Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Kết luận Sự phát triển du lịch cộng đồng một cách tự phát và nóng vội sẽ dẫn đến hệ quả khó lường trong bảo tồn nguồn tài nguyên, bảo vệ đời sống văn hóa xã hội địa phương. Đây chính là bài học kinh nghiệm cho những nơi mà du lịch cộng đồng mới nhen nhúm như Tây Giang. Việc này đòi hỏi ngay từ những bước đi đầu tiên, Tây Giang cần xác định một mô hình quản lý phù hợp đối với hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Mô hình này nhất thiết phải đặt ra vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc vận hành các hoạt động du lịch gắn với phát triển cộng đồng. Trong mô hình này, cộng đồng có vai trò chính yếu trong việc tham gia vào các hoạt động du lịch và cũng là người hưởng lợi từ sự phát triển du lịch tại địa phương của mình. Nhưng quản lý nhà nước sẽ giữ vai trò chủ đạo trong việc điều phối, đánh giá, giám sát các hoạt động diễn ra tại địa phương. Mô hình không chỉ thể hiện sự tương tác của các bên liên quan đến hoạt động chính là du lịch cộng đồng mà còn thể hiện mối quan hệ của các bên đó với nhau, trong đó, quản lý nhà nước giữ vai trò kết nối cộng đồng với thị trường, cộng đồng với các nhà chuyên môn và khoa học, cộng đồng với các nhân tố khác. Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả dừng lại ở việc đặt ra vấn đề xây dựng một mô hình quản lý phù hợp cho sự phát triển cộng đồng tại một địa phương trong sự khởi đầu khai thác và phát triển du lịch như Tây Giang. Hy vọng rằng, từ nền tảng này, chính quyền địa phương kết hợp với các nhà chuyên môn, nhà khoa học có thể đưa ra những giải pháp cụ thể hơn trong quy hoạch điểm du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, xây dựng thang bậc giám sát, đánh giá sự phát triển bền vững Là một điểm đến đầy hấp dẫn với nguồn tài nguyên hoang sơ, giàu bản sắc, Tây Giang sẽ khởi sắc nhờ phát triển du lịch bằng sức mạnh nội lực của mình, nhưng nhất thiết phải đặt trong một mô hình quản lý chặt chẽ để sự phát triển hôm nay không ảnh hưởng đến quyền lợi của các thế hệ mai sau.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 30 (Tháng 12 - 2019)82 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA MÔ HÌNH QUẢN LÝ THAM DỰ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM ĐẶNG THỊ PHƯƠNG ANH Tóm tắt Phát triển du lịch cộng đồng đang được coi là một xu hướng giúp các địa phương có nguồn lực tài nguyên phong phú cải thiện điều kiện kinh tế và văn hóa xã hội. Sự phát triển này sẽ đi ngược lại quan điểm phát triển bền vững nếu địa phương không có biện pháp quản lý phù hợp. Bài viết đề xuất mô hình quản lý tham dự nhằm xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan đến việc vận hành các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Tây Giang - một huyện miền núi phía tây tỉnh Quảng Nam, nơi có tiềm năng du lịch to lớn từ nguồn tài nguyên tự nhiên và giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu. Tại đây, chính quyền và người dân địa phương đang từng bước xây dựng kế hoạch phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Từ khóa: Phát triển du lịch, du lịch cộng đồng, quản lý tham dự, Tây Giang, tộc người Cơ Tu Abstract Community based tourism is considered a trend to help localities where own diversity resources improve economic and cultural social condition. The development will be against the point of sustainable development if the localities do not have the suitable management. This study proposes framework of participatory management for community based tourism in order to specify the role and responsibility of stakeholders who related to the operation of tourist activities in this area. Tay Giang is a mountainous district in the Western of Quang Nam province where has great tourism potential with natural resources and Co Tu ethnic minority cultural values. The government and local people of Tay Giang are planning to develop tourism based on community. Keywords: Tourist development, community based tourism, participatory management, Tay Giang, Co Tu ethnic people Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đang rất được quan tâm, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển - nơi có nhiều nguồn lực nhưng chưa biết cách khai thác, phát huy để cải thiện đời sống cộng đồng. Những địa phương được coi là có tiềm lực phát triển du lịch cộng đồng là