Mối quan hệ giữa tăng trưởng - Công bằng xã hội và những giải pháp kết hợp 2 yếu tố này trong thực tiễn của Việt Nam hiện nay

Mối quan hệ giữa tăng trưởng _ công bằng xã hội và những giải pháp kết hợp 2 yếu tố này trong thực tiễn của VN hiện nayLỜI MỞ ĐẦU. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là khát vọng của tất cả các quốc gia và trong mọi thời đại. Tuy nhiên, việc đạt được mong muốn kép này là hết sức khó khăn bởi trong thực tiễn đã có nhiều bằng chứng cho thấy sự đối lập giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Những chính sách dựa trên công bằng có thể dẫn đến triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế. Ngược lại những chính sách chỉ làm tăng trưởng có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng. Chính vì vậy cần làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng _ công bằng xã hội và những giải pháp kết hợp 2 yếu tố này trong thực tiễn của VN hiện nay. .

doc20 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng - Công bằng xã hội và những giải pháp kết hợp 2 yếu tố này trong thực tiễn của Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là khát vọng của tất cả các quốc gia và trong mọi thời đại. Tuy nhiên, việc đạt được mong muốn kép này là hết sức khó khăn bởi trong thực tiễn đã có nhiều bằng chứng cho thấy sự đối lập giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Những chính sách dựa trên công bằng có thể dẫn đến triệt tiêu các động lực tăng trưởng kinh tế. Ngược lại những chính sách chỉ làm tăng trưởng có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng. Chính vì vậy cần làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng _ công bằng xã hội và những giải pháp kết hợp 2 yếu tố này trong thực tiễn của VN hiện nay. I.NHẬN THỨC CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI. 1.Quan niệm về tăng trưởng và công bằng xã hội: 1.1Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định( thường là 1 năm) . Sự gia tăng này được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu GDP , GNI cho toàn nền kinh tế hay bình quân đầu người. Như vậy, bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. 1.2 Công bằng xã hội: Khác với quan điểm tăng trưởng kinh tế là cái có thể xác định được bằng những con số, khái niệm công bằng xã hội mang tính chuẩn tắc. Theo nghĩa rộng, công bằng xã hội là công bằng về quyền con người, về điều kiện thực hiện các quyền đó của các cá nhân. Trong kinh tế học, có hai khái niệm về công bằng xã hội thường được sử dụng là công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc. Công bằng theo chiều ngang nghĩa là đối xử như nhau với những người có đóng góp như nhau. Công bằng theo chiều dọc nghĩa là đối xử khác nhau đối với những người có những khác biệt bẩm sinh hoặc có những điều kiện xã hội khác nhau. Nếu như công bằng theo chiều ngang được thực hiện bởi cơ chế thị trường thì công bằng dọc cần có sự điều tiết của Chính phủ.Như vậy công bằng xã hội là một khái niệm rất rộng, bao gồm cả các yếu tố kinh tế, chính trị , văn hoá. Cho đến nay, người ta vẫn chủ yếu sử dụng các công cụ đo lường mức độ công bằng trong phân phối thu nhập để biểu đạt công bằng xã hội nói chung. Đặc biệt, trong các xã hội kém phát triển, do vai trò quyết định nổi bật của kinh tế đối với sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và xã hội thì nội dung quan trọng nhất của công bằng xã hội trước hết phải là công bằng về kinh tế. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, cũng như trong tư duy phát triển hiện đại, nội dung của công bằng được bổ sung, mở rộng và phát triển đáng kể. Điều này thể hiện ở chỗ nội dung quan trọng nhất của công bằng xã hội không phải là công bằng về phân phối trong thu nhập mà là công bằng về cơ hội phát triển.Từ đó, dẫn đến một nhận thức mới về công bằng xã hội là quy vấn đề công bằng xã hội về cơ hội phát triển và năng lực thực hiện cơ hội. Trong một xã hội, khi một chủ thể có được cơ hội phát triển bình đẳng với các chủ thể khác thì có nghĩa là chủ thế ấy có cơ sở bền vững để đạt được và duy trì một cách vững chắc sự công bằng trong thu nhập. Trong kinh tế học và trong 1 số công trình nghiên cứu về kinh tế, người ta thường sử dụng một sồ công cụ và thước đo để đo về mức độ công bằng xã hội như : Đường cong loren, hệ số Gini, Mức độ nghèo khổ,Mức độ thoả mãn nhu cần cơ bản của con người, Chỉ số phát triển tổng hợp…Trong thời gian gần đây, 1 thước đo được sử dụng nhiều là Chỉ số phát triển con người (HDI) do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc đưa ra và áp dụng(1990). 