Hiệu ứng của đầu tư đem lại cho thương mại
trong ngành dịch vụ là không lớn, nhưng cùng với
sự tăng trưởng các ngành và thu nhập bình quân
tăng lên, dự kiến thị trường Việt Nam sẽ tăng
cường tiêu thụ dịch vụ của các công ty đa quốc
gia, ví dụ như lĩnh vực du lịch và giáo dục. Tương
tự, đối với ảnh hưởng FDI Trung Quốc đến xuất
khẩu của Việt Nam cho thấy, khi đầu tư của Trung
Quốc vào Việt Nam tăng hoặc giảm 1% thì xuất
khẩu của Việt Nam tăng hoặc giảm 0,54%.
Như vậy, có thể khẳng định mối quan hệ giữa FDI
của Trung Quốc với xuất khẩu của Việt Nam là
quan hệ bổ sung. Cũng như trên, hệ số chặn của
ba ngành lớn phản ánh tác động của FDI Trung
Quốc đến xuất khẩu của ngành nông nghiệp là
cao và rõ ràng nhất, ngành dịch vụ là thấp nhất.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư sang Việt
Nam để tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên
giá rẻ và nguồn lao động dồi dào của Việt Nam,
nhằm thực hiện mục tiêu tối thiểu hóa chi phí của
doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ giữa FDI của
Trung Quốc với thương mại của hai nước, kết quả
thu được cho thấy, FDI tác động tích cực thúc đẩy
thương mại, FDI của Trung Quốc tăng trưởng 1%
giúp cho thương mại hai nước tăng 0,55%. Mặc
dù vậy, điều đó cũng đã chứng minh, mối quan hệ
giữa FDI và thương mại là quan hệ bổ sung.
Từ phân tích mối quan hệ giữa FDI Trung Quốc
đến quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc
thời gian qua, một số vấn đề sau đây Việt Nam
cần chú ý trong công tác quản lý:
Thứ nhất, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam trong
lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu nhằm lợi dụng tài
nguyên thiên nhiên dồi dào của Việt Nam với mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mặt khác còn thúc đẩy
xuất khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam (thuốc trừ
sâu, thức ăn gia súc, cơ khí nông nghiệp ). Đây
là một trong những hệ quả mà chúng ta không hề
mong muốn, vì vậy một mặt Việt Nam cần kiểm
soát các dự án FDI của Trung Quốc trên lĩnh vực
nông nghiệp.
Thứ hai, đối với ngành công nghiệp, nước ta đang
có lợi thế về lao động và thuê đất rẻ, mặt bằng
trình độ lao động của Việt Nam tương đối cao,
được thể hiện qua tỉ lệ mù chữ dưới 5%, tỷ lệ
lao động qua đào tạo nghề khá cao (38,5%). Nắm
bắt được lợi thế này, các doanh nghiệp FDI Trung
Quốc đã đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất thâm
dụng lao động như: ngành may mặc, linh kiện ô tô,
xe máy, thiết bị điện gia đình
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp của Trung Quốc với quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
56
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC
VỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC
THE RELATIONSHIP BETWEEN CHINA’S FDI AND TRADE
RELATION VIETNAM - CHINA
Lương Thị Hoa1, Hoàng Thị Bích Ngọc1, Lê Thị Mỹ Huyền2
Email: hoaluong.aof@gmail.com
1 Trường Đại học Sao Đỏ
2 Học viện Ngân hàng - Phân viện Bắc Ninh
Ngày nhận bài: 26/5/2017
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 20/12/2017
Ngày chấp nhận đăng: 28/12/2017
Tóm tắt
Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp (FDI) của Trung Quốc vào Việt Nam cũng như quan hệ thương
mại Việt Nam - Trung Quốc có sự cải thiện đáng kể về số lượng và chất lượng. Xét về tổng thể, điều
này có lợi cho cả hai nước. Tuy vậy, trong chừng mực nào đó mối quan hệ lợi ích này chưa rõ ràng.
