Mở rộng mô hình
Mô hình có thể được mở rộng với việc
bổ sung vào các khối mô hình. Khối tiền tệ
có thể được mở rộng để bao gồm những chỉ
tiêu trong các bản báo cáo chính của Ngân
hàng trung ương và các ngân hàng thương
mại. Có thể bổ sung chỉ tiêu về tiền gửi (tiền
gửi theo yêu cầu và tiền gửi có kỳ hạn, tiền
gửi tiết kiệm; tiền gửi bằng tiền đồng và
ngoại tệ) và các khoản vay nếu số liệu về lãi
suất là sẵn có. Với mô hình như vậy, lãi suất
sẽ được quyết định bởi nhiều biến số hơn
so với mô hình hiện nay. Và tác động của
các công cụ chính sách tiền tệ sẽ được
đánh giá tốt hơn.
Mô hình cũng có thể được mở rộng với việc
chi tiết hoá thu ngân sách của chính phủ
bao gồm các khoản mục thuế chính như
thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế nhập
khẩu - những biến số này bị tác động khác
nhau mặc dù đều bị tác động mạnh bởi tình
trạng của nền kinh tế
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình kinh từ lượng vỹ mô (VN-Macro) tại trung tâm thông tin và dự báo kinh từ xã hội quốc gia (Nceif), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 34
M« h×nh kinh tÕ l−îng vÜ m« (vn-macro)
t¹i trung t©m th«ng tin vµ dù b¸o kinh tÕ
x· héi quèc gia (nceif)
Ths. Lê Tất Phương và Nhóm Cảnh báo(*)
(*) Nguyễn Mạnh Hà, Bùi Bảo Ngọc, Đinh Thị Hảo, Phạm Quỳnh Nga
ô hình kinh tế vĩ mô (VN-MACRO)
tại Trung tâm Thông tin và Dự
báo Kinh tế Xã hội Quốc gia là mô hình kinh
tế lượng được xây dựng từ giữa năm 2007
đến giữa năm 2008, dựa trên sự giúp đỡ
của các chuyên gia hàng đầu của Viện Phát
triển Hàn Quốc (KDI). Mô hình kinh tế vĩ mô
này được thiết kế nhằm đánh giá tác động
của các chính sách vĩ mô và môi trường bên
ngoài cũng như dự báo kinh tế ngắn hạn và
trung hạn.
1. Cấu trúc mô hình
Mô hình kinh tế lượng vĩ mô được xây
dựng dựa trên cách tiếp cận về phía cầu
của Keynesian. Mô hình gồm có 6 khối: Thu
nhập quốc gia; Ngân sách chính phủ; tiền tệ;
Cán cân thanh toán (BOP); Thị trường lao
động; Giá cả. Mô hình có 81 phương trình,
trong đó có 49 phương trình định nghĩa và
32 phương trình hành vi. Cụ thể:
Khối thu nhập quốc gia có 11 phương
trình định nghĩa (còn gọi là đồng nhất thức)
và 3 phương trình ước lượng cho tiêu dùng
tư nhân (CP), tích luỹ vốn cố định tư nhân
(IP), và thay đổi hàng tồn kho (IV). Khối thu
nhập quốc gia cũng liên kết chặt chẽ với
khối thương mại và cán cân thanh toán để
xác định tổng xuất khẩu (X) và nhập khẩu
(M) hàng hoá và dịch vụ, cũng như thu nhập
ròng từ nước ngoài (NI) và các chuyển giao
ròng từ nước ngoài (NCT) - những yếu tố
tác động tới thu nhập khả dụng. Khối này
cũng liên kết chặt chẽ với khối ngân sách
chính phủ để xác định tích luỹ đầu tư cố
định của Chính phủ (IG), tiêu dùng chính
phủ (CG) và thuế.
Khối ngân sách chính phủ có 12 đồng
nhất thức và 3 phương trình ước lượng cho
thuế trong nước (TXD), trả lãi đối với nợ chính
phủ (GEI), và tích luỹ vốn cố định của Chính
phủ (IG). Những đồng nhất thức này bao gồm
thu từ thuế khác (thuế xuất nhập khẩu, TXM),
chi tiêu khác như tiêu dùng chính phủ (CGN),
và bù đắp thâm hụt ngân sách.
Khối thương mại và cán cân thanh
toán là khối lớn nhất với 22 đồng nhất thức
và 14 phương trình ước lượng. Khối này
khá lớn do xuất khẩu và nhập khẩu, cũng
như cán cân tài khoản vốn và cán cân tài
khoản vãng lai được tách thành nhiều khoản
mục để có thể liên kết với các khối thu nhập
quốc gia và khối tiền tệ. Xuất khẩu được
phân tách thành xuất khẩu ba hàng hoá sơ
cấp chính (dầu, gạo và cà phê), xuất khẩu
các hàng hoá khác, và xuất khẩu dịch vụ.
Tuy nhiên, xuất khẩu của ba hàng hoá chính
không được nội sinh hoá trong mô hình này
(điều này sẽ được thực hiện trong tương
lai). Nhập khẩu được chia ra thành các
phần: Hàng tiêu dùng; nhiên liệu và nguyên
liệu thô; thiết bị và phụ tùng; và dịch vụ. Tất
cả đều được nội sinh hoá trong mô hình.
Những khoản mục khác của tài khoản vãng
lai bao gồm thu nhập ròng từ nước ngoài
M
chuyªn san dù b¸o 35
(NI$) và chuyển giao ròng từ nước ngoài
(NCT$). Còn về tài khoản vốn, khối này có 3
phương trình cho FDI (vốn thực hiện, vốn
đăng ký và vốn FDI ròng dựa trên cán cân
thanh toán), và một phương trình (NFAO)
liên kết khối này với khối tiền tệ. Bên cạnh
đó, khối này còn có một phương trình cho
giá xuất khẩu đơn vị (cho “các hàng hoá
khác,” PXO) và tỷ giá hối đoái (EX).
