Mô hình luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam

Kết luận: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là một công việc lâu dài, thể hiện chức năng kinh tế của Nhà nước, do đó, Nhà nước cần phải đặc biệt quan tâm. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được xây dựng theo nhiều mô hình khác nhau. Có mô hình luật chung, có mô hình luật cụ thể. Việc lựa chọn mô hình nào không phải là tùy tiện mà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể của mỗi quốc gia tại mỗi thời kỳ lịch sử và nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác, trong đó có mô hình của luật về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (luật chung hay luật cụ thể). Việc ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo mô hình luật chung là một quyết định đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội cũng như trình độ lập pháp của Nhà nước ta hiện nay. Với tư cách là luật chung, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ quy định những vấn đề cơ bản nhất, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, ổn định cho việc triển khai trên thực tế công tác hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Luật Hỗ trợ DNNVV đã chứa đựng nhiều quy định thể hiện được đây là luật chung chứ không phải là luật cụ thể. Tuy nhiên, vẫn còn một vài hạn chế cần được khắc phục như đã trình bày ở trên./

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 22 MÔ HÌNH LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM Dương Đăng Huệ1 Tóm tắtt: Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 14 đã thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình cao với nội dung của Luật thì vẫn còn không ít ý kiến cho rằng, Luật còn có nhiều quy định có nội dung chung chung, mang tính nguyên tắc, nặng về đường lối, chính sách mà không có các biện pháp hỗ trợ cụ thể về những vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm như hỗ trợ về thuế, về tín dụng, về mặt bằng sản xuất, kinh doanh... Chính vì vậy, có người, đặc biệt là các doanh nhân còn cho rằng họ không cần đến Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa2. Vậy tại sao Quốc hội lại quyết định ban hành một đạo luật trong đó không ghi nhận những hình thức, mức độ hỗ trợ cụ thể, đầy đủ như giới DNNVVmong muốn ? mà lại chỉ ghi nhận những vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa? Bài viết này nhằm góp phần đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi nêu trên. Từ khóa: Mô hình Luật; Luật chung; Luật cụ thể; Chính sách hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ; Nội dung hỗ trợ; Chương trình hỗ trợ; các yếu tố ảnh hưởng. Nhận bài: 01/08/2017; Hoàn thành biên tập: 15/8/2017; Duyệt đăng: 05/9/2017 Abstract: In the 3rd session, the XIV National Assembly has approved the Law on Supporting SMEs. Besides many opinions highly ageeing with content of the Law, there have been some opposing opinions stating that the Law has many regulations with general contents, principle characteristics, focusing on guideline, policy without specific supporting method on issues which enterprises are interested such as tax, fund, producing place, doing business.. Therefore, there are persons especially businesspersons think that they don’t need the Law on supporting SMEs. So, why the National Assembly decides to issue a law that does not recognize what the SMES expect including forms, certain and comprehensivelevel of supporting?while recoginize basic isssues with principle characteristics on supporting policy for the SMEs ? This article aims to provide answers to those above questions. Keywords: Model of Law; general Law; specific Law, Supporting policy, objects of supporting; content of supporting; Supporting program; governing factors. Date of receiving: 01/08/2017; Date of editing: 15/8/2017; Date of publish approval: 05/9/2017 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung của một đạo luật Pháp luật từ cuộc sống mà ra, là cái phản ánh hiện thực khách quan của một xã hội, một Nhà nước cụ thể. Do đó, yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất, tác động đến nội dung của pháp luật nói chung và một đạo luật cụ thể nói riêng chính là trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của một quốc gia cụ thể. Điều này giải thích tại sao các nước có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau thì có các quy định pháp luật khác nhau về cùng một vấn đề; tại sao trong cùng một quốc gia nhưng ở các giai đoạn phát triển khác nhau thì quy định pháp luật về cùng một vấn đề cũng không thể giống nhau. 1 Phó Giáo sư - Tiến sĩ, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Tư vấn pháp luật và Bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp, Bộ Tư Pháp. 2 Ví dụ: ngày 10 tháng 3 năm 2017, Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp Bộ Tư pháp phối hợp với Công ty Luật Vietthink tổ chức 01 Hội thảo khoa học để các doanh nghiệp góp ý về Dự thảo Luật này. Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 23 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội là yếu tố cơ bản nhưng không phải là yếu tố duy nhất quyết định nội dung của pháp luật. Ngoài yếu tố này còn có nhiều yếu tố khác mà trước hết phải kể đến là vị trí của đạo luật đó trong một lĩnh vực pháp luật nhất định (là luật chung hay luật chuyên ngành). Nói cách khác, việc xây dựng nội dung cụ thể, chi tiết hay một cách chung nhất của một đạo luật không phải là việc làm tùy tiện, nhà lập pháp không phải muốn thế nào cũng được mà phải xuất phát từ vị trí, vai trò của đạo luật đó. Nếu Nhà nước muốn xây dựng một đạo luật nào đó là luật chung, luật mẹ, luật gốc thì chắc chắn nội dung của nó sẽ không thể cụ thể, chi tiết được và ngược lại, nếu Nhà nước muốn xây dựng một đạo luật chuyên ngành thì chắc chắn nội dung của nó không thể chung chung, mang tính nguyên tắc được. 2. Xác định mô hình Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng đây là luật chung, luật gốc, luật cơ bản là một quyết định đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay của Nhà nước ta Xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không phải là công việc riêng có của Nhà nước ta. Các nước tư bản đã thực hiện công việc này từ hơn 60 năm nay và Hoa Kỳ là quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực này từ năm 19533. Trên thế giới đã có nhiều mô hình về Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có nhiều nước xây dựng Luật này như một luật chung, luật gốc, luật cơ bản, trong đó quy định những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên cơ sở các quy định nền tảng của Luật này, các luật chuyên ngành sẽ lần lượt được ban hành để quy định những hình thức, biện pháp hỗ trợ của Nhà nước trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể như Luật hỗ trợ tài chính, Luật bảo lãnh tín dụng, Luật thúc đẩy hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp lớn, Luật khuyến khích đầu tư Ví dụ: Ở Hàn Quốc, ngoài luật chung về hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có 18 luật khác có liên quan về vấn đề này. Ngoài luật cơ bản, Nhật Bản có gần 20 luật khác có liên quan đến việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngày 25/7/2007, Cộng hòa Liên bang Nga cũng đã ban hành Luật số 209 có tên gọi là “Luật về phát triển kinh doanh nhỏ và vừa ở Cộng hòa Liên bang Nga”. Cũng có nước ban hành luật chi tiết, trong đó quy định chính sách, biện pháp cụ thể để hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Hoa Kỳ, các nước trong EU). Vậy Việt Nam nên xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo mô hình nào? Đây là vấn đề đầu tiên mà nhà lập pháp Việt Nam (Quốc hội) phải xác định vì mô hình của đạo luật (luật chung hay luật cụ thể) sẽ quyết định nội dung và nhiều vấn đề khác có liên quan đến chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua nghiên cứu Luật Hỗ trợ DNNVV cho thấy, Luật này đã được xây dựng trên quan điểm, đây không phải là luật chi tiết (luật quy định cụ thể các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa) mà là luật chung, luật cơ bản, luật gốc (luật quy định về những vấn đề cơ bản liên quan đến chính sách hỗ trợ để tạo cơ sở pháp lý vững chắc và ổn định cho việc tiếp tục ghi nhận và triển khai các biện pháp hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp nhỏ và vừa). Theo tôi, quan điểm này của Quốc hội là đúng vì các lý do sau đây: Thứ nhất, quan điểm (cách làm) này là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay của Nhà nước ta. Đây là lần đầu tiên Nhà nước ta 3 Năm 1963, Nhật Bản đã ban hành Luật cơ bản về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; năm 1966, Hàn Quốc thông qua luật