ứng [17, 18].
SNP rs6548238 nằm cách gen TMEM18
khoảng 30kb về phía đầu 3’. SNP này có thể
ảnh hưởng đến quá trình sao mã của gen
TMEM18 do ảnh hưởng đến sự kết hợp của các
nhân tố sao mã hoặc nhân tố cùng điều hòa quá
trình sao mã, tuy nhiên cơ chế cụ thể của quá
trình này hiện vẫn chưa biết [11]. Nghiên cứu
trên người cho thấy SNP này liên quan đến béo
phì và đặc điểm nhân trắc của trẻ em Châu Âu
[20], Thụy Điển [10]. Nghiên cứu của Wang và
cs năm 2012 [18] trên trẻ Trung Quốc cho thấy
SNP rs6548238 liên quan đến béo phì ở trẻ nam
mà không liên quan ở trẻ nữ, chứng tỏ sự biểu
hiện của gen này chịu sự ảnh hưởng của yếu tố
giới tính.
Trong nghiên cứu này, sau khi điều chỉnh
theo tuổi và giới tính cho kết quả ảnh hưởng
của alen C đến béo phì ở trẻ (OR*=1,7;
p*=0,05), chứng tỏ mối liên quan giữa SNP
rs6548238 và béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội chịu
ảnh hưởng của tuổi và giới.
Do tỷ lệ trẻ béo phì ở Việt Nam đang gia
tăng nhanh chóng, hơn nữa trên 50% trẻ béo phì
sẽ duy trì tình trạng thừa cân này ở tuổi trưởng
thành [21]. Chính vì vậy, những nghiên cứu về
các yếu tố nguy cơ bao gồm những yếu tố môi
trường, di truyền và sự tương tác giữa các yếu
tố này đến béo phì là rất cần thiết cho công tác
dự báo và phòng tránh béo phì. Nghiên cứu của
chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên công bố về ảnh
hưởng của SNP rs6548238 đến béo phì ở trẻ em
Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cần mở
rộng hơn về đối tượng nghiên cứu (khu vực
sống, lứa tuổi) và phân tích ảnh hưởng của
nhiều SNP trên nhiều gen, cũng như sự tương
tác giữa các SNP đó với nhau và với yếu tố môi
trường sống, từ đó sẽ giúp có bức tranh tổng thể
về những yếu tố nguy cơ đến béo phì ở người
Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa đa hình nucleotide đơn rs6548238 gen TMEM18 và béo phì ở trẻ Tiểu học Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 82-88
82
Mối liên quan giữa đa hình nucleotide đơn rs6548238
gen TMEM18 và béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội
Lê Thị Tuyết*, Dương Thị Anh Đào
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 05 tháng 4 năm 2018
Chỉnh sửa ngày 10 tháng 5 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 6 năm 2018
Tóm tắt: Gen TMEM18 (the transmembrane 18) đã được báo cáo liên quan đến béo phì ở quần thể
người châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên, mối liên quan của gen này với béo phì ở người
Việt Nam chưa được công bố. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mối liên quan của rs6548238
gen TMEM18 với béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội. Nghiên cứu bệnh - chứng được tiến hành trên 559
trẻ (278 trẻ béo phì và 281 trẻ bình thường). Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được phân loại theo hai
tiêu chẩn WHO 2007 và IOTF 2000. Kết quả cho thấy: tỷ lệ alen nguy cơ C ở nhóm trẻ béo phì
cao hơn so với ở nhóm trẻ bình thường (0,964 so với 0,939, p=0,056); sau khi điều chỉnh theo tuổi,
giới cho thấy có mối liên quan giữa SNP rs6548238 với béo phì ở trẻ trong mô hình di truyền lặn
(trẻ có kiểu gen CC có nguy cơ béo phì cao hơn 1,8 lần so với trẻ mang kiểu gen TT, CT) và mô
hình cộng gộp alen C (tăng thêm 1 alen C làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ 1,7 lần).
Từ khóa: Béo phì, trẻ em, gen TMEM18, rs6548238.