Tình trạng nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc gia tăng đáng báo động khi qui mô FDI của Trung
Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng lên. Bài báo phân tích thực trạng và động cơ FDI của Trung Quốc
vào Việt Nam trong những năm qua. Sử dụng mô hình lực hấp dẫn để phân tích mối quan hệ giữa FDI
và quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc, kết quả như sau: FDI của Trung Quốc vào Việt Nam
tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam tăng 0,58%, kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam vào Trung Quốc tăng 0,55%. Từ kết quả này, bài báo đưa ra một số khuyến nghị chính sách
đối với Việt Nam thời gian tới.
Từ khóa: Đầu tư trực tiếp; mô hình lực hấp dẫn; quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
Abstract
In recent years China’s FDI activities as well as the trade relation between Vietnam - China have been
significantly improved in terms of quantity and quality. Overall, this is beneficial for both countries,
however, to a certain extent, it seems that the benefits of such relationship is still ambiguous as Vietnam
is suffering trade deficit with China, which remarkably increases, and the volume of China’s FDI inflows
to Vietnam is increasingly growing.
This article analyzes the current facts and major reasons of China’s investment in Vietnam in
recent years. Using gravity model to analyze the relationship between FDI and trade relations
Vietnam - China, the results are as follows: turnover in direct investments of China to Vietnam increased
by 1%, export turnover of China to Vietnam increased by 0.58%, whereas export turnover of Vietnam to
China increased by 0.55%. From such results, the article gives some recommendations about policies
for Vietnam in the next few years.
Keywords: FDI; gravity model; trade relation Vietnam - China.
1. GIỚI THIỆU
FDI của Trung Quốc vào Việt Nam được bắt đầu
từ cuối tháng 11 năm 1991, do một doanh nghiệp
Quảng Tây (Trung Quốc) liên doanh với một doanh
nghiệp Hà Nội, mở nhà hàng Hoa Long trên phố
Hàng Trống - Hà Nội. Tuy nhiên, phải sau năm
2005 hoạt động này mới thực sự khởi sắc. Trải
qua 25 năm, kể từ dự án đầu tiên, vốn FDI của
Trung Quốc tại Việt Nam liên tục vươn lên trong
vị trí xếp hạng, không những gia tăng về quy mô,
thay đổi về hình thức, lĩnh vực đầu tư, mà còn mở
rộng về địa bàn. Lũy kế tính đến ngày 20 tháng 3
năm 2017, đầu tư của Trung Quốc (chưa kể Đài
Loan, Hồng Kông, Ma Cao) tại Việt Nam có 1.615
dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 11,193
tỷ USD, chiếm 7% số dự án và 3,72% tổng vốn
đăng ký, đứng thứ 8 trong tổng số 116 quốc gia
và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo thời gian, dòng vốn FDI của Trung
Quốc vào Việt Nam tăng, giảm khá thất thường,
riêng năm 2013, FDI Trung Quốc là hơn 2.300
triệu USD, trong đó dự án xây dựng nhà máy
nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân đã là hơn 2.000
triệu USD.
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018 57
Bảng 1. Một số chỉ tiêu về quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2010-2016
(Đơn vị tính: tỷ USD)
Năm
Tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu Việt Nam -
Trung Quốc
Xuất khẩu sang
Trung Quốc
Nhập khẩu từ
Trung Quốc
Cán cân thương mại
Việt Nam - Trung Quốc
2010 27,33 7,31 20,02 -27,33
2011 35,72 11,13 24,59 -13,46
2012 41,17 12,39 28,79 -16,40
2013 50,25 13,3 36,95 -23,65
2014 57,23 13,53 43,70 -30,17
2015 65,20 15,09 49,30 -34,21
2016 71,90 21,97 49,93 -27,96
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Qua thống kê của Tổng cục Hải quan cho
thấy tình trạng nhập siêu của Việt Nam trong
quan hệ thương mại với Trung Quốc liên tục
gia tăng trong những năm qua. Do thương mại
với Trung Quốc chiếm tỷ trọng khá cao trong
tổng kim ngạch thương mại hàng năm (hình 1)
nên việc nhập siêu với Trung Quốc đã khiến
cho kim ngạch thương mại của Việt Nam liên
tục bị thâm hụt những năm trước 2012, ngay
cả những năm 2012-2014, Việt Nam xuất
siêu nhưng vẫn nhập siêu rất lớn với Trung
Quốc. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của
thị trường Trung Quốc như: sắt thép, máy móc
thiết bị và nguyên liệu cho ngành điện tử, dệt
may. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu năm 2016
tại thị trường Trung Quốc gia tăng không đáng
kể so với năm 2015 nhưng giá trị vẫn cao nhất
trong các thị trường nhập khẩu.
