10 hectares of seagrass beds in Nui Thanh district, Quang Nam province
have been chosen and signed by People Committee of Quang Nam province, No 938/Qð-
UBND in July 9/2008, and given to the Project “Integrated Management of Coastal Zone
Quang Nam province” for management and restoration of seagrass ecosystem. This area is an
important distribution area of seagrass in An Hoa lagoon, Nui Thanh district. Zostera
japonica is dominant species, the cover can reach 25-50%. Unfortunately, these beds are
quickly reduced by several destructive fishing gear and methods. A model of management and
restoration of seagrass beds has been carried out with the help of local government, four
workers in seagrass group and local people. Zostera japonica had been transplanted by
planting unit method. Preliminary result showed that after 6 weeks of planting, the density
increased 13%. A proposed solution for management seagrass beds is based on close
connection between the benefit from the reasonable and sustainable exploitation of the
resources in seagrass ecosystem and their management.
13 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình quản lý và phục hồi thảm cỏ biển ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
63
Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T10 (2010). Số 2. Tr 63 - 75
MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ PHỤC HỒI THẢM CỎ BIỂN Ở HUYỆN NÚI THÀNH,
TỈNH QUẢNG NAM
NGUYỄN HỮU ðẠI
Viện Hải dương học
Tóm tắt: 10 hecta thảm cỏ biển ở xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
ñã ñược chọn và ñược UBND tỉnh Quảng Nam ký quyết ñịnh số 1938/Qð-UBND ngày 09
tháng 6 năm 2008 giao cho dự án “Quản lý tổng hợp ñới bờ Quảng Nam” ñể thực hiện mô
hình trình diễn phục hồi hệ sinh thái cỏ biển. ðây là vùng trung tâm phân bố của cỏ biển ở
ñầm An Hòa, Núi Thành với sự ưu thế của loài cỏ Lươn Zostera japonica, ñộ bao phủ có nơi
ñạt 25-50%, nhưng hiện nay ñang bị suy giảm nhanh do các hoạt ñộng khai thác hải sản có
tính hủy diệt. Mô hình trình diễn ñược thực hiện nhờ sự hỗ trợ của chính quyền ñịa phương,
nhóm hạt nhân gồm 4 người và cộng ñồng cư dân ñịa phương. Cỏ Lươn ñã ñược di trồng
phục hồi theo phương pháp PU (bứng luôn trầm tích và cỏ). Kết quả kiểm tra bước ñầu sau 6
tuần di trồng cho thấy mật ñộ thân ñứng cỏ Lươn tăng 13%. Việc vận hành mô hình ñược ñề
nghị trên cơ sở gắn kết lợi ích của việc khai thác hợp lý và bền vững nguồn lợi trong hệ sinh
thái cỏ biển với việc quản lý và bảo vệ chúng.
I. MỞ ðẦU
Các kết quả nghiên cứu các thảm cỏ biển ở Việt Nam ñã cho thấy riêng ở vùng ven
biển và các ñảo ven bờ các tỉnh phía Nam cỏ biển phân bố thành các vùng rộng lớn hàng
trăm hecta nhất là ở các tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,
Vũng Tàu Côn ðảo, Phú Quốc Các thảm cỏ biển này ñang ñảm nhiệm vai trò quan
trọng ñối với môi trường và sinh vật, là nơi cư trú sinh vật ña dạng, nơi nuôi dưỡng ấu thể
của nhiều loài sinh vật và cung cấp giống cho các vùng biển lân cận (Nguyễn Hữu ðại &
CS 1999, 2000). Tuy nhiên ñây là nơi ñang xảy ra mạnh mẽ các hoạt ñộng nuôi trồng và
khai thác quá mức hoặc các cách ñánh bắt có tính hủy diệt của cư dân ven biển. Các hoạt
ñộng này ñã làm cho các thảm cỏ biển bị suy giảm mạnh hoặc mất ñi. Chỉ riêng ở vùng
biển Khánh Hòa trong 5 năm qua ñã có khoảng 30% diện tích các thảm cỏ biển ñã bị mất
ñi hoặc suy giảm nghiêm trọng (Nguyễn Hữu ðại & CS 2002). Sự mất ñi của các thảm cỏ
biển làm mất ñi nơi cư trú sinh vật, ñồng thời dẫn ñến suy giảm chất lượng môi trường
cũng như tính ña dạng sinh học và nguồn lợi.
64
Ở tỉnh Quảng Nam, các kết quả khảo sát của chúng tôi ñã cho thấy các thảm cỏ biển
chiếm gần hết vùng biển nông ven bờ vùng An Hòa, Núi Thành với sự ưu thế của 3 loài cỏ
biển: cỏ Lươn Zostera japonica, cỏ Hẹ Halodule uninervis, và cỏ Xoan Halophila ovalis.
