Cho vay là việc mà ngân hàng sẽ đưa cho khách hàng một khoản tiền với cam kết hoàn trả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Cho vay là một hoạt động rất quan trọng của tín dụng. Ngân hàng không thể huy động vốn rồi để yên đó mà phải làm cho số vốn đó sinh lãi. NHTM có nhiều hoạt động để tạo ra lợi nhuận nhưng cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu nhất. Có thể khẳng định là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu và mang tính lâu dài của ngân hàng trong các hoạt động tín dụng. Hoạt động cho vay của ngân hàng được chia thành nhiều phương thức khác nhau, tương ứng phù hợp với các nhu cầu khác nhau của khách hàng. nhu cho vay thấu chi, cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển.
Một hoạt động tín dụng khác nữa của NHTM là đầu tư. Đầu tư là một đơn vị kinh doanh tiền tệ cho nên NHTM là người nắm vững những thông tin cũng như tình hình kinh tế rõ nhất nên có thể nói các NHTM là người đầu tư có hiệu quả nhất. Với những hiểu biết của mình về các dự án đầu tư cùng với chuyên môn ngân hàng của mình, ngân hàng có khả năng tính toán và thực hiện các dự án mang lại lợi nhuận ở mức cao nhất. Các NHTM thường dùng vốn sở hữu của ngân hàng và các vốn dài hạn để đầu tư vào các công ty liên doanh, các dự án ; trở thành cổ đông của công ty cổ phần. Ở Việt Nam thì các NHTM chỉ được nắm giữ dưới 10% cổ phiếu của công ty từ đó, ngân hàng sẽ được hưởng phần lợi nhuận từ lợi nhuận của công ty.
59 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Phú, Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước với nhiều hình thức khác nhau, có dịch vụ chuyển phát nhanh sang các nước và nhiều tỉnh thành trong cả nước. Hải Phòng có 06 nhà máy cung cấp nước với công suất 152.000 m3 mỗi ngày. Nhờ có nguồn nước dồi dào từ các sông và dưới lòng đất nên nhiều nhà máy nước đang có kế hoạch xây dụng để đảm bảo việc cung cấp nước cho phát triển kinh tế, đặc biệt là cho các khu công nghiệp và khu phố mới.
Hải Phòng có các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Khu công nghiệp Nomura nằm trên đường quốc lộ 5 nối Hải Phòng- Hà Nội và khu kinh tế Đình Vũ. Khu công nghiệp Nomura được coi là một số ít của Việt Nam tốt nhất về cơ sở hạ tầng, diện tích 153 ha, trạm cung cấp điện độc lập 50 MW, nhà máy nước, một tổng đài điện thoại 2.000 đường dây và nhiều phương tiện công cộng khác. Khu kinh tế Đình Vũ được chia thành 3 phần: khu vực chế biến xuất khẩu, khu công nghiệp và khu dân cư. Khu kinh tế Đình Vũ sẽ trở thành một khu công nghiệp, khu thương mại và khu dân cư hiện đại.
Hải Phòng có nhiều khách sạn, văn phong đạt tiêu chuẩn quốc gia , nhiều nhà hàng đặc sản chất lượng cao, khu du lịch và các khu dân cư tốt phục vụ các nhà đầu tư và khách du lịch. Nhiều khu vực và phương tiện vui chơi, giải trí như sân tennis, bể bơi, sân golf mini đã và đang được hình thành. Khu du lịch Đồ Sơn có Casino Đồ Sơn duy nhất được hoạt động tại Việt Nam. Khu vui chơi, giải trí ở Đồ Sơn và Cát Bà sẽ được phát triển mạnh mẽ hơn nữa để thu hút khách du lịch.
Hệ thống ngân hàng bao gồm chi nhánh ngân hàng nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ tài chính tương đối đa dạng như chi nhánh ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh ngân hàng cổ phần INDOVINA... Một số hãng bảo hiểm nổi tiếng như AIA, Prudential, Chinfon Manulife, Bảo Việt, Pijico cũng đã có mặt tại Hải Phòng làm đa dang hóa thêm các dịch vụ tài chính, bảo hiểm trên địa bàn thành phố. Hải Phòng nối mang trực tiếp với thị trường chứng khoán quốc gia tại thành phố Hồ Chí Minh và đã có thị trường chứng khoán ở đây.Hải Phòng còn là trung tâm của nhiều hãng tàu Việt Nam như Vosco, Vinashine, Germantrans, Vinalines, Vietfrack, Vitranchart và nhiều hãng tàu nước ngoài cũng lập đại lý tại đây như Mitsui, Evergreen, Maersk, NXK, APL, DRS, Hyundai, CMA, MISC
2.2.2. Tình hình mở rộng của các DNVVN trong thành phố
Về doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp (số đang hoạt động)
Thời gian
2006
2007
Tổng cộng
Tổng số DN trên địa bàn thành phố
8.666
10.173
18.215
Số DNVVN
8593
10.125
18.083
Tỷ lệ % số DNVVN/ tổng số DN trên địa bàn thành phố
98.95%
99.52%
99.27%
( Nguồn: Kết quả điều tra DN - Cục thống kê thành phố Hải Phòng).
Phân loại DNVVN theo từng loại hình cụ thể
Loại hình
2006
2007
Tổng cộng
Công ty cổ phần
2.074
2.638
4.712
Công ty hợp doanh
8
15
23
Công ty TNHH
4.780
5.014
9.794
Công ty tư nhân
1.106
1.853
2.959
Công ty nhà nước
698
653
1.351
Tổng cộng
8.666
10.173
18.839
( Nguồn: Kết quả điều tra DN - Cục thống kê thành phố Hải Phòng).
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có khoảng hơn 10.000 DNVVN. Tốc độ phát triển trung bình hàng năm của các doanh nghiệp này là 21%. Là một đô thị loại một, lại là một thành phố cảng, các DN có cơ hội giao tham gia vào thương mại quốc tế cũng như nội địa dễ dàng hơn nên các DNVVN trên địa bàn trong thời gian gần đây cùng với xu thế chung của toàn quốc phát triển mạnh mẽ sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Số lượng các DNVVN tăng nhanh trong thành phố mọi lĩnh vực.
Trước hội nhập, các DN tại Hải Phòng đứng trước sức cạnh tranh lớn của các DN trong nước cũng như các DN có vốn nước ngoài. Mỗi DN đều nhận thức được rằng phải nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng cũng số lượng sản phẩm nên trong một thời gian ngắn, các DN tăng lên nhanh song đi đôi với chất lượng và hiệu quả hoạt động cũng tăng theo nhanh chóng.
Mang đặc điểm của các DNVVN nhỏ hiện nay, các DNVVN tại Hải Phòng cũng có những điểm mạnh và yếu riêng của mình. Nhìn chung, DNVVN trên địa bàn thành phố năng động và thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, góp phần gìn giữ và phát huy những ngành nghề truyền thống, phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp lớn ít quan tâm, tham gia tích cực vào khâu phân phối các sản phẩm đến tay người tiêu dùng tại các vũng xa xôi hẻo lánh. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp không ngừng được nâng cao. Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
2.3. Thực trạng cho vay DNVVN tại địa bàn Hải Phòng của chi nhánh ngân hàng Trần Phú
2.3.1. Chính sách cho vay DNVVN của NHNo& PTNT Việt Nam
2.3.1.1. Chính sách cho vay
Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý là để thống nhất, đảm bảo hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh, tạo được hiệu quả tốt trong kinh doanh tín dụng.
