Để mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công
nghiệp theo hướng hiện đại và thành phố trực thuộc
Trung ương vào năm 2020, trong đó: tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 13 -14 %;
công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 15-
16%; dịch vụ tăng 13,5-14,5%; nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản tăng 1,7- 2%; GDP bình quân đầu
người đạt 3.500 USD (giá thực tế); Giá trị sản
xuất công nghiệp 60.000 tỷ đồng; số xã đạt tiêu
chí nông thôn mới chiếm 50%, đến năm 2015 sẽ
đạt mỗi xã có một làng nghề, đến năm 2020 sẽ
có 100% số thôn có ít nhất một nghề phi nông
nghiệp, mỗi xã có từ 1-2 làng nghề, tỉnh Bắc
Ninh cần đẩy mạnh việc bảo vệ và giải quyết cơ
bản tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là môi
trường các làng nghề nhằm nâng cao đời sống,
sức khỏe nhân dân. Đồng thời, phải có những
giải pháp tổng thể, đồng bộ có tính bền vững,
về lâu dài việc quy hoạch không gian làng nghề
gắn với nhiệm vụ BVMT. Trong đó, quy hoạch
xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu,
CCN tập trung và di dời các cơ sở sản xuất gây
ô nhiễm ra khỏi làng nghề. Mạnh dạn quy hoạch
theo hướng lồng ghép các hoạt động du lịch với
sản xuất làng nghề sinh thái. Hiện tại, đối với
các làng nghề đang hoạt động cần tích cực triển
khai hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức
về BVMT, đồng thời áp dụng công nghệ giảm
thiểu, tái chế, xử lý chất thải Riêng đối với
các làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
phải có quy chế quản lý đặc thù, áp dụng biện
pháp chế tài cứng rắn xử lý vi phạm và xây dựng
cơ chế hỗ trợ đầu tư xử lý môi trường tập trung
cũng như kế hoạch di dời các cơ sở ô nhiễm ra
khỏi khu dân cư Có như vậy, mục tiêu kinh tế
- xã hội tỉnh Bắc Ninh đưa ra mới có ý nghĩa và
mang tính bền vững cao.
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môi trường làng nghề nông thôn tỉnh Bắc Ninh thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52
Soá 10, thaùng 9/2013 52
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên
MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Khổng Văn Thắng *
Tóm tắt
Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 63 làng nghề, trong đó khu vực nông thôn có 51 làng nghề với 42 ngành
nghề. Những làng nghề này đã đóng góp trên 30% GDP cho tỉnh, ngoài ra các làng nghề còn giải quyết
công ăn việc làm thường xuyên cho trên 60 nghìn lao động trong và ngoài tỉnh. Điều này cho thấy làng
nghề đã đóng góp rất quan trọng cho mục tiêu phát triển kinh tế cũng như xã hội cho địa phương trong
những năm qua. Song các làng nghề cũng để lại nhiều hệ luỵ về môi trường đáng lo ngại như: ô nhiễm
không khí, ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồnMục tiêu của tỉnh Bắc Ninh là đến năm 2015 sẽ đạt mỗi xã
có một làng nghề, đến năm 2020 sẽ có 100% số thôn có ít nhất một nghề phi nông nghiệp, mỗi xã có từ
1-2 làng nghề. Bài viết trình bày thực trạng và phân tích nguyên nhân về ô nhiễm môi trường ở các làng
nghề hiện nay dựa trên kết quả điều tra 51 làng nghề nông thôn, từ đó đề xuất một số giải pháp mang
tích chiến lược lâu dài cho tỉnh và nhà nước nói chung.
Từ khóa: Bắc Ninh; chất thải; môi trường; làng nghề; ô nhiễm.
Abstract
Currently, Bac Ninh province has 63 trade villages, there are among 51 ones located in rural areas
with forty-two trades. They have contributed over thirty percent of Bac Ninh province’s GDP, besides
the trade villages have also brought permanent work for more than sixty thousand workers inside and
outside the province, this indicates that trade village has played an important role in the social-eco-
nomic development goal of the local in recent years. However, the trade villages have also caused many
environmental problems that would be concerned, such as air pollution, water pollution, noise,The
goal of Bac Ninh province by the year 2015 is to develop one trade village for every commune, 100% of
the hamlets have at least one non-agricultural occupation, each commune has 1 to 2 trade villages by
2020. Basing on the research results from 51 rural trade villages, the article states the real situation and
analyses the causes of environmental pollution at the trade villages, then puts forward some long-term
strategy solutions for the province as well as for the nation.