Tuy nhiên, các thảm cỏ này ñang bị suy giảm nhanh, là hệ quả của các hoạt ñộng khai thác
không hợp lý. Xiết ñiện cùng với nghề cào ñáy và ñào bắt hải sản ñã làm suy giảm nghiêm
trọng hệ sinh thái cỏ biển, sinh vật non bị bắt hoặc chết, còn cỏ biển bị cào, nhổ khỏi trầm
tích và trôi dạt khắp nơi. Việc quản lý và bảo vệ chúng là rất cấp thiết trước khi thảm cỏ
này bị mất, và ñể phục hồi là rất tốn kém và khó khăn.
Tham khảo các tài liệu tính toán về việc phục hồi các thảm cỏ biển ở vùng ôn ñới (ví
dụ với cỏ Lươn Zostera), phải mất từ 9.000 ñến 46.000 USD/hecta bằng cách dùng
phương pháp lấy luôn trầm tích và cỏ. Nếu dùng phương pháp lấy thân ngầm và thân
ñứng, phí tổn từ 11.000 ñến 74.000 USD/hecta (Spurgeon, 1998). Báo cáo của chương
trình hành ñộng Quốc gia về ña dạng sinh học của Anh Quốc cũng ñã cho biết giá cả ñể
phục hồi cỏ biển ở ñây là 8.600 USD/hecta và khoảng 1000 hecta ñã ñược di trồng phục
hồi (Spurgeon 1998). Do vậy việc quản lý và bảo vệ phải ñược ưu tiên thực hiện, nếu
không, khi các thảm cỏ biển bị mất ñi thì việc phục hồi rất tốn kém và khó khăn.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài viết sử dụng các số liệu của mô hình quản lý và phục hồi cỏ biển xã Tam Giang,
Núi Thành, thuộc dự án Quản lý Tổng hợp ñới bờ Quảng Nam, thực hiện từ năm 2006 ñến
2008.
Khu vực ñược chọn ñề tiến hành mô hình là vùng trung tâm phân bố của cỏ biển ở
Xã Tam Giang, ñầm An Hòa, nơi mà hệ sinh thái cỏ biển có tính ña dạng sinh học cao.
Tiến hành ñánh giá cấu trúc thảm cỏ biển trước khi thực hiện mô hình. Sử dụng
phương pháp mặt cắt, thực hiện theo Quy phạm ñiều tra biển, phần thực vật biển do Ủy
ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành (1981) và các phương pháp trong “Hướng
dẫn ñiều tra nguồn lợi biển nhiệt ñới” của English, Wilkinson & Baker (1994) và “Các
phương pháp nghiên cứu về cỏ biển” của Philips & McRoy (1990). Theo ñó các mặt cắt
ñược thực hiện một cách ngẫu nhiên sao cho chúng có tính ñại diện cho hiện trạng cỏ biển
vùng khảo sát. Trên mỗi mặt cắt có 3 trạm thu mẫu ñể tiến hành các khảo sát về thành
phần loài, mật ñộ, ñộ bao phủ, sinh lượng, thường là một trạm ở vùng phân bố trên, một ở
vùng phân bố giữa và một ở ñai phân bố dưới của khu vực phân bố thảm cỏ biển. Khung
sinh lượng có diện tích 0,25m2, ñược chia thành 25 ô nhỏ 1dm2. Tại các khung này ñộ bao
phủ của các loài cỏ biển ñược tính trong từng ô nhỏ và sau ñó tính chung cho khung 0,25m
2
theo phương pháp của Saito & Abe (1970).
65
Kỹ thuật trồng phục hồi cỏ biển ñược áp dụng từ các kết quả nghiên cứu trong phòng
thí nghiệm (N. H. ðại, 2005). Loài cỏ biển ưu thế và ñược di trồng phục hồi ở ñây là cỏ
Lươn (Zostera japonica) là loài ưu thế tại ñịa phương, có kích thước nhỏ và sinh sản chủ
yếu bằng hình thức sinh sản dinh dưỡng. Áp dụng ñặc ñiểm này, sử dụng kỹ thuật lấy giống
cỏ cùng với phần trầm tích (PU – Planting Unit). Các khung thép hình trụ có tiết diện 14cm
ñược sử dụng làm dụng cụ ñể lấy các bụi cỏ biển. Nguồn giống ñược thu thập từ các vùng
lân cận, nơi cỏ biển có tình trạng sức khỏe tốt, ñộ bao phủ trung bình từ 75 - 100%, mức ñộ
cho phép lấy 20% (N. H. ðại, 2005). Mỗi bụi cỏ giống có mật ñộ từ 200 - 250 thân ñứng.
