Hàm ý chính sách
Để hoàn thiện hơn nữa môi trường
thể chế nhằm thu hút FDI phục vụ phát
triển kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện
tại và tương lai, hệ thống thể chế cần hoàn
thiện theo hướng: (i) Nâng cao chất lượng
văn bản pháp luật để giảm bớt những nội
dung không tương thích với luật pháp
quốc tế, tránh sự chồng chéo và không
nhất quán giữa các bộ luật; các khái niệm
phải rõ ràng để tránh việc diễn giải khác
nhau, cản trở các hoạt động đầu tư; (ii)
Đơn giản hóa hơn nữa quy trình cấp phép,
có thể gộp các quy trình cấp phép hiện
thời thành một hoặc hai bước, đồng thời
các thông tin chi tiết cần được củng cố,
đơn giản hóa hơn nữa và cho phép nộp
hồ sơ điện tử; (iii) Nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật: cơ quan thuế và hải
quan phải cập nhập chính sách thuế và hải
quan, đồng thời thường xuyên tập huấn
để phổ biến đến cán bộ hành thu. Cơ quan
thuế phải chịu trách nhiệm về những kết
luận, quyết định mình đưa ra, chứ không
nên đổ trách nhiệm lên người nộp thuế./.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môi trường thế chế và đầu tư nước ngoài cho phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ HÔM NAY
15Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 07/2020
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển
thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu
của các thế hệ tương lai (Liên Hiệp Quốc,
1987). Hội nghị Thế giới năm 2005 của
Liên Hiệp Quốc đề cập đến ba trụ cột phụ
thuộc lẫn nhau và củng cố lẫn nhau của
phát triển bền vững là phát triển kinh tế,
phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Theo tuyên bố chung về đa dạng văn hóa
(UNESCO, 2001) thì sự đa dạng văn hóa
trở thành lĩnh vực chính sách thứ tư của
phát triển bền vững.
1.2. Khái niệm thể chế và vai trò của
thể chế đối với sự phát triển kinh tế
Những khác biệt to lớn trong mức
sống giữa các quốc gia được giải thích
bởi sự khác biệt năng suất. Năng suất của
mỗi quốc gia lại được quyết định bởi các
yếu tố tư bản (hay vốn), lao động, công
MÔI TRƯỜNG THẾ CHẾ VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
PGS. TS. Cao Thúy Xiêm *
PGS. TS. Trương Đoàn Thể **
Tóm tắt: Nhằm thu hút FDI phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cần đảm bảo
môi trường thể chế thuận lợi. Bài viết này nghiên cứu cơ sở lý thuyết là các quan điểm
khác nhau về phát triển bền vững và kinh tế học thể chế để vận dụng phân tích quá
trình hoàn thiện môi trường thể chế ở Việt nam thời gian qua. Đã có nhiều thay đổi tích
cực trong các thể chế chính thức, thể chế phi chức thức và việc thực thi các thể chế đó,
đồng thời vẫn tồn tại những hạn chế trong các bộ phận cấu thành môi trường thể chế.
Đó là cơ sở cho việc đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện môi
trường thể chế trong tương lai.
Từ khóa: đầu tư nước ngoài, phát triển bền vững, thu hút, hoàn thiện thể chế.
Abstract: In order to attract FDI for sustainable development, it is necessary to
ensure a favorable institutional environment. This paper examines the theoretical basis
of different points of view on sustainable development and institutional economics to
apply the analysis of the institutional environment improvement process in Vietnam
over the past time. There have been many positive changes in formal institutions,
informal institutions and their implementation; and there are still limitations in the
components of the institutional environment. That is the basis for proposing a number
of policy implications to further improve the institutional environment in the future.
Keywords: foreign investment, sustainable development, attraction, institutional
improvement.
* ,** Giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân.