2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội: Có 3 quan điểm cơ bản khác nhau về mối quan hệ này, bao gồm: - Tăng trưởng kinh tế tất yếu dẫn đến bất bình đẳng. -Cần ưu tiên công bằng hơn tăng trưởng. -Tăng trưởng phải gắng liền với công bằng. Những quan điểm này chi phối các chính sách kinh tế-xã hội của từng nước nhất định trong từng giai đoạn phát triển cụ thể.Trong ít thập kỷ vừa qua, có không ít bằng chứng cho thấy rằng những chính sách quá nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế mà coi nhẹ công bằng xã hội và ngược lại, quá nhấn mạnh công bằng xã hội mà coi nhẹ tăng trưởng kinh tế đều gây ra những trở lực ngăn cản sự phát triển. Vì lẽ đó, để đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển bền vững ở cấp độ quốc gia cũng như quốc tế, quan điểm thứ 3 ngày càng được nhấn mạnh, trở thành cơ sở nhận thức quan trọng để các chính phủ lựa chọn các chính sách phát triển cho mình. Theo quan điểm tăng trưởng đi đôi với công bằng: +Tăng trưởng là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội. . +Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là biểu hiện của công bằng xã hội. +Công bằng xã hội là một trong những điều kiện không thể thiếu để có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. +Công bằng xã hội là biểu hiện của tăng trưởng bền vững II. THỰC TRẠNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIÊT NAM GIAI ĐOẠN 01-05: 1.Tăng trưởng kinh tế: Giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn Việt Nam đạt được những thành tựu rất đáng kể trong lĩnh vực kinh tế. Một trong nhừng thành tựu đó là chúng ta đã đạt được tăng trưởng GDP trung bình 7.5% trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5năm 2001-2005. 2001 2002 2003 2004 2005 2001-2005 GDP 6.89 7.08 7.34 7.79 8.43 7.51 Nông-lâm-thuỷ sản 2.98 4.17 3.62 4.36 4.04 3.84 Công nghiệp-xây dựng 10.39 9.48 10.48 10.22 10.65 10.24 Dịch vụ 6.1 6.54 6.45 7.26 8.48 6.97 Bảng: (%)Tăng trưởng GDP và đóng góp vào tăng trưởng GDP theo nghành 01-05. Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của Viện NCQLKTTƯ Bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế của nước ta đã có sự chuyển biến tích cực, với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng ngày càng tăng. Xem xét ở khía cạnh cơ cấu kinh tế theo 3 ngành: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 GDP(giá hiện hành): Nông-lâm-thuỷ sản Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 24.53 36.73 38.73 23.24 38.13 38.63 23.03 38.49 38.48 22.54 39.47 37.99 21.81 40.21 37.98 20.70 40.80 38.50 GDP(giá so sánh): Nông-lâm-thuỷ sản Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 23.28 35.41 41.30 22.43 36.57 41.00 21.82 37.39 40.79 21.06 38.48 40.45 20.39 39.35 40.25 19.57 40.16 40.27 Bảng: Cơ cấu GDP theo nghành kinh tế, 2001-2005 (%) Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của Viện NCQLKTTƯ Trong nhiều năm qua, xét theo tỷ trọng tăng thêm trong GDP, cơ cấu kinh tế chủ yếu biến đổi theo sự chuyển dịch của 2 nhóm ngành nông-lâm-thuỷ sản và công nghiệp xây dựng. Tỷ trọng khu vực nông-lâm-thuỷ sản giảm từ 24.53% của năm 2000 xuống còn 20.07%năm 2005 và tỷ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng tăng từ 36.37% lên 40.08%. Trong khi đó, tỷ trọng dịch vụ vẫn giao động trong mức 38%-39%.