1. Mở đầu
Béo phì ở trẻ em là một trong những vấn đề
sức khỏe cộng đồng được quan tâm nhất hiện
nay do hậu quả xấu của nó mang lại tới sức
khoẻ và tâm lý của trẻ [1]. Ở nước ta hiện nay
tỷ lệ trẻ béo phì đang tăng lên nhanh chóng
đặc biệt là khu vực thành thị [2-3]. Béo phì là
một bệnh đa nhân tố, do ảnh hưởng của các
yếu tố môi trường [4] và yếu tố di truyền
(gen) [5], cũng như sự tương tác giữa gen và
môi trường [6].
_______
* Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-968795555.
Email: lttuyet@gmail.com, tuyetlt@hnue.edu.vn
https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4109
Nghiên cứu mối liên quan của toàn bộ gen
(genome wide association, GWA) và các phân
tích tổng hợp (meta-analysis) đã phát hiện
nhiều đa hình nucleotide đơn (single nucleotide
polymophism, SNP) ở nhiều gen có ảnh hưởng
đến các tính trạng liên quan đến béo phì ở nhiều
cộng đồng dân cư Châu Âu, Châu Á và Châu
Phi [7-8]. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy: do
đặc điểm của tính di truyền chủng tộc, sự khác
nhau về các yếu tố dinh dưỡng, hoạt động thể
lực, yếu tố kinh tế - xã hội mà ảnh hưởng của
gen đối với béo phì ở các quần thể là khác nhau
[8-9].
Một trong những gen được báo cáo nhiều
liên quan đến béo phì ở các nghiên cứu GWA là
gen TMEM18 (Transmembrane 18) [7-8]. Gen
TMEM18 nằm trên NST số 2, mã hoá cho
L.T. Tuyết, D.T.A. Đào / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 82-88 83
protein xuyên màng TMEM18 - là một protein
nhỏ, gồm khoảng 140 acid amin - liên quan đến
sự di cư tế bào của tế bào tiền thân thần kinh.
Ngoài ra, gen này còn biển hiện mạnh ở những
vùng não liên quan đến điều hoà lượng thức ăn
ăn vào vào điều hoà năng lượng của cơ thể như
vùng dưới đồi và não sau [10].
Rs6548238 là SNP nằm gần TMEM18, có
thể ảnh hưởng đến quá trình phiên mã của gen
TMEM18 do ảnh hưởng đến sự kết hợp của các
nhân tố phiên mã [11]. SNP này là một trong
những SNP đầu tiên ở gen TMEM18 được phát
hiện liên quan đến béo phì vào năm 2009 trong
nghiên cứu của Zhao và cs [12] và cho đến nay
các nghiên cứu về ảnh hưởng của SNP này đến
béo phì mới chủ yếu thực hiện trên đối tượng
người Châu Âu và người da trắng [7-9].
Gần đây, chúng tôi đã thành công trong việc
xây dựng quy trình xác định kiểu gen SNP
rs6538238 ở điều kiện phòng thí nghiệm Việt
Nam [13] và đã xác định được tỷ lệ kiểu gen và
alen của SNP này ở trẻ tiểu học Miền Bắc cũng
như đặc điểm nhân trắc của trẻ ở các nhóm kiểu
gen [14]. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có báo
cáo nào về mối liên quan của gen TMEM18 đến
béo phì ở trẻ Việt Nam. Do đó, mục tiêu của
nghiên cứu này là xác định mối liên quan giữa
SNP rs6548238 gen TMEM18 và béo phì ở trẻ
tiểu học Hà Nội. Kết quả của nghiên cứu sẽ góp
phần cung cấp dữ liệu về ảnh hưởng của gen
TMEM18 đến béo phì ở trẻ và góp phần cho
việc cho công tác dự phòng béo phì hiệu quả
ngay ở giai đoạn đầu cuộc đời.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu bệnh - chứng
gồm 281 trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình
thường (gọi tắt là bình thường) và 278 trẻ béo
phì được lựa chọn từ đề tài Sở Khoa học và
công nghệ Hà Nội mã số 01C-08/05-2011-2
được tiến hành từ tháng 10 đến tháng 12 năm
2011. Trẻ bình thường và béo phì được phân
loại thoả mãn cả hai tiêu chuẩn của Tổ chức Y
tế thế giới (World Health Organization, WHO)
năm 2007 và Tổ chức hành động vì béo phì
quốc tế (The Internatinal Obesity Task Force,
IOTF) năm 2000. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng
nghiên cứu là những trẻ đang mắc bệnh cấp
tính, mạn tính hay đang điều trị rối loạn lipid
máu, béo phì.
