Thứ nhất, Thanh tra Quốc hội là thiết
chế kiểm soát quyền lực độc lập, hỗ trợ hiệu
quả cho cơ chế kiểm soát quyền lực truyền
thống
Thanh tra Quốc hội là một trong những
thiết chế kiểm soát quyền lực có chức năng
mang tính chuyên biệt (thanh tra) chứ không
nằm trong các nhánh quyền lực truyền thống
(lập pháp, hành pháp, tư pháp). Trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được
Hiến pháp trao, Thanh tra Quốc hội dựa trên
nguyên tắc độc lập, do đó đảm bảo được tính
khách quan, vốn là một yếu tố quan trọng
để kiểm soát quyền lực một cách hiệu quả.
Do vây, Việt Nam có thể tham khảo mô hình
này nhằm đẩy mạnh cơ chế kiểm soát quyền
lực trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, Thanh tra Quốc hội giúp
người dân phát huy khả năng thực hiện
quyền dân chủ trực tiếp
Thông qua quy định về tổ chức và
hoạt động của Thanh tra Quốc hội Thụy
Điển và Phần Lan có thể thấy, pháp luật đã
tạo ra cơ chế tiếp nhận và giải quyết các
khiếu nại, tố cáo của người dân tương đối
dễ dàng, thuận lợi. Điều này đã giúp người
dân phản ánh được những bức xúc, vướng
mắc của mình đối với những hoạt động của
cơ quan chính quyền nhiều hơn so với việc
người dân gửi khiếu nại, tố cáo trực tiếp
cho các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong
khiếu nại hành chính, đồng thời nếu Thanh
tra Quốc hội đã tiếp nhận và tiến hành điều
tra thì đó là một áp lực lớn cho các cơ quan
chính quyền có liên quan, buộc họ phải đưa
ra câu trả lời kịp thời, thỏa đáng. Như vậy,
hoạt động của Thanh tra Quốc hội đã như
một “cây cầu nối” giúp người dân lại gần
hơn với chính quyền, góp phần nâng cao
vai trò của người dân trong việc kiểm soát
quyền lực nhà nước. Ở Việt Nam, hoạt động
giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân đã
được ghi nhận, nhưng chúng ta chưa có một
cơ quan riêng, hoạt động một cách chuyên
nghiệp, chuyên tiếp nhận và giải quyết các
khiếu nại, tố cáo của người dân, mà có rất
nhiều cơ quan nhà nước có nhiệm vụ này.
Điều này dẫn đến tình trạng người dân còn
gặp nhiều khó khăn khi xác định cơ quan
có thẩm quyền tiếp nhận khiếu nại, tố cáo
đối với từng loại vụ việc. Ngoài ra, bản thân
các cơ quan nhà nước cũng đang bị quá tải
hoặc chậm trễ trong giải quyết khiếu nại, tố
cáo vì không đủ nhân lực, cơ sở vật chất và
thẩm quyền để thực hiện14. Do vậy, để tăng
cường hình thức dân chủ trực tiếp, Việt Nam
cần lập thiết chế Thanh tra Quốc hội như là
một cơ quan chuyên tiếp nhận giải quyết các
khiếu nại, tố cáo của người dân và tổ chức,
trang bị một đội ngũ cán bộ có năng lực,
được cung cấp cơ sở vật chất cần thiết để
thực hiện hoạt động này.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình thanh tra quốc hội của Thụy Điển, Phần Lan và các giá trị tham khảo đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ HÌNH THANH TRA QUỐC HỘI CỦA THỤY ĐIỂN, PHẦN LAN
VÀ CÁC GIÁ TRỊ THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆT NAM1
1 Bài viết được thực hiện trong khuôn khổ Đề tài cấp cơ sở "Vị trí, vai trò của Thanh tra Quốc hội trong cơ chế kiểm soát
quyền lực ở một số nhà nước pháp quyền hiện đại".
Tóm tắt:
Bài viết phân tích mô hình Thanh tra Quốc hội (Parliamentary
Ombudsman) ở Thụy Điển và Phần Lan, nêu lên một số giá trị mà
Việt Nam có thể tham khảo.
Đỗ Quí Hoàng *
Thái Thị Thu Trang **
Abstract:
The article provides analysis of the model of the Parliamentary
Ombudsman in Sweden and Finland, and points out the values as
reference for Vietnam.
Article Infomation:
Keywords: Parliamentary
Ombudsman, human right agency,
power control, Ombudsman, NHRIs.