(do hầu hết các nghành dịch vụ quan trọng, có khả năng tạo giá trị tăng thêm, đêu có tỷ trọng nhỏ trong GDP). Xem xét ở khía cạnh cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Cơ cấu GDP(giá hiện hành 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài quốc doanh Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 38.52 48.20 13.27 38.40 47.84 13.76 38.38 47.86 13.76 39.08 46.45 14.47 39.23 45.61 15.17 38.42 45.68 15.89 Tốc độ tăng GDP( giá so sánh) 6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.43 Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài quốc doanh Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 7.72 5.04 11.44 7.44 6.36 7.21 7.11 7.04 7.16 7.65 6.36 10.52 7.75 6.95 11.51 7.36 8.19 13.2 Bảng: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng theo thành phần kinh tế, 2001-2005 Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của Viện NCQLKTTƯ Nhìn tổng thể ,trong giai đoạn 2001-2005, chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế diễn ra chậm. Khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao và tương đối ổn định trong GDP. Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế diễn ra giữa khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ trọng trong GDP theo giá hiện hành của khu vực kinh tế nhà nước rất ít thay đổi, vào năm 2000 chiếm 38.52% thì cho đến 2005 giảm ít xuống 38.42%. Trong khi đó tỷ trọng GDP của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã giảm từ 48.20% năm 2000 xuống còn 45.68% năm 2005. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng thể hiện rõ là 1 bộ phận cấu thành của nền kinh tế VN, tỷ trọng trong GDP của khu vực này đã tăng từ 13.27% năm 2000 lên 15.89% năm 2005. 2.Thực hiện công bằng xã hội: 2.1.Thực hiện xoá đói giảm nghèo: VN là 1 trong ít số nước chuyển đổi và đang đạt được đồng thời tăng trưởng kinh tế cao và giảm đói nghèo rõ rệt. Tính theo chuẩn nghèo quốc tế, tỷ lệ nghèo của VN đã giảm từ 58.1% năm 1993 xuống 37.4% năm 1998, 28.9% năm 2002 và 24.1% năm 2004.Xu thế giảm đói nghèo cũng diễn ra khá rõ nét ở cả nông thôn lẫn thành thị, và cả vùng dân tộc thiểu số sinh sống, ngoại trừ năm 2004 đối với khu vực thành thị. Cụ thể: 1993 1998 2002 2004 Tỷ lệ người nghèo chung Cả nước Khu vực thành thị Khu vực nông thôn Khu vực các dân tộc thiểu số 58.1 25.1 66.4 86.4 37.4 9.2 45.5 75.2 28.9 6.6 35.6 69.3 24.1 10.8 27.5 Kcsl Tỷ lệ người nghèo lương thực, thực phẩm Cả nước Khu vực thành thị Khu vực nông thôn Khu vực các dân tộc thiểu số 24.9 7.9 29.1 52.0 15.0 2.5 18.6 41.8 10.9 1.9 13.6 41.5 7.8 1.5 8.9 kcsl Bảng: Tỷ lệ người nghèo chung và nghèo lương thực. thực phẩm của VN theo chuẩn nghèo quồc tế, 1993-2004(%) (Chuẩn nghèo quốc tế: Chuẩn nghèo chung là thu nhập dưới 1USD/ngày/người Chuẩn nghèo về lương thực, thực phẩm là số tiền để mua đủ lương thực thực phẩm đủ tích nạp 2100Kcalo/ngày/người.) Tính theo chuẩn nghèo quốc gia thì tỷ lệ nghèo của VN trong giai đoạn 2000-2005, VN đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo từ 17.18% năm 2000 xuống 7% năm 2005, nghĩa là giảm được 59.3% số hộ nghèo.Cụ thể: Vùng lãnh thổ Tỷ lệ hộ nghèo so với tổng số hộ cả nước(%) 2000 2003 2004 2005 Cả nước 17.18 11.0 8.30 7.00 Miền núi Đông bắc 22.35 13.8 10.36 8.00 Miền núi Tây bắc 33.96 18.7 14.88 12.00 Đồng bằng sông hồng 9.76 8.1 6.13 5.15 Bắc trung bộ 25.64 15.7 13.23 10.50 Duyên hải miền trung 22.34 12.2 9.56 8.00 Tây nguyên 24.90 17.4 13.03 11.00 Đông nam bộ 8.88 6.3 2.25 1.70 Đồng bằng sông cửu long 14.18 9.3 7.40 6.78 Bảng: Tỷ lệ hộ đói nghèo ở VN trong giai đoạn 2000-2005 theo chuẩn nghèo quốc gia Chuẩn nghèo quốc gia 2000-2005: Thu nhập người dân ở khu vực thành thị từ 130nghìn VNĐ/người/tháng; nông thôn đồng bằng từ 90nghìn đến 100 nghìn VNĐ/người/tháng; nông thôn miền núi từ 75 nghìn đến 80 nghìn VNĐ/người/tháng. Như vậy cho đến năm 2005, VN đã gần như hoàn thành mục tiêu giảm hộ nghèo được đặt ra đến năm 2010 trong mục tiêu thiên niên kỷ cũng như trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo(CPRGS). 