Nồng độ cơ chất HMG-CoA không ảnh
hưởng đáng kể đến hoạt tính của enzym. Ở thí
nghiệm này chúng tôi sử dụng HMG-CoA với
nồng độ 60 µM vượt quá giá trị Km của phản ứng
(khoảng 4,2 µM ở chuột nhắt)(9). Vì vậy khi gấp
đôi (120 µM) hay giảm một nửa (30 µM) nồng độ
cơ chất HMG-CoA thì không ảnh hưởng đến
hoạt tính của HMG-CoA reductase. Tuy nhiên
việc xác định giá trị Km của phản ứng thường
khó khăn, đặc biệt với những mẫu protein thô(8).
Do đó, chúng tôi sử dụng nồng độ HMG-CoA là
60 µM cho các thí nghiệm, để đảm bảo sự phù
hợp của điều kiện phản ứng.
Nồng độ đồng yếu tố NADPH từ 0,02 mM
trở lên sẽ ít gây ảnh hưởng đến hoạt tính enzym.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Km của NADPH vào
khoảng 26 µM (gan chuột)(8,10). Mặt khác
NADPH còn đồng xúc tác cho các phản ứng
khác tại mô gan thu được. Vì vậy để hạn chế sai
số chúng tôi sử dụng thông số nồng độ cofactor
NADPH là 0,02 mM.
Atorvastatin là chất ức chế HMG-CoA
reductase với Ki rất thấp (cỡ vài nM). Điều này
phù hợp với kết quả của chúng tôi với IC50 ước
lượng khoảng 14,89 ng/ml. Kết quả này cao hơn
so với tác động ức chế HMG-CoA reductase tinh
khiết từ người của atorvastatin là 4,58 ng/ml(7).
Tuy vậy, kết quả này một lần nữa xác nhận mẫu
enzym thu được chứa HMG-CoA reductase có
khả năng xúc tác phản ứng HMG-CoA thành
acid mevalonic.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 50 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô phỏng mô hình thử tác động ức chế HMG-CoA reductase từ nguồn enzym ở gan chuột nhắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 340
MÔ PHỎNG MÔ HÌNH THỬ T[C ĐỘNG ỨC CHẾ HMG-CoA
REDUCTASE TỪ NGUỒN ENZYM Ở GAN CHUỘT NHẮT
Trương Đ nh Phước*, Trần Thị Thiên Thanh*, Huỳnh Ngọc Trinh*, Trần Mạnh Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xây dựng quy trình tạo dịch đồng thể enzym HMG-CoA reductase từ gan chuột nhắt để áp dụng
trong sàng lọc thuốc ức chế HMG-CoA reductase in vitro.
Đối tượng v| phương ph{p nghiên cứu: Gan của chuột nhắt chủng Swiss albino, 8-10 tuần tuổi, giống
đực, được chọn để tạo dịch đồng thể chứa HMG-CoA reductase. Định lượng protein trong dịch đồng thể enzym
bằng phương ph{p pyrogallol-molybdat. X{c định hoạt tính HMG-CoA reductase trong dịch đồng thể enzym
bằng phương ph{p đo động học sự giảm độ hấp thu của NADPH ở bước sóng 340 nm .
Kết quả: Đã xây dựng được quy trình tạo dịch đồng thể enzym chứa HMG-CoA reductase từ gan chuột
nhắt và x{c định được c{c điều kiện tối ưu của phản ứng khảo sát tác dụng ức chế HMG- CoA reductase in vitro,
gồm: nồng độ cơ chất HMG- CoA ban đầu 60M, nồng độ co-factor NADPH 0,02 mM, dithiothreitol 1 mM,
nhiệt độ phản ứng 37oC, lượng protein enzym 1 mg, pH 7,5 (đệm Tris- HCl) và thời gian tiến hành phản ứng
trong 5 phút. Atorvastatin cho hoạt tính ức chế HMG-CoA reductase thu được từ gan chuột nhắt với IC50 ước
lượng là 14,89 ng/ml.
Từ khóa: HMG-CoA reductase, gan, chuột nhắt, dịch đồng thể
ABSTRACT
DEVELOPING A PROCEDURE TO DETERMINE INHIBITION OF
HMG-CoA REDUCTASE FROM MOUSE LIVER ENZYMES
Truong Dinh Phuoc, Tran Thi Thien Thanh, Huynh Ngoc Trinh, Tran Manh Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 340 - 347
Aim of study: This study aimed to develop a procedure to evaluate the inhibitory effect of new drug
candidates on HMG-CoA reductase from mouse liver.