Khối thị trường lao động có 3 đồng
nhất thức cho tổng số việc làm (E), tỷ lệ thất
nghiệp (U), và năng suất lao động (PD), và 4
phương trình cho số việc làm trong khu vực
phi nông nghiệp (EN), lực lượng lao động
(LF), dân số trong độ tuổi lao động (POPW),
mức lương (W). Vai trò của khối này là để
liên kết với các khối giá cả và thu nhập quốc
dân thông qua việc xác định áp lực thị
trường lao động (chủ yếu là tỷ lệ thất
nghiệp, U), chi phí lao động đơn vị (W/PD),
và tiền lương thực tế (W/P).
Khối tiền tệ là khối nhỏ, chỉ có 1 đồng
nhất thức cho tổng cung tiền (M2) và 2
phương trình dành cho lãi suất cho vay của
các ngân hàng (IL) và lãi suất cho vay của
ngân hàng trung ương (ICB). Tuy nhiên,
khối này giúp chúng ta có thể đánh giá được
tác động của chính sách tiền tệ.
Khối giá cả không có đồng nhất thức
nhưng có 6 phương trình để xác định chỉ số
giảm phát GDP (P), chỉ số giá tiêu dùng (PC),
chỉ số giảm phát tiêu dùng chính phủ (PCG),
chỉ số giảm phát tích luỹ vốn cố định (PI), chỉ
số giảm phát công nghiệp chế tác (PMZ), và
chỉ số giảm phát nông nghiệp (PA).
2. Số liệu
Để chạy các mô hình theo chuỗi thời
gian yêu cầu có từ 25 số liệu trở lên.
Việt Nam không có số liệu theo chuỗi
dài phục vụ cho việc chạy mô hình kinh tế
lượng. Phần lớn các biến số kinh tê vĩ mô
của Việt Nam chỉ có từ đầu những năm 90.
Vì vậy, trong mô hình này (dùng chuỗi số
liệu hàng năm), các phương trình ước
lượng chỉ có mẫu nhỏ với khoảng 15 quan
sát, thậm chí ít hơn. Một vấn đề khác là chất
lượng của số liệu thấp, đặc biệt là số liệu
của những năm đầu thập kỷ 90. Điều này là
dễ hiểu do việc tổng hợp một cách có hệ
thống các số liệu thống kê trong những năm
đầu mới chuyển đổi gặp nhiều khó khăn.
• Phần lớn các số liệu sử dụng trong
mô hình được lấy từ nguồn của Tổng cục
thống kê (GSO).
• Số liệu về cán cân thanh toán và ngân
sách chính phủ chủ yếu được lấy từ cơ sở
dữ liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), và
một số được lấy từ Bộ Tài chính. Tuy nhiên,
do độ trễ thời gian và số liệu chưa sẵn có,
một số số liệu của năm 2006 không thể thu
thập được. Vì vậy, các mô phỏng chỉ được
chạy cho tới năm 2005 (tuy nhiên chúng tôi
tin rằng nó có thể mở rộng trong các năm
tiếp theo).
• Một số số liệu về thương mại được
lấy từ World Development Indicators của
Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng
Phát triển châu Á.
• Số liệu về việc làm và lương chủ yếu
lấy từ cơ sở dữ liệu do một dự án về mô
hình do chuyên gia Pháp hỗ trợ xây dựng và
quản lý.
• Số liệu về tăng trưởng, thương mại và
giá cả toàn cầu chủ yếu được lấy từ IMF và
World Development Indicators của WB.
3. Các phương trình ước lượng
Các phương trình được ước lượng bằng
phương pháp bình phương nhỏ nhất. Độ dài
mẫu hồi quy được tự động lựa chọn từ năm
đầu tiên khi tất cả các số liệu cho các biến
trong mô hình là sẵn có (trừ một vài trường
hợp nếu các kết quả hồi quy thay đổi lớn phụ
thuộc vào việc lựa chọn năm bắt đầu).
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 36
Để ước lượng các phương trình có trong
mô hình, các biến giả theo năm/giai đoạn
cũng được sử dụng. Điều này được giải thích
là do chất lượng của số liệu nhìn chung còn
thấp, đặc biệt trong giai đoạn giữa những
năm 90 trở về trước. Đồng thời, cuộc khủng
hoảng kinh tế châu Á đã tác động khá mạnh
tới nền kinh tế Việt Nam, và tác động này có
thể không phải lúc nào cũng được thu thập
đầy đủ bởi các biến số khác trong một vài
trường hợp. Trong khả năng, nhóm nghiên
cứu cố gắng hạn chế việc đưa vào các biến
giả nếu có thể hợp lý hoá chúng.
Nhìn chung, các kết quả hồi quy tương
đối tốt, đặc biệt là trong điều kiện gặp nhiều
khó khăn về mặt số liệu. Sau đây là những kết
luận chính từ các phương trình ước lượng.
Khuynh hướng tiêu dùng. Khuynh
hướng tiêu dùng biên (MPC) hoặc độ co
giãn của tiêu dùng tư nhân theo thu nhập
khả dụng dường như khá thấp. Các phương
trình tiêu dùng tư nhân đơn giản chỉ ra rằng
MPC (từ năm 1994) là 0,68-0,70, và độ co
giãn là khoảng 0,79-0,84. Kết quả này có
thể không đáng ngạc nhiên trong điều kiện
tỷ lệ CP/YZ giảm từ khoảng 1,0 trong giai
đoạn 1991-3 xuống 0,80-0,83 từ năm 2000.
Độ co giãn của cầu nhập khẩu theo giá.
