Mối quan hệ giữa du lịch văn hoá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là con đường tất yếu để xây dựng đất nước giàu mạnh. Du lịch với thế mạnh là ngành công nghiệp không khói, là “con gà đẻ trứng vàng”. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta khai thác tiềm năng, thế mạnh ấy đã đáp ứng được nhu cầu của du lịch chưa và chúng ta phải khai thác nó như thế nào. Cốt lõi của du lịch văn hoá là mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Du lịch của Việt Nam cần tiếp thu kinh nghiệm của nước ngoài, nhưng quyết không là bản sao chép “mạnh dạn và cạnh tranh với các nước công nghiệp phát triển và những nước NICs và các nước trong khu vực”, “chơi với những kẻ sang thì Nhà nước mới nhanh chóng giàu được”. Cạnh tranh ở đây là cạnh tranh về chất lượng sản phẩm du lịch đặc biệt là sản phẩm du lịch văn hoá sao cho phải thật độc đáo, thật hấp dẫn chỉ có ở Việt Nam mới có mà thôi. Đầu tư cho du lịch Việt Nam xin đừng nghĩ ngay đến việc đầu tiên là xây dựng khách sạn 3, 4 hay 5 sao, đừng nghĩ ngay tới đội ngũ tiếp viên nhà hàng xinh đẹp. Mặc dù đó là điều kiện thiết yếu nhưng quan trọng nhất vẫn là 1 chiến lược tổng thể phát triển du lịch văn hoá có liên quan đến nhiều ngành kinh tế xã hội. Một xã hội phát triển cao phải là một xã hội có văn hoá cao bởi thế du lịch văn hoá sẽ ngày càng chiếm ưu thế quan trọng trong ngành du lịch. Con người luôn hướng thiện, trọng nghĩa, trọng điều nhân ái. Để làm được điều đó du lịch văn hoá giúp chúng ta trong những “cuộc” về nguồn để mà tự hào về lịch sử, văn hoá dân tộc và viết tiếp những trang mới hào hùng. Phát triển du lịch văn hoá phải được phát triển đồng bộ với tất cả các ngành có liên quan, nó không thể đơn phương độc mã một mình nó phát triển.

doc34 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mối quan hệ giữa du lịch văn hoá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lịch văn hoá, đó là loại hình du lịch dựa trên con người và phong cách sống của một xã hội. Cũng cần lưu ý thêm rằng, về khía cạnh văn hoá của di sản, còn một yếu tố khác, đó là: “Môi trường thiên nhiên” là khái niệm sử dụng trong du lịch và là trung tâm điểm của du lịch sinh thái, các loại hình khác của du lịch dựa vào tự nhiên. Trong phạm vi bài viết này, di sản chỉ đề cập đến yếu tố lịch sử, những gì liên quan tới phạm vi di sản văn hoá. 3. Vị trí vai trò của du lịch văn hoá đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. a. Vị trí của du lịch văn hoá. Theo thời gian lịch sử thời cổ đại và cận đại phương Đông là nơi hấp dẫn khách du lịch vì ở nơi đó có những thâm niên đến đắc cảnh sắc tự nhiên, các món ăn phương Đông rất hấp dẫn. Từ thập kỷ 70 trở lại đây, phương Tây rất hấp dẫn đến với khách du lịch vì nơi đây có nhiều di tích lịch sử và kỳ quan thế giới như Cột Đồng (ấn Độ), vườn treo Babilon,... Trong giai đoạn hiện nay con người có xu hướng xa lánh nhịp sống ồn ào ở các đô thị, sự ô nhiễm môi trường, sự huỷ diệt của vùng do hậu quả chiến tranh và do nạn phá rừng, việc chặt chẽ trong việc đầu tư xây dựng tôn tạo các đô thị cổ, các di tích lịch sử,... chính là một trở ngại đối với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái nói chung, ngành du lịch nói riêng. Vì vậy mà con người tìm đến du lịch văn hoá “trở về với quá khứ của mình”. Thu nhập từ nguồn du lịch văn hoá là khá ổn định và ngày càng cao vì hiện nay dòng khách du lịch văn hoá trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng tăng. Trong giai đoạn hiện nay mỗi nước đến tạo thế mạnh cho du lịch, tài nguyên thiên nhiên, công trình văn hoá, di tích lịch sử tạo nên sản phẩm du lịch độc đáo. Bởi vì, tác dụng của nó là nguồn khách của các công ty lữ hành, làm dịch vụ bổ sung để kéo dài thời gian lưu lại của khách trong các khách sạn. Vì thế trong quản lý không thể không coi trọng du lịch văn hoá. Khi chúng ta nghiên cứu du lịch văn hoá chính là bàn tới bài toán kinh tế: gây dựng và phát triển văn hoá bằng những thu thập từ du lịch mà thu nhập từ nguồn du lịch văn hoá là khá ổn định và ngày càng cao. Muốn đầu tư cho du lịch phải đàu tư cho văn hoá, bởi vì văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu trình độ phát triển của một dân tộc, là khát vọng muôn đời của nhân loại hướng tới cái chân, thiện mỹ. Văn hoá không nằm ngoài lệ sự phát triển mà chính là nỗ lực bên trong của sự phát triển, cho nên sự phát triển xã hội nói chung và sự phát triển du lịch, du lịch văn hoá nói riêng không tách rời khỏi văn hoá. Trong bài phát biểu tại Hội nghị lần thứ VII BCH TW Đảng khoá VII ngày 25/7/1994 Tổng bí thư Đỗ Mười đã nói “Ngày nay văn hoá được coi là một yếu tố nội sinh, không phải chỉ là kết quả mà còn là nguyên nhân của sự phát triển. Phát triển kinh tế xã hội phải đặt “trên nền tảng văn hoá mang bản sắc dân tộc”. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ CNH, HĐH hiện nay, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là sợi chỉ đỏ trong đường lối văn hoá của Đảng ta. Bởi vì nói đến văn hoá là nói đến dân tộc. Nước Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm sinh tử trong gian truân, vất vả, nhân dân các dân tộc đã sáng tạo, nâng cao, bảo tồn, chắt chiu để có những công trình kiến trúc, đền, chùa, miếu mạo của các thiên tài kỳ vĩ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyên Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm,... làm nên diện mạo nền văn hoá, nền văn hoá Việt Nam. Từ mái nhà rồng đến chiếc khèn H’Mông hay điệu múa Cà Tu núi rừng,... đều là di sản văn hoá dân tộc, đó là những tài sản quốc gia, cũng là một trong những tiềm năng của du lịch ngày nay. Do vậy mà chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc đúng như trong diễn văn khai mạc Thập kỷ Quốc tế phát triển văn hoá 1900-2000, ông Federigo Mayor, Tổng thư ký UNESCO đã nói: “Cần phải giữ gìn cho được mọi giá trị văn hoá dân tộc, một cộng đồng người, thậm chí của một cá thể là những điều không thể thay được”. Trên thế giới ngày nay đang phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch hoài cổ, du lịch tìm cái mới, du lịch tìm hiểu phong tục nhưng du lịch kiểu nào, ở đâu, đến nước nghèo hay nước công nghiệp phát triển, du lịch bao giờ cũng gắn liền với văn hoá, với bản sắc của mỗi quốc gia luôn đầy ắp giá trị. Vì văn hoá là yếu tố tiềm ẩn hoá thân trong hoạt động du lịch và hoạt động du lịch trước hết là hoạt động nhằm đi tìm cái giá trị văn hoá dân tộc văn hoá nhân loại để thưởng thức, khám phá, hưởng thụ và sáng tạo. Ta có thể khẳng định rằng du lịch không thể tự mình phát triển được nếu không dựa trên một nền tảng văn hoá và ngược lại, nhờ có du lịch mà các dân tộc hiểu biết được những thành tựu rực rỡ của nền văn hoá nhân