Mối liên quan giữa Helicobacter Pylori và chuyển sản ruột ở dạ dày

Tỉ lệ các loại chuyển sản ruột tại các vị trí khác nhau ở dạ dày trên các trường hợp nhiễm H. pylori cũng không giống nhau. Ở những trường hợp này, loại III cũng chỉ được phát hiện ở hang vị và góc bờ cong nhỏ của dạ dày. Trong tất cả các mẫu sinh thiết có tình trạng chuyển sản ruột, không có mẫu sinh thiết nào phát hiện có H. pylori trong các tuyến bị chuyển sản. Chúng tôi chỉ thấy H. pylori nằm trong các tuyến dạ dày bình thường kế bên hay trong chất nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Điều này tương đồng với khá nhiều nghiên cứu khác(2). Tuy nhiên, có một vài nghiên cứu khác lại phát hiện thấy sự hiện diện của H. pylori trong các tuyến dạ dày bị chuyển sản, kể cả trong các tuyến dạ dày chuyển sản ruột loại III(10). Nói chung, đây là vấn đề còn chưa được thống nhất hiện nay. Kiểm định bằng phép kiểm χ2, p<0,05 chúng tôi thấy không có sự liên quan giữa tình trạng nhiễm H. pylori và loại chuyển sản ruột ở dạ dày cũng như mức độ rối loạn cấu trúc tuyến ở các bệnh nhân chuyển sản ruột. Vị trí nhiễm H. pylori cũng không có liên quan với tình trạng nhiễm H. pylori (χ2, p<0,05). Các nghiên cứu khác ở trong nước cũng như ngoài nước đều có tỉ lệ nhiễm H. pylori ở các trường hợp chuyển sản ruột cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Do các nghiên cứu này đều phối hợp nhiều phương pháp phát hiện H. pylori khác nhau, trong khi đó chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát tỉ lệ nhiễm H. pylori trên mô học với tiêu bản nhuộm H.E và nhuộm Giemsa. Điều này cũng phù hợp với khuyến cáo của các tác giả trên thế giới là cần kết hợp mô học và các phương pháp khác để tăng độ nhạy trong việc phát hiện nhiễm H. py

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa Helicobacter Pylori và chuyển sản ruột ở dạ dày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Số 4 * 2007 Nghiên cứu Y học 195 MỐI LIÊN QUAN GIỮA HELICOBACTER PYLORI VÀ CHUYỂN SẢN RUỘT Ở DẠ DÀY Lê Minh Huy*, Hứa Thị Ngọc Hà*, Nguyễn Sào Trung* TÓM TẮT Mục đích: Đánh giá tình trạng chuyển sản ruột và nhiễm H. pylori ở dạ dày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Khảo sát trên bệnh phẩm sinh thiết dạ dày từ 2075 trường hợp. Chẩn đoán và phân loại chuyển sản ruột, tình trạng nhiễm H. pylori trên các tiêu bản nhuộm HE, Giemsa, PAS, AB. Kết quả: Qua nghiên cứu 2075 trường hợp sinh thiết dạ dày, trong đó có 306 trường hợp có chuyển sản ruột gồm 68 (22,2%) trường hợp chuyển sản ruột có nhiễm H. pylori và 238 (77,8%) trường hợp chuyển sản ruột không có H. pylori. Kết luận: Không có mối tương quan giữa tình trạng nhiễm H. pylori và chuyển sản ruột ở dạ dày. Không có mẫu sinh thiết nào có H. pylori trong các tuyến bị chuyển sản, chỉ thấy H. pylori ở các tuyến không có chuyển sản ruột. ABSTRACT ASSOCIATION OF HELICOBACTER PYLORI INFECTION WITH INTESTINAL METAPLASIA OF GASTRIC MUCOSA Le Minh Huy, Hua Thi Ngoc Ha, Nguyen Sao Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 - No 4 - 2007: 195 – 198 Aims: To evaluate the effect of H. pylori infection and intestinal metaplasia of gastric mucosa. Methods: Gastric biopsies from 2075 patients were analysed. Hematoxylin-eosin