By applying of regression methods to assimilate data for suspended particulate
matter as the input data to mathematical model, the paper presents the results on the distribution
and carrying capacity of suspended particulate matter in Cau Hai lagoon, Thua Thien-Hue
province during the dry season (7/2013) and rainy season (10/2013). The initial simulation show
that the water exchange in Cau Hai lagoon is weak in comparsion with that in Thuy Tu lagoon as
well as Tam Giang lagoon, leading the distribution of suspended particulate matter to be dominated
by seasonal and the suspended particulate matter from Truoi river. The overall mean concentration
of suspended particulate matter is 30 g/m3 during dry season and 48 g/m3 in the rainy season.
Notably, the carrying capacity of suspended particulate matter in Cau Hai lagoon is very low in the
rainy season, with the remaining capacity of receiving being only 4%. Therefore, a small increase
in the suspended particulate matter can result in the overload of suspended particulate matter in
Cau Hai region.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô phỏng phân bố và khả năng chịu tải đối với chất lơ lửng khu vực đầm cầu hai - Tỉnh Thừa Thiên-Huế bằng mô hình toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
159
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 2; 2015: 159-164
DOI: 10.15625/1859-3097/15/2/6504
MÔ PHỎNG PHÂN BỐ VÀ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI ĐỐI
VỚI CHẤT LƠ LỬNG KHU VỰC ĐẦM CẦU HAI -
TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ BẰNG MÔ HÌNH TOÁN
Phạm Hải An*, Nguyễn Đức Thế
Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
*E-mail: anph@imer.ac.vn
Ngày nhận bài: 13-2-2015
TÓM TẮT: Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn trong việc đồng hóa số liệu đối với chất lơ
lửng làm đầu vào cho mô hình toán, bài báo đã đưa ra những kết quả về phân bố và khả năng chịu
tải chất lơ lửng tại khu vực đầm Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên-Huế trong mùa khô (7/2013) và mùa mưa
(10/2013). Các kết quả mô phỏng ban đầu cho thấy, sự trao đổi nước trong khu vực đầm Cầu Hai là
yếu so với sự trao đổi nước ở đầm Thủy Tú cũng như đầm Tam Giang, dẫn tới sự phân bố chất lơ
lửng trong đầm chủ yếu bị chi phối theo mùa và phụ thuộc vào nguồn chất lơ lửng từ sông Truồi
đưa ra. Hàm lượng chất lơ lửng trung bình toàn đầm đạt 30 g/m3 vào mùa khô và 48 g/m3 vào mùa
mưa. Đáng chú ý là khả năng chịu tải chất lơ lửng đối với đầm Cầu Hai trong mùa mưa là rất thấp,
khả năng tiếp nhận chỉ còn 4%. Bởi vậy chỉ cần một tác động nhỏ làm gia tăng hàm lượng chất lơ
lửng vào đầm cũng dẫn đến kết quả quá tải chất lơ lửng trong khu vực đầm Cầu Hai.
Từ khóa: Mô hình, chất lơ lửng, Cầu Hai.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
(TG-CH) thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế (TTH) là
hệ đầm phá lớn nhất ở Việt Nam, kéo dài từ
16015’ đến 16042’ vĩ độ bắc và 107022’ đến
107057’ kinh độ đông, dài 70 km, rộng 10 km,
nơi sâu nhất khoảng 4,2 m (trung bình 1,6 m).
Hệ đầm phá có hai cửa: cửa Thuận An ở phía
bắc và cửa Tư Hiền ở phía nam, thuộc loại thủy
vực gần kín, nước lợ và lợ - nhạt.
Hiện nay, đầm phá TG-CH đang phải đối
mặt với sức ép lớn từ các nguồn phát thải do
các hoạt động ven đầm phá đang phát triển
mạnh như nuôi trồng thủy sản, dân cư, du lịch,
chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các chất thải như
dinh dưỡng, hữu cơ, chất lơ lửng (SPM) từ các
nguồn thải trên khi đi vào thủy vực sẽ lan
truyền, phân tán, lắng đọng hay lưu giữ lại
trong nước tùy thuộc vào khối lượng phát thải
và điều kiện thủy động lực khu vực. Do vậy
những thông tin về khả năng chịu tải và phân
bố các chất dinh dưỡng, các chất hữu cơ cũng
như SPM khu vực đầm phá TG-CH là cần thiết.