loại, tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự xích lại gần nhau giữa các nền văn hoá làm cho các dân tộc ngày càng hiểu biết nhau hơn, nhưng du lịch không chỉ dừng lại ở sự thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên, ngắm nhìn các công trình văn hoá, tìm heieủ các di tích lịch sử để cảm thụ mà du lịch còn là một hoạt động khám phá sáng tạo them qui luật của cái đẹp. Du lịch văn hoá là hai khái niệm khác nhau nhưng lại đồng nhất trong mỗi khát vọng của mỗi con người. Lịch sử phát triển du lịch từ xưa đến nay đã cho thấy, nhờ du lịch mà con người đã khám phá ra nhiều điều mới mẻ và đã chuyển hoá khá nhiều giá trị văn hoá thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Như vậy, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được cùng con người trong quá trình hiểu biết để hưởng thụ và sáng tạo. Sự đóng góp cho quá trình tăng trưởng kinh tế cho sự phát triển nguồn thu từ du lịch có nguyên nhân từ nhu cầu này - du lịch phát triển không tách rời nhu cầu hiểu biết, khám phá, sáng tạo. Theo đặc trưng của văn hoá trên cơ sở biết đánh thức các giá trị văn hoá của dân tộc, biết xem các di sản văn hoá, di tích lịch sử,... Cái “thiên nhiên thứ hai” đã được nhân hoá qua lao động sáng tạo của con người, là cái vốn quý nhất, là tiềm năng vô giá của du lịch. Sự phát triển du lịch ở Hà Nội, cũng như Huế, Quảng Ninh, Quảng Nam - Đà Nẵng,... là nhờ vào tiềm năng vô giá đó. Du lịch rất cần đến văn hoá và văn hoá không thể tách rời khỏi du lịch. Dựa vào du lịch để giới thiệu về đất nước, văn hoá, con người Việt Nam, hoạt động du lịch là nơi góp phần nâng cao, đổi mới, mở rộng giao lưu văn hoá. Vốn đầu tư cho văn hoá chính là đầu tư vào du lịch, đó là việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khách sạn, dịch vụ giải trí. Cơ sở hạ tầng đó đảm bảo các đặc tính môi trường sinh thái. Các điểm du lịch có tầm nhìn chung của khu vực đông dân cư và có những ấn tượng đặc biệt, các sắc thái văn hoá thể hiện qua kiến trúc, rồi đến các sắc thái văn hoá thể hiện qua vui chơi, giải trí, âm nhạc, múa, ăn uống phù hợp với bản sắc từng khu vực. b. Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá. Khi nói đến văn hoá du lịch không có nghĩa rằng du lịch là chỗ dựa duy nhất của sự phát triển văn hoá. Không nhận thức rõ điều này, thì vô tình sự phát triển chỉ có thể thành công xét về góc độ kinh tế, còn sẽ thất bại về việc giữ gìn bản sắc dân tộc, do sự tiếp xúc với du khách từ khắp năm châu đến Việt Nam. Phát triển du lịch văn hoá là một định hướng đúng trong quá trình CNH, HĐ đất nước. Văn hoá chính là nền tảng, là động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch và du lịch văn hoá. Kinh nghiệm trên thế giới và nước ta cho thấy cần phải thực hiện đồng thời và đồng bộ như: phải tạo ra môi trường văn hoá vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc, làm sống lại các giá trị văn hoá truyền thống, giữ vững sự ổn định chính trị và an ninh xã hội, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm đối tượng tốt, nhằm tạo ra sức hấp dẫn khách thập phương. Hoạt động du lịch càng hiện đại hoá thì càng phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống dân tộc. Nhưng văn hoá phải thật sự là yếu tố nhân bản, là những giá trị hữu hình và vô hình. Cái gọi là tài sản vô hình đó chính là sự chuyển hoá các năng lực tinh thần của con người vào hoạt động kinh doanh, đó chính là văn hoá. Tài sản vô hình trong du lịch bao gồm các yếu tố chính như: thông tin và khoa học - kỹ thuật trong du lịch, tổ chức bộ máy và nghệ thuật quản lý du lịch, sự tín nhiệm của khách hàng đối với công ty và sản phẩm và những đặc sản của mỗi vùng, mỗi miền. Văn hoá du lịch bền bỉ tích góp, thu nhập, gạn lọc muôn vàn tinh hoa từ muôn nẻo không ngừng chuyển tải, giao lưu, biến đổi và nâng cao để góp phần vào sự giàu có và cường thịnh về nền văn hoá, kinh tế - xã hội của dân tộc - của đất nước. Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hoá đối với kinh doanh du lịch là hết sức quan trọng, nó góp phần thúc đẩy cho du lịch vươn lên tạo đà cho du lịch ngày một phát triển, đem lại hiệu quả to lớn và ổn định cho nền kinh tế. Nó có hiệu quả là càng tăng giá trị văn hoá - văn minh, bản sắc dân tộc thì hiệu quả kinh doanh du lịch càng cao. Nhận biết được vấn đề đó các nhà kinh doanh du lịch, các nhà quản lý kinh tế phải không ngừng những kiểm tra, ngăn chặn những mặt phi văn hoá bằng hệ thống pháp luật mà vấn đề lâu dài và quan trọng hơn là xây dựng, tạo ra để hấp dẫn từ bản sắc, “thuần - phong - mỹ - tục” dân tộc, bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc. II. Mối quan hệ giữa du lịch văn hoá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 1. Điều kiện để phát triển du lịch văn hoá. Sự phát triển du lịch văn hoá nói riêng và du lịch nói chung đòi hỏi phải có những điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan cần thiết nhất định. Điều kiện phát triển du lịch văn hoá Điều kiện để phát triển du lịch văn hoá Điều kiện chung (Điều kiện cần) Điều kiện đặc trưng (Điều kiện đủ) Điều kiện thời gian rỗi Điều kiện nguồn khách Điều kiện nền kinh tế đất nước Điều kiện cơ sở hạ tầng Điều kiện chính trị và an toàn đối với khách Điều kiện tài nguyên du lịch Điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách Điều kiện về môi trường văn hoá Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch nhân tạo Điều kiện về tổ chức Điều kiện về mặt kỹ thuật Điều kiện về kinh tế Các tài nguyên có giá trị lịch sử Các tài nguyên có giá trị kiến trúc Các tài nguyên có giá trị văn hoá Các tài nguyên có giá trị nghệ thuật quần chúng Các thành tựu sự kiện kinh tế chính trị xã hội Trong điều kiện cho phép của đề tài nghiên cứu, ở đây người viết chỉ xin nêu điều kiện quan trọng nhất để phát triển du lịch văn hoá. Kinh doanh du lịch là một loại hình kinh doanh cao cấp không thể tách rời văn hoá vì xét cho cùng thì du lịch là hoạt động văn hoá. Văn hoá là nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội đồng thời nó cũng là nhu cầu đặc trưng của con người khi du lịch do vậy văn hoá là yếu tố quyết định tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch vì nó giải quyết nhu cầu về nhận thức và thẩm mỹ. Có nghĩa là đến điểm du lịch nếu đi phải có cái gì cho người ta xem và người làm (things for tourists to see and todo). Ngoài ra xu thế quốc tế hoá trong sinh hoạt văn hoá giữa các cộng đồng dân tộc trên thế giới,... (như đã trình bày trong phần du lịch văn hoá (phần đầu chương I)) cho biết rằng: để đáp ứng những nhu cầu du lịch của con người thì một trong những yếu tố quyết định đó là tài nguyên du lịch văn hoá. Muốn đi du lịch văn hoá nếu không có tài nguyên du lịch văn hoá thì du khách sẽ xem gì? ngắm