(Trung Quốc)
Hình 1. Tỷ trọng cán cân thương mại của Việt Nam với một số đối tác chủ chốt năm 2016
(Nguồn: Số liệu thống kê - Tổng cục Hải quan Việt Nam 2016)
Hình 2. 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất
của Việt Nam năm 2016
Hình 3. 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất
của Việt Nam năm 2016
58
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018
Nhập siêu không phải là vấn đề lớn đối với một
quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy vậy,
đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam
- Trung Quốc thời gian qua cho thấy, có nhiều vấn
đề cần phải tiếp tục được xem xét để có biện pháp
quản lý phù hợp nhằm đạt mục tiêu phát triển
kinh tế bền vững. Xét riêng năm 2016, kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt hơn
21,97 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm
trước, chiếm 12,4% tổng kim ngạch xuất khẩu
của cả nước.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan: thị
trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2016 vẫn
chủ yếu tập trung tại châu Á với kim ngạch hơn
140,76 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm
trước, và chiếm tỷ trọng 80,8% tổng kim ngạch
nhập khẩu của cả nước. Trong đó, thị trường
nhập khẩu lớn nhất vẫn là Trung Quốc với kim
ngạch gần 49,93 tỷ USD, tăng 0,9%, và chiếm
tỷ trọng 28,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của
cả nước.
2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN
Cho đến nay, mặc dù luồng ra của đầu tư trực tiếp
nước ngoài từ Trung Quốc đang tăng lên nhanh
chóng và trở thành hiện tượng gây chú ý với giới
học giả, nhưng số lượng các nghiên cứu về lĩnh
vực này vẫn chưa nhiều. Hơn nữa, hiện có rất ít
nghiên cứu liên quan trực tiếp đến chủ đề “Mối
quan hệ giữa đầu tư trực tiếp của Trung Quốc với
quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc”.
Nghiên cứu của tác giả Phạm Thái Quốc “Thực
trạng và chính sách đầu tư nước ngoài của Trung
Quốc và Ấn Độ - Nghiên cứu so sánh” (2007) đã
trình bày rất rõ chính sách đầu tư nước ngoài của
Trung Quốc những năm gần đây cũng như cơ sở
của chính sách này.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Hoa
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc
tại Việt Nam trong 10 năm qua” (2010), tác giả
đã trình bày những động thái mới trong đầu tư
của Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn mới
2001-2010, trong đó tác giả đã nêu bật những
thay đổi quan trọng về tốc độ và quy mô vốn, cơ
cấu đầu tư theo ngành, vùng.
Nghiên cứu của hai tác giả Hoàng Xuân Hòa và
Trần Thị Thanh Nga “Đầu tư ra nước ngoài - chính
sách phát triển mới của Trung Quốc” (2006) đã
phân tích khá sâu sắc về chiến lược “đi ra ngoài”
của Trung Quốc với sự đi sâu làm rõ những cơ sở
khách quan và chủ quan của chiến lược này: đó là
khát vọng mở rộng thị trường của các nhà đầu tư
Trung Quốc, ý đồ chiếm lĩnh các nguồn tài nguyên
thiên nhiên của thế giới nhằm phục vụ nền kinh tế
phát triển nóng ở trong nước, mong muốn chuyển
dịch một số ngành và cơ sở sản xuất đã bão hòa
ra bên ngoài, trốn thuế
Những nghiên cứu này tương đối phong phú và
đã đạt được những kết quả nhất định:
Thứ nhất, các nghiên cứu trước đây đã nêu rõ
được bối cảnh và sự cần thiết khách quan của
chính sách “đi ra ngoài” của Trung Quốc nói chung
cũng như vào Việt Nam nói riêng. Thứ hai, các
công trình trước đây cũng đã đề cập đến nhiều
khía cạnh trong nội dung thu hút FDI Trung Quốc
vào Việt Nam như: mục đích thu hút FDI, tốc độ
thu hút FDI, qui mô thu hút FDI, lĩnh vực thu hút
FDI, địa bàn thu hút FDI Thứ ba, các công trình
nói trên cũng đã đề cập chủ yếu tới những tác
động tích cực và một số mặt tiêu cực của việc thu
hút FDI Trung Quốc vào Việt Nam. Thứ tư, một số
giải pháp nhằm thúc đẩy dòng vốn FDI của Trung
Quốc vào Việt Nam cũng đã được đưa ra và
phân tích.
Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu trên
vẫn còn chưa đề cập đến mối quan hệ của đầu tư
trực tiếp với cán cân thương mại hai nước.
Theo Mondale (1959), hiệu ứng thay thế xuất hiện
là do các yếu tố sản xuất không thể tự do dịch
chuyển giữa các quốc gia, vì vậy sản xuất ở nước
ngoài sẽ thay thế một phần sản phẩm sản xuất
trong nước để phục vụ xuất khẩu và một phần
nguyên vật liệu nhập khẩu. Chính vì vậy, FDI sẽ
làm giảm lượng xuất nhập khẩu của quốc gia đó.
Theo Kojima (1987), FDI sẽ bù đắp những thiếu
hụt về vốn, kĩ thuật và quản lý mà quốc gia nhận
đầu tư đang cần, giúp cho những quốc gia này
phát huy được lợi thế tương đối đang có như lao
động, thị trường và đất để tiến hành sản xuất.
Không những thế thông qua quá trình trên, sản
lượng biên của quốc gia đi đầu tư cũng được mở
rộng. Cùng với đầu tư trực tiếp tăng lên, thay vì
tự sản xuất, nước đầu tư sẽ nhập khẩu từ nước
nhận đầu tư và xuất khẩu những linh kiện đi kèm
của sản phẩm đang sản xuất ở nước ngoài. Do
đó, FDI thúc đẩy thương mại tăng trưởng.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để phân tích mối quan hệ giữa FDI và thương
mại giữa hai nước Việt - Trung là thay thế hay bổ
sung, bài báo lựa chọn mô hình lực hấp dẫn để
tiến hành phân tích, lấy tổng vốn FDI của Trung
Quốc vào Việt Nam làm biến giải thích, kim ngạch
xuất nhập khẩu hai nước làm biến được giải thích
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018 59
và biến kiểm soát là GDP của hai nước. Dựa vào
mô hình lực hấp dẫn, sử dụng bảng số liệu tổng
vốn FDI và kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước từ
năm 2001 đến 2015 để tiến hành hồi quy. Lấy mô
hình vận dụng vào lĩnh vực đầu tư ta có phương
trình hồi quy sau đây:
trong đó: Tcv: lượng xuất nhập khẩu của hai nước;
GDPc: giá trị tổng thu nhập quốc nội của Trung
Quốc hàng năm; GDPv: giá trị tổng thu nhập quốc
nội của Việt Nam hàng năm; FDIcv: FDI thực tế
Trung Quốc vào Việt Nam mỗi năm.
Để mối quan hệ phi tuyến tính giữa biến giải thích
và biến được giải thích chuyển thành quan hệ
tuyến tính, đồng thời giảm bớt tính không chuẩn
của phân bổ và tăng ý nghĩa của phương sai, ta
lấy ln hai vế. Mặt khác, qua khảo sát thực tế thấy
rằng, ảnh hưởng của đầu tư đến mậu dịch có độ
trễ, nên với FDI và GDP chúng ta đều lấy trễ 1 kì
so với t.
Do đặc điểm bảng số liệu là tương đối lớn, tác giả
quyết định lựa chọn phương pháp bình phương
nhỏ nhất và biến giả để tiếp tục chia (1) thành
phương trình xuất khẩu (EX) và nhập khẩu (IM):
Giới hạn của biến giả:
+ D2i phản ánh ngành công nghiệp, xây dựng lấy
giá trị 1, các ngành khác lấy giá trị 0;
+ D3i phản ánh ngành dịch vụ lấy giá trị 1, các
ngành còn lại lấy giá trị 0;
+ Khi D2i và D3i đồng thời bằng 0 thì phương trình
phản ánh ngành nông nghiệp;
+ C1, C2, C3 lần lượt là hệ số chặn của ba ngành
là nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ;
+ α1,α2, β: hệ số của phương trình hồi quy;
+ µit: sai số của phương trình hồi quy.