Material and Method: Homogenate containing HMG-CoA reductase was prepared from 8-10 week old,
male, Swiss albino mouse liver. Protein concentration in homogenate was determined by pyrogallol-molybdate
method. HMG-CoA reductase activity in homogenate was assayed by kinetic method via measuring the reduction
of absorption of NADPH at 340 nm.
Results: This study had succeeded in establishing a procedure to prepare homogenate containing HMG-CoA
reductase from mouse live and determining optimal conditions for reaction to evaluate the inhibitory effect of
testing substances on HMG-CoA reductase in vitro, including: HMG-CoA 60M, co-factor NADPH 0.02 mM,
dithiothreitol 1 mM, reaction temperature 37oC, protein enzyme 1 mg, pH 7.5 (Tris-HCl buffer) and reaction time
5 minutes. Atorvastatin showed IC50 of 14.89 ng/ml on HMG-CoA reductase from mouse liver.
Key words: HMG-CoA reductase, liver, mouse, homogenate
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid huyết là một trong những
nguyên nhân chính gây các biến chứng nhƣ xơ
vữa động mạch, nhồi m{u cơ tim, tai biến mạch
máu não... Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ
trực tiếp giữa nồng độ cholesterol huyết với
* Khoa Dƣợc, Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Trần Mạnh Hùng ĐT: 0937746596 Email: manhhung1969@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 341
nguy cơ mắc bệnh tim mạch(11). Hiện nay việc
điều trị rối loạn lipid huyết bao gồm điều trị
không sử dụng thuốc v| điều trị sử dụng thuốc.
Điều trị không dùng thuốc chủ yếu điều chỉnh
lối sống của ngƣời bệnh. Có nhiều nhóm thuốc
đƣợc sử dụng để điều trị bệnh, trong đó phổ
biến nhất là các thuốc ức chế -hydroxyl--
methylglutaryl Coenzym A (HMG - CoA
reductase) (nhóm statin), niacin, ezetimid, nhựa
gắn acid mật, nhóm fibrat(6).
Enzym HMG - CoA reductase (một enzym
gắn kết màng ở lƣới nội chất trơn) có khả năng
xúc tác phản ứng khử HMG - CoA thành acid
mevalonic, đóng vai trò then chốt trong chu
trình tổng hợp cholesterol, l| đối tƣợng nghiên
cứu chủ yếu trong lĩnh vực điều trị rối loạn lipid
huyết(2). Do đó ức chế HMG - CoA reductase là
một cơ chế quan trọng trong việc nghiên cứu tìm
ra các thuốc mới có t{c động ngăn sự tiến triển
của bệnh cũng nhƣ cải thiện các triệu chứng lâm
sàng ở ngƣời bệnh.
Xuất phát từ những quan điểm trên, đề tài
“Mô phỏng mô hình thử t{c động ức chế HMG
CoA reductase từ nguồn enzyme ở gan chuột
nhắt” đƣợc thực hiện với các mục tiêu sau:
- Xây dựng quy trình chiết tách HMG - CoA
reductase từ gan chuột nhắt.
- Khảo s{t c{c điều kiện tối ƣu của phản
ứng enzym để áp dụng trong việc thử nghiệm
hoạt tính ức chế HMG - CoA reductase in vitro
của các thuốc.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PH[P NGHIÊN CỨU
Động vật thử nghiệm
Chuột nhắt trắng, chủng Swiss albino, 8-10
tuần tuổi, nặng khoảng 30-35 gam, giống đực,
khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thƣờng do
Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ Chí Minh cung
cấp. Chuột đƣợc nuôi khoảng 1 tuần để ổn định
trƣớc khi thí nghiệm.
Hóa chất
- D,L- Dithiothreitol, độ tinh khiết ≥ 98%
(TLC), Sigma Aldrich, số lô SLBK4951V
- HMG-CoA, độ tinh khiết ≥ 95%, Santa Cruz
Biotechnology, số lô 103476-21-7
- NADPH, độ tinh khiết ≥ 95%, Santa Cruz,
số lô C0315
- Tris base, độ tinh khiết ≥ 99%, Merck, số lô
TD600719-519
- Ethylendinitrilo tetraacetic acid, độ tinh
khiết ≥ 99%, Merck, số lô 205-358-3
Qui trình thu dịch đồng thể enzym từ gan
chuột nhắt
Qui trình đƣợc mô phỏng dựa trên mô tả của
Hirangi và cộng sự (2011)(3):
Chuẩn bị các dung dịch bảo quản gồm đệm
TRIS HCl 0,1 M pH 7,4, dung dịch sucrose 0,25
M lạnh (0-4oC), dithiothreitol 1mM; dung dịch
rửa gan NaCl 0,9%.