VẤN ĐỀ HÔM NAY
16Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 07/2020
nghệ, kỹ năng, tài nguyên thiên nhiên và
sự thay đổi cơ cấu. Lịch sử phát triển của
xã hội loài người đã chứng kiến những
tiến bộ lớn lao về công nghệ và tổ chức.
Những tiến bộ đó phụ thuộc vào sự tiến
hóa của các thể chế, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tích lũy tư bản và thực hiện
các giao dịch thị trường. Sự tự do kinh tế,
dân sự, chính trị và các khung thể chế tạo
thuận lợi cho sự tin tưởng lẫn nhau, nhờ
đó tạo ra sự thịnh vượng kinh tế.
Vậy thể chế là gì?
Thể chế là các ràng buộc do con
người nghĩ ra; những ràng buộc đó định
hình tương tác chính trị, kinh tế và xã
hội” (North 1991, trang 97). Thể chế bao
gồm các quy tắc chính thức, các chuẩn
mực phi chính thức và các đặc trưng thực
thi các quy tắc chính thức và chuẩn mực
phi chính thức và hỗn hợp của các quy
tắc, các chuẩn mực và các đặc trưng thực
thi. Hệ thống thể chế tốt sẽ giúp giảm bớt
chi phí, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy tăng
trưởng và nhờ đó nâng cao mức sống của
quốc gia.
3. Hoàn thiện môi trường thể chế
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Việt Nam
3.1. Những cải thiện thể chế chính thức
Luật Đầu tư ở Việt Nam được ban
hành lần đầu vào năm 1996. Năm 1999
Luật Doanh nghiệp đã thay thế Luật Công
ty 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân
1990; Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
đã thay thế Luật Doanh nghiệp nhà nước
1995. Luật Doanh nghiệp 2005 thống nhất
các quy định về thành lập và quản lý doanh
nghiệp bất thuộc mọi loại hình sở hữu và
Luật Đầu tư 2005 đã tạo ra sân chơi bình
đẳng cho các doanh nghiệp. Hai Luật này
sau đó được Luật Doanh nghiệp 2014 và
Luật Đầu tư 2014 thay thế, tạo ra khung
khổ pháp lý phù hợp với các thông lệ quốc
tế và đáp ứng các đòi hỏi của các hiệp định
thương mại đã ký kết. Năm 2016, Bộ Tư
pháp đã rà soát Luật Doanh nghiệp 2014
và Luật Đầu tư 2014, loại bỏ các điều kiện
kinh doanh không còn phù hợp, nhưng mới
đây Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý
Trung ương đã khuyến nghị loại bỏ thêm
3.000 điều kiện kinh doanh.
Luật Kinh doanh bất động sản 2014
và Luật Nhà ở 2014 đã giúp lĩnh vực bất
động sản có được nhiều khoản đầu tư hơn
nhờ việc giảm bớt các rào cản về đầu tư
và mở rộng khả năng tiếp cận bất động
sản tại Việt Nam, tạo môi trường đầu tư
thân thiện để các nhà kinh doanh trong
và ngoài nước cùng gia đình sống và làm
việc trong bầu không khí an toàn, thoải
mái, có đủ các dịch vụ trường học, bệnh
viện, hoạt động vui chơi, giải trí cho họ
lựa chọn. Bộ luật Lao động sửa đổi cho
phép tăng giờ làm thêm, hỗ trợ thành lập
Viện Nhân sự cũng tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài tăng
năng suất và hiệu quả kinh doanh.
Các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm tới
các quy định pháp luật về xã hội hóa lĩnh
vực hàng không, điện và năng lượng và
về đầu tư hợp tác công - tư (PPP). Nhờ
thế, các doanh nghiệp nước ngoài có thể
tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng ở Việt
Nam, tạo nên những chuyển biến tích cực
(theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018
cần 68 tỷ USD vốn FDIđể xây dựng kết
cấu hạ tầng).