Bên cạnh đó, chính sách tín dụng cũng phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, quy định của ngân hàng trung ương. Do đó chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, là hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các bộ phận liên quan, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
Để mở rộng hoạt động tín dụng đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Để mở rộng cho vay đối với DNVVN thì ngân hàng phải có chính sách tín dụng đáp ứng nhu cầu của DNN&V, đồng thời mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
2.3.1.2. Quy trình
Quy trình cho vay của NHNo& PTNT Việt Nam bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hỗ trợ
Chuyên viên khách hàng thuộc phòng kinh doanh tại chi nhánh khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp phải hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ; tiến hành thu thập các thông tin và tài liệu cần thiết từ phía khách hàng, thu thập thông tin từ các bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu thông tin thị trường từ các phương tiện thông tin đại chúng. Các thông tin thu thập phải đầy đủ, chính xác. trung thực để có được những đánh giá đầy đủ và tổng thể về khách hàng để làm cơ sở cho việc đề xuất cấp cấp hạn mức cho khách hàng hoặc phê duyệt tín dụng cho khách hàng.
Bước 2: Thẩm định, phân tích hồ sơ
Chuyên viên khách hàng sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng phải
tiến hành thẩm định tư cách khách hàng (là cá nhân/pháp nhân), thẩm định tình hình hoạt động, năng lực tài chính của doanh nghiệp, thẩm định nhu cầu vay vốn (cấp hạn mức) và đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tuân thủ đầy đủ quy định của quy trình nhận tài sản đảm bảo. Tùy thuộc vào loại tài sản đảm bảo, chuyên viên khách hàng phối hợp với ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh hoặc ban thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng cùng đánh giá tài sản trong quá trình thực hiện thẩm định để việc đánh giá tài sản tăng tính chính xác, khách quan. Bên cạnh đó ngân hàng cần thực hiện xếp hạng doanh nghiệp.
Sau khi thẩm định và xếp hạng doanh nghiệp, cán bộ thẩm định viết báo cáo thẩm định, nội dung báo cáo phải đề xuất giá trị cho vay, lãi suất, thời hạn, tài sản đảm bảo và các điều kiện kèm theo.
Bước 3: Kiểm soát nội dung thẩm định
Trưởng phó phòng kinh doanh kiểm tra kỹ các thông tin khách hàng mà chuyên viên khách hàng cung cấp, kiểm tra lại đầy đủ các nội dung báo cáo thẩm định do chuyên viên khách hàng lập, bổ sung, đề xuất những nội dung, còn thiếu.
Bước 4: Tái thẩm định
Ban tái thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh thực hiện tái thẩm định lại hồ sơ tín dụng của phòng kinh doanh. Kiểm tra lại các nội dung thẩm định, đối chiếu với các hồ sơ tín dụng đảm bảo khớp đúng
Bước 5: Phê duyệt tín dụng
Ban giám đốc chi nhánh thực hiện phê duyệt tín dụng theo đúng mức ủy quyền. Nội dung phê duyệt phải có ý kiến rõ ràng là đồng ý hay không đồng ý kèm theo những điều kiện cụ thể.
Bước 6: Thông báo tín dụng
Cán bộ tín dụng lập thông báo có tín dụng gửi khách hàng về các nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 7: Hoàn thiện hồ sơ và thực hiện thủ tục nhận tài sản đảm bảo
Ban kiểm soát hỗ trợ kinh doanh thực hiện các thủ tục nhận tài sản đảm bảo. Kiểm định và định giá tài sản một cách chính xác, trung thực và khách quan
Bước 8: Ký kết hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ và cam kết trả nợ
Bước 9: Giải ngân và hạch toán giải ngân
Bước 10: Theo dõi và quản lý khách hàng
Kiểm tra sử dụng vốn vay đảm bảo vốn vay được sử dụng mục đích. Theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, kịp thời phát hiện những thay đổi ảnh hưởng đến khả năng và nguồn trả nợ.
Bước 11: Phân loại khoản vay
Định kỳ hàng tháng vào tuần đầu tiên của tháng kế tiếp, NHCT thực hiện phân loại các khoản vay còn dư nợ của tháng trước.
Bước 12: Đánh giá lại khoản vay và khách hàng
Định kỳ 5 tháng/lần hoặc theo yêu cầu của Giám đốc, chuyên viên khách hàng rà soát lại các khoản vay, đánh giá tổng thể tình hình hoạt động, khả năng tài chính của một nhóm khách hàng đang có dư nợ để kịp thời phát hiện những biến động ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng
Bước 13: Theo dõi và xử lý nợ quá hạn
Thu thập mọi thông tin về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá khả năng rủi ro pháp lý có thể xảy ra với doanh nghiệp. Phân tích những khó khăn mà khách hàng gặp phải dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ. Xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết cho việc thực hiện thu hồi nợ.
Qua việc xem xét quy trình cho vay, có thể thấy quy trình cho vay đối với các DNVVN tại Chi nhánh là khá chặt chẽ, ưu tiên đến việc bảo đảm an toàn đối với vốn cho vay của ngân hàng, đảm bảo thu lợi cho ngân hàng. Tuy nhiên quy trình còn rườm rà, phải qua nhiều bước mới có thể đi đến quyết định có cho vay hay không do đó có thể dẫn đến việc làm mất cơ hội kinh doanh của ngân hàng.
2.3.2. Phân tích dư nợ theo các chỉ tiêu
2.3.2.1. Phân tích dư nợ theo thời gian của năm 2007
( Đơn vị: tỷ đồng).
Chỉ tiêu:
Năm 2006
11 tháng 2007.
Tháng 12 năm 2007.
Cả năm 2007.
Tăng giảm dư nợ so với cùng kỳ năm trước.
Tuyệt đối
%
Hoạt động chung chi nhánh.
1. Doanh số cho vay.
43.500
69.077
11.000
80.077
36.577
84%
- Ngắn hạn.
33.210
52.745
7.990
60.735
27.525
83%
- Trung và dài hạn.
10.290
16.332
3.010
19.342
9.052
88%
2. Doanh số thu nợ.
14.525
45.847
6.604
52.451
37.926
261%
- Ngắn hạn.
12.623
35.047
5.999
41.046
19.689
225%
- Trung và dài hạn.
1.902
10.800
0.605
11.405
9.503
500%
3. Dư nợ.
31.974
55.204
59.600
59.600
27.626
86%
- Ngắn hạn.
23.711
41.409
43.400
43.400
19.689
83%
- Trung và dài hạn.
8.263
13.795
16.200
16.200
7.937
96%
* Trong đó tiêu dùng hộ sản xuất và cá nhân.
1. Doanh số cho vay.
11.345
23.977
3.200
27.177
15.832
140%
- Ngắn hạn.
6.200
12.088
2.900
14.988
8.788
142%
- Trung và dài hạn.
5.145
11.889
0.300
12.189
7.044
137%
2. Doanh số thu nợ.
7.106
15.259
2.240
17.499
10.393
146%
- Ngắn hạn.
5.120
11.209
2.168
13.377
8.257
161%
-Trung và dài hạn.
1.986
4.050
0.072
4.122
2.136
108%
3. Dư nợ.
12.080
20.840
21.800
21.800
9.720
80%
- Ngắn hạn.
8.521
12.673
13.000
13.405
4.884
57%
- Trung và dài hạn.
3.559
8.167
8.000
8.395
4.836
136%
* Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
32.100
53.887
56.715
56.715
24.615
77%
- Tín dụng doanh nghiệp.
19.854
34.365
36.265
36.265
16.411
83%
- Tín dụng hộ sản xuất và cá nhân.
12.246
19.522
20.450
20.450
8.204
67%
* Dư nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.
0.874
1.317
1.350
1.350
0.476
54%
- Hộ sản xuất và cá nhân.