khung về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; năm 1995, Indonesia ban hành Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa; năm 1995, Malaysia ban hành Luật Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; năm 2000, Thái Lan ban hành Luật Xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa; năm 1995, Myanmar ban hành Luật Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; năm 2003, Trung Quốc ban hành Luật Xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa; năm 2007, Cộng hòa Liên bang Nga ban hành Luật Phát triển kinh doanh nhỏ và vừa 24 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì vậy, hiện nay, chúng ta có rất ít kinh nghiệm trong việc xử lý các vấn đề phát sinh. Nhiều vấn đề liên quan đến nội dung, hình thức, biện pháp hỗ trợ chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo, có cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc, do đó, nếu đưa ngay vào luật thì các quy định về các vấn đề đó sẽ khó bảo đảm được tính hợp lý, tính khả thi. Ví dụ như vấn đề hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực tư vấn pháp luật. Tại Dự thảo trình Quốc hội trong kỳ họp thứ 2, đã có quy định, theo đó Nhà nước sẽ giảm tối đa 50% phí tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nay, Quốc Hội đã bỏ quy định này với lý do chúng ta chưa có cơ sở để tính toán là Nhà nước sẽ phải chi ra bao nhiêu tiền cho việc triển khai thi hành biện pháp hỗ trợ. Vì vậy, cách tốt nhất hiện nay là không nên quy định cụ thể mức giảm là bao nhiêu trong Luật mà nên để các luật chuyên ngành sau này quy định trên cơ sở đã tính toán một cách khoa học các hệ quả về mặt tài chính của quy định này. Vấn đề về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cũng vậy. Nếu như trước đây có Dự thảo Luật đã từng quy định: “Nhà nước hỗ trợ tối đa 50% kinh phí đào tạo khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, đào tạo chuyên sâu và các nội dung khác theo nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hiệp hội đề xuất trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn” (khoản 2 Điều 17 Dự thảo 8). Nay quy định cụ thể này cũng không còn nữa. Điều 15 Luật Hỗ trợ DNNVV chỉ quy định về những lĩnh vực đào tạo được Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà không quy định cụ thể mức hỗ trợ là bao nhiêu như trong các Dự thảo trước. Đây là cách làm hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội - pháp lý của chúng ta hiện nay vì nếu chưa tính toán kỹ hệ quả về mặt tài chính của các quy định nêu trên mà đã quy định ngay trong Luật thì chắc chắn sẽ làm thâm hụt Ngân sách Nhà nước, qua đó sẽ tác động xấu đến việc giải quyết các vấn đề quốc kế, dân sinh bức xúc khác mà Nhà nước ta đang phải đối mặt. Tóm lại, luật này phải là luật chung, luật cơ bản vì mục tiêu của nó là xác lập cơ sở pháp lý lâu dài, cơ bản, ổn định, có tính nguyên tắc để triển khai chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; chưa có các điều kiện kinh tế - xã hội - pháp lý cần thiết để Nhà nước ta có thể ban hành ngay từ bây giờ một luật chi tiết về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ hai, việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là chính sách lâu dài, có nội dung đa dạng, được thay đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ, do đó không nên cho rằng, Luật Hỗ trợ DNNVV là văn bản quy phạm pháp luật duy nhất quy định về chính sách, biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Trên thực tế, chúng ta đã có rất nhiều luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNNVV, vì vậy khi ban hành, sửa đổi, bổ sung các luật này thì Quốc hội có thể ghi nhận các cơ chế, chính sách, biện pháp hỗ trợ ngay trong các luật chuyên ngành đó. Các luật này không chỉ quy định các biện pháp hỗ trợ cụ thể mà còn xác định đầy đủ, cụ thể quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan liên quan trong việc triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ, cũng như cách thức, trình tự, thủ tục thực hiện chúng trong thực tiễn. Điều quan trọng là các quy định cụ thể về hỗ trợ trong các luật chuyên ngành phải phù hợp, không được trái với những nguyên tắc hỗ trợ đã được ghi nhận trong luật gốc, luật chung là Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với tư cách là luật chung, luật cơ bản thì Luật Hỗ trợ DNNVV đã giải quyết