Bài báo đưa ra những kết quả cơ bản nhất
về khả năng chịu tải và phân bố SPM trong
đầm Cầu Hai (CH) theo không gian và thời
gian trong nhiều điều kiện tác động khác nhau
(nguồn cung cấp từ lục địa, tải lượng sông đưa
ra, chế độ thủy động lực, đặc biệt là quá trình
trao đổi nước giữa đầm phá và biển).
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Để nghiên cứu đối tượng SPM khu vực CH,
bài báo sử dụng bộ số liệu khảo sát hai mùa
thuộc đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phục hồi
hệ sinh thái đầm, hồ ven biển đã bị suy thoái ở
Phạm Hải An, Nguyễn Đức Thế
160
ven biển miền trung” mã số KC.08.25/11-15,
gồm: các số liệu về khí tượng (gió, nhiệt bề
mặt), số liệu thủy động lực (mực nước, dòng
chảy, sóng, nhiệt độ, độ muối), số liệu chất
lượng nước (SPM, độ đục) trong tháng 7/2013
và 10/2013 kết hợp với:
Số liệu địa hình vùng ven bờ với độ sâu,
đường bờ số hoá từ các bản đồ địa hình UTM
tỷ lệ 1:50.000 do Cục Đo đạc Bản đồ xuất bản;
vùng xa bờ bổ sung từ cơ sở dữ liệu địa hình
ETOPO-1 của Trung tâm tư liệu Địa vật lí
Quốc gia Mỹ (National Geophysical Data
Center) [1] và GEBCO-30 của Trung tâm tư
liệu Hải dương học vương quốc Anh (British
Oceanographic Data Centre - BODC) [2].
Số liệu tương tác biển khí quyển được lấy
bởi cơ sở số liệu COADS (Comprehensive
Ocean-Atmosphere Data Set) [3].
Số liệu dao động mực nước, số liệu thống
kê về lưu lượng cho các cửa sông ven bờ (sông
Hương, Ô Lâu, Truồi) [5], số liệu thủy triều từ
mô hình NAO TIDE dự báo thuỷ triều của Đài
Thiên văn Quốc gia Nhật Bản (National
Astronomical Observatory of Japan) [4, 6].
Số liệu WOA2013 (World Ocean Atlas
2009) về nhiệt độ, độ muối của nước biển theo
các tầng sâu [7].
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát biển và phân
tích trong phòng thí nghiệm
Thiết lập trạm mặt rộng và trạm liên tục
24 h tại ba vị trí (phá Tam Giang, đầm Sam
Thủy Tú, đầm Cầu Hai) đo đạc các yếu tố thủy
văn và chất lượng nước trong tháng 7 và tháng
10/2013. Tốc độ và hướng dòng chảy đo bằng
máy tự ghi DNC-2M, MAVS, SD6000; nhiệt
độ, độ muối đo bằng máy CTD; mẫu nước
được lấy liên tục 2h/ốp, phân tích trong phòng
thí nghiệm hai thông số SPM và độ đục theo
QCVN 08/2008/BTNMT.
Phương pháp SLR
Ứng dụng hồi quy đơn SLR (Simple Linear
Regression) [8] xây dựng hàm quan hệ giữa độ
đục và trầm tích lơ lửng, bổ xung số liệu SPM
làm đầu vào cho mô hình toán. Giả thiết SPM -
trầm tích lơ lửng, Turb - độ đục, a - hệ số chặn
và b - hệ số góc, ta có quan hệ giữa SPM và
Turb xác định bởi hàm sau:
Lg(SPM) = Lg(a) + b*Lg(Turb) hay SPM =
a*Turbß
Phương pháp mô hình
Sử dụng phương pháp lưới lồng (miền
ngoài và miền trong) trong mô hình thủy động
lực gồm modul dòng chảy Delft3D-Flow,
module sóng Delft3D-Wave kết hợp với
module chất lượng nước Delft3D-Waq trong
Delft3D-3.28 [9] mô phỏng phân bố SPM. Kết
quả đầu ra của mô hình sẽ được so sánh với giá
trị thực đo về mực nước qua sai số căn phương
bình phương trung bình RMSE (Root Mean
Square Error).