0.874
1.317
1.350
1.350
0.476
54%
- Tổng số doanh nghiệp còn dư nợ.
0
0
0
- Số hộ còn dư nợ.
98
98
98
- Số hộ trên địa bàn.
0
* Chất lượng tín dụng.
- Nợ xấu.
3.005
0.250
0.250
0.250
- Tỷ trọng nợ xấu.
5.4%
0.4%
0.4%
- Dư nợ xấu hộ sản xuất và cá nhân.
0.005
0.005
0.005
0.005
* Doanh số được xử lý rủi ro
0
0
0
0
- Nợ xử lý rủi ro của hộ san xuất và cá nhân.
0
- Nợ đã xử lý rui ro.
0
0
0
0
- Dư nợ đã xử lý rủi ro của hộ sản xuất và cá nhân.
0
- Thu nợ đã xử lý rui ro( gốc).
0
0
0
0
- Thu nợ xử lý rui ro của hộ sản xuất và cá nhân.
0
(Số liệu ngày 24 tháng 12 năm 2007)
Như vậy:
+ Dư nợ ngắn hạn : 42.331 trđ , tăng so với đầu năm 18.620 tr đ , chiếm 72,6 % tổng dư nợ.
+ Dư nợ trung hạn: 15.995 trđ , tăng so với đầu năm 7.692 tr đ , chiếm 27,4 % tổng dư nợ.
+ Dư nợ dài hạn: không có.
Trong hoạt động cho vay của các NHTM, họ thường chú trong tới cơ cấu dư nợ theo thời gian. Các khoản vay trung và dài hạn luôn tiềm ẩn rủi ro cao hơn nhiều so với các khoản vay ngắn han. Việc quyết định cho vay các khoản vay trung và dài hạn khiến các ngân hàng vất vả hơn trong việc quản lý rủi ro do được thực hiện trong một thời gian dài và giá trị của mỗi hợp đồng cho vay này thường rất lớn. Ngân hàng luôn tìm cách điều chỉnh cơ cấu dư nợ nay theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và giảm tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ của mình. Một ngân hàng duy trì tỷ trọng của các khoản cho vay trung và dài hạn lớn đồng nghĩa với việc ngân hàng đó đang chấp nhận kinh doanh mạo hiểm hơn so với các ngân hàng có tỷ trọng các khoản cho vay ngắn hạn.
Các khoản nợ trung và dài hạn là các khoản nợ mang nhiều rủi ro, vì vậy chi nhánh đã duy trì được mức tỷ trọng dư nợ ngắn hạn khá lớn là 72.6% trong tổng dư nợ và không có các khoản dài hạn, tức là các ngân hàng đã thực hiện phân tán rủi ro tốt trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng, còn lại 27,4% là tỷ trọng của dư nợ trung hạn.
Công tác quản lý rủi ro của chi nhánh còn được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0.05%, đây chính là một khoản cho vay của chi nhành đối với một khách hàng là cá nhân với giá trị khoản vay là rất nhỏ, việc xử lý nợ xấu này cũng đã được hoàn tất. Chi nhánh Trần Phú tuyệt đối không có rủi ro trong hoạt động cho vay.
Qua bảng phân tích dư nợ trên, ta nhận thấy ràng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các DN. Dư nọ của cho vay tiêu dùng hộ sản xuất và cá nhân tính đến cuối năm 2007 là 27.177 tỷ đồng trong tổng dư nợ là 80.077 tỷ đồng tương ứng với 33.94%. Với sự phát triển mạnh của các DN trong khu vực kinh tế thành phố thì tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng này cũng đang được duy trì ở mức hợp lý.
2.3.2.2. Phân tích dư nợ theo ngành kinh tế của năm 2007
(Hiện tại, 100% khách hàng DN của ngân hàng đều là DNVVN, ngoài ra là các hộ gia đình và cá nhân)
( Đơn vị: tỷ đồng )
Stt
Chỉ tiêu
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ
Tăng giảm dư nợ so với đầu năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2007
Tuyệt đối
%
1
Doanh nghiệp nhà nước.
-
-
-
-
-
-
0
2
Hợp tác xã
0.400
0.500
1.950
2.050
2.100
0.550
-1.550
-74%
3
Công ty cổ phần
12.300
22.300
9.620
8.480
3.180
17.000
13.820
4
Công ty TNHH
18.266
30.600
4.372
25.646
5
DN có vốn đầu tư nước ngoài
-
-
-
-
-
-
0
6
DN tư nhân
0.400
1.500
-
0.960
0.400
0.940
0.540
57.40%
7
Pháp nhân khác
-
0
8
Hộ sản xuất và cá nhân
12.134
27.177
15.942
17.497
12.120
21.800
9.680
44%
Tổng cộng
43.500
80.077
14.525
52.451
31.974
59.600
27.626
86%
(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007- chi nhánh NHNo Trần Phú)
Từ bảng phân tích dư nợ trên, ta có thể rút ra được:
+ Dư nợ DNNN: không .
+ Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 35.998 triệu đồng,
tỉ trọng 61,8 %;
Trong đó : / Dư nợ CTy Cổ phần: 17.215 triệu đồng
/ Dư nợ CTy TNHH: 17.843 triệu đồng ;
/ Dư nợ DN tư nhân: 940 triệu đồng ;
+ Dư nợ HTX: 396 triệu đồng, tỉ trọng 6,7 %
+ Dư nợ hộ gia đình, cá nhân : 21.892 triệu đồng , tỉ trọng 31,5%
Các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng đều là các DNVVN, vì vậy, dư nợ cho vay các DNVVN năm 2007 chính là mức tổng dư nợ của các DN ngoài quốc doanh được ghi ở trên là 35.998 tỷ đồng, như vậy dư nợ năm 2007 tăng tương ứng so với 2006 là 61.76% trong tổng dư nợ, từ 31.974 tỷ đồng lên 59.6 tỷ đồng.
Dư nợ hợp tác xã nhanh chóng giảm với tốc độ giảm dư nợ là 74%, từ 2.1 tỷ đồng xuống 0.55 tỷ dồng.
Trong định hướng tăng trưởng dư nợ của ngân hàng cũng tập trung cho vay các đối tượng khách hàng là các DNVVN, nên các con số về tổng dư nợ cho vay có xu hướng tăng lên trong thời gian tới, đồng thời vừa đáp ứng nhu cầu tăng thêm của các DNVVN, vừa phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.3.3. Đánh giá chung về hoạt động cho vay đối với các DNVVN tại chi nhánh NHNo& PTNT Trần Phú
2.3.3.1. Những thành tựu đạt được
2.3.3.1.1. Về quy mô
Về quy mô, so với năm 2006, năm 2007, chi nhánh ngân hàng Trần Phú đẵ tăng được đáng kể quy mô cho vay đối với các DNVVN, như chúng ta đã biết, việc tăng về quy mô có thể thấy được qua việc tăng trưỏng dư nợ.
Ta có thể nhận thấy rằng, số lượng vốn huy động tăng lên rất nhanh, từ 210.179 triệu đồng lên đến gấp hơn 2 lần là 460.171 triệu đồng. Đây là vấn đề của cả một hệ thống, việc huy động vốn của mỗi chi nhánh sẽ thu được một số lượng và số lượng này được chuyển lên các ngân hàng cấp trên và sau đó được sự điều chuyển của NHNo cấp trên đến các chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống khác thiếu vốn sử dụng. Thực tế, chi nhánh đã tăng được dư nợ lên từ 32.014 triệu đồng lên 58.326 triệu đồng, đây là một sự tăng về quy mô một cách đáng kể. Trong đó, riêng năm 2007, doanh số cho vay đối với các DNVVN là 35.998 tỷ đồng trong tổng số là 58.286 tỷ đồng, tương ứng với 61,76%. Trong kế hoạch cho vay năm nay, tức là năm 2008, định hướng của ngân hàng cũng là tập trung chú trọng vào tăng doanh số cho vay đối với các đối tượng khách hàng là các DNVVN.