Chuột đƣợc nuôi ổn định và cho nhịn đói 8
giờ, sau đó g}y mê bằng đ{ CO2, cố định trên
bàn mổ, bơm rửa làm sạch máu và dịch trong
gan bằng dung dịch NaCl 0,9% trong khoảng 2
phút. Gan đƣợc tách nhanh, cho vào dung dịch
sucrose 0,25 M đang đƣợc làm lạnh trong nƣớc
đ{, rửa sạch. Làm nhuyễn sơ bộ mô gan bằng
kéo, cho mô gan vào ống falcon 15 ml, bổ sung
dung dịch sucrose 0,25 M lạnh tƣơng ứng 4 ml
dung dịch/1 g mô.
Tiến h|nh đồng thể hóa mẫu mô bằng máy
nghiền đồng thể tế b|o cơ học ở nhiệt độ 0-4oC.
Tiến h|nh đồng thể tế bào trong khoảng 20 giây,
sau đó ngƣng 10 gi}y để tránh enzym bị mất
hoạt tính bởi nhiệt. Tiếp tục nhƣ vậy 3 lần (tổng
thời gian đồng thể mô khoảng 1 phút) cho đến
khi thu đƣợc dịch mô đồng nhất (tạo thành dung
dịch có cảm quan sánh, màu trắng đục).
Ly tâm lần 1 ở 0oC trong 15 phút với tốc độ
5000 x g. Loại bỏ mỡ trên bề mặt dịch và trên
thành falcon. Bỏ cắn, thu dịch. Bổ sung 0,1 ml
dung dịch CaCl2 88 mM trên mỗi 1 ml dịch nổi,
thỉnh thoảng lắc đều, để ổn định trong 5 phút
trong đ{ b|o. Ly t}m lần 2 ở 0oC trong 35 phút
với tốc độ 13500 x g, bỏ dịch thu cắn. Sau đó loại
bỏ các vết mỡ trong cắn, rửa cắn thu đƣợc bằng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 342
cách hòa tan cắn trong dung dịch bảo quản
enzym ở nhiệt độ 0- 4oC, vortex nhẹ.
Cắn đƣợc đồng thể hoá trở lại bằng máy
nghiền đồng thể tế b|o cơ học, tiến hành trong
20 gi}y, thu đƣợc dịch mô đồng nhất, duy trì
nhiệt độ bảo quản 0- 4oC. Chia mẫu enzym thu
đƣợc thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần gồm
khoảng 1 ml và bảo quản -70oC. Trƣớc khi sử
dụng enzym, tiến h|nh rã đông chậm trên đ{
bào. Trong quá trình sử dụng, dịch đồng thể
enzym luôn giữ lạnh trên đ{ b|o, không thực
hiện qu{ trình đông – rã đông nhiều lần, tránh
hƣ hỏng enzym.
Định lƣợng protein trong dịch đồng thể enzym
bằng phƣơng ph{p pyrogallol-molybdat
Xây dựng đƣờng tuyến tính thể hiện sự phụ
thuộc của mật độ quang vào nồng độ protein:
pha các giai mẫu từ dung dịch mẹ protein chuẩn
nồng độ 10 mg/ml (Bovine serum albmin – BSA)
trong dung dịch bảo quản enzym (sucrose nồng
độ 0,25 M, đệm TRIS HCl 0,1 M pH 7,4) nhƣ sau:
Nồng độ BSA (mg/ml) 0 1 2 3 4 5 6
Dung dịch mẹ BSA 10
mg/ml (µl)
0 10 20 30 40 50 60
Dung dịch bảo quản
enzym (µl)
100 900 800 700 600 500 400
Hút chính xác 5 µl mỗi giai mẫu vào ống
nghiệm, thêm 1 ml thuốc thử đỏ pyrogallol, ủ
hỗn hợp phản ứng ở nhiệt độ phòng trong 10
phút, hút 300 µl hỗn hợp phản ứng vào giếng đo
quang, v| đo độ hấp thu (OD) ở bƣớc sóng 595
nm.
Dựa v|o đƣờng tuyến tính, tính toán hàm
lƣợng protein trong mẫu enzym dựa vào kết quả
OD thu đƣợc. Nếu OD nằm ngoài khoảng tuyến
tính, tiến hành pha loãng mẫu enzym đến khi
OD nằm trong khoảng tuyến tính.