2.2 Các cơ hội được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư: Doanh nghiệp nhà nước được đổi mới và sắp xếp lại theo chủ trương của Đảng và luật doanh nghiệp nhà nước, trong đó nhiệm vụ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là trọng tâm và nặng nề nhất. Tính đến hết tháng 6 năm 2006 đã có 3060 doang nghiệp được cổ phần hoá, trong đó thời kỳ 2001-2005 chiếm 2/3. Qua thực hiện chủ trương đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp, cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp hơn, có tác động tích cực đến quá trình tích tụ và tập trung vốn, hình thành một số doanh nghiệp mới có trình độ công nghệ cao và sức cạnh tranh. Nhìn chung doanh nghiệp nhà nước vẫn phát triển ổn định và có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế, chiếm khoảng gần 40% trong tổng GDP và giá trị xuất khẩu cả nước. Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng hàng đầu để nhà nước thực hiện công bằng xã hội. Kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã, đã được đổi mới từng bước theo luật hợp tác xã và các chính sách của Đảng và nhà nước.Các hợp tác xã đã chứng minh được vai trò, vị trí đối với kinh tế hộ trong sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2005, kinh tế tập thể đóng góp 6,8% GDP. Kinh tế tư nhân được Đảng và Nhà nước khơi dậy và cổ vũ tinh thần kinh doanh, ý chí làm giàu của mọi tầng lớp dân cư. Luật doanh nghiệp với sự hiện diện của các loại hình đã ghi nhận những quyền cơ bản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường: quyền tự do kinh doanh, quyền tự chủ, quyền quyết định các công việc của mình, quyền được bình đẳng khi gia nhập thị trường. Đến cuối năm 2005 cả nước có khoảng 20 vạn doanh nghiệp tư nhân được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp và đóng góp khoảng 37.7% GDP. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 được các nhà đầu tư nước ngoài hưởng ứng, tạo bước phát triển mạnh thu hút đầu tư nước ngoài , biểu hiện cụ thể cho điều này là Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng thể hiện rõ là 1 bộ phận cấu thành của nền kinh tế VN, tỷ trọng trong GDP của khu vực này đã tăng từ 13.27% năm 2000 lên 15.89% năm 2005. 2.3 . Thực hiện công tác phát triển giáo dục, y tế: Mức độ bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản như chăm sóc sức khoẻ, y tế và các dịch vụ xã hội khác của người dân VN ngày càng được gia tăng , thể hiện rõ nét hơn cả về chất và lượng. Tỷ lệ học sinh tiểu học nhập học đúng độ tuổi ( 6 tuổi) tăng đáng kể, từ khoảng 90% năm 1990 lên 93% năm 2002 và đạt 94,4 % năm 2004 trong năm học 2003-2004. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học đúng độ tuổi năm học 2003-2004 đạt 76.86%. Đến năm 2005 cả nước đã hoàn thành phổ cập tiểu học. Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cho người dân có nhiều tiến bộ. Mạng lưới phục vụ công tác y tế và chăm lo sức khoẻ cộng đồng tiếp tục mở rộng. Đến năm 2004 cả nước đã có 97% số xã có trạm y tế. Số bác sĩ tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập tăng 27.8% so với năm 2000, bình quân 1 vạn dân có 6,1 bác sĩ, tăng 1.1 bác sĩ so với năm 2000. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 33,1 % năm 2000 xuống còn 26,6% năm 2004 và 25,2% năm 2005. Sức khoẻ của người dân được chăm sóc tốt hơn đã góp phần đưa tuổi thọ bình quân của dân số nước ta từ 67.8 tuổi năm 2000 lên 71.5 tuổi năm 2005. Người nghèo nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng ngày càng được ưu tiên, thuận lợi hơn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội. Hàng năm, trên 3triệu học sinh nghèo và dân tộc ít người được miễn giảm học phí. Công tác giảng dạy, phổ biến tiếng dân tộc đã được đẩy mạnh. Các hộ nghèo ngày càng thuận lợi hơn trong vay vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội; các hộ đồng bào thiểu số được hỗ trợ sản xuất. Trong các cơ quan dân cử và chính quyền các cấp, tỷ trọng cán bộ người dân tộc thiểu số ngày càng gia tăng, hiện chiếm tới 17.3% tổng số đại biểu quốc hội. Ngoài chính phủ VN đã chú trọng tới việc mở rộng viêc cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu cho 1919 xã đặc biệt khó khăn( vùng sâu vùng xa). 