Kết quả nghiên cứu đã xác định được kênh
âm ngầm vùng biển ngoài khơi miền Trung ở
độ sâu khoảng 1.260 m và tốc độ âm là
1.490 cm/s.
Mô hình tính toán mô phỏng về thủy âm
bằng hệ phương trình Eikonal được sử dụng ở
trên có mã nguồn mở được viết trên ngôn ngữ
lập trình Fortran, chạy được cả trong môi
trường Linux và Windows cho phép mô phỏng
thủy âm trong điều kiện chịu tác động của môi
trường phức tạp như sự gồ ghề của biên mặt
biển và độ sâu biến đổi, là công cụ được nhiều
trung tâm nghiên cứu trên thế giới sử dụng để
khai thác cho các mục đích quân sự và dân sự.
Thông qua các kết quả mô phỏng có thể thấy
đây là công cụ không thể thiếu trong nghiệp vụ
hải dương phục vụ tính toán thủy âm đáp ứng
tốt cho hải quân trong triển khai đội hình tác
chiến có thiết bị ngầm. Sử dụng mô hình này,
các tác giả đã mô phỏng được lan truyền âm
theo các dạng mặt cắt thẳng đứng của vận tốc
âm bằng phương pháp tia âm, với khu vực tác
chiến là vùng biển có độ sâu lớn và địa hình
không biến đổi, ảnh hưởng của mặt đáy.
Khi triển khai chuyển giao ứng dụng công
cụ này cần một máy tính cá nhân cấu hình
mạnh và cơ sở dữ liệu hải dương bảo đảm thì
có thể cài đặt ngay tại máy tính dưới tàu ngầm
và các phương tiện khác có liên quan đến lan
truyền âm trong nước biển để khai thác trực
tiếp phục vụ cho nghiệp vụ. Có thể chuyển kết
quả tính toán mô phỏng qua hệ thống máy tính
để mô phỏng tác chiến cùng với các phần mềm
quân sự chuyên dụng khác.
Kiến nghị lập cơ sở dữ liệu chi tiết về các
thành tố và atlas - bản đồ, mặt cắt thủy âm,
kênh âm, vùng biển quan trọng, các giải pháp
thu thập, giám sát và phương pháp tính toán
phục vụ các hoạt động ngầm dưới biển. Có thể
xem xét nghiên cứu xây dựng hệ thống thông
tin quốc gia về thủy âm cho toàn thể vùng biển
Việt Nam.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô phỏng giả định thông tin thủy âm bằng mô hình tia âm và áp dụng cho sơ đồ tác chiến ngầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
129
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 2; 2015: 129-138
DOI: 10.15625/1859-3097/15/2/6501
MÔ PHỎNG GIẢ ĐỊNH THÔNG TIN THỦY ÂM BẰNG MÔ HÌNH
TIA ÂM VÀ ÁP DỤNG CHO SƠ ĐỒ TÁC CHIẾN NGẦM
Nguyễn Văn Thao1*, Dư Văn Toán2, Nguyễn Ngọc Tiến3
1Phòng Bảo đảm hàng hải-Bộ Tham mưu Hải quân
2Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
3Viện địa chất và Địa vật lý biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
*E-mail: nguyenvanthaohaiquan@gmail.com
Ngày nhận bài: 19-10-2014
TÓM TẮT: Các nghiên cứu cơ bản tại Việt Nam về thủy âm còn rất hạn chế đặc biệt là lĩnh
vực mô phỏng lan truyền âm, trong khi đó trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng rất khả
quan trong các hoạt động ngầm và nghề cá hải dương. Vì thế, hiện nay để có cái hình dung quan
trọng về âm thanh lan truyền trong nước biển như thế nào còn thiếu thông tin. Đối với Việt Nam
nhu cầu đảm bảo an ninh an toàn cho các thiết bị, tàu ngầm, nghề cá và cách bố trí các phương tiện
có dùng thủy âm thế nào theo đội hình để có thể phát và nhận thông tin thủy âm tốt nhất, lại tránh
được sự phát hiện của đối phương. Đã xác định được kênh âm ngầm ngoài khơi miền Trung ở độ
sâu khoảng 1.260 m và tốc độ âm là 1.490 cm/s. Bài báo này trình bày phương pháp nghiên cứu và
mô phỏng mô hình tia âm, cùng các kết quả mô phỏng giúp đảm bảo sự tin cậy truyền âm qua kênh
âm ngầm dưới biển.
Từ khóa: Mô hình hóa, âm học biển, kênh âm, nghề cá, biển Việt Nam.
MỞ ĐẦU
Mô phỏng lan truyền âm trong nước biển là
công việc có ý nghĩa lớn để ứng dụng trong các
hoạt động ngầm trong lòng biển của nhiều lĩnh
vực quân sự và dân sự như thông tin liên lạc đa
chiều của các phương tiện tác chiến ngầm với
nhau và với phương tiện tàu mặt nước, săn
ngầm, quét mìn và phá thủy lôi, phát hiện vụ nổ
hạt nhân từ xa, ghi nhận sóng âm cảnh báo sự
phun trào của núi lửa và động đất, dò cá, đo sâu
và quét địa chấn Các kết quả nghiên cứu
trong nước tuy đã thu thập được nhiều thông tin
quan trọng về một số tính chất đặc trưng âm
trong vùng biển Việt Nam nhưng về kết quả mô
phỏng lan truyền bằng mô hình chưa có gì đáng
kể [1-5]. Từ kết quả sơ đồ mô phỏng, chúng ta
sẽ biết được hình dạng sóng âm lan truyền
trong nước biển như thế nào để làm cơ sở cho
việc đặt các thiết bị thủy âm dưới nước biển
được bảo đảm nhất cho quá trình phát cũng như
thu nhận âm. Trong tác chiến hải quân, việc
hiệp đồng tác chiến của các phương tiện ngầm
khi lặn trong nước với tàu ngầm, tàu mặt nước,
máy bay săn ngầm chủ yếu thông qua
phương tiện thủy âm. Do cấu trúc của trường
vận tốc âm trong môi trường nước biển có
nhiều dạng khác nhau tạo nên nhiều dạng lan
truyền của các tia âm khác nhau. Nếu không
tính toán mô phỏng trước, sẽ không biết được
nên bố trí các lực lượng phương tiện thế nào để
có thể liên lạc được với nhau mà tránh được sự
phát hiện của đối phương. Việc mô phỏng sự
lan thủy âm trong mô phỏng tác chiến cho các
lực lượng hải quân là việc có ý nghĩa rất quan
trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả thành bại của
cuộc chiến. Từ sơ đồ tác chiến bố trí các lực
lượng và phương tiện sử dụng thủy âm trong
thế trận tấn công hay phòng thủ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ
PHỎNG MÔ HÌNH TIA ÂM
Nguyễn Văn Thao, Dư Văn Toán,
130
Hiện nay có 5 phương pháp tính toán để mô
phỏng lan truyền âm trong nước biển. Trong
bài báo này, chúng tôi đã giải số hệ phương
trình Eikonal mô tả sự lan truyền của tia âm
trong nước biển có dạng như sau:
2
2
dr dξ 1 c
=cξ s , =-
ds ds c r
dz d 1 c
=c s , =-
ds ds c z
Ở đây r(s) và z(s) là tọa độ của điểm trên
đường lan truyền âm theo hệ trục tọa độ trụ
(hình 1), s là đường dòng của tia âm. (s) và
(s) là các biến phụ tang của các góc hợp bởi
tia âm và các trục tọa độ. Điều kiện ban đầu
cho các biến:
s s
os
r 0 =r , z 0 =z , 0 ,
sin
0
s
s
s
s
c
c
c
Với rs và zs là vị trí của nguồn phát âm trong
nước, s là góc hợp bởi phương tia âm và
phương ngang tại vị trí nguồn phát, cs là vận
tốc lan truyền âm tại vị trí nguồn phát âm.
Tốc độ âm
Đ
ộ
sâ
u
Khoảng cách theo hướng lan truyền
Vùng tối âm
Hình 1. Minh họa các thông số lan truyền của các tia âm ngầm trong nước biển
Đây là hệ phương trình vi phân bậc 1 gồm
4 ẩn số, có thể sử dụng giải số bằng các phương
pháp Euler, Range-Kutta Phần kết quả mô
phỏng trong bài viết này, nhóm tác giả đã khai
thác chương trình mã nguồn mở viết bằng ngôn
ngữ lập trình Fotran. Chương trình tính toán
này có thể mô phỏng lan truyền âm trong vùng
nước nông với địa hình đáy biến đổi. Trong bài
báo này sẽ sử dụng chương trình để tính toán
và mô phỏng hai vấn đề quan trọng rất có ý
nghĩa với hoạt động ngầm dưới nước gồm: Mô
phỏng giả định hình dạng lan truyền các tia âm
với các dạng mặt cắt vận tốc âm cơ bản; Sơ đồ
bố trí đội hình tác chiến giả định theo phương
mặt cắt lan truyền âm. Các tình huống giả định
đơn giản là tác chiến trong khu vực ngoài khơi
biển sâu (như trong hình 2) có không gian xung
quanh rộng từ 200 km trở lên, độ sâu 5.000 m
nhằm minh họa việc mô phỏng thủy âm trong
tác chiến hải quân theo các số liệu về dạng biến
đổi của mặt cắt vật tốc âm theo độ sâu được
khảo sát theo theo 8 dạng mặt cơ bản [7, 9, 10].
Các tình huống mô phỏng được đưa ra cho mỗi
dạng mặt cắt ở tầng sâu 50 m (tầng có các
phương tiện ngầm hoạt động), tầng sâu trên
2.000 m là tầng giữa, và tầng sát đáy. Qua đó
rs,zs
r
z
s
Mô phỏng giả định thông tin thủy âm
131
để thấy được, ở cùng một nguồn phát âm thanh
nhưng ở mỗi độ sâu khác nhau, có bức tranh về
hình dạng các tia âm khác nhau. Sự biến đổi
theo mặt cắt thẳng đứng của vận tốc âm làm
cho tia âm lan truyền trong đó tạo nên sự hội tụ
hay phân kỳ, từ đó xuất hiện kênh âm hay vùng
tối âm. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc
dùng công cụ thủy âm để phục vụ cho việc lập
kế hoạch tác chiến trong và bố trí, điều động
các lực lượng, phương tiện hỗ trợ.
Hình 2. Minh họa vị trí nguồn phát và phạm vi tác chiến và hướng lan truyền âm.
(Tâm vòng tròn: vị trí phát nguồn âm; Vòng tròn: bán kính vùng tác chiến có nguồn phát âm; Mũi tên phía
bắc: phương hướng tấn công và lan truyền âm)
KẾ QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trong mô phỏng thủy âm, có quy ước các
phương tiện tác chiến được phân ra hai phương
diện quân màu xám và quân màu đỏ gồm
phương tiện ngầm có trang bị máy quét (sonar)
thủy âm thụ động và tích cực, có thể lặn sâu
đến 300 m, khi vận hành động cơ phát ra tiếng
ồn với tần số 50 Hz; trực thăng săn ngầm có
trang bị máy quét thụ động nhằm thu nhận tín
hiệu thủy âm dưới nước với độ sâu thiết bị có
thể xuống sâu tới hơn 100 m, tàu mặt nước có
trang bị máy quét thụ động và tích cực, động cơ
khi vận hành phát ra âm có tần số 50 Hz. Phao
thủy âm được thiết kế giả định là có thể thu tốt
các sóng âm trong nước và có thể đặt sâu
Nguyễn Văn Thao, Dư Văn Toán,
132
xuống đến 300 m. Kết quả mô phỏng giả định
minh họa cho việc lập bản đồ thủy âm để cung
cấp thông tin cho kế hoạch vận động của các
phương tiện ngầm để thực hiện các mục tiêu
thông tin liên lạc bằng thủy âm và săn ngầm.
Sử dụng mô hình tính toán lan truyền âm để
tính toán lan truyền âm cho tình huống tác
chiến ngoài khơi Nam Trung Bộ Việt Nam.
Nguồn số liệu mặt cắt vận tốc âm này được lấy
từ tài liệu [5] có độ tin cây chính xác do các
nhà Khoa học Mỹ tiến hành, đó là chuyến khảo
sát NAGA ngày 2/12/1969 có toạ đô (9044’N,
112026’E). Độ sâu khu vực được lấy là không
đổi 1.600 m và thông tin về số liệu này được
thể hiện ở hình 2. Theo số liệu dạng mặt cắt
này tồn tại một kênh âm, tuy nhiên trục của
kênh âm này lại nằm ở độ sâu khoảng chừng
1.260 m. Phần phía trên trục kênh âm có sự
biến động mạnh tốc độ âm (tốc độ âm giảm
mạnh theo độ sâu). Ở phần phía dưới trục kênh
âm đến đáy, tốc độ âm dưới tầng này lại tăng
dần theo độ sâu.
Hình 3. Sơ đồ vị trí các trạm quan trắc tại 3 điểm ngoài khơi Nam Trung Bộ
và mặt cắt thẳng đứng vận tốc lan truyền âm tương ứng [5]
Sử dụng các công cụ phần mềm tính toán
mô phỏng có thể xây dựng được bản đồ thủy
âm dạng tia cho từng trường hợp lan truyền âm
trong nước biển. Dưới đây là các kết quả mô
phỏng cụ thể đối với 9 tầng sâu 50 m, 100 m,
200 m, 500 m, 790 m, 1.000 m, 1.260 m,
1.300 m, 1.500 m:
Tình huống giả định nguồn âm là tàu
ngầm bên phương diện quân xám phát ra âm có
tần số 50 Hz do động cơ hoặc bầu sonar phát ra
tại vị trí 9044’N, 112026’N ở độ sâu 50 m
(hình 4). Chúng ta thấy, ngay tại phía trước
nguồn phát âm ra tồn tại các khu vực vùng tối
âm (là khu vực không có tia âm nào đi qua), có
chỗ tia âm đi qua với mật độ dầy đặc. Các tia
âm phản xạ liên tục từ mặt tới đáy biển đến vị
trí cách xa nguồn khoảng 17 km đến 100 km
đều có âm đi qua.
Ở vùng tối âm, các phương tiện ngầm nằm
trong khu vực này, sẽ không nhận được tín hiệu
sóng âm truyền qua nên sẽ không phát hiện ra
tàu đối phương đang hoạt động trong khu vực.
Ở vùng có âm đi qua, càng gần nguồn
phát âm, chùm tia âm phát ra càng hội tụ nên
nếu các phương tiện ngầm ở vị trí này có thể
nghe tốt nhất. Càng ra xa nguồn âm, việc thu
tín hiệu sóng âm càng kém vì do mật độ tia âm
đi qua ít hơn và các tia âm trên đường tới bị
phản xạ, hấp thụ tại mặt biển và đáy nên mất
năng lượng.
Trong bản đồ thủy âm này, tàu mặt nước
bên phương diện quân xám nhận tín hiệu âm từ
tàu ngầm là tốt nhất vì các tia âm đến trực tiếp
trong khoảng cách ngắn. Tiếp theo là phao thủy
âm, máy bay săn ngầm tàu mặt nước và tàu
ngầm của phương diện quân đỏ. Do đó theo sơ
Mô phỏng giả định thông tin thủy âm
133
đồ bố trí này của phương diện quân đỏ, phao
thủy âm sẽ thu được tín hiệu âm tốt nhất cho
việc cảnh giới các phương tiện ngầm của đối
phương ở độ sâu 50 mét.
Hình 4. Bản đồ lan truyền âm khi nguồn phát âm nằm ở độ sâu 50 m
Nguồn phát âm được đặt ở độ sâu 100 mét,
ở vị trí này vận tốc âm suy giảm mạnh theo độ
sâu. Sơ đồ mô phỏng lan truyền âm và tác
chiến hai phương hiện quân đỏ và xám cụ thể
được thể hiện như hình 5 ở dưới.
Hình 5. Bản đồ lan truyền âm khi nguồn phát âm nằm ở độ sâu 100 m
Nguyễn Văn Thao, Dư Văn Toán,
134
Nguồn phát âm được đặt ở độ sâu 200 m, ở
vị trí này vận tốc âm suy giảm mạnh theo độ
sâu. Sơ đồ mô phỏng lan truyền âm và tác
chiến hai phương hiện quân đỏ và xám cụ thể
được thể hiện như hình 6 ở dưới:
Hình 6. Bản đồ lan truyền âm khi nguồn âm nằm ở độ sâu 200 m
Có thể thấy khi tàu ngầm phương diện quân
xám càng lặn sâu, thì sự tránh phát hiện của các
phương tiện săn ngầm của phương diện quân
đỏ càng tốt. Để tiến sát vào đối phương ở độ
sâu này, tàu ngầm bên phương diện quân xám
không nên dùng động cơ Diezen (chỉ dùng
động cơ điện) và không phát ra các sóng thông
tin liên lạc.