Các bụi cỏ giống này sau ñó ñược trồng trong các hố có kích thước bằng với nó, hàng cách
hàng 50 cm. Kỹ thuật di trồng ñược tập huấn cho nhóm hạt nhân thực hiện mô hình và cộng
ñồng dân cư ñịa phương. ðể kiểm tra sự thích nghi phát triển của cỏ biển di trồng ñã bố trí 3
lô thí nghiệm, mỗi lô gồm 10 bụi cỏ có mật ñộ thân ñứng ban ñầu ñược kiểm soát như nhau.
Sau 6 tuần di trồng mật ñộ cỏ ở các lô thí nghiệm ñược ñánh giá lại.
III. KẾT QUẢ
1. Chọn lựa ñịa ñiểm triển khai mô hình phục hồi
Các tiêu chí chọn ñịa ñiểm
Việc lựa chọn ñiểm trình diễn phục hồi ñược thực hiện theo các tiêu chí như sau:
- Có tính ña dạng sinh học cao, là vùng phân bố quan trọng của cỏ biển.
- Có vai trò quan trọng ñối với môi trường và nguồn lợi sinh vật của một khu vực
- ðang bị suy giảm
- ðược sự ủng hộ của chính quyền ñịa phương và sự ñồng thuận của cộng ñồng.
Khu vực thử nghiệm phục hồi
Áp dụng các tiêu chí trên, vùng ñược chọn nằm ở thôn 1, 2 xã Tam Giang, diện tích
triển khai khoảng 10 ha có hình chữ nhật (hình 1). Khu vực trình diễn quản lý và phục hồi
cỏ biển ñược thực hiện do quyết ñịnh số 1938/Qð-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2008 của
UBND tỉnh Quảng Nam. Vị trí tọa ñộ tại 4 ñiểm góc là:
- 108041’ 58,6’’ và 15029’28,7’’ - 108041’ 58,6’’ và 15029’28,7’’
- 108041’ 30’’ và 15029’57’’ - 1080 39’ 41,8’’ và 15028’07,5’’
- 108041’ 55,8’’ và 15030’13’’ - 108039’ 37,2’’ và 15028’57,2’’
- 108041’ 19’’ và 15029’47’’ - 108039’ 19,8’’ và 15028’06,3’’
66
Hình 1: Khu vực triển khai mô hình phục hồi cỏ biển (xã Tam Giang, Núi Thành)
Khu vực này là vùng phân bố tự nhiên của cỏ biển, trải dài theo ven bờ, dài 500m,
rộng 200 mét. ðây là vùng phân bố quan trọng của cỏ biển ở xã Tam Giang. Thảm cỏ này
hiện nay ñang bị suy giảm khoảng 30% do các hình thức ñánh bắt và khai thác có tính hủy
67
diệt, nhiều khoảng trống do cỏ bị chết. Trong khu vực này, tiến hành di trồng phục hồi
khoảng 1 hecta, tập trung vào vùng bị suy giảm mạnh hoặc bị chết, phần còn lại ñược
khoanh vùng quản lý, chăm sóc và bảo vệ.
Chất ñáy chủ yếu trong vùng này là cát pha bùn, có lẫn nhiều xác vỏ sò ốc, nền ñáy
bằng phẳng, vào thời gian triều thấp nhất, thường ngập nước từ 0,2 ñến 1 mét. ðộ mặn ño
ñược từ tháng 10-12 (mùa mưa) nằm trong khoảng 15 - 20‰, thích hợp cho việc phát triển
của cỏ biển. Những khi mưa lớn kéo dài, ñộ mặn có thể thấp hơn nhưng thời gian không
lâu.
Do tính ña dạng sinh học cao và nguồn lợi phong phú, ñây là khu vực thường xuyên
ñược ngư dân khai thác bằng ñủ mọi hình thức từ cách lượm nhặt thô sơ cho ñến xiết ñiện,
lưới cào hoặc các cách khai thác có tính phá hủy nơi cư trú như ñào xới bắt trùng biển hay
ngao sò. Tất cả các hoạt ñộng kể trên ñều gây suy giảm hoặc mất các thảm cỏ. Chúng
phân bố thưa, da beo, nhiều khoảng trống. Nhiều người dân cho biết trước ñây mật ñộ cỏ
rất dày, chiều cao lá thường dài hơn 20 cm.
2. Hiện trạng các thảm cỏ biển ở vùng Núi Thành, Quảng Nam
Núi Thành là khu vực phân bố quan trọng của cỏ biển ở phía nam của tỉnh Quảng
Nam, diện tích phân bố khoảng 200 hecta, chủ yếu tập trung ở ñầm An Hoà, khu vực vùng
triều ven biển thuộc ñịa bàn các xã Tam Giang, Tam Hải, Tam Quang, (huyện Núi Thành).
Các thảm cỏ biển này bao phủ hầu hết các vùng nước nông, các cồn gò, từ mực triều thấp
ñến sâu 0,5-2 mét, ngoại trừ các lạch sâu.
