This paper presents some results of the study on circulation regime of the South
Vietnam waters-Gulf of Thailand during northeast monsoon (dry season) and southwest monsoon
(rainy season) by ROMS model. Parameters of meteorological, tide, radiation, evaporation were
taken from the global ocean data (resolution of ¼ degrees). The study results showed that during
northeast monsoon, it’s appeared the currents along the coast of South Vietnam waters from
northeast to southwest. They pour into the Gulf of Thailand with high frequencies, and push the
coastal flows into the middle areas of Gulf. By this aspect, the flow field in the Gulf of Thailand
forms a closed cycle in the upper area from latitude 90N at many moments. During the southwest
monsoon, this phenomenon is also appears, but lower frequency, and the direction of flow from
southwest to northeast.
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô phỏng hệ dòng chảy vùng biển Nam Bộ - Vịnh Thái Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 1; 2014: 10-17
ISSN: 1859-3097
MÔ PHỎNG HỆ DÒNG CHẢY VÙNG BIỂN NAM BỘ -
VỊNH THÁI LAN
Phạm Xuân Dương
Viện Hải dương học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
E-mail: duongpx63@yahoo.com
Ngày nhận bài: 15-8-2013
TÓM TẮT: Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu chế độ dòng chảy ở vùng biển Nam Bộ
- vịnh Thái Lan vào mùa gió Đông Bắc (mùa khô) và mùa gió Tây Nam (mùa mưa) bằng mô hình
ROMS. Các thông số khí tượng, thủy triều, bức xạ, bốc hơi được lấy từ bộ số liệu biển toàn cầu có
độ phân giải ¼ độ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, vào mùa gió Đông Bắc, vùng biển Nam Bộ
xuất hiện dòng chảy dọc bờ (hướng Đông Bắc xuống Tây Nam) có tần suất cao chảy vào vịnh Thái
Lan. Do đặc điểm này mà trường dòng chảy trong vịnh Thái Lan tại nhiều thời điểm hình thành
hoàn lưu khép kín ở vùng từ vĩ độ 90 trở lên. Vào mùa gió Tây Nam, hiện tượng này cũng xuất hiện
nhưng với tần xuất thấp với hướng ngược lại.
Từ khóa: Hệ dòng chảy, mùa gió Đông bắc, mùa gió Tây nam, hoàn lưu khép kín.
MỞ ĐẦU
Vùng biển nghiên cứu kéo dài từ Bình
Thuận (Việt Nam) đến cực Nam Thái Lan
(hình 1) là khu vực có địa hình đáy biển khá
phức tạp, chia cắt mạnh, mật độ chia cắt dày và
độ sâu biển biến đổi từ vài mét đến hàng trăm
mét, hình dạng đường bờ biển phức tạp với rất
nhiều đảo lớn nhỏ nằm rải rác ở cả phần trung
tâm lẫn gần bờ. Đặc điểm này ảnh hưởng tới
chế độ hoàn lưu nước nói chung và chế độ dao
động mực nước, thủy triều nói riêng [2].
Việc nghiên cứu trường dòng chảy trong
vùng biển vùng biển Nam Bộ - vịnh Thái Lan
có tầm quan trọng to lớn đến việc nghiên cứu
một số lĩnh vực khác như nước trồi, nghề cá,
lan truyền chất ô nhiễm, xâm nhập mặn, thoát
lũ ra vịnh Thái Lan ... Sự tương tác động lực và
môi trường giữa Biển Đông và hệ thống sông
Cửu Long cũng đóng vào sự hình thành chế độ
thuỷ lực ở khu vực này.
Trong những năm trước đây, một số tác giả
trong nước cũng đã tính toán dòng chảy ở khu
vực này và trên toàn Biển Đông theo mô hình
3D và đã xây dựng cấu trúc dòng chảy và sự
biến thiên trường nhiệt - muối theo mùa [1].
Nhưng các nghiên cứu này vẫn chưa nói về sự
tồn tại và đặc điểm cụ thể của hoàn lưu ở khu
vực này như thế nào, đặc biệt ít quan tâm tới sự
biến đổi giống và khác theo mùa và các thông
tin về hoàn lưu ở các tầng sâu vẫn còn gây
nhiều tranh cãi.