Hình 7. Bản đồ lan truyền âm khi nguồn âm nằm ở độ sâu 500 m
Mô phỏng giả định thông tin thủy âm
135
Hình 8. Bản đồ lan truyền âm khi nguồn âm nằm ở độ sâu 790 m
Hình 9. Bản đồ lan truyền âm khi nguồn âm nằm ở độ sâu 1.000 m
Nguồn âm được đặt ở các độ sâu 500 m,
790 m, 1.000 m, ở vị trí này vận tốc âm vẫn suy
giảm theo độ sâu. Sơ đồ mô phỏng lan truyền
âm cụ thể được thể hiện như hình 7, 8, 9.
Tại tầng sâu 1.260 m hình 10 kênh âm đã
thể hiện ổn định với tốc độ âm nhỏ nhất và đạt
khoảng 1.490 cm/s. Tại các hình 11, 12 với các
tầng sâu 1.300 m và 1.500 m cho thấy tốc độ
âm có giá trị tăng dần, và phương ngang đã
không còn duy trì sự ổn định của tốc độ âm.
Từ các kết quả mô phỏng trên cho thấy, việc
tính toán xây dựng bản đồ thủy âm bằng công cụ
phần mềm phản ánh khá đúng với các hiệu ứng
lý thuyết như khúc xạ sóng âm, phản xạ sóng
âm, sự hội tụ và phân kỳ của tia âm, kênh âm
ngầm có được bức tranh về quy luật mô
Nguyễn Văn Thao, Dư Văn Toán,
136
phỏng và phân tích số liệu thực tế. Để có những
kết quả cụ thể và ứng dung trong thực tế, cần có
cơ sở dữ liệu hải dương chi tiết cho một khu vực
hay toàn thể vùng biển Việt Nam. Nếu được đầu
tư nghiên cứu khai thác các tính năng và có số
liệu hải dương thì mô hình có thể ứng dụng để
tính toán lan truyền âm trong thực tế với các
thông số mặt cắt đáy biến đổi theo phương lan
truyền. Kết quả tính toán sẽ giúp cho các
phương tiện ngầm có dùng thủy âm chủ động
lựa chọn phương thức di chuyển và hoạt động
của mình nhằm tránh sự phát hiện của đối
phương và bảo đảm thong tin liên lạc đa chiều
được với nhau trong tác chiến hợp thành.
Hình 10. Bản đồ lan truyền âm khi nguồn âm nằm ở độ sâu 1.260 m
Hình 11. Bản đồ lan truyền âm khi nguồn âm nằm ở độ sâu 1.300 m
Mô phỏng giả định thông tin thủy âm
137
Hình 12. Bản đồ lan truyền âm khi nguồn âm nằm ở độ sâu 1.500 m
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu đã xác định được kênh
âm ngầm vùng biển ngoài khơi miền Trung ở
độ sâu khoảng 1.260 m và tốc độ âm là
1.490 cm/s.
Mô hình tính toán mô phỏng về thủy âm
bằng hệ phương trình Eikonal được sử dụng ở
trên có mã nguồn mở được viết trên ngôn ngữ
lập trình Fortran, chạy được cả trong môi
trường Linux và Windows cho phép mô phỏng
thủy âm trong điều kiện chịu tác động của môi
trường phức tạp như sự gồ ghề của biên mặt
biển và độ sâu biến đổi, là công cụ được nhiều
trung tâm nghiên cứu trên thế giới sử dụng để
khai thác cho các mục đích quân sự và dân sự.
Thông qua các kết quả mô phỏng có thể thấy
đây là công cụ không thể thiếu trong nghiệp vụ
hải dương phục vụ tính toán thủy âm đáp ứng
tốt cho hải quân trong triển khai đội hình tác
chiến có thiết bị ngầm. Sử dụng mô hình này,
các tác giả đã mô phỏng được lan truyền âm
theo các dạng mặt cắt thẳng đứng của vận tốc
âm bằng phương pháp tia âm, với khu vực tác
chiến là vùng biển có độ sâu lớn và địa hình
không biến đổi, ảnh hưởng của mặt đáy.