nơi giàu tài nguyên tự nhiên và văn hóa - nhân văn, có khả năng mang lại cho du khách sự trải nghiệm cao như các vùng làm nông nghiệp hay nơi sinh sống của dân tộc thiểu số. Du lịch cộng đồng đem lại nhiều nguồn lợi cho người dân địa phương như cung cấp cơ hội việc làm, tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương, đóng góp vào việc bảo tồn di sản, nâng cao hình ảnh cho địa phương và quốc gia. Mặc dù mang lại nhiều tác động tích cực cho cộng đồng về kinh tế, xã hội và môi trường nhưng du lịch cộng đồng cũng làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, tăng phí sinh hoạt, tăng tỷ lệ tội phạm, làm xuống cấp các giá trị văn hóa cộng đồng Điều này đòi hỏi một địa phương trước khi xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng cần thiết lập một mô hình quản lý phù hợp, VĂN HÓA DU LỊCH 83Số 30 (Tháng 12 - 2019) VĂN HÓA DU LỊCH NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA hạn chế tối đa những tác động tiêu cực, mang lại nguồn lợi cho cộng đồng địa phương. Tây Giang là một huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam, nằm trên dãy Trường Sơn, giữa khu rừng nguyên sinh đại ngàn. Đây là địa bàn sinh sống chính của đồng bào dân tộc Cơ Tu với các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Vùng đất này mới được hồi sinh từ năm 2003 sau khi chính phủ ký quyết định chia tách huyện Hiên thành hai huyện Đông Giang và Tây Giang, thúc đẩy cán bộ và nhân dân huyện Tây Giang bắt tay vào xây dựng nông thôn mới. Từ một trong những huyện nghèo nhất nước, sau hơn 10 năm nỗ lực xây dựng, Tây Giang đã có một diện mạo mới, một nguồn năng lượng dồi dào sẵn sàng cho bất cứ dự án phát triển kinh tế nào. Nhìn thấy tiềm năng phát triển du lịch, đầu năm 2016, địa phương đã khởi động “Năm du lịch Tây Giang” với mũi nhọn hướng đến du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn triển khai thí điểm ở một số thôn bản, du lịch cộng đồng đã cho thấy cả những mặt tích cực và tiêu cực của nó. Để có định hướng tốt nhất cho một địa phương mới tham gia phát triển du lịch, bài viết đề xuất mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng cho Tây Giang như một nghiên cứu trường hợp. Nếu thành công, mô hình này có thể nhân rộng trong quản lý phát triển du lịch cộng đồng ở nhiều địa phương khác trên toàn quốc. 1. Một số vấn đề về phát triển du lịch tại huyện Tây Giang Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là địa phương có tài nguyên du lịch dồi dào, phong phú. Nằm ở độ cao 1.583m so với mực nước biển, Tây Giang có khí hậu trong lành, mát mẻ. Đặc biệt, vào mùa hè, nhiệt độ trung bình ở đây chỉ khoảng 20oC - 25oC, rất phù hợp cho khai thác du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Nằm trên dãy Trường Sơn, giữa khu rừng nguyên sinh đại ngàn, nơi đây có hệ thống cảnh quan núi rừng ngoạn mục. Dòng sông Bung và A Vương uốn lượn quanh co trên các sườn núi từ bao đời nay không chỉ mang lại nguồn sống cho hàng ngàn hộ dân ở các bản làng mà còn tạo ra hệ thống thác, suối hùng vĩ và nên thơ. Đại ngàn sản sinh cho vùng đất này thảm thực vật vô cùng đa dạng với những loài cỏ cây được coi là vô giá, độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Cả núi đồi thơm ngát bởi các loại lan rừng, hoa Pôl’lang, hoa T’rách Đỉnh A Rung được ghi nhận là nơi lưu giữ các loại thông năm lá, thông tre cổ thụ quý hiếm bậc nhất Đông Nam Á, đặc biệt là quần thể đỗ quyên cổ thụ bao trùm diện tích 70ha được ví như vương quốc của một trong những loài hoa đẹp nhất Việt Nam. Đặc biệt, vào tháng 5 năm 2015, 725 cây Pơ mu có đường kính 1,5m trở lên trong quần thể 1.396 cây nằm trên núi Zi’liêng đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là “cây di sản”. Bên cạnh đó, thiên nhiên còn mang đến cho Tây Giang các loại đặc sản như cá liêng phơi khô, ếch suối, ốc đá, những loại thức uống đặc sản tuyệt vị như rượu sâm ba kích, rượu đẳng sâm, rượu tà đin, tà vạc, rượu cần, rượu a viết Những điều kiện tự nhiên này là tiền đề cho Tây Giang tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút khách du lịch khắp các vùng miền. Bên cạnh đó, tài nguyên nhân văn cũng là thế mạnh cho địa bàn này phát triển du lịch. Toàn huyện Tây Giang có 14 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào Cơ Tu chiếm 91% dân số, nên bản sắc Cơ Tu trở thành đặc trưng văn hóa cho vùng đất này. Người Cơ Tu sinh sống