gì? Thưởng thức những sản phẩm du lịch gì? Xét về hai khía cạnh: người đi du lịch và những nhà kinh doanh du lịch để phát triển du lịch văn hoá thì yếu tố đó là tài nguyên văn hoá, bởi vì: * Khách du lịch: với ước muốn tìm tòi, hiểu biết thêm về những giá trị văn hoá tinh thần của một dân tộc, một vùng, một địa phương nào đó và do vậy họ sẽ đến với du lịch văn hoá. Du lịch văn hoá chỉ có thể phát triển ở một vùng, một địa phương, một đất nước nếu ở đó có tài nguyên văn hoá phong phú, đa dạng, độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc,... cùng kết hợp với một số yếu tố khác tạo nên những địa điểm du lịch văn hoá đầy hấp dẫn, cuốn hút. Chính những yếu tố đó đã đưa khách du lịch tìm đến những nơi có tài nguyên văn hoá lôi cuốn và do đó tài nguyên văn hoá là yếu tố quan trọng nhất đối với lưu lượng đi du lịch văn hoá ngày càng tăng của khách du lịch. * Nhà kinh doanh: Mục đích của những nhà kinh doanh du lịch là làm sao thu hút được nhiều khách tham quan, vui chơi giải trí, tìm hiểu về các lĩnh vực văn hoá,... để từ đó có được doanh thu cao, lợi nhuận lớn. Muốn đạt được mục đích đó để phục vụ khách du lịch đến thăm quan tìm hiểu thì điều kiện đầu tiên là phải có tài nguyên du lịch thì mới có thể kinh doanh du lịch được. Khi có tài nguyên du lịch thì khách mới có ước muốn tham quan và do đó các nhà kinh doanh du lịch mới có thể thu hút được lợi nhuận từ đây, ngành du lịch cũng vì vậy mà phát triển hơn. Để phát triển du lịch văn hoá thì cũng cần phải có tài nguyên văn hoá, đây là yếu tố quyết định. Tài nguyên văn hoá với những đặc điểm kỳ diệu, thú vị, đa dạng, độc đáo sẽ ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan nhằm thoả mãn trí tò mò cũng như phần nào đáp ứng được lòng muon muốn hiểu biết sâu rộng về cái hay, cái đẹp của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi đất nước. Tài nguyên văn hoá bao gồm những tài nguyên có giá trị về văn hoá vật chất qua các di tích lịch sử, văn hoá, các danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc,... ngoài ra nó còn thu hút khách du lịch bởi các giá trị văn hoá phi vật chất nguồn tiềm năng du lịch phong phú, đó là các loại hình nghệ thuật truyền thống: tuồng chèo, múa rối nước, dân ca, quan họ, hát xẩm, ca trù hết sức độc đáo, là những nét đặc sắc dân gian và huyền thoại của các lễ hội. Điển hình nhất là những nét đặc trưng về phong tục tập quán, tâm hồn, cốt cách của con người Việt Nam. Khác với nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá không hề bị can thiệp nếu chúng ta biết duy trì, tôn tạo, bảo vệ và phát triển dùng để cho chúng bị suy thoái theo thời gian và không gian, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên văn hoá cho phát triển du lịch là một hướng đi đúng hiện nay và trong tương lai. Nói tóm lại: ở nhiều nước ngành du lịch đang là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Phát triển du lịch nhất thiết phải quan tâm đến phát triển du lịch văn hoá, yếu tố quyết định cho sự phát triển du lịch văn hoá chính là nguồn tài nguyên văn hoá - nguồn tài nguyên vô cùng quí giá, phong phú và đa dạng nếu được bảo quản một cách hợp lý. 2. Phát triển du lịch văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. a. Sự phát triển của du lịch văn hoá góp phần làm tăng thu nhập quốc dân cho địa phương - đất nước du lịch thông qua hệ thống thuế trực tiếp và gián tiếp trong du lịch, có những nước thu nhập từ do chiếm trên 50% tổng thu nhập bằng ngoại tệ (Mêhicô, Tây Ban Nha,...) Du lịch phát triển tạo ra hiệu quả số nhân về thu nhập góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế địa phương đất nước du lịch, đánh thức một số ngành sản xuất thủ công cổ truyền của dân tộc, góp phần giải quyết số lượng lớn công ăn việc làm cho xã hội mà biểu hiện là khi du lịch phát triển sẽ tạo ra hiệu quả số nhân về việc làm. Theo kết quả nghiên cứu một số tài liệu, số nhân về việc làm nữ là 2,63 tức là cứ một việc làm trong du lịch sẽ tạo ra 1,63 việc làm cho các ngành khác. Mặt khác du lịch phát triển sẽ thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. b. Du lịch văn hoá nói riêng và du lịch nói chung là một trong những lĩnh vực xuất khẩu có hiệu quả nhất của nền kinh tế, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và đẩy mạnh cán cân thanh toán quốc tế: thông qua việc tiêu dùng của du khách người ta có thể thực hiện “xuất khẩu tại chỗ” “xuất khẩu” bằng con đường du lịch là xuất khẩu đa số các dịch vụ (dịch vụ lưu trú, dịch vụ bổ sung, trung gian,...) đó là những điều ngoại thương không thể làm được. Hơn nữa, thông qua du lịch ta có thể thực hiện xuất khẩu những nguyên liệu và hàng hoá vật khó xuất khẩu qua con đường ngoại thương như hàng ăn uống, hoa quả, hàng lưu niệm,... mà nếu muốn xuất khẩu qua con đường ngoại thương đòi hỏi phải đầu tư nhiều chi phí cho đóng gói, bảo quản, vận chuyển. Xuất khẩu qua con đường du lịch cơ bản không phải đóng thuế xuất khẩu lại bán với giá gần như độc quyền bởi yếu tố “địa tô du lịch” “chứng đựng trong đó”. Bởi vậy hiệu quả kinh tế của nó cao và khả năng thu hồi vốn nhanh. c. Phát triển du lịch văn hoá góp phần mở rộng và củng cố các mối quan hệ quốc tế, tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, củng cố nền hoà bình thế giới. Thông qua sự giao lưu văn hoá giữa các vùng các quốc gia tạo sự thúc đẩy nền văn hoá thế giới phát triển. d. Du lịch văn hoá phát triển giúp cho các quốc gia giảm bớt sự căng thẳng của các trung tâm đô thị hoá cho công nghiệp mang lại, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường trong đô thị. e. Sự phát triển du lịch văn hoá có ý nghĩa lớn đối với việc góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên xã hội. Trong quá trình CNH, HĐH. f. Du lịch văn hoá là một loại hình có thể phát triển quanh năm, đó là một lợi thế lớn cho các nhà kinh doanh du lịch bởi vì họ sẽ tiết kiệm được chi phí về cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo chất lượng phục vụ và chất lượng đội ngũ lao động. Tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của từng địa điểm du lịch mà sự phát triển du lịch nói chung và cụ thể là sự phát triển du lịch văn hoá sẽ tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế của từng vùng - đất nước du lịch. 3. Kinh nghiệm chủ yếu ở một số nước phát triển du lịch văn hoá trong quá trình CNH, HĐH hiện nay. Phát triển du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước, làm phong phú thêm tiềm năng sẵn có của mỗi quốc gia, mở mang ngành nghề thu hút khối lượng lao động không nhỏ vào dịch vụ này, mà còn góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước, đồng thời là phương tiện trao đổi văn hoá trong mối quan hệ giao lưu quốc tế. Chúng ta sống trong thời đại mà sự “bùng nổ” về thông tin khoa học, kỹ thuật làm cho con người xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn qua màn ảnh nhỏ. Sự hiểu biết đó mới là điều kiện cần còn con người đến với nhau, chiêm ngưỡng những giá trị tinh hoa của mỗi dân tộc, mỗi đất nước, hiểu biết nhau. Bởi vậy, du lịch chính là cầu nối cho mối quan hệ giữa người với người gắn liền với việc tôn trọng thiên nhiên, giữ gìn văn hoá dân tộc và tiếp thu văn hoá thế giới. Phát triển du lịch là thước đo trình độ văn hoá, trình độ phát triển của xã hội. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những đặc trưng riêng biệt về tự nhiên lịch sử, văn hoá, truyền thống,... thu hút khách du lịch và làm thoả mãn nhu cầu của khách. Ngày nay du lịch văn hoá đang trở thành một nhu cầu lớn của khách với ý nghĩa quan trọng như vậy, du lịch văn hoá ngày càng được khai thác không ngừng trong kinh doanh du lịch ở những nước có tiềm năng và thế mạnh về văn hoá truyền thống. Nói đến du lịch văn hoá ở một số nước ta phải kể đến du lịch văn hoá của Trung Quốc, một đất nước ngay cạnh Việt Nam và nền văn hoá Việt Nam có rất nhiều điểm giống với văn hoá Trung Quốc. Du lịch văn hoá Trung Quốc đang ngày càng phát triển. Bởi nó có lợi thế là nước có bề dày lịch sử nền văn hoá lâu đời với biết bao nhiêu cảnh đẹp, di tích, kiến trúc độc đáo,... thu hút du khách. Trung Quốc có nguồn sản phẩm du lịch vô cùng phong phú mà trong đó đặc biệt là tiềm năng tài nguyên du lịch văn hoá: ngoài 10 thắng cảnh nổi tiếng Trung Quốc và thế giới như Vạn Lý Trường Thành (Bắc Kinh) phong cảnh Quế Lâm (Quảng Tây), Cố Cung (Bắc Kinh), vườn cây Tô Châu (Giang Tô), Hoàng Sơn (An Huy), Tam Hiệp (dọc Trường Giang, trên địa phận 2 tỉnh Tứ Xuyên và Hồ Bắc), Hàng Châu với Tây Hồ (Chiết Giang), Binh Mã nhà Tần (Thiểm Tây). Trung Quốc còn có rất nhiều các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh khác như vùng Trung Nguyên với các di tích thời Tam Quốc Diễn Nghĩa. Ngay tại Bắc Kinh còn có tới 18 di tích lịch sử và phong cảnh đẹp nổi tiếng như Thiên Đàn, Hương Sơn, Thập Tam Lăng, Sơn Đông có khúc phụ, nơi thờ Khổng Tử. Nếu muốn biết phần nào về nét đại cương của thế giới bên ngoài, biết được nền văn hoá, phong tục, tập quán của các nước trên thế giới chúng ta hãy đến “Công viên Thế giới” ở Bắc Kinh (Khai trường ngày 1/10/1993). Đây là khu “Thế giới thu nhỏ” lớn nhất Châu á. Công viên rộng chừng 50ha gồm 106 cảnh quan thu nhỏ theo tỷ lệ của 56 nước trên thế giới như “Quảng trường đỏ Matxcơva” trong đó có Toà Thánh Nga, lăng Lênin; các kiến trúc cổ Hy Lạp; khu nước Mỹ có thành phố Niu Yook, thần Tự do,... Khu nước Pháp có Tháp Epphen, nhà thờ Đức Bà; khu các nước Châu á có Vạn Lý Trường Thành, cung điện ấn Độ, cung điện vàng Thái Lan,... đặc biệt cảnh quan thứ 54 là chùa Một Cột (Việt Nam) nằm cạnh hồ nước. Trong khu vực này còn các kiểu nhà lợp tranh giản dị, mang tính thiên nhiên của vùng nhiệt đối Châu á đó là kiểu nhà của nhân dân Việt Nam, Thái Lan cùng các nước vùng Đông Nam á,... ngoài ra du khách còn được thưởng thức các món ăn Trung Quốc nổi tiếng tại các nhà hàng, được xem văn nghệ tại làng văn hoá các dân tộc. Với thế mạnh về “sản phẩm du lịch” ngành du lịch nói chung và du lịch văn hoá nói riêng ở Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh và ngày càng phát triển. Số liệu thống kê cho thấy: năm 1992 là “năm du lịch Trung Quốc” lần thứ nhất có hơn 38 triệu du khách, thu nhập trên 3,9 tỷ USD năm 1993 có trên 41 triệu du khách, thu nhập trên 4,6 tỷ USD; năm 1994 có trên 43 triệu du khách, thu nhập tới 6 tỷ USD. Năm 1995 có trên 44 triệu du khách thu nhập 8 tỷ USD (tin từ tạp chí du lịch Việt Nam). Theo một quan chức của ngành du lịch Trung Quốc cho biết thì xu hướng bùng nổ du lịch trong thời kỳ 1997-2000 vẫn tiếp tục tăng. Để đón đựoc nhiều khác, Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch quảng cáo ra nước ngoài và đặt mục tiêu đầy tham vọng cho năm du lịch 1997 - năm du lịch Trung Quốc lần thứ hai là vượt qua được thành tích mà Trung Quốc đã đạt được trong năm du lịch lần thứ nhất. Đến với du lịch văn hoá Pháp - đất nước nổi tiếng về nền văn hoá có từ lâu đời, với phong cách lịch sử, hào hoa phong nhã, nước Pháp là nước có số lượng khách đến tham quan nhiều vào bậc nhất thế giới. Du khách đến với nước Pháp sẽ được chứng kiến một trong bảy kỳ quan thế giới - Tháp Epphen, được chiêm ngưỡng nhà thờ Đức Bà Pari, được ngắm cung điện Vecxaio và được thưởng thức rượu Sampanh nổi tiếng. Đó là những gì du khách đến với Pháp với mục đích du lịch văn hoá sẽ được tận hưởng, được “tắm mình” trong thế giới thần tiên, cảnh đẹp mê hồn, với rất nhiều di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc độc đáo đa dạng và phong phú cũng như tận hưởng những hương vị thơm ngon tinh khiết từ những món ăn, bình rượu của nước Pháp, du lịch văn hoá của Pháp ngày một thu hút nhiều du khách đến tham quan hơn và ngày một đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đến với đất nước Singapore một đất nước nhỏ bé nhưng xinh đẹp nằm ở phía đông nam Châu á, bên cạnh những ngôi nhà chọc trời, Singapore vẫn còn giữ được nhiều di tích, danh lam thắng cảnh cùng với những thành phố xanh, sạch và an toàn nhất thế giới. Với nguồn tài nguyên du lịch - du lịch văn hoá phong phú như: các công trình lịch sử, hệ thống chùa chiền, bảo tàng, với món ăn và phong tục của các cộng đồng dân tộc Trung Quốc (chiếm 76% dân số), ấn Độ (6,5%), ả Rập, Malaixia,... tạo cho sản phẩm du lịch của Singapore thêm tính độc đáo. Đến Singapore du khách không thể không đến tham quan khu du lịch đảo Sentosa, một đảo chỉ có 6km nhưng chứa đầy sự kỳ lạ, du khách sẽ được ngắm toàn cảnh thành phố Singapore trên xe cáp treo ở đây du khách còn được tham quan một thế giới thu nhỏ về Châu á ở “Lăng Châu á, với những ngôi nhà, những phong cảnh, di tích mang đậm nét Châu á. Du khách còn được thưởng thức những món ăn của các nước Châu á,...” Hàng năm có khoảng một triệu du khách đến đây. Du khách còn có thể đi thăm quan bảo tàng Sáp với những tượng danh nhân tại Singapore thăm quan “hòn đảo diệu kỳ” là một công viên giải trí trên nước lớn nhất Châu á. Có 32 trò giải trí được tổ chức trên hòn đảo kỳ diệu này. Những năm qua du lịch - du lịch văn hoá ở Singapore có tốc độ tăng trưởng mạnh và vững chắc: năm 1992 có 5,98 triệu lượt khách du lịch Quốc tế; năm 1994 có 6,479 triệu lượt khách và Singapore đón 7,15 triệu khách vào năm 1995 (Nguồn từ Tạp chí Travel News). Như vậy số lượt khách vào du lịch Singapore ngày càng tăng và Singapore đã trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới có số lượt khách đến du lịch gấp hơn 2 lần dân số trong nước (năm 1994 Singapore có số dân là 2,9 