Miền ngoài: hệ thống đầm phá TG-CH bao
phủ gần 215 × 106 m2 với thể tích khối nước
đầm phá 3.352 × 106 m3 (dài 70 km theo chiều
bắc nam và 10 km theo chiều đông tây).
Miền trong: khu vực đầm CH với 85 × 510
ô lưới cong trực giao giới hạn bởi vĩ tuyến
16,270 - 16,460, kinh tuyến 107,780 đến
107,910, kích thước ô lưới biến đổi từ 25 m đến
230 m bao phủ trên 95 × 106 m2 diện tích mặt
nước (dài 25 km theo chiều bắc nam và 10 km
theo chiều đông tây) với thể tích khối nước 170
× 106 m3.
Hình 1. Phạm vi nghiên cứu SPM đầm Cầu
Hai với ba mặt cắt MC1, MC2, MC3
Mô phỏng phân bố và khả năng chịu tải
161
Tính toán thủy động lực cũng như mô
phỏng khả năng chịu tải, phân bố SPM trong
hai tháng 7/2013 và tháng 10/2013 theo bước
tính 0,5 phút (hình 1). Sau lần hiệu chỉnh
cuối, tiến hành đánh giá độ chính xác của mô
hình. Kết quả kiểm chứng cho thấy: sai số
bình phương trung bình mực nước trong hai
tháng 7/2013 và 10/2013 lần lượt là
RMSE7/2013 = 0,152; RMSE10/2013 = 0,147.
Hai giá trị này đều thể hiện sự phù hợp nhất
định cả về pha triều và độ lớn, cho thấy sự
phù hợp tương đối giữa kết quả tính toán với
số liệu quan trắc.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
Đặc điểm về dòng chảy
Thủy động lực hệ đầm phá TG-CH bị chi
phối bởi 4 thành phần chính như: dòng nước
sông ra (sông Ô Lâu, sông Hương, sông Truồi),
dòng triều, dòng chảy biển ven bờ và dòng lớp
mặt dưới tác động của gió. Bên cạnh đó, do sự
bất đồng đều hình học đối với đường bờ và sự
phân bố độ sâu khác nhau khiến cho dòng tổng
hợp trong hệ đầm phá là phức tạp. Trong đó
minh họa dòng chảy tổng hợp riêng cho đầm
CH được thể hiện qua hình 2, hình 3.
Hình 2. Dòng tổng hợp trong pha triều xuống - trái, pha triều lên - phải (10/2013)
Hình 3. Dòng tổng hợp trong pha triều xuống - trái, pha triều lên - phải (7/2013)
Phạm Hải An, Nguyễn Đức Thế
162
Trong tháng 10/2013: trong pha triều xuống
dòng tổng hợp từ sông Hương chủ yếu chảy
thẳng ra phía cửa Thuận An, tại đây vận tốc
dòng chảy có giá trị lớn đạt 1 - 1,3 m/s. Mặt
khác do lưu lượng nước sông Hương đổ ra lớn
nên xu thế này vẫn chiếm ưu thế trong pha triều
lên, khiến cho khối nước biển ít có khả năng
xâm nhập sâu vào trong sông. Tác động của
chế độ thủy động lực khu vực đầm Tam Giang
(TG) giảm dần qua đầm Thủy Tú (TT) cho tới
đầm CH. Tại khu vực đầm TT, vận tốc dòng
tổng hợp lớn nhất đạt 0,3 m/s, pha triều chậm
hơn 1 giờ so với cửa Thuận An và 0,3 giờ so
với cửa Tư Hiền. Khu vực đầm CH thông với
biển qua cửa Tư Hiền hẹp và nông nên vận tốc
dòng tổng hợp tại đây yếu trong cả hai pha
triều, lớn nhất đạt 0,15 m/s.