Article History:
Received: 11 Jun. 2017
Edited: 19 Jul. 2017
Appproved: 26 Jul. 2017
* ThS, GV Khoa Luật Quốc tế, Đại học Luật Hà Nội.
** ThS, GV Khoa Hành chính - Nhà nước, Đại học Luật Hà Nội.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Thanh tra Quốc hội, cơ
quan nhân quyền, kiểm soát quyền
lực, Ombudsman, NHRIs.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 11/06/2017
Biên tập: 19/07/2017
Duyệt bài: 26/07/2017
1. Mô hình thanh tra Quốc hội Thụy Điển
và Phần Lan
1.1 Mô hình thanh tra Quốc hội Thụy
Điển
Thụy Điển là quốc gia được biết đến
như là “cái nôi” của mô hình Thanh tra Quốc
hội. Theo lịch sử, vào năm 1697, khi Charles
Đại đế XII trở thành Quốc vương của Thụy
Điển, mô hình Thanh tra Ombudsman lần
đầu tiên đã được hình thành. Từ đó, cơ sở
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
57Số 16(344) T8/2017
pháp lý cho việc thành lập và hoạt động
của mô hình Thanh tra Quốc hội của Thụy
Điển được ghi nhận tại nhiều văn bản pháp
lý. Đầu tiên, mô hình này được ghi nhận tại
Hiến pháp Thụy Điển. Theo đó, Quốc hội
có quyền thiết lập một hoặc nhiều Thanh tra
Quốc hội và quy định thẩm quyền cho thiết
chế này2. Để cụ thể hóa các quy định của
Hiến pháp, mô hình Thanh tra Quốc hội còn
được điều chỉnh trong một đạo luật chuyên
biệt: Đạo luật về Quốc hội (The Riksdag
Act). Trong đạo luật riêng biệt này, thẩm
quyền của Thanh tra Quốc hội đã được đề
cập khá chi tiết3. Đạo luật đã làm rõ thêm
các nhiệm vụ, cách thức hoạt động, phương
thức tổ chức và nghĩa vụ báo cáo cũng như
một loạt các hướng dẫn quan trọng khác cho
Thanh tra Quốc hội Thụy Điển. Ngoài ra,
thiết chế Thanh tra Quốc hội còn được quy
định tại một số văn bản khác như Hướng dẫn
hành chính dành cho Thanh tra Quốc hội;
Đạo luật về truy cập công đối với các thông
tin và bí mật, v.v. Như vậy, có thể nhận thấy,
cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và hoạt động
của mô hình Thanh tra Quốc hội Thụy Điển
tương đối toàn diện và đồng bộ, giúp cho
thiết chế Thanh tra Quốc hội làm việc đúng
đắn, hiệu quả, tránh được những sai sót, lạm
quyền hay các vi phạm không đáng có trong
quá trình hoạt động.
Vai trò của Thanh tra Quốc hội
Thanh tra Quốc hội của Thụy Điển
đóng vai trò như một trụ cột trong vấn đề
kiểm soát quyền lực của Quốc hội cũng như
các cơ quan khác. Kiểm soát quyền lực được
coi là nhiệm vụ lớn nhất, quan trọng nhất mà
Thanh tra Quốc hội thực hiện. Vai trò kiểm
2 Chương 13, Điều 6, Mục Kiểm soát Nghị viện, Hiến pháp Thụy Điển.
3 Chương 8 Điều 11, Chương 9 Điều 8 của Đạo luật về Nghị viện.
soát quyền lực của Thanh tra Quốc hội thể
hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, xem xét, đánh giá lại những
hoạt động của Quốc hội và Chính phủ.