2.4 Chỉ số HDI, GDI đạt được kết quả cao Với các thành tựu đã nêu trên thì sự phát triển toàn diện của con người VN đã được khẳng định thông qua sự gia tăng vững chắc của chỉ số HDI trong vòng 10 năm qua. Chỉ số HDI của VN đã tăng từ 0.539 năm 1994 lên 0.691 năm 2004. Báo cáo năm Số liệu năm HDI Xếp thứ/Số nước xếp hạng 1994 1992 0.539 120/174 1995 1993 0.540 121/174 1996 1994 0.557 121/174 1997 1995 0.560 110/174 1998 1996 0.664 110/174 1999 1997 0.664 110/174 2000 1998 0.671 108/174 2001 1999 0.682 101/162 2002 2000 0.686 109/173 2003 2001 0.688 112/175 2004 2002 0.691 112/177 Bảng: Báo cáo về chỉ số phát triển con người của VN qua các năm Có điểm cần lưu ý là khoảng cách chênh lệch xếp hạng GDP/đầu người và xếp hạng HDI của VN. Việc luôn duy trì một thứ bậc phát triển con người cao hơn đáng kể so với thứ bậc phát triển kinh tế ( hơn 10 bậc) cho thấy sự phát triển kinh tế của VN có xu hướng phục vụ con người và đảm bảo công bằng xã hội một cách bền vững. Cuối cùng, VN cũng đạt được thành tựu lớn trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho người phụ nữ. Phự nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Với chỉ số phát triển giới GDI của VN đã tăng đáng kể từ 0.668 năm 1998 lên 0.689 năm 2004, VN thuộc nhóm nước có thành tựu về bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ ( tỷ trọng nữ đại biểu quốc hội của VN chiếm tới 27.3% cao nhất ở châu á). III. Các chủ trương chính sách lớn của Đảng về kết hợp giữa tăng trưởng với công bằng xã hội: Để có được những thành tựu về kinh tế và công bằng xã hội như trên thì Đảng đã luôn khăng định phương châm chung cho đương lối của mình đó là : tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển”.Chính nền tảng tư tưởng này đã chỉ đạo quá trình hoạch định và thực thi hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong những năm qua. Các chính sách kinh tế được thống nhất với các chính sách xã hội, trong đó việc thực hiện chính sách tăng trưởng kinh tế có tác dụng thúc đẩy công bằng xã hội, đồng thời việc thực hiện chính sách xã hội tạo thuận lợi cho tăng trương kinh tế. 1.Các chính sách tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện công bằng xã hội: -Thứ nhất, đối với các thành phần kinh tế: các chính sách đa dạng hoá sở hữu và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong những năm qua có tác dụng to lớn trong việc giải phóng, huy động các nguồn lực trong nước và thu hút các nguồn lực nước ngoài vào phát triển kinh tế. -Thứ hai, đối với các tầng lớp xã hội: cơ chế thị trường đã khắc phục cơ bản tình trạng phân phối bình quân, “cao bằng” của thời kỳ trước. Nguyên tắc phân phối mới được khẳng định là thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Dựa trên phương châm này, các chính sách tự do hoá kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá bộ phận dân cư tham gia vào các hoạt động kinh tế và thụ hưởng thành quả này một cách bình đẳng, phù hợp với năng lực của mình. Điều này góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội. -Thứ ba, đối với thành thị và nông thôn: ở thành thị hình thành nên các trung tâm kinh tế lớn gắn với quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó, ở khu vực nông thôn Nhà nước thực hiện các chính sách đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Những chính sách này tập trung giải quyết vào các vấn đề quan trọng như đất đai, tài chính và tín dụng, lao động và việc làm, thương mại và hội nhập kinh tế… nhằm đẩy mạnh nông nghiệp và phát triển nông thôn. Góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa hai khu vực. -Thứ tư, đối với các vùng miền trong cả nước: quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội vùng nhằm khai thác lợi thế so sánh của các vùng, mặt khác góp phần tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng. Chính phủ đã xác định ba vùng kinh tế trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển ở miền Bắc,Trung, Nam, đồng thời ban hành nhiều chính sách các khu kinh tế thương mại tập trung như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế mở…Sự hình thành và phát triển có tác động lan toả đến các vùng xung quanh . 