Khi triển khai chuyển giao ứng dụng công
cụ này cần một máy tính cá nhân cấu hình
mạnh và cơ sở dữ liệu hải dương bảo đảm thì
có thể cài đặt ngay tại máy tính dưới tàu ngầm
và các phương tiện khác có liên quan đến lan
truyền âm trong nước biển để khai thác trực
tiếp phục vụ cho nghiệp vụ. Có thể chuyển kết
quả tính toán mô phỏng qua hệ thống máy tính
để mô phỏng tác chiến cùng với các phần mềm
quân sự chuyên dụng khác.
Kiến nghị lập cơ sở dữ liệu chi tiết về các
thành tố và atlas - bản đồ, mặt cắt thủy âm,
kênh âm, vùng biển quan trọng, các giải pháp
thu thập, giám sát và phương pháp tính toán
phục vụ các hoạt động ngầm dưới biển. Có thể
xem xét nghiên cứu xây dựng hệ thống thông
tin quốc gia về thủy âm cho toàn thể vùng biển
Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bạch Nhật Hồng, 2006. Nghiên cứu thiết
kế, chế tạo thiết bị liên lạc thủy âm. Đề tài
KC.01.24. Bộ KHCN.
2. Bùi Văn Cao, 2012. Nghiên cứu ảnh hưởng
của các yếu tố môi trường biển đến cự ly
hoạt động của các thiết bị thủy âm. Tạp chí
khoa học Công nghệ Hàng hải số 32.
3. Phạm Hồng Thuận, 2005. Nghiên cứu các
đặc trưng của trường sóng âm và trường
sóng nội vùng biển Việt Nam. Báo cáo
Nguyễn Văn Thao, Dư Văn Toán,
138
Tổng kết đề tài KHCN cấp Nhà nước. Bộ
KHCN.
4. Phạm Văn Huấn, Phạm Hoàng Lâm, 2005.
Một số kết quả khảo sát trường tốc độ âm
Biển Đông. Tạp chí khoa học Đại học Quốc
gia Hà Nội, KHTN&CN, 21(3PT).
5. Phạm Văn Thục, 2006. Những đặc điểm
của trường vận tốc và kênh dẫn sóng âm tại
vùng biển sâu thuộc biển Đông Việt Nam.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 6(4):
26-36.
6. Payne, C. M. (Ed.), 2006. Principles of naval
weapon systems. Naval Institute Press.
7. Medwin, H., and Clay, C. S., 1997.
Fundamentals of acoustical oceanography.
Academic Press.
8. Ainslie, M. A., 2010. Principles of sonar
performance modelling. Springer. Pp. 800.
9. Etter, P. C., 2009. Review of ocean-
acoustic models. In OCEANS 2009,
MTS/IEEE Biloxi-Marine Technology for
Our Future: Global and Local Challenges
(pp. 1-6). IEEE.
10. Brekhovskikh, L. M., and Lysanov, I. P.,
2003. Fundamentals of ocean acoustics.
Springer Science and Business Media.
MARINE ACOUSTIC SIMULATION MODEL AND ITS APPLICATION
TO UNDERWATER ACTIVITIES IN THE VIETNAM’S SEA
Nguyen Van Thao1, Du Van Toan2, Nguyen Ngoc Tien3
1Vietnamese Navy General Staff
2Vietnam Administration of Seas and Islands
3Institute of Marine Geology and Geophysics-VAST
ABSTRACT: The basic researches on hydroacoustics in Vietnam are very limited, especially in
the field of sound propagation simulation, while the world has many researches and positive
application in underwater activities and marine fishery. Consequently, there is now a shortage of
information to visualize the importance of sound propagation in the sea. In Vietnam, these is a
growing need to secure the safety of the equipment, submarine, fishery and systematically arrange
the hydroacoustic means in orher to provide and obtain the best hydroacoustic information, as well
as to avoid detection of the enemy. The underwater acoustic channel has been indentified off
Central Vietnam at 1260 m depth and acoustic speed is 1490 cm/s. This report presents research
methods and acoustic simulation models, together with the simulation results that ensure the
reliability sound through the underwater acoustic channel.
Keywords: Simulation model, marine acoustics, acoustic channels, fishing, Vietnam sea.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6501_23970_1_pb_3265_2079680.pdf