Cầu đối với các hàng hoá xuất khẩu (trừ
dầu, gạo và cà phê, X$O) không quá nhạy
cảm đối với giá xuất khẩu tương đối giữa
giá trong nước và giá thế giới (PXO/PXW).
Độ co giãn theo giá ước lượng nằm trong
khoảng từ 0,68 đến 0,87. Điều này có nghĩa
là việc giảm giá xuất khẩu để tăng khối
lượng xuất khẩu không dẫn đến làm tăng
doanh thu xuất khẩu tính theo USD giá danh
nghĩa. Điều này cũng đúng đối với xuất khẩu
dịch vụ. Kết quả này một phần có thể do
chất lượng của số liệu về giá xuất khẩu đơn
vị còn thấp (được tính toán từ các bộ số liệu
không nhất quán).
Chuyển giá trong nước vào giá xuất
khẩu. Khi giá trong nước (chỉ số giảm phát
công nghiệp chế tác) tính bằng USD
(PMZ/EX) tăng, hơn 70% mức tăng sẽ được
chuyển vào và làm tăng giá xuất khẩu đơn vị
(PXO) (trừ dầu, gạo và cà phê).
Vai trò của FDI đối với xuất khẩu. Tổng
lượng vốn FDI (RFDIS) theo giá thực tế tác
động tới kim ngạch xuất khẩu (X$O) (độ co
giãn từ 0,56-0,76) thông qua việc tạo ra nhu
cầu xuất khẩu. Đồng thời, lượng FDI tăng sẽ
khiến giá xuất khẩu đơn vị (PXO) giảm
thông qua việc tăng năng lực xuất khẩu.
Độ co giãn của nhập khẩu. Kim ngạch
nhập khẩu theo giá thực tế thường rất nhạy
cảm đối với cầu trong nước, đặc biệt là
nhiên liệu và nguyên liệu thô (M$F). Kim
ngạch nhập khẩu cũng nhạy cảm với các
mức giá tương đối giữa giá trong nước và
giá nhập khẩu.
Tác động của cuộc khủng hoảng châu
Á. Cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 có
tác động lớn đến tiêu dùng tư nhân (CP) và
đầu tư tư nhân (IP), hơn là thu nhập hoặc
GDP giảm có thể giải thích. Điều này là do
tính bất ổn định cuộc khủng hoảng tạo ra.
Xuất khẩu hàng hóa (không tính dầu, gạo và
cà phê) và dịch vụ cũng bị tác động tiêu cực
bởi cuộc khủng hoảng. Trong giai đoạn
1998-1999, tác động đối với xuất khẩu hàng
hóa khá hạn chế, nhưng tác động tới xuất
khẩu dịch vụ nghiêm trọng hơn và kéo dài
đến tận năm 2001. Mặc dù tác động của
cuộc khủng hoảng đến FDI (vốn thực hiện)
không lớn, tỷ trọng của dòng vốn vào ròng
(FDIN) trong tổng FDI đã giảm đáng kể
xuống còn khoảng 20% (so với mức 60%
trong thời điểm bình thường).
Thị trường lao động và lương. Lương
thực tế (W/P) tác động lớn đến cả cầu (EN)
và cung (LF) lao động. Lương thực tế cũng
tác động đến tiêu dùng tư nhân (CP), trong
chuyªn san dù b¸o 37
khi chi phí lao động bình quân (W/PD) có vai
trò xác định mức giá (P). Tuy nhiên, xét về
tổng thể, vai trò của lương dường như khá
yếu ở Việt Nam. Mức tăng lương danh nghĩa
rất nhạy cảm với tăng trưởng GDP (độ co
giãn vào khoảng 2 với độ trễ một năm),
nhưng không bị tác động lớn bởi lạm phát
(không có chỉ số cho thấy sự liên hệ giữa giá
và lương). Tình hình cung lao động (POPW)
và lương của viên chức nhà nước có tác
động đáng kể đến mức lương danh nghĩa.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát.
Lạm phát chủ yếu bị tác động bởi chi phí
nhập khẩu: Tỷ giá hối đoái (EX), giá nhập
khẩu đơn vị (PM), và thuế nhập khẩu
(TXMR). Sự co giãn của tỷ lệ lạm phát (xét
theo chỉ số giảm phát GDP (P) theo mức
tăng chi phí nhập khẩu được ước lượng ở
mức 0,6. Các nhân tố chi phí khác như chi
phí lao động đơn vị (W/PD) và chi phí tài
chính (lãi suất IL) cũng tác động đến giá.
Giá nông sản của năm trước (PA) và mức
cung tiền/GDP (M2/GDP) cũng có tác động
đáng kể đến giá. Chi phí nhập khẩu có tác
động tới Chỉ số giảm phát công nghiệp
(PMZ) (hệ số co giãn vào khoảng trên 0,7)
nhiều hơn so với Chỉ số giảm phát GDP. Chỉ
số giảm phát nông nghiệp rất nhạy cảm với
tăng trưởng GDP trong khu vực phi nông
nghiệp (hệ số co giãn là 2,1).
Lạm phát và tăng trưởng. Lạm phát
trực tiếp bị tác động mức độ hoặc sự thay
đổi của tỷ lệ thất nghiệp (U). Tỷ lệ thất
nghiệp giảm 1% sẽ khiến tỷ lệ lạm phát tăng
ở mức bền vững là 1% đối với giá tiêu dùng
(PC), nhưng chỉ cao hơn 0,18% đối với chỉ
số giảm phát GDP (P).
Lượng cung tiền thực tế (M2) và tín
dụng trong nước đối với khu vực tư nhân
(DCP) rõ ràng có mối quan hệ tỷ thuận với
tiêu dùng tư nhân (CP) và đầu tư tư nhân
(IP). Đầu tư tư nhân, và cả tiêu dùng tư
nhân, bị tác động bởi lãi suất thực tế (lãi
suất ngân hàng cho vay IL trừ đi tỷ lệ lạm
phát có độ trễ tính theo chỉ số giá tiêu dùng).