Keywords: Bac Ninh, waste, environment, trade village, pollution.
* Thạc sĩ, Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh
1. Đặt vấn đề
Làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh có lịch sử truyền
thống từ hàng trăm năm nay, được phân bố rộng
khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các
ngành kinh tế chủ yếu. Đến nay, trên địa bàn nông
thôn tỉnh Bắc Ninh có 32 xã làng nghề với 51 làng
nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như: đồ gỗ mỹ
nghệ xuất khẩu; sản xuất giấy; sản xuất gốm; sản
xuất sắt; thép tái chế; đúc đồng..., trong đó có 37
làng nghề truyền thống và 14 làng nghề mới. Các
làng nghề tập trung chủ yếu ở ba huyện, thị xã: Từ
Sơn, Yên Phong và Gia Bình (ba huyện này có 30
làng nghề, chiếm gần 60% số làng nghề nông thôn
của tỉnh). Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ
Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh
Đông Hồ..., có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và
ngoài nước. Các làng nghề đã góp phần rất lớn trong
việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân
trong tỉnh (trên 60.000 lao động thường xuyên
và trên 10.000 lao động thời vụ). Các làng nghề
là nơi cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng
của tỉnh với kim ngạch từ 1.200 tỉ đến 1.500 tỉ
đồng/năm.
2. Phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm các
làng nghề khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh
Bài viết phân tích dựa trên số liệu điều tra,
khảo sát của 51 làng nghề thuộc khu vực nông
thôn tỉnh Bắc Ninh do Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Bắc Ninh thực hiện năm 2012. Qua
đó đánh giá hiện trạng môi trường các làng nghề
khu vực nông thôn của tỉnh. Ngoài ra bài viết
còn căn cứ vào Thông tư 07/2007/TT-BTNMT
ngày 03/07/2007 về việc hướng dẫn phân loại và
53
Soá 10, thaùng 9/2013 53
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên
quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường
cần phải xử lý; Thông tư 46/2011/TT-BTNMT ngày
26/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi
trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề
để đưa ra những nhận định đánh giá thực trạng môi
trường làng nghề nông thôn tỉnh Bắc Ninh và đề
xuất một số giải pháp mang tích chiến lược lâu dài
về vấn đề này.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Thực trạng môi trường các làng nghề nông
thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
3.1.1. Hiện trạng môi trường không khí, vi khí hậu
Chất lượng không khí khu vực nông thôn có làng
nghề đã có dấu hiệu ô nhiễm, một số nơi không khí
bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt ở những vùng
có sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
(TTCN) và chăn nuôi quy mô lớn. Đến nay, môi
trường không khí của khu vực làng nghề nông thôn
tỉnh Bắc Ninh ô nhiễm chủ yếu từ hai nguồn khí
thải, đó là: quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng
cho hoạt động sản xuất và sự dò rỉ chất ô nhiễm từ
quá trình sản xuất. Về môi trường không khí xung
quanh, theo kết quả quan trắc môi trường không
khí xung quanh tại 48 vị trí ở 17 làng nghề thuộc
32 xã có làng nghề cho thấy: ô nhiễm bụi tổng số
vượt Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) cao nhất đến
2,08 lần; ô nhiễm SO2 vượt Quy chuẩn cho phép
(QCCP) cao nhất đến 4,51 lần; ô nhiễm NO2 vượt
QCCP cao nhất 2,705 lần. Độ ồn vượt 5-10 dBA
(dexiben). Tập trung nhiều ở làng nghề thuộc thị xã
Từ Sơn, huyện Yên Phong và thành phố Bắc Ninh.
Về môi trường không khí trong khu vực sản xuất,
theo tài liệu Điều tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng
của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khoẻ
cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thực hiện năm
2011 tại một số làng nghề điển hình cho thấy: dấu
hiệu ô nhiễm có diện rộng ở tất cả các làng nghề,
đặc biệt nghiêm trọng ở các làng nghề: Sản xuất
giấy Phong Khê, Tái chế nhôm Văn Môn, Sản xuất
rượu Đại Lâm .... Các chỉ số ô nhiễm: Bụi, SO2, CO
vượt QCCP từ 1-2 lần, tiếng ồn vượt QCCP từ 10-
20 dB, nhiệt độ tại một số khu vực sản xuất có thời
điểm cao đến trên 400C.
