Mô hình khuyến khích đa lợi ích: các lựa chọn cho Kế hoạch Hành động REDD+ của tỉnh Lâm Đồng

Các quyết định gần đây được đưa Khung tiếp cận REDD+ của UNFCCC tại Warsaw cung cấp một bước tiến quan trọng hướng về phía trước trong việc đưa ra các quy định đã đồng thuận về cơ chế tài chính REDD+ dựa trên kết quả. Các đồng thuận về cơ chế tài chính thay thể dựa trên kết quả cho Đảm bảo an toàn đã được đưa ra, các quy định rõ ràng về tính minh bạch, và thiết lậu yêu cầu tối thiểu về báo cáo trước khi quốc gia được đánh giá cho nhận tài trợ từ quỹ REDD+ (Ecosystem Marketplace 2013). Đây là bước quan trọng để thúc đẩy REDD+ lên phía trước. Mặc dù, sự không chắn chắn vẫn còn tồn tại với quy mô và phạm vi cho tài chính REDD+ trong tương lai. Tình trạng chưa chắc chắn về tài chính REDD+ trong tương lai đã tạo sự chuyển đổi quan trọng tập trung vào đa lợi ích khả thi trong REDD+. Quan điểm này vượt xa ý tưởng REDD+ chính thống ban đầu về các khoản thanh toán tiền mặt dựa trên hiệu quả giảm phát thải từ các hoạt động dựa vào rừng. Đặc biệt là nỗ lực tập trung vào cách thức hỗ trợ đa lợi ích thông qua các phương tiện như các biện pháp đảm bảo an toàn và lồng ghép qmức độ lớn hơn vào các nỗ lực lập kế hoạch của địa phương (Rey và cộng sự, 2013). Điều này cũng đưa ra các ý tưởng tiên phong về các loại mô hình khuyến khích có thể được áp dụng nhằm thúc đẩy đa lợi ích. Tài liệu này đã trình bày một bộ các lựa chọn dựa trên sự khuyến khích liên quan đến Kế hoạch Hành động REDD+ của tỉnh Lâm Đồng. Việc xây dựng KHHĐ REDD+ tỉnh đã tạo điều kiện khám phá cơ hội sử dụng tài chính REDD+ hơn cả các-bon, và tìm cách để cùng đầu tư vào các hoạt động mới và hoạt động hiện có nhằm thúc đẩy việc cung cấp đa lợi ích. Đặc biệt là, các lựa chọn về sử dụng REDD+ theo hướng sáng tạo để thúc đẩy mô hình nông lâm ghiệp bền vững hơn và cho mục tiêu bền vững của các kế hoạch hiện nay ở Lâm Đồng.

pdf37 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình khuyến khích đa lợi ích: các lựa chọn cho Kế hoạch Hành động REDD+ của tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện pháp quản lý (FREC 2013). 14SNV REDD+ www.snvworld.org/redd 5. Chủ rừng được định nghĩa ở đây sử dụng định nghĩa từ Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (Chỉ thị số 25/2004/L-CTN) là “các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao hoặc cho thuê rừng hoặc đất để trồng rừng và có quyền sử dụng rừng cũng như quyền sở hữu rừng sản xuất được Nhà nước công nhận; hoặc được nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác”. 6. Một lần nữa, danh sách này đã được lập bằng cách sử dụng KHBVPTR của tỉnh Lâm Đồng cũng như đề xuất của UN-REDD giai đoạn II: Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II (2012). Vận hành REDD+ tại Việt Nam, ngày 27/11/2012. Kế hoạch Hành động REDD+ tỉnh Lâm Đồng có thể sẽ chưa hoàn thành cho đến năm 2014. Vì vậy, các hoạt động cuối cùng trong Kế hoạch Hành động REDD+ của tỉnh không được thông báo cho đến thời điểm này. Tuy nhiên, rất có thể là Kế hoạch Hành động REDD+ của tỉnh sẽ được thông báo rộng rãi thông qua KHBVPTR của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2020. Điều này là hiển nhiên thông qua cuộc thảo luận với các bên liên quan chính phủ và sự lồng ghép REDD+ trong KHBVPTR. Cụ thể là, KHBVPTR nêu rõ kế hoạch “khai thác nguồn lực tài chính từ các dịch vụ giảm phát thải các-bon khi các vấn đề REDD hoàn thành khung pháp lý và được các tổ chức quốc tế thống nhất” (tr. 93). Phần này sử dụng KHBVPTR để liệt kê hàng loạt các hoạt động khả thi có thể bao gồm như là các hoạt động REDD+ trong KHHĐ REDD+ tỉnh. Mỗi hoạt động trong Bảng 3 phù hợp với đa lợi ích mà hoạt động đó có thể cung cấp sử dụng mô hình nêu trong Hộp 1. Cần lưu ý là khi không có KHHĐ REDD+ tỉnh, các hoạt động trình bày ở đây đơn giản là các hoạt động dự kiến có khả năng tạo ra các hoạt động trong KHHĐ REDD+ cuối cùng của tỉnh. Tuy nhiên,các loại hình hoạt động dự kiến đưa vào KHHD REDD_+ tỉnh đã được sử dụng để phân tích ở đây (DARD 2013). Do đó, các mô hình khuyến khích tiếp theo được kết nối với các hoạt động này với ý định khuyến khích tư duy và thảo luận thêm trong quá trình xây dựng KHHĐ REDD+ tỉnh. Tổng cộng có 13 loại hoạt động đã được xác định từ KHBVPTR. Các hoạt động này dao động từ việc mở rộng chương trình PFES hiện có cho tới các chương trình cấp chứng chỉ rừng và các hoạt động về phòng cháy rừng. Trong 13 loại hoạt động đó, đa lợi ích được liệt kê trong Hộp 1 mô tả với phần lớn các hoạt động gắn liền với phát triển nông thôn hướng tới giảm nghèo, những nỗ lực bảo tồn và thích ứng với biến đổi khí hậu. Những hoạt động này không loại trừ lẫn nhau và thậm chí có thể chồng chéo lên nhau trong một số trường hợp (ví dụ: nỗ lực phục hồi đất thoái hóa và phân bổ đất lâm nghiệp cho các hộ dân). Bảng 4 cũng trình bày một danh sách các chủ rừng chính5 có thể tham gia vào từng hoạt động.6 Các đánh giá sẽ được tiếp tục để đóng góp cho tiến trình KHHĐ REDD+ tỉnh. Đặc biệt, phương pháp Đánh giá và Giám sát tác động có sự tham gia (PIAM) đang được đề xuất sử dụng cho Lâm Đồng sẽ là công cụ chủ yếu để thúc đẩy việc xác định đa lợi ích (và rủi ro của chúng) liên quan đến KHHĐ REDD+ tỉnh. Tiến trình PIAM sẽ giúp xác định hoạt động REDD+ gắn với đa lợi ích có thể được cân nhắc gắn với các mô hình khuyến khích được trình bày trong phần sau tài liệu này để đảm bảo các đa lợi ích này được đưa vào thực hiện (Richards 2013). Các hoạt động REDD+ 5 tiềm năng cho tỉnh Lâm Đồng 15 SNV REDD+ www.snvworld.org/redd Bảng 3: Các hoạt động lựa chọn cho Kế hoạch Hành động REDD+ của tỉnh Lâm Đồng và đa lợi ích tiềm năng của các hoạt động này Hoạt động Giải quyết các tác nhân chính Cam kết đề xuất trong KHBVPT giai đoạn 2011-2020 (trích dẫn trực tiếp) Đa Lợi ích có thể được cung cấp 1 Trồng rừng trên các vùng đất bị suy thoái Canh tác nương rẫy theo du canh Đối với rừng đặc dụng: Thực hiện trồng rừng trên diện tích đất nương rẫy với diện tích 257 ha. Đối với rừng phòng hộ: Thực hiện trồng rừng trên diện tích đất trống (Ia, Ib) với diện tích là 2.093 ha; Trồng rừng trên diện tích đất nương rẫy với diện tích 10.016 ha. Đối với rừng sản xuất: Thực hiện trồng rừng trên diện tích đất trống (Ia, Ib) với diện tích là 2.509 ha; Trồng rừng trên diện tích đất nương rẫy với diện tích 18.305 ha; Trồng rừng trên diện tích khai thác trắng rừng trồng là 12.425 ha; trồng rừng trên diện tích cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt 32.664 ha; trồng rừng trên diện tích