chủ yếu trên dãy Trường Sơn với đời sống kinh tế chủ đạo là trồng cây lương thực theo lối phát rừng làm rẫy, thu hái các lâm, thổ sản. Khi triển khai chính sách xây dựng nông thôn mới, chính quyền giúp họ giải phóng mặt bằng và hỗ trợ xây dựng nhà mới nhưng vẫn dựa vào mô hình nhà sàn truyền thống, có mái tròn hình mui rùa, đầu đốc có trang trí khau cút. Người Cơ Tu sống quần cư trong các buôn, bản; quan hệ cộng đồng rất chặt chẽ. Các buôn làng sống trên một địa vực nhất định và riêng biệt. Họ tự quản dựa vào tập tục, đứng đầu là “già làng” - người rất được người dân trong làng nể trọng. Số 30 (Tháng 12 - 2019)84 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Sống giữa đại ngàn nên đời sống văn hóa Cơ Tu có nét tương đồng với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên khác. Trung tâm của buôn là nhà cộng đồng, mà người Cơ Tu gọi là nhà Gươl. Đây là nơi tập trung các hoạt động tập thể của cả buôn làng, đặc biệt là các lễ hội. Lễ hội của người Cơ Tu diễn ra quanh năm nhưng lớn nhất là lễ hội mừng cơm mới. Trong lễ hội này có tục đâm trâu (bò) như vật hiến sinh cho thánh thần cầu xin sự an bình, may mắn, thịnh vượng cho cả buôn làng (Ảnh 1). Người Cơ Tu thường ngày ăn cơm tẻ, ngày lễ hội có thêm cơm nếp với đặc sản “bánh sừng trâu”. Ăn bốc là tập quán cổ truyền của người Cơ Tu. Họ thích các món nướng, ướp và ủ trong ống tre. Họ hút thuốc lá bằng tẩu. Nghệ thuật biểu diễn truyền thống của người Cơ Tu là điệu múa Tân tung Ya yá thể hiện tinh thần thượng võ mang đậm âm hưởng núi rừng Tây Nguyên. Ya yá là điệu múa của nữ uyển chuyển và đầy nội lực. Tân tung là điệu múa của nam cùng cồng chiêng và hát lý thể hiện sức mạnh không khuất phục trước thiên nhiên. Nghệ thuật trang trí đặc sắc thể hiện trong các hình tượng điêu khắc ở đầu trâu, chim, rắn, gà, thú rừng, ở nhà mồ, nhà Gươl, hay các họa tiết hình học phân bố khéo léo trên các đồ án hoa văn bằng sợi màu, kết hợp với chỉ và cườm trên vải. Nhìn chung, trước sự biến động không ngừng của thời cuộc, Tây Giang là một trong những địa bàn còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Chính điều này tạo nên sức hấp dẫn cho du khách trong xu hướng du lịch trải nghiệm các giá trị văn hóa đích thực hiện nay. Nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn đó là nguồn lực để Tây Giang phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Trong định hướng phát triển du lịch của cả nước, Tây Giang cũng xác định phát triển du lịch là mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng. Năm 2013, sau 10 năm nhìn lại quá trình đổi mới sau tái lập, Tây Giang đã xây dựng Đề án phát triển du lịch Tây Giang đến năm 2015, tầm nhìn 2020. Việc xác định được nguồn tài nguyên vô giá đã giúp vùng đất này quy hoạch các điểm du lịch. Năm 2015 đánh dấu sự ra đời của một số điểm du lịch nổi tiếng như làng văn hóa truyền thống Cơ Tu ở trung tâm huyện lỵ và quần thể cây Pơ Mu trên núi Zi’liêng được gắn biển công nhận “cây di sản”. Làng truyền thống ra đời với mục đích trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của người Cơ Tu trong toàn vùng, là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người, đồng thời chính là một điểm triển khai mô hình du lịch cộng đồng. Việc quần thể 725 cây Pơ Mu được công nhận là “cây di sản” đã tạo tiếng vang, thu hút khách du lịch, nên ở đây đang triển khai xây dựng một ngôi làng cổ Cơ Tu làm điểm dừng chân cho du khách trên hành trình chinh phục rừng Pơ mu. Ngoài ra, khu du lịch sinh thái cộng đồng Đỉnh Quế đã được đưa vào hoạt động. Dựa vào đặc điểm tự nhiên mát mẻ quanh năm và vị trí địa lý có cảnh quan “thiên đường” với các tầng mây bao phủ quanh thung lũng vào sáng sớm và chiều muộn, nơi đây đã được Ảnh 1. Tục đâm trâu (bò) trong lễ hiến sinh của đồng bào dân tộc Cơ Tu (Nguồn: Tác giả) 85Số 30 (Tháng 12 - 2019) VĂN HÓA DU LỊCH NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA quy hoạch thành điểm du lịch với 10 nóc nhà cho du khách nghỉ ngơi bên cạnh việc phục vụ các món ăn đặc sản và dịch vụ cắm trại, biểu diễn nghệ thuật dân tộc. Trong tương lai, Tây Giang chủ trương xây dựng cụm thôn: Pơ’ning, R’cung và Tà Vàng - ba thôn văn hóa điển hình, trở thành những hạt nhân du lịch cộng đồng. Không gian văn hóa làng cổ sẽ trở thành điểm dừng chân lưu trú của du khách muốn khám phá bản sắc văn hóa tộc người bên cạnh tận hưởng thiên nhiên. Theo đề án, các làng cổ trên sẽ được huyện đầu tư nhiều hạng mục công trình, nhiều thiết chế văn hóa bên cạnh việc phục dựng một số loại hình kiến trúc, điêu khắc như nhà Gươl, nhà dài, nhà sàn Rõ ràng, Tây Giang đang nỗ lực không ngừng để phát triển du lịch, nhưng trong giai đoạn đầu này vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức. Là một huyện vùng cao, hệ thống giao thông kết nối trung tâm du lịch Đà Nẵng với Tây Giang là vô cùng quan trọng. Nhưng chỉ với 120km, du khách thường phải mất 5 - 6 giờ để di chuyển, đây là một cản trở không nhỏ cho du lịch Tây Giang. Các tuyến đường liên thôn, liên xã đã được đầu tư chỉnh trang từ sau kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2003 là một tín hiệu đáng mừng, nhưng việc thiếu vắng phương tiện vận chuyển khách du lịch từ trung tâm đến các điểm du lịch, hay chất lượng những chuyến xe khách đến với Tây Giang còn rất thấp, là điều mà chính quyền huyện trong quá trình phát triển cần lưu ý, xem xét. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại các điểm đã đưa vào khai thác còn chưa đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế hay khách chi trả cao. Hiện nay, Tây Giang mới thu hút được đối tượng khách du lịch tự do (còn gọi là du lịch “phượt”), trẻ tuổi, đi theo nhóm nhỏ và tự trang bị dịch vụ như phương tiện vận chuyển, đồ ăn và vật dụng cần thiết. Đối tượng này thường có mức chi trả thấp, mặt khác, ở một bộ phận du khách, ý thức bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường chưa tốt. Tây Giang nhận ra thế mạnh của mình là phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Điều này đòi hỏi người dân tộc phải được đào tạo những kỹ năng phục vụ khách du lịch cơ bản. Việc này cũng chưa được triển khai tại các làng du lịch cộng đồng tại Tây Giang. Để phát triển du lịch theo hướng bền vững, vừa cải thiện được điều kiện kinh tế cho địa phương vừa bảo tồn được nguồn tài nguyên, Tây Giang còn rất nhiều việc phải làm. Trong bước đầu triển khai, việc lựa chọn mô hình du lịch cộng đồng là phương án tối ưu, bởi sức mạnh cộng đồng hiện nay được xem là lợi thế giúp Tây Giang bảo vệ được tài nguyên tự nhiên và bảo tồn được bản sắc văn hóa truyền thống. Mặt khác, để phát triển cộng đồng tại các địa phương, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, thoát nghèo đang là xu hướng được khuyến khích trên thế giới, đặc biệt là phát triển cộng đồng dựa vào du lịch. Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch bằng cách triển khai mô hình du lịch cộng đồng sẽ mang lại hiệu quả khi nguồn lợi giúp người dân địa phương cải thiện đời sống kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu đó, ngay trong những bước đi đầu tiên này, Tây Giang cần xác định mô hình quản lý phù hợp để việc khai thác tài nguyên phục vụ phát triển cộng đồng không đi ngược với quan điểm bảo tồn và phát triển bền vững. 2. Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng Quản lý tham dự là một mô hình thường được các dự án phát triển cộng đồng áp dụng trên cơ sở triết lý tham dự. Triết lý này thừa nhận rằng, để cho cộng đồng phát triển tốt đẹp, bền vững thì phải có sự hợp đồng tác chiến của tất cả các lực lượng xã hội, của các tổ chức và thiết chế xã hội; trong đó có 4 lực lượng chủ chốt tham dự vào phát triển cộng đồng: 1) Bản thân cộng đồng; 2) Nhà nước; 3) Thị trường; 4) Các nhân tố xã hội khác [4]. Để áp dụng được mô hình này vào phát triển du lịch cộng đồng ở một địa phương, cần xác định rõ mục tiêu và nguyên tắc xây dựng. Số 30 (Tháng 12 - 2019)86 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA * Mục tiêu: Xây dựng mô hình căn cứ vào những tồn tại trong thực trạng khai thác tài nguyên cho hoạt động du lịch, căn cứ định hướng phát triển du lịch của nhà nước và khả năng quản lý của địa phương. Từ đó, xác định mục tiêu xây dựng mô hình dựa vào lý thuyết quản lý 5W1H [13]. Trước tiên, mục tiêu xây dựng mô hình quản lý hoạt động du lịch cộng đồng được xác định bởi câu hỏi: 1) Ai làm du lịch cộng đồng và mang lại lợi ích cho ai?; 2) Tại sao cần phải quản lý hoạt động du lịch cộng đồng trong bối cảnh hiện nay? (Bảng 1). * Nguyên tắc: Với mục tiêu đó, mô hình quản lý tham dự được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc nhất định như sau: - Mô hình quản lý tham dự được hoàn thiện trên cơ sở hợp tác của hai thành phần chủ yếu: 1) Quản lý nhà nước; 2) Tự quản cộng đồng. Cần tạo thế cân bằng tương đối giữa hai yếu tố này. - Cộng đồng tổ chức, phát triển có sự quản lý của nhà nước và sự tham dự của các nhân tố khác. Cộng đồng có vai trò chủ chốt trong phát huy năng lực tự quản. Nhưng sự tự quản đó nằm trong khuôn khổ luật pháp thống nhất của nhà nước. Nghĩa là nhà nước giữ vai trò định hướng và giám sát. Tác động của các nhân tố khác, trong đó công tác nghiên cứu của các nhóm chuyên gia khoa học có vai trò rất quan trọng trong kế hoạch phát triển. - Các bên tham gia có trách nhiệm dựa trên vai trò tham dự của mình và có sự cân bằng về lợi ích tương xứng. 3. Ứng dụng mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang Trên cơ sở những tiềm năng sẵn có cho phát triển du lịch và những tồn tại hiện thời trong quản lý hoạt động du lịch tại huyện Tây Giang, căn cứ vào việc xác định mục tiêu và nguyên tắc xây dựng mô hình quản lý hoạt động du lịch cộng đồng, bài viết đề xuất mô hình quản lý tham dự đối với du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang như một cách thức hướng đến mục tiêu phát triển bền vững (Sơ đồ 1). Mô hình này cho thấy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bên liên quan trong việc tham gia phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang: 1) Nhà nước quản lý; 2) Cộng đồng tự quản; 3) Thị trường điều tiết; 4) Nhà nghiên cứu và nhân tố xã hội khác tham gia. Trên cơ sở mô hình này, có thể ứng dụng đánh giá đối với từng đối tượng cụ thể trong trường hợp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang. 5W1H Kết quả đạt được Mục tiêu hướng tới Tại sao? - Xác định được tiềm năng phát triển du lịch theo định hướng của nhà nước. - Triển khai du lịch cộng đồng dựa trên tiềm lực của cộng đồng chủ thể. - Xác định được tiềm năng phát triển du lịch theo định hướng của nhà nước. - Triển khai du lịch cộng đồng trên tiềm lực của cộng đồng chủ thể và các bên liên quan khác dưới sự quản lý của nhà nước. Ai làm? Cho ai? - Cộng đồng chủ thể. - Các nhân tố xã hội khác: người kinh doanh dịch vụ phụ, dân chúng. - Cộng đồng chủ thể - Nhà nước - Thị trường và nhà đầu tư - Các nhân tố xã hội khác: nhà khoa học, người kinh doanh dịch vụ phụ và dân chúng Bảng 1. Mục tiêu xây dựng mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng 87Số 30 (Tháng 12 - 2019) VĂN HÓA DU LỊCH NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Du lịch cộng đồng dựa chủ yếu vào sự tham gia của cư dân bản địa nên cộng đồng giữ vai trò chủ chốt bên cạnh vai trò tham dự của các bên liên quan khác trong mô hình này. Thực tế phát triển du lịch tại Tây Giang cho thấy, nguồn tài nguyên được giữ gìn gần như nguyên vẹn là nhờ sức mạnh của cộng đồng. 725 cây Pơ mu cổ thụ được công nhận là “cây di sản” nhờ nỗ lực ngăn chặn phá rừng, chặt cây đem bán của từng người dân, bởi người Cơ tu coi đó là rừng cây thiêng, là nơi thánh thần cư trú, chở che cho cả buôn làng. Người Cơ Tu vẫn dựa vào nhau để lao động và sinh sống nên từ cách ăn, cách ở, cách mặc đến tổ chức lễ hội, trình diễn nghệ thuật vẫn như chưa hề biến đổi trước tác động của thời cuộc. Sau chính sách xây dựng nông thôn mới, nhiều con em Cơ Tu được cử đi học, người Cơ Tu được tiếp cận phương tiện đại chúng nên trình độ dân trí được nâng cao. Họ nhận thức rất rõ những hủ tục lạc hậu cần loại bỏ như việc tốn quá nhiều thời gian và của cải cho cưới xin, ma chay hay sát sinh trâu bò quá nhiều cho một lễ hội. Họ cũng nhận thức rõ những giá trị bản sắc văn hóa cần bảo tồn, gìn giữ và phục hồi như hình thức sinh hoạt cộng đồng tại nhà Gươl, nghệ thuật điêu khắc, trang trí, nghệ thuật biểu diễn Đây chính là nguồn lực lớn mạnh nhất để Tây Giang phát triển du lịch cộng đồng. Nhưng để tham gia xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng đòi hỏi vai trò tự quản của cộng đồng địa phương rất cao. Cơ sở vật chất của cộng đồng như nhà ở, sân vườn, nhà Gươl, trở thành cơ sở vật chất của ngành Du lịch. Chính người dân địa phương trở thành nguồn nhân lực du lịch. Họ phải đối mặt với một số vấn đề như: Một số lượng không nhỏ những người từ nơi khác đến xâm nhập vào đời sống cộng đồng của họ; hay việc chuyển đổi từ nghề lao động chính là làm nương phát rẫy sang nghề dịch vụ. Điều này đòi hỏi mỗi cá nhân trong cộng đồng phải ý thức rất rõ vai trò của mình đối với cộng đồng chung trong việc bảo tồn và giữ gìn tài nguyên và nếp sống văn hóa lành mạnh, trách nhiệm trong từng bước xây dựng mô hình du lịch cộng đồng và những lợi ích mà họ được hưởng từ kế hoạch đó. Từ những nhận thức đúng đắn, người dân sẽ tham gia phát triển du lịch cộng đồng tại làng bản của họ ngay từ những bước đầu tiên như đề xuất ý tưởng, xây dựng kế hoạch đến triển khai, thực hiện và đánh giá, giám sát. Hoàn thành được tất cả những điều này, cộng đồng mới thể hiện được vai trò tự quản của họ trong mô hình quản lý tham dự đối với du lịch cộng đồng. Mô hình quản lý tham dự cần thế cân bằng giữa hai yếu tố cộng đồng và Nhà nước. Hiện nay, quản lý nhà nước ở huyện Tây Giang đã thể hiện sự hậu thuẫn cho phát triển du lịch bằng hệ thống chính sách cởi mở. Trước tiên, đó là sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng - điện, đường, trường, trạm nằm trong chính sách xây dựng nông thôn mới. Tiếp theo là chi phí tập trung bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu, quy hoạch và xây dựng các điểm du lịch, thực hiện xúc tiến, quảng bá như các sự kiện gắn biển cây di sản cho rừng Pơ Mu, hay năm du lịch Tây Giang 2016 “Tiếng vọng đại ngàn”. Sơ đồ 1. Mô hình quản lý tham dự trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam (Nguồn: Tác giả) Số 30 (Tháng 12 - 2019)88 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Chính quyền Tây Giang đang khuyến khích các nhà đầu tư thiết kế sản phẩm du lịch, xây dựng và chỉnh trang cơ sở vật chất kỹ thuật. Đối tượng các nhà đầu tư mà chính quyền hướng đến trước tiên là các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn, sau đó mới là các nhà đầu tư có tên tuổi ở nơi khác đến. Tuy nhiên, bước đầu thực hiện phát triển du lịch tại địa phương cho thấy còn nhiều trở ngại khi hoạt động du lịch rất manh mún, dựa chủ yếu vào nhu cầu tự phát của khách du lịch, trong khi đối tượng khách chính hiện nay có mức chi trả thấp, ý thức bảo tồn chưa cao. Mặc dù Tây Giang cũng là một trong ba địa phương của tỉnh Quảng Nam có đơn vị phụ trách du lịch chuyên biệt nhưng hoạt động tuyên truyền, quảng bá của Trung tâm xúc tiến, đầu tư và phát triển du lịch này chưa mang lại kết quả cao. Điều này đòi hỏi cần tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, trước tiên trong liên kết với cộng đồng, để xây dựng khả năng cung ứng du lịch sẵn sàng đảm bảo chất lượng tốt nhất phục vụ khách du lịch. Sau đó, các chủ thể quản lý nhà nước cần thiết lập mối quan hệ mạnh mẽ với các nhà đầu tư để tạo ra thị trường du lịch sôi động và cốt lõi, nhằm thu hút du khách đến với một điểm đến thân thiện, đa dạng tài nguyên và đậm đà bản sắc. Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội hiện nay, thị trường đóng vai trò quy định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ hình thức xã hội nào. Thị trường du lịch được tạo ra trước hết từ nhu cầu đi du lịch của du khách. Xu hướng đi du lịch hiện nay đang ngày càng hướng đến các giá trị trải nghiệm, trải nghiệm sự hoang sơ của tự nhiên, trải nghiệm đời sống văn hóa khác lạ của tộc người thiểu số. Bởi thế Tây Giang hoàn toàn có khả năng trở thành một điểm đến đầy hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế. Thị trường du lịch còn được tạo ra bởi khả năng cung ứng của điểm du lịch. Nắm bắt được điều này, chính quyền địa phương đã định hướng và tạo điều kiện cho Tây Giang phát triển du lịch cộng đồng. Đây chính là hình thức du lịch đáp ứng tốt nhất nhu cầu được trải nghiệm đời sống thực tại điểm đến của khách du lịch, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững khi mang lại sự cải thiện kinh tế và đời sống văn hóa xã hội trực tiếp cho người dân địa phương. Tuy nhiên trong thời gian đầu hoạt động, thị trường du lịch ở huyện miền núi này chưa thực sự mang lại hiệu quả. Nhu cầu du lịch đến đây đa phần là bộc phát, lẻ tẻ và thưa thớt. Điều cần nhất hiện nay là sự tham gia của các công ty lữ hành trong việc kết nối, xây dựng thị trường khách mục tiêu. Từ giữa năm 2015 đến nay, chính quyền Tây Giang đã hỗ trợ rất nhiều các chuyến Farm trip đưa các công ty lữ hành có tiếng đến khảo sát các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn. Trong đó tập trung vào các công ty khai thác khách quốc tế với loại hình du lịch bằng xe máy, xe đạp hay du lịch mạo hiểm Đây là tín hiệu đáng mừng cho tương lai của du lịch Tây Giang khi các công ty lữ hành kết hợp cùng chính