MỤC LỤC
Phần mở đầu
Phần I-Phân phối chung với các sản phẩm bổ sung-một mô hình phân phối hiệu quả
1-Khái quát về kênh phân phối sản phẩm
2-Phân phối cùng với các sản phấm bổ sung: Gia tăng lợi ích cho khách hàng
2.1-Sản phẩm bổ sung
2.2-Phân phốicùng các sản phẩm bổ xung-Một xu hướng phân phối hiệu quả
2.2.1-Mô hình phân phối sản phẩm bổ sung
2.2.2-Lợi ích của mô hình
2.2.3-Đặc điểm của các sản phẩm nên áp dụng mô hình
Phần II-Môi trường kinh doanh Việt Nam và khả năng ứng dụng mô hình sản phẩm bổ sung
2.1-Mô hình kinh doanh ở Việt Nam
2.1.1-Môi trường kinh tế:
2.1.2-Môi trường luật pháp
2.1.3-Môi trường nhân khẩu
2.1.4-Môi trường công nghệ
Phần III-Công ty Kinh Đô và sản phẩm bánh tươi: Một sản phẩm nên áp dụng mô hình phân phối sản phẩm bổ sung
3.1-Khái quát về công ty Kinh Đô và sản phẩm bánh tươi Bakery-sản phẩm tiềm năng cho kinh doanh sản phẩm bổ sung
3.1.1-Khái quát về công ty Kinh Đô
3.1.2-Danh mục sản phẩm của Kinh Đô
3.1.3-Sản phẩm bánh tươi Bakery của công ty kinh Đô có tiềm năng
3.2-Kênh phân phối cho sản phẩm bánh tươi
3.2.1-Đặc điểm của sản phẩm bánh tươi Bakery Kinh Đô
3.2.2-Bánh tươi Kinh Đô và kênh phân phối qua các Bakery
3.2.3-Mô hình phân phối sản phẩm bổ sung cho sản phẩm bánh tươi tại các Bakery Kinh Đô
Phần IV-Một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao hướng ứng dụng mô hình phân phối sản phẩm bổ sung cho các Bakery bánh tươi Kinh Đô
4.1-Một số đề xuất với công ty Kinh Đô
4.1.1-Xem lại các địa điểm đặt Bakery
4.1.2-Thiết lập Marketing quan hệ giữa các doanh nghiệp có sản phẩm bổ sung
4.1.3-Phát triển sản phẩm phù hợp cho phân phối sản phẩm như một sản phẩm bổ sung
4.1.4-Thay đổi chiến lược giá phù hợp
4.1.5-Sử dụng tốt các công cụ xúc tiến hỗn hợp
4.2-Một số vấn đề cần lưu ý
4.2.1-Lưu ý khi chọn sản phẩm bổ sung
4.2.2-Lưu ý khi kí kết hợp đồng phân phối sản phẩm bổ sung
4.3-Một số đề xuất khác
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
40 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1836 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình sản phẩm bổ sung - Ứng dụng trong các cửa hàng bánh tươi Bakery Kinh Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác dụng trong dài hạn. Vì vậy, dễ hiểu là các nhà quản trị marketing ở mọi doanh nghiệp kể cả lớn lẫn nhỏ đang dồn tâm trí của họ để tìm ra cái mà các chiến lược marketing phải dựa vào để cạnh tranh công ty kinh Đô là một trong các doanh nghiệp đó. Có thể nói đã đến lúc họ phải tập trung sự chú ý nhiều hơn vào các kênh phân phối của họ như là một cơ sở cho sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường. Hàng ngàn công ty đang thấy rằng để cạnh tranh thành công, họ không chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà còn phải làm cho chúng sẵn có ở đúng thời điểm, địa điểm và phương thức mà người tiêu dùng mong muốn. Chỉ có qua tổ chức và quản lý các kênh phân phối khoa học những khả năng này mới được thực hiện.Công ty Kinh Đô cũng đang trong xu thế đó và các nhà quản trị marketing của công ty đã và đang mở rộng phát triển kênh phân phối của công ty để đáp ứng yêu cầu chiến lược của công ty đề ra.
2-Phân phối cùng với các sản phấm bổ sung: Gia tăng lợi ích cho khách hàng
2.1-Sản phẩm bổ sung
Sản phẩm bổ sung: Là hình thức 2 loại sản phẩm có khả năng bổ sung cho nhau về mặt nào đó và luôn luôn được bán trên thị trường cùng nhau. Phân phối sản phẩm bổ sung là hình thức hợp tác dựa vào kênh phân phối của nhau để mở rộng mạng lưới bán hàng, phát triển thị trường. Có nghĩa 2 sản phẩm có kênh phân phối khác nhau khi trở thành sản phẩm bổ sung của nhau thì sẽ đồng thời cả hai kênh phân phối của 2 sản phẩm sẽ trở thành chung nhau: Sản phẩm của kênh phân phối này sẽ xuất hiện ở kênh phân phối sản phẩm kia và ngược lại. Mô hình hợp tác kinh doanh này đã được các công ty đa quốc gia trên thế giới áp dụng thành công (Mc.Donald, thức ăn nhanh KFC,…).
2.2-Phân phốicùng các sản phẩm bổ xung-Một xu hướng phân phối hiệu quả
2.2.1-Mô hình phân phối sản phẩm bổ sung
Hợp tác làm ăn là hình thức không mới trong giới kinh doanh trên thế giới và ở Việt Nam, tuy nhiên các doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ kênh phân phối và tăng trưởng làm ăn lại là chuyện mới gần đây ở Việt Nam. Từ khi thương trường hình thành, các doanh nghiệp đã biết hợp tác vớinhau trong kinh doanh. Họ cùng nhau đầu tư để khai thác một lĩnh vực, thị trường, mà nếu chỉ một doanh nghiệp làm riêng lẻ sẽ không phát huy tối đa hiệu quả kinh doanh. Các doanh nghiệp hợp tác nhau cũng để giảm bớt rủi ro, hoặc tận dụng thế mạnh của đối tác mà mình không có…Đây là những hình thức hợp tác truyền thống có ở các nền kinh tế thị trường, trong đó có Việt Nam. Nhưng cũng có loại hợp tác không xuất phát từ những nguyên nhân truyền thống...“Buôn có bạn bán có phường”. Cùng nhau bán hàng là hình thức mới, chủ yếu dựa vào kênh phân phối của nhau mô hình sản phẩm bổ sung
2.2.2-Lợi ích của mô hình
Hợp tác để phát huy thế mạnh của đối tác hoặc tận dụng lợi thế trong kênh phân phối của nhau đã khá phổ biến trên thế giới nhưng là một xu hướng mới trong kinh doanh ở Việt Nam. Không liên kết chưa chắc làm cho doanh nghiệp yếu đi, nhưng hợp tác để cùng nhau bán hàng thì chắc rằng doanh nghiệp sẽ được nhiều hơn mất, mà cái được hiển nhiên nhất chính là doanh nghiệp cùng nhau gia tăng thị phần trong kênh phân phối
Mô hình phân phối “sản phẩm bổ sung mang” mang ý nghĩa to lớn trong chiến lược phân phối của công ty vì nó quyết định sự mở rộng kênh phân phối của công ty. Đồng thời cũng có vai trò trong việc tạo dựng hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm.
2.2.3-Đặc điểm của các sản phẩm nên áp dụng mô hình
Khi nói về sản phẩm, người ta thường quy nó về một hình thức tồn tại vật chất cụ thể à do đó nó chỉ bao hàm những thành phần hoặc yếu tố có thể quan sát được. Đối với các chuyên gia marketing, họ hiểu hàng hóa ở một phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Cụ thể là:
Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.
Theo quan niệm này, sản phẩm bao hàm cả những vật thể hữu hình và vô hình (các dịch vụ), bao hàm cảnhững yếu tố vật chất và phi vật chất. Ngay cả những hàng hóa hữu hình thì cũng bao hàm cả các yếu tố vô hình. Trong thực tế hàng hóa được xác định bằng các đơn vị hàng hóa. Đơn vị sản phẩm là một hcỉnh thể riêng biệt được đặc trưng bằng kích thước, giá cả, hình thức bên ngoài và các đặc tính khác.
Có thể nói, sản phẩm và dịch vụ là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ thì luôn luôn thay đổi và có mong muốn đáp ứng được nhiều, tốt, đầy đủ hơn nhu cầu của chính mình. Chính vì thế, trên một sản phẩm phục vụ tiêu dùng hàng ngày (có thể có những sản phẩm khác nữa không chỉ là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày) gần như mới đáp ứng được một phần nhu cầu của khách hàng-người tiêu dùng. Vì vậy cần những sản phẩm khi người tiêu dùng sử dụng thì có nhu cầu sử dụng một sản phẩm khác ngay, mà hai sản phảm đó bổ sung hỗ trợ cho nhau về công dụng và tính năng thì đó là những bộ sản phẩm nên áp dụng mô hình phân phối sản phẩm bổ sung.
Phần II-Môi trường kinh doanh Việt Nam và khả năng ứng dụng mô hình sản phẩm bổ sung
2.1-Mô hình kinh doanh ở Việt Nam
2.1.1-Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế trước hết phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế chung về cơ cấu ngànhkinh tế, cơ cấu vùng. Tình hình đó có thể tạo nên tính hấp dẫn về thị trường và sức mua khác nhau đối với các thị trường hàng hóa khác nhau.
Môi trường kinh tế cũng bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Các nhà hoạt động thị trường đều quan tâm đến sức mua và việc phân bổ thu nhập để mua sắm các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Tổng số sức mua lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố như thu nhập hiện tại, giá cả hàng hóa dịch vụ, các khoản tiết kiệm và tín dụng… Cơ cấu chi tiêu lại còn chịu tác động thêm nhiều yếu tố nữa như điều kiện, giai đoạn phát triển nền kinh tế, chu kỳ kinh doanh.
Trong một nền kinh tế nào thì cũng luôn luôn có sự phân hóa về thu nhập . Chính sự phân hóa về thu nhập sẽ chỉ cho các nhà hoạt động Marketing những đoạn thị trường khác nhau rất rõ rệt bởi mức độ chi tiêu và phân bổ chi tiêu. Những người có thu nhập khá và cao sẽ đòi hỏi chất lượng hàng hóa và dịch vụ ở mức cao hơn. Con người không chỉ đơn giản cần “ăn no mặc ấm” mà thay bằng mong muốn “ăn ngon mặc đẹp”. họ cần nhiều loại sản phẩm tiêu dùng cho phép tiết kiệm thời gian, hình thức bao bì mẫu mã trở nên yếu tố quan trọng để thu hút người mua.
Nền kinh tế thế giới vẫn đã và đang diễn ra xu hướng vận động nhiều chiều. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia chậm phát triển và các quốc gia phát triển theo hướng “dịch vụ hậu công nghiệp”; xu thế toàn cầu hóa; những nỗ lực cạnh tranh và hợp tác đang làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế từng vùng, từng khu vực. thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp-dịch vụ bên cạnh việc tăng mức tuyệt đối về thu nhập quốc dân sẽ là điều kiện nền tảng để mỗi quốc gia hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Chiến lược Marketing mang tính toàn cầu, đa quốc gia, xuyên quốc gia là một đòi hỏi tất yếu, một thách thức đối với các nhà hoạt động thị trường
Việt Nam hiện nay là một trong những nền kinh tế ổn định và có tốc độ tăng trưởng cao 7-8% /1 năm. Tháng 11/2006 Việt Nam gia nhập thị trượng thương mại thế giới (WTO). Đây là cơ hội và thách thức lớn đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường của mình nhờ những thành quả của 50 năm đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế, tăng cuờng tiếp cận thị trường mở rộng bao gồm gần 150 nước thành viên WTO. Đồng thời với việc mở rộng không gian thương mại, thuế nhập khẩu vào các nước thành viên WTO giảm đáng kể cũng giúp các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập vào các thị trường mới cho việc phát triển kênh phân phối ra nước ngoài.
Sự thay đổi lớn lao này trong nền kinh tế việt Nam là một bước ngoặt mới cho nền kinh tế. Hội nhập đồng nghĩa với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Gia nhập WTO có nghĩa là chấp nhận sự có mặt của các công ty nước ngoài với các sản phẩm, dịch vụ của các công ty đó. Đồng thời sự phát triển của nên kinh tế cũng tạo cho người tiêu dùng có hành vi mua sắm mới phù hợp với cuộc sống phát triển hiện đại. Đây là một thị trường mới thử thách sự thích ứng của các doanh nghiệp Việt Nam, tạo cơ hội cho các mô hình kinh doanh mới. Ngoài ra cũng mang lại nhiều khó khăn và thách thức: xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới có công nghệ cao trình độ quản lý tiên tiến tiềm lực kinh tế lớn … Và để đáp ứng được xu hướng mới đang hình thành trong hành vi người tiêu dùng thì việc ứng dụng mô hình kinh doanh mới-mô hinh phân phối sản phẩm bổ sung là một điều tất yếu để manglại thành công cho doanh nghiệp. Vì ứng dụng mô hình này các doanh nghiệp vẫn giữ vững được thị phần trong nước và cũng là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, kênh phân phối và tạo dựng thương hiệu qua việc ứng dụng mô hình phân phối “sản phẩm bổ sung”.
2.1.2-Môi trường luật pháp
Ở Việt Nam mới bước sang nền kinh tế thị trường, hệ thống luật pháp còn thiếu nhiều. Nhưng trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều luật, pháp lệnh và nghị định… như: Hiến pháp, Luật Dân sự, Luật công ty, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước,Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Thương mại,…Tất cả các văn bản luật pháp đã chỉ rõ doanh nghiệp được kinh donh hàng hóa gì, cấm được khinh doanh hàng hóa gì? Chất lượng hàng hóa phải đảm bảo gì? Có bị kiểm soát hay không? Nghĩa vụ của doanh nghiệp, doanh nghiệp được quyền lợi gì…Những hạn chế và khuyến khích đó, những ràng buộc đó…phải được các doanh nghiệp tính toán cặn kẽ khi thông qua các quyết định marketing. Đặc biệt với sự hội nhập WTO thì Việt Nam càng cố gắng kiện toàn bộ máy hành chính và pháp luật tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển với nhiều chính sách về thuế, về vùng nguyên liệu, về luật pháp, về đất đai … hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển.
Bộ Thương Mại đã thông qua chính sách liên kết kinh doanh tại Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho các doanh nghiệp trong nước có chính sách về liên kết kinh doanh với nhau. Việt Nam cũng đưa ra những chính sách bảo vệ hoạt động liên kết cho các doanh nghiệp. Tạo điều kiện về thủ tục pháp lý cho các doanh nghiệp có chiến lược liên doanh, liên kết được thông thoáng, rõ ràng, và thuận tiện. Chính các chính sách về liên doanh, liên kết đã tạo cơ hội cho các mô hình kinh doanh mới xuất hiện và mô hình phân phối sản phẩm bổ sung là một trong số đó đã ra đời để đáp ứng điều kiện môi trường mới đồng thời đáp ứng tốt hơn hành vi tiêu dùng mơi trong người tiêu dùng
2.1.3-Môi trường nhân khẩu
Các nhà Marketing thường quan tâm tới môi trường nhân khẩu học trước hết ở quy mô và tốc độ tăng dân số. Bởi vì, hai chỉ tiêu đó phản ánh trực tiếp quy mô nhu cầu tổng quát trong hiện tại và tương lai, và do đó nó cũng phẩn ánh sự phát triển hay suy thoái của thị trường.
Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự hội nhập WTO đã làm thay đổi về cơ cấu, quy mô hộ gia đình Việt Nam cũng làm cho các hoạt động Marketing thay đổi thường xuyên liên tục. Quan niệm về một gia đình đông đúc “tam đại, ngũ đại đồng đường” với “con đàn, cháu đống” đã dần dần được thay thế bởi xu hướng tách ra tạo lập cuộc sống độc lập từ khi tuổi trưởng thành và lập gia đình riêng. Những thay đổi về đời sống kinh tế-xã hội ở cả nông thôn và thành thị đã và đang thúc đẩy mạnh tiến trình này. Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch nêu ra một mô hình mẫu gia đình “chỉ có từ 1 đến 2 con”. Công cuộc vận động “giải phóng phụ nữ” đã thực sự làm thay đổi cái nhìn về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và nơi công sở. Do vậy, đối tượng mà các hoạt động Marketing hướng đến cũng phải thay đổi, kèm theo các biện pháp, chính sách Marketing phải phù hợp hơn. Phải đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm của các khách hàng để đáp ứng được xu hướng thay đổi mới trong hành vi người tiêu dùng. Do vậy các doanh nghiệp cần áp dụng các mô hình kinh doanh mới để đáp ứng xu thế này và một trong những mô hình được áp dụng là mô hình phân phối sản phẩm bổ sung.
2.1.4-Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ kỹ thuật bao gồm các nhân tố gây tác động ảnh hưởng đến công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới. Kỹ thuật công nghệ mới bắt nguồn từ thành quả của công cuộc nghiên cứu khoa học, dem lại những phát minh và sáng tạo làm thay đổi bộ mặt thế giới và là một nhân tố quan trọng nhất đầy kịch tính,quyết định vận mệnh của nhân loại. Công cuộc cạnh tranh về kỹ thuật công nghệ mới không chỉ cho phép các công ty chiến thắng trên phạm vi có tính toàn cầu mà còn làm thay đổi bản chất của sự cạnh tranh,bởi vì chúng tác động mạnh mẽ đến chi phí sản xuất và năng suất lao động, ảnh hưởng đến việc thực thi các giải pháp cụ thể của marketing. Chi phí đầu tư cho nghiên cứu và phát triển chiếm một tỉ lệ ngày càng gia tăng trong thu nhập quốc dân của các quốc gia và nó cũng là một chỉ số để đánh giá trình độ phát triển, khả năng tăng trưởng của một đất nước.Hàng năm các công ty hàng đầu thế giới giành những khoản chi phí khổng lồ cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Các công ty cũng gia tăng số lượng nhân viên Marketing vào các bộ phận nghiên cứu nhằm để thu về các kết quả sát với định hướng thị trường một cách cụ thể hơn.
Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Những lĩnh vực kỹ thuật-công nghệ rộng lớn và mới mẻ luôn tạo ra cho các nhà hoạt động thị trường các cơ hội thị trường không hạn chế. Nhịp độ và tốc độ phát triển và đổi mới côngnghệ kỹ thuật ngày càng nhanh hơn và ngắn hơn với việc hôi nhập WTO. Sự phát triển và hội nhập đã tạo sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà cả với các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh việc tập trung vào cải tiến và hoàn thiện các sản phẩm hàng hóa dịch vụ hiện có, dù chỉ là những chi tiết rất nhỏ bé tưởng chừng như ít được để ý. Chính là những điều như: Thay đổi kiểu dáng, bao bì nhãn hiệu, thêm vào một số đặc tính mới, copy và cải tiến sản phẩm của đối thủ cạnh tranh …đã làm kéo dài vòng đời sản phẩm, đưa nó vào một pha phục hồi hay tăng trưởng mới, mở rộng được thị trường và thu về các khoản lợi nhuận không nhỏ thì việc ứng dụng mô hình kinh doanh mới cũng là một chiến lược mới của các doanh nghiệp và để hoàn thiện hơn việc cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu tieu dùng mới trong hành vi người tiêu dùng thì mô hình phân phối sản phẩm bổ sung-các bộ sản phẩm bổ sung cho nhau để đáp ứng hoàn thiện nhất nhu cầu của khách hàng đã đáp ứng tốt nhất yêu cầu chiến lược đó của các doanh nghiệp.
Phần III-Công ty Kinh Đô và sản phẩm bánh tươi: Một sản phẩm nên áp dụng mô hình phân phối sản phẩm bổ sung
3.1-Khái quát về công ty Kinh Đô và sản phẩm bánh tươi Bakery-sản phẩm tiềm năng cho kinh doanh sản phẩm bổ sung
3.1.1-Khái quát về công ty Kinh Đô
Được thành lập năm 1993 công ty Kinh Đô đầu tiên là phân xưởng sản xuất nhỏ tại Phú Lâm quận 6 TP.HCM, lúc đầu sản phẩm của công ty là bánh Snack.
Cùng với thời gian Kinh Đô đã có những bước phát triển lớn mạnh: tăng vốn pháp định lên nhiều lần, sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau như bánh mì, bánh bông lan…
Hiện nay Kinh Đô là một thương hiệu nổi tiếng, kinh doanh cả trong và ngoài nước được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin cậy. Không chỉ hoạt động đơn lẻ Kinh Đô đã chuyển hướng sang liên doanh, liên kết. Ví dụ: Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall’s từ Unilever vào tháng 7/2003; hợp tác với tập đoàn bánh kẹo nước giải khát hàng đầu thế giới Cadbury. Mới đây ngày 31/5/2005 công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam chính thức kí kết hợp đồng đầu tư vào công ty và trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của công ty.
Công ty cổ phần Kinh Đô là nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam và là một thành viên chủ chốt của tập đoàn Kinh Đô. Năm 2004, doanh thu thuần của công ty đạt 718 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 81 tỷ đồng. Năm 2005 doanh thu của công ty dạt 798,7 tỷ đồng, tăng 11%; lợi nhuận sau thuế đạt 99,1 tỷ, tăng 22% so với năm 2004. Năm 2006, thương hiệu Kinh Đô được người tiêu dùng bình chọn thứ 3 trong số 10 thương hiệu mạnh hàng đầu Việt Nam.
Kinh Đô là công ty có hệ thống đại lý phân phối lớn nhất với hơn 200 nhà phân phối,65.000 điểm bán lẻ phủ khắp cả nước và trên 25 Kinh Đô Bakery tại Hà Nội và TP.HCM.
3.1.2-Danh mục sản phẩm của Kinh Đô
Các sản phẩm chính của công ty Kinh Đô
Bánh bơ
Always Bánh Bơ Thập Cẩm
Amara Bánh Bơ và Bánh mặn
BingoBánh Bơ & Bánh Mặn
Bis To GoBánh Bơ & Bánh Mặn
Classegift selection
Heart to Heart Bánh Bơ Thập Cẩm
Legend Bánh Bơ Thập Cẩm
NelsonsBánh Bơ Thập Cẩm
PlaceBánh Bơ & Bánh Mặn
Planet 9Bánh Bơ Thập Cẩm
PyramidBánh Bơ & Bánh Mặn
SharryPeanut Shortbread
Sôcôla
Always Bánh Bơ Thập Cẩm
Amara Bánh Bơ và Bánh mặn
BingoBánh Bơ & Bánh Mặn
Bis To GoBánh Bơ & Bánh Mặn
Classegift selection
Heart to Heart Bánh Bơ Thập Cẩm
Legend Bánh Bơ Thập Cẩm
NelsonsBánh Bơ Thập Cẩm
PlaceBánh Bơ & Bánh Mặn
Planet 9Bánh Bơ Thập Cẩm
PyramidBánh Bơ & Bánh Mặn
SharryPeanut Shortbread
Bánh quy
AstelloBánh Bơ & Bánh Mặn
BiskeyBánh mặn
Cracker StarsBánh mặn
Creatures Of The SeaCheese Flavor
CrystalBánh Bơ & Bánh Mặn
Great 5Bánh Bơ & Bánh Mặn
Hooray
JamBoreeBánh Bơ & Bánh Mặn
JoyfulBánh Bơ & Bánh Mặn
LullaPetit Beurre
Marie Biscuits
Mini Butter CheeseButter-Cheese Coated Crackers
Bánh snack
SachiSnack Khoai Tây (Hương vị Hành)
SachiSnack Khoai Tây (Hương vị Sambal)
SachiSnack Khoai Tây (Hương vị Sambal)
SachiSnack Khoai Tây (Hương vị Hành)
9 Holes Snack Thơm & Cay
Big Sea Snack Tôm
Bon-Bon Snack Sữa Dừa
Bon-Bon Snack Sữa Dừa
Crab Snack Cua Rang Me
Crocodile Snack Gà
Curry Chicken SnacksSnack Cà Ri Gà
Dino Snack Chocolate
Bánh quế
FestBánh Quế Thập Cẩm (4 mùi)
FingoSBánh Quế Thập Cẩm
Just 4 UBánh Quế Thập Cẩm
Ole! Ole! Bánh Quế Thập Cẩm
RollaBánh Quế Thập Cẩm
Sera Sera Bánh Quế Thập Cẩm
Layer Cake
Layer CakeBánh Bông Lan Bơ Sữa
Layer CakeBánh Bông Lan Chocolate
Layer CakeBánh Bông Lan Thanh Dâu
Layer CakeBánh Bông Lan Lá Dứa
SoliteBánh Bông Lan Kem Sô Cô La
SoliteBánh Bông Lan Kem Tiramisu
SoliteBánh Bông Lan Kem Sô Cô La
SoliteBánh Bông Lan Kem Bơ Sữa
SoliteBánh Bông Lan Kem Dâu
SoliteBánh Bông Lan Kem Bơ Sữa
SoliteBánh Bông Lan Kem Tiramisu
Swiss RollBánh Bông Lan Thanh Dâu
Sản phẩm xuất khẩu
AFCBánh Mặn Original Crackers
AFCBánh Mặn Rau Cải
AFCBánh Mặn Orginal Crackers
AFCBánh Mặn Rau Cải
Fruity CookiesFruit Filled Cookies - Apple Flavor
Fruity CookiesFruit Filled Cookies - Pineapple Flavor
Fruity CookiesFruit filled Cookies - Apple & Pineapple Flavor
Fruity CookiesFruit Filled Cookies - Strawberry Flavor
Fruity CookiesFruit Filled Cookies - Blueberry Flavor
Fruity CookiesFruit Filled Cookies - Blueberry & Strawberry flavor
RosetteKem Vani Sữa
RosetteKem Sôcôla Sữa
Sản phẩm mới
CHIPCOBánh Cookies Hạt Chocolate
COSYBánh Lạt
Marie AmityChunchy & Delicious
Sản phẩm bakery
Sữa Tươi Tròn Noel
Mousse Trắng Noel
Củi Trắng Noel
Mousse Trắng Noel
Chocolate Đổ Noel
Củi Cao Cấp
Củi Cao Cấp
Củi Cao Cấp
Củi Cao Cấp
Củi Cao Cấp
Củi Cao Cấp
Củi Cao Cấp
Củi Cao Cấp
Củi Cao Cấp
Củi Cao Cấp
3.1.3-Sản phẩm bánh tươi Bakery của công ty kinh Đô có tiềm năng
trong ứng dụng mô hình sản phẩm bổ sung:
Do nhu cầu phát triển của xã hội ngày càng cao nên “phú quý sinh lễ nghĩa”.Nếu như trước kia, vào mỗi dịp sinh nhật có được một trước bánh kem xinh xinh là “sang” lắm rồi thì ngày nay,bất cứ một dịp nào-sinh nhật, lễ cưới, mừng thọ, kỷ niệm ngày cưới, ngày thôi nôi,…đều có sự hiện diện của chiếc bánh kem với hình thức được trang trí một cách đẹp mắt và chất lượng…tuyệt hảo. Nói đến chất lượng và hình thức của bánh kem hiện nay, đẹp nhất và ngon nhất vẫn phảinhắc đến các chuyên gia làm bánh của khách sạn Metropole. Các loại bánh cưới thường được làm nhiều tầng, ít nhất là 2 tầng và nhiều nhất là 5 tầng, 7 tầng, trên đỉnh cao là hình tượng cô dâu chú rể. Nhân bánh thường được phết mứt dâu, kem tươi, kem chocolate, mứt cam hoặc nhiều loại gia vị khác. Đối với khách sang, bánh còn được chế biến bằng các loại rượu vang đắt tiền. Giá của những loại bánh như thế không hề rẻ, thường tính bằng USD. Một chiếc bánh 5 tầng có đường kính lớn nhất là 40cm và nhỏ nhất là 10cm thường được đặt với giá 30USD hoặc 100USD. Tuy nhiên,đối với những cặp cô dâu, chú rể đặt tiệc cưới tại đâythường được tặng chiếc bánh này cùng với 01 chai rượu sâm banh. Cùng với Metropole, nhiều khách sạn tại Hà Nội cũng làm loại bánh cưới này như một hình thức khuyến mãi nhằm thu hút tiệc cưới đổ về như Daewoo, Hilton, Nikko, Hoizon, Melia, Fortuna,…Chi phí ít hơn và có được thị phần nhiều hơn trên thị trường là các công ty chế biến thực phẩm như công ty Kinh Đô, Liên doanh Hải Hà-Kotobokiva Mesa. Đây là những doanh nghiệp có thị phần lớn trong thị trường bánh kem va gato hiện nay. Đối với các loại bánh sinh nhật, bánh đính hôn, bánh cho lễ kỉ niệm ngày cưới, mừng thọ,…các công ty đều đồng loạt bán với mức giá tương tự, phụ thuộc vào chất lượng và kích thước từng chiếc bánh. Loại nhỏ nhất với kem tươi và cacao (có đường kính khoảng 10cm) thường được bán với giá từ 40.000đ đến 50.000đ/chiếc. Loại lớn hơn như 15cm, 20cm, 30cm giá khoảng từ 60.000đ đến 120.000đ/chiếc. Hầu hết các loại bánh này đều có chất lượng như nhau, nghĩa là nguyên liệu loại tốt nhất, các loại kem tươi ngoại nhập, có thêm các loại mứt và hoa quả tươi,được trang trí bằng nhiều hình thức khác nhau như hoa hồng, hoa cúc, hình các con vật, ngôi nhà,…Cá biệt như Kinh Đô và Hải Hà-Kotoboki còn sáng tạo ra một số loại bánh sử dụng chất liệu khác như chocolate nguyên chất, pho mát, kem hoa quả còn nguyên vị,…rất độc đáo và giá thành chỉ cao hơn các loại bánh bình thường một chút. Ví dụ như bánh kemp ho mát loại đường kính 20cm thường được bán với giá 120.000đ/chiếc, bánh mứt trái cây tươi đường kính tương tự giá khoảng 100.000đ/chiếc. Cùng với các công ty cổ phần, liên doanh, nhiều nhà hàng bánh ngọt tư nhân cũng bung ra mạnh mẽ với các mặt hàng bánh có chất lượng không kém nhiềunhưng giá cảlại rẻmột cách đáng kể. Không kể một số nhà bánh tư nhân có uy tín và chất lượng như Bảo Ngọc, Hồng Kông,.Chung, Bảo Khánh, thường có nghệ nhân làm bánh từ ngày xưa với công thức làm bánh độc đáo của Pháp, Hồng Kông,…thì giá thành tương tự như ở các công ty. Các cửa hàng bánh ngọt khác như Lyly ở phố Bông Nhuộm, Hải Hà ở Bạch Mai thường bán với giá rất bình dân. Cũng là chiếc bánh có đường kính 20cm được phết kem hoặc cacao với rất nhiều màu sắc, nhưng giá thành chỉ khoảng 20.000đ đến 30.000đ/chiếc. Tìm hiểu sự chênh lệch nghiêm trọng này, thì được biết chủ yếu giá thành thấp là do nguyên liệu nội địa, chất lượng kém, các loại kem thường được pha trộn nhiều nên chất lượng cũng kém hơn. Mặt khác, màu sắc đa dạng là do các loại phẩm màu được pha trộn nên có khi không thể tin tưởng được. Song, không vì vậy mà thị trường bánh bình dân này lại kém phát triển, ngược lại có chiều hướng lan rộng. Lý do là vì nó thích hợp với giới bình dân, ít tiền, học sinh,…Không chỉ có bánh gato và bánh kem, thị trường bánh tươi còn mở ra nhiều loại sản phẩm đa dạng khác, trong đó đặc biệt là các loại bánh của công ty Kinh Đô, Hải Hà-Kotobuki và Mesa. Theo một nhân viên bán hàng của Kinh Đô, hàng ngày, công ty thường bày bán trên thị trường hàng chục loại sản phẩm bánh ngọt tươi như su kem, bánh dứa, bánh bông lan, bánh thạch, bánh cuộn, bánh bang nhân nho, nhân dâu tây,…và số lượng bán rất chạy. Giá thành cho các loại bánh này rẻ nhất cũng phải 5.000đ/chiếc nhỏ đến 10.000đ/chiếc. Các loại bánh nhân thịt: Tiện dụng và chất lượng. Song song cùng phát triển với bánh ngọt, các loại bánh mặn (bánh nhân thịt) cũng ngày càng chiếm thị phần lớn trên thị trường bánh tươi và trở thành món ăn nhanh hữu dụng cho nhiều tầng lớp nhân dân. Trong đó, số lượng đông nhất phải kể đến là học sinh và sinh viên. Do các giờ học sát nhau, nên phần lớn học sinh không có thời gianvề nhà ăn cơm. Chính vì vậy, thay cho cơm, sau giờ học chính, giới “cậu ấm, cô chiêu” lại rủ nhau ra các tiệm bánh lớn để mua sanwhith, patio, bánh bao, bánh kẹp thịt, kẹp hải sản với nước sốt các loại. “Độc chiêu” đối với các loại bánh này phải kể đến công ty kinh Đô và Mesa với nhiều loại bánh độc đáo và phù hợp với thị hiếu của giới trẻ. Nét nổi bật của các loại bánh này là thường được làm ngay tại cửa hàng, đặt tren khay trong khu có lò nướng nên bánh luôn nóng, mềm và giữ được chất lượng ngon. Nếu ít tiền, bạn có thể kiếm được một chiếc bánh mình dài với giá 2.000d/chiếc hoặc bánh bao nhân xá xíu khoảng 3.000đ/chiếc. Còn dư dả hơn một chút, các cậu ấm, cô chiêu thường chọn loại pizza nhân thịt, nhân hải sản với nước sốt theo kiểu Italia vừa ngon vừa “ấm bụng”. Loại pizza này thường có 2 loại, loại nhỏ giá 5.000đ/chiếc vàloại to hơn giá 8.000đ/chiếc. Vào bữa sáng, trước khi đi học, giới trẻ hiện nay cũng thích làm 1 đến 2 chiếc Pateso theo phong cách Pháp với một cốc sữa hoặc nước hoa quả. Qua một số cửa hàng bánh có bàn ăn, bạn có thể chọn bữa sáng với đầy đủ chất với giá 10.000đ đến 20.000đ( tùy thuộc vào loại Patiso bạn chọn và loại nước hoa quả hay sữa). Dĩ nhiên, như đã nói ở trên, đay là phong cách ăn chỉ thích hợp với giới trẻ, thích loại fastfood và cách ăn theo kiểu phương Tây, còn nhìn chung, các giới khác vẫn không thể bỏ qua bát phở và cốc cà phê.
Bánh tuơi Bakery Kinh Đô có đặc trưng của loại bánh này là chu kì thời gian sử dụng rất ngắn như bánh bao tươi có thời gian sử dụng là một ngày nhưng cũng có loại có thời gian sử dụng lâu hơn đó là bánh trung thu. Mỗi một loại bánh Bakery lại có một đặc thù riêng thỏa mãn những nhu cầu rất khác nhau của khách hàng.
Bánh tươi nghệ thuật một loại bánh của dòng bánh Bakery đặc trưng của loại bánh này là làm bằng kem tưoi, có thời gian sử dụng ngắn thường là dùng trong ngày. Loại bánh này phục vụ cho những khách hàng có nhu cầu dùng bánh vào các dịp sinh nhật, tiệc cưới,hoặc các ngày đặc biệt như noel…Với những dịp như thế thì bánh tươi còn mang một giá trị đó là biểu tượng và linh hồn của bữa tiệc. Hay bánh bao đó là loại phục vụ trong ngày thường là cho một bữa ăn sáng nhẹ. Loại bánh này thường để phục vụ cho những người xung quanh địa phận mà cửa hàng Bakery đã đặt trụ sở. Có loại bánh thì có thời gian sử dụng dài hơn và chỉ xuất hiện theo mùa trung thu hàng năm. Tuy nó xuất hiện theo mùa vụ nhưng lại là loại bánh quan trọng nhất của của hãng Kinh Đô, bởi vì nó dem lại cho doanh nghiệp l khoản lợi nhuận đáng kể nếu không nói là chủ yếu. Ngoài ra còn có một số loại bánh khác như hột gà, bánh nhân thơm, bánh mì tươi cuộn ruốc,…
Mỗi loại bánh Bakery này lại có những kiểu mẫu mã riêng.bánh tươi nghệ thuật là loại bánh dùng cho các buổi sinh nhật hay tiệc cưới và một số dịp đặc biệt như các ngày lễ Noel,…Mẫu mã kiểu dáng rất phong phú với những kích thước rất khác nhau và kích thước của nó từ 0,3T đến 2,5T hình dáng của nó thường có hình tròn và hình que củi trên đó có hoa văn trang trí bên trên. Một số loại bánh tròn như choso tròn và nó thường gồm từ một tầng đến bốn tầng, còn những bánh có thân hình cây thì nó đơn thuần chỉ là hình cây với kích thước to nhỏ tùy theo. Còn bánh bao thì nó chỉ có một cỡ với một hình dáng nhất định. Những loại bánh như bánh hột gà, bánh nhân thơm, bánh tươi cuộn ruốc cũng chỉ có một kiểu dáng và kích thước nhất định. Riêng với bánh trung thu thì mẫu mã của chúng chỉ có hình vuông,hình tròn trên đó có trang trí hoa văn đắc sắc. Nhưng loại bánh này lại có bao bì bao gói rất bắt mắt vì sản phẩm này bị cạnh tranh rất khốc liệt mỗi dịp trung thu.
Thành phần của bánh thì tùy theo từng loại bánh mà có những thành phần khác nhau. Bánh tươi nghệ thuật có thành phần như: Bơ, sữa trứng, socola, đường một số loại hoa quả khô và một số vật bằng nhựa trang trí trên bề mặt bánh. Hay như bánh bao thì thành phần gồm: Bột gạo, trứng, thịt,…Riêng với bánh trung thu thì thành phần của nó rất cấu kì nhưng nó thường gồm: Bột gạo, đỗ xanh, tôm khô, hoa quả khô,…Còn một số loại bánh khác như: Bánh hột gà, bánh mì tươi cuộn ruốc thì thành phần của nó đắc trưng cho từng loại. Ngoài ra khi người ta thưởng thức bánh Bakery của Kinh Đô người ta không chỉ thưởng thức vị ngon của bánh mà còn thưởng thức một thương hiệu nổi tiếng Kinh Đô.
3.2-Kênh phân phối cho sản phẩm bánh tươi
3.2.1-Đặc điểm của sản phẩm bánh tươi Bakery Kinh Đô
Những năm gần đây, sự xuất hiện của hàng loạt “Bakery” sang trọng-“cửa hiệu bánh mì”, chuyên bán các loại bánh làm từ bột mì, như bánh mì, sandwich, bánh kem, bánh xốp nhân ngọt hoặc mặn…được sản xuất và tiêu thụ trong ngày-đã làm thị trường này phát triển rất nhanh. Đầu tiên là sự bùng nổ của các Bakery Kinh Đô đã kéo theo “làn sóng” tự làm mới mình của các cửa hàng bánh mì đã có từ trước như Đức Phát, Hỷ Lâm Môn, Maxim’s. Thêm vào đó là những cửa hàng bánh mì do nước ngoài đầu tư như Bon (Pháp), B.Bang (Hàn Quốc) và mới nhất là Love Bread (hay bánh mì tình yêu của Singapỏe). Tưởng chừng thất bại của Bon có thể làm chùn bước phát triển của những đại gia trong làng bánh. Nhưng những dự án mở Bakery vẫn tiếp tục. Thêm cửa hàng, doanh thu vẫn liên tục phát triển. tại các cửa hàng Bakery, lượng khách đông nhất vào khoảng 6h sáng và sau 4h chiều. Nhu cầu về bữa ăn nhanh của người dân ở một thành phố công nghiệp ngày càng trở lên phổ biến với phần đông khách hàng là học sinh, bởi giá rẻ, dễ chọn lựa, mua nhanh. Đa phần các Bakery của các doanh nghiệp Việt Nam có giá bánh từ 1000đ đến 5000đ/chiếc. Bánh tươi trong các cửa hàng do nước ngoài đầu tư có giá cao hơn (trung bình trên 5.000đ/sản phẩm) vì mạng lưới phân phối hẹp, lượng khách ít, chi phí cao.Giá rẻ và chủng loại bánh phong phú nhất là Bakery Đức Phát với hơn 200 loại bánh, chủ lực là bánh mì lạt, bánh mì sandwich, bánh mì kẹp thịt, giá trung bình chỉ từ 2.000đ-2.500đ/cái. Bakery Kinh Đô nổi tiếng vì giỏi tiếp thị, giá bánh trung bình từ 3.000đ-3.500đ/chiếc. Bakery B.Bang và Love Bread lại hấp dẫn khách vì bột bánh dẻo, mềm, ít chất béo, nhân các loại bánh đa dạng, nhiều hương vị lạ, đặc biệt nước sốt ăn kèm không gây ngán. Ông Kao Siêu Lực, Tổng giám đốc doanh nghiệp tư nhân Đức Phát, khẳng định bánh tươi Đức Phát đang dẫn đầu thị trường về số lượng bán ra, bình quân một ngày nhà máy bánh Đức Phát cho ra lò gần 20 tấn bánh. Đức Phát hiện phát triển được 18 cửa hàng, dự định mở thêm ba cửa hàng mới trong năm 2005. Kinh Đô có 25 cửa hàng, trong đó có 20 cửa hàng ở TP.HCM, năm 2005 dự định sẽ phát triểm thêm cửa hàng ở các tỉnh lân cận. Dù có thêm cửa hàng, doanh thu chung của toàn hệ thống vẫn tăng đều 20%/năm. Hiện doanh thu trung bình ở mỗi cửa hàng Kinh Đô từ 500triệu-800triệuđồng/tháng, dự kiến năm 2005, doanh thu của toàn bộ Bakery Kinh Đô đạt 200 tỉ đồng! Doanh thu khiêm tốn hơn là Bakery của các doanh nhân nước ngoài, do nhắm vào đối tượng khách hàng có thu nhập cao. Vì vậy, kênh phân phối hiệu quả là mở quầy bánh trong các trung tâm thương mại, siêu thị hoặc cao ốc văn phòng. Chẳng hạn, B.Bang vào Diamond Plaza; Love Bread đã mở ba cửa hàng trên đường phố nhưng doanh thu cao nhất vẫn là An Đông Plaza, dự định sẽ mở tiếp ở Maximark 3 Tháng 2, SaigonTourist.
Vớinhu cầu: sạch hơn+khỏe hơn. Bánh tươi là một trong những loại thực phẩm chế biến ăn ngay. Vì thế, vệ sinh an toàn thực phẩm nơi bày bán và của từng sản phẩm phải là mối quan tâm hàng đầu. mỗi Bakery đều cố gắng tạo hình ảnh sạch sẽ để người mua yên tâm: Bánh đựng trong lồng kính hoặc nhựa (nếu là bánh nướng nhân mặn thì luôn có lò hâm bên dưới); nhân viên mặc đồng phục gọn gàng và luôn sử dụng dụng cụ gắp bánh; mỗi một cái bánh mì khi đưa đến quầy tính tiền đều được bao gói. Một số Bakery còn dungd cửa kính, máy lạnh để bánh được an toàn hơn trong suốt quá trình bày bán như Love Bread và trong tương lai, Bakery Kinh Đô cũng sẽ làm thế. Bản thân các doanh nghiệp lớn như Kinh Đô, Đức Phát đang từng bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP (tiêu chuẩn cao nhất có giá trị quốc tế về vệ sinh an toan thực phẩm), với sự chuẩn bị nhà xưởng và tổ chức các lớp học cho công nhân khá bài bản. Cho đến nay, trong ngành bánh tươi, chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào có trong tay giấy chúng nhận đạt HACCP, vì để được tiêu chuẩn này,doanh nghiệp phải xâydựng lại nơi sản xuất và kiểm soát chặt chẽ ngay từkhâu đặt mua nguyên liệu, tốn rất nhiều tiền mà chỉ có những doanh nghiệp lớn (có khả năng xuất khẩu) mới có thể làm được.
Bên cạnh đó, nhu cầu của khách hàng ngày nay không chỉ cần ăn ngonmà phải có sức khỏe, tức giảm chất ngọt, chất béo hoặc lựa chọn nguyênl iệu không có cholesterol. Bánh kem sữa tươi đang được chuộng hơn bánh kem bơ vì lẽ đó. Điều cuối cùng còn lại là do cạnh tranh về giá, không ít cửa hàng bánh tươi đã sử dụng chất phụ gialàm nở phồng bánh: Chiếc bánh trông to, nhưng rỗng ruột, bột khô và dai; nhân bánh…đôi khi chỉ là lớp mỏng trên bề mặt để bắt mắt người tiêu dùng!
3.2.2-Bánh tươi Kinh Đô và kênh phân phối qua các Bakery
Công ty Cổ phần thực phẩm kinh Đô Sài Gòn (Kinh Dô Sai Gon Bakery Corp) đã được thành lập với tổng vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Công ty Kinh Đô Sài Gòn Bakery có chức năng quản lý hoạt động kinh doanh hệ thống Kinh Đô Bakery. Hệ thống Kinh Đô Bakery được thiết kế theo phong cách hiện đại, không gian bán hàng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn chất lượng và sản phẩm được trưng bày dễ nhìn, dễ chọn lựa.
Từ những năm 1998, mô hình Kinh Đô Bakery đã đi vào hoạt động. Đến nay, hệ thống Kinh Đô Bakery không chỉ là cửa hàng bán lẻ các sản phẩm của Công ty mà đã trở thành trung tâm phân phối các sản phẩm Kinh Đô. Việc này nhằm phục vụ chu đáo nhu cầu của khách hàng trong cả nước.
Năm 2003, doanh số của hệ thống Kinh Đô Bakery đóng góp 15% vào tổng doanh số gần 1000 tỷ đồng của Kinh Đô.
Với hơn 500 sản phẩm bánh tươi đa chủng loại: bánh kem, bánh hamburger, bánh xốp, bánh pizza, bánh pie, bánh bao, bánh su, bánh Nam Bộ, bánh bông lan... Đặc biệt Kinh Đô Bakery vừa tung ra thị trường thêm 26 mẫu bánh tươi mới sản xuất theo công nghệ tiên tiến Đài Loan với giá bình dân từ 2.500đ đến 6.000đ.
Hệ thống Kinh Đô Bakery đang được hoàn thiện và đưa vào áp dụng đồng loạt. Hệ thống bán lẻ này được thiết kế theo mô hình thống nhất, cao cấp, hiện đại, nổi bật cùng với cung cách phục vụ tận tình, nhanh nhạy và uy tín. Tất cả quá trình bán hàng, thanh toán, quản lý nhân viên... đều được tin học hóa. Hệ thống Kinh Đô Bakery sẽ được nối mạng với tổng công ty để hỗ trợ nhau trong quá trình kinh doanh, điều tiết hàng hóa,... nhằm thoả mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Sự ra đời của Công ty Cổ phần Thực phẩm Kinh Đô Sài Gòn Bakery đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong việc phát triển hệ thống Kinh Đô Bakery tại Việt Nam. Hệ thống này sẽ là cơ sở vững chắc cho Công ty trong tiến trình hội nhập và là cầu nối để Kinh Đô phục vụ các sản phẩm Kinh Đô đến mọi nhà, mọi người ở khắp mọi miền đất nước.
3.2.3-Mô hình phân phối sản phẩm bổ sung cho sản phẩm bánh tươi tại các Bakery Kinh Đô
Cùng nhau bán hàng là hình thức mới, chủ yếu dựa vào kênh phân phối của nhau. Có lẽ rõ nhất trong hình thức hợp tác này là chương trình liên kết giữa Pesico-IBC và công ty kinh Đô. Sáng 7/9/2006, công ty pepsico việt Nam đã cùng công ty cổ phần Kinh Đô ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh mở đầu cho sự hợp tác kinh doanh giữa công ty nước giải khát thuộc tập đoàn đa quốc gia (Pepsico) và công ty thực phẩm bánh kẹo có uy tín tại nội địa. Qua bản ký kết này, hai đại gia này đã ký “hôn ước” với nhau, cam kết “chung sống” với nhau mọi lúc mọi nơi. Đây là hình thức hợp tác dựa vào kênh phân phối của nhau để mở rộng mạng lưới bán hàng, phát triển thị trường. Mô hình hợp tác này cũng được các công ty đa quốc gia áp dụng thành công. Riêng pepsico, hiện đã và đang hợp tác với hệ thống nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh KFC, và Kinh Đô là bước tiếp theo. Ông Phạm Phú Ngọc Trai-Tổng giám đốc công ty pepsico Việt Nam cho biết, hiện Pepsi và Kinh Đô đang đàm phán với nhau để đưa ra những hình thức hợp tác kinh doanh có lợi cho người tiêu dùng và cả hai doanh nghiệp. Còn theo ông Trần Kim Thành-Tổng giám đốc công ty cổ phần Kinh Đô, dựa vào thế mạnh sẵn có (hệ thống phân phối) của hai bên, sự hợp tác này chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả. Với Kinh Đô, cái lợi trước mắt là về mặt thương hiệu (là công ty nội địa được một công ty thuộc tập đoàn đa quốc gia tin tưởng chọn làm đối tác), hơn nữa đây cũng là một dịp tốt để Kinh Đô học hỏi kinh nghiệm quản lý, kinh doanh từ Pepsico. Với bản ký kết của hai bên thì có thể nói: Ở đâu có “chàng” nước ngọt Pepsi thì ở đó có “nàng” bánh kẹo kinh Đô. Vốn dĩ lâu nay, đại gia Pepsi đã liên kết với công ty cung cấp thức ăn nhanh KFC toàn cầu, cũng như giữa CocaCola và “anh cả” thức ăn nhanh Mc.Donald. Với Kinh Đô –đại gia trong làng bánh kẹo Việt Nam, đây là chương trình liên kết mới của đại gia Pepsi-IBC ở Việt Nam.Sự liên kết này giúp cho Pepsi tăng kênh tiêu thụ còn kinh Đô không những tăng kênh tiêu thụ mà con phát triển thương hiệu. Trên 200.000 điểm bán lẻ của Pepsi và hơn 5000 tiệm bánh Kinh Đô đang thực sự là kênh phân phối hấp dẫn cho cả hai đại gia. Nhiều người cho rằng, mối liên kết giữa Pepsi-một đại gia của thế giới, với Kinh Đô-một đại gia Việt Nam, không tương xứng, và phần lợi có vẻ nghiêng về Kinh Đô nhiều hơn. Tuy nhiên, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Tổng giám đốc Pepsi-IBC, không nghĩ vậy. Ông giải thích trong buổi công bố chương trình hợp tác rằng, chương trình này đều mang lại lợi ích cho cả hai, và hoàn toàn tương xứng. Đối với Pepsi, bên cạnh việc tăng tiêu thụ tại những điểm bán hàng của Kinh Đô, có lẽ lợi ích nhất là khống chế được nhãn hiệu cạnh tranh khác “len” vào trong hệ thống phân phối của đối tác này-một doanh nghiệp đang phát triển với tốc độ cao nhất trong ngành sản xuất bánh kẹo. Ngược lại, Kinh Đô gia tăng được kênh phân phân phối cũng như sản phẩm tiêu thụ thông qua “hôn ước” với Pepsi. Nhưng trên hết, cái mà Kinh Đô đạt được chính là sự gia tăng thương hiệu. Thương hiệu Kinh Đô được “sánh duyên” với thương hiệu Pepsi thì quả là một “mối lương duyên” tuyệt vời! Đồng thời khẳng định một xu hướng mới: Xu hướng ứng dụng mô hinh phân phối sản phẩm bổ sung. Trong chương trình hợp tác của Pepsi-IBC và Kinh Đô, các nhà lãnh đạo dự đoán, thị phần cũng như sản lượng tiêu thụ của hai công ty này sẽ tăng cao. Theo đó, năm nay Kinh Đô dự kiến tăng trưởng 30% và Pepsico dự kiến tăng sản lượng 20%. Chương trình hợp tác cùng gia tăng tiêu thụ của hai đại gia này còn thể hiện dưới các hình thức khuyến mãi như quà khuyến mãi của công ty này là sản phẩm của công ty kia và ngược lại.
Chương trình Uống Pepsi hết mình với tổng giá trị giải thưởng lên 7 tỷ đồng có 2.000.000 giải thưởng bánh Snack Zuizui Kinh Đô
Chương trình Vui trung thu, thưởng thức trăng với Kinh Đô
Theo đó, khi mua mỗi hộp bánh Trung Thu Kinh Đô, người tiêu dùng sẽ nhận được quà tặng để có một trong hai cơ hội:
Trúng ngay một thùng Lipton Ice Tea (24lon) trị giá 100.000đồng.
Phiếu giảm giá mua một chai nhựa 1,5 lít, một trong ba sản phẩm của PepsiCo Việt nam là: Pepsi, Mirinda, 7Up với giá 7.000đồng/chai.
Phần IV-Một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao hướng ứng dụng mô hình phân phối sản phẩm bổ sung cho các Bakery bánh tươi Kinh Đô
4.1-Một số đề xuất với công ty Kinh Đô
4.1.1-Xem lại các địa điểm đặt Bakery
Hệ thống các địa điểm đặt bakery của Kinh Đô hiện nay
Kinh Đô Bakery
Địa chỉ
Hai Bà Trưng
196 Hai Bà Trưng, Quận 1
Trần Hưng Đạo
49-51 Trần Hưng Đạo, Quận 1
Cao Thắng
31 Cao Thắng, Quận 3
Lê Văn Sỹ
347 Lê Văn Sỹ, Quận 3
Võ Văn Tần
201 Võ Văn Tần, Quận 3
Nguyễn Trãi
139E Nguyễn Trãi, Phường. Bến Thành, Quận 1
Trần Hưng Đạo B
1 Trần Hưng Đạo B, Phường 6, Quận 5
Nguyễn Trãi
381-383 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5
Hậu Giang
206 Hậu Giang, Quận 6
Huỳnh Tấn Phát
338 Huỳnh Tấn Phát, Quận 7
Nguyễn Tri Phương
345 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10
Phan Đình Phùng
216 Phan Đình Phùng, Quận Phú Nhuận
Phan Đăng Lưu
4A Phan Đăng Lưu, Quận Bình Thạnh
Quang Trung
308A Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp
Nguyễn Văn Nghi
362A Nguyễn Văn Nghi, Phường 7, Quận Gò Vấp
Nguyễn Oanh
1 - 3 Nguyễn Oanh, Quận Gò Vấp
CMT8
269 CMT8, Quận Tân Bình
Trường Chinh
421-423 Trường Chinh, Tân Bình
Võ Văn Ngân
190 Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức
Thái Hà
200 Thái Hà, Quận Đống Đa
Tôn Đức Thắng
156-158 Tôn Đức Thắng, Quận Đống Đa
Phố Huế
106 Phố Huế, Quận Hoàn Kiếm
Bạch Mai
536 Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng
Hàng Bài
6 Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm
Hệ thống các địa điểm đặt Bakery chủ yếu hiện nay là 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM nhằm phục vụ khách hàng ở hai thành phố có nhịp sống cao. Tại các thành phố này cần phải nghiên cứu và mở rộng thêm các Bakery mới nhằm đáp ứng nhu cầu của lượng khách tại hai thành phố này. Đồng thời với mỗi Bakery cần phải chú trọng không chỉ quan tâm đến sản phẩm bánh tươi mà còn phải chú trọng đến sản phẩm đi kèm là nước giải khát Pepsi, sao cho với mỗi Bakery thì không chỉ kinh doanh riêng một loại sản phẩm mà phát triển kinh doanh cả hai loại sản phẩm: bánh tươi và nước giải khát Pepsi. Bên cạnh đó cũng cần mở rộng thiết lập thêm các Bakery ở các thành phố khác cũng đang phát triển như: Hải phòng, Quảng Ninh…tại các trung tâm đô thị, các khu dân cư có thu nhập khá và cao của các thành phố này.
4.1.2-Thiết lập Marketing quan hệ giữa các doanh nghiệp có sản phẩm bổ sung
Ứng dụng mô hình phân phối sản phẩm bổ sung. Chính là các doanh nghiệp đã liên kết với nhau để giảm bớt điểm yếu của công ty mình, tranh thủ điểm mạnh của công ty bạn để hỗ trợ cho công ty mình trong việc phát triển kênh phân phối và tạo dựng thương hiệu, đồng thời hạnh chế và giảm đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Do đó tạo dựng Marketing quan hệ giữa các doanh nghiệp đã và đang liên kết để ứng dụng mô hình phân phối sản phẩm bổ sung là một hướng đi mới trong việc phát triển kênh phân phối và tạo dưng thương hiệu. Đây là yêu cầu không thể thiếu đối với bất kì một công ty nào bắt đầu hướng sang ứng dụng mô hình phân phối sản phẩm bổ sung; Tạo dựng Marketing quan hệ với các công ty có các sản phẩm bổ sung phù hợp với sản phẩm của công ty.
4.1.3-Phát triển sản phẩm phù hợp cho phân phối sản phẩm như một sản phẩm bổ sung
Để phát triển sản phẩm phù hợp cho phân phối như một sản phẩm bổ sung thì yêu cầu quan trọng đó là sản phẩm luôn luôn đổi mới theo nhu cầu mong muốn của khách hàng trong cuộc sống công nghiệp hiện đại. Điều quyết định thành công là hai sản phẩm bổ sung đó là luôn luôn thay đổi để hỗ trợ nhau hoàn thiện nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm và sự tiện dụng của bộ đôi sản phẩm bổ sung. Bánh tươi Kinh Đô Bakery cũng đang từng bước thực hiện chiến lược đó. Luôn luôn thay đổi và cho ra đời sản phẩm mới phù hợp với sản phẩm đi kèm của bánh tươi là nước giải khát Pepsi, và ngược lại pepsi cũng ngày càng cố gắng hoàn thiện sản phẩm của hãng để phù hợp hơn với các sản phẩm đi kèm của nước giải khát Pepsi
4.1.4-Thay đổi chiến lược giá phù hợp
Giá là biểu tượng giá trị của sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động trao đổi, vì đó giá cả là điều tất yếu trong hoạt động mua bán.
Với sản phẩm bánh tươi Kinh Đô Bakery những loại bánh khác nhau thì có những giá cả khácnhau. Bánh bao co giá 2.500d/chiếc bởi vì nó phục vụ cho nhu cầu ăn sáng của khách hàng.
Còn một số loại bánh tươi nghệ thuật thì có giá từ 8.000d-250.000đ/chiếc tùy theo kích thước và mẫu mã của bánh. Với loại bánh nhỏ có giá thấp nhất là 8.000đ và loại bánh 1T có giá là 60.000đ, bánh choco tròn 1,5T giá 120.000đ, bánh noel socola 2,5T có giá 214.000đ. Đó chỉ là một phân định rất nhỏ nhưng những bánh có kích thước giống nhau nhưng hoàn toàn có giá ngang nhau tuy nhiên sự chênh lệch đó là rất nhỏ vì như bánh sữa trắng tròn 1,5T có giá 120.000đ trong khi đó bánh 1,5T hình củi trắng có giá 114.000đ. Còn đối với bánh trung thu thì giá của nó lại có giá rất khác biệt nó có giá từ 20.000đ trở lên cho một chiếc bánh, nhưng bình quân có giá khoảng 20.000đ-52.000đ/chiếc.Còn đối với với bánh hột gà và nhân thơm thì nó có một giá cố định.
Trong qua trình ứng dụng mô hinh phân phối sản phẩm bổ sung thì Kinh Đô Bakery đã có những chiến lược thay đổi về giá để phù hợp hơn. Có thể nói khi phân phối sản phẩm bổ sung do sự hỗ trợ của cả hai sản phẩm chắc chắn sẽ làm cho giá của sản phẩm đối với người tiêu dùng là hợp lí hơn khi khách hàng mua cả bộ sản phẩm bổ sung thay vì mua 1 sản phẩm. Đồng thời cũng để tạo sự thu hút của khách hàng các công ty sẽ giảm giá cho bộ sản phẩm bổ sung do chi phí về phân phối của sản phẩm được giảm bớt vì tận dụng lợi thế của cả hai công ty trong kênh phân phối
4.1.5-Sử dụng tốt các công cụ xúc tiến hỗn hợp
Theo định hướng chiến lược quảng cáo thương hiệu Kinh Đô, giai đoạn I-Tạo sự nhận biết cho khách hàng về thương hiệu (function stage), qua việc Kinh Đô là nhà tài trợ chính thức cho V-League. Giai đoạn II-Tạo dựng cảm xúc đối với người xem (emotion stage) thông qua phương tiện truyền thông báo, đài,…
Quảng cáo: Truyền hình,báo, tạpchí, băng rôn, bảng hiệu,…
Xúc tiến bán: Khuyến mãi, Tham gia hội chợ Hàng việt Nam chất lượng cao, mở rộng thị trường,…
PR: Tài trợ V-League, Events, Tài trợ chương trình ca nhạc từ thiện (Giai điệu tình thương, Âm nhạc và long nhân ái, Đêm thành phố đầy sao,…), Tổ chức các chương trình trung thu hàng năm cho trẻ em nghèo, các chương trình từ thiện, tặng học bổng cho học sinh-sinh viên.
Các hoạt động này còn được mở rộng hơn khi sản phẩm bánh tươi Bakery Kinh Đô và nước giải khát Pepsi trở thành bộ đôi sản phẩm bổ sung. Ngoài các hoạt động truyền thông xúc tiến hỗn hợp của hai công ty thi những hoạt đông xúc tiến hỗn hợp chung giữa hai sản phẩm này cũng sẽ xuất hiên nhiều hơn, đặc biệt là trong hệ thống kênh phân phối của nhau (Sản phẩm khuyến mãi của công ty này sẽ là sản phẩm của công ty kia và ngược lại)
4.2-Một số vấn đề cần lưu ý
4.2.1-Lưu ý khi chọn sản phẩm bổ sung
Các sản phẩm bổ sung phải là các sản phẩm bô sung cho nhau trong nhu cầu của khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu sản phẩm này thì gần như khách hàng cũng phải có nhu cầu về sản phẩm kia. Có vậy thi khi kết hợp thành bộ sản phẩm bổ sung mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất. Đó cũng chính là yêu cầu của mô hình phân phối sản phẩm bổ sung.
4.2.2-Lưu ý khi kí kết hợp đồng phân phối sản phẩm bổ sung
Cần phải quy định rõ ràng về hệ thống phân phối của 2 sản phẩm bổ sung. Tránh tình trạng cạnh tranh nhau, gây cản trở nhau trong việc phân phối của 2 loại sản phẩm. Tìm hiểu rõ ràng về lợi thế kênh phân phối của nhau để qua đó tận dụng và phát huy hết khả năng của cả 2 kênh phân phối. Các sản phẩm kí kết với nhau phải đảm bảo chất lượng khi tung ra thị trường cùng nhau. Cam kết rõ ràng không để vì sản phẩm này kém chất lượng mà ảnh hưởng đến sản phẩm còn lại (một sản phẩm kém chất lượng dẫn đến khách hàng tẩy chay cả sản phẩm còn lại)…
4.3-Một số đề xuất khác
*Nhà nước
Cần xây dựng một khung pháp lí cụ thể cho liên doanh, liên kết-mô hình kinh doanh sản phẩm bổ sung.
Cũng cần phải có những hỗ trợ thích đáng cho các doanh nghiệp tham gia mô hình kinh doanh mới-mô hình kinh doanh phân phối sản phẩm bổ sung nhằm mang lại lợi ích lớn hơn cho cả doanh nghiệp và cho cả Nhà nước.
Phần kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, thu thập dữ liệu để nghiên cứu và áp dụng kiến thức có được trong quá trình học có thể thấy mục tiêu của đề tài: ứng dụng mô hình phân phối sản phẩm bổ sung vào trong các cửa hàng bánh tươi Bakery Kinh Đô nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho cả bánh tươi Bakery Kinh Đô và sản phẩm đi kèm: Nước giải khát Pepsi là có khả năng thành công phát triển và mở rộng sang các sản phẩm khác. Công ty Kinh Đô đã ứng dựng mô hình phân phối sản phẩm bổ sung trong việc phân phối sản phẩm bánh tươi Kinh Đô để mở rộng hệ thống kênh phân phối và xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty.
Có thể thấy rằng công tác Marketing ở Kinh Đô được thực hiện là khá bài bản và đã thu được những kết quả nhất định. Đặc biệt là trong việc xây dựng kênh phân phối bằng việc ứng dụng mô hình phân phối sản phẩm bổ sung: Bánh tươi-Nước giải khát pepsi. Những kết quả đó có được cũng nhờ một phần trong việc truyền thông, quảng cáo và PR.
Để tiếp tục duy trì và phát triển hơn nữa trong điều kiện môi trườngcạnh tranh như hiện nay thì việc phát triển hệ thống kênh phân phối qua việc ứng dụng mô hình phân phối sản phẩm bổ sung là chiến lược đúng đắn trong chiên lược phân phối của công ty. Đồng thời thi hệ thống Marketing cần hoàn thiện hơn nữa,các nỗ lực Marketing-Mix với 4 công cụ chủ yếu (4P-sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến hỗn hợp). Bên cạnh đó cần đẩy mạnh khâu nghiên cứu thị trường, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng vì đặc điểm tâm lý tiêu dùng của người miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng rất khác biệt so với miền Nam-TP.HCM. vì thế những chiến dịch có thể rất thành công ở miền nam lại có thể bị thất bại hay không hiệu quả ở miền Bắc. Đặc biệt cần chú ý những vấn đề như tăng chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, giảm giá thành để mở rộng thị trường,tăng cường xúc tiến hỗn hợp cho khu vực miền Bắc-HN, hoàn thiện kênh phân phối, liên kết, liên doanh, hợp tác với các đối tác khác,…
Tuy nhiên trong khuôn khổ thời gian và bài viết có hạn nên em cũng chưa thể đi sâu hết vào các vấn đề của mô hình sản phẩm bổ sung mà em chỉ có thể tìm hiểu về mô hình, chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của mô hình (Đặc biệtlà đối với công ty Kinh Đô đang ứng dụng mô hình này), qua đó xác định các loại sản phẩm có thể áp dụng và các điều kiện thị trường nên áp dụng mô hình phân phối sản phẩm bổ sung.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Quản trị Marketing
Giáo trình Quản trị kênh phân phối
Giáo trình Marketing căn bản
Tài liệu về công ty Kinh Đô
Trang web:
Trang web:
Trang web:
Trang web:
Trang web:
Trang web:
Trang web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74825.DOC