3 loài cỏ biển thưởng gặp là
- Cỏ Lươn Zostera japonica
- Cỏ Xoan tròn Halophila ovalis
- Cỏ Hẹ Halodule uninervis
Riêng vùng Bàn Thang (xã Tam Hải, Núi Thành) thảm cỏ biển còn có thêm các loài:
- Cỏ Vích Thalassia hemprichii
- Cỏ Xoan lá dài Halophila decipiens phân bố từ ñộ sâu 3 - 4 mét trở xuống.
Thảm cỏ biển trong ñầm An Hòa tương ñối khá ñồng nhất. Loài ưu thế nhất là cỏ
Lươn phân bố khắp mọi nơi, kể cả trong các ao ñìa nuôi tôm. Chúng có chiều cao thân
ñứng từ 10 - 20 cm. Nhiều ngư dân cho biết trước ñây chúng cao ñến 30 - 40 cm (giống
với thảm cỏ ở Cửa ðại, Hội An) nhưng nay cằn cổi và ngắn hơn. Loài cỏ Xoan lá tròn
mọc xen kẻ với loài trên và phát triển ưu thế ở vùng dưới triều luôn ngập nước. Ngoài ra
trong các ao ñìa bỏ hoang còn gặp cỏ Kim Ruppia maritima.
68
Do ñộ mặn trong ñầm An Hòa tương ñối ít thay ñổi trong mùa mưa hoặc chỉ bị ngọt
hóa trong thời gian ngắn khi xảy ra lũ lớn cho nên cấu trúc của các thảm cỏ biển ít thay
ñổi theo mùa. Sau ñây là kết quả các chuyến khảo sát cấu trúc các thảm cỏ quan trọng
trong ñầm An Hòa vào tháng 9/2007 (cuối mủa khô) và tháng 01/2008 (cuối mùa mưa).
Bảng 1: Cấu trúc của các thảm cỏ biển ở một số vùng phân bố tập trung ở ñầm An Hòa,
Núi Thành tháng 9/2007 và tháng 01/2008
Mật ñộ
(cây/m2) ðộ bao phủ (%)
Sinh lượng
(g khô/m2)
ðịa ñiểm Tọa ñộ Tên loài
cỏ
9/07 01/08 9/07 01/08 9/07 01/08
Long Thạnh
ðông
xã Tam Hải
15028’308
108040’475
Cỏ Hẹ
Cỏ Xoan
tròn
980
230
820
300
<6,25
<6,25
<6,25
<6,25
76
58
46
22
Cồn Si (1)
Xã Tam
Giang
15028’935
108039’248
Cỏ Hẹ
Cỏ Lươn
11.20
0
820
2.600
7.200
25-50
<6,25
6,25-
12,5
12,5-25
248
84
78
104
Cồn Si (2)
Xã Tam
Giang
15028’879
108038’962
Cỏ Lươn
Cỏ Xoan
tròn
9800
1200
8.800
420
25-50
6,25-
12,5
25-50
6,25-
12,5
201
76
191
26
Gần cảng,
Tam Giang 1
15028’558
108039’402
Cỏ Lươn 12.50
0
11.000 25-50 25-50 287 221
Tam Giang 2
15028’618
108039’740
Cỏ Lươn
Cỏ Hẹ
11.60
0
6200
8000
600
25-50
6,25-
12,5
25-50
<6,25
262
98
170
38
Tam Giang 3
15028’274
108039’607
Cỏ Lươn
Cỏ Xoan
7800
5800
7600
5200
12,5- 25
6,25-
12,5
12,5- 25
6,25-
12,5
88
64
86
60
Thôn 2 Tam
Giang
15028’009
108039’810
Cỏ Lươn
13.20
0
12.200 25-50 25-50 284 244
Thôn 3
Tam Giang
15027’863
108039’790
Cỏ Lươn
Cỏ Xoan
tròn
12.40
0
2.800
11.000
2.200
25-50
6,25-
12,5
25-50
6,25-
12,5
272
42
232
35
69
Kết quả trên cho thấy vào mùa nắng (9/2007) và vừa hết mùa mưa (01/2008) cấu
trúc của các thảm cỏ biển ở Núi Thành ít thay ñổi. Các thảm cỏ biển ở ñây vẫn có tình
trạng tốt vào cuối mùa mưa. Vào lúc này mật ñộ cỏ biển có giảm và chiều cao của cỏ ngắn
hơn (trung bình khoảng 10 cm).