Theo đó, Thanh tra Quốc hội có quyền đặt
ra những câu hỏi chất vấn đối với toàn thể
Chính phủ, Ủy ban Hiến pháp của Quốc
hội...; kiểm tra lại những việc làm của các
Bộ trưởng cũng như các quyết định xử lý
công việc của Chính phủ...; thậm chí, trong
nhiều trường hợp, Thanh tra Quốc hội còn
có thể tiến hành một cuộc bỏ phiếu bất tín
nhiệm đối với các Bộ trưởng trong Nội các;
Thứ hai, Thanh tra Quốc hội có quyền
kiểm soát các hoạt động tư pháp nhằm đảm
bảo rằng các cơ quan của Chính phủ nói
chung và các cơ quan tư pháp nói riêng đối
xử bình đẳng với công dân theo đúng các
quy định của pháp luật;
Thứ ba, kiểm toán các hoạt động tài
chính của Nhà nước. Nhiệm vụ này được
tiến hành bởi một Văn phòng Kiểm toán
quốc gia riêng biệt có sự tham gia của các
Thanh tra viên với chức năng đánh giá hiệu
quả những nguồn vốn mà Chính phủ đã sử
dụng cũng như cách thức chúng được sử
dụng như thế nào... Có thể thấy, thẩm quyền
của các Thanh tra Quốc hội của Thụy Điển
tương đối rộng, bao trùm lên cả ba nhánh
lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như
trên toàn bộ hệ thống chính quyền ở cả trung
ương và địa phương. Hơn nữa, chính vì các
Thanh tra được chỉ định trực tiếp bởi Quốc
hội nên họ hoàn toàn độc lập trong các quyết
định của mình và chỉ phải báo cáo, chịu trách
nhiệm trực tiếp trước Quốc hội.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
58 Số 16(344) T8/2017
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra
Quốc hội
Thứ nhất, Thanh tra Quốc hội Thụy
Điển tiếp nhận và giải quyết các đơn thư
khiếu nại, phàn nàn về những vấn đề, những
quyết định không công bằng của các cơ quan
công quyền từ trung ương đến địa phương.
Bất cứ cá nhân công dân nào cảm thấy rằng
mình bị xử lý sai hay bị đối xử bất bình đẳng
đều có thể đệ trình đơn khiếu nại tới Thanh
tra Quốc hội (Complaint Letter - Thư phàn
nàn). Điểm thú vị là bất cứ ai cũng có quyền
khiếu nại tới Thanh tra Quốc hội mà không
nhất thiết phải là công dân của Thụy Điển.
Đây là một quy định rất tiến bộ và hiệu quả,
góp phần ngăn chặn và xử lý triệt để tất cả
những sai sót, vi phạm phát sinh trên thực
tế. Bên cạnh việc tiếp nhận thụ động các đơn
thư khiếu nại, Thanh tra Quốc hội cũng có
thể chủ động khởi xướng một thủ tục điều
tra khi thấy có vấn đề phát sinh.
Thứ hai, Thanh tra Quốc hội có quyền
khởi tố những vụ án vi phạm thủ tục truy
cứu trách nhiệm đối với các quan chức về
một tội không nghiêm trọng. Tuy nhiên,
các kết luận, ý kiến tư vấn của Thanh tra
Quốc hội không mang tính ràng buộc về mặt
pháp lý mà chỉ có tính khuyến nghị. Thanh
tra Quốc hội còn có quyền lập báo cáo về
hành vi hay quyết định của các cơ quan công
quyền không phù hợp hoặc trái với pháp luật
hiện hành. Thanh tra Quốc hội cũng có thể
đề xuất ý kiến tư vấn nhằm bảo đảm sự áp
dụng thống nhất và đúng đắn các quy định
của pháp luật; đề nghị thay đổi quy chế hoạt
động của Chính phủ hoặc Quốc hội... Có
thể thấy, mặc dù quyền hạn của Thanh tra
Quốc hội tương đối rộng, tuy nhiên, đa phần
4 Trưởng Thanh tra Quốc hội Elisabet Fura, Thanh tra viên Lars Lindström, Thanh tra viên Cecilia Renfors, Thanh tra
viên Stefan Holgersson.
những kết luận, ý kiến của Thanh tra Quốc
hội chỉ mang tính tham vấn và khuyến nghị.
Điều này không có ý nghĩa rằng, những kết
luận của Thanh tra Quốc hội không đưa lại
giá trị gì trên thực tế. Bởi lẽ chính những
ý kiến, kết luận của Thanh tra Quốc hội sẽ
đóng vai trò và là cơ sở vô cùng quan trọng
cho Quốc hội cũng như các cơ quan có thẩm
quyền khác tiến hành những thủ tục tố tụng
tiếp theo về sau.