staining, Periodic acid Schiff staining and Alcian Blue staining were used for histogical diagnosis of gastric glandular intestinal metaplasia. Hematoxylin-eosin staining, Giemsa staining were used for histogical diagnosis of H. pylori infection. Results: Intestinal metaplasia was present in 306 of 2075 patients. H. pylori was present in 68 of 306 patients with intestinal metaplasia. H. pylori wasn’t present in 68 of 306 patients with intestinal metaplasia. Conclusions: No significant correlations were found between intestinal and H. pylori infection. There aren’t any H. pylori in intestinal metaplasia foveolar of gastric mucosa. . MỞ ĐẦU Trên thế giới, xuất độ ung thư dạ dày khác nhau tùy theo điều kiện địa lý. Bệnh gặp nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản và một vài quốc gia Nam Mỹ hơn ở Hoa Kỳ, Châu Phi, Úc(8). Ăn mặn, ăn ít rau quả tươi, dùng nhiều thực phẩm thiu, cháy khét, thuốc lá, rượu và gần đây nhất là vi khuẩn Helicobacter pylori là những yếu tố nguy cơ làm tăng xuất độ ung thư dạ dày. H. pylori được xem là tác nhân sinh ung quan trọng nhất đối với ung thư dạ dày. Quá trình sinh ung ở dạ dày là một quá trình gồm nhiều giai đoạn, diễn ra theo thứ tự: viêm – teo đét – chuyển sản – nghịch sản – ung thư. Trong quá trình này, chuyển sản ruột được xem là một tình trạng tiền ung thư(3). Một loại viêm dạ dày do H. pylori có các tuyến * Bộ môn Giải phẫu bệnh - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Số 4 * 2007 Nghiên cứu Y học 196 niêm mạc bình thường bị thay thế dần bởi tình trạng chuyển sản ruột. Loại viêm dạ dày này có nguy cơ cao diễn tiến đến loét dạ dày và ung thư dạ dày. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm: Ghi nhận mối tương quan giữa chuyển sản ruột với tình trạng nhiễm H. pylori. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Helicobacter pylori H. pylori có tần suất nhiễm bệnh rất cao, có thể trong khoảng ½ dân số trên trái đất(5). Ở các nước phát triển, 70-90% dân số có nhiễm loại vi khuẩn này, thường nhiễm trước 10 tuổi và tồn tại suốt đời. Ở các nước phát triển, H. pylori được phát hiện ở 25-50% dân số và trẻ em có tỉ lệ nhiễm ít hơn 10%(7). Trong chất nhầy của dạ dày có các thụ thể của H. pylori và thụ thể chính của H. pylori chính là MUC5AC. Qua các nghiên cứu về ung thư dạ dày, người ta phát hiện thấy MUC5AC không có hầu hết ở mô dạ dày chuyển sản ruột, điều này góp phần giải thích vì sao chuyển sản ruột càng tiến triển nặng thì các ít thấy H. pylori trong các tuyến chuyển sản(4,6,16). Chuyển sản ruột ở dạ dày Xuất độ chuyển sản ruột ở dạ dày khác nhau thay đổi từ 4,7% đến 53% tùy theo dân tộc. Xuất độ chuyển sản ruột ở bệnh ung thư dạ dày (65%) cao hơn ở các bệnh lành tính ở dạ dày (18,4%)(2, 9,12, 13 , 15,16). Phân loại chuyển sản ruột theo theo được chuyển sản ruột được chia chấp nhận và dùng rộng rãi nhất. Jass và Filipe(9,,13) chia chuyển sản ruột thành 3 loại I, II, III, trong đó loại II, III là có khả năng diễn tiến thành ung thư cao nhất. Mối liên quan giữa chuyển sản ruột và H. pylori Chuyển sản ruột là một quá trình phát triển do nhiều yếu tố: di truyền, thói quen ăn uống, môi trường Chuyển sản ruột có thể do nhiễm H. pylori gây ra. Tuy nhiên, khi chuyển sản ruột nhiều sẽ tạo ra một môi trường không thuận lợi cho sự tạo khúm của H. pylori. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Bệnh phẩm sinh thiết dạ dày từ 2075 trường hợp, được chẩn đoán tại Bộ môn Giải phẫu bệnh Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 7-2004 đến tháng 03-2006. Cỡ mẫu nghiên cứu Được xác định bằng công thức: n = t2 d2 p(1-p) 0,052 0,23 (0,77) 1,962 = 272 = Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Số 4 * 2007 Nghiên cứu Y học 197 t = 1,96 với độ tin cậy 95%, d: sai số cho phép 5% p = 23% (theo nghiên cứu của Filipe và cs), q = 1-p = 77% Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này là nghiên cứu phân tích cắt ngang tiền cứu. Khảo sát mô bệnh học Các mẫu bệnh phẩm được cố định trong Formalin 10%. Sau đó, các mẫu bệnh phẩm được cắt lọc, xử lý mô và vùi trong paraffin. Nhuộm thường qui với Hematoxylin- Eosin (HE) và Giemsa. Chẩn đoán chuyển sản ruột trên tiêu bản nhuộm HE, phân loại chuyển sản ruột trên tiêu bản nhuộm Periodic acid Schiff (PAS) và Alcian Blue (AB). H pylori được chẩn đoán trên tiêu bản nhuộm HE và Giemsa. Xử lý số liệu Số liệu thu thập được tổng hợp, phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0. KẾT QUẢ Qua nghiên cứu 2075 trường hợp sinh thiết dạ dày, trong đó có 306 trường hợp có chuyển sản ruột. Mối tương quan giữa chuyển sản ruột với H. pylori 68 trường hợp chuyển sản ruột có nhiễm H. pylori. 238 trường hợp chuyển sản ruột còn lại không thấy sự hiện diện của H. pylori. Tỉ lệ nhiễm H. pylori ở các bệnh nhân có hiện tượng chuyển sản ruột ở dạ dày chiếm tỉ lệ 22,2% và tỉ lệ không nhiễm H. pylori là 77,8%. Bảng 1. Tình trạng nhiễm H. pylori ở các loại chuyển sản ruột Helicobacter pylori Loại chuyển sản ruột Âm Dương Tổng số Loại I 130 (54,6%) 43 (63,2%) 173 (56,5%) Loại II 95 (39,9%) 23 (33,8%) 118 (38,6%) Loại III 13 (5,5%) 2 (2,9%) 15 (4,9%) Tổng số 238 (100%) 68 (100%) 306 (100%) Tỉ lệ nhiễm H. pylori không có tương quan với loại trường hợp chuyển sản ruột. Bảng 2. Tỉ lệ nhiễm H. pylori ở các vị trí khác nhau ở dạ dày Helicobacter pylori Vị trí Am Dương Hang vị 72,8% 66,0% Thân vị 4,3% 2,1% Góc BCN 21,6% 31,9% Tâm vị 1,2% 0% Bảng 3. Vị trí các loại chuyển sản ruột ở các trường hợp nhiễm H. pylori Loại chuyển sản ruột Vị trí Loại I Loại II Loại III Tổng cộng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Số 4 * 2007 Nghiên cứu Y học 198 Hang vị 77,4% 19,4% 3,2% 45,6% Thân vị 100,0% 0% 0% 1,5% Góc BCN 40,0% 53,3% 6,7% 22,1% Không xác ñịnh ñược vị trí 57,1% 42,9% 0% 30,9% Tổng cộng 63,2% 33,8% 2,9% BÀN LUẬN Mối tương quan giữa chuyển sản ruột với tình trạng nhiễm H. pylori Trong nghiên cứu của chúng tôi, 68 trường hợp nhiễm H. pylori ở các ca có hiện tượng chuyển sản ruột được xác định dựa trên mô học chiếm tỉ lệ 22,2% và 238 trường hợp không phát hiện thấy sự hiện diện của H. pylori chiếm tỉ lệ 77,8%. Tỉ lệ nhiễm H. pylori ở các loại chuyển sản ruột khác nhau cũng thay đổi tùy theo loại. Tỉ lệ phát hiện được H. pylori giảm dần từ loại I đến loại III. Đặc biệt, tỉ lệ phát hiện H. pylori ở chuyển sản ruột loại III rất thấp (2,9%) trên mẫu nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác biệt giữa tỉ lệ chuyển sản sản ruột ở loại I và loại II, III trên các nhóm