3. ðánh giá cấu trúc thảm cỏ biển khu vực triển khai mô hình
Bảng 2: Cấu trúc thảm cỏ biển khu vực triển khai mô hình (tháng 4/2008)
Mặt
cắt
Khung sinh
lượng
Tên loài cỏ
Mật ñộ
(cây/m2)
ðộ bao
phủ (%)
Sinh lượng
(g khô/m2)
1.1
Cỏ Lươn
Cỏ Hẹ
12.500
1.700
25-50
<6,25
231,16
32,32
1.2 Cỏ Lươn 14.200 25-50 288,51
1
1.3 Cỏ Hẹ 3.200 <6,25 37,30
2.1
Cỏ Lươn
Cỏ Hẹ
11.600
6.200
25-50
6,25-12,5
262,20
98,30
2.2
Cỏ Lươn
Cỏ Xoan tròn
13.400
700
25-50
< 6,25
314,25
27,10
2
2.3 0
3.1
Cỏ Lươn
Cỏ Hẹ
10.300
5420
25-50
6,25-12,5
223,70
36,38
3.2
Cỏ Lươn
Cỏ Xoan tròn
12.600
4620
25-50
6,25-12,5
334,50
40,10
3
3.3 Cỏ Xoan 1200 < 6,25 22,18
4.1
Cỏ Lươn
Cỏ Hẹ
11.840
4800
25-50
6,25-12,5
233,50
36,30
4.2
Cỏ Lươn
Cỏ Xoan tròn
13.260
2200
25-50
< 6,25
272,18
18,21
4
4.3 0
5.1 Cỏ Lươn 12.800 25-50 229,15
5.2
Cỏ Lươn
Cỏ Xoan tròn
9700
3320
12,5-25
< 6,25
172,40
32,10
5
5.3 0
70
Khảo sát ñánh giá hiện trạng cấu trúc thảm cỏ biển trước khi tiến hành thực hiện mô
hình. 5 mặt cắt ngang qua vùng 10 hecta của mô hình phục hồi. Trên mỗi mặt cắt lấy ngẫu
nhiên 3 khung sinh lượng theo thứ tự 1, 2, 3 từ trong bờ ra vùng luôn ngập nước.
Cấu trúc thảm cỏ biển qua 5 mặt cắt ngang qua khu vực 10 hecta quản lý cỏ biển
theo thứ tự từ phía Bắc xuống phía Nam ñược thể hiện qua bảng sau:
Kết quả cho thấy từ vùng triều trung bình ñến vùng triều thấp, ñộ bao phủ cỏ biển
tương ñối cao, có nơi ñạt từ 25 - 50%. Nhưng từ vùng triều thấp ñến vùng ngập nước 0,5 -
1 mét khi triều thấp nhất cỏ biển bị mất hoặc suy giảm nhiều. Nguyên nhân là do ở vùng
luôn ngập nước, các hoạt ñộng ñánh bắt bằng lưới cào, xiết ñiện làm chết cỏ. ðánh giá
chung diện tích cỏ biển bị mất ñi hay suy giảm trung bình trong khu vực 10 hecta quản lý
này là khoảng 30%. Việc ñánh giá này là cần thiết ñể kiểm tra tác ñộng của việc quản lý
bảo vệ và di trồng phục hồi ñối với thảm cỏ biển.
4. Di trồng phục hồi
Trong 10 hecta khu vực quản lý, 1 hecta ở vùng trung tâm ñược chọn ñể tiến hành
triển khai mô hình di trồng phục hồi. Khu vực này ñược rào lưới xung quanh.
Nhóm hạt nhân và cộng ñồng dân cư ñịa phương ñã ñược tập huấn kỹ thuật di trồng.
ðể thuận tiện và có hiệu quả, công việc ñược tiến hành vào thời ñiểm thủy triều xuống
thấp, thường là buổi chiều. Trong quá trình thực hiện (tháng 9 - 10/2008), cư dân trong
vùng rất quan tâm và họ mong muốn ñược phép nhân rộng mô hình này ra xung quanh.
Bảng 3: Phát triển mật ñộ thân ñứng của cỏ Lươn di trồng ở 3 lô thí nghiệm
18/10/08 (bắt ñầu di trồng, mật
ñộ ban ñầu giống nhau ở các lô
thí nghiệm)
Mật ñộ trung bình thân ñứng của các
bụi cỏ còn sống sót (03/12/08)
Tên loài
cỏ Thí nghiệm
(TN) 1
(10 bụi)
TN 2
(10 bụi)
TN 3
(10 bụi) TN 1 TN 2 TN 3
Cỏ Lươn
Nhật
Zostera
japonica
200 thân
ñứng/bụi
200 thân
ñứng/bụi
200 thân
ñứng/bụi
227,14
±36,83
(Số bụi cỏ
còn sống : 7)
231,66
±24,83
(Số bụi cỏ
còn
sống :6)
224,75
±35,57
Số bụi cỏ
còn sống : 8)
71
ðể kiểm tra và ñánh giá sự thích nghi, tồn tại, cũng như sự phát triển của cỏ biển di
trồng có nhiều phương pháp: tăng trưởng chiều dài lá, năng suất lá, mật ñộ, ñộ bao phủ.
Việc chọn lựa phương pháp tùy thuộc vào từng loại cỏ biển và thời gian thử nghiệm.
