Mối liên quan giữa kiến thức-Thực hành thuốc viên ngừa thai với tình trạng có thai ngoài ý muốn ở phụ nữ đến trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tp. Hồ Chí Minh năm 2008

TT. CSSKSS Tp. HCM là nơi thực hiện các dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình và triển khai mô hình điểm thực hiện chuẩn quốc gia về chăm sóc sinh sản cho tuyến cơ sở tại Tp. HCM. Nghiên cứu đã xác định mức độ kết hợp giữa kiến thức, thực hành và kiến thức – thực hành TVNT với tình trạng có TNYM ở phụ nữ đang sử dụng TVNT để kiểm soát sinh sản. Kết quả ghi nhận thực hành chưa đúng theo hướng dẫn và xử trí sai khi quên thuốc là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong sử dụng TVNT. Sự hiểu biết về đặc điểm của TVNT có tác động đến tình trạng TNYM nhưng việc thành công khi sử dụng TVNT chủ yếu là do thói quen thực. Đối với phụ nữ sử dụng thuốc viên để tránh thai, TT. CSSKSS Tp. HCM cần chú trọng đến công tác tư vấn, hướng dẫn sử dụng TVNT: xây dựng thói quen uống thuốc vào một giờ nhất định hàng ngày; xử trí khi quên uống thuốc và đặc biệt chú trọng đến đối tượng phụ nữ ≤ 24 tuổi và có trình độ học vấn ≥ cấp 3. Chương trình kế hoạch hóa gia đình Tp. HCM cần cung cấp nhiều tờ rơi, sách nhỏ thông tin về TVNT cho các phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa kiến thức-Thực hành thuốc viên ngừa thai với tình trạng có thai ngoài ý muốn ở phụ nữ đến trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tp. Hồ Chí Minh năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Sản Phụ Khoa 1 MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC - THỰC HÀNH THUỐC VIÊN NGỪA THAI VỚI TÌNH TRẠNG CÓ THAI NGOÀI Ý MUỐN Ở PHỤ NỮ ĐẾN TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2008 Lê Trung*, Nguyễn Duy Tài** TÓM TẮT Mục tiêu xác định mức độ kết hợp giữa kiến thức và thực hành thuốc viên ngừa thai (TVNT) với tình trạng có thai ngoài ý muốn (TNYM) ở những phụ nữ đang sử dụng TVNT tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (TT. CSSKSS) Tp. HCM năm 2008. Phương pháp Sử dụng thiết kế nghiên cứu bệnh chứng, cỡ mẫu gồm 135 phụ nữ có TNYM khi đang sử dụng TVNT, và nhóm chứng gồm 135 phụ nữ đang sử dụng TVNT nhưng không có thai đến khám tại TT. CSSKSS Tp. HCM năm 2008. Tỉ số bệnh: chứng là 1:1. Kỹ thuật chọn mẫu tiếp liền nhau. Mức độ kết hợp giữa kiến thức và thực hành TVNT với tình trạng có TNYM được hiệu chỉnh theo tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và tiền căn sản khoa. Kết quả: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng có TNYM với kiến thức về TVNT, OR = 1,65, KTC 95% (1,00-2,71); thực hành sử dụng TVNT, OR = 28, KTC 95% (12,57-67,56); với kiến thức và thực hành TVNT, OR = 4,46, KTC 95% (2,38-8,54); sau khi đã hiệu chỉnh theo tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và tiền căn sản khoa mức độ kết hợp giữa tình trạng TNYM với kiến thức và thực hành TVNT tăng lên OR = 5,28, KTC 95% (2,79-9,96). Kết luận: Kiến thức