Về tổ chức của Thanh tra Quốc hội
Thanh tra Quốc hội sẽ do Quốc hội
bầu ra với nhiệm kỳ bốn năm và có thể
được bầu lại. Mặc dù không có quy định
chính thức rằng thành viên Thanh tra Quốc
hội phải là một luật gia nhưng trên thực tế,
các Thanh tra Quốc hội là những người đã
được đào tạo bài bản về pháp luật. Trước
những năm 1940, luật pháp Thụy Điển quy
định chỉ có đàn ông mới có thể được bầu
làm Thanh tra Quốc hội. Tuy nhiên, cho đến
năm 1941, quy định này chính thức được
bãi bỏ và phụ nữ có thể trở thành Thanh tra
Quốc hội. Hiện nay, Văn phòng Thanh tra
Quốc hội của Thụy Điển có bốn người, hai
Thanh tra viên là nam và hai Thanh tra viên
là nữ4. Mỗi Thanh tra viên phụ trách riêng
từng mảng lĩnh vực của mình và một trong
bốn Thanh tra viên sẽ có một người giữ chức
vụ Trưởng Thanh tra. Trưởng Thanh tra chịu
trách nhiệm quản lý, đưa ra quyết định và
phân bố các lĩnh vực hoạt động cho các
Thanh tra viên khác. Tuy vậy, Trưởng Thanh
tra cũng không thể can thiệp vào hoạt động
trong lĩnh vực cụ thể của một Thanh tra viên
khác. Thêm vào đó, mỗi Thanh tra viên hoạt
động tương đối độc lập và chịu trách nhiệm
cá nhân trực tiếp trước Quốc hội về hành vi
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
59Số 16(344) T8/2017
của mình. Mỗi năm, các Thanh tra viên sẽ
phải đệ trình báo cáo thường niên lên Quốc
hội cũng như Ủy ban thường trực về Hiến
pháp. Sau đó, các Thanh tra viên cũng có
thể phải đưa ra những báo cáo bằng văn bản
riêng của mình nếu như Quốc hội có yêu cầu
trong từng trường hợp cụ thể5.
Thực tiễn hoạt động
Thanh tra Quốc hội Thụy Điển là mô
hình lâu đời, do đó, thiết chế này đã trở nên
thân thuộc với người dân Thụy Điển. Trên
thực tế, Thanh tra Quốc hội Thụy Điển luôn
phát huy được vai trò của mình, đã góp phần
không nhỏ trong cơ chế kiểm soát quyền lực
nhà nước và bảo vệ quyền lợi chính đáng
cho người dân. Trung bình mỗi năm, Thanh
tra Quốc hội tiếp nhận lượng vụ việc lớn,
với khoảng trên 5.500 khiếu nại khác nhau
trên nhiều lĩnh vực. Trong năm 2014 - 2015,
có 7.358 trường hợp được báo cáo tới Thanh
tra để giải quyết, trong đó, 7.143 trường hợp
là do các cá nhân gửi đến; 78 trường hợp
được tự khởi xướng bởi Thanh tra và 137
trường hợp liên quan đến lĩnh vực lập pháp
mới - lĩnh vực mà Thanh tra Quốc hội được
trao cơ hội để thể hiện ý kiến, quan điểm
của mình đối với các đạo luật của Chính
phủ. Sang năm 2015 - 2016 có 8.040 trường
hợp mới đã được gửi tới Thanh tra Quốc hội
(tăng so với năm trước đó là 682 trường hợp
(9,3%)6.
Kể từ 01/7/2011, Thanh tra Quốc
hội có thêm một đơn vị đặc biệt trực thuộc
với tên gọi là đơn vị OPCAT với nhiệm vụ
giám sát để đảm bảo cho các đối tượng là cá
nhân đang bị tước đoạt quyền tự do thân thể
5 Xem thêm tại https://www.jo.se/en/About-JO/Annual-reports/
6 Xem thêm biểu đồ tại https://www.jo.se/en/About-JO/Statistics/; truy cập 25/5/2017
7 Xem thêm tại truy cập
20/4/2017
không bị đối mặt với các hình phạt dã man,
tra tấn hay các biện pháp trừng phạt phi nhân
đạo khác. Sở dĩ có sự phát sinh này trong cơ
cấu của Thanh tra Quốc hội là do yêu cầu từ
Nghị định thư của Công ước về Chống tra
tấn của Liên hiệp quốc năm 2002. Nghị định
thư này yêu cầu các quốc gia thành viên có
nghĩa vụ triển khai một cơ chế quốc gia để
theo dõi về vấn đề này. Trên thực tế, thay
mặt cho các Thanh tra viên, đơn vị OPCAT
thường xuyên có những chuyến viếng thăm
đến các cơ sở có cá nhân bị tước đoạt quyền
tự do để kiểm tra và báo cáo về vấn đề có
hay không việc sử dụng nhục hình, tra tấn từ
phía các cơ quan nhà nước. Như vậy, trong
cơ cấu của Thanh tra Quốc hội đã được tích
hợp thêm một đơn vị thành viên, hoạt động
độc lập nhưng có chức năng tương tự với
các Thanh tra viên. Đây cũng là một điểm
mới thường thấy trong các mô hình thanh tra
hiện đại ngày nay.