khai thác trắng rừng Thông tự nhiên thưa, thành thục với 14.963 ha. PP + C + CCA 2 Mở rộng sản xuất nông lâm nghiệp Khai thác LSNG không bền vững Trồng cây dược liệu dưới tán rừng phòng hộ trong rừng phòng hộ. PP 3 Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Khai thác gỗ bất hợp pháp, không đủ nguồn lực tuần tra rừng Tập trung bảo tồn nguyên trạng tài nguyên đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, bảo vệ các loài động vật, thực vật rừng quý hiếm, đặc hữu, có giá trị khoa học - kinh tế cao và đang có nguy cơ tuyệt chủng nhằm ổn định 84.153 ha rừng đặc dụng với tính đa dạng sinh học cao tại hai vườn Quốc gia: Vườn Quốc gia Cát Tiên (phần địa phận Lâm Ðồng) và Vườn Quốc gia BiDoup- Núi Bà C 4 Mở rộng chứng nhận quản lý rừng bền vững Quản lý rừng và kỹ thuật khai thác không bền vững Thực hiện cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho các công ty TNHH lâm nghiệp, các tổ chức, cá nhân khi có đủ điều kiện. PP + C + CCA 5 Hoạt động làm giàu rừng Suy thoái Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: 11.375 ha bình quân 2.275 ha/năm (2011-15) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: 18.340 ha bình quân 3.650 ha/năm (2016-20) PP + BC + CC 6 Mở rộng đào tạo tập huấn quản lý rừng Khai thác gỗ bất hợp pháp Đào tạo nghiệp vụ lâm nghiệp cho trên 80% lao động làm nghề rừng (giai đoạn 2010-2015 đào tạo từ 40-50%). Xây dựng các tổ bảo vệ rừng ở 100% các thôn, xã có rừng (có hỗ trợ của chính quyền và cán bộ kiểm lâm địa bàn), được đào tạo để nâng cao năng lực quản lý rừng, hạn chế nạn khai thác, đốt phá rừng trái pháp luật. PP + IFG + CCA 7 Hoạt động phòng cháy rừng trong các khu rừng trồng mới Cháy rừng Cố gắng huy động các nguồn tài chính để thay thế giải pháp dọn vật liệu cháy rừng trồng thông qua hình thức đốt trước bằng hình thức khác không dùng lửa để tránh giảm thiểu đa dạng sinh học thảm thực vật rừng và phát thải carbon khi thực hiện. CCA 8 Phân bổ đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình để giám sát rừng cộng đồng Khai thác gỗ bất hợp pháp và xâm lấn Tiếp tục công tác giao rừng, khoán rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, cấp Giấy CNQSD đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trong công tác giao đất, giao rừng chú trọng hoạt động giao khoán rừng vẫn là nhiệm vụ trọng tâm. Trong giai đoạn 2011-2015 phấn đấu hoàn thành giao khoán rừng và đất lâm nghiệp thuộc rừng phòng hộ và rừng sản xuất do các đơn vị chủ rừng quản lý cho các hộ gia đình, cá nhân theo các chính sách lâm nghiệp và các chương trình dự án, đặc biệt là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. PP + IFG + HR 9 Cải tiến kỹ thuật lâm sinh trong rừng phòng hộ và RIL trong khu vực rừng tự nhiên Quản lý rừng không bền vững Nâng cao chất lượng 172.800 ha rừng phòng hộ trên cơ sở thực hiện các giải pháp kỹ thuật lâm sinh để ổn định và phát triển sinh thái rừng phòng hộ; Thực hiện các mô hình thí điểm áp dụng kỹ thuật khai thác tác động thấp (RIL) trong khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên và tiến đến cam kết áp dụng toàn diện sau năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khai thác gỗ tác động thấp là một trong những nỗ lực thúc đẩy quản lý rừng bền vững tiến đến xin cấp Chứng chỉ rừng trong thời gian tới. C + CCA 10 Cải thiện giám sát rừng đặc dụng và rừng sản xuất để ngăn chặn phá rừng bất hợp pháp Phá rừng trái phép Tiếp tục tăng cường kiểm tra quản lý cho các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất trọng điểm, tiềm ẩn nguy cơ xâm hại cao trong thời gian tới nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ vi phạm luật BV&PTR; xóa bỏ các tụ điểm, trọng điểm phá rừng, khai thác rừng, buôn bán và vận chuyển lâm sản trái phép, nhất là các vùng giáp ranh các tỉnh. PP + C 11 Tăng cường quản lý khai thác LSNG Khai thác LSNG không bền vững Chú trọng quản lý chặt chẽ việc khai thác và phát triển lâm sản ngoài gỗ đối với rừng phòng hộ. PP + C 12 Chi trả dịch vụ hệ sinh thái Khai thác trái phép, lấn chiếm; thu hoạch LSNG không bền vững Khai thác các nguồn thu từ kết hợp phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Khai thác các nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng thông qua các hoạt động triển khai thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ và các hoạt động để thực hiện cơ chế REDD có hiệu quả. Đưa dịch vụ chi trả môi trường rừng là nguồn thu cơ bản của ngành lâm nghiệp. PP + C + CCA 13 Thúc đẩy hoạt động tái sinh tự nhiên [tăng trữ lượng carbon rừng] Tổng diện tích làm giàu rừng 4.979 ha, bình quân 498 ha/năm, trong đó: - Giai đoạn 2011- 2015, tổng diện tích làm giàu là 2.409 ha, bình quân 482 ha/năm; - Giai đoạn 2016-2020, tổng diện tích làm giàu là 2.570 ha, bình quân 514 ha/năm. C + CCA PP = phát triển nông thôn hướng tới giảm nghèo; IFG = cải thiện quản trị rừng; HR = bảo vệ nhân quyền; C = Bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái khác; CCA = thích ứng với biến đổi khí hậu 16SNV REDD+ www.snvworld.org/redd Bảng 3: Các hoạt động lựa chọn cho Kế hoạch Hành động REDD+ của tỉnh Lâm Đồng và đa lợi ích tiềm năng của các hoạt động này Hoạt động Giải quyết các tác nhân chính Cam kết đề xuất trong KHBVPT giai đoạn 2011-2020 (trích dẫn trực tiếp) Đa Lợi ích có thể được cung cấp 1 Trồng rừng trên các vùng đất bị suy thoái Canh tác nương rẫy theo du canh Đối với rừng đặc dụng: Thực hiện trồng rừng trên diện tích đất nương rẫy với diện tích 257 ha. Đối với rừng phòng hộ: Thực hiện trồng rừng trên diện tích đất trống (Ia, Ib) với diện tích là 2.093 ha; Trồng rừng trên diện tích đất nương rẫy với diện tích 10.016 ha. Đối với rừng sản xuất: Thực hiện trồng rừng trên diện tích đất trống (Ia, Ib) với diện tích là 2.509 ha; Trồng rừng trên diện tích đất nương rẫy với diện tích 18.305 ha; Trồng rừng trên diện tích khai thác trắng rừng trồng là 12.425 ha; trồng rừng trên diện tích cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt 32.664 ha; trồng rừng trên diện tích khai thác trắng rừng Thông tự nhiên thưa, thành thục với 14.963 ha. PP + C + CCA 2 Mở rộng sản xuất nông lâm nghiệp Khai thác LSNG không bền vững Trồng cây dược liệu dưới tán rừng phòng hộ trong rừng phòng hộ. PP 3 Nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Khai thác gỗ bất hợp pháp, không đủ nguồn lực tuần tra rừng Tập trung bảo tồn nguyên trạng tài nguyên đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, bảo vệ các loài động vật, thực vật rừng quý hiếm, đặc hữu, có giá trị khoa học - kinh