Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn 2000 - 2015 dưới góc độ tổng cung: Thực trạng và định hướng giải pháp đổi mới

Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các khu vực kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế - Hoàn thiện chính sách và cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế địa phương. - Nâng cao hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế, đặc biệt là đầu tư công. Trong thời gian tới, để tái cấu trúc đầu tư công của tỉnh một cách hiệu quả cần phải: Lấy mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội làm cơ sở tái cấu trúc đầu tư công, không chỉ nâng cao hiệu quả của các dự án công mà còn phải tạo ra tác động tích cực tới hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế; Hoàn thiện cơ chế phân bổ vốn một cách hiệu quả cho các địa phương trong tỉnh và tập trung vào phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật một cách trọng điểm và các ngành then chốt thúc đẩy nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ. - Phát huy vai trò chủ động của chính quyền địa phương trong tạo nguồn đầu tư cho tỉnh; Rà soát, sửa đổi chính sách hợp lý để thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, nhất là các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn 2000 - 2015 dưới góc độ tổng cung: Thực trạng và định hướng giải pháp đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Miền Trung - Tây Nguyên 1. Khái quát nội dung nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Mô hình tăng trưởng kinh tế (MHTTKT) biểu hiện bản chất rõ nhất qua cách thức vận hành nền kinh tế để duy trì mở rộng năng lực sản xuất và phân bổ sản lượng tạo ra tương xứng với năng lực sản xuất đó. Hay có thể hiểu, MHTTKT là sự phản ánh khái quát những đặc tính chủ yếu của phương thức tăng trưởng kinh tế thể hiện các yếu tố tăng trưởng và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng với nhau trong từng giai đoạn MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2000 - 2015 DƯỚI GÓC ĐỘ TỔNG CUNG: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI ? NGô THị THaNH THÚY* * ThS. Trường Đại học Quy Nhơn. Tăng Trưởng kinh Tế nhanh và bền vững là mục Tiêu của nền kinh Tế việT nam nói chung và kinh Tế Tỉnh bình Định nói riêng. Tuy nhiên, Trong Thời gian gần Đây Tăng Trưởng kinh Tế Tỉnh bình Định không còn duy Trì ở mức cao mà Đang có xu hướng chậm lại, chấT lượng Tăng Trưởng và hiệu quả của nền kinh Tế còn Thấp. do Đó, nghiên cứu quá Trình Tăng Trưởng, chuyển Đổi mô hình Tăng Trưởng Để có hướng Đi hợp lý là hếT sức cần ThiếT. Trong khuôn khổ của bài viếT, Tác giả phân Tích Thực Trạng mô hình Tăng Trưởng kinh Tế Tỉnh bình Định dưới góc Độ Tổng cung giai Đoạn 2000 - 2015 và những hạn chế, Trên cơ sở Đó Định hướng giải pháp Đổi mới cho giai Đoạn Tiếp Theo. nhất định [4] . Theo cách tiếp cận các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, MHTTKT tạm thời chia thành hai loại: MHTTKT theo tổng cung (để tăng trưởng kinh tế, các động lực kinh tế cần phải có sự hỗ trợ của các nhân tố đầu vào cơ bản gồm: vốn, lao động, tài nguyên và công nghệ) và MHTTKT theo tổng cầu (tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu công và xuất khẩu được xem là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế). 1.1. Mô hình tăng trưởng theo tổng cung Theo cách tiếp cận về phía tổng cung, có rất nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, nhưng trực tiếp có 4 yếu tố sản xuất bao gồm: lao động, vốn, tài nguyên và tiến bộ công nghệ. Trong đó, tiến bộ công nghệ thường được phản ánh qua tỷ lệ đóng góp của nhân tố TFP - Total Factor Productivity (năng suất các yếu tố tổng hợp). Tùy theo mức đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng kinh tế, đã hình thành nên các MHTTKT khác nhau: tăng trưởng theo chiều rộng và tăng trưởng theo chiều sâu. 22 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Miền