1.2 Thanh tra Quốc hội Phần Lan
Thiết chế Thanh tra Quốc hội của Phần
Lan bắt nguồn trực tiếp từ Thụy Điển và là
thiết chế Thanh tra Quốc hội lâu đời thứ hai
trên thế giới (chỉ đứng sau Thụy Điển)7. Mô
hình Thanh tra Quốc hội của Phần Lan được
thiết lập từ Hiến pháp năm 1919 ngay khi
quốc gia này giành lại được độc lập sau hơn
100 năm cai trị của đế chế Sa hoàng Nga.
Thanh tra viên của Quốc hội Phần Lan đầu
tiên được lựa chọn vào ngày 19/12/1919,
là ông Erik Alopeus. Về tổ chức, trong thời
gian đầu, nhiệm kỳ của Thanh tra viên là
một năm. Sau đó, quy định về nhiệm kỳ đã
thay đổi thành ba năm vào năm 1933. Và kể
từ năm 1957 đến nay, nhiệm kỳ này được
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
60 Số 16(344) T8/2017
quy định là bốn năm8.
Cơ sở pháp lý
Thanh tra Quốc hội Phần Lan được
Hiến pháp năm 1999 quy định tại Điều 38,
Chương 4 (chương về hoạt động của Quốc
hội). Ngoài Điều 38, Thanh tra Quốc hội
còn được đề cập tới tại một số điều khoản
khác như Điều 27, Điều 109, Điều 112, Điều
113... Theo đó, Quốc hội Phần Lan có quyền
chỉ định một Thanh tra Quốc hội và hai Phó
Thanh tra với nhiệm kỳ bốn năm9. Quốc hội
có thẩm quyền lựa chọn Trưởng Thanh tra
và hai Phó Thanh tra. Trước khi đưa ra cho
Quốc hội lựa chọn, các ứng cử viên cho chức
vụ Thanh tra Quốc hội sẽ phải trải qua một
đợt sàng lọc dưới hình thức bỏ phiếu kín do
Ủy ban Hiến pháp tiến hành.
Thiết chế Thanh tra Quốc hội Phần
Lan còn được cụ thể hóa trong một văn bản
riêng biệt, đó là Đạo luật về Thanh tra Quốc
hội (the Parliamentary Ombudsman Act).
Đạo luật này quy định thẩm quyền giám sát
tính hợp pháp trong các hành vi của bộ máy
công quyền; vấn đề khiếu nại tố cáo và việc
điều tra giải quyết khiếu nại tố cáo; công tác
thanh tra, kiểm tra; quyền đưa ra sáng kiến
riêng, v.v...
Như vậy, giống như mô hình Thanh
tra Quốc hội Thụy Điển, việc thành lập và
hoạt động của Thanh tra Quốc hội Phần Lan
có thể được quy định tại nhiều văn kiện pháp
lý khác nhau; tuy nhiên, về cơ bản, thiết chế
này luôn phải được hiến định tại văn kiện
pháp lý có giá trị cao nhất, đó là Hiến pháp.
Đây cũng là điểm tương đồng dễ dàng nhận
thấy đối với Thanh tra Quốc hội tại các quốc
gia áp dụng mô hình này. Cùng với đó, để
8 Xem thêm tại
9 Xem thêm tại www.finlex.fi/fi/laki/kaannokset/1999/en19990731.pdf
10 Xem thêm tại
thể chế hoá các quy định trong Hiến pháp,
mô hình Thanh tra Quốc hội tại cả Thụy
Điển và Phần Lan còn được điều chỉnh trong
một (hay một số) đạo luật chuyên biệt.