Tuy nhiên, mức độ tác động dường như
không lớn. Cung tiền (như DCP) có tác động
nhưng tương đối nhỏ đến lãi suất (IL). IL
chủ yếu bị tác động bởi tỷ lệ lạm phát: Lạm
phát tăng 1% (theo P) sẽ làm tăng lãi suất
0,42% (hoặc 0,67% nếu xem xét cả kỳ vọng
điều chỉnh lãi suất của ngân hàng trung
ương). Tác động của hoạt động tái chiết
khấu của ngân hàng trung ương dường như
cũng bị hạn chế: 1% thay đổi của lãi suất
ngân hàng trung ương chỉ làm thay đổi
0,37% lãi suất của các ngân hàng.
Tỷ trọng của Doanh thu thuế nội địa
(TXD) trong GDP danh nghĩa cho thấy sự
liên hệ có tính chất chu kỳ với độ trễ 1 năm.
Tốc độ tăng trưởng GDP tăng thêm 1%
trong năm trước sẽ làm tăng tỷ lệ gánh nặng
thuế (TXD/GDPN) 0,55%. Có thể thấy các
nhà chức trách đã tăng nguồn thu thuế nội
địa để bù đắp cho việc sụt giảm nguồn thu
liên quan đến việc giảm thuế xuất nhập khẩu
(TXM), trong đó chủ yếu là thuế nhập khẩu.
Các nhân tố quyết định tỷ giá hối đoái
và Tác động của việc tiền đồng giảm giá.
Khi mức giá tương đối giữa giá trong nước
(PMZ) và giá xuất khẩu đơn vị (PX) tính theo
USD thay đổi thì tỷ giá VNĐ/USD (EX) sẽ
thay đổi xấp xỉ 50% mức thay đổi đó (75%
nếu tính điều chỉnh độ trễ của tỷ giá hối
đoái). Việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái như
vậy sẽ giúp các nhà xuất khẩu duy trì khả
năng sinh lợi khi giữ PX ở mức ổn định
nhằm duy trì khả năng cạnh tranh. Các nhà
chức trách dường như sử dụng tỷ giá hối
đoái như một công cụ chống chu kỳ: Tốc độ
tăng trưởng GDP của khu vực phi nông
nghiệp trong năm trước giảm 1% sẽ khiến
tiền đồng giảm giá khoảng 0,85% (khoảng
1,2% nếu tính cả điều chỉnh độ trễ). Thay
đổi tỷ giá hối đoái cũng có tác động lớn
trong ngắn hạn đối với một số giao dịch
ngoại hối. Chuyển giao ròng từ nước ngoài
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 38
(NCT$), FDI, và NFAO đều bị tác động tiêu
cực khi tỷ giá hối đoái giảm, và các ngân
hàng tính lãi suất cao hơn đối với các khoản
cho vay bằng tiền đồng.
4. Một số kết quả mô phỏng
Mô phỏng động được thực hiện với một
số phương trình ước lượng. Do chất lượng
số liệu thấp và phần dư ước lượng của các
phương trình tương đối lớn trong những
năm đầu thập kỷ 1990, mô phỏng chỉ được
thực hiện từ năm 1995. kết quả mô phỏng
cơ sở biến GDP cho thấy tốc độ tăng trưởng
có xu hướng giảm sau khủng hoảng châu Á
và có xu hướng phục hồi vững kể từ năm
2000. Đối với một số biến chính, các kết quả
mô phỏng cũng tương đối khớp với thực tế.
Tuy nhiên, các mức độ khớp khá “ấn tượng”
chủ yếu là do việc sử dụng các biến giả theo
năm/theo giai đoạn trong việc ước lượng
nhiều biến số. Do độ khớp chủ yếu được
tính theo % thay đổi, hơn là mức giá trị, nên
một thay đổi nhỏ trong việc xác định một
phương trình có thể ảnh hưởng đến độ
khớp.
Mô hình được chạy với một số kịch bản
nhằm đánh giá tác động của sự thay đổi của
môi trường kinh tế bên ngoài cũng như sự
thay đổi của các chính sách kinh tế vĩ mô
chính: Chính sách tiền tệ, chính sách tài
khoá và chính sách tỷ giá hối đoái. Việc
chạy mô hình với các kịch bản khác nhau,
với những thay đổi của môi trường kinh tế
bên ngoài và trong nước được thực hiện từ
năm 2000.
Các kịch bản mô phỏng
STT Bản chất kịch bản Chi tiết
1 Tăng
trưởng
kinh tế thế
giới
GDPW GDPW từ năm 2000 mỗi năm tăng 1% GDPW của năm
2000
2 Giá nhập
khẩu
PMC, PMF,
PMM
Giá nhập khẩu của mỗi nhóm sản phẩm từ năm 2000 tăng
khoảng 5% so với giá của năm 2000
3 Chính sách
tiền tệ
DCP (M2) DCP từ năm 2000 tăng 5% mức cung tiền M2 năm 2000 -
tốc độ tăng thực tế của M2 sai khác nhẹ so với mức 5%
do bản chất biến ngoại sinh của M2
4 IG or IGN
(GDO)
IG từ năm 2000 tăng sao cho IGN tăng khoảng 1% mức
GDP danh nghĩa của năm 2000 (nhân tố bổ sung trong
phương trình IG)
5
Chính sách
tài khoá
IG or IGN,
TXD/GDPN
IG tương tự như trong Kịch bản 4, nhưng phương trình
TXD/GDPN được điều chỉnh (với một nhân tố bổ sung) để
phù hợp với mức tăng chi xây dựng cơ bản của nhà nước.