Trung - Tây Nguyên Tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng phản ánh tăng thu nhập chủ yếu dựa vào tăng quy mô nguồn vốn (tư bản) và số lượng lao động. MHTTKT theo chiều rộng là con đường đơn giản nhất để mở rộng sản xuất với tốc độ tăng trưởng cao nhưng nó chỉ đạt được trong một khoảng thời gian ngắn trước khi nền kinh tế đạt tới trạng thái ổn định. Điều này đã được chỉ rõ trong mô hình của Solow (1994): tăng trưởng kinh tế nhờ tăng TFP mới duy trì nền kinh tế tăng trưởng trong dài hạn, còn tăng trưởng kinh tế dựa vào tăng vốn và lao động thì chỉ đạt được trong ngắn hạn mà thôi. Tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu phản ánh sự gia tăng của thu nhập nhờ nâng cao chất lượng các yếu tố đầu vào trên cơ sở áp dụng tiến bộ công nghệ, nâng cao tỷ trọng đóng góp của TFP. MHTTKT theo chiều sâu có ưu điểm là tiến bộ khoa học kỹ thuật đóng vai trò chính trong quá trình tăng trưởng, trong đó, TFP tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Mô hình này sẽ đảm bảo được duy trì tốc độ tăng trưởng dài hạn và tránh được những biến động kinh tế từ bên ngoài. Như vậy có thể thấy tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng góp TFP vào tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng nguồn lực sản xuất, làm căn cứ quan trọng để đánh giá tính chất phát triển bền vững kinh tế. 1.2. Mô hình tăng trưởng theo tổng cầu MHTTKT theo lý thuyết tổng cầu chỉ ra mối quan hệ giữa tổng cầu (các thành tố của tổng cầu) với mức sản lượng (GDP) của nền kinh tế. Điều này bắt nguồn từ cách hạch toán thu nhập quốc dân, theo đó mức tăng trưởng sản lượng GDP được phản ánh thông qua các yếu tố: tiêu dùng hàng hóa dịch vụ của hộ gia đình, chi tiêu chính phủ, chi tiêu mua hàng hóa đầu tư và chi tiêu thương mại quốc tế (xuất khẩu ròng). Các mức chi tiêu này được quyết định bởi các tác nhân trong nền kinh tế, thông qua đó sẽ tác động tới tổng cầu, sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong khuôn khổ giới hạn bài viết này, tác giả chỉ đề cập và phân tích mô hình tăng trưởng ở khía cạnh tổng cung. 2. Thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định 2.1. Tính ổn định tăng trưởng không cao Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định thể hiện qua quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP (hình 1). Hình 1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Bình Định giai đoạn 2000 - 2015 Nguồn: Tác giả tính toán từ Niên giám Thống kê tỉnh Bình Định Hình 1 cho thấy sản lượng GDP tỉnh Bình Định giai đoạn 2000 - 2015 tăng liên tục, GDP (theo giá so sánh 1994) năm 2000 là 3.361,3 tỷ đồng, năm 2005 là 5.607,7 tỷ đồng, năm 2010 là 9.364,3 tỷ đồng và năm 2015 là 14.540,1 tỷ đồng. Về tuyệt đối, quy mô GDP tăng hơn 4 lần trong thời gian 15 năm, đây là kết quả tăng trưởng khá cao. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này biến động theo xu hướng kinh tế của Việt Nam và thế giới (tốc độ tăng trưởng tỉnh Bình Định giảm mạnh vào năm 2009 (8,7%)), có xu hướng phục hồi và tăng chậm từ năm 2010 đến nay. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình tỉnh Bình Định giai đoạn 2000 - 2015 là 9,6%, cao hơn mức trung bình của cả nước (tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 là 9,23%). Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng tăng trưởng kinh tế chưa thật sự ổn định (bảng 1). Bảng 1. Tính ổn định của tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định Thời kỳ 2000 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2015 2000 - 2015 Tốc độ tăng trưởng trung bình (Mean) 8,917 10,808 9,206 9,63 Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) 2,165 1,599 0,891 1,46 Hệ số ổn định tăng trưởng Bình Định 0,242 0,148 0,097 0,16 Hệ số ổn định tăng trưởng cả nước 0,075 0,122 0,08 0,09 Nguồn: Tính toán theo số liệu Niên giám Thống kê Bình Định và Tổng cục Thống kê 23Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Miền