3.1.2. Hiện trạng môi trường nước
Nhìn chung chất lượng môi trường nước mặt ở
các làng nghề nông thôn tỉnh Bắc Ninh đang có dấu
hiệu xấu đi. Nước thải sinh hoạt của hầu hết các
khu vực nghiên cứu đã có dấu hiệu ô nhiễm, một
số khu vực tình trạng ô nhiễm đã ở mức nghiêm
trọng. Nước thải Công nghiệp - TTCN ở tất cả
các làng nghề đã ô nhiễm mức độ khá cao bởi
các thông số hữu cơ và kim loại nặng. Trong
đó, có rất nhiều làng nghề tình trạng ô nhiễm
ở mức nghiêm trọng nhưng vẫn chưa có biện
pháp xử lý như: Sản xuất giấy Phong Khê, Tái
chế nhôm Văn Môn, Đúc đồng Đại Bái... Nước
mặt khu vực nông thôn đã có dấu hiệu ô nhiễm,
hàm lượng ôxi hoà tan trong nước ở các hồ ao
khu vực nông thôn đều đã bị suy giảm. Các chỉ
tiêu về hữu cơ đều xấp xỉ ngưỡng cho phép của
QCVN. Ở một số vùng nông thôn, ao hồ gần
như không còn khả năng tự làm sạch. Nguồn
nước dưới đất ở một số vùng đã bị ô nhiễm bởi
sự thẩm thấu của các chất thải sản xuất trong
các lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất công nghiệp -
TTCN, chế biến lương thực, thực phẩm,... đặc
biệt trong thời gian gần đây, mực nước dưới đất
ở một số vùng có mật độ khai thác và sử dụng
nhu cầu lớn cho sản xuất công nghiệp - TTCN đã
có hiện tượng suy giảm nguồn nước ngầm. Hiện
trạng thạch tín (As) trong nước dưới đất trên địa
bàn toàn tỉnh có phát hiện ở diện rộng, song cơ
bản hàm lượng As nằm trong QCCP. Theo điều
tra, đánh giá hiện trạng các chỉ thị môi trường
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2011 cho thấy
đặc trưng ô nhiễm môi trường nước mặt tại các
điểm quan trắc được đánh giá thông qua các
thông số cơ bản về hữu cơ bao gồm: DO (oxi
hoà tan); BOD5 (200C); Amoni (tính theo nitơ);
Nitrit. Nhìn chung, môi trường nước mặt tại các
xã có làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã
có dấu hiệu bị ô nhiễm, trong 4 chỉ số: BOD5,
COD, NH4+ và NO2 có giá trị phân tích vượt
1,07 đến 19,5 lần, cá biệt có Ao thôn Đức Lý, xã
Tam Đa, huyện Yên Phong, chỉ số NH4+ vượt
QCCP đến 69 lần. Đối với môi trường nước dưới
đất các làng nghề, theo lấy mẫu môi trường nước
dưới đất tại ba làng nghề Đại Bái – huyện Gia
Bình, kết quả cho thấy nước dưới đất tại ba khu
vực trên đều có hàm lượng Mn vượt QCCP. Đối
với môi trường nước thải các làng nghề: về nước
thải sản xuất, theo chương trình mạng Quan trắc
môi trường quý II - 2012 cho thấy môi trường
nước thải tại các vị trí lấy mẫu mức độ ô nhiễm
khá cao ở các thông số hữu cơ và kim loại: COD,
BOD5 , S2- , NH4+, TSS. Mn. Trong đó có rất
nhiều làng nghề ô nhiễm mức độ nặng nhưng
vẫn chưa có biện pháp xử lý, điển hình là làng
nghề giấy Phong Khê, làng nghề thôn Đào Xá,
54
Soá 10, thaùng 9/2013 54
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên
làng nghề sản xuất bánh, bún xã Khắc Niệm, các
thông số như: BOD5, COD và TSS đều vượt QCCP
từ 5-20 lần, có thời điểm lấy mẫu vượt QCCP đến
gần 50 lần. Về nước thải sinh hoạt: chất lượng môi
trường nước thải sinh hoạt tại các làng nghề khu
vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh ô nhiễm khá cao ở
năm thông số: nhu cầu oxi sinh học (BOB5), tổng
chất rắn lơ lửng (TSS), tổng chất rắn hoà tan (TDS),
Amoni NH4+, tổng Coliform tại hầu hết các điểm
trong tổng số 70 vị trí của 17 làng nghề, các thông
số ô nhiễm đặc trưng đều vượt QCCP từ 6,9 đến 8,4
lần trên địa bàn các huyện Yên Phong, Thuận Thành
và Lương Tài.