tế cao và đang có nguy cơ tuyệt chủng nhằm ổn định 84.153 ha rừng đặc dụng với tính đa dạng sinh học cao tại hai vườn Quốc gia: Vườn Quốc gia Cát Tiên (phần địa phận Lâm Ðồng) và Vườn Quốc gia BiDoup- Núi Bà C 4 Mở rộng chứng nhận quản lý rừng bền vững Quản lý rừng và kỹ thuật khai thác không bền vững Thực hiện cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho các công ty TNHH lâm nghiệp, các tổ chức, cá nhân khi có đủ điều kiện. PP + C + CCA 5 Hoạt động làm giàu rừng Suy thoái Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: 11.375 ha bình quân 2.275 ha/năm (2011-15) Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: 18.340 ha bình quân 3.650 ha/năm (2016-20) PP + BC + CC 6 Mở rộng đào tạo tập huấn quản lý rừng Khai thác gỗ bất hợp pháp Đào tạo nghiệp vụ lâm nghiệp cho trên 80% lao động làm nghề rừng (giai đoạn 2010-2015 đào tạo từ 40-50%). Xây dựng các tổ bảo vệ rừng ở 100% các thôn, xã có rừng (có hỗ trợ của chính quyền và cán bộ kiểm lâm địa bàn), được đào tạo để nâng cao năng lực quản lý rừng, hạn chế nạn khai thác, đốt phá rừng trái pháp luật. PP + IFG + CCA 7 Hoạt động phòng cháy rừng trong các khu rừng trồng mới Cháy rừng Cố gắng huy động các nguồn tài chính để thay thế giải pháp dọn vật liệu cháy rừng trồng thông qua hình thức đốt trước bằng hình thức khác không dùng lửa để tránh giảm thiểu đa dạng sinh học thảm thực vật rừng và phát thải carbon khi thực hiện. CCA 8 Phân bổ đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình để giám sát rừng cộng đồng Khai thác gỗ bất hợp pháp và xâm lấn Tiếp tục công tác giao rừng, khoán rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, cấp Giấy CNQSD đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trong công tác giao đất, giao rừng chú trọng hoạt động giao khoán rừng vẫn là nhiệm vụ trọng tâm. Trong giai đoạn 2011-2015 phấn đấu hoàn thành giao khoán rừng và đất lâm nghiệp thuộc rừng phòng hộ và rừng sản xuất do các đơn vị chủ rừng quản lý cho các hộ gia đình, cá nhân theo các chính sách lâm nghiệp và các chương trình dự án, đặc biệt là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. PP + IFG + HR 9 Cải tiến kỹ thuật lâm sinh trong rừng phòng hộ và RIL trong khu vực rừng tự nhiên Quản lý rừng không bền vững Nâng cao chất lượng 172.800 ha rừng phòng hộ trên cơ sở thực hiện các giải pháp kỹ thuật lâm sinh để ổn định và phát triển sinh thái rừng phòng hộ; Thực hiện các mô hình thí điểm áp dụng kỹ thuật khai thác tác động thấp (RIL) trong khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên và tiến đến cam kết áp dụng toàn diện sau năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khai thác gỗ tác động thấp là một trong những nỗ lực thúc đẩy quản lý rừng bền vững tiến đến xin cấp Chứng chỉ rừng trong thời gian tới. C + CCA 10 Cải thiện giám sát rừng đặc dụng và rừng sản xuất để ngăn chặn phá rừng bất hợp pháp Phá rừng trái phép Tiếp tục tăng cường kiểm tra quản lý cho các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất trọng điểm, tiềm ẩn nguy cơ xâm hại cao trong thời gian tới nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ vi phạm luật BV&PTR; xóa bỏ các tụ điểm, trọng điểm phá rừng, khai thác rừng, buôn bán và vận chuyển lâm sản trái phép, nhất là các vùng giáp ranh các tỉnh. PP + C 11 Tăng cường quản lý khai thác LSNG Khai thác LSNG không bền vững Chú trọng quản lý chặt chẽ việc khai thác và phát triển lâm sản ngoài gỗ đối với rừng phòng hộ. PP + C 12 Chi trả dịch vụ hệ sinh thái Khai thác trái phép, lấn chiếm; thu hoạch LSNG không bền vững Khai thác các nguồn thu từ kết hợp phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Khai thác các nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng thông qua các hoạt động triển khai thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ và các hoạt động để thực hiện cơ chế REDD có hiệu quả. Đưa dịch vụ chi trả môi trường rừng là nguồn thu cơ bản của ngành lâm nghiệp. PP + C + CCA 13 Thúc đẩy hoạt động tái sinh tự nhiên [tăng trữ lượng carbon rừng] Tổng diện tích làm giàu rừng 4.979 ha, bình quân 498 ha/năm, trong đó: - Giai đoạn 2011- 2015, tổng diện tích làm giàu là 2.409 ha, bình quân 482 ha/năm; - Giai đoạn 2016-2020, tổng diện tích làm giàu là 2.570 ha, bình quân 514 ha/năm. C + CCA PP = phát triển nông thôn hướng tới giảm nghèo; IFG = cải thiện quản trị rừng; HR = bảo vệ nhân quyền; C = Bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái khác; CCA = thích ứng với biến đổi khí hậu 17 SNV REDD+ www.snvworld.org/redd Bảng 4: Danh sách các chủ rừng tiềm năng thực hiện các hoạt động REDD+ tại tỉnh Lâm Đồng Chủ rừng Ví dụ Hộ gia đình (hộ sản xuất quy mô nhỏ) Hoạt động lâm nghiệp cộng đồng Lâm trường quốc doanh Lâm trường Đạ Tẻh, Lâm trường Lộc Bắc, Lâm trường Bảo Lâm, Lâm trường Đơn Dương, Lâm trường Di Linh, Lâm trường Tam Hiệp, Lâm trường Bảo Thuận & Lâm trường Đạ Huoai Vườn quốc gia Vườn Quốc gia Cát Tiên & Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà Ủy ban Nhân dân* Uỷ ban Nhân dân cấp xã và huyện Ban quản lý rừng phòng hộ Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Ban, Đam Rông, Đại Ninh & Đức Trọng * Đối với Ủy ban Nhân dân, có thể cung cấp khuyến khích dưới hình thức tiền gửi sẽ được sử dụng cho các dự án dịch vụ xã hội, được quyết định bởi cộng đồng mục tiêu (xem UNREDD giai đoạn II năm 2012; tr. 174). 18SNV REDD+ www.snvworld.org/redd Các mô hình cung cấp Đa Lợi ích 6 trong Kế hoạch Hành động REDD+ của tỉnh Lâm Đồng Phần kết luận này thảo luận về các mô hình cung cấp đa lợi ích dựa vào đầu vào và đầu ra cũng như các kinh nghiệm quốc tế được trình bày trong Bảng 1 và so sánh với danh sách các Chính sách và Biện pháp tiềm năng của REDD+ được nêu trong Bảng 3. Các mô hình trình bày dưới đây không theo thứ tự ưu tiên và cần phải xem xét trong bối cảnh lập kế hoạch của tỉnh trên quy mô rộng hơn và các hạn chế về năng lực tài chính và nhân lực của tỉnh. Tuy nhiên, mục đích của các lựa chọn này là nhằm khuyến khích tư duy sâu hơn về cơ chế thích hợp để đưa vào mô hình này trong Kế hoạch Hành động REDD+ của tỉnh. 6.1 Phát triển nông lâm kết hợp và chuỗi cung ứng bền vững Mở rộng sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng là nguyên nhân chính gây phá rừng và suy thoái rừng. Các động cơ này là do hoạt động lấn chiếm quy mô nhỏ và xây dựng các đồn điền và trang trại mới (đặc biệt là cao su) trong các khu rừng ‘bị suy thoái’. Tài chính REDD+ có cơ hội được sử dụng để hỗ trợ các nỗ lực phát triển nông lâm nghiệp cùng với các cải tiến về