khoa học sẽ
trở thành những chuyên gia tư vấn. Đồng thời,
các nhà khoa học còn có nhiệm vụ nghiên cứu
nâng cấp sản xuất nông nghiệp cho từng khu vực,
chẳng hạn các dự án nông nghiệp địa phương
theo yêu cầu đặt hàng của Chính phủ.
Ba là: Doanh nghiệp, các doanh nghiệp kinh
doanh trong nông nghiệp được chia làm hai đối
tượng và thực hiện hai nhiệm vụ: Thứ nhất, các
công ty chuyên tập trung vào các dự án đầu tư
kinh phí cho việc xây dựng hệ thống tưới tiêu,
mua hạt giống, phân bón, lựa chọn thuốc trừ
sâu và thu hoạch mùa vụ,... Thứ hai, các công
ty tham gia các hoạt động thương mại, bao tiêu
sản phẩm, bảo đảm cho sản phẩm nông nghiệp
có thể bán với giá cao nhất có thể trên thị trường.
Bốn là: Nhà tư vấn, là những chuyên gia công nghệ
sinh học, các nhà khoa học hoạt động dưới hình
thức các công ty tư vấn dịch vụ nông nghiệp và
thương mại. Các nhà tư vấn sẽ giúp các hợp tác xã
việc gieo trồng cái gì, nuôi con gì, bán cho ai, bán
trên thị trường nào, bán thế nào, Mặt khác, các
nhà tư vấn còn có nhiệm vụ nghiên cứu dự báo nhu
cầu thị trường, giá cả thương phẩm để tư vấn cho
Chính phủ, các hợp tác xã, các doanh nghiệp kinh
doanh nông nghiệp, Từ đó các loại nông sản của
họ luôn được chuyển đổi phù hợp với nhu cầu thị
trường mà không bị dư thừa, không sản xuất ồ ạt,
điều này đã tạo cho sản phẩm nông nghiệp có sự
phù hợp với nhu cầu của thị trường và đem lại lợi
nhuận cao hơn.
Năm là: Nhà nông, đối tượng này chủ yếu là các
hộ gia đình, những người trực tiếp thực hiện các
dự án nông nghiệp trong các hợp tác xã. Người
nông dân được các nhà khoa học, các chuyên
gia đào tạo, tập huấn và họ được tiếp cận những
phương pháp gieo trồng, chăn nuôi mới. Đồng
thời, họ cũng được chuyển giao các phương tiện
công nghệ cao vào trực tiếp sản xuất. Điều đặc
biệt là người nông dân Israel khao khát học hỏi
và rất tích cực áp dụng những khoa học kỹ thuật
công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Như vậy, các mô hình hợp tác xã nông nghiệp
Israel rất phát triển, mang những đặc trưng riêng
phù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục sản
xuất của mình. Trong các mô hình đó có sự kết
hợp các nhân tố gồm: nhà khoa học, nhà doanh
nghiệp, nhà tư vấn, nhà nông và nhà nước. Các
hoạt động này đều dưới sự chi phối, quản lý và
điều hành của Chính phủ. Ngoài vai trò quản lý
tầm vĩ mô, Chính phủ cũng trực tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất làm cho quá trình liên kết rất
chặt chẽ, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
2. THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG
NHỮNG NĂM VỪA QUA
Những kết quả đạt được
Sau 20 năm tái lập tỉnh, là một tỉnh có 80% diện
tích đất nông nghiệp với nhiều điều kiện thuận lợi,
các hợp tác xã nông nghiệp ở Hải Dương đã có
bước phát triển hết sức to lớn. Nhiều hợp tác xã
chuyên về cây trồng, vật nuôi có năng suất sinh
học vào loại cao của cả nước như: vải thiều, bưởi,
ổi, rau, củ, lúa, lợn, gia cầm,.... Kết quả trên có
được là nhờ: sự năng động, sáng tạo, chịu khó
của người nông dân tham gia các hợp tác xã nông
nghiệp và trong phương thức sản xuất hộ, được
Nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài; sự hỗ
trợ của hệ thống khuyến nông từ tỉnh tới xã; sự hỗ
trợ của tỉnh để phát triển hệ thống thủy lợi; việc áp
dụng các giống mới nhập ngoại và do trong nước
sản xuất; hệ thống cung cấp các yếu tố đầu vào
nông nghiệp có tính công nghiệp và hiện đại như
phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc thú y, máy móc làm đất, máy bơm, máy
sấy,...; hệ thống thu mua của doanh nghiệp và
tư nhân bao phủ tới từng xã; các chính sách của
hỗ trợ vốn để mở rộng và hiện đại hóa sản xuất,
dạy nghề,...