và thực hành về TVNT không đúng làm tăng nguy cơ có TNYM lên hơn 5 lần ở phụ nữ đang dùng TVNT tại TT.CSSKSS Tp. HCM. ABSTRACT THE RELATIONSHIP OF ORAL CONTRACEPTIVE’S KNOWLEDGE – PRACTICE AND UNWANTED PREDNANCY IN PATIENT AT HO CHI MINH CITY OF REPRODUCTIVE HEALTHCARE CENTER, IN 2008 Le Trung, Nguyen Duy Tai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 180 - 184 Objective To identify the association between oral contraceptive’s knowledge – practice and unwanted pregnancy in patient using oral contraceptive at Ho Chi Minh City of reproductive healthcare center in 2008. Methods This is a case-control study with the control to case ratio of 1:1. Sample size included 135 women with unwanted pregnancy in case and 135 women having no pregnancy in control; all women were using oral contraceptive. The association between oral contraceptive’s knowledge – practice and unwanted pregnancy was controlled for age, educational level, marriage status and history of obstetrics. Results: There was a significant association between unwanted pregnancy and oral contraceptive’s knowledge, OR = 1.65, CI 95% (1.00-2,71); and oral contraceptive’s practice, OR = 28, CI 95% (12.57-67.56); and oral contraceptive’s knowledge – practice, OR = 4.46, CI 95% (2.38-8.54); with controlled for age, educational level, marriage status, history of obstetrics the association was increased OR = 5.28, CI 95% (2.79- 9.96). Conclusion: The lack of oral contraceptive’s knowledge – practice was increased above 5 times the risk of unwanted pregnancy at Ho Chi Minh City of reproductive healthcare center. * Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Tp. HCM ** Bộ môn sản phụ khoa, ĐHYD TP. HCM Chuyên Sản Phụ Khoa 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, bình quân có khoảng 600.000 trường hợp phá thai hàng năm(1). Thống kê của Sở y tế Tp. HCM mỗi năm có gần 100.000 trường hợp nạo phá thai, nhiều hơn số trẻ sinh sống trong năm(8). Nạo phá thai do có TNYM luôn đi đôi với tổn thương sâu sắc đến sức khỏe cũng như tinh thần. Những thống kê gần đây cho thấy việc tăng tỉ lệ sử dụng TVNT trong các biện pháp tránh thai hiện đại là phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội(8), khi người phụ nữ chủ động hơn trong việc kiểm soát sinh sản. Sử dụng TVNT là phương pháp kín đáo, thuận tiện, an toàn, có hiệu quả ngừa thai rất cao(3). TVNT chứa nội tiết tố tổng hợp giống như nội tiết của buồng trứng tiết ra, vì vậy đòi hỏi người sử dụng phải có những hiểu biết cơ bản về vỉ thuốc mình đang sử dụng và sử dụng đúng theo hướng dẫn thì sự kiểm soát sinh sản mới có hiệu quả và bảo đảm an toàn sức khỏe của người sử dụng. Tại sao vẫn có tỉ lệ có TNYM khi sử dụng TVNT? Một số nghiên cứu ghi nhận nguyên nhân thất bại do người sử dụng(5,10). Vì vậy cần những chứng cứ chính xác, cụ thể về những nguyên nhân thất bại khi sử dụng TVNT ở phụ nữ Tp. HCM, từ đó có những định hướng trong việc lập kế hoạch, giám sát chương trình kế hoạch hóa gia đình và tư vấn, truyền thông cho các phụ nữ đang và dự định sử dụng TVNT để hạn chế việc có TNYM. Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Tp. HCM là đơn vị tuyến tỉnh chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản cho tất cả các bệnh viện và trung tâm y tế dự phòng quận huyện. Trung tâm cũng là nơi triển khai các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và tập huấn về chuyên môn kỹ thuật cho các cán bộ y tế tuyến cơ sở theo chuẩn quốc gia về sức khỏe sinh sản. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản TP. HCM với mục đích xác định mức độ kết hợp giữa kiến thức và thực hành sử dụng TVNT với tình trạng có TNYM ở những phụ nữ đang sử dụng TVNT. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Đây là một nghiên cứu bệnh-chứng, dân số chọn mẫu là phụ nữ đang sử dụng thuốc viên để ngừa thai đến thực hiện dịch vụ tại TT. CSSKSS TP. HCM, với nhóm bệnh là phụ nữ có TNYM, và nhóm chứng là những phụ nữ không có thai. Tỉ số bệnh/chứng là 1/1. Để có 80% cơ hội phát hiện sự khác biệt giữa 2 nhóm với mức ý nghĩa 5%, với giả định phụ nữ có kiến thức sai về TVNT sẽ có nguy cơ có TNYM cao gấp 2 lần, với tỉ lệ có kiến thức sai ở những phụ nữ đang dùng TVNT là 63,3% cỡ mẫu của mỗi nhóm chứng hoặc bệnh là 135 người. Nhóm bệnh và chứng được chọn với kỹ thuật tiếp liền nhau từ tháng 1/2008 đến khi đủ cỡ mẫu. Tiêu chí chung đưa vào mẫu là phụ nữ đang sử dụng TVNT để tránh thai, tuổi ≤ 40 tuổi và đồng ý tham gia, với nhóm bệnh là có TNYM xác định bằng thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, và nhóm chứng là phụ nữ không có thai. Tiêu chí loại ra cho cả 2 nhóm là mắc bệnh tâm thần, câm điếc. Dữ kiện được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 270 đối tượng nghiên cứu theo bảng câu hỏi. Trước khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã thử nghiệm bảng câu hỏi trên 30 phụ nữ đang sử dụng TVNT và điều chỉnh cho rõ ràng, dễ hiểu hơn đối với đối tượng được phỏng vấn và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Biến số phơi nhiễm “Kiến thức chưa đúng” và “Thực hành chưa đúng” là biến số nhị giá, giá trị “có” khi không đạt 100% điểm (trả lời sai ≥ 1 câu hỏi) trong thang điểm đánh giá về kiến thức và thực hành TVNT. Bảng 1: Thang điểm kiến thức (5 câu hỏi) và thực hành (5 câu hỏi) về TVNT. S T T Nội dung câu hỏi Đáp án Thang điểm đánh giá Kiến thức về TVNT 1 TVNT có hiệu quả tránh thai Đúng 2 Phụ nữ phải kiểm tra sức khỏe trước khi dùng thuốc Đúng 3 TVNT uống liên tục cho hết vỉ Đúng 4 Khi ngưng sử dụng TVNT, có Đúng Chuyên Sản Phụ Khoa 3 S T T Nội dung câu hỏi Đáp án thể có thai trở lại. 5 Viên đầu tiên của vỉ thuốc uống khi nào. Ngày thứ 1/trong 5 ngày đầu chu kỳ * Thang điểm đánh giá Thực hành sử dụng TVNT 6 Vỉ thuốc đang sử dụng có bao nhiêu viên. 21/28 viên 7 Hết vỉ thuốc cũ, uống sang vỉ mới như thế nào. Tùy loại vỉ 21/28 viên * 8 Uống vào giờ nhất định trong ngày Có 9 Uống có đều đặn mỗi ngày Có 