Đề tài đã được Hội đồng Đạo đức Viện
Dinh dưỡng thông qua theo quyết định mã số
12-01/HĐĐĐ năm 2011. Bố mẹ của trẻ tham
gia nghiên cứu được cung cấp đầy đủ thông tin
về mục đích của nghiên cứu và có giấy đồng ý
tham gia nghiên cứu.
2.2. Thu thập số liệu
Sử dụng phương pháp thường quy để đo các
chỉ số nhân trắc gồm tuổi, chiều cao, cân nặng,
chu vi vòng eo, chu vi vòng mông. Chiều cao
đứng được đo bằng thước có độ chính xác
0,1cm. Cân nặng được đo bằng cân điện tử với
độ chính xác 100g. Vòng eo, vòng hông được
đo bằng thước dây, kết quả tính bằng cm.
2 ml máu tĩnh mạch của đối tượng nghiên
cứu được lấy vào buổi sáng sau khi nhịn đói ít
nhất 8 giờ. Máu được bảo quản ở ống tráng
dung dịch chống đông EDTA (ethylene diamin
tetraacetic acid), sau đó được chia vào ống nhỏ
và bảo quản ở nhiệt độ -800C.
2.3. Phương pháp phân tích kiểu gen
- Sử dụng bộ kit Winzard® Genomic DNA
Purification (Promega Corporation, Mỹ) để tách
ADN từ tế bào máu.
- Phân tích kiểu gen SNP rs6548238 bằng
phương pháp RFLP-PCR (đã được trình bày ở
công bố gần đây [13]).
2.4. Phân tích số liệu thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để thực hiện
các kiểm định thống kê. Các biến định lượng
được kiểm tra phân phối chuẩn và được so sánh
bằng kiểm định Student T test hoặc phân tích
phương sai một yếu tố hoặc Man-Withney-U
test hoặc Kruskall-Walit test. So sánh giữa các
tỷ lệ bằng kiểm định 2 test hoặc Fisher Exact
test. Mối liên quan của gen đối với béo phì
L.T. Tuyết, D.T.A. Đào / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 82-88
84
được xác định bằng phân tích hồi quy logistic.
Giá trị P≤0,05 theo 2 phía được coi là có ý
nghĩa thống kê.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Các đặc điểm về tuổi, giới, nhân trắc của
hai nhóm đối tượng nghiên cứu được thể hiện ở
Bảng 1. Kết quả so sánh cho thấy giữa hai
nhóm bình thường và béo phì không có sự khác
nhau về tỷ lệ giới tính, tuổi (p>0,05). Nhóm béo
phì có tỷ lệ trẻ ở khu vực nội thành, chiều cao,
Z score chiều cao theo tuổi, cân nặng, Z score
cân nặng theo tuổi, BMI, Z score BMI theo
tuổi, vòng eo, vòng mông, tỉ lệ eo mông cao
hơn đáng kể so với nhóm bình thường với
p<0,0001.
Đối tượng bệnh chứng của nghiên cứu này
được lấy từ nghiên cứu cắt ngang trên 7.750
học sinh 31 trường tiểu học Hà Nội (13 trường
ngoại thành và 18 trường nội thành). Nghiên
cứu cắt ngang này cho thấy tỷ lệ trẻ béo phì ở
khu vực nội thành cao hơn khu vực ngoại thành
[3, 15]. Chính vì vậy mà khi chọn đối tượng
cho nghiên cứu bệnh - chứng, tỷ lệ trẻ ở khu
vực nội thành trong nhóm béo phì cao hơn so
với nhóm bình thường (61,9% so với 52,3%,
p=0,014).