Thực tế hiện nay, toàn Hải Dương có số hợp tác
xã tương đối lớn “Tính đến hết 6 tháng đầu năm
2017, toàn tỉnh có 341 hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp, chăn nuôi và thủy sản. Theo báo cáo
những năm qua, các hợp tác xã chuyên sâu nông
nghiệp ở Hải Dương đã phát triển nhanh với 18
hợp tác xã chăn nuôi, 22 hợp tác xã thủy sản và
một số hợp tác xã rau quả trong đầu năm 2017”
[2]. Các hợp tác xã này hoạt động quy mô gia trại,
xu hướng hình thành trang trại có doanh thu, lợi
nhuận cao hơn hẳn các hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp. “Tiêu biểu như hợp tác xã chăn nuôi Nam
Hưng (huyện Nam Sách), các hợp tác xã chăn
125
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018
nuôi và thủy sản Văn Tố, Sao Việt, Nhiên Oanh
(huyện Tứ Kỳ), hợp tác xã Thu Phong (TP. Hải
Dương), hợp tác xã chăn nuôi và thủy sản Minh
Hòa (huyện Kinh Môn)...” [7]. Ngoài phát triển
nhanh các hợp tác xã nông nghiệp, ở Hải Dương
còn tạo nguồn cung thực phẩm, rau xanh trong
vùng đệm Thủ đô, TP. Hải Phòng, Các hợp tác
xã thủy sản duy trì ổn định và phát triển khá trên
các lĩnh vực nuôi trồng, hiệu quả nuôi cá lồng trên
sông vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. Mạng
lưới, kênh phân phối của các hợp tác xã phục vụ
ổn định cho hệ thống siêu thị và cửa hàng.
Bên cạnh phát triển kinh tế, các hợp tác xã tích
cực tham gia chương trình xây dựng nông thôn
mới. Hầu hết các hợp tác xã thuộc 58 xã đều kinh
doanh có hiệu quả. “Nếu hết năm 2014, toàn tỉnh
đã có 226/226 xã phê duyệt xong đề án xây dựng
nông thôn mới, chỉ có 4 xã đạt dưới 7 tiêu chí.
Bình quân mỗi xã trên địa bàn tỉnh đã đạt 12,3 tiêu
chí nông thôn mới, tăng 5,6 tiêu chí so với trước
khi triển khai chương trình. Trong đó, có 13 xã đạt
19 tiêu chí, được công nhận đạt chuẩn nông thôn
mới, thì đến hết năm 2016 có 226/226 xã đạt 7
tiêu chí trở lên” [3].
Quy mô sản xuất của các hợp tác xã kiểu mới với
khối lượng mua đầu vào và bán đầu ra gấp từ 300
đến 350 lần so với một hộ nông dân, giá mua và
bán với các doanh nghiệp cao hơn hẳn, đem lại
thu nhập cao hơn cho ngành nông nghiệp. Các
hợp tác xã đã liên kết với nhau, đặt hàng với qui
mô lớn trực tiếp tại các cơ sở sản xuất đầu vào,
từ đó có giá mua thấp hơn và bán trực tiếp cho
khách hàng cuối cùng trong nước hoặc xuất khẩu
trực tiếp, sẽ có giá bán cao hơn. Trong khi hộ
nông dân đơn lẻ bán sản phẩm, thì không thể có
thương hiệu, chất lượng không đồng đều, không
có xác nhận chất lượng sản phẩm, đây là lý do để
các tư thương thu mua hoặc các doanh nghiệp
thu mua đưa ra giá mua thấp. Với chương trình
sản xuất cùng một loại giống, đảm bảo chất lượng
đồng đều và có chứng nhận chất lượng giá bán
các hợp tác xã sẽ cao hơn.