2. Các chính sách xã hội nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: -Thứ nhất, chính sách giải quyết việc làm : từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong giải quyết việc làm, Nhà nước đã từng bước chuyển trọng tâm vào việc ban hành pháp luật( bộ luật lao động 1994), xây dựng các chính sách, chương trình, dự án khuyến khích mọi thành phần kinh tế đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh tạo thêm nhiều chỗ việc làm mới. -Thứ hai, chính sách xoá đói giảm nghèo : chuyển sang nền kinh tế thị trường, đi đôi với khuyến khích làm giàu hợp pháp, Đảng, chính quyền và toàn thể quần chúng các cấp ngày càng quan tâm đến việc xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện cho nhóm hộ nghèo, người nghèo vươn lên trong sản xuất kinh doanh, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời có cơ hội thụ hưởng thành tựu của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. -Thứ ba, chính sách phát triển giáo dục-đào tạo: với quan điểm coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu” nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chính sách giáo dục đào tạo đã hướng tới mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng trên cơ sở ”tiêu chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá” trong toàn hệ thống giáo dục quốc dân từ tiểu học đến đại học. Ngoài ra, chinh sách này còn hướng đến mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội thông qua việc chăm lo phát triển giáo dục ở đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, cấp học bổng ,miễn giảm học phí cho hoc sinh , sinh viên hộ gia đình nghèo, mồ côi, tàn tật, gặp hoàn cảnh khó khăn… -Thứ tư, chính sách y tế và chăm lo sức khoẻ cho người dân: Hệ thống y tế từng bước được tăng cường, tạo điều kiện cho tất cả người dân có nhu cầu đều được thụ hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh ở các bệnh viện công và ngoài công lập. Hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế đã được trang bị mới máy móc, thiết bị khám chữa bệnh và mạng lưới y tế được tổ chức khắp cả nước tạo điều kiện nâng cao tính bình đẳng trong chăm sóc sức khoẻ của cá tầng lớp dân cư. Nhà nước cũng có các chính sách khuyến khích khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho các đối tượng này tiếp cận các dịch vụ y tế. -Ngoài những chính sách kể trên, còn 1 số chính sách xã hội quan trọng khác có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế như chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, bảo hiểm xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, các biện pháp trợ cấp…Trong đó công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình đã đạt được nhiều tiến bộ, phong trào thực hiện kế hoạch hoá gia đình trong nhân dân cả nước có những chuyển biến mạnh mẽ, ngày càng có thêm nhiều thôn xóm không sinh con thứ 3 trở lên. Kiểm soát được tốc độ tăng dân số là 1 yếu tố đặc biệt quan trọng để có tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội. IV. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG THỰC HIỆN CÔNG BẰNG-TĂNG TRƯỞNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO THỜI GIAN TỚI (06-10): 1Những thách thức: -Thứ nhất, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, đe doạ những thành tựu giảm đói nghèo, nhất là trong bối cảnh của VN ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh té thế giới. Điều này được thể hiện trên các khía cạnh như tăng trưởng kinh tế VN vẫn chủ yếu dựa vào các ngành được bảo hộ, các ngành có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh kém, hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là nguyên vật liêu thô và nông sản sơ chế nên giá cả dễ bị biến động mạnh theo thị trường quốc tế. Sau khi VN gia nhập WTO , những yếu kém trên, cùng với những tổn phí liên quan đến hội nhập, sẽ đe doạ trực tiếp và gián tiếp tới thành tựu trong giảm nghèo. -Thứ hai, thành tựu giảm đói nghèo chưa thật sự bền vững. Cho đến nay, VN vẫn là nước nghèo, mức sống của người dân còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Tốc độ giảm nghèo