Do mong muốn có sự tương đồng về đặc
điểm giới tính và tuổi của các đối tượng nghiên
cứu giữa nhóm bệnh và nhóm chứng nên khi
gửi thư mời trẻ tham gia nghiên cứu, thư gửi
phụ huynh xin đồng ý cho lấy máu và khi chọn
đối tượng cho nghiên cứu bệnh - chứng, chúng
tôi đã cố gắng chọn các đối tượng thuộc hai
nhóm bình thường và béo phì gần có sự tương
đương nhau về tuổi và giới tính theo tỷ lệ 1:1.
Chính vì lý do này mà giữa hai nhóm bình
thường và béo phì trong nghiên cứu này không
có sự khác biệt về tuổi, tỷ lệ giới tính (P>0,05).
Mặt khác, theo kết quả điều tra cắt ngang thì tỷ
lệ béo phì ở nam cao hơn ở nữ [3, 15], do đó,
trong nghiên cứu bệnh - chứng này ở cả hai
nhóm (trẻ bình thường và trẻ béo phì) tỷ lệ trẻ
nam đều cao hơn so với trẻ nữ (62,2% trẻ nam
ở nhóm bình thường và 71,9% trẻ nam ở nhóm
béo phì).
Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Nhóm bình thường (n = 281) Nhóm béo phì (n = 278) P
Khu vực sống nội thành (%) 52,3 61,9 0,014
Giới tính nam (%) 62,2 71,9 0,084
Tuổi (năm) 8,1 ± 1,4 8,0 ± 1,3 0,337a
Chiều cao (cm) 125,5 ± 9,0 130,0 ± 8,7 < 0,0001a
Z-score chiều cao/tuổi -0,31 ± 0,79 0,58 ± 0,98 < 0,0001a
Cân nặng (kg) 23,8 (20,8 – 27,4) 38,8 (34,2 – 45,7) < 0,0001b
Z-score cân nặng/tuổi -0,35 (-0,93 – -0,12) 2,62 (2,19 – 3,07) < 0,0001b
BMI (kg/m2) 15,2 (14,5 – 16,3) 23,5 (21,9 – 25,1) < 0,0001b
Z-score BMI/tuổi -0,26 (-0,85 – 0,27) 2,98 (2,67 – 3,33) < 0,0001b
Chu vi vòng eo (cm) 52,7 (49,5 – 55,5) 72,1 (68,3 – 77,9) < 0,0001b
Chu vi vòng mông (cm) 62,2 (61,4 – 63,0) 77,9 (77,0 – 78,8) < 0,0001c
Tỷ lệ eo/mông 0,86 ± 0,06 0,94 ± 0,05 < 0,0001a
So sánh tỷ lệ giới tính giữa 2 nhóm bằng 2test.
a Các biến tuân theo phân phối chuẩn được biểu diễn bằng giá trị trung bình±độ lệch chuẩn,p nhận được từ kiểm định
Student’s t test.
b Các biến không tuân theo phân phối chuẩn được biểu diễn bằng trung bình nhân (95%CI), p nhận được từ kiểm định
Student’s t test.
c Các biến không tuân theo phân phối chuẩn biểu diễn bằng trung vị (25th-75th percentile), p nhận được từ kiểm định
Mann-Withney U test.
L.T. Tuyết, D.T.A. Đào / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 82-88 85
Ở trẻ em, các chỉ số nhân trắc như cân nặng,
chiều cao, BMI, tỷ lệ mỡ cơ thể thay đổi theo
tuổi và giới [16]. Do đó, hiện nay, khi thực hiện
nghiên cứu trên cộng đồng, phương pháp xác
định tình trạng dinh dưỡng của trẻ là dựa trên 3
chỉ số: một là cân nặng theo chiều cao (tức là
BMI), hai là chiều cao theo tuổi, ba là cân nặng
theo tuổi. Trong đánh giá tình trạng dinh
dưỡng, mỗi chỉ số này có một ý nghĩa riêng.