Trung - Tây Nguyên Bảng số liệu trên cho thấy, giai đoạn 2000 - 2015 hệ số đo ổn định của tăng trưởng kinh tế Bình Định cao hơn cả nước, điều này chứng tỏ tính ổn định tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định còn thấp. 2.2. Cấu trúc tăng trưởng chưa hiệu quả 2.2.1. Cấu trúc tăng trưởng theo ngành còn bất hợp lý Theo số liệu bảng 2 ta thấy, đóng góp của ngành nông nghiệp và dịch vụ vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn 2000 - 2015 có xu hướng giảm. Trong đó: + Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định đã được xác định là ngành tạo điều kiện để phát triển công nghiệp và thương mại. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp là thấp nhất, đóng góp vào tăng trưởng bị sụt giảm nhất. Quy mô phát triển của ngành vẫn còn tính chất nhỏ lẻ, chưa hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung kết hợp với chế biến, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đây là hạn chế lớn nhất, ảnh hưởng lớn nhất trong cấu trúc tăng trưởng ngành kinh tế bởi lẽ, sự sụt giảm của ngành nông nghiệp không những làm cho chính ngành này có tỷ trọng GDP ít đi mà còn làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến và ngành dịch vụ cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. + Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2000 - 2015 cao nhất (12,76%), tuy nhiên các ngành sản phẩm mang tính gia công vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong tăng trưởng như may mặc tăng 19,7%, sản phẩm dược tăng 47,6%. Trong khi các ngành chế biến từ nguyên liệu trong nước lại tăng trưởng thấp: chế biến thủy, hải sản giảm 18,7%, khai khoáng giảm 48,33%, đường giảm 0,3%... + Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với ngành công nghiệp. Theo số liệu tính toán từ cáo cáo của Cục Thống kê tỉnh Bình Định, nếu tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ trung bình giai đoạn Bảng 2. cấu trúc tăng trưởng theo ngành tỉnh Bình Định giai đoạn 2000 - 2015 2000 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2015 2000 - 2015 Tốc độ tăng trưởng GDP 7,7 10,8 9,2 9,23 Nông nghiệp 5,8 6,9 -1,6 3,7 Công nghiệp 13,1 14 11,2 12,76 Dịch vụ 10,6 12,3 11,2 11,37 Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo % GDP 100 100 100 100 Nông nghiệp 45 37,4 30,5 37,6 Công nghiệp 21,2 26,6 30,9 26,23 Dịch vụ 33,8 36 38,6 36,17 Đóng góp vào tăng trưởng GDP theo điểm % GDP 7,7 10,8 9,2 9,23 Nông nghiệp 1,51 2,24 -0.68 1,02 Công nghiệp 3,42 4,54 4,94 4,3 Dịch vụ 2,77 4,02 4,94 3,91 Nguồn: Tính toán theo số liệu Niên giám Thống kê Bình Định 24 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Miền Trung - Tây Nguyên 2000 - 2015 đạt 11,37% thì các nhóm ngành dịch vụ chất lượng cao đều thấp hơn mức trung bình như: vận tải kho bãi tăng trưởng 5,1%, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 4,9%, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 4,7%... trong khi đó, ngành thương mại bán buôn và bán lẻ tăng trưởng tới 14,2%. Như vậy, ngành dịch vụ chất lượng cao tăng trưởng còn rất chậm. 2.2.2. Cấu trúc đầu vào của tăng trưởng vẫn mang tính chất tăng trưởng theo chiều rộng Bảng 3. Đóng góp của các yếu tố đầu vào tăng trưởng kinh tế Bình Định Tỷ trọng đóng góp tăng trưởng kinh tế Vốn sản xuất lao động TFP 2001 - 2005 96,87 13,14 -10,1 2006 - 2010 51,95 18,29 29,76 2011 - 2015 67,97 17,98 14,05 2000 - 2015 72,26 16,51 11,23 Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám Thống kê tỉnh Bình Định Giai đoạn 2000 - 2015, đóng góp của vốn vào tăng trưởng rất lớn, trung bình 72,26%; đóng góp của lao động trung bình 16,51%, năng suất lao động TFP có xu hướng giảm và chiếm một phần khá khiếm tốn 11,23%. Như vậy, động lực tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định vẫn chủ yếu dựa vào nguồn lực vật chất, tăng số lượng vốn đầu tư, hay nói cách khác chủ yếu dựa trên khai thác