2.3.3.1.2. Về phương thức cho vay
Nắm rõ được việc đa dạng các hình thức cho vay là góp phần thứ nhất là giảm rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, thứ hai lại đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của các DNVVN, ngân hàng đã thực hiện được việc áp dụng nhiều phương thức cho vay khác nhau; những áp dụng này rất thuận tiện cho các DNVVN, phù hợp với một đặc điểm của các DNVVN là hoạt động sản xuất kinh doanh phong phú, có nhiều hình thức kinh doanh khác nhau.
NHNo& PTNT Việt Nam vốn áp dụng rất nhiều phương thức cho vay, song các chi nhánh nhỏ muốn áp dụng được các phương thức này không phải dễ dàng do để áp dụng được các phương thức cho vay cũng cần phải có ngân hàng hiện đang thực hiện nhiều phương thức cho vay của ngân hàng thương mại đối với các DNVVN. Chủ yếu là cho vay từng lần, và cho vay hạn mức, đây là 2 phương thức cho vay mang lại nhiều khoản vay cũng như doanh số cho vay nhất của ngân hàng, trong đó có một số hình thức cho vay mới áp dụng cho vay gần đây của các NHTM như cho vay theo tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay, cho vay xuất nhập khẩu
2.3.3.1.3. Về đối tượng cho vay
Hiện nay các DNVVN tại Hải Phòng xuất hiện ngày càng nhanh và đa dạng các loại hình khác nhau, ngoài việc giữ nguyên mối quan hệ truyền thống trước đây thì ngân hàng vẫn tích cực tìm kiếm khách hàng bằng các hoạt động cụ thể trực tiếp như: chúc tết các DNVVN là đối tượng khách hàng của ngân hàng, tìm kiếm khách hàng mới thông qua các hợp đồng kinh doanh của khách hàng cũ, ngoài ra cũng có các biện pháp cụ thể khác gián tiếp như: treo băng roll quảng bá thương hiệu của ngân hàng Theo xu thế của nền kinh tế là cổ phần hóa các DN Việt Nam, các doanh nghiệp quốc doanh cũng ngày càng mất đi, thay thế vào đó là các DN cổ phần. Thực tế các khách hàng của ngân hàng hiện nay 100% là các DNVVN, đây là thành công rất lớn của ngân hàng trong việc mở rộng các đối tượng cho vay về cả số lượng và thể loại.
2.3.3.1.4. Chất lượng và hiệu quả cho vay
Chi nhánh NHNo& PTNT Trần Phú hiện đang hoạt động kinh doanh tốt, thể
hiện ở việc 100% không có nợ xấu, điều này đồng nghĩa với việc trên lý thuyết không có rủi ro trong các khoản cho vay của ngân hàng. Đây là cũng là một thành công của ngân hàng. Giám đốc cùng với các cán bộ nhân viên đã có những cố gắng xuất sắc trong việc đảm bảo chất lượng cho vay từ công tác thẩm định đến các công tác kiểm tra giám sát các khoản vay. Các khách hàng vay vốn của ngân hàng đều chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của hợp đồng qua các kỳ trả lãi cũng như gốc.
2.3.3.2. Những mặt còn hạn chế
Các hoạt động của ngân hàng nói chung đều đạt kết quả tốt nhưng bên cạnh đó cũng có những hạn chế cần phải khắc phục bao gồm cả các nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Trước hết, ngân hàng tuy được xây dựng trên địa bàn trung tâm thành phố, rất thuận lợi cho việc mở rộng cho vay, nhưng chính vì là trung tâm thành phố nên các chi nhánh ngân hàng khác cũng tập trung rất đông đúc trên địa bàn này như: chi nhánh SACOMBANK, chi nhánh VIETINBANK, chi nhánh NAVIBANK, chi nhánh INDOVINABANK, chi nhánh VPBANKvà một số chi nhánh ngân hàng TMCP khác. Các chi nhánh ngân hàng cổ phần hiện này có sức cạnh tranh rất lớn đối với các đối thủ của mình trong đó có AGRIBANK.
Chính sách lãi suất của ngân hàng còn chưa hợp lý. Vấn đề về lãi suất là một vấn đề nhạy cảm và linh hoạt, đối với các DNVVN là đối tượng khách hàng tiềm năng, ngân hàng còn chưa mạnh dạn áp dụng các chính sách lãi suất ưu đãi đối với các khách hàng DNVVN là khách hàng mới, không gây được tâm lý thoải mái khi lựa họ chọn ngân hàng để vay vốn.
Chiến lược marketing của ngân hàng còn hạn chê, mới chỉ áp dụng các biện pháp khá đơn giản như treo băng roll khẩu hiệu chưa quảng bá được thương hiệu của mình rộng rãi trên địa bàn nên chưa được nhiều DN biết đến.
Ngân hàng chủ yếu ưu đãi đối với các khách hàng truyền thống, còn chưa mạnh dạn tìm đến những khách hàng mới và có những chính sách thông thoáng đối với các đối tượng khách hàng tiềm năng này; Cần phải nắm chắc được là rủi ro cao đồng nghĩa với lợi nhuận cao.
Ngân hàng chỉ thực hiện cho vay chủ yếu dưới hai hình thức là cho vay từng lần, và theo hạn mức. Trong phương thức cho vay từng lần thì khi mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay và trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử dụng, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Cho vay theo hạn mức, trong kỳ khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng. Những khó khăn đó đã gây ra tâm lý lo ngại cho các thành phần kinh tế nói chung và DNVVN nói riêng khi vay vốn tại chi nhánh ngân hàng.
Nguyên nhân thuộc về khách hàng là các DNVVN, các doanh nghiệp ở Hải Phòng hiện nay còn rất hạn chế về nhiều mặt như nguồn vốn nhỏ bé; đội ngũ cán bộ quản lý và lao động có trình độ chưa cao; công nghệ, thiết bị sản xuất còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp,đó là những lo ngại của các ngân hàng khi cho các DNVVN vay vốn. hơn nữa, các DNVVN chưa có được uy tín với ngân hàng bởi trong thời gian qua mặc dù có rất nhiều DNVVN làm ăn có hiệu quả nhưng bên cạnh đó còn tồn tại một số doanh nghiệp làm ăn phi pháp, buôn lậu, lừa đảo, trong quá trình kinh doanh thường chiếm dụng vốn của đối tác kinh doanh đến khi mất khả năng thanh toán thì lừa đảo ngân hàng, bên cạnh đó thì còn có tình trạng các công ty “ma” vẫn còn xuất hiện. Các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả đó đã tạo ra hình ảnh không tốt về DNVVN, gây ảnh hưởng xấu đến các DNVVN có hiệu quả và uy tín. Thêm vào, bản thân hoạt động của nhiều doanh nghiệp thuộc loại này có tính mạo hiểm, rủi ro lớn làm cho ngân hàng không mạnh tay cho vay.
Nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng chế độ kế toán; số liệu phản ánh không chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của mình. Phần lớn các báo cáo của doanh nghiệp được lập một cách thiếu chính xác, thường xuyên chỉnh sửa để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Do đó, chúng không thể phản ánh được tình hình thực tế tại các doanh nghiệp dẫn đến ngân hàng không có cách nào để kiểm tra được tình hình của doanh nghiệp làm cho chất lượng các khoản vay bị giảm sút.