3.2. Những thay đổi trong các thể
chế phi chính thức
Trong thời kỳ đổi mới, khu vực kinh
tế tư nhân phát triển mạnh mẽ đã đem lại
những thành tựu đáng kể trong việc nâng
cao mức sống của quốc gia, nhưng cũng
có những hệ lụy không mong muốn, đặc
biệt trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
thực phẩm và nạn vi phạm bản quyền.
VẤN ĐỀ HÔM NAY
17Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 07/2020
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các
thể chế phi chính thức cũng chuyển biến
mạnh mẽ, các hệ thống giá trị của Việt
Nam thay đổi theo xu hướng hội nhập với
khu vực và thế giới, nơi công việc kinh
doanh và doanh nhân Việt Nam được
đánh giá cao, được tôn trọng. Những hành
vi kinh doanh gian lận có xu hướng giảm,
những hành động tử tế, tuân thủ các quy
tắc chính thức, các chuẩn mực đạo đức xã
hội được khuyến khích, nêu gương trên
các phương tiện truyền thông.
3.3. Các đặc trưng thực thi các thể
chế (quản trị và liêm chính)
Các doanh nghiệp ngày càng chú ý tới
việc xây dựng các quy tắc ứng xử theo tập
quán tối ưu và đặc biệt là nhiệm vụ giám
sát, thực thi các quy định. Nghị quyết 35/
NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
đến năm 2020 (01/4/2016) đề ra nhiệm
vụ cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp, tạo dựng môi trường hỗ trợ
doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp
đổi mới sáng tạo, bảo đảm quyền kinh
doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực
và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp,
giảm chi phí kinh doanh, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước luôn phối hợp
chặt chẽ với nhóm công tác ngân hàng của
Diễn dàn Doanh nghiệp Việt Nam trong
việc rà soát, giải quyết các vấn đề kỹ thuật,
mang lại nhiều cải thiện tích cực và loại bỏ
nhiều trở ngại, đã rất nỗ lực trong việc tái
cơ cấu ngành, tích cực tham gia xây dựng
và ban hành nghị quyết xử lý nợ xấu và sửa
đổi luật về các tổ chức tín dụng.
Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra quyết
định tập trung vào việc giảm chi phí cho
các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là
chi phí tuân thủ. Chỉ thị 20/CT-TTg quy
định việc chấn chỉnh các hoạt động thanh
tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp và có
những biện pháp cải cách mạnh mẽ trong
lĩnh vực hải quan và thanh toán thuế.
Những cải thiện trong môi trường thế
chế đã có ảnh hưởng trực tiếp đến FDI vào
Việt Nam (H. 1: Nguồn: World Bank).
Hình 1. FDI vào Việt nam (BoP), tỷ USD (giá hiện hành)
3.4. Những tồn tại của việc hoàn
thiện thể chế thời gian qua
a) Về các thể chế chính thức
Mặc dù đã được hoàn thiện đáng kể,
nhưng các quy định về mặt pháp luật vẫn
còn nhiều hạn chế, tác động không tốt đến
việc thu hút FDI.
Thứ nhất, trong luật có sự phân biệt
đối xử, sự không thống nhất giữa các luật
và còn những khoảng trống.
VẤN ĐỀ HÔM NAY
18Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 07/2020
Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp
vẫn phân biệt đối xử doanh nghiệp có vốn
FDI và doanh nghiệp trong nước (Nghị
định 102/2010/NĐ-CP). Các hoạt động
nhập khẩu của doanh nghiệp FDI cũng
bị bất lợi so với các doanh nghiệp trong
nước (Nghị định 23/2007/NĐ-CP), khi
quy định chi tiết trong Luật Thương mại
rằng các doanh nghiệp FDI tham gia nhập
khẩu và phân phối sản phẩm phải có giấy
phép kinh doanh (ngoài giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp đã có). Nghĩa là, các
doanh nghiệp nước ngoài phải xin giấy
phép con, nhưng các tiêu chí để được cấp
không rõ ràng, nên được xem như hàng rào
phi thuế quan. Việc áp mã hồ sơ cho hàng
nhập khẩu thể hiện sự lúng túng, không
nhất quán của Hải quan, gây những phiền
toái và vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc
gia (National Treatment). Chính sách thuế
không rõ ràng làm cho không xác định
được chính xác nghĩa vụ thuế của doanh
nghiệp. Muốn tham gia thị trường, các
nhà bán lẻ nước ngoài phải tuân thủ kiểm
tra nhu cầu kinh tế (ENT). Tuy nhiên,
không có tiêu chuẩn khách quan nào cho
việc áp dụng ENT. Các nhà đầu tư nước
ngoài tham gia vào dịch vụ logistics bị áp
mức trần đối với vốn đầu tư vào dịch vụ
bưu chính: tỷ lệ góp vốn không được quá
51% (Luật Bưu chính số 49/2010/QH12).