Tuy vậy các hợp tác xã còn nhiều tồn tại như:
Thứ nhất: Năng suất tăng nhanh, song thu nhập
của người xã viên tăng chậm và thấp.
Đối với các hợp tác xã, thu nhập vẫn còn chưa
tương xứng. Bởi vì trong khi chi phí đầu vào cao
và giá bán đầu ra vẫn còn thấp, giá mua đầu vào
của các hợp tác xã cao vì quy mô sản xuất vẫn
còn nhỏ nên mua với số lượng ít, chưa có một
doanh nghiệp cung ứng đầy đủ các loại đầu vào
chủ yếu như thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc
trừ sâu, hóa chất, mà do mỗi doanh nghiệp cung
ứng một loại đầu vào. Do đó, các doanh nghiệp
dễ dàng thỏa thuận để nâng giá bán. Hiện nay,
thu nhập bình quân hàng tháng của một lao động
trong nông nghiệp thấp “Bình quân 3 triệu đồng,
bằng 70% thu nhập của một lao động công nghiệp
(4,3 triệu đồng) và bằng 58% thu nhập của một lao
động dịch vụ (5,2 triệu đồng)” [3].
Thứ hai: Tình trạng được mùa rớt giá vẫn là bài
toán của ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương.
Một hợp tác xã có quy mô nhỏ không thể dự báo
nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nên sản
xuất vẫn theo cảm tính. Do đó, thường dẫn đến
việc cung vượt cầu, nên giá rớt là đúng qui luật.
Nếu bán với khối lượng sản phẩm rất nhỏ, chất
lượng không được xác nhận, sản phẩm không
có thương hiệu, thì thị trường sẽ không mua sản
phẩm. Khi có các hợp tác xã kiểu mới, nông sản
được bán với qui mô lớn, cam kết chất lượng và
thương hiệu sản phẩm sẽ làm cho giá tiêu thụ
ổn định, khắc phục tình trạng được mùa rớt giá
hiện nay.
Thứ ba: Nông sản xuất khẩu chưa có thương hiệu,
không đồng đều chất lượng, chủng loại, không có
truy xuất nguồn gốc và không có chứng nhận chất
lượng theo tiêu chuẩn nên giá cả còn thấp.
Trong thời gian qua, các hợp tác xã kinh doanh
đơn lẻ, vì vậy các nhà xuất khẩu không thể mua
sản phẩm quy mô lớn, lại không có thương hiệu,
không truy xuất nguồn gốc, không có chứng nhận
đảm bảo chất lượng, không cam kết thời gian giao
hàng chính xác. Muốn xuất khẩu quy mô lớn, chỉ
có qua các hợp tác xã kiểu mới hoặc liên hiệp
các hợp tác xã mới có thể bán hàng cùng loại sản
phẩm qui mô lớn, có thương hiệu, truy xuất nguồn
gốc và chứng nhận đảm bảo chất lượng.
Thứ tư: Công tác khuyến nông, dạy nghề, tư
vấn, sự hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ và thị
trường của cơ quan quản lý còn chưa hiệu quả.
Đội ngũ khuyến nông, dạy nghề, tư vấn, sự hỗ
trợ về vốn, khoa học công nghệ và thị trường của
cơ quan quản lý còn hạn chế. Tỉnh chưa sử dụng
và phân bổ phù hợp lực lượng chuyên gia hướng
dẫn về khoa học công nghệ, dạy nghề, xây dựng
thương hiệu, tiếp thị ra thị trường. Khi hình thành
các hợp tác xã kiểu mới, các đầu mối giao dịch với
ngân hàng sẽ giảm, các hợp tác xã có thể đứng
ra vay hoặc bảo lãnh vay cho các hộ xã viên của
126
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018
mình, từ đó giảm rủi ro đối với các ngân hàng, qui
mô vay vì thế tăng lên, còn lãi suất thì giảm.