Các thí nghiệm x{c định hoạt tính enzym
Tiến hành phản ứng khử HMG-CoA thành
acid mevalonic nhờ hoạt tính xúc tác của HMG-
CoA reductase. Hoạt tính đƣợc đ{nh giá bằng sự
giảm đi của lƣợng co-factor NADPH trong quá
trình xảy ra phản ứng. Lƣợng co-factor NADPH
đƣợc x{c định dựa v|o phƣơng ph{p định lƣợng
UV-Vis (đo động học) ở bƣớc sóng 340 nm.
Phản ứng đƣợc thục hiện trong ống nghiệm
với tổng thể tích 1ml bao gồm các tác nhân:
Cơ chất HMG- CoA: khảo sát nồng độ tối ƣu
(30 M, 60 M, 120 M) cho phản ứng.
Co-factor NADPH: khảo s{t lƣợng NAPDH
tối ƣu (0,01µmol; 0,02µmol; 0,05µmol; 0,1µmol)
cho phản ứng.
Dịch đồng thể enzym: khảo s{t lƣợng
protein-enzym tƣơng ứng 0,2 mg-0,5mg-1mg-2
mg.
Dung dịch đệm: sử dụng dung dịch đệm
Tris- HCl 0,1 M để khảo sát pH tối ƣu cho phản
ứng (pH 6; pH 7,5; pH 9).
Dithiothreitol: chất chống oxi hóa, đƣợc sử
dụng với nồng độ 1 mM trong phản ứng.
Nhiệt độ phản ứng: 37oC.
Tiến h|nh đo UV- Vis (phƣơng ph{p động
học) để x{c định mật độ quang còn lại của
NADPH mỗi 30 giây, trong 5 phút.
Thực hiện song song mẫu trắng không có cơ
chất HMG- CoA, các thành phần kh{c tƣơng tự
nhƣ ống nghiệm phản ứng.
Công thức đ{nh gi{ hoạt tính enzym (Sigma Aldrich):
Đơn vị hoạt tính/mgP =
Trong đó:
12,44 = εmM - hệ số hấp thu phân tử của NADPH ở 340nm
là 6.22 mM–1cm–1. 12,44 thể hiện có 2 NADPH tham gia
phản ứng.
TV = tổng thể tích phản ứng (1 ml)
V = thể tích dịch đồng thể enzym (ml)
C = Nồng độ protein enzym mg/ml
LP = Bề dày cốc đo (1cm)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 343
1 ĐVHT enzym chuyển 1 µmol NADPH
thành NADP+ trong 1 phút ở 37 °C. ĐV:
µmol/phút/mgP
Khảo sát hoạt tính ức chế enzym HMG -
CoA reductase của atorvastatin
Phản ứng đ{nh gi{ t{c động ức chế HMG-
CoA reductase của atorvastatin đƣợc thực hiện
trong c{c điều kiện sau: nồng độ cơ chất HMG -
CoA ban đầu: 60M, nồng độ đồng yếu tố
NADPH: 0,02 mM, dithiothreitol 1 mM, nhiệt độ
phản ứng 370C, lƣợng protein enzym: 1 mg và
pH 7,5. Atorvastatin đƣợc thử nghiệm với các
nồng độ: 0; 0,1; 1; 5; 10; 15; 20; 30; 50; 100; 1000
ng/ml, để x{c định IC50.
KẾT QUẢ
X{c định h|m lƣợng protein trong mẫu dịch
đồng thể enzym thu đƣợc
Thực hiện quy trình tạo dịch đồng thể
enzym trên 8 lô chuột (6 chuột/lô), kết quả thu
đƣợc 12 ml dịch đồng thể enzym/lô. Tiến hành
x{c định h|m lƣợng protein của mỗi mẫu dịch
đồng thể enzym (thực hiện 3 lần). Kết quả trình
bày ở Biểu đồ 1.
Biểu đồ 1: Đường tuyến tính và kết quả định lượng protein trong các lô thí nghiệm
Khoảng tuyến tính của phƣơng ph{p ƣớc
lƣợng trong khoảng nồng độ BSA từ 1-6 mg/ml.
Phƣơng trình hồi quy là: y = 0,0676x + 0,0149, hệ
số tƣơng quan R2 = 0,9935. Nồng độ protein
(Cprotein) = 2,43 mg/ml – 3,86 mg/ml.