triệu người). Đến với Malaixia (diện tích 329,758km2, dân số 19 triệu người) một đất nước có ngành du lịch phát triển mạnh với các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử - kiến trúc ở khắp nơi như ở Kuala Lumper - thành phố cổ nhất nước, Penang, Jihor,... cùng với các món ăn dân tộc và phong tục tập quán của cộng đồng dân tộc Malaixia, ở thủ đô Jualalumpur và các vùng phụ cận du khách có thể đi thăm đền thờ Hồi giáo ISLAM, đài tưởng niệm Quốc gia, nhà Quốc hội, viện bảo tàng, vườn chim, động Batư. Đến Malaixia du khách không nên không đến cao nguyên đẹp nhất Châu á, nơi đây có nhiều các khu vui chơi giải trí mà khách sẽ được tham quan và đặc biệt du khách sẽ còn được đi xem các sòng bạc nổi tiếng tại nơi này,... Chúng ta còn có thể đến tham quan thành phố cổ theo kiểu Bồ Đào Nha hơn 500 năm lịch sử là Malaca, vườn bướm Malaca nổi tiếng và những di tích lịch sử Bồ Đào Nha - Bukit Cina và nhiều công trình kiến trúc văn hoá khác như hệ thống chùa chiền, bảo tàng,... Theo số liệu thống kê, năm 1994 Malaixia đón trên 6,4 triệu khách; năm 1995 có 7 triệu khách du lịch quốc tế, đạt doanh thu 4,4 tỷ USD, thời gian lưu trú của khách đạt 4,7 ngày (năm 1990 chỉ đạt 1 ngày) mức chi tiêu của khách đạt 118,8 USD/ngày (trong khi năm 1990 chỉ có 81 USD/ngày). Malaixia đạt chỉ tiêu từ nay đến năm 2000 tốc độ tăng trưởng khách quốc tế hàng năm đạt 10% để năm 2000 đón 12,5 triệu khách quốc tế (tin từ Tạp chí Du lịch Việt Nam). Các nước vùng Đông Nam á đã và đang trở thành một thị trường du lịch sôi động, hấp dẫn của khu vực và thế giới. Các nước này, trong khi đang phát triển du lịch, họ nhất quán chủ trương bảo tồn văn hoá dân tộc và đưa vào kinh doanh du lịch, phương châm của họ là “kết hợp truyền thống dân tộc và kỹ thuật hiện đại” có lẽ vì vậy mà họ đạt được những con số về du lịch đáng khâm phục. Năm 1992 - năm du lịch Đông Nam á kết thúc thành công với khách du lịch tăng 9,49%, đạt 21,858 triệu khách du lịch, chiếm 4,6% tổng số khách du lịch trên toàn thế giới. Thu nhập tăng 15,61% đạt 17,04 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2000, khách du lịch đến Đông Nam á sẽ đạt 39 triệu người và đến năm 2010 là 72 triệu (nguồn tổ chức du lịch thế giới WTO). Ngoài ra ở một số nước Châu Âu họ đã biết đưa ra những nét văn hoá cổ điển vào quảng cáo du lịch để thu hút khách. Đó là một cách làm kinh tế khá độc đáo, thú vị và đem lại hiệu quả cao cho ngành du lịch. Tại Italia, các nhân viên phục vụ trong khách sạn được trang phục giống như các nhân vật nổi danh trong các tác phẩm hội hoạ ý từ các thế kỷ trước, một cách thật độc đáo và hấp dẫn, do những kiệt tác hội hoạ ý được nhiều người biết đến nên khi nhìn các nhân vật là du khách nhận ra ngay và có cảm giác rất lý thú, khách sạn “Bốn Mùa” ở Milan (ý) với cách trang trí phòng ngủ khách sạn giống như bức tranh của Vecellio Tilieu (1490-1576) của Raphael (1483-1520),... tức là những y phục nữ ý thế kỷ 15,16 được các hoạ sỹ tài danh ghi lại,... Tuy vậy cũng vẫn còn có những tiện nghi hiện đại đặt bên dưới các vật dụng cổ điển. Còn ghì thú hơn khi ta sống giữa thế kỷ 20 mà như lạc vào khung cảnh thế kỷ 14-15. Tại Hung, các khách sạn có kiến trúc cổ điển vẫn giữ nguyên như xưa để khai thác bàn, ghế, khung cảnh giữ nguyên vẻ đẹp thiên nhiên và xưa cũ, còn có khách sạn thì hiện đại tiếp viên cũng ăn mặc thật hiện đại để vừa lòng khách. Du lịch văn hoá đang có những bước phát triển mạnh và vững chắc là loại hình du lịch tiềm năng, ở nhiều nước trên thế giới. Bởi vì du khách ở nhiều nước hiện nay muốn được chiêm ngưỡng sự tài hoa của nền văn hoá cổ, các phế tích cổ xưa,... Khi mà nền văn minh công nghiệp của con người đã lên tới đỉnh cao. “Du lịch là kết quả của nền văn minh công nghiệp và cũng là hậu quan của nền văn minh công nghiệp”. Chương II kiến nghị và một số giải pháp Cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam, du lịch văn hoá ngày càng phát triển. Đây là thể loại du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định đồng thời nó là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và của toàn ngành kinh tế nói chung. Mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài Việt Nam phải làm sao khai thác tốt loại hình du lịch văn hoá để nâng cao hiệu quả kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, do đó chúng ta cần chú trọng tới việc nghiên cứu, đầu tư, khai thác có hiệu quả thể loại du lịch văn hoá. Muốn đạt được mục tiêu này và những vấn đề đặt ra ở trên quả thật không phải là dễ và vấn đề quan trọng mà các công ty du lịch nói riêng và ngành du lịch nói chung cần phải có một chiến lược phát triển du lịch văn hoá. Theo tôi, cần tập trung vào những giải pháp chủ yếu sau: Một là, muốn bảo vệ và phát huy nền văn hoá dân tộc góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch văn hoá chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau: * Tăng cường công tác quản lý các di sản văn hoá: Vừa kinh doanh nhưng đồng thời vừa góp phần tôn tạo, tu tạo vì nó là thông điệp giữa các thế hệ. Mặc dù rằng các di sản văn hoá không phải được bán dưới dạng hàng hoá là vật chất cụ thể mà nó chỉ được bán dưới dạng hàng hoá là dịch vụ. Với du lịch quốc tế đây chính là nguồn hàng xuất khẩu vô hình đồng thời là nguồn hàng xuất khẩu tại chỗ. * Về phía Nhà nước cần xây dựng một hệ thống pháp luật chính sách đồng bộ hợp lý nhằm bảo vệ các di sản văn hoá: cần có chính sách ưu tiên và khuyến khích nhân dân trong công tác bảo vệ, ở đây nên chú trọng đặc biệt tới các nghệ nhân, nghệ sĩ lão thành hiện đang được coi như những “kho tàng sống” lưu giữ nhiều tri thức vốn quý về di sản văn hoá tinh thần. * Khảo sát điều tra để đánh giá thực trạng tình hình di sản văn hoá. Trên cơ sở đó nghiên cứu phân loại, xác định thứ tự ưu tiên đối với các loại di sản văn hoá cần bảo vệ. * Thành lập và củng cố các trung tâm bảo quản lưu trữ tư liệu, các “ngân hàng dữ liệu” nhằm cho phép khai thác và thông tin một cách dễ dàng, tiện lợi về các loại hình di sản văn hoá. * áp dụng các phương pháp và kỹ thuật tiên tiến vào việc bảo quản và khai thác văn hoá truyền thống như: tổ chức các liên hoan văn hoá nghệ thuật truyền thống một cách thường xuyên. * Đưa nội dung giáo dục và bảo vệ nền văn hoá truyền thống, ý thức về bản sắc dân tộc vào các chương trình giảng dạy có tính chất bắt buộc trong các chương trình phổ thông và cao học. Tiến hành nâng cấp tu sửa và xây dựng mới hệ thống bảo tàng để sử dụng và phát huy một cách tối đa chức năng giáo dục của nó trong đời sống xã hội, đặc biệt là các bảo tàng văn hoá lịch sử và nghệ thuật. * Nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép kinh doanh du lịch văn hoá tránh để các cơ sở kinh doanh du lịch văn hoá