chuỗi cung ứng mặt hàng nông sản chính. KHBVPTR của tỉnh Lâm Đồng thể hiện rõ kỳ vọng phát triển nông lâm nghiệp bền vững như một phần của một nỗ lực lớn hơn để tăng cường đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực lâm nghiệp. Các sáng kiến nông lâm nghiệp đã tồn tại ở tỉnh và dự kiến mang lại lợi ích quan trọng cho các cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, hiện tỉnh đang tìm kiếm các nguồn tài trợ khác để hỗ trợ các sáng kiến này như đề xuất dưới đây: Kinh phí thực hiện [trồng rừng và sản xuất nông lâm nghiệp], ngoài kinh phí ngân sách, cần phải được huy động từ các chương trình và các dự án khác như dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng; dự án giảm phát thải khí nhà kính (trang139). Cung cấp tài chính tiền REDD+ có thể là một nguồn tài trợ quan trọng để giúp đồng đầu tư cho các sáng kiến nông lâm nghiệp bền vững. Hoạt động này có thể thích hợp cho các mặt hàng như cà phê trồng trong bóng râm. Lâm Đồng là một tỉnh có diện tích cà phê Abrica chính của cả nước, có năng suất thấp hơn nhưng chất lượng tốt, diện tích cà phê Robusta ở Lâm Đồng thậm chí lớn hơn, là loại cà phê có chất lượng thấp nhưng năng suất cao hơn. Cà phê vẫn là một trong những nguồn thu nhập chính có giá trị cao nhất từ sản xuất nông nghiệp cho nhiều hộ nghèo sinh sống tại tỉnh Lâm Đồng bên cạnh chè, hạt điều, sắn và ngô (Nguyễn và Enright, 2012). Tuy nhiên, thiết lập các đồn điền cà phê cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây phá rừng (Nguyễn và Enright, 2012). Ví dụ, trồng cà phê công nghiệp đã thúc đẩy phá rừng diễn ra theo hướng trầm trọng, đặc biệt là sau những đợt tăng giá cà phê đột biến ở xã Tân Thành và xã Phi Tô huyện Lâm Hà, xã Đinh Tráng Thượng huyện Di Linh, và xã Phi Liêng huyện Đam Rông (KHBVPTR giai đoạn 2011- 20). Do đó, tìm cách đẩy mạnh sản xuất bền vững thông qua nông lâm nghiệp có thể hỗ trợ giảm bớt áp lực vào các khu rừng đồng thời duy trì nguồn thu nhập quan trọng. Cần đưa ra các sáng kiến tương tự cho các sản phẩm dược liệu được liệt kê như là một ưu tiên trong KHBVPTR (xem trang 91). 19 SNV REDD+ www.snvworld.org/redd Cải thiện chuỗi cung ứng cho các mặt hàng này cũng có thể được hỗ trợ cùng với các sáng kiến nông lâm nghiệp để tạo điều kiện cho quy trình phân phối lợi ích toàn diện hơn. KHBVPTR nêu rõ ngành chế biến nông lâm nghiệp chiếm 73,2% tổng giá trị sản phẩm. Điều này cho thấy có giá trị đáng kể bên ngoài khâu sản xuất nguyên liệu thô. Do đó, các khoản đầu tư nhắm đúng mục tiêu vào các cơ sở chế biến gia tăng giá trị tại địa phương có thể tạo ra lợi ích sinh kế rộng lớn hơn so với các khoản đầu tư hiện nay cho các mặt hàng nông sản chính. Cần tiến hành nghiên cứu thêm về những lỗ hổng quan trọng trong chuỗi cung ứng của địa phương với mục đích sử dụng tài chính REDD+ đồng đầu tư vào các sáng kiến khác nhau. Các khoản đầu tư như vậy có thể được thực hiện trong điều kiện có các hoạt động bảo vệ rừng mang tính trực tiếp hơn như tham gia vào các nỗ lực giám sát rừng có sự tham gia (PFM)7 như một điều kiện về hợp đồng bảo vệ rừng được cơ chế PFES cung cấp tài chính. 6.2 Nâng cao sản lượng nông nghiệp tại các khu vực có tỷ lệ xâm lấn rừng cao Xâm lấn rừng để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ tiếp tục là động cơ quan trọng gây phá rừng và suy thoái rừng tại tỉnh Lâm Đồng (Nguyễn và Enright, 2012). Việc suy giảm năng suất sử dụng đất đã khiến các chủ sở hữu đất nghèo xâm lấn đất rừng ở khu vực lân cận để từ từ mở rộng sang khu đất mới màu mỡ hơn. Quá trình này tiếp tục đe dọa các khu rừng liền kề, đồng thời khiến cộng đồng địa phương đối mặt với các vấn đề liên quan đến xói mòn đất và giảm nguồn cung lâm sản ngoài gỗ quan trọng như măng tre, song mây, và rau nhíp (Nguyễn và cộng sự, 2012). Nâng cao sản lượng nông nghiệp trên diện tích đất được phân bổ hiện nay được nêu rõ như một thách thức lớn trong KHBVPTR, “do thiếu kiến thức về kỹ thuật canh tác, sản lượng cây trồng vẫn còn thấp, đặc biệt là cây trồng nông nghiệp của các hộ sinh sống gần rừng” (trang 77). Theo đề xuất, những thách thức này càng lớn hơn khi kết hợp với các kỹ thuật canh tác lạc hậu được cung cấp theo các dịch vụ khuyến nông. REDD+ có cơ hội cung cấp khuyến khích dựa trên đầu vào cho các nhà sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ để cải thiện kỹ thuật canh tác trên diện tích đất hiện có theo thỏa thuận để ngăn chặn xâm lấn đất liền kề. Cơ hội này có thể được phát hiện bằng nhiều cách bao gồm đồng tài trợ để cung cấp dịch vụ khuyến nông cải tiến, trong đó các dịch vụ khuyến nông được cung cấp như một hình thức khuyến khích ban đầu bằng hiện vật cho các chủ đất cam kết chấm dứt phá rừng và làm suy thoái các khu rừng và đất đai lân cận. Phương pháp này cũng có thể được thực hiện theo cách tương tự dự án “trung tâm và người trồng rừng” ở Mozambique (xem bảng 1), trong đó các hộ nhỏ gần các trang trại quy mô lớn có thể tiếp cận nguồn đầu vào, dịch vụ khuyến nông và các cơ sở gia tăng giá trị (Streck và Zurek, 2013). Do đó, hỗ trợ của REDD+ có thể giúp thiết lập và trang trải các chi phí của mô hình hợp tác tương tự để đổi lấy thỏa thuận giảm xâm lấn rừng. 7. SNV đã thực hiện thí điểm hoạt động quản lý tài chính trong khu vực tỉnh Lâm Đồng theo dự án đa dạng sinh học cao REDD +. Những hoạt động này được nhìn thấy một cách hiệu quả chi phí tham gia các diễn viên trong REDD + và cũng có thể có các liên kết quan trọng để rộng hơn kiến trúc REDD + như hệ thống phân phối lợi ích và các khuôn khổ MRV tương lai 20SNV REDD+ www.snvworld.org/redd Một mô hình khuyến khích thay thế, hoặc có lẽ là mô hình bổ sung có thể xem tài chính REDD+ được sử dụng để cải thiện các dịch vụ khuyến nông hiện tại thông qua cải thiện công tác đào tạo tập huấn viên. Có sự thiếu hụt đáng kể liên quan đến năng lực của các dịch vụ hỗ trợ cả về nguồn nhân lực và nguồn lực. Đầu tư cải thiện việc cung cấp dịch vụ như là một phần của thỏa thuận hợp đồng REDD+ có thể giúp làm giảm bớt áp lực lên các khu rừng lân cận cũng như mang lại lợi ích trực tiếp cho cộng đồng thông qua tăng sản lượng, ngoài việc hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ nông nghiệp địa phương. Mô hình khuyến khích cung cấp đa lợi ích trong REDD+ cũng có thể áp dụng hình thức cải thiện tiếp cận vốn thông qua cung cấp các khoản cho vay đầu vào. Bằng chứng từ xã Lộc Bắc cho thấy các nhóm cộng đồng sẽ xem xét các thỏa thuận hợp đồng REDD+ nếu họ được cung cấp các khoản vay để đầu tư vào thiết bị nông nghiệp và phân bón (Enright 