Nguồn số liệu:
+ Số liệu FDI của Trung Quốc vào Việt Nam qua các
năm từ 2001-2015 tại www.gso.gov.vn.
+ Số lượng xuất nhập khẩu của Trung Quốc và Việt
Nam: từ Niên giám thống kê Trung Quốc.
+ Số liệu đóng góp GDP lần lượt của ba ngành: từ
Tổng cục Thống kê Việt Nam.
+ Số liệu FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chia
theo ba ngành: từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
4. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Thực tiễn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam 25 năm
qua cho thấy tính giai đoạn được thể hiện khá rõ:
Giai đoạn 1991-2001: tác động chưa đáng kể đến
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; từ
năm 2002-2010 mới có chuyển biến rõ rệt, trở thành
nội dung chủ yếu trong hợp tác kinh tế giữa hai nước
và đặc biệt từ năm 2011 đến nay, FDI của Trung
Quốc vào Việt Nam tăng đột biến, nhất là vào năm
2013. Tính riêng 3 tháng đầu năm 2017, FDI Trung
Quốc vào Việt Nam đạt mức kỷ lục so với cùng kỳ
các năm trước, cả về số dự án cấp mới, số vốn đăng
ký và vốn giải ngân. Theo Cục Đầu tư nước ngoài
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện Trung Quốc đứng vị
trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng
vốn đạt gần 824 triệu USD, chiếm 10,7% tổng vốn
Bảng 2. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2010-2016
Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng vốn đầu tư thực tế (triệu USD) 685 460 345 2.300 446,9 744 1.875
Tỷ trọng FDI Trung Quốc so tổng FDI vào Việt
Nam (%) 6,23 4,22 3,44 20,34 3,58 3,09 7,7
FDI Trung Quốc vào Việt Nam so với tổng FDI
ra nước ngoài của Trung Quốc (%) 1,03 0,68 0,46 2,11 0,39 0,58 1,12
Số lượng dự án tăng thêm trong năm (dự án) 105 86 345 110 112 175 278
Tỷ trọng hạng mục FDI của Trung Quốc so với
tổng hạng mục FDI nước ngoài vào Việt Nam (%) 8,49 7,22 5,91 7,19 6,08 8,71 10,87
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (
Niên giám thống kê Trung Quốc từ năm 2010-T3/2017
60
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018
FDI vào Việt Nam, sau Hàn Quốc và Singapore.Đặc
điểm đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc là
số lượng hạng mục đầu tư lớn nhưng quy mô mỗi
dự án đầu tư thường nhỏ. Mặc dù trong những
năm gần đây, quy mô của dự án đầu tư đã tăng,
đã xuất hiện nhiều dự án có vốn đầu tư trên 10
triệu USD nhưng bên cạnh đó vẫn có những dự
án có vốn đầu tư dưới 500.000 USD, thậm chí có
dự án dưới 100.000 USD như dự án xuất nhập
khẩu, bán buôn nguyên liệu và phụ gia làm thức
ăn cho gia súc 11.000 USD, dự án cấp dịch vụ
đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý tiêu chuẩn
quốc tế, chất lượng sản phẩm 15.000 USD, dự án
sản xuất thi công lắp đặt các loại cửa nhựa, PC-U,
linh phụ kiện liên quan 46.470 USD, dự án dịch vụ
lắp ráp, hiệu chỉnh, tiêu thụ các tủ điện, máy biến
thế, cầu dao 88.000 USD Mặc dù vậy, Trung
Quốc vẫn liên tục là đối tác thương mại lớn nhất
của Việt Nam, nhưng xét trên phương diện FDI,
Trung Quốc luôn đi sau các đối tác thương mại
khác (bảng 3).