Như vậy, các hợp tác xã ở Hải Dương những năm
qua đã tạo ra động lực mạnh mẽ để tạo đột phá
phát triển cho ngành nông nghiệp, vì nó vừa duy
trì sự quan tâm, nỗ lực, sáng tạo cao nhất của
từng hộ nông dân, các hợp tác xã kiểu mới sẽ tạo
đột phá cho phát triển nông nghiệp do nó tạo ra
sự tương tác đồng hướng của bốn loại lợi ích: lợi
ích của hộ nông dân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích
của doanh nghiệp và lợi ích của các đối tác trên
thị trường.
Phân tích, đánh giá từ mô hình hợp tác xã
nông nghiệp của Hải Dương và mô hình hợp
tác xã đặc trưng của Israel ta thấy:
Mô hình hợp tác xã kiểu mới của Hải Dương cho
thấy, đây thực sự là lời giải cho bài toán tái cơ
cấu nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Kết quả đã
chứng minh, tuy chỉ có ít xã viên, song đã thực
sự giúp các hộ xã viên sản xuất, kinh doanh hiệu
quả hơn, nhất là quy hoạch sản xuất theo nhu cầu
thị trường và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Đặc biệt những hợp tác xã kiểu mới này dựa trên
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản
xuất thông qua doanh nghiệp. Bước đầu cho thấy,
mô hình hợp tác xã kiểu mới này đã đáp ứng tốt
nhu cầu dịch vụ của xã viên cũng như nắm bắt tốt
những cơ hội do thị trường mang lại. Nhìn chung,
mô hình hợp tác xã kiểu mới này có những bước
đi ban đầu giống như mô hình hợp tác xã đã thành
công của Israel, đó là:
Thứ nhất: Phát triển nông nghiệp nhờ vào khoa
học công nghệ.
Nhờ phát triển và ứng dụng những thành tựu khoa
học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, đã
làm cho diện tích đất trồng trọt cùng với số lượng
hợp tác xã tăng lên, tăng trưởng nông nghiệp ổn
định. Từ 6 tháng cuối năm 2016 đến đầu năm
2017 có 18 hợp tác xã chăn nuôi, 22 hợp tác xã
thủy sản và một số hợp tác xã rau quả mới đi vào
hoạt động. Công nghệ nông nghiệp đã hỗ trợ cho
phát triển nông nghiệp năng suất cao, chất lượng
tốt, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nông sản;
đưa các sản phẩm nông nghiệp trở thành các sản
phẩm hàng hóa có giá trị lớn.
Thứ hai: Xây dựng và phát triển doanh nghiệp
nông nghiệp.
Trong quá trình phát triển nông nghiệp có quy
mô lớn, công nghệ cao thì doanh nghiệp có vai
trò rất quan trọng, nó kết nối từ khâu sản xuất
đến tiêu dùng, giúp các hộ nông dân yên tâm sản
xuất. Ở Israel thì doanh nghiệp nằm trong hợp
tác xã, hay hợp tác xã trong doanh nghiệp, hai
loại hình này có mối quan hệ khăng khít không
tách rời. Còn ở Hải Dương, bước đầu thấy rất rõ
vai trò của doanh nghiệp trong nông nghiệp phục
vụ phát triển hợp tác xã theo mô hình hợp tác xã
kiểu mới của Israel, theo báo cáo 6 tháng đầu
năm 2017 của Liên minh Hợp tác xã Hải Dương
có các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Lê Lợi làm
tốt việc tiêu thụ nông sản cho nông dân (huyện
Gia Lộc, Hải Dương); hợp tác xã sản xuất và
thương mại thủy sản Xuyên Việt (xã Hồng Hưng,
huyện Gia Lộc, Hải Dương),
Thứ ba: Xây dựng các mô hình sản xuất nông
nghiệp đặc trưng.
Ở Israel, xây dựng các mô hình hợp tác xã rất
đặc trưng đó là các Kibbutz và Moshav, còn ở Hải
Dương có mô hình hợp tác xã kiểu mới. Những
mô hình hợp tác xã này cũng có điểm chung, đó
là: cả hai mô hình sản xuất này đều dựa vào liên
kết tập trung chứ không tách rời từng hộ cá thể,
nên việc thực hiện các dự án cây trồng sẽ đồng
thuận, nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, mô hình hợp tác xã tiêu biểu Israel có
những điểm riêng biệt, đặc trưng, trở thành nền
nông nghiệp công nghệ cao mà hợp tác xã kiểu mới
ở Hải Dương chưa đạt được đó là:
- Thứ nhất: Mô hình hợp tác xã đặc trưng của
Israel phát triển trong điều kiện tự nhiên không
thuận lợi (thời tiết, cát hoang hóa và thiếu nước),
còn mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới
của Hải Dương lại có nhiều thuận lợi về điều kiện
tự nhiên.