2013). Tuy nhiên, bất kỳ hình thức hợp đồng cho vay nào sẽ cần được xây dựng một cách cẩn thận để đảm bảo các khoản vay được đầu tư một cách thích hợp và không chi tiêu hết vào các mặt hàng xa xỉ và sau đó người nghèo sẽ bị tổn thương hơn vì phải trang trải các món nợ và mất tài khoản thế chấp. 6.3 Hỗ trợ sáng kiến nông nghiệp gia tăng giá trị: trường hợp cây tre Với 70% dân số tham gia sản xuất nông nghiệp, tỉnh Lâm Đồng có cơ hội lớn cải thiện sinh kế thông qua tập trung gia tăng giá trị sản xuất nguyên liệu. Một ngành công nghiệp có tiềm năng đáng kể đó là ngành tre. Cây tre được nhấn mạnh trong KHBVPTR có vị trí cạnh tranh để tạo ra thu nhập phù hợp với các hộ dân và chiếm ưu thế do có nhiều hình thức sử dụng đất có giá trị hơn, đặc biệt là các đồn điền cao su: “các cơ sở chế biến tre thiếu nguyên liệu đầu vào, công nghệ/ trang thiết bị lạc hậu và sản phẩm chất lượng thấp. Chỉ một phần thân cây dùng để chế biến các sản phẩm truyền thống như sản xuất đũa tre, tăm nhang, đan lát sản phẩm gia dụng song mây tre) hoặc sử dụng nguyên cây cho vật liệu xây dựng. Chưa có làng nghề thực sự rõ rệt, chủ yếu là hoạt động tiểu thủ công của hộ gia đình một cách tự phát. Sản lượng khai thác tre từ năm 2000 đến 2010 là 34.741.000 cây, nhưng trồi sụt hàng năm do không có thị trường tiêu thụ, chủ yếu khai thác thô và gia công chế biến đơn giản” (tr. 33). REDD+ cũng có cơ hội đồng tài trợ cho các sáng kiến gia tăng giá trị của địa phương và tăng cường tiếp cận thị trường cho các mặt hàng như sản phẩm tre. Điều này có thể giúp mang lại lợi ích lớn hơn cho cộng đồng địa phương, và có thể được thực hiện khi đáp ứng các mục tiêu REDD+ như cải thiện tuần tra rừng ở các khu rừng lân cận. Ngoài ra, sản xuất tre bền vững hơn có thể được kết hợp với các kế hoạch trong KHBVPTR để trồng rừng tại các vùng đất bị thoái hóa. Cách tiếp cận tương tự đã được thực hiện tại Vườn quốc gia Meru Betiri, Indonesia, nơi người dân địa phương tham gia tuần tra rừng để đổi lấy sự hỗ trợ cho các sáng kiến nông lâm kết hợp của địa phương nhằm mang lại các sản phẩm dược liệu quan trọng (McDermott 2012). Một lần nữa, cách tiếp cận ở Lâm Đồng cần được thực hiện kết hợp với các nỗ lực cải thiện tiếp cận thị trường cho các nhà sản xuất quy mô nhỏ và tăng cường cung cấp vốn cho các sản phẩm tre hiện có giá trị thấp. Cần cung cấp khuyến khích giai đoạn chế biến cuối cùng của chuỗi cung ứng tre. KHBVPTR cho thấy có khoảng 40 trong số 50 cơ sở chế biến ở Lâm Đồng có quy mô nhỏ, công nghệ chế biến không hiệu quả và gây lãng phí đáng kể. Trong trường hợp này, tài chính REDD+ có thể được sử dụng để thí điểm sử dụng phế phẩm từ chế biến tre để sản xuất năng lượng 21 SNV REDD+ www.snvworld.org/redd dưới dạng viên nén/bánh đã được thực hiện thành công ở Trung Quốc (Mingjie 2004). Điều này có thể giúp cung cấp thêm nguồn thu nhập cho các nhà máy chế biến tre quy mô nhỏ đồng thời cung cấp các lợi ích hấp thụ các-bon bổ sung thông qua giảm nhu cầu về gỗ làm chất đốt. Do đó, tài chính REDD+ có thể được sử dụng trong một thỏa thuận ba bên giữa các chuyên gia tài chính REDD+, nhà máy chế biến tre, và cộng đồng. Ví dụ, các nhà máy có thể được hỗ trợ thông qua cung cấp nguồn vốn đầu vào để đầu tư vào công nghệ chuyển đổi sinh khối chất thải thành năng lượng dạng bánh/viên nén. Năng lượng dạng nén này sau đó có thể được trợ cấp theo REDD+ và cung cấp cho cộng đồng địa phương để làm giảm hoặc chấm dứt hoạt động thu thập gỗ làm củi đun. 6.4 Chi trả các-bon theo gói dịch vụ hay riêng lẻ trong Cơ chế Chi trả Dịch vụ Môi trường (PFES) Ở Việt Nam, cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái quốc gia đã được thiết lập theo Quyết định 380/QĐ-TTg về chính sách thí điểm Chi trả Dịch vụ Môi trường rừng (PFES) trong năm 2008 tại tỉnh Sơn La và Lâm Đồng. Việc thực hiện các hoạt động ở hai tỉnh này đã tạo cơ sở cho Nghị định 99/NĐ-TTg trong đó quy định việc thực hiện chi trả DVMTR trên toàn quốc. Theo Nghị định 99, các dịch vụ hệ sinh thái được bán riêng lẻ cho người sử dụng dịch vụ. Hiện nay, chỉ có các khoản chi trả cho dịch vụ rừng đầu nguồn và du lịch sinh thái đã được huy động theo Nghị định 99, tạo không gian để vận hành tính toán các khoản chi trả các-bon. Hiện tại, chỉ có các chỉ trả liên quan đến đầu nguồn và một tỷ lệ nhỏ khác du lịch sinh thái (dưới 1% trong tất cả chi trả từ PFES) đã được huy động từ Nghị định 99, không gian cho chi trả carbon vẫn còn bỏ ngỏ (Phạm Thu Thủy, 2013). Chi trả các-bon có thể bổ sung cho cơ cấu PFES hiện có dưới dạng tín chỉ đi kèm (khi các dịch vụ hệ sinh thái được đóng gói chung và được mua như một tín chỉ duy nhất) hoặc riêng lẻ (trong đó mỗi dịch vụ được công nhận và bán riêng). REDD+ có thể được xem như một cơ hội quan trọng để thúc đẩy ý tưởng chi trả các-bon theo gói hay riêng lẻ song song với các khoản chi trả cho các dịch vụ hệ sinh thái rừng trong nước. Cần phải tìm hiểu thực tiễn áp dụng nguồn quỹ cấp tỉnh (như Quỹ Bảo về và Phát triển Rừng) để thực hiện chi trả các- bon cùng với những dịch vụ hệ sinh thái khác. Bằng cách này, REDD+ sẽ giúp khuyến khích cung cấp dịch vụ hệ sinh thái theo nhóm rộng hơn ngoài các-bon, và có thể giúp REDD+ hấp dẫn hơn về mặt tài chính cho các nhà cung cấp dịch vụ tiềm năng. Điều này sẽ hữu ích để giải quyết các phê phán hiện nay đối với cơ chế PFES: chi phí cơ hội của các phương thức sử dụng đất khác là cao hơn mức mà người dân nhận được từ PFES với hợp đồng khoán bảo vệ rừng (Phạm Thu Thủy). Cách tiếp cận tương tự đã được thực hiện trong bối cảnh khác, như ở Mexico (xem Hộp 2). Khi xem xét các lựa chọn chi trả các-bon theo gói dịch vụ hoặc dịch vụ riêng lẻ và các khoản chi trả PFES hiện có, cần xem xét vấn đề minh bạch tài chính các-bon quốc tế cùng với thực tiễn chi trả các-bon dựa vào đầu ra thực hiện như thế nào kết hợp với khoản chi trả cho các dịch vụ khác mà hiện nay không dựa trên hiệu quả thực hiện. 22SNV REDD+ www.snvworld.org/redd 6.5 Thúc đẩy các tiêu chuẩn bền vững đối với các mặt hàng nông sản chính & gỗ Các mô hình khuyến khích cung cấp đa lợi ích REDD+ cũng có thể bao gồm việc thúc đẩy các tiêu chuẩn bằng cách khám phá cơ hội cấp chứng nhận và thiết lập mục tiêu cấp chứng nhận cho các mặt hàng cụ thể, như ca cao, cà phê và gỗ. Các tiêu chuẩn trong lĩnh vực nông nghiệp có thể là một phương pháp quan trọng theo hướng giảm phá rừng hoặc không phá rừng liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Các tiêu chuẩn, bao gồm Chứng nhận của Rainforest Alliance và Hiệp hội Thương mại Công bằng, nhằm mục đích cung cấp đồng lợi ích xã hội quan trọng thông qua tăng cường các mối liên kết với các thị trường cao cấp hơn về các mặt hàng như chè, cà phê, sô cô la và trái cây. Đối với sản phẩm gỗ, tiêu chuẩn cấp chứng nhận như Hội đồng Quản lý Rừng (FSC) cũng mang lại cơ hội quan trọng để tạo thu nhập cao hơn từ gỗ được sản xuất bền vững hơn đồng thời đảm bảo các lợi ích khác theo định hướng cộng đồng thông qua các hoạt động quản lý rừng được cải thiện. Cấp chứng nhận cũng có thể tạo ra những thay đổi trong phương pháp sản xuất có thể mang lại tiết kiệm chi phí trong chuỗi sản xuất trong dài hạn (Liu và cộng sự, 2004). Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp thực hiện các cải tiến để đưa các phương pháp sản xuất giảm thiểu lãng phí (Liu và cộng sự, 2004). Ví dụ về một cách tiếp cận như vậy ở hộp 3, được rút ra từ hoạt động của SNV tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, Việt Nam. cũng minh họa một ví dụ từ Guatemala, nơi các đồn điền cao su đang theo đuổi việc cấp chứng chỉ FSC về quản lý rừng bền vững. Các ví dụ điển hình đó phù hợp với tỉnh Lâm Đồng – nơi có sự tăng trưởng đáng kể về các đồn điền cao su được xem là chuyển đổi đất thoái hóa để mở rộng trồng cây cao su. Hộp 2: PES ở Mexico Chương trình chi trả các-bon của Mexico được thiết lập vào năm 2004 như một hợp phần của một chương trình rộng hơn về Chi trả cho Các-bon, Đa dạng Sinh học và dịch vụ Nông lâm kết hợp (PSA-CABSA) nhằm cung cấp hỗ trợ tài chính cho các cộng đồng nông thôn và chủ đất tư nhân để thiết kế và thực hiện dự án hấp thụ các- bon, bảo tồn đa dạng sinh học và nông lâm kết hợp (Corbera 2011). PSA-CABSA được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của chương trình Chi trả Dịch vụ Đầu nguồn (PSA-H) được thiết lập vào năm 2003 và cuối cùng sáp nhập vào năm 2006 vào một khung chính sách duy nhất về Chi trả Dịch vụ Môi trường, với mỗi chương trình phụ (dịch vụ thủy văn, đa dạng sinh học, các-bon và nông lâm kết hợp) duy trì các quy định thủ tục riêng của mình (Corbera 2011). Hệ thống của Mexico được xem là thành công lớn, đã tạo ra mô hình cung cấp tài chính bền vững lâu dài (Herbert và Tepper, 2012). Cụ thể là, mặc dù ban đầu dựa vào các khoản đầu tư viện trợ của nước ngoài, nhưng mô hình này đã phát triển để tạo ra các điểm tiếp cận cho khu vực tư nhân đầu tư. 23 SNV REDD+ www.snvworld.org/redd Tuy nhiên, có những trở ngại lớn ảnh hưởng đến việc tuân thủ các tiêu chuẩn, đặc biệt là ở cấp địa phương. Những trở ngại này bao gồm các chi phí đầu vào tăng thêm liên quan đến việc tuân thủ, chi phí chuyển đổi và chi phí cơ hội cao, chi phí giám sát và xác minh, và sự không chắc chắn về nhu cầu hàng hóa tốt có giá cao. Trong trường hợp này, cần xem xét việc sử dụng tài chính REDD+ sáng tạo để giúp trang trải ít nhất một số chi phí này. Đối với các hoạt động được liệt kê trong KHBVPTR, ý tưởng mở rộng thí điểm Khai thác Gỗ mang lại tác động thấp (RIL) có thể được hỗ trợ thông qua quỹ REDD+ cho chi phí đầu vào tăng được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động đào tạo, tập huấn hoặc hỗ trợ mua công nghệ mới để tạo điều kiện thí điểm RIL. Các khoản chi trả có thể được đưa vào mô hình khuyến khích REDD+ bằng cách yêu cầu các lâm trường quốc doanh trả nợ vay nếu không đáp ứng được việc cắt giảm phát thải dự kiến. Cung cấp các khoản vay nhỏ hoặc khuyến khích ban đầu bằng hiện vật cũng có thể thích hợp ở những khu vực áp dụng tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững song song với các hoạt động REDD+. Ví dụ, các kế hoạch trong KHBVPTR để thúc đẩy tái sinh tự nhiên trong các khu vực suy thoái có thể được lồng ghép với các tiêu chuẩn nông nghiệp trong khu rừng bị tàn phá hoặc suy thoái do tình trạng xâm lấn. Cũng có thể áp dụng chiến lược tương tự tại các khu vực có phân giới nông nghiệp với diện tích rừng được bảo vệ. Ví dụ, các nỗ lực bảo tồn dự kiến ở VQG Cát Tiên có thể thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác tuần tra rừng và nỗ lực giám sát để giúp ngăn chặn tình trạng săn bắn bất hợp pháp và phá rừng. Việc bồi thường cho những nỗ lực này trong REDD+ có thể được nghiên cứu thông qua việc giới thiệu các cơ chế canh tác bền vững được thiết lập để cấp chứng chỉ. Phương pháp tiếp cận theo xu hướng này đã được giới thiệu tại tỉnh Acre, Braxin (xem Bảng 2). Do đó, kịch bản có lợi cho cả đôi bên được áp dụng phổ biến cho đến nay để giảm áp lực phá rừng cùng với việc giới thiệu các phương pháp quản lý tốt nhất cho gỗ, cao su và hạt điều được chứng nhận của Braxin (Emerton 2012). Hơn nữa, cơ hội áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận cho các mặt hàng chủ chốt, như gỗ, cà phê và ca cao ở Lâm Đồng có thể được hỗ trợ thông qua thiết lập các mục tiêu dài hạn của tỉnh. Mục tiêu này có thể được lồng ghép vào việc sử dụng đất và kế hoạch kinh tế xã hội của tỉnh. Cách tiếp cận pháp lý này có thể có chi phí giám sát thấp hơn và có thể dễ dàng xem xét sự rò rỉ (Stanley và cộng sự, 2013). Cách tiếp cận này đã được thực hiện ở Miền Trung Kalimantan của Indonesia, nơi thống đốc ban hành nghị định yêu cầu xem xét cây cọ dầu cần được chứng nhận trong một khoảng thời gian (Stanley và cộng sự, 2013). Để hỗ trợ hướng dẫn các quyết định về cách tiếp cận này, SNV đang xây dựng các phương pháp tiếp cận để sử dụng các tiêu chuẩn cấp chứng nhận như một phương tiện để chấm dứt việc phá rừng để sản xuất nông nghiệp. Ví dụ trong Phụ lục 1 minh họa một mô hình ra quyết định có thể giúp xác định khả năng chấm dứt nạn phá rừng trong chuỗi cung ứng của một số mặt hàng, trong đó hai mặt hàng liên quan trực tiếp đến tỉnh Lâm Đồng là cà phê và ca cao. 24SNV REDD+ www.snvworld.org/redd Hộp 3: Các đồn điền cao su được chứng nhận ở Guatemala Dự án Sản xuất, Công nghiệp và Thương mại vùng Hule Natural (Producción, Industrialización, Comercialización y Asesoría de Hule Natural, Sociedad Anónima- PICA) được thiết kế để thúc đẩy phát triển bền vững thông qua việc thành lập các đồn điền cao su tự nhiên tại hai khu vực riêng biệt của Guatemala. Các hoạt động đề xuất của dự án liên quan đến việc xác nhận khu vực đề xuất dự án thuộc Hội đồng Quản lý Rừng (FSC) - cấp chứng chỉ quản lý rừng, ngoài việc xác nhận đây là một dự án Trồng rừng, Tái Trồng rừng và Tái Trồng Thảm thực vật (ARR) với Tiêu chuẩn Các-bon Tự nguyện (VCS). Hơn 2.000 ha đồng cỏ bị xuống cấp có thể sử dụng để trồng cây cao su (Hevea brasiliensis spp.) trong 7 trang trại khác nhau nằm ở Suchitepéquez và khu Izabal. Các nỗ lực tái trồng rừng dự kiến