Bảng 3. Các đối tác đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đến ngày 20/3/2017
Nước Số dự án Tổng vốn đăng kí (triệu USD)
1. Hàn Quốc 5.932 54.011.530
2. Nhật Bản 3.355 42.490.319
3. Singapore 1.838 39.263.677
4. Đài Loan (Trung Quốc) 2.526 32.353.112
5. British Virgin Islands 695 20.649.930
6. Hồng Kông 1.187 17.236.820
7. Malaysia 547 11.995.092
8. Trung Quốc 1.615 11.193.692
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư T3/2017)
Xét theo lĩnh vực đầu tư: Lũy kế hết năm 2016,
đầu tư của Trung Quốc chủ yếu vào lĩnh vực công
nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đăng ký
6,87 tỷ USD (chiếm 61,4% tổng vốn đầu tư đăng
ký của Trung Quốc tại Việt Nam). Đứng thứ hai
là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước,
điều hòa cùng tổng vốn đăng ký đạt 2,04 tỷ USD
(chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của Trung
Quốc tại Việt Nam). Ngành hoạt động kinh doanh
bất động sản đứng thứ ba với 631,2 triệu USD
(chiếm 5,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của Trung
Quốc tại Việt Nam). Về đầu tư theo địa phương:
FDI của Trung Quốc có mặt trên 54 tỉnh thành của
cả nước, trong đó tập trrung chủ yếu tại các địa
phương Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh
Đây đều là những tỉnh, thành phố mà cơ sở hạ
tầng tương đối hoàn thiện, chi phí lao động và chi
phí thuê đất không có sự chênh lệch quá lớn so
với các tỉnh, thành phố khác, trong khi thị trường
tiêu thụ rất rộng lớn.
Hình 4.Vốn FDI của Trung Quốc tại một số tỉnh thành trên lãnh thổ của Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2016)
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018 61
Các dự án FDI của Trung Quốc tại Việt Nam chủ
yếu đến từ các tỉnh/thành phố Quảng Tây, Quảng
Đông, Hải Nam, Vân Nam, Hà Bắc, Giang Tô,
Sơn Đông trong đó, nhiều nhất là Quảng Tây.
Điều này xuất phát từ: (i) Về mặt địa lý, các tỉnh
Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam đều
là những tỉnh tiếp giáp với Việt Nam; (ii) Do hiệu
ứng tập trung, một doanh nghiệp đầu tư thành
công sẽ kéo theo số lượng lớn các doanh nghiệp
khác tiến hành đầu tư và thường chỉ đầu tư vào
lĩnh vực đã thành công đó.
Hiện nay, dòng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt
Nam thường tập trung vào những lĩnh vực như dệt
may, da giày, xơ sợi, nhiệt điện, khai thác khoáng
sản... Đây là những ngành có nguy cơ gây ô nhiễm
cao. Chẳng hạn như trong quý 1/2017, Trung Quốc
rót vốn vào Việt Nam thực hiện các dự án: Dự án
nhà máy sản xuất polyester và sợi tổng hợp Billion
Việt Nam với tổng vốn đầu tư 220 triệu USD được
doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh. Dự
án đầu tư cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Lan Sơn
và Nhà máy nhựa Khải Hồng Việt vốn đầu tư 150
triệu USD do doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại
Bắc Giang.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài thuộc
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay chỉ riêng tháng
3/2017, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đăng ký
thực hiện 123 dự án tại Việt Nam và 174 lượt mua
cổ phần, chiếm 21,1% tổng vốn đầu tư vào Việt
Nam mặc dù trong nhiều năm qua, top 5 nhà đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam, rất hiếm khi có sự
góp mặt của Trung Quốc.
Mặt khác, ngoài sự dư thừa vốn của nền kinh tế
Trung Quốc thì việc các nhà đầu tư Trung Quốc
gia tăng rót vốn vào Việt Nam còn do chính sách
khuyến khích đầu tư ra bên ngoài của Chính phủ
nước này. Thêm vào đó, hoạt động đầu tư của
các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, xơ sợi
hay da giày vốn nằm trong lộ trình điều chỉnh
chính sách ngành của Trung Quốc. Các ngành
thâm dụng lao động, có tác động tiêu cực đến môi
trường và các ngành dễ mất sức cạnh tranh khi
chi phí lao động tăng cao đều được khuyến khích
đầu tư ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, đối với những ngành như thép, hoạt
động đầu tư sang Việt Nam có thể nhằm tận dụng
ưu đãi thuế suất khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ,
tránh bị chú ý điều tra.