Thí nghiệm thăm dò hoạt tính HMG-CoA
reductase trong mẫu protein thu đƣợc
Bảng 1: Kết quả thí nghiệm thăm dò sơ bộ hoạt tính
HMG-CoA từ dịch đồng thể enzym
Lượng protein
enzym (mg)
OD0-300 giây
Hoạt t nh enzym (đơn
vị/ mgP)
0,2 0,312 50,22
0,5 0,313 50,35
1 0,335 53,89
2 0,237 38,13
Hoạt tính HMG-CoA reductase đƣợc thăm
dò qua phản ứng ở c{c điều kiện sau: nồng độ cơ
chất HMG-CoA ban đầu 60 M, nồng độ co-
factor NADPH 0,02 mM, pH 7,4 (đệm TRIS-
HCl), dithiothreitol 1 mM và nhiệt độ phản ứng
37oC. Lƣợng protein enzym đƣợc khảo sát ở 4
mức 0,2 mg-0,5 mg-1 mg v| 2 mg để tìm ra
lƣợng protein enzym cho hoạt tính cao nhất. Kết
quả thí nghiệm đƣợc trình bày trong bảng 1.
Kết quả cho thấy mật độ quang giảm trong
quá trình xảy ra phản ứng, chứng tỏ rằng quy
trình tạo dịch đồng thể đã thu đƣợc enzym cùng
với co-factor NADPH có khả năng xúc t{c sự
chuyển hóa HMG-CoA. Khi sử dụng lƣợng
protein enzym từ 0,2 mg-1 mg phản ứng xảy ra
với hoạt tính enzym gần nhƣ nhau, trong đó tại
lƣợng protein enzym là 1 mg thì có hoạt tính
enzym cao nhất. Tuy nhiên, khi sử dụng lƣợng
protein enzym là 2 mg thì hoạt tính enzym lại
giảm xuống. Vì vậy thông số protein enzym 1
mg đƣợc chọn cho các thí nghiệm tiếp theo.
Khảo sát sự thay đổi hoạt tính enzym theo
khoảng thời gian thực hiện phản ứng
Thời gian thực hiện phản ứng đƣợc khảo
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 344
sát ở các thời điểm khác nhau nhằm tìm ra
thời điểm thể hiện hoạt tính enzym cao
nhất. Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên 3 lô
dịch đồng thể (lô 1-3) với điều kiện phản
ứng nhƣ sau: HMG-CoA 60 M, NADPH
0,02 mM, pH 7,4, dithiothreitol 1 mM,
protein enzym 1 mg và nhiệt độ phản ứng
37oC. Kết quả thí nghiệm đƣợc trình bày
trong biểu đồ 2.
Biểu đồ 2: Sự thay đổi hoạt tính xúc tác của enzym theo khoảng thời gian phản ứng
Kết quả cho thấy hoạt tính enzym cao
nhất trong 5 phút đầu tiên của phản ứng,
sau đó hoạt tính enzym giảm dần. Do đó,
các thí nghiệm tiếp theo đƣợc tiến h|nh đo
mật độ quang của phản ứng mỗi 30 giây
trong 5 phút đầu của phản ứng.
Khảo sát sự thay đổi hoạt tính enzym HMG-
CoA reductase theo pH phản ứng
Bảng 2: Sự thay đổi hoạt tính enzym HMG- CoA
reductase theo pH phản ứng
pH OD0-300 giây Hoạt tính enzym
(đơn vị/ mgP)
6,0 (n = 3) 0,063 ± 0,016 10,11 ± 2,54
7,5 (n = 3) 0,337 ± 0,011 54,14 ± 1,79
9,0 (n = 3) 0,052 ± 0,023 8,34 ± 3,73
HMG-CoA reductase trong gan chuột nhắt có hoạt tính cao
nhất khi thực hiện phản ứng ở pH 7,5; hoạt tính của enzym
giảm nhanh khi pH = 9 hoặc pH = 6.
Thí nghiệm đƣợc tiến hành trong môi
trƣờng đệm Tris-HCl ở 3 pH khác nhau
nhằm chọn pH thích hợp cho phản ứng. Sử
dụng dịch đồng thể enzym của lô 1 để tiến
hành. Kết quả thí nghiệm đƣợc trình bày
trong bảng 2.