cô lập tổng cộng 1.739.855 tấn CO2 trong hơn 42 năm. Doanh thu từ việc bán tín chỉ các-bon từ dự án sẽ tạo điều kiện. 6.6 Sổ tiết kiệm kết hợp dựa trên đầu vào và đầu ra Các hình thức khuyến khích dựa trên đầu vào và đầu ra cũng có thể được kết hợp theo cách nhân rộng các khoản chi trả hiện tại cho các nỗ lực tái trồng rừng ở Việt Nam. Đặc biệt là, ngân hàng phát triển của Đức, KfW đã giới thiệu một cơ chế khuyến khích mới cho các hộ nỗ lực tham gia trồng rừng tại một số tỉnh trên toàn quốc tại Việt Nam. Do đó, người tham gia được cung cấp miễn phí cây giống và phân bón như một hình thức khuyến khích ban đầu (Enright và cộng sự 2012). Đạt được tỷ lệ cây con sống 80%, hộ gia đình sẽ được cấp một sổ tiết kiệm sau ba tháng như là một phần đặt cọc chi trả lao động của họ.. Việc rút tiền từ tài khoản cá nhân được giới hạn để đảm bảo duy trì một nguồn thu nhập liên tục, trong khi dự án có quyền hủy bỏ việc rút tiền khi các hộ không tuân thủ các hoạt động quản lý (Enright và cộng sự, 2012). Một cách tiếp cận như vậy có thể được nhân rộng trong các hoạt động trong Kế hoạch Hành động REDD+ của tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt là, các hoạt động với mục tiêu thu hút sự tham gia của các hộ dân tại địa phương như phục hồi các khu vực suy thoái, tuần tra rừng hoặc xúc tiến tái sinh tự nhiên thông qua việc loại trừ có thể áp dụng kết hợp các hình thức khuyến khích dựa trên đầu vào và đầu ra. Bằng cách đó, những lợi ích xã hội quan trọng có thể được cung cấp dưới hình thức kiểm soát dòng thu nhập. Đặc biệt, hoạt động của KfW thành công trong việc xoá đói giảm nghèo và quản lý môi trường bền vững tại 13 tỉnh ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam với tổng số 130.000 ha rừng được trồng lại, và 86.000 gia đình đã tham gia vào dự án (KfW 2011). 25 SNV REDD+ www.snvworld.org/redd Các quyết định gần đây được đưa Khung tiếp cận REDD+ của UNFCCC tại Warsaw cung cấp một bước tiến quan trọng hướng về phía trước trong việc đưa ra các quy định đã đồng thuận về cơ chế tài chính REDD+ dựa trên kết quả. Các đồng thuận về cơ chế tài chính thay thể dựa trên kết quả cho Đảm bảo an toàn đã được đưa ra, các quy định rõ ràng về tính minh bạch, và thiết lậu yêu cầu tối thiểu về báo cáo trước khi quốc gia được đánh giá cho nhận tài trợ từ quỹ REDD+ (Ecosystem Marketplace 2013). Đây là bước quan trọng để thúc đẩy REDD+ lên phía trước. Mặc dù, sự không chắn chắn vẫn còn tồn tại với quy mô và phạm vi cho tài chính REDD+ trong tương lai. Tình trạng chưa chắc chắn về tài chính REDD+ trong tương lai đã tạo sự chuyển đổi quan trọng tập trung vào đa lợi ích khả thi trong REDD+. Quan điểm này vượt xa ý tưởng REDD+ chính thống ban đầu về các khoản thanh toán tiền mặt dựa trên hiệu quả giảm phát thải từ các hoạt động dựa vào rừng. Đặc biệt là nỗ lực tập trung vào cách thức hỗ trợ đa lợi ích thông qua các phương tiện như các biện pháp đảm bảo an toàn và lồng ghép qmức độ lớn hơn vào các nỗ lực lập kế hoạch của địa phương (Rey và cộng sự, 2013). Điều này cũng đưa ra các ý tưởng tiên phong về các loại mô hình khuyến khích có thể được áp dụng nhằm thúc đẩy đa lợi ích. Tài liệu này đã trình bày một bộ các lựa chọn dựa trên sự khuyến khích liên quan đến Kế hoạch Hành động REDD+ của tỉnh Lâm Đồng. Việc xây dựng KHHĐ REDD+ tỉnh đã tạo điều kiện khám phá cơ hội sử dụng tài chính REDD+ hơn cả các-bon, và tìm cách để cùng đầu tư vào các hoạt động mới và hoạt động hiện có nhằm thúc đẩy việc cung cấp đa lợi ích. Đặc biệt là, các lựa chọn về sử dụng REDD+ theo hướng sáng tạo để thúc đẩy mô hình nông lâm ghiệp bền vững hơn và cho mục tiêu bền vững của các kế hoạch hiện nay ở Lâm Đồng. Mỗi lựa chọn đã được cung cấp để khuyến khích cho việc xem xét sâu hơn giữa các nhà hoạch định địa phương tại tỉnh Lâm Đồng. Các mô hình này minh họa một số cơ hội sẵn có nhưng cần tư duy thêm và lập kế hoạch sáng tạo hơn để đảm bảo tính khả thi của các lựa chọn đó trong bối cảnh của tỉnh Lâm Đồng. Bằng cách đó, Lâm Đồng có thể tiến xa hơn so với những thỏa thuận chia sẻ lợi ích REDD+ truyền thống gắn với những bất định. Thay vào đó, báo cáo này ủng hộ cách tiếp cận “không hối tiếc” bằng cách trình bày các mô hình cung cấp lợi ích đáng kể về môi trường và sinh kế bất kể quy mô và hình thức nào của cơ chế tài chính quốc tế REDD+ trong tương lai. Kết luận 7 26SNV REDD+ www.snvworld.org/redd Arreaga, W. (2010). Báo cáo đánh giá xác nhận cho: Producción, Industrialización, Comercialización y Asesoría de Hule tự nhiên, Sociedad Anonima (PICA) ở Guatemala. Rainforest Alliance. Brook, S.M., van Coeverden de Groot, P., Scott, C., Boag, P., Long, B., Ley, R.E., Reischer, G.H., Williams, A.C., Mahood, S.P., Hien, T.M., Polet, G., Cox, N. và Hai, B.T. (2012). Phương pháp điều tra mới và tích hợp cho người dân xác nhận sự tuyệt chủng của loài tê giác Rhinoceros sondaicus annamiticus từ Việt Nam. Bảo tồn sinh học. Vol 155, trang 59-67. Cooley, D. and Olander, L. 2011, Thực hiện chi trả dịch vụ hệ sinh thái: rủi ro và giải pháp, Viện Nghiên cứu Nicolas, Đại học Duke, Mỹ. Corbera, E. (2011) Chương 3: Chương trình PES-Các-bon của Mexico: Đánh giá sơ bộ và tác động đối với Sinh kế Nông thôn. In Tacconi, L., Mahanty, S. và Suich, H (2011). Chi trả Dịch vụ Môi trường, Bảo tồn rừng và Chi trả Dịch vụ Môi trường Biến đổi Khí hậu, Bảo tồn rừng và Sinh kế Biến đổi Khí hậu trong REDD? Nhà xuất bản Edward Elgar. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng (Sở NN & PTNT) (2012). Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển Rừng cho giai đoạn 2011-2020. Tài liệu tham khảo (KHBVPTR, 2011). Emerton, L (2012). Tư duy về kinh tế, thị trường và các hình thức khuyến khích: Sử dụng các công cụ kinh tế ở hiện trạng tự nhiên xã hội. Gland, Thụy Sĩ: IUCN. Enright, A., McNally, R. and Sikor, T. (2012). Một cách tiếp cận để thiết kế Hệ thống phân phối lợi ích REDD+ địa phương hướng tới giảm nghèo: Những bài học từ Việt Nam.Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV). Có sẵn tại: snvworld.org/en/sectors/redd/publications. Hiểu về REDD+: vai trò của quản lý nhà nước, thực thi và các biện pháp đảm bảo an toàn trong giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng. Luân-đôn, Vương quốc Anh. Có sẵn tại: library/Understanding%20REDD+.pdf Herbert, T. và Tepper, D. (2012). Tài chính bền vững trong PES/REDD+. Trong FONAFIFO, CONAFOR và Bộ Môi trường (2012). Bài học kinh nghiệm cho REDD+ từ PES và các Chương trình Khuyến khích Bảo tồn. Điển hình từ Costa Rica, Mexico và Ecuador. trang 164. Ngân hàng Phát triển KfW (2011). Việt Nam - Tái trồng rừng: sổ tiết kiệm xanh giúp bảo vệ môi trường và hỗ trợ người dân. Truy cập tại https://www. kfw-entwicklungsbank.de/International-financing/KfW-Entwicklungsbank/ Environment-and-climate/Projektbeispiele/Programm-Aufforstung-in-Vietnam/ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng (Sở NN & PTNT). (2013), Kế hoạch Hành động REDD+ của tỉnh Lâm Đồng, tháng 9 năm 2013. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng (Sở NN & PTNT). (2011). Dự án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Lâm Đồng - giai đoạn 2011-2020. Trích dẫn trong KHBVPT 2011. Tài liệu tham khảo 8 27 SNV REDD+ www.snvworld.org/redd Larson, A., Brockhaus, M., Sunderlin, W., Duchelle, A., Babon, A., Dokken, T., Thu Pham, T., Resosudarmo, I.A.P., Selaya, G., Awono, A. và Huynh, T.B. (2013). Quyền sử dụng đất và REDD+: thiện, ác, tà. Thay đổi môi trường toàn cầu. 23 (tr. 678-689.) Lindhjem, H., Aronsen, I., Bråten, K.G. và Gleinsvik, A. (2009). Kinh nghiệm chia sẻ lợi ích: các vấn đề cho REDD+. Được ủy quyền bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN). Có sẵn tại options-for-redd Liu, P., Anderson, M. và Pazderka, C. (2004). Tiêu chuẩn Tự nguyện và cấp chứng nhận cho sản xuất và kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực. Tài liệu Kỹ thuật số 5 về Hàng hóa và Thương mại của FAO. Macintosh, A. và Waugh, L. (2012). Giới thiệu Sáng kiến Canh tác Các-bon: nguyên tắc và khái niệm chính. Trung tâm ANU về Luật và Chính sách Khí hậu. Tài liệu Công tác 2012/1. Marfo, E., Danso, E. và Nketiah, S.K. (2013). Phân tích các mối quan hệ và cơ hội cho sự hợp tác giữa FLEGT, REDD và chương trình rừng quốc gia ở Ghana. Wageningen, Hà Lan: Tropenbos International Ghana. McDermott và cộng sự (2012). Chương 5 trong Parrotta, J. Wildburger, C. và Mansourian, S (chủ biên), 2012. Hiểu mối quan hệ giữa Đa dạng sinh học, các-bon, Rừng và Con người: Chìa khóa để đạt được Mục tiêu REDD+. Báo cáo Đánh giá Toàn cầu. Chuẩn bị bởi Nhóm Chuyên gia Lâm nghiệp về Đa dạng Sinh học, Quản lý rừng, và REDD+. IUFRO World Series Tập 31. Vienna. 161. Miles, L. & Dickinson, B., (2010). Cơ hội và thách thức REDD+ và Đa dạng Sinh học, Unasylva, Tập 61 Số 236 (tr. 56-63). Ochienga, R.M., Visseren-Hamakersb, I.J. và Nketiah, K.S. (2013). Tương tác giữa các FLEGT VPA và REDD+ ở Ghana: Các khuyến cáo về quản lý tương tác. Chính sách Lâm nghiệp và Kinh tế. 32, 32–39. Peskett, L., & Todd, K., (2013) Đưa biện pháp đảm bảo an toàn và Hệ thống Thông tin đảm bảo an toàn vào thực tiễn. Báo cáo Tóm tắt Chính sách của Chương trình UN-REDD số 3. Có sẵn tại: download&gid=9167&Itemid=53. Peskett, L. và Brodnig, G. (2011). Quyền các-bon trong REDD+: khai thác các tác động đối với người nghèo và dễ bị tổn thương. Ngân hàng thế giới và mạng lưới REDD. Porras, I. và cộng sự 2008, sự kiện hấp dẫn: Xem xét chi trả dịch vụ đầu nguồn ở các nước đang phát triển. Các vấn đề tài nguyên số 11. Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển, Luân Đôn, Vương quốc Anh. Schmidt, L., Phiapalath, P. & McBreen, J. (2012) Rủi ro liên quan, cơ hội và biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ để bảo tồn đa dạng sinh học - Một cuộc khảo sát các vấn đề và các lựa chọn tại Lào và Ecuador, báo cáo tổng hợp. GIZ. Có sẵn tại: https://www.giz.de/Themen/en/ dokumente/giz2012-redd-safeguards-study.pdf. Stanley, S., McNally, R. và Smit, H. (2013). Khám phá cách thức để giảm phá rừng trong chuỗi cung ứng nông nghiệp: vai trò của việc cấp chứng nhận. Báo cáo Tóm tắt của SNV. Có sẵn tại: www.snvworld.org/redd 28SNV REDD+ www.snvworld.org/redd Streck, C. và Zurek (2013). Giải quyết các Động cơ Nông nghiệp tạo Cơ hội phá rừng cho các Hoạt động can thiệp của nhà tài trợ. Climate Focus. Có sẵn tại: com/documents/addressing_agricultural_drivers_of_deforestation Swan, S., & McNally, R., (2011). Đa dạng Sinh học cao REDD+: Vận hành các Biện pháp Đảm bảo An toàn và Cung cấp Đa Lợi ích về Môi trường. SNV. Có sẵn tại: snvworld.org/sites/www.snvworld.org/files/publications/hb_redd_safeguards.pdf Swan, S., (2012). REDD+ hướng tới giảm nghèo: Đa Lợi ích, Báo cáo Tóm tắt của Chương trình REDD+ - SNV. Có sẵn tại: publications/ledp.pdf Chương trình UN-REDD (2012). Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn II: Vận hành REDD+ tại Việt Nam. Ngày 27/11/2012. Vermeulen và cộng sự (2012) dựa trên van der Werf G.R., Morton D.C., DeFries R.S., Olivier J.G.J., Kasibhatla, P.S., Jackson R.B., Collatz G.J., Randerson J.T., (2009) lượng khí thải CO2 từ mất rừng, Nature Geoscience 2, tr.738 - 739. Xuân Tô, P., O’Sullivan, R., Olander, J., Hawkins, S., Quoc, H. và Kitamura, N. (2012). REDD+ tại Việt Nam: Lồng ghép phương pháp tiếp cận quốc gia và địa phương. Xuất bản bởi Hiệp hội Forest Trends và Climate Focus. 29 SNV REDD+ www.snvworld.org/redd H ìn h 2: L ự a ch ọn c ác C hi ến lư ợ c H iệ u qu ả ch o tìn h tr ạn g ph á rừ ng tr on g cá c C hu ỗi C un g cấ p Po li cy M gt . m od el s Is o ri gi n tr ac ea bl e Ch oo se c er ti fi ca ti on st an da rd Ca n se le ct ed s ta nd ar d as su re n o de fo re st at io n? Ap pl y ce rt if ic at io n an d va li da tE in pr ob le m at ic c ou nt ri es w / de fo re st at io n tr ac ke r to ol s Th re sh ol d fo r de ci si on su bj ec ti vi ty s et a t 25 % b ut w il l va ry by c om m od it y Co m bi ne c er ti fi ca ti on w / ar ra y of o th er ap pr oa ch es a nd t oo ls La nd us e / s pa ti al pl an ni ng t oo ls Fi sc al a nd re gu la to ry in ce nt iv es In cr ea se p ro du ct io n pe r un it a re a HC VF m an ag ed t hr ou gh Hu ta n De sa (C BF M ) Co m bi ne c er ti fi ca ti on w / st re ng th en ed tr ac ea bi li ty a nd at le as t on e ot he r ap pr oa ch YE S YE S NO >= 25 % IM PO RT < 2 5% IM PO RT CO M M OD IT Y PE RC EN T IM PO RT ED T O M AR KE T- SE NS IT IV E CO UN TR IE S NO IN DE TE RM IN AT E CommodityStrategies OI L P AL M CO CO A CO FF EE FO R LA RG E ES TA TE S FO R S M AL L HO LD ER S (N gu ồn : S ta nl ey v à cộ ng s ự, 2 01 3) Phụ lục 1: Lựa chọn các Chiến lược Hiệu quả cho tình trạng phá rừng trong các Chuỗi Cung cấp SNV REDD+ www.snvworld.org/redd Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV Chương trình REDD+ Tầng 5, số 5 Nguyễn Gia Thiều Phường 6, Quận 3, TP Hồ Chí Minh Tel/Fax +84 8 3930 0668 Email: sswan@snvworld.org www.snvworld.org/redd

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmo_hinh_khuyen_khich_da_loi_ich_cac_lua_chon_cho_ke_hoach_ha.pdf