được những vấn đề gì? Theo tác giả, Luật này phải giải quyết được các vấn đề sau đây: Một là, ghi nhận việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là chính sách lớn, lâu dài, là công việc thuộc chức năng kinh tế không chỉ của Nhà nước Trung ương mà còn của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Việc ban hành một văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức Luật để thay thế Nghị định số 56/2009/NĐ-CP đã Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 25 thể hiện tầm quan trọng của công tác hỗ trợ cho DNNVV cũng như sự quan tâm to lớn của Nhà nước ta đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp này. Hai là, làm rõ doanh nghiệp nào được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tức là quy định các điều kiện mà một doanh nghiệp cần đáp ứng để được coi là đối tượng áp dụng của Luật Hỗ trợ DNNVV (Điều 2); Ba là, xác định rõ nội dung, hình thức, biện pháp hỗ trợ. Luật này đã xác định 7 nhóm hỗ trợ bao gồm: hỗ trợ tiếp cận tín dụng; hỗ trợ thuế, kế toán; hỗ trợ mặt bằng sản xuất; hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; hỗ trợ mở rộng thị trường; hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. Bốn là, tạo cơ sở pháp lý để triển khai các công cụ hỗ trợ khác, trong đó có các chương trình hỗ trợ theo mục tiêu. Năm là, phân định trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp của các cơ quan Nhà nước có liên quan ở Trung ương và địa phương cũng như của các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc coi Luật Hỗ trợ DNNVV là luật chung nhưng điều đó không có nghĩa là mọi vấn đề trong luật này đều được quy định một cách chung chung. Trong Luật cũng có không ít quy định cụ thể. Chỉ có điều, do Luật này phải giải quyết những vấn đề lớn liên quan đến chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nhiều người có cảm giác rằng, các quy định trong luật là chung chung mà không có tính cụ thể. Ngược lại, Luật này vẫn có nhiều quy định mang tính cụ thể nhưng cụ thể ở tầm chính sách, quan điểm lớn, tầm vĩ mô. Tính cụ thể của luật được thể hiện ở việc luật này đã quy định về các vấn đề sau đây: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là chính sách lớn, lâu dài của Nhà nước ta; Phải có ngân sách riêng dành cho việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Điều 6); Những nguyên tắc cơ bản mà công tác hỗ trợ phải tuân thủ (Điều 5); Các đối tượng được Nhà nước hỗ trợ (Điều 2); Nội dung hỗ trợ; Các công cụ thực hiện việc hỗ trợ (pháp luật, các chương trình hỗ trợ theo mục tiêu). 3. Một số hạn chế của Luật Hỗ trợ DNNVV với tư cách là luật chung Như đã trình bày ở trên, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ta phải là luật chung, luật cơ bản mà không phải là luật chi tiết về các biện pháp hỗ trợ. Hỗ trợ cái gì và hỗ trợ như thế nào là công việc của các luật chuyên ngành và các chương trình hỗ trợ mà không thể là công việc của luật này. Đó là quan điểm đúng mà Quốc Hội đã lựa chọn và quán triệt một cách nhất quán trong quá trình xem xét, thông qua Luật. Tuy nhiên, theo tôi, Luật Hỗ trự DNNVV vẫn chưa thể hiện được một cách đầy đủ vai trò là luật chung của mình vì còn có một số hạn chế sau đây: Thứ nhất, Luật chưa quy định về chương trình hỗ trợ với tư cách là một công cụ (hình thức) thực hiện chính sách hỗ trợ rất hữu hiệu, vốn không chỉ rất phổ biến ở các nước mà còn đã và đang tồn tại và phát huy hiệu quả ở nước ta trong thời gian qua. Như đã trình bày ở trên, có 3 công cụ phổ biến được sử dụng để ghi nhận và triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đó là: (1) Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; (2) Các luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật; (3) Các chương trình hỗ trợ theo mục tiêu. Đối với công cụ thứ nhất và thứ hai thì Luật đã làm rõ, nhưng đối với công cụ thứ ba thì hầu như chưa có quy định cụ thể nào. Vậy thử hỏi, khi muốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua (bằng) các chương trình hỗ trợ cụ thể thì các cơ quan nhà nước có liên quan sẽ dựa vào quy định pháp luật nào để thực hiện? Trong Luật không có quy định nào về các vấn đề liên quan đến công cụhỗ trợ này như: Thế nào là chương trình hỗ trợ? Cơ quan nào có quyền đưa ra sáng kiến xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ? 