Về vai trò
Thanh tra Quốc hội của Phần Lan là
cơ quan của Quốc hội, hoạt động độc lập
để thực hiện chức năng giám sát, thanh tra
và đánh giá các hoạt động của bộ máy công
quyền. Khác với Thụy Điển, mặc dù không
được phép tiến hành các cuộc bỏ phiếu bất
tín nhiệm đối với các Bộ trưởng trong nội
các, nhưng vị trí, vai trò và chức năng của
mô hình Thanh tra Quốc hội Phần Lan còn
được mở rộng sang lĩnh vực kiểm soát các
hoạt động tư pháp của Tòa án nhằm hạn chế
hành vi lạm quyền cũng như những sai phạm
của giới công chức ngành Tòa án đối với các
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Nhiệm vụ, quyền hạn
Thứ nhất, Thanh tra Quốc hội Phần
Lan có nhiệm vụ giám sát tính hợp pháp
trong hoạt động của các cơ quan công quyền
và các công chức trong bộ máy nhà nước
bao gồm: Chính phủ, người đứng đầu Chính
phủ, các Bộ trưởng, Tòa án các cấp Việc
giám sát nhằm đảm bảo rằng các cơ quan
và cán bộ công chức tuân thủ pháp luật một
cách triệt để và thực hiện đúng đắn nhiệm
vụ của mình. Khác với Thụy Điển, ngoài các
cơ quan trong bộ máy nhà nước, quyền giám
sát của Thanh tra Quốc hội còn mở rộng đến
những lĩnh vực hay những cá nhân khác khi
họ đang thực hiện các nhiệm vụ có tính chất
công10 (ví dụ như các nhân viên hoạt động
trong nhà thờ, các quỹ trợ cấp thất nghiệp,
lương hưu hay các dịch vụ phúc lợi xã hội,
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
61Số 16(344) T8/2017
bảo hiểm...).
Thứ hai, để đạt được hiệu quả giám
sát, cũng giống với Thụy Điển, pháp luật
Phần Lan trao cho Thanh tra Quốc hội
quyền được tiếp nhận và giải quyết các đơn
thư khiếu nại về hoạt động các cơ quan công
quyền từ trung ương đến địa phương. Theo
quy định của Điều 2 Đạo luật về Thanh tra
Quốc hội, bất kỳ cá nhân nào cũng đều có
thể nộp đơn khiếu nại tới Thanh tra Quốc
hội để phản ánh về hành vi vi phạm pháp
luật của cơ quan công quyền hay một quan
chức nào đó, có thể là khiếu nại cho chính
bản thân mình nhưng cũng có thể thực hiện
khiếu nại thay cho người khác hoặc cùng với
những người khác (khiếu nại tập thể). Người
gửi đơn khiếu nại không nhất thiết phải là
công dân Phần Lan.
Thứ ba, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn
nêu trên, Thanh tra Quốc hội Phần Lan còn
nhiệm vụ giám sát việc đảm bảo thực hiện
các quyền cơ bản của con người. Điều này
đã được chính thức ghi nhận kể từ khi Phần
Lan sửa đổi Hiến pháp vào năm 1995. Cũng
giống như Thụy Điển, Thanh tra Quốc hội
Phần Lan cũng đảm nhận vai trò của cơ quan
bảo vệ quốc gia theo quy định của Công ước
về Chống tra tấn của Liên hiệp quốc. Nếu
như tại Thụy Điển, cơ quan này là một đơn
vị đặc biệt (đơn vị OPCAT) trực thuộc cơ
cấu tổ chức của Thanh tra Quốc hội, thì ở
Phần Lan, Thanh tra Quốc hội trực tiếp đảm
nhận nhiệm vụ này. Để thực hiện nhiệm vụ,
Thanh tra Quốc hội thường xuyên tổ chức
các chuyến viếng thăm, kiểm tra tại những
nơi có các đối tượng bị tước đoạt quyền tự
do về thân thể nhằm đảm bảo cho các đối
tượng này không bị đối mặt với các hình
11 Xem thêm tại
phạt dã man, tra tấn, bức cung, nhục hình
hay các biện pháp trừng phạt phi nhân đạo
khác. Thanh tra Quốc hội có quyền truy cập
vào tất cả hồ sơ, hệ thống thông tin dữ liệu
của nơi giam giữ, kể cả những dữ liệu bí mật
về các cuộc thẩm vấn phạm nhân; có quyền
yêu cầu sự hỗ trợ tới từ phía các chuyên gia,
bác sĩ, các nhà chuyên môn đặc thù để hỗ trợ
cho công tác điều tra... Cùng với đó, từ kết
quả giám sát của mình, Thanh tra Quốc hội
cũng có quyền đưa ra những kiến nghị nhằm
cải thiện tình hình11.
Về tổ chức
Tổ chức của Thanh tra Quốc hội Phần
Lan khá tương đồng với mô hình của Thụy
Điển. Các Thanh tra và Phó Thanh tra đều
phải do Quốc hội lựa chọn với nhiệm kỳ
bốn năm và có thể được tái bổ nhiệm khi
kết thúc nhiệm kỳ. Trong trường hợp có
căn cứ rõ ràng cho rằng, các Thanh tra đã
thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật,
vượt quá thẩm quyền giám sát, lợi dụng
chức vụ quyền hạn để trục lợi, Quốc hội có
quyền điều tra, khởi tố và bãi miễn Thanh
tra Quốc hội trước thời hạn trong nhiệm kỳ
đương nhiệm.