bệnh nhân có nhiễm H. pylori và không nhiễm H. pylori là có ý nghĩa thống kê (χ2, p <0,05). Kết quả này góp phần làm rõ thêm nhận định rằng trong quá trình tiến triển từ loại I sang loại III, môi trường tại chỗ của niêm mạc dạ dày bị chuyển sản ruột không còn thích hợp với H. pylori theo thời gian và tiến triển của chuyển sản ruột. Nhận định của chúng tôi về tình trạng này cũng tương đồng như phần lớn các nghiên cứu khác trên thế giới(1,2). Tỉ lệ các loại chuyển sản ruột tại các vị trí khác nhau ở dạ dày trên các trường hợp nhiễm H. pylori cũng không giống nhau. Ở những trường hợp này, loại III cũng chỉ được phát hiện ở hang vị và góc bờ cong nhỏ của dạ dày. Trong tất cả các mẫu sinh thiết có tình trạng chuyển sản ruột, không có mẫu sinh thiết nào phát hiện có H. pylori trong các tuyến bị chuyển sản. Chúng tôi chỉ thấy H. pylori nằm trong các tuyến dạ dày bình thường kế bên hay trong chất nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Điều này tương đồng với khá nhiều nghiên cứu khác(2). Tuy nhiên, có một vài nghiên cứu khác lại phát hiện thấy sự hiện diện của H. pylori trong các tuyến dạ dày bị chuyển sản, kể cả trong các tuyến dạ dày chuyển sản ruột loại III(10). Nói chung, đây là vấn đề còn chưa được thống nhất hiện nay. Kiểm định bằng phép kiểm χ2, p<0,05 chúng tôi thấy không có sự liên quan giữa tình trạng nhiễm H. pylori và loại chuyển sản ruột ở dạ dày cũng như mức độ rối loạn cấu trúc tuyến ở các bệnh nhân chuyển sản ruột. Vị trí nhiễm H. pylori cũng không có liên quan với tình trạng nhiễm H. pylori (χ2, p<0,05). Các nghiên cứu khác ở trong nước cũng như ngoài nước đều có tỉ lệ nhiễm H. pylori ở các trường hợp chuyển sản ruột cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Do các nghiên cứu này đều phối hợp nhiều phương pháp phát hiện H. pylori khác nhau, trong khi đó chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát tỉ lệ nhiễm H. pylori trên mô học với tiêu bản nhuộm H.E và nhuộm Giemsa. Điều này cũng phù hợp với khuyến cáo của các tác giả trên thế giới là cần kết hợp mô học và các phương pháp khác để tăng độ nhạy trong việc phát hiện nhiễm H. pylori. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Số 4 * 2007 Nghiên cứu Y học 199 Bảng 4. So sánh tình trạng nhiễm H. pylori ở các trường hợp chuyển sản ruột với các nghiên cứu khác Tác giả Hp (+) Hp (-) Nghiên cứu này 22,8% (68/306) 77,8% (238/306) Quách Trọng Đức(16) 61,2% (19/31) 38,8% (12/31) Walker M.M(0) 43,1% (1058/2455) 56,9% (1397/2455) Petersson F và cs(15) 80% (87/109) 20% (22/109) Craanen M.E và cs(2) 72,6% (98/135) 27,4% (37/135) Kato I và cs(11) 95% 5% Leung và cs(12) 70,4% (57/81) 29,6%(24/81) KẾT LUẬN Các trường hợp chuyển sản ruột nhiễm H. pylori chiếm tỉ lệ 22,2%. Các trường hợp chuyển sản ruột không nhiễm H. pylori chiếm tỉ lệ 77,8%. Không có mối tương quan giữa tình trạng nhiễm H. Pylori và chuyển sản ruột ở dạ dày. Không có mẫu sinh thiết nào có H. pylori trong các tuyến bị chuyển sản, chỉ thấy H. pylori ở các tuyến không có chuyển sản ruột. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bravo J.C, Correa P, (1999), “Sulphomucins favour adhesion of Helicobacter pylori to metaplastic gastric mucosa”, J Clin Pathol 52, 137-140. 