10 Xử trí khi quên uống thuốc Không quên/Xử trí đúng * (*) Theo “Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” Giá trị các biến số khác được định nghĩa và xếp nhóm như sau: tuổi là biến số liên tục, ghi nhận theo năm sinh, thời gian sử dụng TVNT là biến số danh định, chia làm 3 nhóm: 1 – 12 tháng, 13 – 36 tháng, ≥ 37 tháng, trình độ học vấn chia làm 2 nhóm ≤ cấp 2 và ≥ cấp 3, tình trạng hôn nhân có 2 giá trị: sống với gia đình và sống độc than, tiền căn sản khoa gồm số lần mang thai, số lần có thai ngoài ý muốn và số con còn sống đều là biến số liên tục. Dữ kiện được nhập bằng phần mềm EpiData 3.0, và phân tích bằng phần mềm SATA 8. Tần số và tỉ lệ các đặc tính mẫu, các yếu tố gây nhiễu được mô tả riêng cho nhóm bệnh và chứng. Mối liên quan giữa các biến số độc lập và thai ngoài ý muốn được xác định bằng phép kiểm χ². Mức độ kết hợp giữa kiến thức và thực hành TVNT được ước lượng bằng tỉ số số chênh (OR) và khoảng tin cậy (KTC) 95% của OR. Phân tích đa biến hồi qui logistic để xác định mức độ kết hợp độc lập giữa kiến thức và thực hành sử dụng TVNT với tình trạng có thai ngoài ý muốn. KẾT QUẢ Bảng 2. Đặc tính của mẫu nghiên cứu Đặc tính của mẫu Bệnh n = 135 (%) Chứng n = 135 (%) Giá trị p Nội thành 124 (91,9) 122 (90,4) 0,84 Ngoại thành 5 (3,7) 7 (5,2) Nơi cư ngụ Tỉnh 6 (4,0) 6 (4,0) 1 – 12 tháng 92 (71,9) 88 (68,9) 0,80 Thời gian sử dụng 13 – 36 tháng 26 (19,3) 27 (20,0) Đặc tính của mẫu Bệnh n = 135 (%) Chứng n = 135 (%) Giá trị p TVNT ≤ 24 43 (31,9) 60 (44,4) 0,19 25 - 29 48 (35,6) 41 (30,4) 30 - 34 26 (19,3) 19 (14,1) Tuổi 35 - 40 18 (13,3) 15 (11,1) Công việc lương ổn định 64 (47,4) 78 (57,8) 0,03 Lao động tự do 44 (32,6) 25 (18,5) Nghề nghiệp Thất nghiệp 27 (20,0) 32 (23,7) ≤ Cấp 2 48 (35,5) 35 (25,9) 0,09 Trình độ học vấn ≥ Cấp 3 87 (64,5) 100 (74,1) Có gia đình 122 (90,4) 109 (80,7) 0,02 Tình trạng hôn nhân Sống độc thân 13 (9,6) 26 (19,3) 0 27 (20,0) 30 (22,2) 0,60 1 44 (32,6) 52 (38,5) 2 32 (23,7) 27 (20,0) Số lần mang thai trước đây ≥ 3 32 (23,7) 26 (19,3) 0 65 (48,2) 60 (44,4) 0,72 1 52 (38,5) 56 (41,5) 2 14 (10,4) 12 (8,9) Số lần có TNYM trước đây ≥ 3 4 (3,0) 7 (5,2) 0 50 (37,0) 59 (43,7) 0,59 1 52 (38,5) 50 (37,0) 2 29 (21,5) 24 (17,8) Số con còn sống 3 4 (3,0) 2 (1,5) So sánh giữa nhóm bệnh và nhóm chứng thì biến số nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân là khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bảng 3. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành TVNT với TNYM trong nghiên cứu. Yếu tố phơi nhiễm Bệnh n (%) Chứng n (%) OR (KTC 95%) Giá trị p Chưa đúng 60 (44,4) 44 (32,5) Kiến thức Đúng 75 (55,6) 91 (67,4) 1,65 (1,00 - 2,71) 0,045 Chưa đúng 126 (93,3) 45 (33,3) Thực hành Đúng 9 (6,7) 90 (66,7) 28 (12,57 - 7,56) <0,001 Chưa đúng 57 (42,2) 19 (14,1) Kiến thức - thực hành Đúng 78 (57,8) 116 (85,9) 4,46 (2,38 - 8,54) <0,01 Cả 2 yếu tố kiến thức và thực hành TVNT chưa đúng đều làm tăng nguy cơ TNYM có ý nghĩa thống kê. Biến số kết