Chỉ số BMI thích hợp để đánh giá tình trạng
dinh dưỡng cấp tính, do đó sử dụng trong các
đánh giá nhanh, can thiệp ngắn hạn. Chỉ số
chiều cao theo tuổi phản ánh tình trạng dinh
dưỡng trong thời gian dài hoặc trong quá khứ,
do đó là chỉ số thích hợp nhất cho đánh giá dài
hạn ví dụ như trong theo dõi ảnh hưởng của
điều kiện dinh dưỡng, hoạt động thể lực, kinh tế
xã hội. Chỉ số cân nặng theo tuổi phản ánh tình
trạng thiếu (hoặc cân bằng hoặc thừa) dinh
dưỡng nói chung, cũng như phản ánh tốc độ
phát triển của trẻ, không mang ý nghĩa đặc hiệu
như hai chỉ số trên. Hơn nữa, trong nghiên cứu,
từ những chỉ số trên, tính điểm Z score cho
phép nhận định toàn diện hơn, đặc biệt là khi so
sánh. Trong nghiên cứu này, chỉ số BMI được
sử dụng để phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ
bình thường và béo phì thỏa mãn cả hai tiêu
chuẩn của WHO 2007 và IOTF 2000. Sử dụng
tiêu chuẩn của WHO 2007 cho phép tính được
Z score chiều cao theo tuổi, Z score cân nặng
theo tuổi và Z score BMI theo tuổi từ đó loại
trừ được trẻ suy dinh dưỡng các thể thấp còi,
gầy còm, nhẹ cân khỏi nghiên cứu. Trẻ béo phì
thường có cân nặng, Z score cân nặng theo tuổi,
BMI, Z score BMI theo tuổi, vòng eo, vòng
mông, tỉ lệ eo mông cao hơn đáng kể so với
nhóm bình thường.
3.2. Tỷ lệ kiểu gen và alen của SNP rs6548238
ở trẻ nhóm bình thường và nhóm béo phì
Bảng 2 trình bày kết quả về tỷ lệ các kiểu
gen, alen của SNP nghiên cứu ở trẻ tiểu học
bình thường và trẻ béo phì Hà Nội.
Kết quả cho thấy ở SNP rs6548238 không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ
kiểu gen giữa hai nhóm bình thường và béo phì.
Tuy nhiên, tỷ lệ alen có xu hướng khác biệt
giữa hai nhóm bệnh và chứng (p=0,056), trong
đó alen có tần số thấp (alen T) ở nhóm bình
thường cao hơn so với nhóm béo phì (0,061 so
với 0,036).
Nghiên cứu của K. Hotta trên người Nhật
Bản [17], nghiên cứu của J. Wang trên người
Trung Quốc [18] và một số nghiên cứu trên
người Da trắng [7-9] đều cho kết quả alen làm
tăng nguy cơ béo phì ở SNP rs6548238 là alen
C. Ở nghiên cứu của chúng tôi trên trẻ Hà Nội,
tỷ lệ alen nguy cơ (alen C) ở nhóm trẻ béo phì
có xu hướng cao hơn so với ở nhóm trẻ bình
thường (0,964 so với 0,939, p=0,056), chứng tỏ
có thể có mối liên quan giữa SNP này với béo
phì ở trẻ tiểu học Hà Nội.
Bảng 2. Tỷ lệ kiểu gen và alen SNP rs6548238 ở trẻ
nhóm bình thường và nhóm béo phì
Nhóm bình
thường
Nhóm béo
phì
pp
Kiểu gen
CC 248 (88,6) 258 (93,1) 0,319
CT 30 (10,7) 18 (6,5)
TT 2 (0,7) 1 (0,4)
Alen
C 526 (93,9) 534 (96,4) 0,056
T 34 (6,1) 20 (3,6)
So sánh tỷ lệ giữa 2 nhóm bằng 2test.
3.3. Mối liên quan giữa SNP rs6548238 với béo
phì của trẻ
Mối liên quan giữa SNP rs6548238 gen
TMEM18 và béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội trước
và sau khi điều chỉnh theo tuổi, giới trên mỗi
mô hình di truyền giả định được thể hiện ở
Bảng 3. Kết quả cho thấy khi phân tích đơn
biến, không phát hiện thấy có mối liên quan
giữa SNP rs6548238 và béo phì ở trẻ tiểu học
Hà Nội ở tất cả các mô hình di truyền giả định.
Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh theo tuổi, giới lại
cho kết quả ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê giữa
SNP rs6548238 tới béo phì ở trẻ tiểu học Hà
Nội trong mô hình di truyền lặn và mô hình
cộng gộp alen C. Ở mô hình lặn: trẻ có kiểu gen
CC làm tăng nguy cơ béo phì lên 1,8 lần so với
L.T. Tuyết, D.T.A. Đào / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 82-88
86
trẻ mang kiểu gen TT và CT (P=0,05). Ở mô
hình cộng gộp alen, việc tăng thêm 1 alen nguy
cơ C làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ 1,7 lần
(P=0,05).
Bảng 3. Mối liên quan giữa SNP rs6548238 và béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội
Mô hình di truyền
Phân tích đơn biến Điều chỉnh theo tuổi và giới
OR (95% CI) P OR* (95% CI) P*
Trội
TT 1 1
CT+CC 2,0 (0,2 – 22,0) 0,576 2,1 (0,2 – 23,9) 0,540
Đồng trội
TT 1 1
CT 1,2 (0,1 – 14,2) 0,885 1,3 (0,1 – 15,0) 0,856
CC 2,1 (0,2 – 23,1) 0,551 2,3 (0,2 – 25,4) 0,508
Siêu trội
TT+CC 1 1
CT 0,6 (0,3 – 1,1) 0,079 0,6 (0,3 – 1,0) 0,064
Lặn
TT+CT 1 1
CC 1,8 (0,9 – 3,0) 0,061 1,8 (1,0 – 3,3) 0,05
Cộng gộp alen C 1,7 (0,9 – 2,9) 0,061 1,7 (1,0 – 3,0) 0,05
P nhận được từ phân tích hồi quy logistic.
P* nhận được từ phân tích hồi quy logistic đa biến.
Gen TMEM18 nằm trên NST số 2 ở vị trí
p25.3, là gen có tính bảo tồn cao giữa các loài
[7, 8]. TMEM18 mã hóa cho protein xuyên
màng 18 (TMEM18) liên quan đến sự di cư của
tế bào gốc thần kinh và điều tiết nội cân bằng
năng lượng [10]. Tuy nhiên cơ chế phân tử về
sự hoạt động của protein này trong điều hòa
năng lượng từ đó ảnh hưởng đến béo phì vẫn
chưa được làm sáng rõ. Nghiên cứu trên chuột
đã chứng minh được mối tương quan chặt giữa
mức độ biểu hiện của gen TMEM18 ở vùng vỏ
não trước trán với khối lượng chuột [19].
Những nghiên cứu trên người mới dừng ở
những báo cáo về mối liên quan của biến dị gen
TMEM18 và béo phì qua nghiên cứu bệnh -
chứng [17, 18].
SNP rs6548238 nằm cách gen TMEM18
khoảng 30kb về phía đầu 3’. SNP này có thể
ảnh hưởng đến quá trình sao mã của gen
TMEM18 do ảnh hưởng đến sự kết hợp của các
nhân tố sao mã hoặc nhân tố cùng điều hòa quá
trình sao mã, tuy nhiên cơ chế cụ thể của quá
trình này hiện vẫn chưa biết [11]. Nghiên cứu
trên người cho thấy SNP này liên quan đến béo
phì và đặc điểm nhân trắc của trẻ em Châu Âu
[20], Thụy Điển [10]. Nghiên cứu của Wang và
cs năm 2012 [18] trên trẻ Trung Quốc cho thấy
SNP rs6548238 liên quan đến béo phì ở trẻ nam
mà không liên quan ở trẻ nữ, chứng tỏ sự biểu
hiện của gen này chịu sự ảnh hưởng của yếu tố
giới tính.
Trong nghiên cứu này, sau khi điều chỉnh
theo tuổi và giới tính cho kết quả ảnh hưởng
của alen C đến béo phì ở trẻ (OR*=1,7;
p*=0,05), chứng tỏ mối liên quan giữa SNP
rs6548238 và béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội chịu
ảnh hưởng của tuổi và giới.