Công tác quản lý nhà nước đối với các DNVVN còn nhiều sơ hở dẫn đến tình trạng phát triển tràn lan nhưng không hiệu quả của các DNVVN trong thời gian qua. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của nhà nước chưa nắm bắt được nhịp độ phát triển của các DNVVN . Nhiều DNVVN cũng đăng ký kinh doanh, và có giấy phép kinh doanh hẳn hoi nhưng cuối cùng lại không thấy đi vào hoạt động mà chỉ đi chiếm dụng vốn ngân hàng. Hơn nữa, cũng phải kể đến hệ thống thông tin mà cơ quan nhà nước cung cấp cho ngân hàng là ít.
Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ. Những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi khá nhiều nhưng tính thực thi còn kém, nhiều quy định còn bị chồng chéo. Điều này dẫn đến nhiều khâu trong quy trình của hợp đồng trên thực tế tại ngân hàng, các cán bộ tín dụng phải làm giúp cho khách hàng rồi lấy xác nhận của khách hàng để tránh các thủ tục dài dòng dẫn đến mất thời gian.
Chương 3:
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY CÁC DNVVN CỦA CHI NHÁNH NHNo& PTNT TRẦN PHÚ
3.1. Định huớng và giải pháp của ngân hàng Trần Phú
3.1.1. Nâng cao chất luợng cho vay
3.1.1.1. Nâng cao trình độ các cán bộ tín dụng của chi nhánh
Công tác tín dụng ngày càng đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, chất lượng thẩm định dự án đầu tư cũng như phương án sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ tín dụng hiện đang vừa phải thực hiện công việc cho vay vừa thực hiện thẩm định luôn các khoản vay. Do đó, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng liên quan là rất quan trọng và mang tính quyết định, đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn lành nghề và có kinh nghiệm. Để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khó khăn của công việc, thì cần có đội ngũ cán bộ đầy đủ về số lượng và chất lượng. Muốn đảm bảo tính hiệu quả của công việc cho vay đòi hỏi phải nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng. Đội ngũ cán bộ tín dụng phải được đào tạo vững chắc nghiệp vụ, có kiến thức, nắm chắc nghiệp vụ, phương pháp quy trình thẩm định, biết tính toán, phân tích các chỉ tiêu kinh tế, các định mức kỹ thuật. Đồng thời các cán bộ tín dụng cũng rất cần kinh nghiệm thực tế, có thời gian theo dõi, quản lý dự án trước khi làm công tác thẩm định.
Đội ngũ cán bộ tín dụng cần phải có đạo đức trong sáng, có tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh vững vàng để có thể đưa ra những nhận định, đánh giá một cách khách quan, minh bạch, kịp thời, đảm bảo tính chuẩn xác trong việc tham mưu cho lãnh đạo đề ra những quyết định đầu tư đúng đắn, quyết định cho vay các dự án có hiệu quả. Đây là những yêu cầu quyết định đến chất lượng công tác thẩm định các dự án đầu tư.
Để đạt được những yêu cầu trên của sở giao dịch, thường xuyên xúc tiến các giải pháp cụ thể sau:
Bố trí, sắp xếp nhân lực hợp lý, đáp ứng yêu cầu và khối công việc, khuyến khích các cán bộ nâng cao trình độ, kiến thức của mình. Tăng cường đạo tạo, đạo tạo lại, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tín dụng. Trang bị kiến thức tổng hợp để cán bộ nắm rõ phương pháp quy trình tín dụng. Thường xuyên chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, tạo ra tinh thần hăng hái lao động, môi trường làm việc phù hợp và lành mạnhđể kích thích tính sáng tạo và nhanh nhạy của cán bộ tín dụng.
Chú trọng đầu tư nguồn nhân lực hiện tại và tìm kiếm nguồn nhân lực giỏi trong tương lai, ưu tiên đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ tin học đối với cán bộ nghiệp vụ để năng động nắm bắt được thông tin tạo lực lượng cán bộ mạnh, tạo ra thế mạnh cạnh tranh và cũng như tạo ra uy tín trong nền kinh tế thị trường. Cần cẩn trọng trong việc tuyển mộ cán bộ, tiến hành kiểm tra chặt chẽ về trình độ chuyên môn, năng lực, kiến thức để bổ sung vào vị trí còn thiếu, đáp ứng yêu cầu và chất lượng hoạt động.
3.1.1.2. Tăng cường nâng cao công tác thẩm định khách hàng
Tăng cường công tác thẩm định khách hàng chính là một trong những biện pháp nhằm hình thành nên những khoản vay có chất lượng tốt. Để hoàn thành công tác này chi nhánh cần thực hiện những biện pháp sau:
Thu thập thông tin một cách đầy đủ và chính xác
Khi khách hàng xin vay tại ngân hàng, nguồn thông tin đầu tiên mà các cán bộ tín dụng thu thập được là từ bộ hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay thì tính chính xác của các thông tin này không được đảm bảo. Nhất là ở những DNVVN, họ thường tự tạo ra những báo cáo kinh doanh đẹp không giống với trên thực tế để có thể được phê duyệt vay vốn. Do đó, các cán bộ tín dụng cần phải thu thập thêm thông tin qua việc gặp gỡ trực tiếp khách hàng như: phỏng vấn trực tiếp, tham quan nhà xưởng, nói chuyện với giám đốc và người lao động
Bên cạnh những nguồn thông tin trên, cán bộ tín dụng có thể có được thông tin qua các ngân hàng khác đã có quan hệ với người vay, các doanh nghiệp có quan hệ với doanh nghiệp xin vay, các thông tin bổ sung từ báo chí. Đó là những nguồn cho những thông tin khá thực chất về tình hình của doanh nghiệp. Ngoài ra các ngân hàng còn có nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước(CIC).
Từ những nguồn thông tin như vậy cán bộ tín dụng sẽ có cái nhìn chính xác và toàn diện về đối tượng khách hàng xin vay và từ đó có những quyết định cho vay đúng đắn.
Nâng cao khả năng đánh giá, phân tích khách hàng
Công việc tiếp theo sau khi thu thập thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ phải đánh giá và phân tích khách hàng để từ đó quyết định có nên cho vay hay không. Trong quá trình phân tích cán bộ tín dụng nên chú ý một số điểm sau:
Năng lực pháp lý của khách hàng
Khách hàng vay vốn phải là cá nhân có năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Đối với khách hàng là doanh nghiệp thì người đại diện cho doanh nghiệp xin vay phải được uỷ nhiệm, có thẩm quyền để tham gia thoả thuận và ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng.
- Tư cách đạo đức của khách hàng
Tư cách của khách hàng là yếu tố mà cán bộ tín dụng có thể đánh giá mức độ an toàn của khoản vay, nó được thể hiện thông qua những tiêu chuẩn như trách nhiệm, tính trung thực, mục đích vay vốn, kế hoạch trả nợ khoản vay.
Năng lực quản lý, điều hành của khách hàng
Trong công tác cho vay cán bộ tín dụng cần phải biết được năng lực của khách hàng như thế nào vì khi đã cho vay để có thể sử dụng số vốn vay đó một cách có hiệu quả điều đó phụ thuộc một phần vào năng lực quản lý điều hành của người lãnh đạo.
Tình hình tài chính của khách hàng
Đây là nội dung vô cùng quan trọng trong quá trình phân tích khách hàng. Phân tích tài chính giúp cho ngân hàng nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng.
Tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo góp phần tăng độ an toàn cho ngân hàng khi cho khách hàng vay vốn khi mà năng lực tài chính khách hàng có độ tin cậy chưa cao. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng cần chú ý tới quyền sở hữu, giá thị trường của tài sản đảm bảo khi xem xét tài sản đảm bảo.