Trong trường hợp của cỏ di trồng ở ñây là cỏ Lươn chúng tôi chọn phương pháp kiểm tra
sự tăng trưởng mật ñộ thân ñứng.
Sau hơn 6 tuần di trồng, kiểm tra 3 lô thí nghiệm, mỗi lô có 10 bụi, khoảng 30% số
lượng các bụi cỏ biển bị mất do tác ñộng cơ học của dòng chảy hoặc bị chết. Số lượng còn
lại thích nghi và phát triển tốt, ñiều này thể hiện qua việc khảo sát mật ñộ trung bình thân
ñứng ở các lô thí nghiệm, mật ñộ trung bình tăng khoảng 13%.
Hình 2: Dụng cụ lấy giống cỏ Hình 3: Vận chuyển cỏ giống ñến nơi trồng
5. Quản lý và vận hành hệ sinh thái: Giải pháp ñề nghị cho vấn ñề quản lý, bảo vệ và
sử dụng có hiệu quả hệ sinh thái cỏ biển
Việc phục hồi, phát triển và khai thác nguồn lợi trong các thảm cỏ biển là ñộng lực
chủ yếu trong chiến lược quản lý hệ sinh thái. Phát huy các kỹ thuật phục hồi và phát triển
các nguồn lợi có giá trị kinh tế trong thảm cỏ biển như tôm, cua, ghẹ, cá. Khi ñược bảo vệ,
nguồn giống cá Mú, cá Dìa, cua Bùn vào cư trú trong các thảm cỏ biển. Các hộ gia ñình
ñược giao nhiệm vụ bảo vệ các thảm cỏ biển có cuộc sống gắn liền với nguồn lợi mà các
thảm cỏ biển mang lại cho họ.
Trong tình hình hiện nay, khi nguồn lợi các hệ sinh thái ven bờ bị suy giảm nghiêm
trọng, hiệu lực của các quy ñịnh về quản lý và bảo vệ nguồn lợi còn chưa cao, thì việc xây
dựng các quy ñịnh, hương ước của ñịa phương ñể bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên các
thảm cỏ biển cần ñược ñẩy mạnh. Hiện nay chưa có các thống kê ñầy ñủ về suy giảm ña
72
dạng sinh học và các nguồn lợi có giá trị trong các hệ sinh thái ven bờ nhất là hệ sinh thái
cỏ biển, nhưng có ñiều rõ ràng rằng một số loài có giá trị trong các thảm cỏ biển ngày nay
rất hiếm gặp hay không còn nữa như cá Ngựa, ốc nhảy, Nhum sọ, Hải sâm cátNhiều
loài tôm thuộc họ Penaeidae, cua, ghẹ, ñộng vật thân mềm, các loài cá ñặc biệt trong các
thảm cỏ biển như cá Dìa, cá ðối suy giảm nhanh. Việc suy giảm này ngoài nguyên nhân
do khai thác quá mức, còn nguyên nhân chính là do nơi cư trú sinh vật bị xáo trộn, cái nôi
ươm nuôi sinh vật bị phá hủy.
Ý nghĩa của việc phục hồi các thảm cỏ biển là phục hồi nơi cư trú sinh vật, làm cho
các sinh vật sống chung trong các thảm cỏ biển ñược ña dạng hơn và các ñối tượng nguồn
lợi có giá trị ñã bị suy giảm hay mất ñi nay ñược phục hồi lại
Lợi ích kinh tế các thảm cỏ biển gắn liền với ñời sống cộng ñồng ngư dân ven biển
từ bao ñời nay, là vùng thường xuyên xảy ra các hoạt ñộng nuôi trồng và ñánh bắt hải sản.
Vì vậy việc bảo vệ và quản lý nó phải xây dựng trên cơ sở cộng ñồng, ñược sự ủng hộ của
cộng ñồng với mục tiêu sử dụng có hiệu quả hệ sinh thái, duy trì, phát triển bền vững
nguồn lợi và cho môi trường sạch.
Nghiên cứu mô hình phục hồi và bảo vệ nơi cư trú cỏ biển cũng như nguồn lợi sinh
vật chung sống giúp cho cộng ñồng hiểu rõ giá trị của hệ sinh thái cỏ biển ñối với nguồn
lợi sinh vật và môi trường, từ ñó họ có nhận thức sâu sắc và ủng hộ nó như là cách duy
nhất ñể bảo ñảm sinh kế gia ñình. Vì vùng phân bố cỏ biển chủ yếu là vùng dưới triều, các
thảm cỏ biển ít bị sức ép bởi việc phát triển nuôi tôm hơn rừng ngập mặn. Vấn ñề là nhận
thức của cộng ñồng một khi họ nhận thấy cũng như ñược trang bị ñầy ñủ các hiểu biết
trong việc quản lý, phát triển sử dụng hệ sinh thái một cách hợp lý ñể ñem lại hiệu quả
thiết thực.