Do tỷ lệ trẻ béo phì ở Việt Nam đang gia
tăng nhanh chóng, hơn nữa trên 50% trẻ béo phì
sẽ duy trì tình trạng thừa cân này ở tuổi trưởng
thành [21]. Chính vì vậy, những nghiên cứu về
các yếu tố nguy cơ bao gồm những yếu tố môi
trường, di truyền và sự tương tác giữa các yếu
tố này đến béo phì là rất cần thiết cho công tác
dự báo và phòng tránh béo phì. Nghiên cứu của
chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên công bố về ảnh
hưởng của SNP rs6548238 đến béo phì ở trẻ em
Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cần mở
rộng hơn về đối tượng nghiên cứu (khu vực
sống, lứa tuổi) và phân tích ảnh hưởng của
L.T. Tuyết, D.T.A. Đào / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 82-88 87
nhiều SNP trên nhiều gen, cũng như sự tương
tác giữa các SNP đó với nhau và với yếu tố môi
trường sống, từ đó sẽ giúp có bức tranh tổng thể
về những yếu tố nguy cơ đến béo phì ở người
Việt Nam.
4. Kết luận
Nghiên cứu về ảnh hưởng của SNP
rs6548238 gen TMEM18 đến béo phì ở trẻ tiểu
học Hà Nội cho kết quả: tỷ lệ alen nguy cơ
(alen C) ở nhóm trẻ béo phì có xu hướng cao
hơn so với ở nhóm trẻ bình thường (0,964 so
với 0,939, p=0,056); sau khi phân tích hồi quy
logistic đa biến, điều chỉnh theo tuổi, giới cho
thấy có mối liên quan giữa SNP rs6548238 với
béo phì ở trẻ tiểu học Hà Nội trong mô hình di
truyền lặn và mô hình cộng gộp alen C. Ở mô
hình lặn: trẻ có kiểu gen CC làm tăng nguy cơ
béo phì lên 1,8 lần so với trẻ mang kiểu gen TT
và CT (p=0,05). Ở mô hình cộng gộp alen, việc
tăng thêm 1 alen nguy cơ C làm tăng nguy cơ
béo phì ở trẻ 1,7 lần (p=0,05).
Lời cảm ơn
Nghiên cứu được sự tài trợ của Sở Khoa
học công nghệ Hà Nội với đề tài mã số 01C-
08/05-2011-2 và sự tài trợ của Bộ Giáo dục và
đào tạo với đề tài mã số B2018-SPH-50.
Tài liệu tham khảo
[1] C.B. Ebbeling, D.B. Pawlak, D.S. Ludwig,
Childhood obesity: public-health crisis, common
sense cure, Lancet, 360(9331), (2002), 473.
[2] Viện dinh dưỡng quốc gia và Quỹ nhi đồng Liên
hiệp quốc (Unicef), Báo cáo Tổng điều tra dinh
dưỡng 2009 - 2010, (2012), 44.
[3] Bùi Thị Nhung, Lê Thị Hợp, Trần Quang Bình và
cs, Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học
nội thành Hà Nội năm 2011, Tạp chí Y học Dự
phòng, XXIII, 1(136), (2013), 49.
[4] G. Taubes, As obesity rates rise, experts struggle
to explain why, Science, 280(5368), (1998), 1367.
[5] M. Melania, D. Bruno, Genetics of Pediatric
Obesity. Pediatrics, (2012), doi:
10.1542/peds.2011-2717.
[6] M.S. Ellulu, M.O. Jalambo, Gene-environment
Interaction: The Causes of High Obesity
Incidence, Kathmandu Univ Med J (KUMJ),
15(57), (2017), 91.
[7] T. Fall, E. Ingelsson, Genome-wide association
studies of obesity and metabolic syndrome, Mol
Cell Endocrinol, 382(1), (2014), 740.
[8] K.L. Monda, G.K. Chen, K.C. Taylor, et al., A
meta-analysis identifies new loci associated with
body mass index in individuals of African
ancestry, Nat Genet, 45(6), (2013), 690.
[9] A.C. Locke, B. Kahali, S.I. Berndt, et al., Genetic
studies of body mass index yield new insights for
obesity biology, Nature, 518(7538) (2015), 197.