Sử dụng mô hình lực hấp dẫn, với số liệu từ các
nguồn đã đề cập trong phương pháp nghiên cứu,
cho kết quả như sau:
Bảng 4. Kết quả hồi quy
Ảnh hưởng FDI của Trung Quốc
đến nhập khẩu của Việt Nam
Ảnh hưởng FDI của Trung Quốc
đến xuất khẩu của Việt Nam
Biến Hệ số Giá trị T Prob Biến Hệ số Giá trị T Prob
1,637620 2,382062 0,0231** 0,272533 0,353570 0,7259
0,105801 0,130025 0,8973 1,131746 1,240514 0,2235
0,578002 2,337049 0,0257 0,545051 1,965583 0,0478**
Hệ số chặn
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1,239559 0,463973 -1,703532 1,103858 0,359549 -1,463408
Các chỉ số khác
R2 0,932409
Độ tin cậy
của F
0,0000*** R2 0,872175
Độ tin cậy
của F
0.0000***
Giá trị
điều chỉnh
của R2
0,922168 DW 1,520613
Giá trị
điều chỉnh
của R2
0,852807 DW 1,60
Chú ý: *** biểu thị độ tin cậy dưới 1%, ** biểu thị độ tin cậy dưới 5%, kết quả hồi quy do Eviews 6.0 hoàn thành
62
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018
Bảng 4 cho thấy:
Giá trị ước lượng hệ số của hai biến
ln giá trị tổng thu nhập quốc nội sớm 1 thời kì của
Trung Quốc và ln kim ngạch FDI
của Trung Quốc vào Việt Nam sớm 1 thời kì với
kiểm định T (0,0231 và 0,0257 ) và F (0,0000) đều
cho độ tin cậy nhỏ hơn 5%. Mặt khác, R2 rất gần
với 1, nên có thể khẳng định phương trình hồi quy
đáng tin cậy.
Ý nghĩa kinh tế: Khi FDI của Trung Quốc vào
Việt Nam (năm t–1) tăng hoặc giảm 1%, thì nhập
khẩu của Việt Nam năm t sẽ tăng hoặc giảm
0,578%. Như vậy, FDI đã thúc đẩy thương mại,
do đó mối quan hệ giữa FDI và thương mại là
quan hệ bổ sung.
Ảnh hưởng cụ thể tới từng ngành như sau: FDI
của Trung Quốc vào Việt Nam có ảnh hưởng tích
cực đến xuất khẩu của Trung Quốc, trong đó thúc
đẩy xuất khẩu của ngành nông nghiệp là cao và
rõ ràng nhất, còn đối với ngành dịch vụ là thấp và
không cụ thể nhất. Nguyên nhân chủ yếu do Việt
Nam có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nhưng
lại thiếu hụt về kĩ thuật sản xuất.
Cụ thể, khi Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam trong
các ngành nông, lâm, ngư nghiệp sẽ phát sinh nhu
cầu nhập khẩu thiết bị cơ khí nông nghiệp, hạt
giống, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc làm tăng
nhập khẩu của Việt Nam về những sản phẩm liên
quan đến sản xuất nông nghiệp.
Hiệu ứng bổ sung của FDI đối với thương mại của
ngành công nghiệp không cao như ngành nông
nghiệp. Mặc dù số liệu cho thấy, hàng năm FDI
của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung
60-70% vào ngành công nhiệp, trong khi ngành
nông nghiệp chỉ chiếm trên 10%. Vì vậy, sau khi
lấy ln, tính co giãn của hệ số đầu tư ngành công
nghiệp nhỏ hơn ngành nông nghiệp.
Hiệu ứng của đầu tư đem lại cho thương mại
trong ngành dịch vụ là không lớn, nhưng cùng với
sự tăng trưởng các ngành và thu nhập bình quân
tăng lên, dự kiến thị trường Việt Nam sẽ tăng
cường tiêu thụ dịch vụ của các công ty đa quốc
gia, ví dụ như lĩnh vực du lịch và giáo dục. Tương
tự, đối với ảnh hưởng FDI Trung Quốc đến xuất
khẩu của Việt Nam cho thấy, khi đầu tư của Trung
Quốc vào Việt Nam tăng hoặc giảm 1% thì xuất
khẩu của Việt Nam tăng hoặc giảm 0,54%.
Như vậy, có thể khẳng định mối quan hệ giữa FDI
của Trung Quốc với xuất khẩu của Việt Nam là
quan hệ bổ sung. Cũng như trên, hệ số chặn của
ba ngành lớn phản ánh tác động của FDI Trung
Quốc đến xuất khẩu của ngành nông nghiệp là
cao và rõ ràng nhất, ngành dịch vụ là thấp nhất.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư sang Việt
Nam để tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên
giá rẻ và nguồn lao động dồi dào của Việt Nam,
nhằm thực hiện mục tiêu tối thiểu hóa chi phí của
doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ giữa FDI của
Trung Quốc với thương mại của hai nước, kết quả
thu được cho thấy, FDI tác động tích cực thúc đẩy
thương mại, FDI của Trung Quốc tăng trưởng 1%
giúp cho thương mại hai nước tăng 0,55%. Mặc
dù vậy, điều đó cũng đã chứng minh, mối quan hệ
giữa FDI và thương mại là quan hệ bổ sung.
Từ phân tích mối quan hệ giữa FDI Trung Quốc
đến quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc
thời gian qua, một số vấn đề sau đây Việt Nam
cần chú ý trong công tác quản lý:
Thứ nhất, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam trong
lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu nhằm lợi dụng tài
nguyên thiên nhiên dồi dào của Việt Nam với mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mặt khác còn thúc đẩy
xuất khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam (thuốc trừ
sâu, thức ăn gia súc, cơ khí nông nghiệp). Đây
là một trong những hệ quả mà chúng ta không hề
mong muốn, vì vậy một mặt Việt Nam cần kiểm
soát các dự án FDI của Trung Quốc trên lĩnh vực
nông nghiệp.
Thứ hai, đối với ngành công nghiệp, nước ta đang
có lợi thế về lao động và thuê đất rẻ, mặt bằng
trình độ lao động của Việt Nam tương đối cao,
được thể hiện qua tỉ lệ mù chữ dưới 5%, tỷ lệ
lao động qua đào tạo nghề khá cao (38,5%). Nắm
bắt được lợi thế này, các doanh nghiệp FDI Trung
Quốc đã đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất thâm
dụng lao động như: ngành may mặc, linh kiện ô tô,
xe máy, thiết bị điện gia đình
Thứ ba, gắn việc tăng cường kiểm soát nhằm
sàng lọc các dự án FDI của Trung Quốc với tăng
cường kiểm soát quan hệ thương mại Việt Nam
- Trung Quốc thông qua các công cụ thuế quan,
hạn ngạch, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động
buôn bán tiểu ngạch các tuyến biên giới trên đất
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018 63
liền Việt - Trung cũng như phải kết hợp hiệu quả
với các công cụ tài chính khác, đặc biệt chú trọng
sử dụng công cụ tỷ giá. Hiện nay, công cụ tỷ giá
chưa thực sự có tác động tích cực trong việc kiểm
soát hoạt động ngoại thương của Việt Nam, do
vậy tình trạng nhập siêu có thể sẽ diễn biến phức
tạp đối với môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Mondale (1959). The Theory of the Growth of the
Firm [M]. USA: Oxford University Press, 1959: 1-28.
[2]. Kojima (1987). Foreign Trade (Bản dịch) [M].
Nankai University Press.
[3]. Quỳnh Lam (2015). Doanh nghiệp FDI “kêu” chất
lượng nhân lực Việt.
ngày 5/3/2015).
[4]. Hồng Phúc (2014). Chất lượng nhân lực vẫn còn
yếu. ngày 21/12/2014.
[5]. UNCTAD (2011). World Investment Report 2011
[R].2011:28-39.
[6]. Vo Tri Thanh,Nguyen Anh Duong (2011).
Revisiting Exports and Foreign Direct [J. Asian
Economic Policy Review. (6):112-131.
[7]. Yi Ren (2006). Motivation of Chinese Investment
in Vietnam [J]. Chinese Geographical
Science,2006 (1):4.
[8]. h t t p : / / w w w . s g g p . o r g . v n /
xahoi/2016/1/409610/#sthash.PmISSowt.dpuf
[9]. www.gso.gov.vn
[10].
quoc-sap-can-moc-100-ty-usd-42680.html
[11]. h t t p s : / / w w w . c u s t o m s . g o v . v n / L i s t s /
ThongKeHaiQuan/Default.aspx
[12].
hang-thang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_quan_he_giua_dau_tu_truc_tiep_cua_trung_quoc_voi_quan_he.pdf