Ngoài những điểm trên cán bộ tín dụng cũng cần chú ý tới khả năng kiểm soát vốn vay của ngân hàng, các điều kiện môi trường kinh tế ảnh hưởng tới hoạt động cũng như xu hướng của doanh nghiệp xin vay.
3.1.2. Tập trung hoạt động Marketing Ngân hàng
Hoạt động marketing có vai trò rất lớn trong kinh doanh nói chung và kinh doanh ngân hàng nói riêng. Marketing tham gia vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh ngân hàng, góp phần tạo vị thế cho ngân hàng. Tuy nhiên, tại chi nhánh, chiến lược marketing nói chung và đối với các DNVVN nói riêng vẫn chưa được rõ ràng. Trong thời gian tới với tư cách là một chi nhánh cấp II, chi nhánh cần tập trung vào một số hoạt động chủ yếu sau:
Chủ động tìm kiếm khách hàng
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài đòi hỏi mỗi ngân hàng ngay từ bây giờ ngoài các khách hàng là DNVVN truyền thống hãy chủ động tím kiếm khách hàng cho riêng mình mà đặc biệt là khách hàng DNVVN vì loại hình doanh nghiệp này đang có xu hướng phát triển nhanh chóng. Để thu hút được khách hàng, chi nhánh nên có chính sách khách hàng một cách chi tiết, cụ thể hướng tới khách hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng, đẩy mạnh công tác tiếp thị một cách thiết thực nhất.
Một ngân hàng thành công khi không chỉ thực hiện việc cho vay đối với doanh nghiệp mà còn nên đóng vai trò là một nhà tư vấn cho doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề về tài chính cho doanh nghiệp. Để có thể làm được điều này, chi nhánh có thể liệt kê tất cả các DNVVN mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Từ đó, ngân hàng có thể xác định doanh nghiệp nào đã từng được vay, doanh nghiệp đã đề nghị vay nhưng chưa được chấp thuận, doanh nghiệp nào chưa từng vay tại ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp đã từng vay mà có uy tín thì cần có chính sách đãi ngộ dưới các hình thức khác nhau như có thể ưu đãi về lãi suất, cung cấp những dịch vụ của ngân hàng với giá ưu đãi Hoặc đối với các doanh nghiệp đã từng đề nghị vay vốn mà chưa được ngân hàng chấp thuận thì nên tìm hiểu nguyên nhân, nếu nguyên nhân từ phía ngân hàng thì ngân hàng phải kịp thời sửa chữa, còn nếu nguyên nhân từ phía doanh nghiệp thì ngân hàng có thể giúp đỡ. Và đối với doanh nghiệp chưa từng vay vốn tại chi nhánh thì nên tìm hiểu tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó như thế nào, doanh nghiệp đó có vay vốn ở các ngân hàng khác không, tại sao doanh nghiệp đó không vay ở chi nhánh mìnhBên cạnh đó cần rà soát tất cả các DNVVN trên địa bàn, tìm hiểu những doanh nghiệp chưa từng vay vốn tại ngân hàng mà lại đang cần vốn để có những biện pháp thu hút khách hàng, cùng khách hàng giải quyết những khó khăn về tài chính doanh nghiệp.
Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng
Các hoạt động marketing có thể áp dụng như tăng cường công tác quảng cáo trên báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet hay phát tờ rơi, tổ chức các hội nghị khách hàng. Đây là những hình thức marketing để cho các DNVVN có cơ hội biết về ngân hàng nhằm thu hút khách hàng.
Ngày càng tạo ra nhiều dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Nhu cầu của khách hàng ngày càng liên tục thay đổi theo trình độ phát triển nhân loại theo trình độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Chính vì vậy mà chi nhánh cần đưa ra được những sản phẩm dịch vụ kèm theo riêng của mình nhằm lôi kéo được khách hàng về mình, nâng cao tính cạnh tranh. Điều đó rất quan trọng bởi vì qua nghiên cứu ở các nước chì ra rằng tiếp cận khách hàng mà chỉ có hoạt động cho vay thì không đủ để thu hút khách hàng.
Trong các sản phẩm dịch vụ giai đoạn hiện nay, ngân hàng cần chú trọng tới hình thức thanh toán không dùng tiền mặt bởi mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt là cơ sở để các NHTM mở rộng tín dụng, phát triển cho vay, giảm lãi suất cho vay, áp dụng các công nghệ hiện đại trong thanh toán. Ngoài ra, thanh toán không dùng tiền mặt còn là một biện pháp hạn chế rủi ro trong khi cho vay, bởi khi đó khách hàng buộc phải có tài khoản thanh toán tại ngân hàng do đó ngân hàng sẽ kiểm soát được tình hình tài chính của khách hàng.
3.1.3. Tăng cường các hoạt động tiếp cận với DNVVN (Thuộc đối tuợng khách hàng của Ngân hàng)
Các DNVVN ngày càng phát triển mạnh thể hiện rất rõ ở việc số luợng của các DNVVN ngày càng tăng với tốc độ cao hơn. Vì vậy các ngân hang bên cạnh việc giữ nguyên mối quan hệ sẵn có, cần phải có các biện pháp tiếp cận nhanh chóng đối với các DN vừa mới thành lập. Các DN này do mới đuợc thành lập nên thông thuờng, vấn đề truớc mắt là mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến thiếu vốn, nhu cầu truớc mắt về vốn của họ là rất cao. Tuy nhiên, các đối tựong khách hang này thuờng không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hang vì trình độ quản lý cũng như kỹ thuật của các DN này thuờng không bằng các DN thành lập lâu năm. Chính vì vậy, để cố gắng thâm nhập đựoc các đối tuợng khách hàng này, ngân hàng cần phải cố gắng bên cạnh việc giúp đỡ về vốn còn cần phải cố gắng giúp đỡ cả về sử dụng vốn vay thế nào.
Việc tiếp cận các đối tuợng này như thế nào cũng là một câu hỏi. Trong quá trình cho vay đối với các khách hang, ngân hang có thể tìm kiếm thông tin ngay từ khách hang của mình, các đối tuợng khách hang khác chính là đối tác của khách hang. Điều này là rất thuận lợi bởi qua khách hàng, ngân hàng có thể điều tra luôn đựơc những thông tin khách hang tuơng lai.
3.1.4. Điều chỉnh mức lãi suất hợp lý để đảm bảo cạnh tranh, thu hút khách hàng nhưng phải vừa đảm bảo hạn chế rủi ro
Cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại không ít thách thức cho các NHTM, trong đó có hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam. Có thể nói cơ chế lãi suất này tạo nên môi trưòng cạnh tranh và phân bố hiệu quả vốn ngân hàng trong nền kinh tế. Kể từ khi cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận bắt đầu thực thi, lãi suất cho vay của ngân hàng thuơng mại nói chung đã có nhiều biến động theo chiều huớng tăng lên. Việc điều chỉnh các mức lãi suất là cả vấn đề thuộc về một hệ thống ngân hàng AGRIBANK, vì vậy, với tư cách là một chi nhánh AGRIBANK cấp 2, linh hoạt các mức lãi suất với các khoản vay không thuộc toàn quyền quyết định của ngân hàng Trần Phú nhưng trong một phạm vi nhất định, ngân hàng cũng có thể điều chỉnh được các mức lãi này. Khách hàng của chi nhánh Trần Phú nói chung là gồm nhiều đối tuợng khác nhau, vì vậy chi nhánh rất cần có chính sách cho vay hợp lý theo từng loại đối tuợng khách hàng. Vận dụng chính sách, chế độ nhà nuớc khuyến khích hay hạn chế đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề nào trong từng thời kỳ để đưa ra mức lãi suất phù hợp, vừa đảm bảo thu nhập cho ngân hàng, vừa phát huy vai trò là công cụ đắc lực trong việc điều tiết hoạt động đầu tư của nền kinh tế.