[10] M.S. Almén, J.A. Jacobsson, J.H. Shaik, et al.,
The obesity gene, TMEM18, is of ancient origin,
found in majority of neuronal cells in all major
brain regions and associated with obesity in
severely obese children, BMC Med Genet, 11,
(2010), 58.
[11] M. Rask-Andersen, J.A. Jacobsson, G.
Moschonis, et al., Association of TMEM18
variants with BMI and waist circumference in
children and correlation of mRNA expression in
the PFC with body weight in rats, Eur J Hum
Genet, 20(2), (2012), 192.
[12] J. Zhao, J.P. Bradfield, M. Li, et al., The role of
obesity-associated loci identified in genome-wide
association studies in the determination of
pediatric BMI, Obesity (Silver Spring), 17(12),
(2009), 2254
[13] Le Thi Tuyet, Tran Quang Binh, Duong Thi Anh
Dao và cs., Application of restriction fragment
leghth polymorphirm method for genotyping
TMEM18 rs6548238 polymorphism, Journal of
biology, 37(1se), (2015), 85.
[14] Lê Thị Tuyết, Dương Thị Anh Đào, Tính đa hình
và đặc điểm nhân trắc ở các nhóm kiểu gen của đa
hình nucleotide đơn rs6548238 gen TMEM18 ở
trẻ tiểu học Miền Bắc, Việt Nam, Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ, 33(1), (2017), 95.
[15] Bui Thi Nhung, Tran Quang Binh, Malnutrition
primary school children in a suburban district of
Hanoi, 2011. Vietnam medical asociation, XXV,
2(162), (2015), 30.
[16] WHO (2007), Growth reference 5-19 years,
age/en/index.html.
L.T. Tuyết, D.T.A. Đào / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 82-88
88
[17] K. Hotta, M. Nakamura, T. Nakamura, et al.,
Association between obesity and polymorphisms
in SEC16B, TMEM18, GNPDA2, BDNF, FAIM2
and MC4R in a Japanese population, J Hum
Genet, 54(12), (2009), 727.
[18] J. Wang, H. Mei, W. Chen, et al., Study of eight
GWAS-identified common variants for
association with obesity-related indices in Chinese
children at puberty, Int J Obes (Lond), 36(4),
(2012), 542.
[19] M. Rask-Andersen, J.A. Jacobsson, G.
Moschonis, et al., Association of TMEM18
variants with BMI and waist circumference in
children and correlation of mRNA expression in
the PFC with body weight in rats. Eur J Hum
Genet, 20(2), (2012), 192.
[20] A. Hinney, C. Vogel, J. Hebebrand, From
monogenic to polygenic obesity: recent advances,
Eur Child Adolesc Psychiatry, 19(3) (2010), 297.
[21] W.H. Dietz, Health consequences of obesity in
youth: childhood predictors of adult disease,
Pediatrics, 101(3), (1998), 51.
The Association of Single Nucleotide Polymorphism
Rs6548238 in TMEM18 Gene with Obesity
in Hanoi Primary School Children
Le Thi Tuyet, Duong Thi Anh Dao
Hanoi National University of Education, 136 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Abstract: The transmembrane 18 gene (TMEM18) has been found associating with obesity risk in
European, Chinese, and Japanese descents. However, the contribution of TMEM18 gene to obesity in the
Vietnamese population has not been fully described. The purpose of the present study is to evaluate the
association of rs6548238 TMEM18 gene with obesity in Hanoi primary school children. A case-control
study was conducted on 559 children aged 6-11 (278 obese cases and 281 normal controls). The nutrition
status of the children was classified using both the criteria of International Obesity Task Force 2000 and
World Health Organization 2007. The results showed that the prevalence of risk allele (allele C) was higher
in obese group than that in normal group (0.964 vs. 0.939, P=0.056). After adjusting for age, sex, there was
an association between SNP rs6548238 and obesity in the children of the recessive model (the children
with CC genotype had 1.8 times higher risk of obesity than the children with TT and CT genotypes) and of
the additive (per allele C) model (one allele C increased the risk of obesity by 1.7 times).
Keywords: Obesity, children, TMEM18 gene, rs6548238.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_lien_quan_giua_da_hinh_nucleotide_don_rs6548238_gen_tmem.pdf