hợp kiến thức – thực hành TVNT làm tăng nguy cơ TNYM có ý nhĩa Chuyên Sản Phụ Khoa 4 thống kê với OR thô = 4,46. Bảng 4. Phân tích đa biến hồi qui logistic giữa tình trạng TNYM với kiến thức – thực hành TVNT, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và tiền căn sản khoa. Biến số OR KTC 95% p Kiến thức – thực hành TVNT chưa đúng 5,28 (2,79 - 9,96) <0,001 Tuổi 0,93 (0,87 - 0,99) 0,039 Trình độ học vấn 2,32 (1,27 - 4,22) 0,006 Tình trạng hôn nhân 1,41 (0,61 - 3,27) 0,422 Số lần có thai 1,35 (0,54 – 3,40) 0,519 Số lần có TNYM trước đây 0,94 (0,34 – 2,56) 0,897 Số con còn sống 0,77 (0,29 – 2,07) 0,604 Phân tích đa biến hồi qui logistic ghi nhận các yếu tố làm tăng nguy cơ TNYM ở phụ nữ đang sử dụng TVNT có ý nghĩa thống kê là tuổi và trình độ học vấn. Tuổi càng nhỏ thì nguy cơ TNYM càng tăng và sống với chồng là yếu tố bảo vệ đối với tình trạng có TNYM. Sau khi kiểm soát các biến số gây nhiễu, mức độ kết hợp giữa kiến thức – thực hành TVNT với tình trạng TNYM là OR = 5,28 (p < 0,001) BÀN LUẬN Những đặc tính của mẫu nghiên cứu Sự phân bố về nơi cư ngụ giữa 2 nhóm là tương đương nhau, đa số đối tượng nghiên cứu sống ở nội thành (>90%), điều này cũng phù hợp vì TT. CSSKSS Tp.HCM đặt tại quận nội thành. Nghiên cứu quan tâm đến đến thất bại (có thai ngoài ý muốn) khi sử dụng TVNT nên trong thiết kế chúng tôi đã giới hạn độ tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu ≤ 40, vì phụ nữ > 40 tuổi thường khả năng có thai thấp và chuẩn bị vào giai đoạn tiền mãn kinh nên thường sử dụng TVNT cho mục đích điều hòa nội tiết. Đa số đối tượng nghiên cứu ≤ 30 tuổi (71,11%), trong khi đó nhóm bệnh có tỉ lệ ≤ 24 tuổi (44,44%) cao hơn nhóm chứng (31,85%), nhưng sự phân bố về nhóm tuổi giữa 2 nhóm nghiên cứu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Thời gian sử dụng TVNT liên tục giữa 2 nhóm không có khác biệt, nhưng đa số đối tượng nghiên cứu đều có thời gian dùng ngắn ≤ 12 tháng, điều này cũng phù hợp vì các phụ nữ trong mẫu nghiên cứu đa số trẻ tuổi (≤ 24 tuổi). Phụ nữ có nghề nghiệp ổn định chiếm hơn 50% mẫu nghiên cứu. Tỉ lệ thất nghiệp là tương đối cao (> 20%), có thể do chúng tôi xếp đối tượng sinh viên, nội trợ vào nhóm này nên có tỉ lệ cao. Khi so sánh giữa 2 nhóm, nhóm bệnh có tỉ lệ nghề nghiệp ổn định cao hơn nhóm chứng (57,78% so với 47,41%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, cho thấy nghề nghiệp có thể là yếu tố gây ảnh hưởng đến việc thất bại do sử dụng TVNT. Nhưng một số các nghiên cứu khác không ghi nhận nghề nghiệp có ảnh hưởng đến việc thất bại của TVNT(11). Trình độ học vấn ≥ cấp 3 chiếm đa số (>70%) trong mẫu, hiện nay Tp. HCM đã cơ bản hoàn tất phổ cập cấp 2 nên mẫu có tính đại diện về trình độ học vấn. Một số nghiên cứu khác tiến hành ở nông thôn nên trình độ học vấn đa số là cấp 1(9). Tỉ lệ phụ nữ sống độc thân (sống độc thân, ly thân, ly dị) chiếm tỉ lệ nhỏ trong mẫu (19,3% và 9,6% tương ứng với nhóm bệnh và chứng), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Các