- Thứ hai: Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới của
Hải Dương là sự liên kết giữa bốn nhà: Nhà nước,
nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông.
Nhưng mô hình hợp tác xã đặc trưng của Israel
là mô hình liên kết năm nhà, trong đó nhà nước
chỉ đạo chung, nhà tư vấn là người tìm hiểu và
xây dựng ý tưởng, nhà khoa học nghiên cứu các
ý tưởng sao cho nó được thực hiện tối ưu nhất,
công ty là người tổ chức thực hiện các ý tưởng
đó và chịu trách nhiệm buôn bán trên thị trường,
nông dân là người trực tiếp thực hiện.
- Thứ ba: Mô hình hợp tác xã của Israel có quy
mô rất lớn sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu, còn mô hình hợp tác xã kiểu mới của
Hải Dương thì mới manh nha phát triển, quy mô
nhỏ liên kết trong chuỗi giá trị còn yếu, kết quả
hàng hóa còn mang tính địa phương.
127
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018
- Thứ tư: Sự liên kết giữa các nhà trong mô hình
hợp tác xã kiểu mới của Hải Dương còn rời rạc,
ở Israel thì lại rất chặt chẽ. Nhà khoa học, nhà
doanh nghiệp rất gần gũi với đồng ruộng và nhiều
trong số họ cũng chính là nông dân hoặc giữ vai
trò tư vấn trực tiếp cho nông dân.
Theo mô hình hợp tác xã của Israel thì chìa khóa
của sự thành công trong mô hình hợp tác xã
nông nghiệp phải là dựa vào các nguồn thông tin
hai chiều liên tục giữa các nhà nghiên cứu, các
chuyên gia và những người nông dân. Thông
qua một mạng lưới dịch vụ thuận lợi và linh hoạt,
những nông dân năng động luôn là đối tượng
tham gia các dự án trong nông nghiệp bởi các vấn
đề nan giải trong trồng trọt sẽ được trực tiếp phản
ánh tới các nhà khoa học, sau khi nghiên cứu các
giải pháp khoa học khả thi sẽ được được nhanh
chóng chuyển giao lại cho các hợp tác xã để áp
dụng vào quá trình sản xuất.
Như vậy, có thể thấy để phát triển hợp tác xã
kiểu mới tại tỉnh Hải Dương theo mô hính hợp
tác xã như của Israel cần phải: Đẩy mạnh việc
sáng tạo và áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên
tiến vào sản xuất là hướng đi tất yếu để đất nước
xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại; Việc liên
kết nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và doanh
nghiệp trong tỉnh quan tâm phát triển nông nghiệp
với trung tâm khuyến nông các cấp; Xây dựng
các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông
nghiệp; Xây dựng mô hình tiêu thụ nông sản theo
chuỗi giá trị, Điều này cần có những giải pháp
mang tính đồng bộ để thực hiện.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH
HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở HẢI DƯƠNG - XUẤT
PHÁT TỪ BÀI HỌC CỦA MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ
CỦA ISRAEL
Nhìn từ các mô hình hơp tác xã của Israel và
quá trình phát triển các hợp tác xã ở Hải Dương
những năm qua có thể thấy, để thành công trong
đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn nhằm tái cơ cấu nông nghiệp,
nông thôn thì xây dựng mô hình hợp tác xã nông
nghiệp kiểu mới ở Hải Dương cần có những giải
pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao tính hiệu quả của trung tâm tư
vấn nông nghiệp.
Trung tâm tư vấn nông nghiệp của tỉnh Hải Dương
đóng vai trò như những nhà tư vấn cho các hợp
tác xã trong nghiên cứu, sản xuất tiếp cận thị
trường và tiêu thụ nông sản. Nên việc đẩy mạnh
tính hiệu quả của trung tâm tư vấn nông nghiệp
là rất cần thiết để xây dựng hợp tác xã kiểu mới.