Trong quá trình cho vay, căn cứ vào tình hình kinh doanh uy tín, mối quan hệ tín nhiệm giữa khách hang và ngân hang mà có thể điều chỉnh lãi suất trong thời gian khách hang vay vốn, phần nào hỗ trợ tài chính cho khách hang và cũng tạo lập mối quan hệ lâu dài với khách hang. Đối với một số DNVVN là khách hang quen thuộc của ngân hang đã thực hiện nhiều lần giảm lãi suất cho vay khiến cho các DN cũng muốn giữ quan hệ lâu dài với ngân hang được huởng sự ưu đãi này.
3.1.5. Điều chỉnh hạn mức cho vay theo TSBĐ hợp lý cho riêng các đối tuợng khách hàng là DNVVN
Đây là một trong những vấn đề đang gây khó khăn lớn cho chi nhánh ngân hàng Trần Phú, trong việc giải quyết cho vay đối với các khách hàng là các DNVVN, đặc biệt nổi lên là vấn đề tài sản thế chấp.
Trong thời gian qua ngân hàng cũng đã có những linh hoạt trong vấn đề tài sản thế chấp các khoản vay của các DNVVN, tài sản thế chấp của các DNVVN chủ yếu là đất là tài sản gắn liền với đất. Việc thẩm định xác định giá trị tài sản thế chấp cũng như xác định mức vay dựa trên giá trị tài sản bảo đảm khá phức tạp, đất đai rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của thị trưòng, hơn nữa, một vấn đề đặt ra là đất đai nếu trong truờng hợp xấu nhất là DN bị phá sản thì diện tích đất thế chấp đó thong thuờng không phát mại được theo giá cả thị trưòng. Thủ tục tiền vay cũng khá phức tạp, đây là vấn đề gây bức xúc cho cả hai phía, khách hàng và cán bộ tín dụng.
Đối với khách hàng có mối quan hệ thuờng xuyên hay còn gọi là các khách hàng truyền thống có uy tín cao với ngân hàng, khách hàng có thể linh động trong việc áp dụng chính sách, chế độ tạo lập mối quan hệ tín dụng thông thoáng hơn, như cho vay trên mức quy định số tiền cho vay dựa trên giá trị tài sản báo đảm.
Riêng đối với vấn đề giá trị của khoản vay tính trên tài sản bảo đảm có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý rủi ro của khoản vay. Nguyên tắc trước tiên của việc quản lý rủi ro khi cho vay mà ngân hàng phải thực hiện đó là phải “nắm đằng chuôi”. Cái “chuôi” đầu tiên ở đây chính là tài sản bảo đảm. Về nguyên tắc, ngân hàng hoàn toàn có thể cho vay với giá trị khoản vay dưới mức giá trị tài sản bảo đảm, thậm chí có thể không cần đến tài sản bảo đảm; nhưng vấn đề đặt ra là ngoài việc cho vay dựa trên tài sản bảo đảm là vấn đề nguyên tắc đối với một chi nhánh thì: thứ nhất, tất cả các khoản vay đều chắc chắn tiềm ẩn rủi ro, ngay cả các DN cũng không thể phủ nhận điều này, thứ hai là khi ngân hàng nắm giữ tài sản bảo đảm sẽ nâng cao được trách nhiệm của khách hàng đối với các khoản vay của mình tại ngân hàng hơn. Việc áp dụng cho vay ưu đãi chủ yếu thực hiện dựa vào tính thân thiết của khách hàng đối với các đối với ngân hàng, mà thực tế, tính thân thiết của các mối quan hệ là một vấn đề nhạy cảm, nên việc áp dụng ưu đãi cũng cần phải có sự khéo léo của ngân hàng và sự hợp tác của khách hàng. Tuy nhiên, việc mở rộng cho vay DNVVN là phương hướng phát triển của ngân hàng nên việc cho vay dựa trên giá trị tài sản bảo đảm cần phải có điều chỉnh theo hướng có lợi hơn cho khách hàng so với hiện nay.
3.1.6. Đa dạng các hình thức cho vay để phù hợp với nhu cầu khách hàng, đồng thời tránh “ bỏ trứng một giỏ”
Việc đa dạng các hình thức cho vay một phần làm hài lòng khách hàng vì thỏa mãn được nhiều nhu cầu của khách hàng, một phần, các hình thức cho vay đa dạng, điều đó có nghĩa là các rủi ro đã được chia nhỏ ra cho mỗi khoản vay khác nhau, tránh được tình trạng bỏ trứng một giỏ, nếu có tổn thất xảy ra cũng không thể xảy ra theo dây chuyền.
Nhằm tăng khả năng thích hợp của các hình thức vay với sản phẩm của các DNVVN và đa dạng hoá các hình thức cho vay. Trong thời gian tới chi nhánh nên mở rộng thêm các hình thức cho vay khác ngoài những hình thức mà chi nhánh đang thực hiện.
Ngân hàng có thể áp dụng hình thức cho vay luân chuyển đối với các DNVVN. Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hóa. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho các khách hàng, thủ tục vay chỉ cần thực hiện một lần cho nhiều lần vay, khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, vì vậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn. Hình thức cho vay này thường áp dụng với các doanh nghiệp có chu kỳ tiêu thụ ngắn, có quan hệ vay trả thường xuyên, các doanh nghiệp thương nghiệp. Vì vậy, hình thức cho vay này rất thích hợp với các DNVVN và xu hướng phát triển của các doanh nghiệp.
Ngoài ra cũng có thể cho vay theo nhiều hình thức khác nếu như khách hàng có nhu cầu và ngân hàng thấy rằng như vậy là hợp lý, có lợi cho cả hai bên.
3.1.7. Nghiêm túc hơn trong việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng
Kiểm tra, kiểm soát khi cho vay giúp cho việc ngăn ngừa những ý đồ vay xấu của khách hàng mà còn xác định được những khoản cho vay có vấn đề để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời. Do vậy công tác này cần phải được thực hiện môt cách chặt chẽ. Có một số biện pháp cần thực hiện như sau:
Thường xuyên định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng thông qua sổ sách hạch toán theo dõi của khách hàng, hoá đơn chứng từ hạch toán, kiểm tra tiến độ thi công.
Cán bộ tín dụng phải dựa vào các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp tính toán phân tích tình hình tài chính của khách hàng, khả năng thực hiện kế hoạch của dự án để từ đó xác định khả năng trả nợ của khách hàng.
Thường xuyên kiểm tra các hồ sơ đảm bảo, tài sản đảm bảo tiền vay để có những phương án xử lý kịp thời. Tránh tình trạng mất mát, hư hỏng, chuyển nhượng quyền sở hữu, những biến động của thị trường gây tổn thất cho ngân hàng.
Ngoài ra chi nhánh cũng cần tăng cường kiểm tra việc thực hiện theo đúng quy trình tín dụng của các cán bộ tín dụng khi thực hiện cho vay.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Kiến nghị với các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho các DNVVN phát triển và tiếp cận với NH
Tạo môi trường kinh tế thuận lợi: Tiếp tục xây dựng cơ chế thị trường hoàn chỉnh, đồng bộ. Cải cách chính sách tiền tệ và chính sách đối ngoại; tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa, hợp tác với các nước trên thế giới, dần hoàn thiện môi trường đầu tư trong và ngoài nướcđể phù hợp với sự phát triển hiện nay của DNVVN cũng như của nền kinh tế.