Hiện nay ROMS không chỉ có một phiên
bản duy nhất, nó được phát triển trong theo chế
độ mở của các tổ chức với một loạt các phiên
bản khác nhau. Thông tin trên ROMS là có sẵn
tại trang web chính thức cho các nhà phát triển
hay người dùng ROMS tại (
gers.edu/po/index.php?model=roms&page).
Mô hình ROMS sử dụng hệ tọa độ Sigma
có ưu điểm là mô phỏng ảnh hưởng của địa
hình tới dòng chảy trung thực hơn các mô hình
sai phân thông thường. Nhược điểm của nó là
xuất hiện sai số số học trong quá trình tính
gradient áp suất tại các vị trí có độ dốc lớn mà
không thể loại bỏ được hoàn toàn. Nhờ phương
Mô phỏng hệ dòng chảy vùng biển Nam Bộ
11
pháp tái tạo parabolic do Shchepetkin và
McWiliams đề xuất [8, 9], được sử dụng trong
ROMS đã cho phép giảm sai số tới mức có thể
chấp nhận được.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hệ phương trình cơ bản của ROMS viết
trong tọa độ Đề Các (x, y, z, t) có dạng cơ bản
từ (1) đến (7):
Phương trình liên tục
0u v wx y z
(1)
Các phương trình động lượng Reynolds:
.u uv u w fv F Du ut z x
(2)
.v vv v w fu F Dv vt z y
(3)
Phương trình động lượng theo phương
thẳng đứng:
0
g
z
(4)
Phương trình trạng thái , ,S T P và
giả thiết thủy tĩnh: P gz
(5)
Các phương trình khuyếch tán nhiệt muối:
.T v T F DT Tt
(6)
.S v S F DS St
(7)
Trong đó: u, v, w các thành phần vận tốc
theo trục x, y, z trong hệ toạ đô Đề Các; f :
tham số Coriolis; T: nhiệt độ, S: độ muối,
1
0
P
x x
và 1
0
P
y y
; uD Ku Mz z và
vD Kv Mz z là các thành phần nhớt và
khuếch tán rối theo phương thẳng đứng.
Hệ phương trình cơ bản của ROMS viết
trong tọa độ Sigma, tọa độ cong trực giao và
các kí hiệu tham khảo trong tài liệu tiếng Việt
[1] và tiếng Anh.
ROMS sử dụng lưới cong trực giao [7], do
vậy miền tính có thể là miền cong bất kỳ và hệ
toạ độ tương thích với địa hình theo phương
thẳng đứng là hệ tọa độ Sigma ( hoặc s,
xem trong [4]). Vùng nghiên cứu là vùng biển
Nam Bộ (Việt Nam) và toàn bộ vịnh Thái Lan
(hình 1).
Hình 1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu
Đường bờ được lấy từ số liệu đường bờ của
NOAA có trên trang web
Địa hình vùng nghiên cứu được lấy từ số
liệu phân tích ETOPO2 (NGDC, 1988) và có
hiệu chỉnh thêm với các số liệu đo độ sâu thực
tế ở vùng nghiên cứu.
Vùng nghiên cứu được phủ kín bởi một
mạng lưới 90 × 100 điểm (hình 2) theo phương
nằm ngang và 5 lớp sigma theo phương thẳng
đứng với 8 24,5Δx km , 2 16Δy km ,
1 400mΔz ÷ và bước thời gian 30Δt = s là
phù hợp với mô hình.
Thông lượng, nhiệt, bay hơi, mưa, gió, sức
căng bề mặt biển theo mùa được lấy từ COAD
[5]. Gió ven biển là rất khác nhau, rất khó để
đo lường từ xa, sử dụng số liệu gió thông qua
mô hình khí quyển (COAMPS) và từ truyền
hình vệ tinh scatterometers (QuikSCAT) [3].
Các điều kiện biên mở phía Bắc, phía Đông và
phía Nam mở là sự kết hợp giữa các thành
phần bình lưu phản xạ bên ngoài [6], các điều
kiện này được tính bằng cách sử dụng các dữ
liệu khí tượng.
Phạm Xuân Dương
12
Hình 2. Mạng lưới cho vùng tính
Đối với thủy triều chúng tôi sử dụng dữ
liệu từ TOPEX / Poseidon toàn cầu phiên bản 7.1
(TPXO7.1), nó là một mô hình thủy triều đại
dương toàn cầu, phù hợp tốt nhất khi thực hiện
trong một miền hình vuông.
Biên lỏng hướng sông được xác định qua
lưu lượng và mặt cắt ướt của các cửa sông Mê
Kông và sông Chao Phraya (Thái Lan). Trong
mô hình chúng tôi sử dụng lưu lượng nước
trung bình tháng của một số trạm thuỷ văn trên
sông Mê Kông (
www.tiengiang.gov.vn) và sông Chao Phraya
(lấy từ
db/shiklomanov/part%274/ASIA/Thailand/2TH
%60Chao%20Phraya%20at%20NakhonSawan
.htm). Số liệu về lưu lượng bình quân tháng tại
các trạm thuỷ văn như trong bảng 1.
Bảng 1. Bảng lưu lượng (m3/s) trung bình tháng của sông Mê Kông và sông Chao Phraya.
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Sông Tiền 3.700 2.650 1.910 1.380 2.400 5.380 9.880 11.400 16.400 21.200 5.800 9.430
Sông Hậu 870 690 520 410 600 1.660 3.040 3.050 4300 5.210 1.470 2.650
Trị An 800 650 500 350 350 500 800 850 900 990 900 850
Dầu Tiếng 100 70 50 30 30 40 50 80 90 120 90 80
Vàm Cỏ
Đông 180 100 50 30 30 50 100 180 250 300 400 200
Vàm Cỏ
Tây 150 70 50 40 30 50 90 150 250 300 200 180
Chao
Phraya 279 309 362 386 421 531 624 936 1.569 1.913 1.129 512
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hoàn lưu dòng chảy trong vùng
biển Nam Bộ - vịnh Thái Lan bằng mô hình
ROMS, mô phỏng trường dòng chảy trong thời
gian dài theo mùa, mùa mưa (mùa gió Tây
Nam) và mùa khô (mùa gió Đông Bắc), dữ liệu
được xuất ra liên tục cho từng giờ (từ 0 giờ
ngày 1/1/2009 - 31/12/2010). Các kết quả tính
toán được thể hiện qua bản đồ phân bố trường
vector dòng chảy cho phép nhận định các kết
quả tính toán có các đặc điểm như sau:
Ảnh hưởng của ngoại lực lên trường dòng
chảy
Tại tầng mặt: trường dòng chảy thể hiện rõ
được các vùng bị ảnh hưởng mạnh bởi các lực
tác dụng. Như vùng chịu ảnh hưởng mạnh của
nước sông Mê Kông đổ ra (vùng gần cửa sông),
vùng nước chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi
trường gió (ngoài khơi Biển Đông), vùng chịu
tác động mạnh mẽ bởi sự lên xuống của thủy
triều như ở cửa, trong vịnh Thái Lan và vùng bị
ảnh hưởng của đường bờ tới hoàn lưu dòng
chảy tại đây (hình 3-5).
97.5 1090 0
5.5
13.5
0
0
Vie
ät N
am
Thaùi Lan
Th
aùi
L
an
Ca
mp
uch
ia
Vi
eä t
N
am
Kí hieäu vector
< 5 cm/s
> 5 và <= 15 cm/s
>15 và <=30cm/s
>30 và <=50cm/s
>50 và <=70cm/s
>70 cm/s
Hình 3. Phân bố trường dòng chảy tầng mặt
vào một thời điểm của tháng 1/2009
Mô phỏng hệ dòng chảy vùng biển Nam Bộ
13
Hình 4. Phân bố độ muối và trường gió (trái) và phân bố biên độ sóng thành phần M2 (phải)
vào tháng 7/2009
97.5 1090 0
5.5
13.5
0
0
Vie
ät N
am
Thaùi Lan
Th
aùi
L
an
Ca
mp
uch
ia
V
ie
ä t N
am
Kí hieäu vector
< 5 cm/s
> 5 và <= 15 cm/s
>15 và <=30cm/s
>30 và <=50cm/s
>50 và <=70cm/s
>70 cm/s
Hình 5. Phân bố trường dòng chảy tầng mặt
vào một thời điểm của tháng 7-2009
97.5 1090 0
5.5
13.5
0
0
Vie
ät N
am
Thaùi Lan
Th
aùi
L
an
Ca
mp
uch
ia
V
ie
ä t N
am
Kí hieäu vector
< 5 cm/s
> 5 và <= 15 cm/s
>15 và <=30cm/s
>30 và <=50cm/s
>50 và <=70cm/s
>70 cm/s
Hình 6. Phân bố trường dòng chảy tầng giữa
vào một thời điểm của tháng 1/2009
Ở tầng giữa (hình 6, 7) và tầng đáy (hình 8,
9), phân bố trường dòng chảy cho thấy hoàn
lưu ở các tầng chịu tác động của các lực ngoài
ít hơn nhất là tầng đáy tác động của trường gió
tỏ ra mờ nhạt chỉ còn chịu ảnh hưởng mạnh của
nước sông, thủy triều và ma sát đáy. Đặc điểm
chung của hình thái dòng chảy ở tất cả các lớp
là trường dòng chảy phân ra thành các khu vực
có hướng và tốc độ khác. Tuy nhiên hướng ở
các vùng khác nhau trong mỗi tầng đều có xu
thế khác nhau. Ở vịnh Thái Lan, tại nhiều thời
điểm trường vector dòng chảy có xu thế chung
tại các lớp, trường dòng có hướng từ ngoài khơi
vào bờ, tuy nhiên trường dòng chảy giữa lớp
trên và lớp dưới có sự lệch nhau về hướng. Nét
nổi bật của trường dòng chảy ở vùng biển Nam
Bộ (Bình Thuận - Cà Mau) là xuất hiện dòng
chảy Bắc - Nam mạnh vào mùa khô và dòng
chảy ngược lại nhưng yếu hơn và thời gian xuất
hiện ít hơn vào mùa mưa.
97.5 1090 0
5.5
13.5
0
0
Vie
ät N
am
Thaùi Lan
Th
aùi
L
an
Ca
mp
uch
ia
V
ie
ä t N
am
Kí hieäu vector
< 5 cm/s
> 5 và <= 15 cm/s
>15 và <=30cm/s
>30 và <=50cm/s
>50 và <=70cm/s
>70 cm/s
Hình 7. Phân bố trường dòng chảy tầng giữa
vào một thời điểm của tháng 7/2009
97.5 1090 0
5.5
13.5
0
0
Vie
ät N
am
Thaùi Lan
Th
aùi
L
an
Ca
mp
uch
ia
V
ie
ä t N
am
Kí hieäu vector
< 5 cm/s
> 5 và <= 15 cm/s
>15 và <=30cm/s
>30 và <=50cm/s
>50 và <=70cm/s
>70 cm/s
Hình 8. Phân bố trường dòng chảy tầng đáy
vào một thời điểm của tháng 1/2009
Phạm Xuân Dương
14
97.5 1090 0
5.5
13.5
0
0
Vie
ät N
am
Thaùi Lan
Th
aùi
L
an
Ca
mp
uch
ia
V
ie
ä t N
am
Kí hieäu vector
< 5 cm/s
> 5 và <= 15 cm/s
>15 và <=30cm/s
>30 và <=50cm/s
>50 và <=70cm/s
>70 cm/s
Hình 9. Phân bố trường dòng chảy tầng đáy
vào một thời điểm của tháng 7/2009
Sự hình thành và phát triển vùng xoáy trong
vịnh Thái Lan:
Vùng nước trong vịnh Thái Lan có tọa độ
khoảng 1010 - 1040E, 8,50 - 100N (hình 10)
thường hay xuất hiện khu vực nước xoáy được
hình thành và phát triển bởi chế độ thủy động
lực phức tạp và địa hình đường bờ vịnh tạo
nên. Quá trình hình thành khu vực nước xoáy
này có thể được lý giải như sau:
Do bởi địa hình bờ vịnh Thái Lan có mũi
Cà Mau (Việt Nam) tạo cho đường bờ phía Bắc
vịnh có hình dạng cong lõm về phía bắc. Dòng
nước chảy ven theo mũi Cà Mau chảy vào vịnh
gây áp lực đẩy dòng nước chảy ven bờ phía
Bắc lệch hướng chảy ra giữa vịnh. Dòng nước
này cũng có tác động lại với dòng nước từ mũi
Cà Mau vào làm cả hai dòng nước này phần
lớn nước chảy ra giữa vịnh, phần nhỏ hơn chảy
vào bờ. Dòng nước chảy ra giữa vịnh lại chịu
tác động của dòng chảy ven bờ phía Nam vịnh
tác động làm cho dòng này một phần lệch
hướng dần có xu hướng chảy lên đỉnh vịnh.
Hình dạng phần trên của vịnh Thái Lan gần
như là nửa hình tròn do vậy nước bị hút nước
mạnh hình thành dòng chảy vào vịnh men theo
đường bờ cong tròn của vịnh Thái Lan có dạng
một luồng dòng chảy cong từ Tây sang đông.
Chu trình này tiếp tục cho đến khi dòng nước
ven bờ từ mũi Cà Mau mạnh chiếm ưu thế
tuyệt đối hoặc yếu thế bị dòng ven bờ phía Bắc
lấn át.
Hình 10. Sơ đồ hình thành vùng xoáy trong vịnh Thái Lan
97.5 1090 0
5.5
13.5
0
0
Vie
ät N
am
Thaùi Lan
Th
aùi
L
an
Ca
mp
uch
ia
V
ie
ä t N
am
Kí hieäu vector
< 5 cm/s
> 5 và <= 15 cm/s
>15 và <=30cm/s
>30 và <=50cm/s
>50 và <=70cm/s
>70 cm/s
Mô phỏng hệ dòng chảy vùng biển Nam Bộ
15
Các đặc điểm giống nhau và khác nhau của
trường dòng chảy trong mùa mưa và mùa
khô
Giống nhau
Trường dòng chảy ở nhiều thời điểm khác
nhau tạo nên bởi các trường gió Đông Bắc (mùa
khô) và trường gió Tây Nam (mùa mưa) có thể
tạo ra khu vực xoáy trong vịnh Thái Lan.
Hầu hết các trường véc tơ dòng chảy vào
nhiều thời điểm của tất cả các trường gió đều
thấy có dòng ven bờ trong vùng nghiên cứu,
tuy nhiên tốc độ dòng mạnh yếu khác nhau tùy
theo mùa.
Trường các vector dòng chảy của vùng
nghiên cứu luôn phân chia thành các khu vực
rõ rệt có hướng dòng rất khác nhau và tốc độ
cũng khác biệt nhau.
Khác nhau
Nhìn chung, trong mùa khác nhau trường
dòng chảy của vùng nghiên cứu mang tính đặc
trưng riêng cho từng mùa:
Tốc độ dòng chảy vào mùa mưa tại vùng
cửa sông Mê Kông có tốc độ dòng lớn hơn rất
nhiều (cực đại khoảng 300 cm/s) so với tốc độ
dòng chảy tại đó vào mùa khô (tốc độ cực đại
khoảng 100 cm/s).
Vào mùa mưa, khu vực xoáy trong vịnh
Thái Lan thường xuất hiện nhiều hơn và mạnh
hơn vào mùa khô.
Vị trí dòng chảy ven bờ (Bắc - Nam) trong
mùa mưa xa bờ hơn dòng chảy ven bờ (Nam
lên Bắc) vào mùa khô.
Kiểm chứng
Với dao động mực nước biển
Hình 11. So sánh dao động mực nước giữa đo
đạc (dưới) và tính toán (trên)
Kiểm chứng mô hình với số liệu đo đạc
thực tế trong vùng. Số liệu để kiểm chứng lại
mô hình chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu
dao động mực nước tại vùng Vũng Tàu (Việt
Nam), các kết quả so sánh cho thấy mô hình
cho kết quả dao động mực nước không quá
khác biệt với thực đo (hình 11).
Với số liệu đo đạc dài ngày về dòng chảy
Theo số liệu đo đạc về dòng chảy mới đây
của Viện Hải dương học được thực hiện ở vùng
cửa sông Mê Kông vào tháng tháng 8/2009 (từ
24 - 29/8/2009) và số liệu tính toán lấy ra tại
tầng giữa của điểm tương ứng với trạm thực đo
liên tục 7 ngày đêm, kết quảgiữa đo đạc và tính
toán không quá khác biệt (hình 12).
Hình 12. So sánh tần suất xuất hiện dòng chảy
giữa đo đạc (trái) và tính toán (phải)
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Vào mùa gió Đông Bắc, vùng biển Nam Bộ
xuất hiện dòng chảy dọc bờ (hướng Đông Bắc
xuống Tây Nam) đổ nước vào vịnh Thái Lan
đẩy dòng chảy ven bờ ở đây ra giữa vịnh và tạo
thành khu vực xoáy ở vùng từ vĩ độ 90 trở lên.
Ở mùa gió Tây Nam, hiện tượng này cũng xuất
hiện nhưng với tần xuất thấp và ngược hướng
dòng chảy trong mùa gió Đông Bắc.