Vì vậy, giải pháp ñề nghị cho việc phục hồi và quản lý hệ sinh thái dựa trên cơ sở
cộng ñồng và vì lợi ích của cộng ñồng, ñó là:
- Giao cho các hộ gia ñình hoặc cá nhân tiên tiến, quản lý khu vực triển khai mô
hình phục hồi, theo các kỹ thuật ñã ñược chuyển giao, xác ñịnh ranh giới khu vực bảo vệ.
Người dân sử dụng các diện tích này như diện tích canh tác và tuân thủ theo ñúng luật
pháp Nhà nước.
- Cùng với việc di trồng phục hồi và bảo vệ cỏ biển, chuyển giao kỹ thuật cho người
dân nuôi phục hồi một số các ñối tượng sống chung trong các thảm cỏ biển. Trước mắt, ở
ñịa bàn xã Tam Giang, ñó là các ñối tượng hàu, ngao, ốc nhảy, ốc càng, cua, ghẹ, cá mú.
Người dân có thể ñược sử dụng vùng ñệm phía ngoài thảm cỏ biển ñể phát triển nghề
nuôi.
73
- Khi nguồn lợi ñược phục hồi, người dân sẽ ñược hướng dẫn cách khai thác hợp lý
ñể duy trì bền vững. Người dân sẽ có 2 cách thu nhập : thu nhập từ nguồn lợi tự nhiên do
phục hồi HST và thu nhập từ việc phát triển nuôi trồng một số ñối tượng thân thiện với
môi trường, thích hợp trong hệ sinh thái.
- Chính quyền ñịa phương cần có những quy ñịnh và thông báo rộng rãi cho các
cộng ñồng dân cư vùng lân cận về khu vực phục hồi bảo vệ, thực hiện nghiêm luật pháp
Nhà nước cấm các hình thức ñánh bắt có tính hủy diệt.
Việc thu nhập nguồn lợi từ khu vực bảo vệ phải là ñộng lực và lợi ích hấp dẫn khiến
người dân phải nổ lực gìn giữ và tôn tạo hệ sinh thái. Nếu biết khai thác hợp lý mô hình,
sử dụng triệt ñể các cơ sở khoa học, người dân sẽ khai thác vùng bảo vệ phục hồi như nơi
canh tác của họ và mô hình chắc chắn sẽ ñược nhân rộng nhiều ñịa phương khác. Khi ñó
tài nguyên nguồn lợi và tài nguyên môi trường của các hệ sinh thái ven bờ sẽ ñược phát
triển, sử dụng một cách hợp lý và bền vững.
Thời gian còn quá ngắn ñể có thể ñánh giá cụ thể sự phục hồi của nguồn lợi sinh vật
trong hệ sinh thái, nhưng có ñiều rõ ràng rằng hàng ngày có khá nhiều ghe thuyền của ngư
dân tập trung khai thác xung quanh hàng rào khu vực quản lý và nhóm hạt nhân rất vất vả
trong việc bảo vệ. Cá Mú con, cá Dìa, cá ðối, tôm, cua, ghẹ là các nguồn lợi có giá trị tập
trung cư trú và ẩn nấp trong khu vực quản lý hệ sinh thái cỏ biển.
IV. KẾT LUẬN
- Thôn 1, 2 xã Tam Giang, huyện Núi Thành có diện tích 10 ha ñược chọn ñể triển
khai trình diễn mô hình phục hồi hệ sinh thái cỏ biển. ðây là vùng ñược lựa chọn dựa theo
các tiêu chí về ña dạng sinh học, ñược xác ñịnh có ý nghĩa quan trọng về nguồn lợi sinh
vật cho vùng ven biển Núi Thành và vùng biển lân cận. Thảm cỏ biển ñang bị suy giảm
khoảng 30%, nguyên nhân chính do các hoạt ñộng khai thác hải sản có tính hủy diệt.
- Nhóm hạt nhân thực hiện mô hình trình diễn gồm 4 người, có nhóm trưởng, do
chính quyền ñịa phương và các ñoàn thể giới thiệu. Phó Chủ tịch UBND xã Tam Giang
ñược phân công theo dõi, giám sát và ñôn ñốc hoạt ñộng của nhóm.
- Loài cỏ biển ñã ñược chọn ñể di trồng phục hồi là cỏ Lươn. ðây là các loài ưu thế
bản ñịa. Các thử nghiệm cho thấy chúng có khả năng di trồng và phát triển tốt, sau 6 tuần
di trồng, mật ñộ thân ñứng có thể tăng ñến 13%.
- Việc vận hành mô hình ñược ñề nghị trên cơ sở gắn kết lợi ích khai thác hợp lý và
bền vững nguồn lợi trong hệ sinh thái cỏ biển với việc quản lý và bảo vệ chúng.