2. Craanen M.E, Blok P, Dekler W, Ferwerda J, Tytgat N.J, (1991), “Prevalence of subtypes of intestinal metaplasia in gastric antral mucosa”, Digestive diseases and sciences, Vol 36, 11; 1529-1536. 3. Crawford JN, (1999), The gastrointestinal Tract. In Contran PS, Kurman V, Collins, Pathologic Basic of Disease, 6thed. WB Sauder Company, pp. 775-845. 4. Dekker, J., Rossen, J. W., Buller, H. A. and Einerhand, A. W. (2002), “The MUC family: an obituary”, Trends Biochem Sci, 27, 126-131. 5. Dixon, M. F. (1994), “Pathophysiology of Helicobacter pylori infection”, Scand J Gastroenterol Suppl, 201, 7-10. 6. Dixon, M. F., Genta, R. M., Yardley, J. H. and Correa, P. (1996), “Classification and grading of gastritis. The updated Sydney System. International Workshop on the Histopathology of Gastritis, Houston 1994” Am J Surg Pathol, 20, 1161-1181. 7. Dunn, B. E., Cohen, H. and Blaser, M. J. (1997), “Helicobacter pylori”, Clin Microbiol Rev, 10, 720-741. 8. Ferlay J, Pisani P, GLOBOCANI (2002), “Cancer incidence and mortality worldwide”, Lyon: IRAC/WHO, IARC. 9. Filipe, M. I. and Jass, J. R. (1986), “Intestinal metaplasia subtypes and cancer risk”, In Filipe, M. I. and Jass, J. R. (eds.), Gastric carcinoma. Churchill Livinstone, Edinburgh, pp. 87-115. 10. Jang T.J, Kim J.R, Kim D.H, (1999), “Adherence of Helicobacter pylori to areas of type II intestinal metaplasia in Korean gastric mucosa”, Yonsei Med J, vol 40 (4), 392-395. 11. Kato I, Vivas J, Plummer M, Lopez G, peraza S, Castro D, Sanchez V, Cano E, Andrade O, Garcia R, Franceschi S, Oliver W, Munoz N, (2004), “Environmental factors in Helicobacter pylori related gastric precancerous lesions in Venezuela”, Cancer Epidemiology Biomarkers and Prevention, vol 13; 468-476. 12. Leung W.K, Ng E.K.W, Chang W.Y, Auyeung A.C.M, Chan K.F, Lam C.C.H, Chan F.K.L, Lau J.Y.W, Sung J.J.Y, (2005), “Risk factors associated with the development of intestinal metaplasia in first degree relatives of gastric cancer patients”, Cancer Epidemiology Biomarkers and Prevention, vol 14; 2982-2986. 13. Nguyễn Hòa Bình và cs (1996), “Góp phần nghiên cứu vấn đề nhiễm helicobacter pylori trong bệnh viêm dạ dày mạn”, Nội khoa 2;28-32. 14. Owen DA, (1994), Stomach, In Sternberg SS, Diagnostic Surgical Pathology, Vol 2, Raven Press, pp. 1279-1310. 15. Petersson F, Borch K, Frazén E, (2002), “Prevalence of subtypes of intestinal metaplasia in the general population and in patients with autoimmune chronic atrophic gastritis”, Scand J Gastroenterol 37, 262-266. 16. Quách Trọng Đức (2001), “Khảo sát đặc điểm viêm dạ dày mãn theo phân loại Sydney và mối liên quan giữa các đặc điểm này với Helicobacter pylori”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú tháng 3/2001, chuyên ngành Nội tổng quát, Đại học y dược Tp.HCM, 33-38. 17. Van den Brink, G. R., Tytgat, K. M., Van Der Hulst, R. W., Van Der Loos, C. M., Einerhand, A. W., Buller, H. A. and Dekker, J. (2000b), “H pylori colocalises with MUC5AC in the human stomach”, Gut, 46, 601-607. Walker M.M, (2003) “Is intestinal metaplasia of the stomach reversible?”, Gut, 52;1-4.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_lien_quan_giua_helicobacter_pylori_va_chuyen_san_ruot_o.pdf
Tài liệu liên quan