nghiên cứu tại BV. Từ Dũ, BV. Hùng Vương cũng ghi nhận phụ nữ sống độc thân có tỉ lệ thai ngoài ý muốn cao hơn(4,6). Về tiền căn sản khoa, gần 80% phụ nữ trong mẫu nghiên cứu đã từng có thai trước đây, > 50% đã từng có TNYM và số phụ nữ chưa có con chiếm đa số (40%), không có sự khác biệt giữa 2 nhóm, nghiên cứu. Đặc điểm tiền căn sản khoa cho thấy đa số đối tượng nghiên cứu đều có khả năng mang thai, từng có thai ngoài ý muốn và hiện nay sử dụng TVNT để kiểm soát sinh sản. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành TVNT với tình trạng có TNYM Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận kiến thức đúng về TVNT của mẫu là 61,48% cao hơn so với nghiên cứu tại Long An(9) là 53,4%, có thể do kiến thức gắn liền với trình độ học vấn, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có trình độ học vấn cao hơn ở Long An (≥ cấp 3 so với cấp 1). Kết quả nghiên cứu ghi nhận kiến thức chưa đúng là tăng nguy cơ thai ngoài ý muốn với OR = 1,65. Kết quả ghi nhận sự khác biệt giữa 2 Chuyên Sản Phụ Khoa 5 nhóm có ý nghĩa thống kê, nhưng do giá trị p gần bằng 0,05 và KTC 95% chứa 1, có thể hiện nay tỉ lệ hiểu biết về TVNT trong cộng đồng chưa cao, đa số phụ nữ sử dụng TVNT theo thói quen, thực hành theo đúng hướng dẫn. Điều này chứng tỏ TVNT tuy đã sử dụng với tỷ lệ tăng lên song chưa dựa trên sự hiểu biết cặn kẽ của phụ nữ. Tỉ lệ có thực hành đúng tương ứng ở 2 nhóm bệnh và chứng là 66,67% và 6,67%, do nghiên cứu chúng tôi thực hiện tại cơ sở y tế nên tỉ lệ thực hành đúng tương đối thấp. Thực hành sử dụng TVNT không đúng làm tăng nguy cơ thai ngoài ý muốn lên nhiều lần (OR = 28, p < 0,001). Một nghiên cứu tại BV. Hùng Vương năm 2007 cũng ghi nhận thất bại khi sử dụng TVNT chủ yếu do thực hành không đúng hướng dẫn hoặc xử trí sai khi quên thuốc(10). Nếu kết hợp cả 2 yếu tố kiến thức và thực hành TVNT chưa đúng làm tăng nguy cơ TNYM ở phụ nữ đang dùng TVNT để kiểm soát sinh sản lên 4,46 lần. Để xem xét mức độ kết hợp giữa kiến thức – thực hành TVNT chưa đúng với tình trạng có TNYM một cách độc lập chúng tôi đã loại các yếu tố có khả năng gây nhiễu là tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và tiền căn sản khoa, kết quả ghi nhận OR sau khi hiệu chỉnh tăng lên 5,28 với p < 0,001. Các yếu tố như tuổi và trình độ học vấn tác động có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05) đến tình trạng có TNYM ở phụ nữ đang sử dụng TVNT. Tuổi là yếu tố bảo vệ, phụ nữ càng trẻ tuổi càng dễ thất bại khi sử dụng TVNT. Phụ nữ có trình độ học vấn cao (≥ cấp 3) dễ có nguy cơ TNYM hơn phụ nữ trình độ học vấn thấp. Kết quả này một lần nữa khẳng định việc sử dụng TVNT hiện nay chủ yếu dựa trên thói quen thực hành ‘rập khuôn’ theo hướng dẫn chứ không phụ thuộc vào kiến thức của người sử dụng. KẾT LUẬN TT. CSSKSS Tp. HCM là nơi thực hiện các dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình và triển khai mô hình điểm thực hiện chuẩn quốc gia về