các nhân tố chiều rộng, các nhân tố chiều sâu (TFP) chưa được chú trọng khai thác. Bảng 4. So sánh đóng góp của các yếu tố đầu vào tăng trưởng của Bình Định với cả nước giai đoạn 2000 - 2015 Tỷ trọng đóng góp tăng trưởng kinh tế Vốn sản xuất lao động TFP Bình Định 72,26 16,51 11,23 Cả nước 54,6 20,1 25,3 Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám Thống kê Bình Định và Tổng cục Thống kê Kết quả tính toán cho thấy, giai đoạn 2000 - 2015 chủ yếu do đóng góp của vốn (72,26%), đóng góp của lao động chiếm 16,47 %, đóng góp của TFP chỉ chiếm 11,23%. Trong khi đó, đóng góp của vốn ở Việt Nam là 54,6%, lao động là 20,1%, TFP là 25,3%). Như vậy, so với cả nước thì mức đóng góp rất thấp của TFP là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định. 2.2.3. Cấu trúc tăng trưởng theo thành phần kinh tế (Xem bảng 5) Theo số liệu bảng 5, xét về mặt tỷ trọng đóng góp trong GDP, khu vực kinh tế ngoài nhà nước có vai trò lớn nhất 76,9% năm 2005; 87,6% năm 2015), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng còn ít (0,5% năm 2005; 1,6% năm 2015). Mặc dù chiếm tỷ trọng còn thấp trong tổng GDP nhưng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng khá so với hai thành phần còn lại từ năm 2005 đến nay. Tỷ trọng đóng góp GDP và tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm dần. Bảng 5. Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng các thành phần kinh tế Tỷ trọng GDP (giá thực tế) (%) Tốc độ tăng trưởng (%) Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 2000 25,2 74,6 0,2 19,4 6,1 -45,5 2005 22,4 76,9 0,5 11,6 11 11,8 2010 18,5 80,4 1,1 6,8 11,6 2,3 2015 10,8 87,6 1,6 -7,7 11,7 11,9 Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê tỉnh Bình Định 25Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Miền Trung - Tây Nguyên Bảng 6. Hiệu quả sử dụng vốn theo thành phần kinh tế Hệ số IcoR Khu vực kinh tế nhà nước Khu vực kinh tế ngoài nhà nước + Khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài 2000 - 2005 14,33 2,87 2006 - 2010 6,13 3,21 2011 - 2015 5,63 3,18 Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê tỉnh Bình Định Qua số liệu ở bảng 6, có thể thấy khu vực kinh tế ngoài nhà nước có vai trò quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định, bởi lẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP và hiệu quả đầu tư cao hơn. 2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tăng trưởng vẫn còn thấp 2.3.1. Năng suất lao động (NSLĐ) Hình 2. So sánh năng suất lao động Bình Định với cả nước Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê tỉnh Bình Định và Tổng cục Thống kê Năng suất lao động Bình Định đạt được tốc độ tăng tương đối khá (bình quân thời kỳ 2000 - 2015 đạt 7,76%/năm), năng suất lao động có xu hướng tăng nhưng về tuyệt đối vẫn còn rất thấp so với cả nước. Với mức năng suất lao động thấp như vậy, rất khó tăng tích lũy để đầu tư tăng trưởng, cũng như phát triển xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường. Bên cạnh đó, tốc độ tăng năng suất lao động của các khu vực động lực có xu hướng giảm (bảng 7). Bảng 7. Tốc độ tăng NSlĐ theo ngành tỉnh Bình Định (giá cố định) ĐVT: % 2000 - 2005 2005 - 2010 2010 - 2015 Nông nghiệp 11,9 17,7 17,9 Công nghiệp 17,1 18,78 15,02 Dịch vụ 22,13 12,9 11,93 Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê tỉnh Bình Định Ngành công nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng trong GDP cao (Bảng 2), nhưng tốc độ tăng năng suất lao động hai ngành này lại có xu hướng giảm (bảng 7). Điều này phản ánh hai ngành động lực này chưa phát triển tương xứng, cho nên khi chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ làm cho tốc độ tăng GDP chậm hơn so với tốc độ tăng lao động nên dẫn đến tốc độ tăng năng suất lao động có xu hướng giảm ở hai khu vực này. Điều đó có nghĩa rằng, việc tăng năng suất lao động thời gian qua, chỉ là do việc chuyển dịch cơ cấu lao động, còn các yếu tố trực tiếp làm tăng năng suất lao động chưa hề được cải thiện (trình độ lao động, ứng dụng khoa học công nghệ). 2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn Bảng 8. So sánh suất đầu tư tăng trưởng của Bình Định và cả nước Tỷ lệ đầu tư (% GDP) Suất đầu tư tăng trưởng (IcoR) Bình Định 40,97 5,87 Cả nước 31,8 5,39 Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê tỉnh Bình Định và Tổng cục Thống kê Về đầu tư, Bình Định có tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP khá cao (bình quân 2000 - 2015 lên đến 40,97% cao hơn nhiều so với cả nước (31,8%). Tuy nhiên hiệu quả đầu tư còn thấp. Hệ số ICOR bình quân 2000 - 2015 là 5,87 lần cao hơn cả nước là 5,39 lần (trong khi đó, hệ số ICOR của Việt Nam vẫn được 26 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Miền Trung - Tây Nguyên đánh giá là vẫn cao hơn nhiều nước trong khu vực (Đài Loan là 2,7 lần, Hàn Quốc 3 lần, Trung Quốc 2001 - 2006 là 4 lần, Thái Lan là 4,1 lần [2, 43]. Như vậy, có thể kết luận rằng chất lượng và hiệu quả dòng vốn đầu tư tỉnh Bình Định còn rất thấp, trong khi đó, tăng trưởng chủ yếu lại nhờ vào tăng vốn đầu tư (bảng 3). Cách thức tăng trưởng này rõ ràng không thể tiếp tục, chuyển đổi mô hình tăng trưởng trở nên rất cần thiết. 3. Định hướng giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Bình Định dưới góc độ tổng cung 3.1. Cần đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, khai thác sử dụng tốt nhất các yếu tố đầu vào, nâng cao tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế - Về nhân lực: Cần tăng cường chất lượng trong đào tạo, tạo ra cơ cấu lao động có tay nghề hợp lý, đội ngũ lao động phù hợp đáp ứng với yêu cầu nền sản xuất lớn theo hướng chuyên môn hóa cao; Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có, đảm bảo sử dụng nguồn nhân lực phù hợp với ngành nghề đào tạo và vị trí việc làm; Đổi mới chính sách sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực theo hướng dựa trên năng lực chuyên môn và hiệu quả thực hiện công việc. - Về đầu tư: Cần tăng cường đầu tư vốn và phân bổ hợp lý vào đầu tư các ngành, các lĩnh vực. Chú trọng cho đầu tư đổi mới công nghệ, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện của địa phương và Việt Nam; Đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng vốn, tránh thất thoát, lãng phí, sử dụng vốn không đúng mục đích. - Về công nghệ: Chú trọng thúc đẩy, triển khai các công nghệ hiện đại trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn; Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, một mặt thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển, một mặt thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ trong tỉnh. 3.2. Cơ cấu lại ngành kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế - Phát triển mạnh các ngành dịch vụ chất lượng cao, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế... Trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế và từ đó thu hút đầu tư những lĩnh vực khác góp phần tăng trưởng kinh tế và tăng việc làm. - Phát triển mạnh công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm. Cụ thể: + Cần tập trung phát triển ngành kinh tế trọng điểm mà Bình Định có lợi thế như: công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, giày da, may mặc... theo hướng hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng tỷ trọng hàng tinh chế và từng bước sản xuất các sản phẩm xuất khẩu cao cấp, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa của tỉnh 27Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Miền Trung - Tây Nguyên và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. + Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. + Từng bước gia tăng các sản phẩm công nghiệp mới, sử dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp cảng biển, cơ khí, công nghiệp dược... - Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại hiệu quả và bền vững, chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn: + Quy hoạch lại vùng sản xuất, ứng dụng công nghệ cao trực tiếp vào hoạt động sản xuất của người dân. Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. + Quy định việc liên kết bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp, người dân trong triển khai tái cơ cấu. Cần chủ động trong dự báo, sản xuất hàng hóa theo nhu cầu và định hướng thị trường... 3.3. Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển các khu vực kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế - Hoàn thiện chính sách và cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế địa phương. - Nâng cao hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế, đặc biệt là đầu tư công. Trong thời gian tới, để tái cấu trúc đầu tư công của tỉnh một cách hiệu quả cần phải: Lấy mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội làm cơ sở tái cấu trúc đầu tư công, không chỉ nâng cao hiệu quả của các dự án công mà còn phải tạo ra tác động tích cực tới hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế; Hoàn thiện cơ chế phân bổ vốn một cách hiệu quả cho các địa phương trong tỉnh và tập trung vào phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật một cách trọng điểm và các ngành then chốt thúc đẩy nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ. - Phát huy vai trò chủ động của chính quyền địa phương trong tạo nguồn đầu tư cho tỉnh; Rà soát, sửa đổi chính sách hợp lý để thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, nhất là các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sản phẩm có giá trị gia tăng cao... TÀI lIỆU THaM KHẢo 1. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Lê Xuân Bá. 2005. Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam. Hà Nội: Thống kê. 2. Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Thị Kim Dung. 2008. Kinh tế phát triển. Hà Nội: Đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Ngô Thắng Lợi, Trần Thị Vân Hoa. 2016. ‘‘Chất lượng tăng trưởng kinh tế năm 2015 và những khuyến nghị cải thiện cho giai đoạn 2016 - 2020’’. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2015, cơ hội thách tức trước thềm hội nhập mới, Hà Nội: Đại học Kinh tế Quốc dân. 4. Nguyễn Văn Hậu. 2013. ‘‘Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay’’. Lý luận Chính trị. 5. Nguyễn Duy Thục. 2007. Mô hình tăng trưởng kinh tế địa phương và áp dụng cho tỉnh Bình Định. Luận án tiến sĩ Đại học Kinh tế Quốc dân. 6. Ngô Thị Thanh Thúy. 2014. ‘‘Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhìn từ góc độ năng suất yếu tố tổng hợp’’. Kinh tế và Dự báo. 7. Tổng cục Thống kê. Niên giám Thống kê 2000, 2005, 2010, 2014. Hà Nội: Thống kê. 8. Asian Development Bank, December 2014. Asian Development Outlook 2014 Supplement: Growth Hesitates in Developing Asia. 9. The World Bank, December 2014. World Development Indicators. KẾT lUẬN Lựa chọn và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế là một yêu cầu hết sức cần thiết để đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, ổn định, chất lượng và bền vững. Thực tiễn cũng đã chỉ ra rằng muốn tăng trưởng thành công phải lựa chọn đúng mô hình tăng trưởng phù hợp với điều kiện và khả năng của nền kinh tế. Để thực hiện việc lựa chọn và chuyển đổi đó, cần phải hiểu rõ mô hình tăng trưởng kinh tế, thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định hiện nay. Bài viết cũng đã phân tích thực trạng thực tế mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định dưới góc độ tổng cung, trên cơ sở đó đã đưa ra một số giải pháp góp phần đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh đồng thời góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng của cả nước nói chung. N.T.T.T.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmo_hinh_tang_truong_kinh_te_tinh_binh_dinh_giai_doan_2000_20.pdf
Tài liệu liên quan