Nước thải làng nghề sản xuất giấy Phong Khê
tỉnh Bắc Ninh đang là một minh chứng.
Đối với môi trường đất, chất lượng đất tại một
số làng nghề đã bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm bởi
các kim loại nặng như kẽm (Zn), sắt (Fe). Theo kết
quả điều tra có 3/37 mẫu được lấy từ các xã có làng
nghề đặc trưng của Bắc Ninh như: làng nghề Đại
Bái, làng nghề Văn Môn có hàm lượng kẽm trong
bùn thải lấy tại các cống thoát nước tại thời điểm lấy
mẫu cao hơn QCCP 1,6 - 1,68 lần.
Về ô nhiễm chất thải rắn, hiện nay chất thải rắn
ở các vùng nông thôn bao gồm: chất thải sinh hoạt,
chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp -
TTCN, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Lượng chất
thải này rất lớn và có chiều hướng gia tăng, gây
bức xúc cho cộng đồng bởi ô nhiễm môi trường
và làm xấu cảnh quan. Theo kết quả điều tra
thực tế được thực hiện tháng 7/2012, tổng lượng
chất thải rắn phát sinh tại các xã có làng nghề
khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
là 75.818,87 tấn/năm. Nguồn rác thải chủ yếu
là rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp và rác
thải công nghiệp phát sinh từ các cơ sở sản xuất
trong làng nghề. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt
là 24.210,97 tấn/năm; chất thải rắn nông nghiệp
là 18.201 tấn/năm; chất thải rắn công nghiệp là
32.880,71 tấn/năm. Tỉ lệ thu gom nhìn chung
chưa đồng đều, có huyện tỉ lệ thu gom còn khá
thấp, cao nhất là huyện Tiên Du và Từ Sơn đạt
84%, tỉ lệ thu trung bình là 47,59%[1].
Những cơ sở sản xuất tre trúc cũng là tác
nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay. (Làng
nghề tre trúc Xuân Lai – Bắc Ninh)
3.1.3. Đánh giá mức độ ô nhiễm các làng nghề
khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh
Kết quả điều tra, tổng hợp 51 làng nghề nông
thôn cho kết quả phân loại ô nhiễm của các làng
nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như sau:
Mức độ ô nhiễm các làng nghề khu vực nông
thôn tỉnh Bắc Ninh
ĐVT: Làng
STT Thành phố/ huyện/thị xã
Tổng số làng
nghề nông
thôn
Đánh giá mức độ ô nhiễm
Ô nhiễm
nhẹ
Ô nhiễm
trung
bình
Ô nhiễm
nặng
1 TP Bắc Ninh 5 0 1 4
2 Thị xã Từ Sơn 10 1 9 0
3 Huyện Yên Phong 13 3 9 1
4 Huyện Quế Võ 4 1 3 0
5 Huyện Tiên Du 2 1 1
6 Huyện Thuận Thành 4 2 2 0
7 Huyện Gia Bình 7 2 4 1
8 Huyện Lương Tài 6 2 3 1
CỘNG 51 12 31 8
Nguồn: Kết quả điều tra hiện trạng môi trường nông thôn tỉnh Bắc Ninh năm 2012
55
Soá 10, thaùng 9/2013 55
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên
+ Làng nghề ô nhiễm nhẹ: 12/51 làng nghề,
chiếm 23,5%
+ Làng nghề ô nhiễm trung bình: 31/51 làng
nghề, chiếm 60,8%
+ Làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng: 8/51 làng
nghề, chiếm 15,7%
3.2. Hiện trạng sức khoẻ cộng đồng dân cư các
làng nghề nông thôn tỉnh Bắc Ninh
Tình trạng bệnh đặc trưng của các làng nghề
là tai - mũi - họng với tỷ lệ khác nhau; bệnh cao
huyết áp và gan nhiễm mỡ cũng khá phổ biến tại
các làng nghề. Làng nghề Phong Khê có các bệnh
liên quan đến tai - mũi - họng và răng miệng chiếm
tỷ lệ là 39,67% và 34%. Làng nghề Văn Môn, các
bệnh răng miệng và tai - mũi - họng chiếm tỷ lệ là
47,6% và 35,7%. Làng nghề Đại Lâm, các bệnh liên
quan đến ngoại - da liễu và các bệnh gan nhiễm mỡ
chiếm tỷ lệ là 41% và 49,33%, tiếp theo đó là các
bệnh về tai - mũi - họng chiếm 34,67% và tiêu hoá
chiếm 32,3%. Làng nghề Xuân Lai có các bệnh liên
quan đến răng miệng chiếm tỷ lệ là 33%, bệnh về
hệ sinh dục - tiết niệu; mắt và tai - mũi - họng đều
có tỷ lệ 17%.