74
Lời cám ơn: Tác giả chân thành cám ơn Tổng cục Bảo vệ Môi trường, Bộ Tài
Nguyên & Môi trường ñã tài trợ kinh phí và PGS TSKH Nguyễn Tác An, chủ dự án ñã tạo
ñiều kiện cho việc thực hiện mô hình, ThS Nguyễn Xuân Vỵ, phòng Thực vật biển, Viện
Hải dương học, hỗ trợ công tác khảo sát và nhóm hạt nhân ở xã Tam Giang, Núi Thành
gồm 4 người do ông ðinh Viện làm nhóm trưởng ñã tổ chức quản lý và di trồng cỏ biển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Davis, R. C. and Federick T. Short, 1997. Restoring eelgrass Zostera marina L.
habitat using a new transplanting technique: the horizontal rhizomeMethod. Aquatic
Botany 59: 1-15.
2. English, S.,Wilkinson, C. and V. Baker, 1994. Survey Manual for Tropical Marine
Resources. Chapter 5: Seagrass Communities pp. 235-264.
3. Huỳnh Quang Năng và Nguyễn Hữu ðại, 1981. Quy phạm Nhà nước. Quy phạm
tạm thời ñiều tra tổng hợp biển. Quy phạm ñiều tra rong biển. QPVN 17-79, tr. 1-43.
Ủy Ban Khoa học và Kỹ Thuật Nhà nước Hà Nội ấn hành.
4. Nguyễn Hữu ðại, Nguyễn Xuân Hòa, Phạm Hữu Trí và Nguyễn thị Lĩnh, 1999.
Các thảm cỏ biển phía Nam Việt Nam. Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị toàn
Quốc lần thứ 4 về Khoa học và công nghệ biển. Hà Nội 12-13/11/1999. Tập 2 : 967-
974. NXB Thống kê, Hà Nội.
5. Nguyen Huu Dai, Nguyen Xuan Hoa, Pham Huu Tri and Nguyen Thi Linh,
2000. Seagrass beds along the southern coast of Vietnam and their significance for
associated flora and fauna. Collection of Marine Research Works. Vol. 10: 149-160.
Science and Technique Publishing House. Ho Chi Minh City.
6. Nguyễn Hữu ðại, Phạm Hữu Trí, Nguyễn Thị Lĩnh, Nguyễn Xuân Vỵ, 2004. Sự
suy giảm các thảm cỏ biển ở Khánh Hòa và khả năng phục hồi chúng. Tuyển tập
báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học Biển ðông 2002. tr. 359-368. Nha Trang , 16-
19/9/2002. NXB Nông Nghiệp
7. Nguyễn Hữu ðại, 2005. Phục hồi và bảo vệ các thảm cỏ biển – Mô hình quản lý và
phát triển bền vững vùng biển ven bờ. Kỷ yếu Hội thảo toàn Quốc Bảo vệ môi
trường và Nguồn lợi thủy sản. Hải Phòng 14-15/01/2005. Tr. 388-395. NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
8. Philips, R. C. and C. P. McRoy, 1990. Seagrass Research Methods. Monograph on
Oceanographic Methodology. Unesco, Paris.210 pp.Unesco, Paris. 210 pp.
75
9. Saito, Y. and Atobe, S., 1970. Phytosociological study of intertidal marine algae. I.
Usujiri Benten-Jima, Hokkaido. Bulletin of the Faculty of Fisheries, Hokkaido
University, 21: 37-69.
10. Spurgeon, J., 1998. The Socio-Economic Cost and Benefits of Coastal Habitat
Rehabilitation and Creation. Marine Pollution Bulletin 37(8-12): 373-382.
MANAGEMENT AND RESTORATION OF SEAGRASS BEDS IN NUI THANH
DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE
NGUYEN HUU DAI
Abstract: 10 hectares of seagrass beds in Nui Thanh district, Quang Nam province
have been chosen and signed by People Committee of Quang Nam province, No 938/Qð-
UBND in July 9/2008, and given to the Project “Integrated Management of Coastal Zone
Quang Nam province” for management and restoration of seagrass ecosystem. This area is an
important distribution area of seagrass in An Hoa lagoon, Nui Thanh district. Zostera
japonica is dominant species, the cover can reach 25-50%. Unfortunately, these beds are
quickly reduced by several destructive fishing gear and methods. A model of management and
restoration of seagrass beds has been carried out with the help of local government, four
workers in seagrass group and local people. Zostera japonica had been transplanted by
planting unit method. Preliminary result showed that after 6 weeks of planting, the density
increased 13%. A proposed solution for management seagrass beds is based on close
connection between the benefit from the reasonable and sustainable exploitation of the
resources in seagrass ecosystem and their management.
Ngày nhận bài: 16 - 7 - 2009
Người nhận xét: PGS. TS. Nguyễn Hữu Phụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 913_6139_1_pb_423_2079529.pdf