quyền có chính sách xúc tiến, quảng bá hiệu quả. Điều này sẽ không chỉ tạo ra một thị trường sôi động mà còn thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để hướng đến hoạt động du lịch bền vững, Tây Giang cần hướng đến khai thác tập trung một tập khách nhất định. Đó là đối tượng khách có khả năng chi trả đồng thời có ý thức bảo tồn tài nguyên khi tham gia du lịch. Không nên khai thác xô bồ, vì nguồn lợi trước mắt để tận diệt nguồn tài nguyên quý giá, một khi mất đi không bao giờ lấy lại được. Sự điều tiết này hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường nhưng dưới sự chỉ đạo và quản lý của Nhà nước. Đóng vai trò không kém phần quan trọng trong mô hình là vai trò tham dự của các nhân tố khác, trong đó nhấn mạnh chức năng nghiên cứu tham dự của nhóm chuyên gia và các nhà khoa học. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên để hoạt động du lịch phát triển tại một địa phương rất cần sự tham gia của các ngành kinh tế khác như nông nghiệp cung cấp thực phẩm, thủ công nghiệp cung 89Số 30 (Tháng 12 - 2019) VĂN HÓA DU LỊCH NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA cấp các sản phẩm thủ công, các mặt hàng lưu niệm hay sự đảm bảo của hệ thống an ninh, quốc phòng, giao thông, y tế Tất cả chung tay với nhau trong định hướng phát triển du lịch sẽ tạo ra một bộ mặt an toàn và thân thiện cho điểm đến thu hút khách du lịch. Tây Giang với chính sách mở về du lịch cũng đã và đang khuyến khích các lĩnh vực khác dần hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của du lịch. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu này, khi mọi dự định còn nằm trong kế hoạch thì sự tham gia nghiên cứu và tư vấn của các nhóm chuyên gia và nhà khoa học là vô cùng cần thiết. Các nhà khoa học sẽ giúp chính quyền và các nhà đầu tư trả lời cho câu hỏi: Nên khai thác cái gì phục vụ du lịch và khai thác đến đâu? Học hỏi kinh nghiệm của các điểm du lịch trước đó, việc khai thác quá mức sẽ ảnh hưởng đến môi trường và phá hủy vĩnh viễn nguồn tài nguyên, các nhà khoa học sẽ tư vấn về chuyên môn để Tây Giang có sự khai thác trọng tâm, trọng điểm. Họ cũng là người đưa ra sự cảnh báo về các giới hạn cho phép để khách du lịch không gây tổn hại đến tài nguyên tự nhiên và làm biến dạng bản sắc văn hóa tộc người Cơ Tu. Bước đầu, các nhà chuyên môn và khoa học đã thể hiện vai trò của họ trong việc khẳng định và ghi nhận các giá trị tự nhiên và văn hóa của Tây Giang, góp phần giúp nó trở thành nguồn lực trong khai thác du lịch. Nhưng trong quá trình khai thác, sự đồng hành của họ là nhân tố không thể thiếu cho bức tranh phát triển du lịch tổng thể và lâu dài của một vùng đất. Mô hình quản lý tham dự đặt ra trách nhiệm và lợi ích của các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Ngoài sự tương tác của các bên liên quan đến sự phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn, mô hình còn thể hiện mối quan hệ của các nhóm đối tượng với nhau. Mối quan hệ này cho thấy vai trò chủ đạo của quản lý nhà nước. Mặc dù để phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương, cộng đồng bản địa giữ vai trò chính yếu nhưng nếu thiếu sự định hướng và quản lý của Nhà nước, hoạt động này chỉ mang tính chất tự phát, có thể đi chệch hướng và không phát triển một cách bền vững. Thông qua hệ thống chính sách, Nhà nước có khả năng lôi kéo sự tham dự của nhà đầu tư nhằm phát triển thị trường và các nhân tố xã hội khác. Nếu Nhà nước thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả thì vai trò của các đối tượng khác tự động được phát huy để có thể mang lại lợi ích nhiều mặt cho nhau. Bởi vậy, giữa các yếu tố trong mô hình quản lý tham dự, quản lý nhà nước đóng vai trò điều phối các bên liên quan khác. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng hiện nay tại huyện Tây Giang cho thấy địa phương còn thiếu và yếu về sự tương tác giữa các bên tham dự. Nếu như không có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan trong quá trình tham dự, tình trạng hoạt động manh mún, chộp giật, phát triển nóng dẫn tới hoang phí và mất mát tài nguyên rất dễ xảy ra. Bởi vậy, ngay từ giai đoạn đầu này, rất cần sự vào cuộc ngay lập tức của quản lý nhà nước trong vai trò điều phối các bên liên quan tham dự mô hình quản lý để mỗi bên nhận thức rõ trách nhiệm và cùng tham gia gây dựng hoạt động phát triển cộng đồng một cách hiệu quả và bền vững. Kết luận Sự phát triển du lịch cộng đồng một cách tự phát và nóng vội sẽ dẫn đến hệ quả khó lường trong bảo tồn nguồn tài nguyên, bảo vệ đời sống văn hóa xã hội địa phương. Đây chính là bài học kinh nghiệm cho những nơi mà du lịch cộng đồng mới nhen nhúm như Tây Giang. Việc này đòi hỏi ngay từ những bước đi đầu tiên, Tây Giang cần xác định một mô hình quản lý phù hợp đối với hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương. Mô hình này nhất thiết phải đặt ra vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc vận hành các hoạt động du lịch gắn với phát triển cộng đồng. Trong mô hình này, cộng đồng có vai trò chính yếu trong việc tham gia vào các hoạt động du lịch và cũng là người hưởng lợi từ sự phát triển Số 30 (Tháng 12 - 2019)90 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA du lịch tại địa phương của mình. Nhưng quản lý nhà nước sẽ giữ vai trò chủ đạo trong việc điều phối, đánh giá, giám sát các hoạt động diễn ra tại địa phương. Mô hình không chỉ thể hiện sự tương tác của các bên liên quan đến hoạt động chính là du lịch cộng đồng mà còn thể hiện mối quan hệ của các bên đó với nhau, trong đó, quản lý nhà nước giữ vai trò kết nối cộng đồng với thị trường, cộng đồng với các nhà chuyên môn và khoa học, cộng đồng với các nhân tố khác. Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả dừng lại ở việc đặt ra vấn đề xây dựng một mô hình quản lý phù hợp cho sự phát triển cộng đồng tại một địa phương trong sự khởi đầu khai thác và phát triển du lịch như Tây Giang. Hy vọng rằng, từ nền tảng này, chính quyền địa phương kết hợp với các nhà chuyên môn, nhà khoa học có thể đưa ra những giải pháp cụ thể hơn trong quy hoạch điểm du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, xây dựng thang bậc giám sát, đánh giá sự phát triển bền vững Là một điểm đến đầy hấp dẫn với nguồn tài nguyên hoang sơ, giàu bản sắc, Tây Giang sẽ khởi sắc nhờ phát triển du lịch bằng sức mạnh nội lực của mình, nhưng nhất thiết phải đặt trong một mô hình quản lý chặt chẽ để sự phát triển hôm nay không ảnh hưởng đến quyền lợi của các thế hệ mai sau. Đ.T.P.A (TS., Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do liên minh châu Âu tài trợ (2013), Giới thiệu về du lịch có trách nhiệm, Tờ thông tin số 1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 2. Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do liên minh châu Âu tài trợ (2013), Du lịch có trách nhiệm và ngành lữ hành ở Việt Nam, Tờ thông tin số 2, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội. 3. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 4. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng: Lý thuyết và vận dụng, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 5. Lê Hồng Lý (chủ biên) (2010), Giáo trình Quản lý di sản văn hóa với sự phát triển du lịch, Giáo trình do quỹ Ford tài trợ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 6. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (1999), Địa lý du lịch, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 7. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 8. Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng, Hà Nội. Tiếng Anh 9. Berker. M (1983), Traditional landscape and mass tourism in the Alps, The Geogr Review, Vol. 4, 395 - 415. 10. Bien, Amos (2004), The simple user’s guide to cetification for subtailnabe tourism and ecotourism, The international Ecotuorism Society. 11. Donald G. Reid (2003), Tourism, Globalization and Development Responsible Tourism Planning, Pluto Press, USA. 12. Liedewij van Breugel (2013), Community- based tourism: Local participation and perceived impacts - A comparative study between two communities in Thailand, Faculty of Social Sciences Radboud University Nijmegen. 13. Silvers, Julia Rutherford (2003), Professional coordination, John Wiley & Sons, Inc., Hoboken. 14. Sue Beeton (2006), Community development through tourism, Landlinks Press, Australia. 15. The Mountain Institute (2000), Community - Based Tourism for Conservation and Development: A Resource Kit, The Mountain Institute, USA. Ngày nhận bài: 25 - 11 - 2019 Ngày phản biện, đánh giá: 4 - 12 - 2019 Ngày chấp nhận đăng: 27 - 12 - 2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmo_hinh_quan_ly_tham_du_trong_phat_trien_du_lich_cong_dong_t.pdf
Tài liệu liên quan