Khảo sát sự thay đổi hoạt tính HMG-CoA
reductase theo nồng độ HMG-CoA
Bảng 3: Sự thay đổi hoạt tính HMG-CoA reductase
theo nồng độ cơ chất HMG-CoA
HMG-CoA (M) OD0-300 giây
Hoạt tính enzym
(đơn vị/ mgP)
30 (n = 3) 0,324 ± 0,020 52,11 ± 3,20
60 (n = 3) 0,350 ± 0,018 56,23 ± 2,89
120 (n = 3) 0,348 ± 0,019 55,98 ± 3,11
Nồng độ cơ chất HMG-CoA đƣợc khảo sát ở
3 nồng độ 30-60 và 120 M. Hoạt tính enzym
HMG-CoA reductase hầu nhƣ không bị ảnh
hƣởng bởi nồng độ cơ chất HMG- CoA trong
điều kiện khảo sát (bảng 3). Tuy nhiên, dựa vào
một số nghiên cứu, chúng tôi sử dụng thông số
nồng độ HMG-CoA là 60 M.
Khảo sát sự thay đổi hoạt tính HMG-CoA
reductase theo nồng độ NADPH
Bảng 4: Sự thay đổi hoạt tính HMG-CoA reductase
theo nồng độ co-factor NADPH
Nồng độ co- factor
NADPH (mM)
OD0-300 giây Hoạt tính enzym
(đơn vị/ mgP)
0,01 (n=3) 0,285±0,013 45,87 ± 2.11
0,02 (n=3) 0,343±0,019 55,11 ± 3,09
0,05 (n=3) 0,325±0,030 52,23 ± 4,76
0,1 (n=3) 0,338±0,023 54,35 ± 3,76
Đồng yếu tố NADPH đƣợc khảo sát ở 4
nồng độ 0,01-0,02-0,05 và 0,1 mM. Hoạt tính
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 345
enzym HMG-CoA reductase cao nhất khi nồng
độ NADPH là 0,02 mM, hoạt tính giảm khi giảm
nồng độ co-factor NADPH, hoạt tính enzym
không thay đổi nhiều khi tăng nồng độ NADPH
lên 0,05 mM hoặc 0,1 mM.
Khảo s{t độ ổn định của enzym HMG-CoA
reductase
Tiến hành phản ứng với các mẫu enzym
thu đƣợc trong các khoảng thời gian sau: ngay
sau khi tạo dịch đồng thể enzym, sau 4 tuần, 6
tuần, 8 tuần, 12 tuần bảo quản ở -70oC. Kết quả
thí nghiệm (biểu đồ 3) cho thấy hoạt độ enzym
HMG-CoA giảm khi bảo quản (ở -70oC) v| đến
12 tuần hầu nhƣ enzym không còn khả năng
xúc tác.
Biểu đồ 3: Sự thay đổi hoạt tính xúc tác của enzym theo thời gian bảo quản
Khảo s{t t{c động của atorvastatin lên khả năng
ức chế HMG-CoA reductase từ dịch đồng thể
enzym
Bảng 5: T{c động ức chế HMG-CoA reductase trong
dịch đồng thể của atorvastatin
Nồng độ atorvastatin
(ng/ml)
OD0-300 giây Hoạt tính enzym
(đơn vị/ mgP)
0 (mẫu chứng) (n=3) 0,330±0,015 53,11 ± 2,36
0,1 (n=3) 0,320±0,019 51,43 ± 3,12
1 (n=3) 0,300±0,09 48,23 ± 2,98
5 (n=3) 0,281±0,035 45,23 ± 5,63
10 (n=3) 0,205±0,013 32,89 ± 2,09
15 (n=3) 0,120±0,006 19,23 ±1,10
20 (n=3) 0,066±0,020 10,66 ± 3,21
30 (n=3) 0,029±0,011 4,65 ± 1,76
50 (n=3) 0,003±0,019 0,56 ± 3,03
100 (n=3) -0,017±0,031 -2,78 ± 5,04
1000 (n=3) 0,006±0,016 0,98 ± 2,65
Để có thể sử dụng dịch đồng thể enzym nhƣ
một công cụ sàng lọc khả năng ức chế HMG-
CoA reductase của các thuốc khảo sát,
atorvastatin đƣợc sử dụng làm chất đối chứng
dƣơng v| x{c định IC50 của thuốc này.