rất cách biệt giữa nông thôn và thành thị, cá vùng lãnh thổ, giữa các nhóm người. Đặc biệt, ở thành thị tốc độ giảm nghèo nhanh hơn, trong khi ở khu vực nông thôn tốc độ giảm chậm và tình trạng tái nghèo vẫn còn diễn ra phổ biến. -Thứ ba, mức chênh lệch về thu nhập, phân hoá giàu nghèo giữa vùng, giữa các nhóm dân cư tăng lên gây nên bất công bằng xã hội. Phân hoá giàu nghèo có xu hướng tăng lên trong toàn xã hội và giữa các nhóm xã hội, mặc dù tỷ lệ nghèo còn đang giảm. Điều này thể hiện sự bất bình đẳng xã hội giữa các vùng miền, khu vực và có cả sự bất bình đẳng giới mà biểu hiện rõ nhất là bất bình đẳng về thu nhập, nghề nghiệp, giữa phụ nữ và nam giới. -Thứ tư, xu thế phát triển các đô thị và đẩy nhanh công nghiệp hoá gắn liền với tình trạng thu hẹp sản đất sản xuất nông nghiệp. Do đó, một bộ phận dân cư bị mất việc làm truyền thống, phải chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi chỗ ở. Trong khi đó, quá trình phát triển công nghiệp, khu công nghiệp chưa gắn với công tác đào tạo nghề, chưa chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho người dân có đất bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp nên một bộ phận dân cư ở các khu công nghiệp không có khả năng tiếp cận tìm việc làm mới. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, không chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc sống tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định xã hội ở nông thôn. 2.Các định hướng giải quyết mối quan hệ giữa công bằng và tăng trưởng cho thời gian tới: 2.1Tăng truởng kinh tế: Phải tập trung mọi nguồn lực cho sản xuất phát triển với tốc độ cao và bền vững hơn ở mọi vùng đất nước. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả kinh tế và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tiếp tục mở rộng các cơ hội phát triển cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư. Phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp hỗn hợp, cả nhà nước và tư nhân, nhất là hình thức công ty cổ phần, với sự góp vốn và tham gia giám sát rộng rãi của các cổ đông. Loại hình doanh nghiệp này ngày càng trở thành động lực huy động nguồn lực lớn trong dân, tạo ra tăng trưởng, công ăn việc làm, phúc lợi xã hội và sự thịnh vưọng cho dân tộc. Đổi mới chế độ phân phối. Phân phối lần đầu chú trọng hiệu quả, phát huy tác dụng của thị trường, khuyến khích những người dân làm giàu hợp pháp. Phân phối lại chú trọng công bằng, tăng cường điều tiết vĩ mô của Nhà nước, kiểm soát và xử lý thu nhập bất hợp pháp, điều tiết thu nhập cao. 2.2 Giải quyết việc làm: Bên cạnh việc tiếp tục nâng cao tỷ lệ toàn dụng lao động ở nông thôn bằng các giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển mạnh ngành nghề nông thôn … cần có chính sách tạo sự đột phá, tạo bước chuyển dịch rõ ràng hơn từ lao động nông nghiệp sang lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Để giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, mất việc làm, cần sớm hoàn thiện chính sách phát triển thị trường lao động nông thôn theo hướng chuyển dịch khuyến khích mạng lưới trung tâm, văn phòng giới thiệu việc làm đa sở hữu. Đối với việc làm của vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phải gắn với tổ chức lại sản xuất và tổ chức dân cư. 2.3 Tiếp tục hoàn thiện nâng cao chính sách an sinh xã hội: An sinh xã hội ở nước ta là một hệ thống chính sách và những giải pháp được áp dụng rộng rãi để trợ giúp các thành viên trong xã hội đối phó với những khó khăn và rủi ro khi gặp phải, dẫn đến mất hoặc làm suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập và cung cấp các dịch vụ chăm sóc về y tế. Trong thời gian tới chính sách an sinh xã hội cần tiếp tục được hoàn thiện và nâng cao với sáu trụ cột cơ bản sau: +Chính sách và các chương trình thị trường lao động, mà trọng tâm trợ giúp tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động và trợ cấp cho số lao động dôi dư do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và WTO +Chính sách bảo hiểm xã hội bao gồm các chế độ hưu trí, bảo hiểm, trợ cấp mất sức lao động, ốm đau thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp +Chính sách bảo hiểm y tế bao gồm bảo hiểm y tế bắt buộc , bảo hiểm y tế tự nguyện , bảo hiểm y tế cho người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi. +Chính sách ưu đãi đặc biệt là những chính sách đối với những người có công , thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ +Trợ giúp xã hội cho các đối tượng yếu thế bao gồm trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội như: trẻ em mồ côi, người già cơ đơn, người bị nhiễm HIV nghèo, tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ…, trợ cấp về y tế, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm cho những người không may gặp rủi ro đột xuất bởi thiên tai. +Chính sách và các chương trình trợ giúp người nghèo. Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách về trợ giúp đầu tư phát triển sản xuất, nhất là đất sản xuất, trợ giúp đất, nhà ở, đào tạo nghề , việc làm cho các đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Đổi mới cơ chế quản lý và cung ứng các dịch vụ công cộng: Đổi mới căn bản cơ chế quản lý để phát triển nhanh hơn các dịch vụ công cộng theo chủ trương Nghị quyết đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ 10 của Đảng là đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động y tế, giáo dục, văn hoá và thể dục thể thao. Xã hội hoá nói một cách vắn tắt là toàn xã hội được hưởng các dịch vụ công và toàn xã hội cùng chăm lo sự phát triển các dịch vụ này.Như vậy, xã hội hoá chính là quá trình thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong các dịch vụ công cộng. góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng phát triển. 2.4 Cải thiện và bảo vệ môi trường: Tổ chức làm tốt quy hoạch và siết chặt kỷ luật thực hiện theo quy hoạch phát triển công nghiệp. Các khu công nghiệp phải nằm xa các khu dân cư và phải có quy trình xử lý chất thải trước khi đưa ra bên ngoài. Hạn chế và tiến tới chấm dứt việc xây dựng các cơ sở công nghiệp độc lập nằm ngoài khu công nghiệp và gần khu dân cư. Tiếp tục chuyển các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi đô thị Kiếm soát chặt chẽ việc tăng dân số cơ học tại các đô thị lớn để có thể quy hoạch khu xử lý rác thải với quy mô lớn, lâu dài Bảo vệ tài nguyên rừng, đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng và thực hiện các quyền khoán thích hợp cho các hộ gia đình và tập thể theo Luật đất đai và Luật bảo vệ, phát triển rừng. Hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường cho toàn dân, coi đây là một nếp sống có văn hoá, tiến tới công tác giáo dục rộng rãi, bền bỉ, tạo thành dư luận xã hội nghiêm khắc với mọi hành vi mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường, đi đôi với chế tài xử phạt nghiêm khắc với mọi mức vi phạm. Phòng chống tham nhũng: Tham nhũng ở nước ta đang là một vấn đề nghiêm trọng, tác động rất xấu đến phát triển, tiến bộ và công bằng xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, đe doạ sự tồn vong của chế độ. Cần công khai, minh bạch công tác cán bộ, công chức; thực hiện bắt buộc kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức. Mặt khác cần có cơ chế khuyến khích bảo vệ những người bên ngoài, cũng như công chức, cung cấp thông tin về hững việc lợi dụng chức quyền để vụ lợi. Cần nhanh chóng có các quy định cụ thể tạo điều kiện cho nhân dân phát huy hơn quyền và trách nhiệm làm chủ của mình trong việc giám sát và thông qua đó phát hiện những người lợi dụng chức , quyền đục khoét tài sản của nhân dân và của Nhà nước. Không dựa vào dân thì khó đẩy lùi tệ tham nhũng. V. KẾT LUẬN: Kết hợp giữa tăng trưởng và thực hiện công bằng xã hội là vấn đề mà chúng ta đã và đang phải đối mặt, vấn đề này ngày càng nổi cộm khi chúng ta là thành viên của WTO. Trên đây là một số nét cơ bản về những gì mà chúng ta đã đạt được trong quá trình phát triển và các thách thức cho giai đoạn mới. Để có thể đạt được nhiều thành công trong vần đề này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50382.DOC
Tài liệu liên quan