Vì trong chính sách liên kết bốn nhà (Nhà nước -
nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp), Hải
Dương cũng như nhiều địa phương khác vẫn còn
gặp nhiều vướng mắc trong quá trình lựa chọn
trong việc nghiên cứu, quy hoạch vùng sản xuất,
quá trình lựa chọn nuôi trồng cây gì, con gì? Nuôi,
trồng như thế nào? Tiêu thụ như thế nào và cho
ai?, Do đó, để tháo gỡ được những khó khăn
trên, trong thời gian tới Hải Dương cần tiếp tục
đẩy mạnh sự hỗ trợ cho các hợp tác xã của trung
tâm tư vấn nông nghiệp tỉnh.
Thứ hai, xây dựng các chính sách hỗ trợ các hợp tác
xã, các doanh nghiệp nông nghiệp trong các hoạt
động nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Các hợp tác xã, các doanh nghiệp nông nghiệp
là chủ thể trực tiếp thực hiện đẩy mạnh phát triển
ngành nông nghiệp của tỉnh. Vì vậy, nó có vai trò
rất quan trọng trong thực hiện chuỗi giá trị sản
xuất nông nghiệp, nó không chỉ tham gia quá trình
sản xuất mà còn là cầu nối liên kết giữa những hộ
nông dân sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Để các hợp tác xã và các doanh nghiệp nông
nghiệp thực hiện tốt vai trò trên, trong thời gian
tới Hải Dương cần xây dựng và ban hành những
chính sách đặc thù giúp các hợp tác xã và các
doanh nghiệp nông nghiệp tham gia tích cực và có
hiệu quả vào chuỗi quá trình liên kết sản xuất này.
Đồng thời, các trung tâm khuyến nông, các trại
giống ở các tuyến cần đẩy mạnh nghiên cứu cung
ứng kịp thời nguồn cây, con giống phù hợp với
điều kiện từng địa phương trong tỉnh, bên cạnh đó
các trung tâm này cũng có đủ khả năng tư vấn cho
các hợp tác xã và các doanh nghiệp nông nghiệp
ở địa phương về kế hoạch sản xuất, sản lượng,
chất lượng sản phẩm, có khả năng tập huấn cho
người sản xuất nhỏ, từ đó hình thành vùng chuyên
canh nuôi, trồng ổn định và đủ khả năng cung ứng
đầu vào đáng tin cậy cho các doanh nghiệp chế
biến, xuất khẩu nông sản hoạt động ổn định.
Thứ ba, xây dựng và hình thành các khu chợ nông
sản đầu mối, các các hợp tác xã và các doanh
nghiệp kinh doanh nông nghiệp chuyên tiếp cận và
tìm hiểu thị trường trong và ngoài tỉnh.
Các các hợp tác xã và các doanh nghiệp kinh
doanh nông nghiệp không chỉ trực tiếp tham gia
vào sản xuất nông nghiệp mà còn thông qua các
khu chợ nông sản đầu mối, sẽ là những người
chuyên thu mua nông sản từ các hộ nông dân,
các hợp tác xã và các doanh nghiệp nông nghiệp
rồi bán số lượng lớn hơn cho công ty chế biến và
bán ra các thị trường. Nhưng thực tiễn thời gian
qua cho thấy, tiêu thụ sản phẩm nông sản ở tỉnh
Hải Dương chủ yếu là thương lái, họ đóng vai
trò là một thành phần trung gian tiềm năng trong
chuỗi sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên hiện nay
thành phần trung gian này cũng chưa có trình độ
128
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 2(61).2018
đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế hội nhập, họ
không đủ khả năng thực hiện vai trò tư vấn cho
người sản xuất theo nhu cầu của thị trường, dẫn
đến các hộ nông dân và các hợp tác xã cũng như
một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng được mùa
thì mất giá. Chính vì vậy, xây dựng và hình thành
các khu chợ nông sản đầu mối, các hợp tác xã và
các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp chuyên
tiếp cận và tìm hiểu thị trường trong và ngoài tỉnh
để cùng tham gia vào thực hiện chuỗi giá trị sản
xuất nông nghiệp là rất cần thiết.