3.3. Hiện trạng công tác quản lý môi trường ở
các xã nghề nông thôn tỉnh Bắc Ninh
UBND tỉnh đã ban hành quy chế bảo vệ môi
trường làng nghề Bắc Ninh và đề án giảm thiểu ô
nhiễm môi trường làng nghề tỉnh Bắc Ninh năm
2000 nhưng việc triển khai ở tại các địa phương
vẫn còn chậm trễ và ít hiệu quả. UBND tỉnh cũng
đã có quy hoạch các Cụm công nghiệp (CCN) làng
nghề với mục đích tập trung các hộ sản xuất nhằm
hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường của các cơ sở
sản xuất trong làng nghề. Nhưng trên thực tế, các
CCN không thực hiện đúng quy hoạch. Bên cạnh
đó, Ban quản lý CCN làng nghề tại các địa phương
hầu hết do UBND xã làm chủ đầu tư và chủ yếu
thực hiện việc cấp đất cho các doanh nghiệp, còn
cơ sở hạ tầng do doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Do
đó không đảm bảo được việc xây dựng đồng bộ cơ
sở hạ tầng.
4. Nguyên nhân của những vấn đề nêu trên
- Do nhận thức và trách nhiệm của người dân,
doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Chính quyền địa
phương thực sự chưa quan tâm, đôi khi còn buông
lỏng đến công tác BVMT. Đội ngũ làm công việc
môi trường cấp xã, cấp huyện trình độ chuyên
môn chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Việc xử lý vi phạm luật BVMT đối với các
tổ chức, cá nhân và người đứng đầu các cấp, các
ngành trong công tác BVMT còn hạn chế, chưa
quyết liệt.
- Kinh phí Nhà nước đầu tư cho công tác bảo
vệ môi trường khu vực nông thôn chưa đáp ứng
yêu cầu.
- Về quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng, tiêu
thoát nước chưa đồng bộ, khoa học. Hệ thống ao,
hồ sinh thái ngày càng thu hẹp. Một số cơ sở sản
xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn xen kẽ trong khu
vực dân cư, các chất thải không qua xử lý được
thải thẳng vào môi trường xung quanh.
5. Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường khu vực làng nghề nông thôn tỉnh
Bắc Ninh
Một là, phải quy hoạch không gian làng nghề
gắn với BVMT. Trong đó, cần quy hoạch, đầu
tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu,
CNN tập trung; di dời các cơ sở sản xuất, các
công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra
khỏi làng nghề và đưa vào khu quy hoạch khu
sản xuất tập trung. Đồng thời, quy hoạch theo
hướng lồng ghép các hoạt động du lịch với sản
xuất làng nghề sinh thái.
Hai là, đối với các làng nghề đang hoạt động
cần tăng cường hoạt động truyền thông, nâng
cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất. Đồng
thời, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về
BVMT. Hỗ trợ ngân sách các cơ sở áp dụng cộng
nghệ giảm thiểu, tái chế, xử lý chất thải, BVMT
đối với các thành phần môi trường: Nước thải,
chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn...Đối với các làng
nghề đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải
tập trung như: Phong Khê, Phú Lâm, ... thì tại
mỗi cơ sở sản xuất cần có hệ thống xử lý nước
thải sơ bộ.
