This article presents method, simulation results of seepage problem Red river area share with Dao
river by 3D model number. The results of the model allows to identify the parameters of seepage
field at any time and any location in the region, is an important basis for the calculation, forecasts
and selection of handling, solutions ensure stability of the system of dykes, embankments and
buildings. The last part of the article presents the results of modeling applications the problem
arises risk prediction destruction seepage dyke foundation.
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình số 3d bài toán thấm khu vực phân lưu sông Hồng - Sông Đào - Bùi Văn Trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 68
BÀI BÁO KHOA HỌC
MÔ HÌNH SỐ 3D BÀI TOÁN THẤM
KHU VỰC PHÂN LƯU SÔNG HỒNG - SÔNG ĐÀO
Bùi Văn Trường1
Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp, kết quả mô phỏng bài toán thấm khu vực phân lưu của
sông Hồng - sông Đào bằng mô hình số 3D. Kết quả mô hình cho phép xác định các thông số của
trường thấm ở bất kỳ thời điểm và vị trí nào trong khu vực, là cơ sở quan trọng cho việc tính toán, dự
báo và lựa chọn các giải pháp xử lý đảm bảo ổn định hệ thống đê, kè và công trình. Phần cuối bài
báo trình bày kết quả ứng dụng mô hình trong bài toán dự báo nguy cơ phát sinh biến dạng thấm ở
nền đê khu vực phân lưu của sông.
Từ khóa: Mô hình 3D, bài toán thấm, phân lưu sông.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ1
Nơi dòng sông phân lưu và nơi sông chảy
uốn khúc là những nơi biên sông có hình thái
biến đổi phức tạp, dòng thấm từ sông về phía
đồng và từ đồng ra sông phát triển rất phức tạp.
Đây cũng là nơi có chế độ thủy động lực, địa
chất nền đê biến đổi rất phức tạp trong không
gian. Do vậy việc giải các bài toán thấm theo
bài toán phẳng thường kém chính xác và gặp
khó khăn khi chọn mặt cắt tính toán. Trong điều
kiện đó, mô hình (MH) hóa hệ thống tự nhiên -
kỹ thuật (TNKT) khu vực bằng mô hình số 3D
là phương pháp (PP) tiếp cận hợp lý.
Phần mềm Visual Modflow phiên bản
4.2.0.151 được viết từ hệ phần mềm MODFLOW
của Mỹ có những tính năng hiện đại, linh hoạt,
cho phép mô phỏng khá đầy đủ các tính chất,
hình thái của môi trường và các hợp phần của hệ
thống. Sử dụng phần mềm này cùng với sự hỗ
trợ của hệ phần mềm Surfer, Mapinfor cho phép
mô hình hóa hệ thống TNKT khu vực phân lưu
của sông theo bài toán không gian, từ đó xác
định được các thông số của trường thấm ở bất
kỳ thời điểm và vị trí nào trong khu vực, là cơ
sở quan trọng cho việc tính toán, dự báo và lựa
chọn các giải pháp xử lý (GPXL) đảm bảo ổn
định hệ thống đê, kè và công trình.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH
2.1. Mô hình toán học
Sự biến đổi độ cao mực nước (MN) dưới đất
1 Bộ môn Địa kỹ thuật - Đại học Thủy lợi.
h(x, y, z) được mô tả bằng một phương trình
đạo hàm riêng (Todd D.K, 1980) như sau:
t
h
SW
z
h
K
zy
h
K
yx
h
K
x
szzyyxx
(1)
trong đó: Kxx, Kyy, Kzz - hệ số thấm theo
các hướng x, y và z;
h - cốt cao MN tại vị trí (x,y,z) ở thời điểm t;
W - module dòng ngầm;
Ss - hệ số nhả nước đơn vị (1/m).
Phương trình (1) mô tả động thái của nước
dưới đất (NDĐ) trong môi trường không đồng
nhất và dị hướng. Phương trình (1) cùng với các
điều kiện biên, điều kiện ban đầu tạo thành MH
toán học của dòng thấm.