Thứ tư, xây dựng mô hình hiệp hội các hợp tác xã
sản xuất chuyên canh theo hướng sản xuất hàng
hóa quy mô lớn.
Xây dựng mô hình hiệp hội sản xuất kiểu mô hình
Moshav của Israel. Bên cạnh các Liên minh các hợp
tác xã, việc hình thành sự liên kết các hiệp hội sản
xuất chuyên nuôi, trồng một loại nông sản sẽ hình
thành một tổ hợp sản xuất quy mô lớn. Khi các hợp
tác xã và các doanh nghiệp sản xuất chuyên canh
khép kín chuỗi giá trị quy mô lớn, thì các hội sản
xuất nhỏ, trung bình tự chủ sẽ từng bước chuyển
đổi mô hình sản xuất nhỏ ở nông thôn hiện nay
tiệm cận dần với mô hình sản xuất lớn.
Từ thực tiễn sản xuất nhỏ lẻ của các hộ sản xuất,
người nông dân thường bỏ đầu tư ban đầu về
vốn, phân bón, hạt giống, hoặc hợp đồng sản
xuất với các hợp tác xã, các doanh nghiệp (doanh
nghiệp cung ứng các yếu tố đầu vào) để cung cấp
sản phẩm, nhưng khi thu hoạch họ không làm
đúng theo cam kết, sẵn sàng bán đi nơi khác nếu
giá cao hơn. Điều đó đòi hỏi cần phải phát triển
mô hình các hiệp hội sản xuất chuyên canh, bao
gồm những hộ có nguyện vọng và khả năng tham
gia và cam kết thực hiện mục tiêu chung. Hiệp
hội sản xuất chuyên canh thực hiện theo nguyên
tắc chia sẻ lợi nhuận theo mô hình “matching”
của Israel.
4. KẾT LUẬN
Trong quá trình đẩy mạnh thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cùng
với sự chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu giá trị
sản xuất và đảm bảo phát triển nông nghiệp bền
vững nhằm tạo ra giá trị lớn và lâu dài cho nhiều
thế hệ mai sau thì việc nghiên cứu tìm ra bước
phát triển cho nông nghiệp của tỉnh Hải Dương là
rất cần thiết. Từ việc nghiên cứu các mô hình phát
triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp
bền vững từ các mô hình của các nước có nền
nông nghiệp hiện đại như Israel, Nhật Bản hay
ngay cả các nước có sự tương đồng với nước
ta như Thái Lan là rất cần thiết. Dưới góc độ
kinh tế chính trị, bài nghiên cứu này tác giả tiếp
cận với mô hình phát triển hợp tác xã của Israel,
đồng thời tham khảo các nguồn thống kê, báo
cáo, cũng như quan sát thực tiễn phát triển nông
nghiệp tỉnh Hải Dương những năm qua, tác giả đã
đưa ra một số giải pháp mang tính chất khuyến
nghị nhằm góp phần phát triển hợp tác xã, doanh
nghiệp nông nghiệp hướng tới phát triển nền nông
nghiệp hiện đại của tỉnh Hải Dương trong những
năm tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010). Vấn đề nông
nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá
trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại. Đề
tài KX.04.10/06-10.
[2]. Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao
ở Israel,
[3]. Cục Thống kê Hải Dương (2016). Niên giám
thống kê tỉnh Hải Dương 2015. NXB. Thống kê,
Hà Nội.
[4]. Đảng Bộ tỉnh Hải Dương (2015). Văn kiện Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV.
Hải Dương.
[5]. Hồ Ngọc Hy (2015). Đẩy mạnh phát triển mô hình
sản xuất lớn nông nghiệp - động lực để tái cơ cấu
nông nghiệp xây dựng nông thôn mới. Tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế, số 6 (445), tháng 6.
[6]. Thủ tướng Chính phủ, số 124/QĐ-TTg ngày
2/2/2012. Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
[7]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải
Dương. Báo cáo tổng kết nông nghiệp, nông
thôn năm 2016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_hinh_hop_tac_xa_nong_nghiep_cua_israel_va_bai_hoc_cho_pha.pdf