Các kết quả tính toán cho vùng biển Nam
Bộ - vịnh Thái Lan nhìn chung là hợp lý về mặt
định tính và đã góp phần phản ánh được phần
nào bức tranh chung về hệ dòng chảy ở vùng
biển này.
Số liệu đo đạc ở vùng nghiên cứu chưa có
nhiều và không đồng bộ cho nên việc sử dụng
số liệu này làm đầu vào hết sức hạn chế và
dùng số liệu đo để hiệu chỉnh và kiểm định mô
hình cũng rất khó khăn, cho nên các kết quả
còn chưa thật phù hợp với diễn biến thực tế. Vì
-300
-200
-100
0
100
200
300
400
500
0 200 400 600 800
Tính toán
Đo đạc
Phạm Xuân Dương
16
vậy, nghiên cứu sâu hơn nữa chế độ động lực
trong vùng nghiên cứu cần có số liệu đo đạc chi
tiết, đầy đủ đủ hơn để cho mô hình sử dụng cho
kết quả tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Xuân Dương, 2012. “Nghiên cứu
hoàn lưu vùng vịnh Bình Cang - Nha Trang
bằng mô hình số trị”. Luận án tiến sĩ địa lý,
Viện khoa học Khí tượng, Thủy văn và
Môi trường, Hà Nội.
2. Phạm Văn Huấn, 1996. “Về cơ chế hình
thành những hiện tượng thủy triều phức tạp
và độc đáo ở biển Đông”. Tạp chí Khoa
học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập XII,
số 1. Tr. 33-39.
3. Chao Y., Z., Li, J. C. Kindle, J. D. Paduan,
and F. P. Chavez, 2003. A high - resolution
surface vector wind product for coastal
oceans: Blending satellite scatterometer
measurements with regional mesoscale
atmospheric model simulations, 2003:
Geophys. Res. Lett., 30(1) 1013,
doi:10.1029/2002GL015729, 2003
4. Coo. Mellor, G.L. and A.F. Blumberg,
1985. “Modeling Vertical and Horizontal
Viscosity and the Sigma rdinate System”,
Mon. Wea. Rev., 113, 1379-1383.
5. Da Silva, A., C. Young, and S. Levitus,
1994. Atlas of Surface Marine Data 1994,
Vol. 1-5. NOAA Atlas NESDIS, 6-10. U.S.
Gov. Printing Office, Wash., D.C.
6. Marchesiello, P., J. C. McWilliams, and A.
Shchepetkin, 2001. Open boundary
conditions for long-term integrations of
regional oceanic models. Ocean Modelling,
3, 1-20.
7. Vreugdenhil, C. B., 1998. Numerical
Methods for Shallow - Water Flow, Kluwer
Academic Publishers, Netherlands.
8. Shchepetkin, A. F., and J. C. McWilliams,
2003a. A method for computing horizontal
pressure-gradient force in an ocean model
with a non-aligned vertical coordinate,
Journal of Geophysical, 108, 3090, Doi:
10.1029/2001 JC0011049.
9. Shchepetkin, A., and J. C. McWilliams,
2003b. The Regional Oceanic Modeling
System: A split-explicit, free-surface,
topography-following-coordinate ocean
model, Journal of Geophysical, 108, 3268,
doi: 10.1029/2002 JC001443.
Mô phỏng hệ dòng chảy vùng biển Nam Bộ
17
MODELING CURRENT SYSTEM IN SOUTH VIET NAM WATERS-
GULF OF THAILAND
Pham Xuan Duong
Institute of Oceanography-VAST
ABSTRACT: This paper presents some results of the study on circulation regime of the South
Vietnam waters-Gulf of Thailand during northeast monsoon (dry season) and southwest monsoon
(rainy season) by ROMS model. Parameters of meteorological, tide, radiation, evaporation were
taken from the global ocean data (resolution of ¼ degrees). The study results showed that during
northeast monsoon, it’s appeared the currents along the coast of South Vietnam waters from
northeast to southwest. They pour into the Gulf of Thailand with high frequencies, and push the
coastal flows into the middle areas of Gulf. By this aspect, the flow field in the Gulf of Thailand
forms a closed cycle in the upper area from latitude 90N at many moments. During the southwest
monsoon, this phenomenon is also appears, but lower frequency, and the direction of flow from
southwest to northeast.
Keywords: current system, northeast monsoon, southwest monsoon, closed cycle.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4024_14186_1_pb_9138_2079616.pdf