Trong tháng 7/2013: khi lưu lượng từ sông
Hương ra giảm đi,vận tốc dòng chảy tổng hợp
lớn nhất khoảng 0,8 m/s tại khu vực cửa Thuận
An. Trong pha triều xuống, phần lớn lượng
nước từ sông Hương chảy ra phía cửa Thuận
An, một phần chảy vào đầm TT (vận tốc dòng
tổng hợp lớn nhất đạt 0,25 m/s). Khu vực trong
đầm CH, nhìn chung vận tốc dòng tổng hợp
đều nhỏ hơn 0,12 m/s.
Khả năng trao đổi nước
So với đầm TT và đầm TG, đầm CH có
diện tích và thể tích lớn hơn nhiều. Tuy nhiên
bên cạnh đặc điểm lưu lượng sông Truồi ra
nhỏ, hiện tại cửa Tư Hiền hẹp nên trao đổi
nước qua một ngày đêm tại đầm CH thấp hơn
so với đầm TT và đầm TG. Tỷ lệ trao đổi nước
tại đầm CH trong cả hai mùa nhìn chung dưới
1,1%, cho thấy chênh lệch lưu lượng nước
trung bình tại cửa Tư Hiền là không nhiều (lưu
lượng nước trung bình trong tháng 7/2013,
tháng 10/2013 lần lượt là 46 m3/s, 51 m3/s). Chi
tiết về lượng nước và tỷ lệ trao đổi nước qua
một ngày đêm được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1. Lượng nước và tỷ lệ trao đổi nước qua một ngày đêm khu vực đầm Cầu Hai
Giá trị
T10-2013 T7-2013
Chảy vào Chảy ra Tổng Chênh lệch Chảy vào Chảy ra Tổng Chênh lệch
A* 2.635.643 5.863.058 8.498.701 3.227.415 4.387.760 3.572.016 7.959.776 815.744
B* 1,02 1,04 2,06 0,02 1,03 1,02 2,05 0,01
Chú thích: A* là lượng nước trao đổi (m3); B* = (A* + V)/V là tỷ lệ nước trao đổi trung bình ngày
với V (m3) là thể tích đầm CH.
Phân bố hàm lượng SPM
Trong mùa khô, hàm lượng SPM có giá trị
lớn nhất 45 g/m3 tại cửa sông Truồi. Toàn đầm
CH hàm lượng SPM dao động trong khoảng 15
- 45 g/m3, trung bình đạt 30 g/m3 (hình 4), hàm
lượng SPM thấp nhất tại khu vực ven bờ phía
đông đầm (3 - 18 g/m3).
Hình 4. Phân bố SPM trong pha triều xuống - trái, pha triều lên - phải (07/2013)
Mô phỏng phân bố và khả năng chịu tải
163
Trong mùa mưa, hàm lượng SPM ở khu
vực cửa sông Truồi tăng lên so với mùa khô,
đạt 73 g/m3. Toàn đầm CH hàm lượng SPM
dao động trong khoảng 24 - 73 g/m3, trung bình
đạt 48 g/m3 (hình 5). Như vậy, biến động và
phân bố hàm lượng SPM chịu sự chi phối theo
mùa và lượng SPM từ sông đưa ra.
Hình 5. Phân bố SPM trong pha triều xuống - trái, pha triều lên - phải (10/2013)
Khả năng chịu tải
Dựa trên QCVN08-2008/BTNMT, đánh giá
khả năng chịu tải của khu vực đầm CH đối với
SPM chúng ta có thể thấy: vào mùa khô sự tích
lũy SPM đến 4.913 tấn (chiếm 60%), còn khả
năng tiếp nhận là 3.276 tấn (chiếm 40%), nên
khả năng chịu tải SPM của đầm vẫn còn dưới
giới hạn cho phép (GHCP). Trong khi đó vào
mùa mưa, sự tích lũy SPM lên đến 7.972 tấn
tương ứng với 96%, khả năng tiếp nhận SPM
chỉ còn 332 tấn (khoảng 4%) (bảng 2). Như vậy
trong mùa mưa, khả năng tiếp nhận SPM là rất
hạn chế, đáng ở mức báo động. Bất cứ một tác
động gia tăng SPM vào đầm cũng dẫn đến
không còn khả năng chịu tải đối với SPM trong
khu vực đầm CH.