tràn lan,... Bộ văn hoá thông tin cần phải có những điều kiện và phải xem xét kỹ trong việc đưa ra xếp hạng và phong sắc hiệu cho các di tích văn hoá, lịch sử một cách đúng mức để tăng giá trị “nâng giá” cho những di sản văn hoá, di tích lịch sử, có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển du lịch văn hoá. Hai là, ban hành luật pháp bảo vệ các di sản văn hoá di tích lịch sử. Việc bảo vệ các di sản văn hoá, vốn đầu tư để tôn tạo nó phải gắn liền lợi ích của cư dân sở tại nơi có các di sản văn hoá. Ngoài ra còn phải nghiêm trị những kẻ phá hoại bằng luật pháp, ngăn chặn những mặt phi văn hoá bằng hệ thống pháp luật mà vấn đề lâu dài và quan trọng hơn là xây dựng, tạo ra độ hấp dẫn từ bản sắc “thuần - phong - mỹ - tục”. Ba là, tạo ra sự thống nhất về nhận thức, về lợi ích quốc gia vì sự phát triển bền vững để có sự phối hợp hành động giữa các ngành bảo tồn, bảo tàng, du lịch, giao thông, kiến trúc, xây dựng, môi trường trong việc đầu tư và khai thác các di sản văn hoá. Ngành du lịch cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ hơn nữa với các ngành hữu quan: như Hải quân, Bộ nội vụ, Hàng không, Văn hoá,... để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác thu hút phục vụ khác như giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục cấp giấy phép đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Bốn là, bên cạnh việc phục chế, tôn tạo lại các di sản văn hoá đã bị tàn phai do chiến tranh, hoặc do năm tháng mà người ta đã sao nhãng bỏ quên nó như phủ Thiên Trường, khu Lam Kinh với sự kiện Rùa thần Hoàn Kiếm. Đồng thời xây dựng cảnh quan môi trường: đây là một trong những yếu tố được đánh giá là quan trọng đối với hoạt động du lịch văn hoá nói riêng và hoạt động du lịch nói chung. Cho đến nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành một thử thách và là mối quan tâm của toàn thế giới. Do vậy việc giữ gìn xanh, sạch, lành mạnh môi trường có một ý nghĩa lớn và là điều kiện cần thiết. Một điểm du lịch hấp dẫn không chỉ là một vài di tích cổ với những gì thiên nhiên ưu đãi đều sẽ được tăng giá trị rất nhiều khi nó được lưu giữ trong môi trường xã hội tự nhiên trong sạch. Tuy nhiên vấn đề này đòi hỏi sự tham gia đồng thời của các ngành các cấp và ngành du lịch, của toàn thể nhân dân. Do vậy cần phải triển khai thường xuyên phong trào giữ gìn môi trường xanh, sạch trong cộng đồng, kêu gọi và khuyến khích ý thức bảo vệ môi trường của người dân trong cuộc sống hàng ngày cũng như khi tham gia vào hoạt động du lịch. Một trong những vấn đề liên quan đến di tích lịch sử, di sản văn hoá là tính hoài cổ. Khi tới thăm một nền văn hoá du khách thường liên tưởng tới tổ tiên mình. Kết quả là khách liên tưởng một cách rất văn hoá tới lịch sử, không đơn thuần chỉ là sự viếng thăm. Vì vậy, có thể tạo dựng lại các trận đánh lịch sử, mô phỏng lại các bữa ăn truyền thống xa xưa để khách có cơ hội xem lại quá khứ bằng những hình ảnh lịch sử. Bên cạnh đó có thể xây dựng những công viên giải trí. Những khung cảnh như vậy rất cần cho du lịch để trong một thời gian ngắn, khách có thể tạm cách biệt với môi trường hiện tại. Năm là, xác định các khu vực với những đặc trưng văn hoá riêng để đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Thí dụ các khu vực đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Từ cảnh quan môi trường, khách sạn là một tổng thể hài hoà mang sắc thái riêng của từng vùng. Theo chúng tôi sản phẩm du lịch là các di sản văn hoá mang tính đặc trưng của từng vùng và Lâm Đồng với thế mạnh của thành phố sương mờ, Đà Lạt rất hấp dẫn du khách, còn có thể xây dựng các “làng du lịch” của người Êđê, Cơhơ “Làng” ấy có những nếp nhà rông, có con người ăn mặc đúng trang phục của dân tộc mình. Rồi du khách có thể được uống rượu cần, được xem lễ hội đâm trâu, nghe già làng kể khan,... Du khách cũng có thể đi săn, đi câu cá để hiểu thêm phong tục tập quán của đồng bào. Vùng Tuyên Quang, Cao Bằng “Quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà” chúng ta có thể phát triển du lịch văn hoá theo hướng: bên cạnh việc trở về cội nguồn nghiên cứu lịch sử, còn là dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp và thả hồn trong các lễ hội của đồng bào Tày, Nùng, Dao,... Ta có thể hiểu được thế nào là lễ hội lồng tong (lễ hội diễn ra từ ngày 5 đến ngày 10 âm lịch, Tết của người Tày) với trò chơi ném còn, ta được nghe những câu Sli, câu lươn. Hết sức chú ý tới kiến trúc phù hợp với từng vùng ở Hoà Bình có những khách sạn, mái lợp lá cọ, xung quanh ríu rít tiếng chim hót, thơm ngát hoa rừng khách Tây, khách ta đều thích. Hiện nay ta có loại hình du lịch văn hoá “Du lịch miệt vườn” cũng thật thú vị khác xa với đặc điểm của người Bắc Bộ. Người Nam Bộ sống hoà phóng trung thực, nếp sinh hoạt ít chú ý vấn đề xây dựng nhà cửa cao rộng. Yêu thích ca cải lương và vọng cổ. Tục thờ cúng tổ tiên, lễ hội ở đồng bằng Nam Bộ cũng khác xa với các vùng khác. Giao thông (nhất là vùng Cà Mau) chủ yếu bằng thuyền bè. Miền Bắc mình ngoài tiềm năng phát triển chuyên sâu vào loại hình du lịch văn hoá có thể phát triển du lịch đồng quê mà em nghĩ rằng khó có nơi nào trên thế giới có được như ở Việt Nam “cái sướng thanh tao được vắt vẻo trên mình trâu cùng hương đồng gió nội trong tiếng sáo điều ngân nga buổi chiều tà. Không ít người lưu lạc nơi đất khách quê người chỉ thấy được cảnh đó trong mơ, trong nỗi buồn đau của kẻ xa xứ”. Người miền Bắc trong tâm tư của họ có tâm lý an lạc bằng lòng nghiêng về khéo tay hay làm hơn là “Ke về theo mẫu”; “lành làm gáo vỡ làm muôi”; “gỗ tốt đẽo cày, không tốt làm đũa”. Chất tư duy không theo logic thường là tư duy gần đúng. Đặc biệt có lẽ khách tham gia “du lịch đồng quê” này sẽ không ai không cảm thấy một nhịp sống chậm chạp, lối sản xuất nhỏ nông nghiệp mà tôi thấy hiện có nơi nào trên thế giới và vùng nào ở Việt Nam lại có “tác phong công nghiệp chậm chạp đến thế này?”