Atorvastatin bắt đầu ức chế HMG-CoA
reductase ở nồng độ 5 ng/ml, ở nồng độ ≥ 50
ng/ml atorvastatin có tác dụng ức chế enzym gần
nhƣ ho|n to|n. Khoảng tuyến tính ƣớc lƣợng
đƣợc ở khoảng nồng độ 5-50 ng/ml, phƣơng
trình hồi quy là y = -49,98x + 77,66 với R2= 0,959
và IC50 của atorvastatin là 14,89 ng/ml. Kết quả
này khẳng định thêm, enzym thu đƣợc trong
dịch đồng thể có khả năng xúc t{c sự chuyển hóa
của HMG-CoA.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 346
Biểu đồ 4: Tác dụng ức chế enzym HMG-CoA reductase in vitro của atorvastatin;
(A): đường cong hoạt tính enzym-log nồng độ, (B): khoảng tuyến tính ức chế enzym
BÀN LUẬN
Kết quả thăm dò sơ bộ hoạt tính enzym
cùng với kết quả t{c động ức chế HMG-CoA
reductase in vitro của atorvastatin cho thấy
mẫu protein thu đƣợc có chứa enzym có khả
năng xúc t{c sự chuyển hóa -hydroxyl--
methylglutaryl Coenzym A (HMG- CoA). Ở tế
bào gan chuột nhắt có hai loại enzym có khả
năng n|y l| HMG-CoA lyase (chuyển HMG-
CoA thành acetoacetat và acetyl-CoA) và
HMG-CoA reductase (chuyển HMG- CoA
thành acid mevalonic)(3). Trong tế bào, HMG-
CoA lyase phân bố ở ty thể. Theo quy trình tạo
dịch đồng thể enzym, sau khi đồng nhất mẫu
mô, dịch đồng thể sẽ đƣợc ly tâm lần 1 với tốc
độ 5000 x g, thu dịch bỏ cắn. Với tốc độ này
phần dịch sẽ không có ph}n đoạn nhân và ty
thể do tỉ trọng lớn nên hiện diện chủ yếu ở
phần cắn. Do đó có thể nhận định dịch đồng
thể thu đƣợc chứa HMG-CoA lyase không
đ{ng kể, sự chuyển hóa HMG-CoA là do
HMG-CoA reductase (enzym nằm trong
microsom tế bào gan chuột nhắt) xúc tác.
Tốc độ phản ứng xúc tác của HMG-CoA
reductase trong dịch đồng thể xảy ra nhanh
nhất trong 5 phút đầu tiên, tốc độ giảm từ sau
phút thứ 5 phút đến 30 phút. Phản ứng chậm
lại từ sau 30 phút. Kết quả n|y tƣơng tự với
kết quả nghiên cứu của Hulcher và cộng sự
khi khảo sát hoạt tính của HMG-CoA
reductase in vitro thu từ gan chuột cống: thời
gian đo mật độ quang là mỗi 15-30 giây trong
5 phút đầu tiên của phản ứng(4).
HMG-CoA reductase trong gan chuột nhắt
cho hoạt tính xúc tác tối ƣu khi ở môi trƣờng
trung tính (pH 7,5), hoạt tính giảm nhanh khi ở
môi trƣờng acid (pH 6) hoặc quá kiềm (pH 9).
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng HMG-CoA
reductase phân lớp 1 (phân bố chủ yếu ở động
vật có vú) cũng hoạt động tối ƣu ở pH trung
tính(5). Tuy nhiên ở Pseudomonas, HMG-CoA
reductase lại hoạt động tối ƣu tại pH 9, xúc tác
phản ứng theo chiều ngƣợc lại: từ acid
mevalonic chuyển thành HMG-CoA(8).
Nồng độ cơ chất HMG-CoA không ảnh
hƣởng đ{ng kể đến hoạt tính của enzym. Ở thí
nghiệm này chúng tôi sử dụng HMG-CoA với
nồng độ 60 µM vƣợt quá giá trị Km của phản ứng
(khoảng 4,2 µM ở chuột nhắt)(9). Vì vậy khi gấp
đôi (120 µM) hay giảm một nửa (30 µM) nồng độ
cơ chất HMG-CoA thì không ảnh hƣởng đến
hoạt tính của HMG-CoA reductase. Tuy nhiên
việc x{c định giá trị Km của phản ứng thƣờng
khó khăn, đặc biệt với những mẫu protein thô(8).
Do đó, chúng tôi sử dụng nồng độ HMG-CoA là
60 µM cho các thí nghiệm, để đảm bảo sự phù
hợp của điều kiện phản ứng.
Nồng độ đồng yếu tố NADPH từ 0,02 mM
trở lên sẽ ít gây ảnh hƣởng đến hoạt tính enzym.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Km của NADPH vào
khoảng 26 µM (gan chuột)(8,10). Mặt khác
NADPH còn đồng xúc tác cho các phản ứng
khác tại mô gan thu đƣợc. Vì vậy để hạn chế sai
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 347
số chúng tôi sử dụng thông số nồng độ cofactor
NADPH là 0,02 mM.