6 Chính sách
tỷ giá hối
đoái
EX Từ năm 2000, tỷ giá hối đoái tăng mỗi năm 3% so với mức
tỷ giá hối đoái của năm 2000 (một nhân tố bổ sung trong
phương trình EX) - mức tăng thực tế trong năm 2000 vào
khoảng 5% do có sự tương tác giữa các biến số
chuyªn san dù b¸o 39
* Tác động của môi trường bên
ngoài (Kịch bản 1 và 2)
Tăng trưởng kinh tế thế giới và chi phí
nhập khẩu đơn vị là hai biến kinh tế vĩ mô
chính được cho là có tác động đáng kể đến
nền kinh tế Việt Nam. Các phương trình ước
lượng cho thấy xuất khẩu của Việt Nam
(không tính dầu thô, gạo và cà phê) theo giá
thực tế tăng khoảng 2,8-3,6% khi tốc độ
tăng trưởng GDP thế giới tăng 1%. Xuất
khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
chiếm tương ứng khoảng 55% và 57% tổng
GDP (theo giá hiện hành) trong năm 2000.
Tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng 74% và
77% năm 2006.
Tốc độ tăng trưởng GDP thế giới
tăng thêm 1% có tác động dài hạn đến
GDP Việt Nam: Tốc độ tăng trưởng GDP
sẽ cao hơn 0,6-0,7% trong các năm kế
tiếp (Kịch bản 1).
• Xuất khẩu thực tế sẽ tăng 2% trong
các năm tiếp theo (ngoại trừ năm thứ hai khi
tác động của việc đồng Việt Nam tăng giá
nhẹ sẽ khiến xuất khẩu chỉ tăng 1,1%)
• Cán cân tài khoản vãng lai được cải
thiện 0,5-0,7% GDP (theo đồng USD), một
phần do giá xuất khẩu đơn vị (PXO) tăng
nhẹ – kết quả của việc tương tác giữa giá
trong nước (PMZ: Chỉ số giảm phát hàng
chế tác), PXO và tỷ giá hối đoái.
Kịch bản 1: GDP thế giới (GDPW) từ năm 2000 tăng 1% GDPW năm 2000
% khác biệt so với Kết quả mô phỏng cơ sở
EX X$ PXO X$N M$ CA* GDP P
2000 0,070 2,060 0,077 2,306 1,381 0,512 0,725 0,095
2001 -0,838 1,117 1,887 2,765 1,580 0,706 0,647 -0,122
2002 -0,569 1,880 1,020 2,800 1,700 0,562 0,512 0,040
2003 -0,505 1,792 1,297 2,800 1,445 0,680 0,546 0,058
2004 -0,331 1,911 1,122 2,654 1,635 0,548 0,635 0,096
2005 -0,082 1,999 1,082 2,529 1,777 0,322 0,768 0,248
Ghi chú: * tỷ lệ so với GDP$.
Giá nhập khẩu đơn vị tăng 5% sẽ làm
giảm tốc độ tăng trưởng 0,5% trong cùng
năm, làm tăng giá trong nước 4% kể từ
năm thứ hai (đi cùng với việc đồng Việt
Nam giảm giá khoảng 2%) – Kịch bản 2
Kết quả mô phỏng cho thấy nếu giá
nhập khẩu đơn vị thay đổi một đơn vị thì giá
trong nước (tính theo chỉ số giảm phát GDP)
sẽ thay đổi 75% mức tăng này trong năm
thứ hai. Nhập khẩu cũng rất nhạy cảm với
mức giá tương đối giữa giá nhập khẩu và
giá trong nước: Giá nhập khẩu đơn vị tăng
5% sẽ khiến nhập khẩu của năm tiếp theo
giảm khoảng 2,5%.
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 40
Kịch bản 2: Giá nhập khẩu đơn vị từ năm 2000 tăng 5% so với mức giá năm 2000
% khác biệt so với kết quả mô phỏng cơ sở
EX X$ PXO X$N M$ CA GDP P
2000 0,335 -0,584 0,366 -0,353 -1,727 -1,490 -0,454 1,732
2001 1,628 -1,104 1,730 0,040 -3,155 -0,606 0,152 3,793
2002 2,134 -0,776 1,512 0,276 -2,251 -1,088 0,071 4,234
2003 2,175 -0,915 1,706 0,328 -2,514 -0,962 -0,130 4,469
2004 2,114 -0,701 1,555 0,439 -2,412 -0,807 -0,196 4,250
2005 1,991 -0,547 1,407 0,490 -2,110 -0,875 -0,150 3,863
Ghi chú: * tỷ lệ so với GDP$.
• Tác động đến GDP kể từ năm thứ hai là
khá nhỏ, phản ánh mức điều chỉnh nhanh của
nhập khẩu. Trên thực tế, trong năm thứ hai (khi
nhập khẩu giảm mạnh) và trong năm thứ ba,
tác động đến GDP thậm chí là tích cực.
• Cán cân tài khoản vãng lai sẽ giảm
1,5% GDP trong cùng năm, và 0,8-1% GDP
trong các năm kế tiếp (ngoại trừ năm thứ hai
khi tác động là khá nhỏ do nhập khẩu giảm
mạnh).
* Tác động của chính sách tiền tệ
(Kịch bản 3)
Cung tiền tác động đến các hoạt động
kinh tế tư nhân như tiêu dùng và đầu tư
thông qua tính sẵn có (tính thanh khoản)
hoặc chi phí vốn (lãi suất). Cung tiền có thể
có vai trò trực tiếp tác động đến lạm phát.
Hoạt động kinh tế thực
• Mặc dù tín dụng ngân hàng là không
lớn tính đến những năm gần đây, tiêu dùng
tư nhân (CP) chịu tác động lớn bởi lượng
tiền mở rộng M2. Thay đổi của M2 thực tế
dường như có sự liên hệ trực tiếp với thay
đổi tiêu dùng tư nhân trong năm tiếp theo.
CP trong năm thứ hai thay đổi bằng 10%
mức thay đổi của tổng M2 thực tế (20%
trong dài hạn). Hoặc, sự co giãn của tiêu
dùng tư nhân với M2 thực tế ở mức cao,
khoảng 0,18.
• Đầu tư tư nhân (IP) bị tác động mạnh
bởi tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân vay
(DCP) hơn là bị tác động bởi M2. Tác động
tới IP xấp xỉ mức tác động tới CP. IP sẽ thay
đổi khoảng 15% mức thay đổi của DCP.
• Thay đổi mức dự trữ cũng bị tác động
bởi tổng cung tiền: Dự trữ sẽ thay đổi 1-2%
mức thay đổi của M2.
Chính sách tiền tệ có tác động đến các
hoạt động kinh tế thông qua sự thay đổi chi
phí vốn. Kết quả hồi quy cho thấy lãi suất
tăng 1% có thể làm giảm tiêu dùng 0,26%
trong vòng 1 năm (và khoảng trên 0,5%
trong dài hạn). IP cũng bị tác động đáng kể
bởi lãi suất thực tế, tuy nhiên mức độ tác
động không quá lớn. Lãi suất tăng 1% có
thể khiến IP giảm 1-1,7%
Lạm phát
Cung tiền tác động đến giá thông qua
những thay đổi trong hoạt động kinh tế được
phản ánh bởi tỷ lệ thất nghiệp hoặc tốc độ
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cung tiền có
thể tác động trực tiếp đến giá nếu nó đóng
vai trò trong việc hình thành nên kỳ vọng
lạm phát của người dân. Trong mô hình này,
lạm phát cơ bản được quyết định bởi các
nhân tố chi phí như chi phí nhập khẩu, chi
phí lương, chi phí tài chính Tuy nhiên, kết
quả hồi quy cho thấy cung tiền có tác động
chuyªn san dù b¸o 41
trực tiếp tới lạm phát, mặc dù mức độ tác
động dường như không lớn. 1% mức thay
đổi của M2 danh nghĩa (theo tỷ lệ GDP) có
thể làm lạm phát thay đổi 0,06%.
Kết quả mô phỏng
M2 tăng 5% (thông qua việc tăng DCP)
dẫn đến GDP thực tế tăng thêm 0,4-0,5%
trong hai năm tiếp theo. Tác động tới giá
trong nước thậm chí còn nhỏ hơn: khoảng
0,1-0,3% (Kịch bản 3)
Tuy nhiên, cung tiền M2 là biến ngoại
sinh trong mô hình, và mức tăng M2 ban
đầu không được duy trì trong các năm tiếp
theo do sự thay đổi trong cán cân thanh
toán và tài sản nước ngoài ròng (NFA). Kết
quả mô phỏng cho thấy M2 chỉ cao hơn
tương ứng là 3,2% và 2,3% so với kịch bản
cơ sở. Nếu thực hiện biện pháp vô hiệu hoá
(sterilization) (tăng M2 để bù đắp tác động
của việc giảm NFA do cán cân thanh toán
xấu đi), tác động của chính sách tiền tệ sẽ
lớn hơn so với kết quả mô phỏng.
Trong khi tác động tích cực đến GDP
sẽ mất đi nhanh chóng sau năm thứ ba, tác
động lạm phát, dù nhỏ, sẽ tương đối kéo
dài. Cán cân tài khoản vãng lai xấu đi
khoảng 0,5% GDP trong năm thứ hai và
năm thứ ba (theo cùng với những thay đổi
trong cán cân tài khoản vốn) sẽ khiến NFA
giảm kể từ năm thứ ba, Chính sách tiền tệ ít
có tác động đến các mức lãi suất trên thị
trường. Tác động tiêu cực khi DCP tăng đến
lãi suất dường như sẽ được bù đắp bởi tác
động tích cực khi GDP tăng.
Kịch bản 3: DCP từ năm 2000 tăng 5% mức M2 năm 2000
% khác biệt so với kết quả cơ sở
M2 NFA CA* GDP IP P M2/GDPN IL
2000 4,837 -0,348 -0,154 0,115 2,629 0,312 1,979 -0,127
2001 3,201 -1,620 -0,528 0,491 3,461 -0,002 1,420 0,111
2002 2,267 -3,090 -0,488 0,414 2,540 0,104 0,933 -0,185
2003 1,264 -3,955 -0,326 0,218 1,368 0,275 0,476 0,083
2004 0,799 -4,020 -0,130 0,058 0,844 0,264 0,332 0,127
2005 0,502 -3,240 -0,087 0,038 0,854 0,152 0,242 0,054
Ghi chú: * tỷ lệ trong GDP$.
* Tác động của chính sách tài khoá
(Kịch bản 4 và 5)
Trong mô hình, tác động của chính
sách tài khoá phụ thuộc nhiều vào các hệ số
của các biến thu nhập trong các phương
trình tiêu dùng tư nhân, đầu tư và nhập
khẩu. Ba kịch bản được xem xét nhằm đánh
giá tác động của chính sách tài khoá:
• Tăng đầu tư chính phủ thực tế được
tài trợ bằng thâm hụt ngân sách (phi tiền tệ)
• Tăng đầu tư chính phủ thực tế được
tài trợ bằng thuế (một phần)
• Tăng tỷ lệ gánh nặng thuế (trong nước)
Tăng đầu tư chính phủ khoảng 1% GDP
sẽ làm GDP tăng 0,8% trong hai năm đầu và
0,5% trong năm thứ ba. Tuy nhiên, GDP cao
hơn sẽ đi kèm với giá cao hơn (Chỉ số giảm
phát GDP), tăng khoảng 0,5-0,6% trong năm
thứ ba và năm thứ tư (Kịch bản 4).
Tác động của chính sách tài khoá tại
Việt Nam nhỏ hơn so với mức ước lượng
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 42
cho các quốc gia khác. Điều này có thể do
tiêu dùng cận biên tương đối nhỏ và xu
hướng nhập khẩu tương đối lớn (điều có thể
dẫn đến M2 giảm).
• Trong khi GDP tăng khoảng 0,8%
trong hai năm đầu, nhập khẩu thực tế tăng
cao hơn 1,5%. Kết quả là, cán cân tài khoản
vãng lai xấu đi 0,6-0,9% GDP trong 3 năm
đầu tiên, khiến M2 giảm 1,8-2,3%. Nếu mô
phỏng chính sách tài khoá có thực hiện biện
pháp vô hiệu hoá, tác động của chính sách
tài khoá có thể sẽ lớn hơn mức mô phỏng.
• Tác động tiêu cực đến cân đối ngân
sách của chính phủ duy trì ở mức 0,4-0,65%
GDP do ngân sách chính phủ chỉ tài trợ một
phần cho đầu tư chính phủ (43,6% trong
năm 2000). Trong năm thứ hai, tác động
đến cân đối ngân sách thậm chí là tích cực
nhờ nguồn thu thuế tăng.
Kịch bản 4: Tích luỹ vốn cố định của Chính phủ tăng khoảng 1% GDP danh nghĩa của năm 2000
% khác biệt so với kết quả cơ sở
Năm GB** TX** M2 IL GDP IG IGN P CA*
2000 -0,373 0,155 -0,996 0,200 0,762 6,889 7,198 -0,014 -0,751
2001 0,037 0,609 -1,792 0,083 0,799 6,234 6,926 0,156 -0,880
2002 -0,287 0,212 -2,314 0,115 0,505 5,526 5,898 0,530 -0,622
2003 -0,557 -0,026 -2,161 0,177 0,154 5,404 5,806 0,582 -0,284
2004 -0,655 -0,105 -1,781 0,027 0,054 5,182 5,505 0,397 -0,124
2005 -0,542 0,011 -1,561 -0,087 0,134 4,732 4,966 0,191 -0,206
Ghi chú: * tỷ lệ theo GDP$; ** tỷ lệ theo GDPN.
Kịch bản 5 khác với Kịch bản 4 ở chỗ
gánh nặng tài chính của Chính phủ (một
phần trong tổng đầu tư) được bù đắp bằng
việc tăng thuế nội địa. Vì tác động tiêu cực
của việc tăng thuế tới tăng trưởng kinh tế, tác
động tổng thể đến GDP sẽ nhỏ hơn so với
Kịch bản 4. Tương tự là tác động đến giá,
cán cân tài khoản vãng lai và M2. Trong hai
năm đầu tiên, GDP tăng 0,7% trong khi giá
tăng 0,5% trong năm thứ 3 và năm thứ 4.
Mặc khác, cán cân ngân sách của
chính phủ được cải thiện trong suốt ba năm
đầu tiên (đặc biệt trong năm thứ hai) trước
khi xấu đi.
Kịch bản 5: Gánh nặng tài trợ cho đầu tư của chính phủ được bù đắp bằng việc tăng
thuế nội địa
% khác biệt so với kết quả cơ sở
GB** TX** M2 IL GDP IG IGN P CA*
2000 0,090 0,582 -0,921 0,186 0,708 6,834 7,134 -0,013 -0,694
2001 0,467 0,962 -1,627 0,069 0,714 6,160 6,822 0,145 -0,786
2002 0,133 0,534 -2,056 0,100 0,428 5,465 5,791 0,488 -0,525
2003 -0,149 0,274 -1,878 0,160 0,116 5,356 5,709 0,520 -0,220
2004 -0,264 0,173 -1,531 0,018 0,043 5,149 5,433 0,341 -0,094
2005 -0,197 0,248 -1,350 -0,084 0,127 4,710 4,918 0,159 -0,186
Ghi chú: * tỷ lệ theo GDP$; ** tỷ lệ theo GDPN
chuyªn san dù b¸o 43
* Tác động của việc can thiệp xác
định Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng
có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế vĩ
mô Việt Nam do mức độ phụ thuộc cao vào
thương mại quốc tế. Tỷ giá hối đoái đặc biệt
ảnh hưởng đến xuất và nhập khẩu thông
qua sự thay đổi mức giá tương đối giữa giá
Việt Nam và giá thế giới. Tỷ giá hối đoái
cũng tác động trực tiếp đến giá trong nước
do chi phí nhập khẩu được tính theo đồng
Việt Nam thay đổi.
Can thiệp của Ngân hàng trung ương
nhằm giảm giá đồng tiền Việt Nam 3%
(trong thực tế là 4,4%) sẽ dẫn đến việc GDP
tăng thêm tương ứng 0,7% và 0,5% trong
năm thứ hai và năm thứ ba. Giá tăng 3%
vào năm thứ hai và tăng 3,5-3,7% trong các
năm sau đó.
Cán cân tài khoản vãng lai được cải
thiện từ năm thứ hai với mức 0,3-0,45%
GDP (ngoại trừ năm thứ ba) – Kịch bản 6
• Tác động tích cực của việc tiền đồng
giảm giá đến xuất khẩu thực tế khá bị hạn
chế trong năm đầu tiên. Xuất khẩu tính theo
đồng USD danh nghĩa sẽ thấp hơn so với
trong kết quả cơ sở (ngoại trừ năm đầu
tiên). Điều này là do độ co giãn của xuất
khẩu thực tế (X$O) với giá xuất khẩu đơn vị
(PXO) nhỏ hơn 1 (giá trị tuyệt đối).