. Sáu là, đa dạng hoá sản phẩm du lịch Việt Nam bằng cách tổ chức tốt hơn lễ hội truyền thống. Hội đền Hùng, hội chùa Hương hàng năm thu hút hàng vạn khách du lịch. Đó là những cuộc du lịch văn hoá. Du khách đi hội với nhiều mục đích khác nhau, nhưng tựu trung lại là thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên, nghiên cứu lịch sử văn hoá. Vì mục đích như vậy nhiều người hết năm này qua năm khác mà không năm nào bỏ đi hội. Cho nên du khách đến với hội luôn luôn thấy nét mới, nét mới trong vẻ muôn đời của chân, thiện, mỹ. Cần chấm dứt tình trạng lợi dụng lễ hội mà hành nghề mê tín dị đoan gây rối trật tự an toàn xã hội. Bằng cách: Chúng ta có thể tuyên truyền giáo dục cho người dân địa phương không bị lừa gạt; tăng cường bảo vệ trật tự an toàn ở các khu du lịch, xử lý kiên quyết những người hành nghề bói toán, lên đồng; tổ chức thật tốt dịch vụ sinh hoạt nghỉ ngơi dịch vụ văn hoá tại các điểm tổ chức lễ hội. Bảy là, tuyển chọn, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch theo đúng nghĩa của nó là người hướng dẫn viên có vốn hiểu biết phong phú về văn hoá, lịch sử. Hướng dẫn viên hơn ai hết là người thể hiện rõ nét nhất văn hoá của quê hương, của dân tộc mình. Họ phải được trang bị kiến thức đầy đủ trong các lĩnh vực mỹ thuật, sâu khấu, lịch sử, kiến trúc phong tục tập quán, tôn giáo. Hướng dẫn viên du lịch cần được đào tạo theo hướng chuyên môn hoá để có kiến thức sâu rộng, phục vụ theo các yêu cầu tiêu dùng du lịch của con người với các đặc điểm tâm lý xã hội khác nhau. Dưới góc độ của nhà kinh doanh du lịch, bạn có thể nhận thấy rằng: “Nguồn thu chủ yếu của du lịch văn hoá chỉ là những dịch vụ mà thôi: dịch vụ thuyết minh, bán hàng lưu niệm, mang đậm nét bản sắc quê hương, dân tộc nơi du khách đến,...”. Một lần nữa chúng ta càng thấy rõ hơn công tác đào tạo hướng dẫn viên cho ngành du lịch càng trở nên quan trọng, cấp thiết không những thông thạo ngoại ngữ mà còn phải thông thạo văn hoá, lịch sử của đất nước mình. Tăng cường nâng cao không những về mặt chất lượng cũng như mặt số lượng hướng dẫn viên du lịch: Người hướng dẫn viên ngoài các yêu cầu phải có như đã nêu trên còn cần có phương pháp giới thiệu phù hợp với trình độ tâm lý, lứa tuổi với các đối tượng du khách. Ngôn ngữ giao tiếp ứng xử của hướng dẫn viên du lịch sao cho thật thanh lịch. Lời nói tiềng nói phải kết hợp được 6 thanh sắc của ngôn ngữ tiếng Việt với sự sàng lọc tự nhiên của tiếng nói bốn phương phải làm sao cho lắng đọng được những gì tinh tuý nhất, tiêu biểu nhất. Nếu ai đã một lần được về thăm quê Bác thì ắt hẳn không ai có thể quên được lời giới thiệu về Bác của cô hướng dẫn viên với giọng kể mà làm cho không ai không nén được xúc động. Đội ngũ cán bộ luôn luôn ở trạng thái chủ động đòi hỏi phải luôn luôn phán đoán được những câu hỏi đặt ra theo tâm lý của khách. Người hướng dẫn viên phải tạo được hứng thú cho khách cảm thụ được các giá trị với chi phí họ bỏ ra. Hiện nay khách tham quan du lịch di tích lịch sử, di sản văn hoá từ nước ngoài vào Việt Nam trở lại là rất ít, hầu như là không có khách quay trở lại tham quan lần thứ hai. Vậy làm thế nào để thu hút khách trở lại? Tham quan du lịch văn hoá (tham quan) nghiên cứu, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hoá. Cái khó trong du lịch tham quan tìm hiểu về các di tích lịch sử, di sản văn hoá là làm thế nào xác định được cái gì thừa, cái gì để bán “Bởi vì di tích lịch sử, di sản văn hoá không được coi là hàng để bán mặc dầu có bán”. Kết tinh trong nó là toàn bộ giá trị văn hoá - yếu tố bất biến. Vậy điểm quan trọng để cho du khách hiểu được giá trị cũng như ý nghĩa về lịch sử các di sản đó. Thông thường du khách khó có thể chấp nhận hoặc không thể hiểu được cách giải thích trìu tượng, phức tạp tại các di sản văn hoá cho nên một cách diễn đạt đơn giản, xúc tích là rất cần thiết. Tám là, Việt Nam là một nước chưa được biết nhiều trên thế giới, ngành du lịch Việt Nam còn non trẻ, mới phát triển vì vậy mà du lịch văn hoá ở nước ta chưa được khách du lịch quốc tế tham gia nhiều. Trước thực tế đó ngành du lịch Việt Nam nói chung và các công ty du lịch cần tuyên truyền sâu rộng mạnh mẽ trên thị trường quốc tế về Việt Nam. Chúng ta phải quảng cáo thật đúng, thật hay về các di tích lịch sử, văn hoá đó. Quảng cáo trong kinh doanh du lịch văn hoá phải trở thành hoạt động tất yếu, tuyên truyền quảng cáo cần nhiều phí nhưng chúng ta phải thấy rằng đó là những chi phí cần thiết và chi phí quảng cáo sẽ tỷ lệ với lợi nhuận thu được. Cụ thể các công ty du lịch có thể: + Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng. Phim tài liệu (du lịch quanh màn ảnh nhỏ). + Tổ chức các hội chợ triển lãm, hàng cổ truyền, các cuộc hội thảo nhằm mục đích tuyên truyền rộng rãi giới thiệu sản phẩm, tìm bạn hàng,... + Tiến hành quảng cáo ra nước ngoài bằng nhiều hình thức. + Mặt hàng lưu niệm ngoài mục đích làm tăng doanh thu phải triệt để mục đích quảng cáo. + Cần phát hành các tờ gốc, những cuốn sách chỉ dẫn, giới thiệu về Việt Nam, xây dựng một bản đồ đầy đủ chi tiết về các di sản văn hoá Việt Nam, những tờ gấp hướng dẫn để phục vụ khách và quảng cáo,... các tài liệu này phải rõ ràng có tranh ảnh minh hoạ, giúp hiểu được những nét chung nhất về địa hình, phương tiện, lịch sử công trình, các đặc điểm chủ yếu về kiến trúc, vị trí lịch sử của di tích và danh thắng trong văn hoá dân tộc, các chỉ dẫn phải được trình bày sao cho khách nước ngoài có thể hiểu được các thông tin đưa ra phải mới và đầy đủ giúp cho khách hiểu biết nhiều hơn về văn hoá, lịch sử Việt Nam. Các cuốn sách chỉ dẫn, giới thiệu về Việt Nam. Có thể là một hình thức tặng quà lưu niệm cho đoàn khách sau mỗi chuyến đi. Chín là, để phát triển du lịch văn hoá thì không một quốc gia nào không nghỉ đến việc nâng cao dân trí, hiểu biết về vai trò của văn hoá - du lịch của đất nước. Muốn phát triển du lịch văn hoá cần tạo ra sự chuyển biến nhận thức sâu sắc trong quần chúng nhân dân. Do vậy ngành du lịch Việt Nam cần phải tổ chức thường xuyên các cuộc tìm hiểu về du lịch cho mỗi người dân nhận thức đúng về sự phát triển du lịch, lôi cuốn mọi người tham gia vào dòng du lịch góp phần vào sự phát triển của du lịch văn hoá. Quần chúng có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn nâng cao nét đẹp truyền thống dân tộc Việt Nam bảo vệ tu bổ những khu di tích, danh lam thắng cảnh, đền đài, miếu mạo, lễ hội dân tộc,... Họ là những người sáng tạo và sản xuất ra những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, những món quà lưu lại hình ảnh quê hương Việt Nam trong tâm trí khách du lịch, du khách ngoài nước và lực lượng đảm bảo an toàn cho du khách. Mười là, Việt Nam phải tự mình có cách riêng trong việc kinh doanh du lịch nói chung, văn hoá nói riêng, nhưng con đường ấy của Việt Nam là gì? Nên phát triển Việt Nam theo hướng nào? Chúng ta làm theo kiểu du lịch như các quốc gia khác: Thái Lan, Malaixia, Nhật Bản, hay Trung Quốc ư? Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên dập khuôn làm theo một kiểu dáng du lịch thì bất kỳ một quốc gia nào vì mỗi quốc gia có những điều kiện và vị trí địa lý, kinh tế, chính trị và nền tảng văn hoá là rất khác nhau. Việt Nam phải tự mình có cách riêng trong việc kinh doanh du lịch của mình nói chung và du lịch văn hoá nói riêng. Theo tôi, ở nước ta dựa vào đặc điểm di tích văn hoá lịch sử của từng vùng đất nước mình mà ta chọn hướng phát triển du lịch văn hoá cho phù hợp. Du lịch văn hoá Việt Nam có nét hấp dẫn riêng của nó, không giống một quốc gia nào. Xây dựng biểu tượng du lịch di sản văn hoá riêng biệt, đặc trưng cho Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế. Mười một là các nhà kinh doanh du lịch phải biết khơi dậy nhu cầu cảm thụ các giá trị thẩm mỹ bằng chính cái đẹp của văn hoá truyền thống mang bản sắc dân tộc, vượt lên những dịch vụ tầm thường của văn hoá phẩm hiện đại. Ví dụ du lịch văn hoá đang được mở rộng ra ở nhiều doanh nghiệp như: cơm cung đình ở khách sản Rex (Sài Gòn), Hương Giang ở Huế, Nhạc Cung đình cũng được nhân rộng ra ở nhiều khách sạn, đưa những làn điệu dân ca câu hò Huế dịu ngọt, êm ái, lắng đọng mà chẳng nơi nào có được, đó tất cả là những nguyên nhân kích thích nhu cầu của khách đến với những mảnh đất trinh nguyên giàu tính nhân văn của con người Việt Nam, tinh hoa dân tộc Việt Nam. Mười hai là, Tiếp thu một cách có chọn lọc các giá trị văn hoá. Ngày nay trong thời đại xu hướng quốc tế hoá sản xuất và ngày càng gia tăng sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá được thúc đẩy, vấn đề bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân tộc là yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết. Để mất văn hoá dân tộc hay làm cho bản sắc văn hoá dân tộc bị mờ nhạt, bị lai căng pha tạp thì dân tộc không còn sức sống, thậm chí không còn tồn tại như một quốc gia nữa. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thời kỳ mở cửa, giao lưu văn hoá quốc tế là lẽ đương nhiên, không thể bảo vệ văn hoá dân tộc bằng cách đóng kín cửa mà ngược lại mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế để chúng ta tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại bồi dưỡng cho bản sắc văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình giao lưu văn hoá chúng ta cần nắm vững nguyên tắc: tiếp thu tinh hoa nhân loại và bảo vệ, phát huy bản sắc dân tộc là hai mặt của một vấn đề, trong đó cần phải lấy bản sắc văn hoá Việt Nam làm nền tảng làm “Bộ lọc” cho sự tiếp thu. Thực hiện tốt nguyên tắc đó mới xây dựng được nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong thời đại ngày nay. Mười ba là, Ngành du lịch địa phương cần phối hợp với các ngành có liên quan trong việc thực hiện chính sách bảo vệ duy trì, khôi phục ngành nghề truyền thống đề xuất mở xưởng dạy nghề. Đặc biệt nên chăng các ngành cùng nhau tiến hành lập kế hoạch và bổ trợ vốn mở các lớp, khoá huấn luyện các nghệ nhân già có kinh nghiệm truyền lại vốn tri thức kinh nghiệm của mình cho lớp trẻ. Nhà nước cần có những biện pháp để khuyến khích các nghề thủ công này phát triển như có chính sách ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu, những mặt hàng thủ công mỹ nghệ hoặc tạo điều kiện thuận lợi khác để mở rộng thị trường cho mặt hàng truyền thống. Khuyến khích việc tổ chức liên doanh giữa cơ sở sản xuất nghề truyền thống với các hãng nước ngoài để sản xuất và xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ. Ngành du lịch và các công ty du lịch có thể cùng với Nhà nước hỗ trợ về vốn, tuyên truyền quảng cáo hỗ trợ về việc bán các sản phẩm này. kết luận Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là con đường tất yếu để xây dựng đất nước giàu mạnh. Du lịch với thế mạnh là ngành công nghiệp không khói, là “con gà đẻ trứng vàng”. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta khai thác tiềm năng, thế mạnh ấy đã đáp ứng được nhu cầu của du lịch chưa và chúng ta phải khai thác nó như thế nào. Cốt lõi của du lịch văn hoá là mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Du lịch của Việt Nam cần tiếp thu kinh nghiệm của nước ngoài, nhưng quyết không là bản sao chép “mạnh dạn và cạnh tranh với các nước công nghiệp phát triển và những nước NICs và các nước trong khu vực”, “chơi với những kẻ sang thì Nhà nước mới nhanh chóng giàu được”. Cạnh tranh ở đây là cạnh tranh về chất lượng sản phẩm du lịch đặc biệt là sản phẩm du lịch văn hoá sao cho phải thật độc đáo, thật hấp dẫn chỉ có ở Việt Nam mới có mà thôi. Đầu tư cho du lịch Việt Nam xin đừng nghĩ ngay đến việc đầu tiên là xây dựng khách sạn 3, 4 hay 5 sao, đừng nghĩ ngay tới đội ngũ tiếp viên nhà hàng xinh đẹp. Mặc dù đó là điều kiện thiết yếu nhưng quan trọng nhất vẫn là 1 chiến lược tổng thể phát triển du lịch văn hoá có liên quan đến nhiều ngành kinh tế xã hội. Một xã hội phát triển cao phải là một xã hội có văn hoá cao bởi thế du lịch văn hoá sẽ ngày càng chiếm ưu thế quan trọng trong ngành du lịch. Con người luôn hướng thiện, trọng nghĩa, trọng điều nhân ái. Để làm được điều đó du lịch văn hoá giúp chúng ta trong những “cuộc” về nguồn để mà tự hào về lịch sử, văn hoá dân tộc và viết tiếp những trang mới hào hùng. Phát triển du lịch văn hoá phải được phát triển đồng bộ với tất cả các ngành có liên quan, nó không thể đơn phương độc mã một mình nó phát triển. Trong du lịch di sản văn hoá, yếu tố cơ bản, trung tâm nhất vẫn là con người và di sản của con người. Đó là mối quan hệ, là sự kết hợp quan trọng nhất. Kết hợp truyền thống với hiện đại là một sức mạnh đang khiến cho nhiều dân tộc trên thế giới tiến nhanh trên con đường phát triển. Chúng ta cần phải nhận thức rằng, nước ta không thể cạnh tranh với phương tây về tính hiện đại, ngược lại chúng ta có thể phát huy những mặt mạnh mà các nước khác không có. Với truyền thống văn hoá lâu đời, đã đang và sẽ là nền tảng vững chắc, là chiếc chìa khoá vàng để du lịch Việt Nam tiến theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những di tích của Việt Nam mà sẽ không bị lãng quên, không bị nén lại, càng không bị dậm chân tại chỗ sẽ là viên ngọc quý trong kho tàng văn hoá dân tộc để bước chân vào thế kỷ 21 và là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa. Tài liệu tham khảo 1. Tạp chí Kinh tế phát triển - Tháng 3, 5, 6, 7, 8 /1994/1995 - Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 2. Tạp chí Du lịch Việt Nam tháng 12, 1+2,7,8,11 năm 1995, tháng 12/1994, tháng 4/1996. 3. Bài giảng Marketing Du lịch - Trường ĐH Dân lập Đông Đô. 4. Bài giảng Kinh tế Du lịch - Trường ĐH Dân lập Đông Đô. 5. Tạp chí diễn đàn văn nghệ năm 1996. 6. Tạp chí văn hoá nghệ thuật năm 1996. 7. Tạp chí xưa và nay. 8. Sách Việt Nam đất nước con người (Tổng Cục Du lịch xuất bản - 1989). 9. Việt Nam di tích - thắng cảnh năm 1991. 10. Báo nhân dân 11. Sách văn hoá xã hội chủ nghĩa (Học viện Chính trị Quốc gia HCM). 12. Báo cáo tổng kết hàng năm của VinaTour 13. Sách văn hoá Việt Nam - Tổng hợp năm 1989 - 1995 (Ban Văn hoá Nghệ thuật TW). 14. Văn hoá Việt Nam (Trường Ngoại ngữ) 15. Tuyển tập báo cáo Hội nghị quốc tế phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam (Huế 2-23/5/1997) (Tổng cục Du lịch Việt Nam).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0094.doc
Tài liệu liên quan