Thực tiễn hoạt động
Giống với mô hình của Thụy Điển,
Thanh tra Quốc hội của Phần Lan hàng năm
cũng giải quyết một lượng công việc rất lớn.
Năm 2016, số lượng khiếu nại gửi tới Thanh
tra là 4.919 vụ việc. Ngoài khiếu nại, Thanh
tra Quốc hội đã nhận được khoảng 300 yêu
cầu các loại và các thông tin khác từ công
chúng. Đây không phải là những khiếu nại
và chúng đã được các chuyên gia pháp lý
chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ tư vấn
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
62 Số 16(344) T8/2017
cho thành viên của công chúng12. Như vậy
chứng tỏ người dân đã khá tin tưởng vào cơ
chế bảo vệ quyền con người của Thanh tra
Quốc hội, đồng thời thấy được tính hiệu quả
của mô hình này trên thực tế.
Trong lĩnh vực lập pháp, Thanh tra
Quốc hội Phần Lan cũng đóng góp không
nhỏ. Theo số liệu năm 2014, trong hoạt động
của các cơ quan của Quốc hội Phần Lan, có
tới 29 phiên điều trần được các ủy ban của
Quốc hội tiến hành có sự tham gia của các
Thanh tra. Trong đó, Ủy ban Hiến pháp thực
hiện 6 phiên, Ủy ban Pháp chế thực hiện 8
phiên, Ủy ban Hành chính 5 phiên, Ủy ban
Y tế - Xã hội 4 phiên, Ủy ban Tài chính 1
phiên13. Thanh tra Quốc hội có quyền đề
xuất các ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung hoặc
ban hành mới pháp luật, trong đó tập trung
vào các mảng thuộc phạm vi giám sát của
mình, đặc biệt là các vấn đề trong hoạt động
của bộ máy nhà nước và lĩnh vực quyền con
người...
2. Một số giá trị Việt Nam có thể tham
khảo
Có thể nói, kiểm soát quyền lực nhà
nước và bảo vệ nhân quyền là những vấn
đề cốt lõi của một nhà nước dân chủ. Đối
với Việt Nam - với khẳng định là Nhà nước
pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân thì đảm bảo kiểm soát quyền lực
và nâng cao, thúc đẩy quyền con người là
mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà
nước ta. Nghiên cứu về mô hình Thanh tra
Quốc hội của Thụy Điển và Phần Lan trên
đây có thể rút ra một số gợi mở mà Việt Nam
có thể tham khảo sau đây:
12 Xem thêm tại truy cập
25/5/2017
13 Xem thêm tại truy cập
25/5/2017
Thứ nhất, Thanh tra Quốc hội là thiết
chế kiểm soát quyền lực độc lập, hỗ trợ hiệu
quả cho cơ chế kiểm soát quyền lực truyền
thống
Thanh tra Quốc hội là một trong những
thiết chế kiểm soát quyền lực có chức năng
mang tính chuyên biệt (thanh tra) chứ không
nằm trong các nhánh quyền lực truyền thống
(lập pháp, hành pháp, tư pháp). Trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được
Hiến pháp trao, Thanh tra Quốc hội dựa trên
nguyên tắc độc lập, do đó đảm bảo được tính
khách quan, vốn là một yếu tố quan trọng
để kiểm soát quyền lực một cách hiệu quả.
Do vây, Việt Nam có thể tham khảo mô hình
này nhằm đẩy mạnh cơ chế kiểm soát quyền
lực trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, Thanh tra Quốc hội giúp
người dân phát huy khả năng thực hiện
quyền dân chủ trực tiếp
Thông qua quy định về tổ chức và
hoạt động của Thanh tra Quốc hội Thụy
Điển và Phần Lan có thể thấy, pháp luật đã
tạo ra cơ chế tiếp nhận và giải quyết các
khiếu nại, tố cáo của người dân tương đối
dễ dàng, thuận lợi. Điều này đã giúp người
dân phản ánh được những bức xúc, vướng
mắc của mình đối với những hoạt động của
cơ quan chính quyền nhiều hơn so với việc
người dân gửi khiếu nại, tố cáo trực tiếp
cho các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong
khiếu nại hành chính, đồng thời nếu Thanh
tra Quốc hội đã tiếp nhận và tiến hành điều
tra thì đó là một áp lực lớn cho các cơ quan
chính quyền có liên quan, buộc họ phải đưa
ra câu trả lời kịp thời, thỏa đáng. Như vậy,
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
63Số 16(344) T8/2017
hoạt động của Thanh tra Quốc hội đã như
một “cây cầu nối” giúp người dân lại gần
hơn với chính quyền, góp phần nâng cao
vai trò của người dân trong việc kiểm soát
quyền lực nhà nước. Ở Việt Nam, hoạt động
giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân đã
được ghi nhận, nhưng chúng ta chưa có một
cơ quan riêng, hoạt động một cách chuyên
nghiệp, chuyên tiếp nhận và giải quyết các
khiếu nại, tố cáo của người dân, mà có rất
nhiều cơ quan nhà nước có nhiệm vụ này.