26 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP Nội dung của một chương trình hỗ trợ là gì? Chương trình cần phải được xin ý kiến của cơ quan nào? Cơ quan nào có quyền quyết định (phê duyệt) chương trình đó? Việc kiểm tra, đánh giá kết quả chương trình được thực hiện ra sao? Và nhiều vấn đề khác có liên quan. Tóm lại, với tư cách là luật chung thì luật này phải quy định về cơ chế hình thành, thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện một chương trình hỗ trợ cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý không thể thiếu để thực hiện công cụ quan trọng thứ 3 mà tôi vừa nêu ở trên. Rất tiếc là, cơ chế pháp lý này đã từng có trong Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 (Điều 19 và Điều 20) nhưng sau đó đã bị loại bỏ. Thứ hai, còn có một số quy định không phù hợp với mục đích ban hành Luật này. Cụ thể là tại khoản 5 Điều 5 Luật Hỗ trợ DNNVV đã có quy định: “Trường hợp DNNVV cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì ưu tiên chọn DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ hơn”. Hạn chế của quy định này thể hiện ở chỗ: Một là, quy định như vậy là trái với mục đích, chức năng của Luật này. Luật này quy định về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên một căn cứ duy nhất là quy mô kinh doanh (quy mô vốn, lao động, doanh thu) chứ không phải căn cứ vào các yếu tố khác như giới tính của người làm chủ doanh nghiệp, địa bàn hoạt động, ngành, nghề kinh doanh. Hai là, đưa yếu tố nữ giới vào Luật thì sẽ gây nên sự bất bình đẳng không đáng có. Sẽ có câu hỏi đặt ra là tại sao ưu tiên về giới mà lại không ưu tiên cho các đối tượng khác cũng là các đối tượng rất đáng được tôn trọng và khuyến khích kinh doanh hiện nay như: người tàn tật, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số Thứ ba, thiếu định nghĩa về một khái niệm rất cơ bản, then chốt, đặc trưng của Luật Hỗ trợ DNNVV là khái niệm “hỗ trợ”. Cũng như các Luật mới khác, Luật Hỗ trợ DNNVV đã có một điều định nghĩa các khái niệm (Điều 3). Đây là việc làm rất cần thiết vì khoa học pháp lý và các khoa học chuyên ngành khác của nước ta chưa phát triển, dẫn đến hiện tượng là, về cùng một khái niệm, thuật ngữ nhưng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: Do đó, trong Luật cần có định nghĩa để chính thức hóa, nhà nước hóa cách hiểu về khái niệm đó. Nhiều khái niệm, thuật ngữ có tính chất chuyên ngành đặc trưng cho công tác hỗ trợ DNNVV đã được định nghĩa tại Điều 3. Tuy nhiên, có một khái niệm rất cơ bản, đó là khái niệm hỗ trợ thì lại không được định nghĩa. Ở các nước, ví dụ như Cộng hòa Liên bang Nga trong Luật phát triển kinh doanh nhỏ và vừa ban hành năm 2007 đã dành một điều luật để định nghĩa các khái niệm và khái niệm đầu tiên được định nghĩa chính là khái niệm “hỗ trợ”. Vì vậy, sự thiếu vắng định nghĩa về khái niệm này có thể được coi là một hạn chế của Luật Hỗ trợ DNNVV của nước ta. Kết luận: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là một công việc lâu dài, thể hiện chức năng kinh tế của Nhà nước, do đó, Nhà nước cần phải đặc biệt quan tâm. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được xây dựng theo nhiều mô hình khác nhau. Có mô hình luật chung, có mô hình luật cụ thể. Việc lựa chọn mô hình nào không phải là tùy tiện mà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể của mỗi quốc gia tại mỗi thời kỳ lịch sử và nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác, trong đó có mô hình của luật về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (luật chung hay luật cụ thể). Việc ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo mô hình luật chung là một quyết định đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội cũng như trình độ lập pháp của Nhà nước ta hiện nay. Với tư cách là luật chung, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ quy định những vấn đề cơ bản nhất, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, ổn định cho việc triển khai trên thực tế công tác hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Luật Hỗ trợ DNNVV đã chứa đựng nhiều quy định thể hiện được đây là luật chung chứ không phải là luật cụ thể. Tuy nhiên, vẫn còn một vài hạn chế cần được khắc phục như đã trình bày ở trên./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmo_hinh_luat_ho_tro_doanh_nghiep_nho_va_vua_cua_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan