Mô hình nhân cách người biên tập và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xuất bản nước ta hiện nay

. Mở đầu II. Nội dung 1. Khái niệm xuất bản. 2. Khái niệm xuất bản phẩm. 3. Hoạt động biên tập xuất bản. 4. Biên tập viên nhà xuất bản. 5. Mô hình nhân cách của biên tập viên. 6. Xây dựng ý thức nghề nghiệp của biên tập viên. 7. Thực trạng về biên tập viên ở nước ta hiện nay. 8. Phương hướng giải quyết. III. Kết luận

doc26 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình nhân cách người biên tập và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xuất bản nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà bản chất của nó là hoạt động truyền bá và sách khi đó được nhân bản để phát hành thì trở thành một sản phẩm quan trọng. Ngoài sách, xuất bản phẩm còn bao gồm văn hóa phẩm, báo chí, tranh ảnh, băng đĩa nhạc,… Luật Xuất bản 2004 định nghĩa: “Những tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học – công nghệ được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài và còn được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh trên các vật liệu và phương tiện kỹ thuật khác nhau. Tài theo quy định của luật nàybao gồm các tài liệu tuyên truyền, cổ động, hướng dẫn học tập thi hành Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hướng dẫn sản xuất; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; kỷ yếu hội thảo” . Hoạt động biên tập xuất bản Chắc chắn mỗi chúng ta dù không học về chuyên ngành biên tập đều đã từng nghe nói và có một số hiểu biết nhất định về công việc này. Chúng ta có thể phần nào hình dung được công việc biên tập xuất bản là gì và vai trò của nó trong đời sống xã hội. Biên tập là khâu công tác trung tâm, khâu quyết định số lượng, chất lượng của hoạt động xuất bản. Khâu biên tập cung cấp cho ta giá trị tinh thần làm nên giá trị sử dụng. Theo nghĩa rộng, biên tập là một hoạt động gồm việc tổ chức khai thác, lựa chọn các tác phẩm để in, để phát trong các chương trìnhphát thanh, truyền hình (để truyền thông); đồng thời góp phần tu chỉnh, sửa chữa, nâng cao chất lượng tác phẩm; kiểm tra những sai sót khi nhân bản; góp phần vào việc tu sửa tác phẩm. Với ý nghĩa này hoạt động biên tập xuất bản là khâu công tác quan trọng của mọi hoạt động truyền thông, của công tác báo chí, thông tin, tuyên truyền. Theo nghĩa hẹp, biên tập xuất bản là khái niệm chỉ hoạt động biên tập các xuất bản phẩm trong nhà xuất bản, chủ yếu là biên tập sách. Đó là công việc khai thác, lựa chọn, tổ chức bản thảo thành tác phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của xã hội. Như vậy biên tập xuất bản không bao gồm các hoạt động biên tập báo chí, điện ảnh, các chương trình biểu diễn nghệ thuật,… mặc dù nội hàm các hoạt động này về cơ bản là giống nhau. Biên tập viên Biên tập viên là người hoạt động(công tác) trong các nhà xuất bản, chuyên làm việc với tác phẩm, tham gia quá trình sửa chữa, gia công, làm cho tác phẩm trở nên hoàn thiện hơn, có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội về giá trị tinh thần là sách. Biên tập viên đảm nhận khâu xây dựng chiếc cầu nối tác giả và độc giả, đưa đứa con tinh thần của họ và tác giả tới tay của người đọc, làm giàu cho vốn kiến thức và văn hóa của con người. Trách nhiệm của đội ngũ biên tập vô cùng quan trọng, quyết định toàn bộ sự thịnh suy của hệ thống ngành xuất bản. Nếu không có những biên tập viên thì không thể có những xuất bản phẩm chất lượng tung ra thị trường, mang tri thức văn hoá đến với nhân dân. 5. Mô hình nhân cách của biên tập viên Bất cứ một công việc gì cũng đòi hỏi rất khắt khe về mô hình nhân cách người làm công việc đó. Ví dụ: một chiến sĩ công an thì cần có các phẩm chất: Trung với Đảng, hiếu với dân. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua. Luôn làm tròn trách nhiệm của người gìn giữ an ninh trật tự cho xã hội; một nhà báo thì phải trung thực với nghề nghiệp và chịu trách nhiệm về thông tin mà mình đưa ra, tận tụy thực hiện những mục tiêu về truyền thông, giúp nhân dân nắm bắt những tin tức nóng hổi và xác thực phục vụ cho cuộc sống hàng ngày,… Nghề của chúng ta cũng không nằm ngoại lệ và có thể nói là có những yêu cầu khắt khe hơn vì đây là một nghề hết sức nhạy cảm, liên quan đến mọi mặt của xã hội cả về kinh tế và văn hoá, tinh thần. Biên tập viên không đồng nghĩa với việc một viên chức ăn lương nhà nước, quen thói đi làm ngày 8 tiếng, tác phong làm việc xong là đi về, sau thời gian làm việc ở nhà xuất bản là hết trách nhiệm với trang sách, để chúng lùi lại phía sau. Thử tưởng tượng nếu một cuốn sách về chính trị, khoa học hay tâm linh được biên tập một cách không kỹ càng, nhiều sai sót và tung ra thị trường tới tay người đọc thì nó sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực tới mức nào? Rất có thể nó sẽ làm rối loạn xã hội, hay nghiêm trọng hơn là làm sai lệch cả sự phát triển của đất nước, hay rộng hơn có thể ảnh hưởng tới hoà bình khu vực quốc tế. Như vậy ta có thể thấy được biên tập không chỉ là một hoạt động bình thường mà rất quan trọng, hoàn thiện nhân cách biên tập viên là một việc cấp thiết. a. Người biên tập xuất bản hiện nay trước hết phải thích ứng được với những yêu cầu của thời đại. Loài người đang bước sang thế kỷ XXI, đó là thế kỷ của văn minh, trí tuệ. Lực lượng sản xuất khoa học công nghệ phát triển chưa từng có, có thể đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng, phong phú về vật chất của con người. Ngành công nghiệp trí tuệ, công nghệ thông tin mang tính chất quốc tế cao đang trở thành trung tâm phát triển của các quốc gia hiện đại. Trí tuệ con người trở thành nguồn lực lớn, vô tận trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Thời đại mới cũng đang đòi hỏi gắn liền với mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hóa trong sự phát triển bền vững. Mục đích nhân văn chi phối mọi lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Do đó, mẫu người văn hóa trong thời hiện đại phải là con người có năng lực trí tuệ cao, toàn diện, được chuẩn bị cuộc sống trong một thế giới mang tính toàn cầu. Họ phải trở thành “một công dân của thế giới” trong cách nhìn, phạm vi hiểu biết và thông tin. Họ biết chắt lọc còn biết làm giàu cho nền văn hóa quê hương mình bằng những thành tựu quý giá của nhân loại. Thế giới quan, nhân sinh quan là hạt nhân của mọi mô hình nhân cách, là yếu tố cơ bản, đầu tiên trong cấu trúc nhân cách người biên tập, xuất bản. Trong thời đại hiện nay, thế giới quan khoa học và cách mạng nhất vẫn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Con người có trí tuệ là con người được soi sáng bởi thế giới quan đó. Nó tạo ra cho con người tự giác nhận thức và hành động theo quy luật khách quan, có niềm tin, có phương pháp tư duy và hành động đúng đắn. Trong thời sống văn hóa, xã hội, người biên tập là những người làm công tác tư tưởng văn hóa. Họ có chức năng truyền bá, giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan khoa học cho toàn xã hội. Muốn vậy bản thân họ trước hết phải “sáng mắt, sáng lòng”. Họ phải nắm vững và vận dụng được lý luận Mác –Lênin trong công tác tư tưởng. Họ nắm vững lý luận đó thì mới có thể truyền bá một cách chính xác, phát triển nó trên cơ sở tiếp thu những thành tựu khoa học mới, và bảo vệ được nó trước sự tấn công của kẻ thù tư tưởng. Trong thời đại hiện nay, mặc dù con người đã đạt tới trình độ khoa học công nghệ rất cao, song sự phát triển xã hội vẫn còn sự phân chia và áp bức giai cấp và tất yếu còn đấu tranh giai cấp. Bản thân chủ nghĩa tư bản hiện đại không thể tự điều chỉnh được các mâu thuẫn xã hội cơ bản trong sự phát triển không thể tự đổi mới để trở thành xã hội tương lai của nhân loại. Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa tất yếu sẽ thay thế hình thái tư bản chủ nghĩa bằng cách mạng xã hội xóa bỏ mọi sự áp bức giai cấp, dân tộc. Mọi thủ đoạn xóa nhòa ranh giới giai cấp, thủ tiêu cách mạng đều là sự dối trá bịp bợm, phi khoa học nhằm phủ nhận giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Bọn đế quốc, các học giả tư sản phản động hiện đang quy sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu vào thế giới quan mác xít, coi lý luận Mác-Lênin chỉ là ảo tưởng, phi khoa học. Bằng các thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, bọn đế quốc, các bọn giả tư sản phản động ra sức tấn công vào hệ tư tưởng Mác-Lênin, phê phán, phủ nhận tất cả thế giới quan duy vật biện chứng. Người biên tập xuất bản trong giai đoạn hiện nay phải kiên cường và chiến thắng trong cuộc đấu tranh tư tưởng đó. Muốn vậy, thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng của họ phải luôn luôn được phát triển và mài sắc. Công tác biên tập xuất bản là công tác tư tưởng chính trị, dĩ nhiên người biên tập phải có trình độ tự giác chính trị cao. Tuy nhiên, đặc điểm nghề nghiệp cũng đòi hỏi trình độ chính trị của người biên tập các yêu cầu đặc biệt. Họ phải nắm vững lý luận Mác-Lênin, đường lối chính sách của Đảng trong mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý luận chung và sự biểu hiện sinh động, đặc thù của nó trong công việc, trong đời sống hàng ngày. Người biên tập phải biết xác định, phát hiện một cách chính xác những quan điểm chính trị trong các trang sách ở các dạng biểu hiện khác nhau, trong thể loại tác phẩm mà mình biên tập. Người biên tập là người biết bảo vệ một cách kiên quyết những lập trường, quan điểm đúng đắn, đồng thời biết đấu tranh để thuyết phục tác giả, hướng dẫn bạn đọc. Như vậy, đối với người tập xuất bản hiện nay, trình độ cao về chính trị, tư tưởng không những đòi hỏi họ phải đọc nhiều để nắm vững các di sản lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, mà còn phải am hiểu và có những kinh nghiệm thực tiễn cách mạng. Chính những mặt hiểu biết đó tạo thành sự nhạy cảm chính trị, bản lĩnh chính trị của người biên tập trong hoạt động xuất bản. Trong lĩnh vực sách thì sự nhạy cảm trước những diễn biến chính trị trong nước cũng như quốc tế và sự chuẩn xác trong khâu biên tập sách lúc nào cũng phải được đặt ra. Điều này các phương tiện thông tin đại chúng đã khá nhiều lần đề cập và lên tiếng cảnh báo. Một nghệ sĩ biên tạp phải có bản lĩnh chính trị tương đối vững vàng, chuyên sâu về một học thuật chuyên môn nào đó để có thể hiểu được, thẩm định được giá trị nội dung và hình thức của một bản thảo mà tác giả gửi gắm cho mình. b. Một ngôi sao bóng đá được mệnh danh là “nghệ sĩ sân cỏ” nhưng có cầu thủ chỉ dám nhận mình là “thợ” ghi bàn – một người thợ có năng khiếu đá bóng. Nghề biên tập càng phải có năng khiếu. Năng khiếu là tố chất, bẩm sinh, là cơ sở cho sự phát triển tài năng của một nghệ sĩ, biên tập viên. Quan niệm nghệ sĩ ở đây không phải là tác phong làm việc tài tử đọc duyệt bản thảo không kỹ, thậm chí không đọc, để lọt ra thị trường những ấn phẩm còn yếu kém về chất lượng. Người biên tập theo quan điểm truyền thống là những “bà đỡ” cho sự ra đời của tác phẩm văn hóa tinh thần. Hiện nay, thế giới cho rằng: coi biên tập viên là “bà đỡ” chưa nói hết đặc trưng nghề nghiệp của họ. Biên tập viên còn là người “chữa bệnh”, người “làm đẹp” cho bản thảo của tác giả. Biên tập viên là độc giả đầu tiên đọc bản thảo của tác giả. Họ phải thận trọng đọc từng câu, từng chữ trong bản thảo với thái độ nhiệt tình và trách nhiệm rất to lớn, chuẩn đoán những hạn chế của bản thảo, để “ kê thuốc đúng bệnh”, đưa ra những kiến nghị sửa chữa hợp lý và biết động viên tác giả sửa chữa. Diện mạo cuối cùng của một xuất bản phẩm, ở mức độ phổ biến nhất, đều là do tác giả và người biên tập cùng tạo dựng. Trong xã hội, mỗi loại sách là thành quả của các hoạt động khác nhau, thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Người biên tập muốn làm tốt chức trách của mình, phải am hiểu những tri thức chuyên môn khoa học đó. Yêu cầu của xã hội và đặc điểm nghề nghiệp đòi hỏi người biên tập phải là những nhà khoa học, có đủ khả năng thẩm định và góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm văn hoá khoa học. Tuy nhiên, yêu cầu về chuyên môn khoa học đối với nhân cách người biên tập có đặc thù khác với các nhà khoa học chuyên ngành. Trong hoạt động biên tập xuất bản, dù có đẩy chuyên môn cao đến đâu đi chăng nữa, cũng không thể có trường hợp mỗi biên tập viên chỉ đi sâu vào một thể loại sách về một chuyên ngành chuyên môn hẹp.Trong biên tập sách chính trị, văn nghệ hay khoa học kỹ thuật, mô hình biên tập viên đều như vậy. Nhu cầu của xã hội về sách vô cùng phong phú, đa dạng và tăng lên không ngừng. Nếu mỗi biên tập viên chỉ đi sâu vào một thể loại cụ thể của một chuyên ngành hẹp nào đó thì mỗi nhà xuất bản phải có đội ngũ biên tập viên lên tới hàng trăm, hàng nghìn người. Cuộc sống không cho phép điều đó. Song xã hội không cho phép xuất bản sách mà không qua tay người biên tập, không có sự gia công của biên tập viên. Ngoài những năng lực chuyên môn của bản thân, người biên tập còn có sự hỗ trợ đông đảo của các chuyên gia ngoài ngành xuất bản, những cộng tác viên thuộc các chuyên ngành khoa học ấy. Vì vậy, trình độ chuyên môn về một đề tài nào đó của người biên tập có thể không sâu bằng tác giả nhưng họ lại có tri thức khoa học tương đối rộng hơn, ngoài ra biên tập viên phải có những hiểu biết khác mà nhà khoa học chuyên ngành khác không có. Ví dụ để biên tập một cuốn sách văn chương, người biên tập không chỉ có kiến thức về văn chương mà còn phải hiểu rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Ngoài vốn tri thức văn học, ngôn ngữ của họ phải có vốn sống phong phú. Đặc biệt là, công việc biên tập đòi hỏi biên tập viên phải có khả năng cảm thụ thực tế, bao quát, phát hiện nhạy bén những vấn đề cần phải sửa chữa, một năng khiếu thẩm mỹ không tốt không chỉ phụ thuộc vào cá tính, sở thích riêng của mình, mà phải có những khả năng cảm thụ tiêu biểu của một số đông người đọc. Biên tập viên không thể giỏi hơn hay giỏi bằng tất cả các tác giả mà mình biên tập, song chí ít họ cũng phải có trình độ hiểu được tác giả, hiểu được cả đời sống, tính cách riêng và phong cách sáng tạo của họ, hiểu được những gì mà họ nói trong tác phẩm của mình, và cả những thông tin tường minh và hàm ý. Do vậy, đòi hỏi về mặt tri thức chuyên môn đối với những người biên tập là một đòi hỏi phải nâng cao và bổ sung không ngừng trong quá trình hoạt động thực tế, không chỉ căn cứ vào cái vốn ban đầu, học một học vị là đủ. Tất cả các nhà văn, nhà khoa học, các tác giả nói chung đều phải họ mới làm được. Song không phải cứ học xong một khóa học đại học là có thể có thể viết được sách, làm được nhà văn. Ngoài trình độ học vấn thì yếu tố không thể không nhắc đến là niềm đam mê đọc sách. Thật vậy, nếu bạn đam mê đọc thì bạn sẽ có một khả năng cảm thụ nhất định về nội dung của sách từ đó công việc biên tập sẽ dễ dàng hơn. Và cũng nên nhớ khi bạn vừa bắt đầu với sự nghiệp của người biên tập sách, bạn không nên ôm đồm mọi chủ đề. Bạn nên chọn cho mình một chủ đề là thế mạnh của bản thân như sách lịch sử, kinh doanh, làm vườn hay tiểu thuyết trinh thám. Hãy chọn một thứ khi khởi đầu và hoàn thiện bản thân trong lĩnh vực đó rồi bạn mới có thể phát triển sang lĩnh vực khác về sau. Tôi hoàn toàn đồng ý với điều này. Trong thực tế, một người biên tập tương lai như chúng tôi đều không tự hài lòng với những gì chúng tôi đã học trong trường mà luôn tìm kiếm những kiến thức để liên hệ với thực tế. Tôi coi kiến thức thầy cô trong trường là nền tảng cơ bản nhất để bắt đầu làm quen với kỹ năng của công việc và học hỏi thêm kiến thức ngoài xã hội nhằm hoàn thiện những lý thuyết mà thầy cô truyền dạy, cũng như lấy kinh nghiệm hoạt động trong ngành sau này. Có lẽ tôi tự thấy rằng mình cũng không hoàn toàn giỏi tất cả các lĩnh vực nhưng tôi sẽ cố gắng thật nhiều để làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình bằng cách học hỏi thêm nhiều kiến thức khoa học khác nhau. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh như hiện nay, nếu chúng ta chỉ lười biếng học tập một phút thôi thì cũng đủ để chúng ta tụt hậu rồi. Nhà bác học người Đức Charles Darwin(1809-1882) cũng đã nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Vì vậy yêu cầu thường xuyên cập nhật, nâng cao những kiến thức lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tế rất cần thiết với mọi người, nhất là người biên tập. Việc rèn luyện này không chỉ diễn ra trong và ngày, vài tháng hay vài năm mà nó thường xuyên diễn ra trong suốt cuộc đời. Chúng ta lớn lên cùng sự đổi thay của toàn xã hội nên kiến thức của chúng ta cũng phải tiến bộ cùng với nó. c. Bên cạnh mảng tri thức chuyên môn khoa học cần thiết cho việc biên tập mỗi loại sách, mô hình nhân cách người biên tập còn bao gồm mảng tri thức về nghiệp vụ biên tập. Có lẽ đây là phần kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất đối với những người muốn gắn bó với nghề xuất bản. Đây là kiến thức mang tính chất đặc thù do tính chất và đặc trưng hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi. Lý luận nghiệp vụ biên tập, theo quan điểm hiện nay là một loại khoa học đặc biệt. Đối tượng nghiên cứu của nó là đặc trưng, các quy luật, nguyên lý và phương pháp hoạt động biên tập. Nghiệp vụ biên tập, theo quan niệm của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, bao gồm các tri thức, năng lực về tổ chức bản thảo, sửa chữa và hoàn chỉnh bản thảo. Trong điều kiện kinh tế thị trường, bên cạnh những năng lực trên, nghề biên tập còn đòi hỏi năng lực tiếp thị, năng lực kinh doanh. Ở các nước tư bản phát triển, hoạt động biên tập nội dung và công việc xuất bản, phát hành sách hầu như khó có thể phân chia. Ở Nhật Bản, người ta coi việc tổ chức bản thảo là “hồn” của công tác biên tập. Người biên tập phải là những nhà hoạt động xã hội, người tổ chức có sức mạnh lớn nhất đối với đội ngũ tác giả, thạo nắm bắt những giá trị thông tin trên thị trường. Trên 50% lực lượng, thời gian người biên tập ở Nhật Bản dành cho việc điều tra thị trường. Mô hình người biên tập xuất bản trong nền kinh tế thị trường kiên quyết không phải là người “thợ chữ” suốt ngày chỉ cặm cụi ngồi bên bàn viết, mà họ phải là người “chạy” trên thị trường. Nước ta đang thực hiện cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động biên tập xuất bản không thể không bị tác động bởi quy luật giá trị, bởi tác động của thị trường sách báo. Ở phương diện nào đó, chúng ta thừa nhận sách báo là một loại hàng hóa đặc biệt, xuất bản hoạt động theo phương thức kinh doanh tự hạch toán. Tư duy kinh tế, năng lực kinh doanh là đòi hỏi tất yếu với người cán bộ biên tập mọi loại sách ở nước ta hiện nay. Những tri thức về kinh tế học nói chung, marketing và kinh tế thị trường nói riêng cũng đã trở thành một mảng cấu trúc không thể thiếu trong nhân cách người cán bộ biên tập hiện nay. Để đạt được hiệu quả lợi ích hóa – xã hội và lợi ích kinh tế, biên tập viên phải cố gắng nâng cao chất lượng xuất bản phẩm. Song chất lượng xuất bản phẩm tốt chưa chắc đã đạt lợi ích cao nếu không bán được, không đến được bạn đọc. Vì vậy, biên tập viên rất cần có ý thức và năng lực kinh doanh: biết tiếp thị, nắm vững nhu cầu và tình hình cung cầu xuất bản phẩm trên thị trường; biết xuất bản đúng lúc, biết tuyên truyền, khuyến mại, có biện pháp phát hành hàng loạt, phát hành xuất bản phẩm đến tận tay độc giả có nhu cầu. Trong cuốn “ Cẩm nang của các biên tập viên và các tác giả” (Gyurcsak Janos, Nhà xuất bản Osiris, Budapest 1996 – trang 258-259), một cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ biên tập viện và tác giả Hungary, cho thấy một quan điểm hợp lý về những nguyên tắc biên tập. Biên tập bản thảo là hoạt động phức tạp nhất, và cũng có lẽ là hoạt động đòi hỏi trách nhiệm cao nhất của một quá trình xuất bản! Một trong những nghịch lý của công việc biên tập là vấn đề trách nhiệm. Về mặt luật pháp, biên tập viên không chịu trách nhiệm về nội dung của sản phẩm in. Trách nhiệm ở đây, trước hết thuộc về tác giả, và ở một mức độ nhỏ hơn nhiều khi mang tính chất gián tiếp thuộc về nhà xuất bản.Tuy nhiên, chính sự khác biệt giữa một biên tập viên trung bình và một biên tập viên giỏi là ở chỗ biên tập viên giỏi nhất định phải có sự can thiệp vào nội dung bản thảo và như thế, vẫn có trách nhiệm ở một dòng nào đó khi tác phẩm được in. Cố nhiên, biên tập viên không bao giờ được thực hiện những sự thay đổi, những bổ sung về nội dung và những chỉnh sửa nếu không được sự biết đến của tác giả. Nhưng một biên tập viên, nếu muốn quan tâm đến những vấn đề về nội dung, đòi hỏi phải có sự hiểu biết trong các lĩnh vực mà tác giả đả động tới, cho dù có thể không ở mức như tác giả. Có điều một biên tập viên giỏi không chỉ suy nghĩ được trong bản thảo mà còn phải suy nghĩ được trong tác phẩm in, nghĩa là sau khi đọc bản thảo, trái với đa số các tác giả, biên tập viên phải có được hình dung về tác phẩm in hoàn chỉnh. Thông thường, các tác giả cũng nhận thức được điều này nên họ luôn gắn bó với một vài biên tập viên có tên tuổi. Cố nhiên, uy tín của biên tập viên - ở mọi nơi trên thế giới- kém xa so với tác giả. Và, cũng không thể trả lời được câu hỏi tại sao một biên tập viên xuất sắc lại “cam phận” biên tập viên mà không trở thành tác giả… Biên tập viên có vai trò môi giới giữa tác giả và độc giả, bởi lẽ đồng thời họ phải suy nghĩ bằng cái đầu của tác giả và độc giả, nghĩa là, họ cần hiểu tác giả thực chất muốn nói gì, mặc khác, cần giúp đỡ người đọc hiểu điều tác giả muốn nói. Trên tư cách người đầu tiên đọc bản thảo, biên tập viên truyền tải cho tác giả những nguyện vọng của các độc giả trong tương lai, vì thế, quan hệ mật thiết của tác giả và biên tập viên trong quá trình xuất bản là không thể thiếu được. Công việc khó ở chỗ biên tập viên như kẻ khiêu vũ mà bị trói tay: Chỉ có thể xuất phát từ dụng ý của tác giả, sự chỉnh sửa và thay đổi không thể vượt quá một giới hạn nhất định. Biên tập viên cần phải để ý tới chủ tâm của tác giả khi triển khai kết cấu của tác phẩm in, các đơn vị cấu trúc của phải phục vụ điều này. Nhưng giới hạn này có thể đến đâu? – không có lời giải đáp xác quyết cho vấn đề này. Trên cơ sở những điều đã nói ở trên, biên tập viên phải để ý đến những yếu tố sau: - Cấu trúc, trật tự sáng sủa của bản thảo. - Ngôn từ cô đọng và phong cách phù hợp của tác phẩm (thuật ngữ, các chữ viết tắt, chính tả, thư mục…). - Thống nhất các đơn vị cấu trúc (hệ tựa đề, mục lục) và loại trừ sự trùng lặp. - Gạt bỏ những lỗi logic còn sót lại trong cách diễn đạt. - Gạt bỏ những bất hợp lý và lỗi về ngôn từ và phong cách (đặc biệt, trong các tác phẩm nhiều người viết. - Sự chính xác và đúng đắn của những ghi chép, dẫn chứng. - Kiểm tra các tên tuổi và tựa đề trong tác phẩm và trong thư mục. - Kiểm tra sự hiện diện chính xác của các minh họa và những phần phụ (phụ lục, chú giải các tên họ, danh sách các thuật ngữ chuyên môn, bảng chỉ dẫn các đề mục và tên họ…). Biên tập viên không thể ép tác giả phải theo quan điểm của mình. Bởi lẽ, vẫn có thể là tác giả có lý. Và rốt cục, tác phẩm vẫn là của tác giả, lời cuối cùng vẫn thuộc về tác giả. Để tiến hành hoạt động biên tập xuất bản có chất lượng và hiệu quả cao, người biên tập còn cần có những phẩm chất đặc thù sau đây: - Biên tập viên phải là người công tâm, biết đặt lợi ích xã hội, lợi ích bạn đọc lên trên lợi ích và sở thích cá nhân. Người biên tập có thể không thích cá nhân tác giả, phong cách cá nhân, các sáng tác của họ nhưng phải có thái độ công bằng, lấy lợi ích bạn đọc làm trọng, mục tiêu cơ bản là có bản thảo tốt phục vụ các nhu cầu phong phú của bạn đọc. - Người biên tập phải có thái độ bình tĩnh kiên nhẫn, biết chịu đựng những tác giả khó tính, không mất lòng trước những “tật xấu” thường có ở họ như: tự ái, tính kiêu ngạo, cố chấp… Đồng thời, người biên tập phải rèn luyện cho mình thái độ hòa nhã, tế nhị luôn luôn chân thành với tác giả, luôn biết cách xấy dựng một tình bạn tốt với tác giả. Người biên tập còn là người có tác phong thận trọng, tỉ mỉ, chu đáo trong mọi công việc. Phân tích biên tập là một khả năng đặc biệt của con người cán bộ biên tập. Năng lực đó vừa thể hiện ở cách nhìn, khả năng phát hiện và đánh giá, vừa là khả năng thể hiện, năng lực cấu trúc một văn bản. Trong cơ chế thị trường, chất lượng hình thức sách cũng được hết sức chú trọng. Bởi vậy, người biên tập xuất bản còn phải am hiểu những tri thứ về trình bày, minh họa sách, về kỹ thật ấn loát, nhân bản. Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin, công nghệ nhân bản là những ngành công nghệ mũi nhọn. Sách được sản xuất bằng các công nghệ và các công cụ sản xuất hiện đại. Người biện tập còn phải am hiểu những công nghệ đó, phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong công tác biên tập và xuất bản tác phẩm. Kỹ thuật vi tính và truyền thông hiện đại, in laser và công nghệ xuất bản vi điện tử tại nhà, biên tập xuất bản các loại xuất bản phẩm điện tử, xuất bản và phát hành sách trên mạng internet sẽ trở thành kỹ năng bắt buộc với đội ngũ biên tập viên xuất bản hiện tại và tương lai. 6. Xây dựng ý thức nghề nghiệp của biên tập viên Đối với bất kỳ nghề nghiệp nào thì ý thức nghề nghiệp cũng được đặt lên hàng đầu. Ý thức của con người có vai trò lớn lao trong việc xây dựng đạo đức của nghề. Một người làm gì cũng vô tổ chức, không có ý thức về công việc của mình thì làm cho mình trở thành kẻ phá hoại. Ý thức trong bất kỳ một công việc nào kém tức là một người không có nhân cách. Ý thức nghề nghiệp thể hiện ở trình độ tự giác(tự ý thức) của cán bộ biên tập trong công tác của mình. Ý thức tự giác ấy biểu hiện thống nhất giữa tri thức nghề nghiệp với phẩm chất đạo đức, tình cảm của người cán bộ biên tập. Ý thức tự giác nghề nghiệp của biên tập viên được thể hiện cụ thể trên các phương diện cụ thể sau: a. Lòng tự hào nghề nghiệp Niềm đam mê đọc sách dẫn dắt khiến cho bạn trở thành một biên tập viên. Vì vậy không có lý do gì mà bạn không có lòng tự hào về ngành nghề mà mình đã chọn. Nghề biên tập trong xã hội hiện đại là một nghề cao quý. Có thể nói, xã hội tôn vinh sách như thế nào thì cũng tôn vinh nghề làm sách, nghề biên tập như vậy. Nghề biên tập là nghề truyền bá và kế thừa văn hóa, xây dựng tâm hồn con người, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội. Biên tập là một nghề có tính sáng tạo cao, bởi nó cùng với tác giả tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị cơ bản nhất, “linh hồn” của mỗi xuất bản phẩm. Sáng tác mỗi xuất bản phẩm là sự sáng tạo độc đáo của tác giả, biên tập mỗi tác phẩm là sự sáng tạo độc đáo của tác giả, biên tập mỗi tác phẩm cũng là sự tiếp tục sáng tạo, sáng tạo lại của biên tập viên. Do vậy, biên tập mỗi tác phẩm là một nghề nghiệp giàu sức quyến rũ, cho phép biên tập viên phát huy tối đa tính sáng tạo, khả năng tưởng tượng, khả năng nghiên cứu, khả năng thể hiện trong công tác cụ thể và có thể đem lại cho những người làm nghề này cảm giác thoả mãn, thăng hoa với những thành công để họ có thể tự hào và gắn bó với nghề. b. Ý thức trách nhiệm nghề nghiệp Biên tập là nghề vinh quang cao cả, đồng thời cũng là một nghề đòi hỏi ý thức trách nhiệm to lớn. Biên tập góp phần thiết kế, tạo dựng đời sống văn hoá, khai thác và truyền bá các giá trị văn hoá, xây dựng nhân cách con người. Biên tập phát hiện và bồi dưỡng các nhân tài văn hoá. Với nghĩa đó, biên tập cũng là những “kỹ sư tâm hồn”, có trách nhiệm vô cùng to lớn với đời sống tinh thần xã hội. Biên tập nếu không ý thức đầy đủ điều đó, có thể để lại những sai sót ảnh hưởng to lớn đến sự ổn định và phát triển của xã hội, sự thịnh suy của văn hoá, sự lành mạnh của tâm hồn, đến vận mệnh và tương lai của tác giả, độc giả. Trách nhiệm cao cả trước xã hội, trước các tác giả và độc giả đòi hỏi người cán bộ biên tập phải nâng cao năng lực, bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Bởi có năng lực nghề nghiệp mới nắm đúng được nhu cầu xã hội, phát hiện được nhu cầu xã hội, phát hiện được đề tài, đánh giá đúng và nâng cao được chất lượng tác phẩm. Có như vậy mới tránh được những sai lầm bỏ sót các nhân tài văn hoá, sửa chữa làm cho tác phẩm mất cất lượng tốt như lúc đầu và làm cho tác phẩm trở nên nhiều “sạn”… Đó là đòi hỏi cao về ý thức trách nhiệm của người cán bộ biên tập xuất bản. c. Xây dựng lý tưởng nghề nghiệp Có lẽ chúng ta đã nhiều (thậm chí rất nhiều lần) nghe nói tới từ “lý tưởng”, ví dụ: lý tưởng Đảng, lý tưởng cách mạng,… Vậy lý tưởng là gì? Lý tưởng là sự thoả mãn tới mức độ tuyệt đối của một ước nguyện đẹp, đạt trình độ cao nhất của cái hay về mặt thẩm mỹ, trí tuệ hay đạo đức. Với khái niệm của lý tưởng như vậy, có lẽ chúng ta cũng hình dung được phần nào về lý tưởng nghề nghiệp cũng như lý tưởng nghề biên tập xuất bản. Chúng ta phải có lý tưởng nghề nghiệp để phấn đấu, hoàn thiện bản thân và sự nghiệp, phục vụ tốt cho sự nghiệp văn hoá chung của toàn xã hội. Ngoài những phẩm chất về chính trị, về đạo đức, về ý thức trách nhiệm trước xã hội, cơ cấu tri thức của người biên tập lý tưởng bao gồm các mặt sau: - Tri thức cơ sở văn hóa: tối thiểu ở bậc đại học của một khoa học chuyên ngành(văn học, sử học, khoa học kỹ thuật, luật học…) và một số tri thức văn hóa thiết yếu khác của người biên tập là; ngôn ngữ, ngoại ngữ, tin học. - Tri thức nghiệp vụ biên tập: Biên tập viên phải nắm vững tri thức thao tác cụ thể của các công đoạn biên tập: chọn đề tài, tổ chức bảo thảo, gia công chỉnh lý, đối chiếu kiểm tra bản in thử… tức là phải thành thạo kỹ năng biên tập. - Tri thức chuyên môn sâu liên quan với phạm vi mà biên tập viên phụ trách, trong một giới hạn nào đó, tri thức đó phải ở bậc trên đại học, ở bậc chuyên gia như những người nghiên cứu sáng tác - ở ta là tiến sĩ trở lên. - Tri tức quản lý kinh doanh xuất bản phẩm: Biên tập viên phải nắm vững được quy trình sản xuất, biết tính toán giá thành sản phẩm, biết tiếp thị và phát hành… -Tác phong công tác nghiêm cẩn, tỉ mỉ là yêu cầu bắt buộc trong nhân cách nghề nghiệp của một biên tập viên lý tưởng, bất cứ một sai sót nhỏ nào trong nghề nghiệp cũng gây ra những tổn thất rất lớn, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội. Điều này không phải không có căn cứ, nếu một Chỉ thị của Đảng, Nhà nước mà bị biên tập sai trước khi phát hành tới nhân dân thì hậu quả rất lớn, khiến cho sự phát triển của một đất nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hay rộng hơn trên phạm vi thế giới, một cuốn sách khoa học mang tính phổ quát thế giới mà có sai sót thì cả sự phát triển của nhân loại có thể bị kìm hãm. Thế mới thấy vai trò quan trọng của những người “đo li, đóng giày” như người biên tập. Lý tưởng nghề nghiệp là mô hình phấn đấu suốt đời của một biên tập viên. Không một khoa nào, một trường đại học nào có thể đào tạo trong một khóa học được ngay một biên tập viên đạt các phẩm chất như vậy. Trong sự nghiệp đào tạo cán bộ biên tập, chúng ta không thể cầu toàn. Một biên tập viên cụ thể không thể tinh thông tất cả các bộ phận tri thức của mô hình lý tưởng, nghề nghiệp biên tập, song phải phấn đấu để có một tri thức đa dạng, giỏi chuyên sâu vào một lĩnh vực nào đó và có khả năng nắm bắt được yêu cầu của một số chuyên ngành khác. Mặt khác, mô hình nhân cách biên tập viên lý tưởng cũng luôn phát triển cho phù hợp với sự tiến bộ của thời đại và khoa học công nghệ. Biên tập viên phải luôn tự hoàn thiện mình trong thực tiễn công tác, kết hợp làm biện tập với học tập,… Và đó cũng là yêu cầu về phẩm chất lý tưởng của người cán bộ biên tập. 7. Thực trạng về biên tập viên ở nước ta hiện nay Theo ý kiến của nhà văn Tam Nguyên, để sáng tạo nên một tác phẩm văn học, nhà văn phải huy động tổng lực vốn sống, vốn học vấn và năng lực sáng tạo nghệ thuật. Để hiểu và cảm nhận được một tác phẩm văn học, biên tập viên phải hội tụ cả ba loại vốn ấy. Có vậy mới thẩm định được giá trị nghệ thuật đạt tới cấp độ nào. Nhưng hiện nay, tình hình biên tập viên, bên cạnh những mặt tốt đã đạt được, thì vẫn còn những điều phức tạp đáng bàn. Dưới đây, chúng ta sẽ bàn về hai mặt này. a. Mặt tích cực Hiện nay ngành xuất bản đã trở thành một ngành phổ biến, giữ vai trò quan trọng trong xã hội. Đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay cũng đã có vị thế và được đánh giá khá cao. Biên tập viên trở thành lực lượng sản xuất văn hóa tinh thần chính cho đời sống văn hóa của toàn xã hội. Năm 2003, cả nước xuất bản được hơn 18.600 đầu sách,với hơn 243 triệu bản. Mức hưởng thụ bình quân sách 3,13 bản/người,tăng 10,7% so với năm trước. Có 11 nhà xuất bản đạt trên 1 triệu sách trong đó có nhà xuất bản giáo dục với 180 triệu, Kim Đồng với 15 triệu và Trẻ 13,5 triệu bản. Cả nước có 47 nhà xuất bản, 36 của trung ương và 11 của địa phương, 10.000 cơ sở phát hành sách của nhà nước, tập thể và cá nhân, trong đó có 120 doanh nghiệp phát hành sách Nhà nước. Hiện nay, nước ta có 56 nhà xuất bản, với 11.000 cơ sở phát hành trên cả nước, và đội ngũ nhân lực là hơn 5.000 người trong đó có 1.200 biên tập viên.Biên tập viên Việt Nam có những phẩm chất chung của con người Việt Nam, luôn ý thức tự chịu khó tìm tòi, sáng tạo trong công việc, tiếp thu kiến thức để hoàn thiện bản thân và nghề nghiệp. Nhìn vào những thành tựu dã đạt được mới thấy hết được thành công của công tác biên tập và biên tập viên. Nhìn chung, biên tập viên ở nước ta rất có năng lực, được đánh giá cao trong tầm khu vực Đông Nam Á. Nếu không có bàn tay của những biên tập viên thì chúng ta không thể có số lượng sách lớn như vậy tới tay bạn đọc. Đội ngũ biên tập viên đã có cố gắng làm cho nền xuất bản nước nhà có chỗ đứng trong khu vực, cũng như ngày càng nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, làm phong phú thêm vốn hiểu biết của nhân dân. Đội ngũ cán bộ biên tập nhìn chung đều đã tham gia các lớp nghiệp vụ chuyên môn xuất bản từ hệ đại học tới các lớp nghiệp vụ nói chung nên đếu có nền tảng là kiến thức cơ bản về khoa học xuất bản. Họ có nền tảng tiếp thu từ chủ nghĩa Mac- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh nên quan điểm macxit hết sức rõ ràng, các trang sách được biên tập công khai và đưa ra thị trường đều mang nội dung tương đối phù hợp với tư tưởng, đường lối của Đảng và Chính phủ. Các cán bộ biên tập đã tích cực tham gia biên tập kỹ lưỡng những tác phẩm chính luận, mang tính chất quan trọng của đất nước, góp phần đắc lực vào việc tuyên truyền đường lối của Đảng trong việc lãnh đạo đất nước. Người biên tập của nước ta đã có được những kiến thức của nhiều chuyên ngành khác nhau nên việc bố trí cán bộ biên tập cho những nhà xuất bản khác nhau trở nên linh động hơn, là giảm sự cồng kềnh của bộ máy cơ quan biên tập. Những nhà lãnh đạo các nhà xuất bản hiện nay là những cán bộ biên tập trưởng thành từ trước những năm đổi mới, tuổi đời cũng không còn trẻ, nên họ có nhiều kinh nghiệm, vốn sống hơn những người trẻ tuổi. Những cuốn sách viết về thời kỳ cũ có lẽ họ sẽ am hiểu hơn những người trẻ tuổi sinh ra khi hoàn cảnh đất nước đã không còn quá khó khăn và có lẽ sẽ được biên tập tốt hơn. Hơn ai hết, họ có lập trường chính trị hết sức vững chắc, ít bị rơi vào những cám dỗ đen tối của các thế lực xấu muốn phá hoại nền xuất bản văn hóa nước nhà, hay chạy theo những lợi nhuận thương mại tầm thường. Vì có kinh nghiệm đi trước nên họ dẫn dắt cũng như định hướng phát triển mô hình nhân cách cho cán bộ biên tập trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, làm cho đội ngũ biên tập kế thừa có khả năng tốt, tiếp tục phát huy sức mạnh nền xuất bản dân tộc. Hiện nay, thế hệ biên tập viên của những năm 70-80 hầu như đã vào độ tuổi xế chiều, và những thay thế vào đó là những gương mặt biên tập viên trẻ thuộc thế hệ 7x-8x. Họ là một thế hệ trẻ năng động, nhanh nhẹn, biết phát huy những thế mạnh vốn có: được đào tạo cơ bản, trình độ ngoại ngữ tốt hơn, khả năng tiếp thị, nắm bắt nhu cầu thị trường… Đội ngũ cán bộ biên tập kế thừa ra đời trong hoàn cảnh bớt khó khăn hơn nên có nhiều điều kiện học hỏi và nhanh chóng theo kịp với sự thay đổi của thời đại để tạo hướng nhìn khách quan đúng đắn cho mục tiêu xuất bản và chất lượng xuất bản phẩm. Khả năng marketing và bán xuất bản phẩm cũng nhanh hơn, nhạy cảm với thị trường là một trong những điểm đáng quý ở thế hệ biên tập viên trẻ ngày nay. Bằng cấp của những cán bộ biên tập ngày nay cũng đạt ở trình độ cao hơn, được đào tạo tập trung theo quy mô chính thức hơn, đi sâu vào chuyên ngành đồng thời có hiểu biết trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau nên họ cũng có khả năng nắm bắt nội dung cần biên tập một cách nhanh chóng. Nhờ có đội ngũ biên tập viên mà nền xuất bản nước nhà đi vào thành hệ thống gọn nhẹ, nhưng không mất đi tính năng động. Thành tựu mà họ mang lại rất lớn. Họ góp phần làm cho nền dân trí và văn hóa nước nhà ngày càng cao hơn. b. Một số tồn tại đáng lưu ý Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vấn đề đội ngũ biên tập viên nước ta cũng còn tồn tại những điểm chưa tốt, cần phải giải quyết triệt để. Biên tập luôn là một nghề mở cho tất cả những người có năng lực làm việc phù hợp trong khi biên tập viên luôn ở cả nhà xuất bản và các công ty sách hiện nay còn mỏng và yếu. Việc tuyển dụng cũng tương đối khắt khe. Sự xuất hiện của hàng loạt cuốn sách có lỗi sai be bét về chính tả , câu cú lủng củng, bản dịch tối nghĩa, địa danh, tên riêng nhầm lẫn,… đã khiến độc giả giật mình về chất lượng biên tập viên hiện nay. Khi hình thức liên kết xuất bản trở nên phổ biến, nhà xuất bản chỉ đứng tên còn các công ty sách đảm nhiệm mọi khâu, kể cả việc biên tập thì đội ngũ biên tập mọi khâu, kể cả biên tập viên cũng xuất hiện ở mọi nơi: nhà xuất bản lớn, nhà xuất bản nhỏ, các công ty sách, nhà sách… Tuy nhiên, giống như bất kỳ một ngành nghề nào trong xã hội, trong những “người gác cổng” nà cũng có những mảng sáng tối khác nhau. Bên cạnh những biên tập viên có tay nghề cao và ý thức nghề nghiệp tốt, có những đóng góp thực sự cho nghề thì còn không ít những biên tập viên còn có ít năng lực, chuyên môn kém, biên tập về một loại sách nhưng không kiến thức về ngành đó. Ví dụ: biên tập sách ngoại văn nhưng không biết ngoại ngữ đó nên không thể đối chiếu, phát hiện lỗi… Đây là hiện tượng có mặt ở hầu hết các nhà xuất bản sách. Kinh nghiệm, phông văn hóa, một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng của những người “lắm chữ” như biên tập viên trẻ lại không có. Tuổi đời và tuổi nghề còn quá trẻ khiến họ không thể “giải mã” hết được những câu từ tối nghĩa, khó hiểu. Và vì không cẩn thận, không có thời gian, hoặc hàng ngàn, hàng vạn lý do, họ không tra cứu, bỏ qua, thế là một loạt “ngô khoai” được trộn vào sách, tung ra thị trường. Một hạn chế nữa là những biên tập viên biết ngoại ngữ thì lại hạn chế về văn hóa, xã hội và hành văn tiếng Việt… Ngược lại, một cử nhân hành văn tiếng Việt được thì lại “lơ mơ”về ngoại ngữ. Để có một biên tập viên giỏi hết cả tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài thì hiếm hoi như “lá mùa thu”. Mà có tìm được một người như vậy thì họ cũng không trụ lại với nghề xuất bản lâu dài mà tìm đến những công việc hấp dẫn khác. Các nhà xuất bản lâu năm hầu như không có người trẻ ở vị trí biên tập và nếu có, họ cũng phải qua vài năm đào tạo. Khi hình thức liên kết xuất bản trở nên phổ biến, nhà xuất bản chỉ đứng tên còn các công ty sách đảm nhiệm mọi khâu, kể cả việc biên tập. Đội ngũ biên tập viên trẻ tuổi hình thành từ đó, bởi chẳng dễ mời những biên tập viên nhiều kinh nghiệm. Chu trình đào tạo được rút ngắn hoặc họ tự học hỏi, tích lũy kinh nghiệm qua quá trình làm việc trực tiếp. Biên tập viên Hoàng Sa, Công ty sách Bách Việt nhận xét: "Ưu điểm của người trẻ là sự nhạy cảm với ngôn ngữ đương đại, tiếp xúc với công nghệ hiện đại, ngoại ngữ tốt và nhiệt thành; nhược điểm là thiếu kinh nghiệm, mà kinh nghiệm ngôn ngữ cũng là kinh nghiệm sống". Việc biên tập ở các công ty thường được làm theo nhóm, nhờ vậy, họ tự tin hơn, nhưng cũng dễ nảy sinh bất đồng: "Các bạn trẻ đặt "cái tôi" cao nên nhiều khi làm việc cũng căng thẳng", Nguyễn Thị Thu Yến, biên tập viên tiếng Anh Công ty văn hóa truyền thông Nhã Nam nói. Để biên tập sách chuyên môn, sách văn học, người biên tập cần có năng lực về chuyên môn, có gu thẩm định và độ nhạy cảm ngôn ngữ như người sáng tác, thậm chí cần có tài năng. Nhưng để thoả mãn nhu cầu "ngốn" sách của thị trường, các công ty tăng vùn vụt lượng sách, nên các cử nhân được tuyển dụng để đáp ứng công việc. Một nhà văn nói: "Số lượng sách tăng theo cấp số nhân, liệu những biên tập viên trẻ này có thể "làm hay" cuốn sách, hay chỉ có thể "làm đúng" theo công nghệ sách?". Thực tế các nhà sách tư nhân cũng chưa đạt đến trình độ biên tập chuyên nghiệp theo nghĩa "công nghệ hóa", thậm chí có công ty còn không có người biên tập hoặc họ chỉ làm công việc chữa lỗi bản in. Nhưng ở đâu cũng có ngoại lệ, nghĩa là có người biên tập tài năng. Những người đó lại khó ở lâu với nghề khi vấp phải một "tảng đá" khác... Biên tập viên thực sự ở các công ty sách cũng thấm thía đủ niềm vui, nỗi khổ của nghề, nhưng sự "đãi ngộ" lại làm nhiều người trẻ ngại ngần. Họ thường phải rất đa năng để đảm bảo thu nhập và tạo cảm giác năng động, nhưng ngược lại cũng dễ biến thành những cái máy chạy việc. Trên thực tế, công việc này chủ yếu dành cho những cử nhân văn chương vừa ra trường khó tìm việc. Tuy vậy, đối với những người đam mê thật sự, vấn đề chính không phải ở mức lương. Vì quyền chính danh biên tập thuộc về nhà xuất bản nên tên người biên tập sẽ xuất hiện trong mục "sửa bản in". Do đó, ở các công ty sách tư nhân đây chỉ là một công việc trong dây chuyền làm sách chứ không phải một nghề đúng nghĩa. "Phải chấp nhận vô danh và vui với cuốn sách được ra mắt. Khi sách ra, mình còn hồi hộp hơn cả tác giả ấy chứ", BTV Trần Thị Thanh Thủy, Công ty sách Bách Việt chia sẻ. Đấy là nghịch lý của người biên tập ở công ty sách và nghịch lí này lại tạo kẽ hở trong quản lý chất lượng xuất bản kiểu "cơ chế thị trường". Các biên tập viên ở công ty sách không phải chịu trách nhiệm về việc biên tập, và sách hay dở thế nào thì nhà xuất bản cũng được/bị "mang tiếng oan". Chẳng biết hại ai lợi ai, nhưng tình trạng này kéo dài sẽ gây cảm giác "lập lờ đánh lận con đen" và nguy hiểm nhất chính là việc các cuốn sách có thể bị "đem con bỏ chợ". Có thể thấy đội ngũ những người làm công việc biên tập trẻ tuổi, có năng lực và tâm huyết với sách ở các công ty không được danh chính ngôn thuận, và khi công ty chạy theo đầu sách  thì "nghề sang" dễ thành "lao động phổ thông". Còn nếu cứ mãi lập lờ danh-chức thế này, khổ nhất sẽ là sách, khổ nữa chính là bạn đọc sách hay dở cũng không biết khen ai, chê ai... Hình thức “chảy máu chất xám” nữa rất phổ biến hiện nay là “chân ngoài dài hơn chân trong”. Thử làm một điều tra nhỏ sẽ thấy biên tập viên và nhân viên phòng phát hành cả các nhà xuất bản cộng tác thân thiện như thế nào với các nhà sách. Điều rõ ràng là các nhà sách thường giảm chi phí đến tối đa cho thuê nhân sự. Họ có thể thuê 5-7 nhân viên phát hành nhưng lại không có con số tương tự cho công tác biên tập và thật khó nói là các nhà sách đủ người cho việc làm kỹ khâu tổ chức bản thảo, “làm sạch” và “làm đẹp” thêm cho tác phẩm – sản phẩm của họ. Lực lượng chính làm việc này là đội ngũ biên tập viên của nhà xuất bản được họ thuê và dĩ nhiên, các nhà sách không để họ thiệt. Với nhiều biên tập viên, thu nhập chính của họ là ở công việc của nhà sách. Thêm nữa là “khủng hoảng thế hệ”. Nơi các biên tập viên ra đi, phòng- ban biên tập của nhà xuất bản là bệ phóng tin cậy cho sự cộng tác của họ với các nhà sách. Bộ phận biên tập là chiếc máy hoạt động của các nhà nàh xuất bản, giúp cho toàn bộ hệ thống xuất bản “chạy trơn tru”. Nhưng lực lượng biên tập viên hiện nay, theo nhận định của chính những giám đốc của một số nhà xuất bản là “vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng”. Mấy chục năm trước, nhiếu tác giả chọn nhà xuất bản nào đó có biên tập viên mà họ thích, tâm đầu ý hợp. Hay nói khác là họ tin vào các “bà đỡ” cho đứa con tinh thần của mình. Hiện nay số nhà xuất bản như nhà xuất bản Trẻ, Phụ nữ, Văn học, Hội nhà văn,… vẫn còn những biên tập viên gạo cội từ thuở ngày xưa ấy, họ là nơi gửi gắm tác phẩm của những tác giả “khó tính” đó. Trong khi đó, những biên tập viên trẻ lại tạo được ấn tượng mờ nhạt trong con mắt của tác giả khó tính. Họ ít được kế thừa tri thức và kinh nghiệm của các tiền bối. Họ phải chạy tứ tung tìm đối tác liên kết giúp đỡ nhà xuất bản tu quản lý chi phí để hoàn thành khoán, tăng thu nhập, thời gian đâu để họ trau dồi, nâng cao trình độ, nghiệp vụ? Và cứ thế, người ra đi, người dành tâm huyết và sức lực cho cuộc mưu sinh với các nhà sách, tự rời xa nghiệp vụ của mình. Tại hội thảo khoa học quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý báo chí – xuất bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh được Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức thì vấn đề thiếu hụt nhân sự càng được làm rõ. Mặc dù tổng số nhân sự của ngành năm 2008 tăng 9% so với năm 2007, nhưng số biên tập viên lại giảm 1% so với 2007 và giảm 4% so với năm 2006. Điều này cho thấy các biên tập viên không mặn mà với công việc của mình. Tổng số biên tập viên, chỉ có 10% được đào tạo chính quy tại khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, và gần 50% đã qua đào tạo bồi dưỡng kiến thức hàng năm. 8. Phương hướng giải quyết Tìm ra những thực trạng bên tập viên ở nước ta lâu nay, một yêu cầu bức thiết là tìm ra cách khắc phục những tồn tại, và phát huy được mặt mạnh đó. Trước hết là vấn đề đào tạo cán bộ biên tập cần phải được chú trọng. Vậy một số giải pháp khắc phục có thể được chia thành các biện pháp sau. a. Về phía nhà trường Hiện nay cả nước chỉ có duy nhất cơ sở đào tạo cán bộ biên tập một cách hệ thống và đầy đủ nhất theo phương pháp giáo dục đại học chính quy, đó là khoa Xuất bản của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Theo Giáo sư Hoàng Đình Cúc, giám đốc học viện, số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào khoa Xuất bản của trường không cao. Nhà trường cũng có biện pháp giảm điểm chuẩn tuyển sinh vào khoa hàng năm để các học sinh phổ thông và những người có nhu cầu có nhiều cơ hội thi đỗ hơn. Để “kéo” người học trình độ thạc sĩ, trường đã phải thay đổi nhiêu tiêu chí tuyển sinh, từ yêu cầu phải có bằng đại học chuyên ngành xuất bản như trước đây, trường chỉ yêu cầu thí sinh có 3 năm kinh nghiệm làm xuất bản. Trước hết cần phải nâng cao chất lượng sinh viên ngành xuất bản để khi ra trường, họ sẽ có một cơ sở kiến thức lý luận chuyên ngành sâu sắc để không bị bỡ ngỡ khi mới đi làm thực tế. Cần có hệ thống giáo dục chuyên ngành một cách chuyên nghiệp hơn, năng động hơn, giúp sinh viên vừa học vừa có thể hình dung rõ công việc tương lai của họ. Nhà trường nên kết hợp với các nhà xuất bản để đưa sinh viên đi thực tế nhiều hơn. Bằng cách này, một số sinh viên xuất sắc có thể xin được một công việc (tạm thời hoặc lâu dài) trong nhà xuất bản mà họ thấy phù hợp với năng lực của họ. Khi ra trường, họ sẽ dễ tìm một việc làm hơn và có thêm kinh nghiệm nghề nghiệp. Nâng cao trình độ đào tạo sau đại học cho cử nhân ngành xuất bản nhằm tạo đội ngũ cán bộ có năng lực ngày càng cao, không thua kém bất cứ ngành nghề truyền thông nào. b. Về phía nhà xuất bản Nhà xuất bản làm địa điểm công tác của các biên tập viên sau khi họ có được bằng cấp về chuyên ngành. Yêu cầu đặt ra với nhà xuất bản cũng khá khó khăn. Trước hết, các nhà xuất bản phải tự hoàn thiện chính mình, trở thành môi trường làm việc an toàn, tiềm năng cho các biên tập viên. Nhà xuất bản phải là nơi mà biên tập viên có thể phát huy hết vốn trí tuệ, tính sáng tạo, nơi nuôi dưỡng niềm đam mê của họ đối với các trang bản thảo. Vậy nhà xuất bản phải làm gì? Trước hết vấn đề khiến những người biên tập có tài ngày nay không trụ lại lâu với nghề trong nhà xuất bản, đầu tiên là vấn đề tiền lương. Cuộc sống ngày càng trở nên gấp gáp, giá trị đồng tiền làm cho đồng lương của họ trở nên thiếu thốn (các nhà xuất bản đều ở thành phố, chi phí sinh hoạt hết sức đắt đỏ, chưa kể những người không có nhà ở, phải đi thuê thì không đủ). Vậy nên các nhà xuất bản phải có phương thức trả lương phù hợp để kích thích được biên tập viên có tâm huyết hơn với nghề khi họ không phải lo lắng “đồng tiền bát gạo” nữa. Giống như trong cuộc sống, cái gì cũng có hai mặt của nó, không thể đòi hỏi tất cả phải hoàn thiện. Thay vì soi xét, hãy tạo cho họ một môi trường làm việc và những điều kiện thuận lợi hơn.Tạo môi trường làm việc năng động hơn, cơ chế làm việc không qua căng thẳng tăng hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ biên tập. Các nhà xuất bản hàng năm nên cử cán bộ của mình đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chính trị để có thể nắm bắt được những thay đổi về xã hội, nhu cầu của độc giả, nâng cao tay nghề, kiến thức. c. Về phía các cơ quan chức năng Nhà nước nên có sự quan tâm sâu sắc hơn nữa tới tất cả các cán bộ trong ngành xuất bản vì họ là những người cầm chiếc chìa khóa chính mở cánh cổng văn hóa văn minh cho mọi người. Điều 16 dự thảo luật Xuất bản năm 2003 đã chỉ rõ: “ Biên tập nhà xuất bản phải có trình độ đại học trở lên, được đào tạo, bối dưỡng trình độ chính trị, nghiệp vụ, biên tập viên có quyền và nghĩa vụ đứng tên trên xuất bản phẩm, khước từ những tác phẩm trái quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc nhà xuất bản về nội dung xuất bản phẩm mà mình biên tập”. Điều 23 dự thảo luật Xuất bản 2003: “Việc xuất bản, sao tái bản xuất bản phẩm phải ký hợp đồng sử dụng tác phẩm với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo quy định của pháp luật về quyền tác giả”. Như vậy Nhà nước đã có những quan tâm tới lĩnh vực nhiều nhạy cảm này. Các điều trong luật xuất bản đã giúp chỉ rõ quyền hạn và nghĩa vụ của biên tập viên nhà xuất bản, làm cho guồng máy xuất bản đi vào trục quay đều đặn và đúng đắn hơn. Trong năm 2004, Cục xuất bản đề nghị các nhà xuất bản phải có nhiệm vụ mở lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ biên tập viên trẻ. Bên cạnh đó cũng mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho giám đốc, tổng biên tập, trưởng phòng kế hoạch cho các nhà xuất bản. Tuy nhiên mức độ quan tâm của các cơ quan chức năng luôn phải đáp ứng được với nhu cầu bức thiết của đội ngũ biên tập thì mới tạo được nhiệt tình trong công việc của họ. Cần thiết phải xiết chặt quản lý cán bộ biên tập và tác phẩm để tạo ra chuẩn mực cho tác phẩm, làm trong sạch, nâng cao chất lượng của xuất bản phẩm, để khi được đưa ra thị trường chúng thực sự là tác phẩm nghệ thuật độc đáo của bàn tay nghệ sĩ biên tập tài hoa. III. Kết luận Biên tập quả là một nghề nghiệp thú vị. Mặc dù có nhiều thú vị nhưng cũng có vô số khó khăn tồn tại. Nhưng nhìn vào những gì mà xuất bản Việt Nam đạt được trong những năm qua, chúng ta không thể không tự hào về đội ngũ biên tập viên – những người trực tiếp làm nên những thành công đó. Nghề biên tập vinh quang khi mỗi biên tập viên tin tưởng vào chính tài năng của mình, nhưng đồng thời biết học hỏi thêm kinh nghiệm của những người đi trước để làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình. Quan trọng hơn hết họ xác định rõ bản thân, niềm tự hào dân tộc, luôn phấn đấu làm đẹp hơn truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Tình yêu với quê hương đất nước giúp cho họ có thêm tình yêu với những con chữ của những trang sách thân yêu. Ngày nay, nền kinh tế phát triển mạnh, đào tạo cán bộ biên tập và bồi dưỡng nhân cách cho họ thực sự là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm của các nhà xuất bản nói riêng và tất cả xã hội nói chung. Mỗi chúng ta – người biên tập tương lai sẽ nghĩ gì, làm gì để bản thân mình trở thành những biên tập viên thật giỏi, có bản lĩnh nghề nghiệp vững chắc có thể góp phần xây dựng đời sống tinh thần xã hội ngày một tươi đẹp hơn? Câu hỏi này để cho chúng ta tự giải đáp bằng chính hành động của mình, kể từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học và cả khi đã bước vào nghề. ------ HẾT ------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTi7875u lu7853n c417 s7903 lamp253 lu7853n biamp234n t7853p xu7845t bamp7843.doc
Tài liệu liên quan