• Tác động tích cực đến GDP và cán
cân tài khoản vãng lai chủ yếu là do nhập
khẩu giảm hơn là tăng xuất khẩu, ngoại trừ
năm đầu tiên.
• Tỷ giá hối đoái thực tế (EX/P) giảm ở
mức 2,7% (3,4% trong trường hợp EX/PMZ)
trong năm đầu tiên, nhưng mức giảm sẽ
thấp hơn sau đó (1-1,2% trong trường hợp
EX/PMZ) do sự điều chỉnh nhanh chóng của
giá trong nước.
Kịch bản 6: Tỷ giá hối đoái từ năm 2000 tăng 3% mức của năm 2000
% khác biệt so với kết quả cơ sở
obs EX X$ PXO X$N M$ CA* GDP P
2000 4,441 1,572 -2,290 0,089 -0,451 0,041 0,282 1,713
2001 4,971 -0,255 -0,206 -0,384 -1,273 0,304 0,721 3,048
2002 5,315 0,365 -0,857 -0,247 -0,534 0,013 0,495 3,468
2003 5,358 0,173 -0,506 -0,201 -1,014 0,463 0,256 3,666
2004 5,288 0,382 -0,647 -0,105 -0,854 0,433 0,264 3,551
2005 5,281 0,438 -0,606 -0,043 -0,567 0,279 0,420 3,453
Ghi chú * tỷ lệ theo GDP$.
5. Đánh giá và nhiệm vụ trong thời
gian tới
Mô hình được đánh giá là có tính hữu
dụng trong thực tế. Như đã đề cập ở trên,
kết quả trong thực tế tốt hơn so với mong
đợi ban đầu do thiếu số liệu tin cậy. Mô hình
có thể được sử dụng cho mục đích dự báo
ngắn và trung hạn. Trong việc dự báo, tính
hữu dụng của mô hình thể hiện ở việc phân
tích và so sánh các kịch bản khác nhau, hơn
là đưa ra một bộ số liệu dự báo. Tuy nhiên,
vẫn còn nhiều việc cần thực hiện để cải tiến
mô hình.
Nâng cao chất lượng số liệu
Một mô hình tốt chỉ có thể được xây
dựng với các số liệu có chất lượng tốt. Cải
thiện chất lượng số liệu là trách nhiệm của
cơ quan sản xuất số liệu. Tuy nhiên, một số
(tiếp theo trang 58)
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 58
Bảng 2: Kết quả dự báo quý
Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Phương pháp
dự báo
Quý Giá trị
thực tế
Kết quả
dự báo
1 GDP Tỷ đồng GQĐH 1 88273 106896
2 120226 140547
3 115706 146875
2 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD GQĐH 1 10565,4 10725,1
2 11974,5 11675,2
3 12319,1 12126,7
3 Kim ngạch xuất khẩu khu vực
kinh tế trong nước
Triệu USD GQĐH 1 4639,2 4557,4
2 5230,2 4909,8
3 5299,9 5146,2
4 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Triệu USD GQĐH 1 1597,7 1530,0
2 1892,6 1666,6
3 2199,7 1885,8
Các kết quả dự báo cho số liệu quý cũng tỏ ra tương đối sát với thực tế. Nếu sử dụng
kết quả dự báo khoảng và sử dụng các kết quả đó một cách hợp lý chắc chắn sẽ hữu ích
cho công tác chỉ đạo thực tế của các cơ quan Nhà nước■
MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG VĨ MÔ (VN-MACRO) TẠI TRUNG TÂM... (tiếp theo trang 43)
số liệu được sử dụng trong mô hình được
tính toán từ những số liệu để chạy mô hình
cần tính toán lại các chỉ tiêu trên dựa vào
những số liệu có liên quan khác nên chất
lượng các mô hình có hạn chế. Ngoài ra,
các mô hình xây dựng theo chuỗi thời gian
chỉ thu thập được trong thời kỳ ngắn, phần
lớn từ 1993 tới nay sẵn có, ví dụ như chỉ
tiêu Tích luỹ vốn cố định của tư nhân và
chính phủ (IP và IG). Những số liệu mới
cũng được tạo ra nhằm điều hoà sự không
tương thích về mặt số liệu, ví dụ như số liệu
về giá đơn vị và lượng hàng hóa xuất khẩu
(không bao gồm dầu mỏ, gạo và cà phê)
(PXO và X$O). Theo đó, cần kiểm tra và thu
thập những chuỗi số liệu đáng tin cậy hơn.
Ngoài ra, có thể sử dụng cách phân loại
hàng hóa xuất khẩu khác.
Mở rộng mô hình
Mô hình có thể được mở rộng với việc
bổ sung vào các khối mô hình. Khối tiền tệ
có thể được mở rộng để bao gồm những chỉ
tiêu trong các bản báo cáo chính của Ngân
hàng trung ương và các ngân hàng thương
mại. Có thể bổ sung chỉ tiêu về tiền gửi (tiền
gửi theo yêu cầu và tiền gửi có kỳ hạn, tiền
gửi tiết kiệm; tiền gửi bằng tiền đồng và
ngoại tệ) và các khoản vay nếu số liệu về lãi
suất là sẵn có. Với mô hình như vậy, lãi suất
sẽ được quyết định bởi nhiều biến số hơn
so với mô hình hiện nay. Và tác động của
các công cụ chính sách tiền tệ sẽ được
đánh giá tốt hơn.
Mô hình cũng có thể được mở rộng với việc
chi tiết hoá thu ngân sách của chính phủ
bao gồm các khoản mục thuế chính như
thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế nhập
khẩu - những biến số này bị tác động khác
nhau mặc dù đều bị tác động mạnh bởi tình
trạng của nền kinh tế ■
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_hinh_kinh_tu_luong_vy_mo_vn_macro_tai_trung_tam_thong_tin.pdf