chăm sóc sinh sản cho tuyến cơ sở tại Tp. HCM. Nghiên cứu đã xác định mức độ kết hợp giữa kiến thức, thực hành và kiến thức – thực hành TVNT với tình trạng có TNYM ở phụ nữ đang sử dụng TVNT để kiểm soát sinh sản. Kết quả ghi nhận thực hành chưa đúng theo hướng dẫn và xử trí sai khi quên thuốc là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong sử dụng TVNT. Sự hiểu biết về đặc điểm của TVNT có tác động đến tình trạng TNYM nhưng việc thành công khi sử dụng TVNT chủ yếu là do thói quen thực. Đối với phụ nữ sử dụng thuốc viên để tránh thai, TT. CSSKSS Tp. HCM cần chú trọng đến công tác tư vấn, hướng dẫn sử dụng TVNT: xây dựng thói quen uống thuốc vào một giờ nhất định hàng ngày; xử trí khi quên uống thuốc và đặc biệt chú trọng đến đối tượng phụ nữ ≤ 24 tuổi và có trình độ học vấn ≥ cấp 3. Chương trình kế hoạch hóa gia đình Tp. HCM cần cung cấp nhiều tờ rơi, sách nhỏ thông tin về TVNT cho các phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ y tế (2004). Niên giám thống kê y tế 2004, tr. 101 – 103. 2. Bộ y tế (2003). Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tr. 137-139, 145-146 3. Bộ môn sản – Đại học y dược Tp. HCM (2007). Sản Phụ Khoa. Xuất bản lần thứ tư. Nxb Y học, Tp. Hồ Chí Minh, tập 1 tr. 131-132, 461-463; tập 2 tr. 976 – 985. 4. Huỳnh Thanh Hương, Ngô Thị Kim Phụng (2007). “Các yếu tố nguy cơ của phá thai to tuổi vị thành niên”. Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 24, Đại học y dược Tp. HCM, tr. 251 – 255. 5. Nguyễn Thị Phương Dung (2004). Kiến thức – Thái độ - Hành vi về các phương pháp tránh thai của những phụ nữ nạo phá thai tại BV. Từ Dũ năm 2003-2004. Đại học Y Dược Tp. HCM - Luận văn thạc sĩ y học. 6. Nguyễn Trọng Hiếu, Nguyễn Thị Thùy (1997). “Tác động của kiến thức, thái độ và thực hành tránh thai trên việc có thai ngoài ý muốn”. Hội nghị khoa học kỹ thuật BV. Hùng Vương 1996, Sở y tế Tp. HCM, tr. 49-58. 7. Nguyễn Đức Vy (2002). “Sự chấp nhận thuốc tránh thai Ideal: khía cạnh người sử dụng”. Tạp chí thông tin Y Dược. Viện thông tin – Thư viện Y học Trung ương, tập 1, tr. 38 - 41 8. Trung tâm sức khỏe sinh sản Tp. HCM. Báo cáo tổng kết Chương trình bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ - KHHGĐ 2004, 2005, 200 và 2007. 9. Võ Thị Định (2003). Kiến thức – Thái độ - Thực hành sử dụng viên uống ngừa thai của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2003. Đại học Y Dược Tp. HCM - Luận văn thạc sĩ y học. 10. Vũ Tuyết Ánh Sao (2007). Tìm hiểu nguyên nhân thất bại của một số biện pháp tránh thai (tại bệnh viện Hùng Vương – năm 2005). Đại học Y Dược Tp. HCM - Luận văn thạc sĩ y học. Chuyên Sản Phụ Khoa 6 11. Wang D (2002). “Contraceptive failure in China”. Contraception 66, pp. 173-178. Chuyên Sản Phụ Khoa 7 NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM HPV Ở CỘNG ĐỒNG PHỤ NỮ HÀ NỘI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_lien_quan_giua_kien_thuc_thuc_hanh_thuoc_vien_ngua_thai.pdf
Tài liệu liên quan