Bảng 2. Khả năng chịu tải đối với SPM khu vực đầm Cầu Hai
SPM
(tấn)
Triều cường Triều kém
Trung bình
Nước lớn Nước ròng Nước lớn Nước ròng
Tích
lũy
Tiếp
nhận
Tích
lũy
Tiếp
nhận
Tích
lũy
Tiếp
nhận
Tích
lũy
Tiếp
nhận
Tiêu
chuẩn
Tích
lũy
Tiếp
nhận
T07 5104 3403 4738 3159 5013 3342 4799 3199 8189 4913 3276
T10 9291 387 6848 285 8558 357 7190 300 8304 7972 332
KẾT LUẬN
Kết hợp giữa phương pháp hồi quy đơn
SLR và mô hình Delft3D mô phỏng phân bố
SPM trong khu vực đầm CH bước đầu đã cho
kết quả rất khả quan, thể hiện được quy luật
phân bố SPM dưới ảnh hưởng của chế độ mùa
và tác động của nguồn cung cấp từ lục địa, từ
tải lượng nước sông trực tiếp đưa ra.
Hiện tại, lượng tích lũy SPM đã chiếm 96%
và khả năng tiếp nhận SPM đối với đầm CH là
đáng báo động, còn dưới 4%. Nguyên nhân
được xác định bởi công tác kiểm soát nguồn
thải ven đầm chưa tốt, kéo dài sẽ dẫn đến chất
lượng nước trong đầm có nguy cơ bị suy thoái.
Lời cảm ơn: Tập thể tác giả xin chân thành
cảm ơn tới Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện
Phạm Hải An, Nguyễn Đức Thế
164
tài nguyên và Môi trường biển (Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Ban chủ
nhiệm đề tài trọng điểm cấp nhà nước
KC.08.25.11/15 đã cho phép sử dụng nguồn số
liệu của đề tài và hỗ trợ kinh phí để hoàn thành
công trình này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
bal.html
2.
3.
4. Matsumoto, K., Takanezawa, T., and Ooe,
M., 2000. Ocean tide models developed by
assimilating TOPEX/POSEIDON altimeter
data into hydrodynamical model: a global
model and a regional model around Japan.
Journal of Oceanography, 56(5): 567-581.
5. Trung tâm Khí tượng Thủy văn Thừa
Thiên-Huế, 2012. Số liệu quan trắc khí
tượng thủy văn tại trạm khí tượng Huế và
trạm Thượng Nhật.
6.
ex_En.html
7.
prwoa09.html
8. Gray, J. R., Glysson, G. D., and Ziegler, A.
C., 2009. Guidelines and procedures for
computing time-series suspended-sediment
concentrations and loads from in-stream
turbidity-sensor and streamflow data. US
Geological Survey.
9. Delft3D - Flow/Wave/Morphology/Waq
User Manual 3.28.
SIMULATING THE DISTRIBUTION AND CARRYING CAPACITY
OF SUSPENDED PARTICULATE MATTER (SPM) IN CAU
HAI LAGOON - THUA THIEN-HUE PROVINCE
BY MATHEMATICAL MODEL
Pham Hai An, Nguyen Duc The
Institute of Marine Environment and Resources-VAST
ABSTRACT: By applying of regression methods to assimilate data for suspended particulate
matter as the input data to mathematical model, the paper presents the results on the distribution
and carrying capacity of suspended particulate matter in Cau Hai lagoon, Thua Thien-Hue
province during the dry season (7/2013) and rainy season (10/2013). The initial simulation show
that the water exchange in Cau Hai lagoon is weak in comparsion with that in Thuy Tu lagoon as
well as Tam Giang lagoon, leading the distribution of suspended particulate matter to be dominated
by seasonal and the suspended particulate matter from Truoi river. The overall mean concentration
of suspended particulate matter is 30 g/m3 during dry season and 48 g/m3 in the rainy season.
Notably, the carrying capacity of suspended particulate matter in Cau Hai lagoon is very low in the
rainy season, with the remaining capacity of receiving being only 4%. Therefore, a small increase
in the suspended particulate matter can result in the overload of suspended particulate matter in
Cau Hai region.
Keywords: Model, suspended particulate matter, Cau Hai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6504_23973_1_pb_2815_2079683.pdf