Atorvastatin là chất ức chế HMG-CoA
reductase với Ki rất thấp (cỡ v|i nM). Điều này
phù hợp với kết quả của chúng tôi với IC50 ƣớc
lƣợng khoảng 14,89 ng/ml. Kết quả n|y cao hơn
so với t{c động ức chế HMG-CoA reductase tinh
khiết từ ngƣời của atorvastatin là 4,58 ng/ml(7).
Tuy vậy, kết quả này một lần nữa xác nhận mẫu
enzym thu đƣợc chứa HMG-CoA reductase có
khả năng xúc t{c phản ứng HMG-CoA thành
acid mevalonic.
KẾT LUẬN
Sau thời gian thực hiện đề t|i “Mô phỏng
quy trình x{c định hoạt tính enzym HMG-
CoA reductase”, chúng tôi thu đƣợc những
kết quả sau:
- Xây dựng đƣợc quy trình tạo dịch đồng thể
chứa HMG-CoA reductase từ gan chuột nhắt,
dùng để sàng lọc các thuốc có t{c động ức chế
enzym này, với thuốc đối chứng là atorvastatin
có IC50 ƣớc lƣợng là 14,898 ng/ml.
X{c định đƣợc c{c điều kiện tối ƣu của
phản ứng sử dụng trong thí nghiệm khảo sát
tác dụng ức chế HMG-CoA reductase từ dịch
đồng thể, bao gồm: nồng độ cơ chất HMG-
CoA ban đầu 60M, nồng độ co-factor
NADPH 0,02 mM, dithiothreitol 1 mM, nhiệt
độ phản ứng 37oC, lƣợng protein enzym 1 mg,
pH 7,5 (đệm Tris- HCl) và thời gian tiến hành
phản ứng trong 5 phút.
Lời cám ơn: Chúng tôi chân thành cảm ơn Sở Khoa học
và Công nghệ Tp. HCM đã cấp kinh phí nghiên cứu để thực
hiện đề tài này (theo hợp đồng nghiên cứu số: 69/2017/HĐ-
SKHCN ngày 19/5/2017).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ashmarina LI và cộng sự (1999), "3-Hydroxy-3-methylglutaryl
coenzyme A lyase: targeting and processing in peroxisomes
and mitochondria", J Lipid Res. 40 (1): 70-75.
2. Brown DS, Dietschy JM, Siperstein MD (1973), "3-Hydroxy-3-
methylglutaryl coenzyme A reductase. Solubilization and
purification of a cold-sensitive microsomal enzyme.", J Biol
Chem. 248: 4731-4738.
3. Hirangi D Patel GBS, Vandit T (2011), "Investigation of HMG-
CoA Reductase inhibitory Activity of Antihyperlipidemic
Herbal Drugs Study", Asian J. Exp. Biol. Sci. 2 (1): 63-68.
4. Hulcher FH et al. (1973), "Simplified spectrophotometric assay
for microsomal 3-hydroxy-3-methylglutaryl CoA reductase by
measurement of coenzyme A", J Lipid Res. 14 (6): 625-631.
5. Kleinsek DA, Ranganathan S and Porter J W (1977)
"Purification of 3-hydroxy-3-methylglutaryl-coenzyme A
reductase from rat liver”, Proc Natl Acad Sci USA; 74(4): 1431–
1435.
6. Mai Phƣơng Mai, Trần Mạnh Hùng (2014), Dược lý học tập 2,
NXB Y Học, Bộ Y tế, tr. 289-297.
7. McTaggart F, Buckett L, Davidson R, Holdgate G, McCormick
A, Schneck D, Smith G, Warwick M (2001) Preclinical and
clinical pharmacology of rosuvastatin, a new 3-hydroxy-3-
methylglutaryl coenzyme A reductase inhibitor. Am J Cardiol
2001;87(suppl):28B–32B
8. Rodwell VW and Brown WE (1980), "Hydroxymethylglutaryl-
CoA reductase". Experientia Suppl. 36: 232-272.
9. Shapiro DJ et al. (1974), "Micro assay for 3-hydroxy-3-
methylglutaryl-CoA reductase in rat liver and in L-cell
fibroblasts", Biochim Biophys Acta. 370 (2): 369-377.
10. Shechter JR (1983), "Regulation of Rat Liver 3-Hydroxy-3-
methylglutarylC oenzyme A Reductase", J Biol Chem. 259 (2):
870-877.
11. Wong ND (2014), "Epidemiological studies of CHD and the
evolution of preventive cardiology", Nat Rev Cardiol. 11 (5):
276-289.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017
Ng|y b|i b{o được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_phong_mo_hinh_thu_tac_dong_uc_che_hmg_coa_reductase_tu_ng.pdf