Công tác quản lý nhà nước đối với các DNVVN còn nhiều sơ hở dẫn đến tình trạng phát triển tràn lan nhưng không hiệu quả của các DNVVN trong thời gian qua. Mặt khác, các DNVVN được thừa nhận là thành phần kinh tế tồn tại tất yếu và chủ yếu trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam nhưng nhà nước vẫn chưa thực sự có được môi trường pháp lý thuận lợi để các DNVVN có định hướng phát triển. Ví dụ như chính sách thuế hiện nay đang áp dụng với DNVVN còn nhiều bất cập bởi vẫn tồn tại nhiều mức thuế khác nhau với cách quản lý phức tạp, không chặt chẽ đã gây ra nhiều phiền hà cho các doanh nghiệp đồng thời dẫn đến hiện tượng trốn thuế. Chính vì vậy, nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện một cách sâu sát, triệt để hình thành những doanh nghiệp thực sự có chất lượng và như thế thì cho vay đối với các DNVVN mới có hiệu quả.
3.2.2. Kiến nghị với NHNo& PTNT Việt Nam
Hệ thống NHNo& PTNT Việt Nam trực thuộc NHNN Việt Nam, là cơ quan lãnh đạo cao nhất, chỉ đạo hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh Trần Phú, do vậy NHNo & PTNT Việt Nam bên cạnh việc thực thi và triển khai những quy định, những văn bản mà NHNN đã ban hành thì NHNo & PTNT Việt Nam cần có những quy định rõ ràng hơn nữa, cụ thể là về DNVVN để làm định hướng cho chi nhánh Trần Phú cũng như các chi nhánh khác.
Ban hành văn bản hướng dẫn quy định thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay riêng đối với các loại hình DNVVN. Thường xuyên có những hướng dẫn, định hướng cho vay DNVVN để đôn đốc các chi nhánh thực hiện cho vay các DNVVN.
Ở Việt Nam hiện nay số lượng DNVVN ngày càng gia tăng vì vậy công tác cho vay của các cán bộ tín dụng phải thực hiện càng nhiều vì vậy những sai sót xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Do đó việc kiểm tra, kiểm soát quy trình cho vay riêng đối với các DNVVN để có những chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời.
NHNo & PTNT Viêt Nam cũng cần hỗ trợ về tài chính, thông tin, nhân lực, công nghệ cho các chi nhánh để toàn hệ thống thực hiện tốt quy trình cho vay phát triển có hiệu quả cho vay DNVVN.
Hơn nữa, NHNo & PTNT Việt Nam cần khai thác các nguồn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng nhà nước và các tổ chức khác, có sự phân bổ hợp lý giữa các chi nhánh trong hệ thống làm cho các chi nhánh có thêm nguồn vốn để hỗ trợ các DNVVN.
3.2.3. Kiến nghị với các DNVVN
Để thực hiện tốt việc phát triển cho vay đối với các DNVVN thì ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, ngành ngân hàng cũng như chi nhánh Trần Phú rất cần thiết sự hợp tác và cố gắng từ chính bản thân của các DNVVN. Muốn vậy các DNVVN cần chú ý tới những vẫn đề sau:
Thường xuyên tiếp cận thông tin trên thị trường cũng như các ngân hàng để có thể đáp ứng yêu cầu của ngân hàng khi vay vốn tại ngân hàng. Đó cũng là một biện pháp làm tiết kiệm được thời gian, từ đó tiết kiệm đuợc chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình vay vốn ngân hàng.
Đào tạo nguồn nhân lực: đây là môt yêu cầu cấp thiết trong quá trình hội nhập. Bên cạnh việc chính phủ có những chương trình đào tạo, cập nhật thông tin cho các DNVVN thì bản thân các DNVVN phải chủ động đào tạo đội ngũ nhân viên, coi đầu tư vào nguồn nhân lực là một khoản đầu tư chiến lược không thể thiếu trong quá trình kinh doanh. Trong việc đào tạo thì chủ DNVVN phải là người đi đầu trong việc nâng cao năng lực quản lý đặc biệt là khả năng lập kế hoạch kinh doanh một cách khả thi cho doanh nghiệp, đó là điều kiện hàng đầu cho doanh nghiệp có thể tiêp cận được nguồn vốn của các ngân hàng.
Hệ thống sổ sách cần rõ ràng, và đầy đủ thông tin minh bạch. Hiện nay DNVVN chưa chú trọng đến việc lập báo cáo tài chính theo đúng quy định, chuẩn mực. Các báo cáo gửi lên ngân hàng nhiều khi còn sơ sài, không đủ những thông tin cần thiết. Thậm chí có những trường hợp số liệu đưa lên không đúng thực tế gây ra cho nhiều ngân hàng trong việc thẩm định hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp, điều đó dẫn đến doanh nghiệp đó không vay được vốn mặc dù doanh nghiệp có thể được vay vốn. Vì vậy, các DNVVN cần tuân thủ các quy định, chế độ tài chính kế toán.
Trên đây là một vài ý kiến kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các DNVVN. Để thực hiện tốt các giải pháp đề ra, tất cả các cơ quan chức năng, hệ thống NHNo & PTNT trong đó có chi nhánh ngân hang Trần Phú phải liên kết chặt chẽ, phối hợp một cách đồng bộ để nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng, trợ giúp cho các DNVVN về vốn sao cho thành phần kinh tế DNVVN ngày càng phát triển.
LỜI KẾT
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế các nước trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách nổi bật. Số lượng các DNVVN tăng lên nhanh chóng trong nhưng năm gần đây chính là một dâu hiệu đáng mừng của ngành ngân hàng đối với việc tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động cho vay của mình nhằm cấp vốn cho đối tượng khách hàng này phát triển thuận lợi. Trong tương lại, các DNVVN còn phát triển nhanh và mạnh hơn, khiến cho các NH đứng trước nhiều thuận lợi và thách thức.
Trước tình hình phát triển mạnh mẽ của các DNVVN trên địa bàn Hải Phòng, chi nhánh NHNo& PTNT Trần Phú, Hải Phòng cần cố gắng phát huy được những thành quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tiếp thu kinh nghiệm để ngày càng mở rộng cho vay đối với các đối tượng khách hàng là các DNVVN nhằm thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN trong thành phố, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước sau khi đã hội nhập.
Trong chuyên đề này, em đã cố gắng hết sức mình nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phan Thị Thu Hà và các cô chú, anh chị đang làm việc tại chi nhánh NHNo Trần Phú, Hải Phòng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề và khóa thực tập này.
Hải Phòng, ngày 04 tháng 05 năm 2008
Sinh viên
ĐÀO VIẾT BAN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngân hàng thương mại - TS. Phan Thị Thu Hà
Ngân hàng thương mại - TS. Nguyễn Minh Kiều
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo& PTNT Trần Phú, Hải Phòng trong 3 năm 2005, 2006, 2007 và phương hướng hoạt động của chi nhánh năm 2008
Các văn bản pháp luật kinh tế có liên quan
Sổ tay và cẩm nang tín dụng do NHNo& PTNT Việt Nam ban hành
Kết quả điều tra doanh nghiệp tại Hải Phòng của 2 năm 2006, 2007- Tổng cục thống kê- cục thống kê thành phố Hải Phòng
Internet:
Các trang web tham khảo
www.agribank.com.vn
www.mof.gov.vn
www.sbv.gov.vn
ivr.moi.gov.vn
Saga.vn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7638.doc