Điều này dẫn đến tình trạng người dân còn
gặp nhiều khó khăn khi xác định cơ quan
có thẩm quyền tiếp nhận khiếu nại, tố cáo
đối với từng loại vụ việc. Ngoài ra, bản thân
các cơ quan nhà nước cũng đang bị quá tải
hoặc chậm trễ trong giải quyết khiếu nại, tố
cáo vì không đủ nhân lực, cơ sở vật chất và
thẩm quyền để thực hiện14. Do vậy, để tăng
cường hình thức dân chủ trực tiếp, Việt Nam
cần lập thiết chế Thanh tra Quốc hội như là
một cơ quan chuyên tiếp nhận giải quyết các
khiếu nại, tố cáo của người dân và tổ chức,
trang bị một đội ngũ cán bộ có năng lực,
được cung cấp cơ sở vật chất cần thiết để
thực hiện hoạt động này.
Thứ ba, việc thành lập Thanh tra Quốc
hội sẽ góp phần nâng cao năng lực giám sát
của Quốc hội đối với hoạt động của các cơ
quan nhà nước, đặc biệt là hệ thống cơ quan
hành chính nhà nước
Thanh tra Quốc hội của Thụy Điển và
Phần Lan đều do Quốc hội thành lập, chịu
trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình
trước Quốc hội, sẵn sàng tiến hành điều tra
các vụ việc cụ thể theo yêu cầu của Quốc
hội. Điều này sẽ giúp Quốc hội nắm bắt kịp
14 Ví dụ: Ban Dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân
nhưng chỉ gửi lại cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết và tiếp nhận báo cáo giải quyết của các cơ quan
đó chứ không có thẩm quyền tiến hành điều tra.
15 Mai Văn Thắng, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học tập 31 số 2/ 2015, tr. 57, 58
thời và xử lý các sai phạm hay hạn chế trên
thực tế của các cơ quan nhà nước nói chung
và hệ thống cơ quan hành chính nói riêng.
Bên cạnh đó, thông qua các phát hiện của
mình, Thanh tra Quốc hội còn kiến nghị
với Quốc hội các vấn đề nhằm hoàn thiện
quy định của pháp luật hay nâng cao chất
lượng hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Do vậy, Thanh tra Quốc hội là một thiết chế
khá phù hợp với nhu cầu nâng cao hiệu quả
hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam
hiện nay.
Thứ tư, Thanh tra Quốc hội là một
thiết chế bảo vệ quyền con người dựa trên
cơ chế giám sát quyền lực công
Thanh tra Quốc hội Thụy Điển và
Phần Lan đều là những thiết chế mang tính
hỗn hợp - vừa là thiết chế kiểm soát quyền
lực đồng thời đóng vai trò như một cơ quan
bảo vệ quyền con người. Hai chức năng này
hỗ trợ cho nhau, hoạt động của Thanh tra
Quốc hội giúp cho bộ máy công quyền hoạt
động tốt hơn, hạn chế những hành vi xâm
phạm đến quyền con người, qua đó bảo vệ
quyền con người hiệu quả hơn. Vì vậy, Việt
Nam có thể tham khảo mô hình này với vai
trò là cơ quan bảo vệ quyền cho người dựa
trên cơ chế giám sát quyền lực công thay vì
tách bạch hai chức năng này cho hai cơ quan
để tránh cồng kềnh bộ máy nhà nước. Mặt
khác, Thanh tra Quốc hội là một thiết chế
nhân quyền có tính quốc tế, “thiết chế này
có quan hệ quốc tế rộng rãi trong lĩnh vực
nhân quyền. Điều này cho phép Thanh tra
Quốc hội phát triển hoạt động của mình ra
ngoài phạm vi quốc gia”15
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
64 Số 16(344) T8/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_hinh_thanh_tra_quoc_hoi_cua_thuy_dien_phan_lan_va_cac_gia.pdf