Ba là, đối với các làng nghề ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng cần tăng cường phối hợp
thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra; phát hiện
và xử lý kịp thời các cơ sở, làng nghề, khu vực
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được
nghiên cứu, phân loại. Triển khai áp dụng các
biện pháp đổi mới công nghệ nhằm giảm thiểu
ô nhiễm; xây dựng các lộ trình xử lý ô nhiễm và
kế hoạch di dời các cơ sở ô nhiễm gần khu dân
56
Soá 10, thaùng 9/2013 56
Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên
cư ra khỏi khu dân cư. Xây dựng quy chế quản lý
môi trường đặc thù với làng nghề ô nhiễm nghiêm
trọng, áp dụng các biện pháp chế tài cứng rắn xử lý
vi phạm, có cơ chế hỗ trợ đầu tư xử lý môi trường
tập trung.
Bốn là, các cơ quan quản lý môi trường cần tăng
cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức
về BVMT. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về
bảo vệ môi trường trong hệ thống bộ máy tổ chức
quản lý môi trường các cấp, các ngành. Đẩy mạnh
công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ; kiên quyết xử lý nghiêm
minh các trường hợp vi phạm pháp luật về BVMT.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện
trường nhằm duy trì hoạt động quan trắc giám sát
hiện trạng, dự báo diễn biến chất lượng môi trường
tại các làng nghề truyền thống và khu dân cư nông
thôn. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính
sách hỗ trợ hoạt động BVMT của địa phương. Mở
rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
BVMT các lưu vực sông. Đẩy nhanh áp dụng tiến
bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất,
tăng cường công tác thẩm tra công nghệ, ngăn chặn
việc áp dụng công nghệ lạc hậu của các dự án đầu
tư, các cơ sở sản xuất.
6. Kết luận
Để mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công
nghiệp theo hướng hiện đại và thành phố trực thuộc
Trung ương vào năm 2020, trong đó: tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 13 -14 %;
công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 15-
16%; dịch vụ tăng 13,5-14,5%; nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản tăng 1,7- 2%; GDP bình quân đầu
người đạt 3.500 USD (giá thực tế); Giá trị sản
xuất công nghiệp 60.000 tỷ đồng; số xã đạt tiêu
chí nông thôn mới chiếm 50%, đến năm 2015 sẽ
đạt mỗi xã có một làng nghề, đến năm 2020 sẽ
có 100% số thôn có ít nhất một nghề phi nông
nghiệp, mỗi xã có từ 1-2 làng nghề, tỉnh Bắc
Ninh cần đẩy mạnh việc bảo vệ và giải quyết cơ
bản tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là môi
trường các làng nghề nhằm nâng cao đời sống,
sức khỏe nhân dân. Đồng thời, phải có những
giải pháp tổng thể, đồng bộ có tính bền vững,
về lâu dài việc quy hoạch không gian làng nghề
gắn với nhiệm vụ BVMT. Trong đó, quy hoạch
xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu,
CCN tập trung và di dời các cơ sở sản xuất gây
ô nhiễm ra khỏi làng nghề. Mạnh dạn quy hoạch
theo hướng lồng ghép các hoạt động du lịch với
sản xuất làng nghề sinh thái. Hiện tại, đối với
các làng nghề đang hoạt động cần tích cực triển
khai hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức
về BVMT, đồng thời áp dụng công nghệ giảm
thiểu, tái chế, xử lý chất thải Riêng đối với
các làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
phải có quy chế quản lý đặc thù, áp dụng biện
pháp chế tài cứng rắn xử lý vi phạm và xây dựng
cơ chế hỗ trợ đầu tư xử lý môi trường tập trung
cũng như kế hoạch di dời các cơ sở ô nhiễm ra
khỏi khu dân cư Có như vậy, mục tiêu kinh tế
- xã hội tỉnh Bắc Ninh đưa ra mới có ý nghĩa và
mang tính bền vững cao.
Tài liệu tham khảo
Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh. 2- 2013. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh. Nhà xuất bản Thống kê
Hà Nội.
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh. 2010. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ
2011-2015. tr 8.
Sở Tài nguyên và Môi trường. 12-2012. Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng môi trường nông thôn
tỉnh Bắc Ninh năm 2012.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_truo_ng_la_ng_nghe_nong_thon_ti_nh_ba_c_ninh_thu_c_tra_ng_va_gia_i_pha_p_6573_2070908.pdf