2.2. Phương pháp giải
Trong thực tế, miền thấm có điều kiện rất
phức tạp, do vậy (1) được giải bằng PP sai
phân hữu hạn (Raudkivi A. J et al, 1975). Với
PP này, môi trường thấm được chia thành các
lớp. Mỗi lớp lại được chia thành các ô nhỏ. Từ
đó thiết lập được hệ phương trình có số phương
trình tương ứng với số ô lưới. Giải hệ phương
trình này bằng PP lặp sẽ xác định được h(x, y,
z) ở bất kỳ thời điểm (t) nào đó trong môi
trường thấm.
3. MÔ HÌNH SỐ 3D BÀI TOÁN THẤM
3.1. Cơ sở tài liệu của mô hình
Mô hình khu vực được xây dựng trên cơ sở
tổng hợp các loại tài liệu và số liệu sau (Bùi
Văn Trường, 2004, 2009):
- Bản đồ địa hình, địa hình đáy sông; tài liệu
đo vẽ cắt ngang đê sông;
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 69
- Tài liệu khảo sát ĐCCT-ĐCTV nền đê, tài
liệu khảo sát ĐC, ĐCTV, môi trường các đề án;
- Số liệu quan trắc MNDĐ năm 1996, 2003,
2004;
- Số liệu thuỷ văn trạm Nhật Tảo trên sông
Hồng và trạm Nam Định trên sông Đào;
- Số liệu khí tượng (lượng mưa, bốc hơi,...)
của trạm Thái Bình, Nam Định.
3.2. Mô hình hóa hệ thống
3.2.1. Mô hình hóa bề mặt địa hình
Hình thái bề mặt địa hình bao gồm bề mặt
đáy sông, bãi sông, công trình đê,... là yếu tố
quyết định sự tương tác giữa môi trường nước
sông với môi trường địa chất (MTĐC) và công
trình. Để MH hóa bề mặt địa hình, tác giả sử
dụng phần mềm Surfer của Mỹ số hoá bản đồ
địa hình nền, xây dựng bản đồ bề mặt địa hình
3D để đưa vào mô hình.
3.2.2. Mô hình hóa các lớp đất nền
Trên cơ sở tài liệu địa chất nền đê, các công
trình trên đê,..., tiến hành lập hệ thống bản đồ
đẳng đáy và bản đồ đẳng bề dày các lớp đất để
mô phỏng các lớp đất nền. Các bản đồ này đồng
thời được sử dụng cho tính toán, chỉnh lý MH,
tính toán xác định gradien áp lực thấm (ALT)
của các lớp đất nền. Mô hình 3D mô phỏng khu
vực phân lưu của sông Hồng - sông Đào được
thể hiện ở hình 01.
Lớp 1- Sét pha dẻo mềm; Lớp 2- Sét pha kẹp cát, chảy; Lớp 3- Bùn sét pha xen kẹp cát;
Lớp 4- Cát pha, chảy; Lớp 5 - Cát hạt nhỏ, chặt vừa-xốp; Lớp 6: Bùn sét pha.
Hình 1. Mô hình 3D mô phỏng hệ thống tự nhiên - kỹ thuật
khu vực phân lưu của sông trong môi trường 6 lớp
3.2.3. Tính thấm, giá trị bổ cập và bốc hơi
Để mô phỏng trường thấm khu vực, từ số
liệu ĐCTV, phân tích quy luật biến đổi bề dày
và tính thấm của tầng chứa nước (TCN), đã
tiến hành phân vùng và MH hóa độ nhả nước,
phân chia tính thấm và xây dựng sơ đồ phân
vùng hệ số thấm của tầng chứa nước (hình 02).
Lượng mưa, bốc hơi tính toán trong MH được
xác định theo số liệu quan trắc của trạm Thái
Bình, Nam Định.
3.2.4. Điều kiện biên của mô hình
Tại khu vực phân lưu, sông đào cắt vào TCN,
có quan hệ thuỷ lực trực tiếp với NDĐ nên được
đặt là biên loại III (biên sông “River”). Biên này
được xác lập trên cơ sở quan hệ tương tác giữa
môi trường nước sông với MTĐC và được xác
lập theo các trường hợp cụ thể (hình 03). Diễn
biến MN trên biên sông theo các pha nước lũ
dâng và rút được xác định theo tài liệu quan trắc
tại 2 trạm thuỷ văn Nhật Tảo và Nam Định
(Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, 2008).
Trị số sức cản thấm C của sông được xác định
theo các tài liệu khảo sát và nghiên cứu lớp bùn
đáy sông.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 70
3.2.5. Điều kiện mực nước ban đầu và hệ
thống lỗ khoan quan trắc
Để chỉnh lý MH, mực nước tại thời điểm đầu
của pha nước lũ dâng ngày 20/7/2004 được lấy
làm điều kiện ban đầu. Mạng lưới lỗ khoan quan
trắc được thiết lập theo các mặt cắt ngang đê.
Chuỗi số liệu quan trắc năm 2003 &2004 được
cập nhật vào MH để so sánh với MN tính toán.
Hình 2. Sơ đồ phân vùng hệ số thấm tầng chứa nước sau khi được mô hình hoá
Hình 3. Sơ đồ điều kiện biên và lưới sai phân trong mô hình
3.3. Chỉnh lý mô hình
Dòng thấm nước dưới đất ở khu vực bị chi
phối mạnh bởi chế độ thuỷ văn của sông, đặc
biệt là khi có lũ về. Năm 2004 ở hệ thống sông
xuất hiện 3 đợt lũ. Biến đổi MN rõ nét nhất từ
ngày 20/718/8/2004 với 2 pha nước lũ dâng và
2 pha lũ rút, do vậy đã chọn giai đoạn này để
chỉnh lý MH. Chuỗi số liệu quan trắc MN trong
mùa lũ năm 2003 & 2004 là số liệu để kiểm tra
khi giải bài toán chỉnh lý không ổn định theo
các bước thời gian.
3.3.1. Kết quả bài toán chỉnh lý ổn định
Bài toán chỉnh lý ổn định nhằm khôi phục
lại diện mạo của trường thấm, cụ thể là bề mặt
mực nước áp lực (MNAL) ở khu vực tại thời
điểm chỉnh lý. Lời giải của bài toán tìm được
bằng PP giải lặp. Độ tin cậy của MH được
đánh giá bởi sai số trung bình (ME), sai số
trung bình tuyệt đối (MAE), sai số trung bình
quân phương (RMS) và sai số trung bình quân
phương tiêu chuẩn (NRMS). Kết quả bài toán
chỉnh lý (bảng 01 & hình 04) đã xác lập được
bề mặt MNAL cho mô hình ở thời điểm ngày
20/7/2004 (hình 05). Kết quả này phù hợp với
điều kiện tự nhiên và kết quả quan trắc MNAL
ở nền đê.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 71
Bảng 1. Kết quả tính toán sai số mực nước
theo bài toán chỉnh lý ổn định
Hình 4. Tương quan MN tính toán
với quan trắc theo bài toán chỉnh lý ổn định
Hình 5. Bản đồ đẳng mực nước áp lực
theo bài toán chỉnh lý ổn định.
3.3.2. Kết quả chỉnh lý không ổn định
Bài toán chỉnh lý không ổn định đã xác lập
được sự phân bố mực nước áp lực ở nền đê theo
từng bước thời gian của 2 pha nước lũ dâng và 2
pha lũ rút. Điều kiện biên và các thông số của
MH được chỉnh lý qua từng bước thời gian. Độ
tin cậy của MH phản ánh qua sai số và tương
quan giữa cốt cao MN trên MH với MN quan
trắc thực tế tại các lỗ khoan ở các thời điểm
đỉnh lũ 1 (ĐL1), chân lũ 1 (CL1), đỉnh lũ 2
(ĐL2), chân lũ 2 (CL2) được thể hiện ở bảng
02, hình 06 & hình 07.
Bảng 2. Sai số MN theo kết quả bài toán
chỉnh lý không ổn định
Thời
điểm
ME
(m)
MAE
(m)
RMS
(m)
NRMS
(%)
ĐL1 0.002 0.009 0.010 0.36
CL1 0.002 0.009 0.009 0.89
ĐL2 0.002 0.009 0.010 0.62
CL2 0.005 0.016 0.018 1.77
Hình 6. Tương quan MN tính toán và quan trắc Hình 7. Biến đổi MN tính toán và quan trắc
theo bài toán chỉnh lý không ổn định theo bài toán chỉnh lý không ổn định
Kết quả chỉnh lý theo bài toán không ổn định
cho thấy sự phù hợp với điều kiện tự nhiên và kết
quả quan trắc MNAL theo từng bước thời gian. Ở
pha nước lũ dâng, dòng thấm chủ yếu vận động
theo hướng từ phía sông vào trong đồng làm gia
tăng áp lực ở nền đê (hình 08a). Mức độ gia tăng
phụ thuộc vào MN tác dụng ở phía sông và thời
gian dâng lũ. Ở pha nước lũ rút dòng thấm phát
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 72
triển theo hai hướng, một hướng từ phía đồng ra
sông và một hướng tiếp tục thấm từ phía sông về
phía đồng hình thành các đường phân thuỷ rất rõ
nét trên bản đồ đẳng áp (hình 08b).
a b
Hình 8. Bản đồ đẳng mực nước áp lực theo kết quả bài toán chỉnh lý không ổn định
tại thời điểm đỉnh lũ (a) và chân lũ (b)
3.4. Kết quả mô hình
Kết quả mô hình đã cho phép xác định
được mực nước áp lực, các thông số của
trường thấm ở nền đê tại các thời điểm và vị
trí khác nhau (hình 09), từ đó cho phép giải
các bài toán thấm chính xác và hiệu quả.
a b
c d
Hình 9. Bản đồ đẳng cao trình mực nước áp lực khu vực phân lưu của sông
tại thời điểm BĐI (a), BĐII (b), BBĐIII (c), ĐL (d)
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 73
4. DỰ BÁO BIẾN DẠNG THẤM
Để thấy rõ tính ưu việt, độ chính xác và tiện
ích của MH, kết quả MH được ứng dụng cho bài
toán dự báo khả năng phát sinh biến dạng thấm
(BDT) ở nền đê.
Bài toán dự báo được xây dựng với kịch bản,
trên hệ thống sông xuất hiện đợt lũ có cường
suất và tính chất tương tự đợt lũ lịch sử tháng 8
năm 1996. Đây là đợt lũ lớn với những đặc
trưng nguy hiểm nhất. Thời gian dự báo bắt đầu
từ ngày 10/8÷26/8/1996 gồm 13 ngày lũ dâng
và 4 ngày lũ rút với các cấp báo động I (BĐI),
báo động II (BĐII), ... đỉnh lũ (ĐL), sau đỉnh lũ
2 ngày (SĐL2) và sau đỉnh lũ 4 ngày (SĐL4).
BDT xảy ra tại vị trí có cột nước áp lực thực
tế vượt quá cột nước áp lực cho phép của tầng
phủ thấm nước yếu. Do vậy, để dự báo khả năng
phát sinh BDT cần xác định cao trình MNAL
thực tế khi có lũ và MNAL cho phép tại các vị
trí ở nền đê.
4.1. Xác định áp lực thấm ở nền đê
Kết quả MH cho phép xác định được áp lực
thấm ở nền đê tại từng tời điểm nước lũ. Phân bố
áp lực lên đáy tầng phủ được thể hiện cụ thể trên
loạt bản đồ đẳng MNAL ở mức báo động BĐI,
BĐII, BĐIII và ĐL (hình 09).
4.2. Xác định mực nước áp lực cho phép
Trên cơ sở kết quả thí nghiệm xác định cột
nước áp lực giới hạn của các lớp đất tầng phủ tại
hiện trường và số liệu về cao độ bề mặt địa
hình, chiều dày các lớp đất tầng phủ đã xác định
được cột nước áp lực giới hạn, cột nước áp lực
cho phép (Bùi Văn Trường, Phạm Văn Tỵ,
2008) và cao trình MNAL cho phép (Hcf). Từ
kết quả này, sử dụng PP nội suy Kriking bằng
phần mềm Surfer đã lập được bản đồ đẳng cao
trình MNAL cho phép tại khu vực.
4.3. Dự báo phạm vi phát sinh biến dạng thấm
Kết quả MH đã lập được hệ thống bản đồ
đẳng cao trình MNAL thực tế (Htt) ứng với các
thời điểm lũ (hình 09). Chập các bản đồ này với
bản đồ đẳng cao trình MNAL cho phép (Hcf) dễ
dàng xác định được phạm vi có nguy cơ phát
sinh BDT theo từng thời điểm lũ.
Phạm vi có nguy có phát sinh BDT ứng với
từng thời điểm lũ là phạm vi có Htt ở mức lũ
xem xét lớn hơn Hcf (hình 10).
Tổng hợp loạt bản đồ dự báo BDT theo từng
mức lũ đã thành lập được bản đồ dự báo BDT
cho các mức lũ ở khu vực nghiên cứu (hình 11).
Hình 10. Bản đồ dự báo phạm vi phát sinh BDT khu vực phân lưu sông tại thời điểm đỉnh lũ (ĐL)
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 74
Ph¹m vi ph t¸ sinh BDT
Khu d©n sinh
Kªnh dÉn
S«ng
§ª chÝnh
Chó gi¶i :
ë thêi ®iÓm B§II, B§III, §L, ...
S«
n
g
h
å
n
g
S«
n
g
§
µo
§ª bèi
Hình 11. Bản đồ dự báo phạm vi phát sinh BDT khu vực phân lưu sông theo các mức nước lũ
Từ kết quả dự báo có thể rút ra một số nhận
xét như sau :
- Cấu trúc nền đê ảnh hưởng rất lớn đến mức
độ gia tăng và phân bố ALT ở dải ven đê. Mức
độ và phạm vi ảnh hưởng được thể hiện rõ trên
MH và bản đồ đẳng MNAL theo từng thời
điểm, từng cấp báo động (hình 09). Phân tích
loạt bản đồ này cho thấy, nơi sông sát đê, ALT
gia tăng mạnh, cùng pha với nước lũ, mức độ
nguy hiểm BDT rất cao; nơi có bãi sông phía
ngoài đê, MNAL gia tăng chậm pha hơn nhưng
nguy cơ phát sinh BDT ở thời điểm sau đỉnh lũ
cũng rất nguy hiểm.
- Những nơi có đê bối, có ảnh hưởng rất rõ
đối với sự vận động của dòng thấm. Khi nước lũ
chưa tràn qua đê bối, dòng thấm chủ yếu vận
động theo phương ngang và nhận đê bối làm
biên sông, ALT biến đổi mạnh ở dải song song
với đê bối, nguy cơ phát sinh BDT ở trong đê
chính chưa cao. Sau khi nước lũ tràn qua đê bối,
dòng thấm xuyên phát triển ở vùng bãi giữa đê
chính và đê bối, biên sông được dịch chuyển
vào sát đê chính, ALT biến đổi mạnh ở dải song
song với đê chính. Khi đó BDT có nguy cơ phát
sinh ở phía trong đê chính với mức độ lớn và
nguy hiểm hơn. Như vậy, để nâng cao khả năng
ổn định cho đê chính, đồng thời để khai thác
quỹ đất vùng bãi sông có thể nghiên cứu xây
dựng các tuyến đê bối ngăn lũ ở phía ngoài.
- Mức độ nguy hiểm và phạm vi phát sinh
BDT phụ thuộc vào cấu trúc nền đê, MN lũ và
thời gian duy trì lũ. Kết quả dự báo cho thấy,
phạm vi phát sinh BDT có thể phát triển đến vị
trí cách chân đê 70-150m về phía trong đồng. Ở
thời điểm sau đỉnh lũ 2-4 ngày, tình hình BDT
vẫn có nguy cơ diễn ra rất nghiêm trọng. Nếu
tầng phủ bị đào khoét, bóc mỏng hơn hoặc bị
xâm hại, BDT có thể phát sinh ở mức độ nguy
hiểm và phạm vi rộng hơn so với dự báo.
5. KẾT LUẬN
- Mô hình số 3D với sự hỗ trợ của hệ phần
mềm Visual Modflow cho phép giải chính xác
bài toán thấm. Mô hình này cho phép dự báo,
mô phỏng các GPXL từ đó có thể so sánh, lựa
chọn phương án tối ưu, rất thuận tiện và chính
xác ở những nơi có điều kiện ĐCCT-ĐCTV,
điều kiện biên và chế độ thủy văn biến đổi phức
tạp ở khu vực phân lưu của sông, ở những đoạn
sông cong và những nơi sông có hình thái biến
đổi phức tạp.
- Mô hình cho phép xác định trường phân bố,
biến đổi ALT trong không gian và thời gian. Kết
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 51 (12/2015) 75
quả dự báo được xác định theo phạm vi trên mặt
bằng là bức tranh rất cụ thể về nguy cơ phát sinh
BDT theo tình trạng lũ trên sông, đáp ứng kịp thời
cho công tác phòng chống lụt và quản lý đê điều.
- Dự báo BDT theo các mức lũ có ý nghĩa
thực tế rất lớn, cho phép xác định phạm vi cần
được bảo vệ ứng với từng mức lũ để chủ động
phòng chống các sự cố có thể xảy ra ngay cả
trong trường hợp lũ không cao và khi lũ đã bắt
đầu rút. Kết quả dự báo phù hợp với tình tình
BDT đã diễn ra trong thực tế, là cơ sở quan
trọng xác định phạm vi có nguy cơ phát sinh
BDT (phạm vi nguy hiểm) từ đó lập hành lang
bảo vệ đê phù hợp, giúp đơn vị quản lý và địa
phương xây dựng chiến lược bảo vệ đê theo
hướng trước mắt và lâu dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia (2008), Số liệu quan trắc thủy văn trạm Nhật Tảo, trạm
Triều Dương, trạm Nam Định, Hà Nội.
Bùi Văn Trường (2004), Nghiên cứu, đánh giá khả năng ổn định thấm nền đê sông tỉnh Thái Bình,
Báo cáo đề tài khoa học cấp tỉnh, Thái Bình.
Bùi Văn Trường, Phạm Văn Tỵ (2008), Biến dạng thấm nền đê sông tỉnh Thái Bình và một số kết
quả nghiên cứu, Báo cáo tuyển tập công trình khoa học, Hội thảo khoa học toàn quốc “Tai biến địa
chất và giải pháp phòng chống”, Hà Nội.
Bùi Văn Trường, Phạm Văn Tỵ (2009), Nghiên cứu, dự báo biến dạng thấm nền đê sông tỉnh Thái
Bình bằng phương pháp mô hình không gian, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, Trường Đại
học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
Bùi Văn Trường (2009), Nghiên cứu biến dạng thấm nền đê hạ du sông Hồng địa phận tỉnh Thái
Bình và đánh giá thực nghiệm các giải pháp xử lý, Luận án tiến sĩ kỹ thuật , Hà Nội.
Bùi Văn Trường (2013), Cơ chế phá hủy thấm nền đê hạ du sông Hồng, Tạp chí Địa kỹ thuật, số 4-
2013, Hà Nội.
Raudkivi A. J., Callander R. A (1975), Analysis of groundwater, New Zealand.
Todd D.K. (1980), Groundwater hydrology, John Wiley & Sons, New York chichester Bribane
Toronto.
Waterloo Hydrogeologic, Visual Modflow 4.2.0.151, Canada.
Abstract:
3D MODEL FOR SEEPAGE PROBLEM
RED RIVER REGION SHARE WITH DAO RIVER
This article presents method, simulation results of seepage problem Red river area share with Dao
river by 3D model number. The results of the model allows to identify the parameters of seepage
field at any time and any location in the region, is an important basis for the calculation, forecasts
and selection of handling, solutions ensure stability of the system of dykes, embankments and
buildings. The last part of the article presents the results of modeling applications the problem
arises risk prediction destruction seepage dyke foundation..
Keywords: 3D model, seepage problem, share of river flow.
BBT nhận bài: 15/11/2015
Phản biện xong: 14/12/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_hinh_so_3d_bai_toan_tham_khu_vuc_phan_luu_song_hong_song_dao_2096_2065981.pdf