Luật Đất đai và Luật Nhà ở không thống
nhất về quyết định chấp thuận đầu tư. Dự
thảo Nghi định về bảo hiểm xã hội bắt
buộc đối với người lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam gây sự lo ngại về
gia tăng chi phí, vì họ đã tham gia ở công
ty gốc ở nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước quy định, đối
với FDI các khoản thanh toán được thanh
toán vào tài khoản vốn trực tiếp của công
ty, còn đối với đầu tư nước ngoài gián tiếp
(FII) các khoản thanh toán được thanh toán
vào tài khoản bằng VND của nhà đầu tư.
Quy định này dễ lận lộn và bị ngân hàng
diễn giải khác nhau. Luật Doanh nghiệp
không có quy định về việc hoán đổi cổ
phần. Còn những yêu cầu không thực tế,
như yêu cầu góp vốn trong vòng 90 ngày,
công ty bị yêu cầu giảm vốn điều lệ khi
mua lại cổ phần của mình. Theo Luật Nhà
ở 2005, các nhà đầu tư dự án nhà ở có thể
huy động vốn từ tất cả các nguồn hợp pháp
theo quy định của pháp luật, nhưng Luật
Nhà ở mới lại giới hạn bằng cách bỏ đi nội
dung “các nguốn khác theo quy định của
pháp luật” trong danh sách các nguồn vốn
dành cho phát triển nhà ở. Có nghĩa là các
nhà đầu tư phát triển nhà ở bị hạn chế khi
vay vốn từ các tổ chức tín dụng và các tổ
chức phi tín dụng nước ngoài.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho đối tượng nước ngoài bị trì
hoãn. Nghị định 99/2015 quy định Bộ
Quốc phòng và Bộ Công an gửi UBND
các tỉnh, thành văn bản thông báo về khu
vực cần đảm bảo an ninh quốc phòng
ở địa phương. Sau đó, UBND các tỉnh,
thành chỉ đạo Sở Xây dựng ban hành
danh mục dự án xây dựng nhà ở thương
mại ở nơi người nước ngoài không được
quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, danh
mục này vẫn chưa được ban hành, nên Sở
Tài nguyên và Môi trường chưa cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho người
nước ngoài đã ký hợp đồng mua nhà, gây
khó khăn cho họ và chủ đầu tư thị trường
bất động sản ở Việt Nam. Còn những yêu
cầu không cần thiết nữa, như khi thay đổi
người sử dụng đất trong trường hợp mua
bán chuyển nhượng cổ phần/phần vốn
góp trong doanh nghiệp, thì phải làm thủ
tục chuyển quyền sử dụng đất, đăng ký
biến động về đất, tài sản gắn liền với đất
(Nghị định 01/2017).
VẤN ĐỀ HÔM NAY
19Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 07/2020
Thứ hai, trong luật còn có những nội
dung mơ hồ làm cho cán bộ và các tổ
chức hành chính hiểu và diễn giải khác
nhau. Định nghĩa “doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài” ở Luật Đất đai, Luật
Đầu tư và Luật Kinh doanh bất động sản
không rõ ràng, dẫn đến việc vận dụng
không thống nhất. Có sự chồng chéo
trong các luật: Luật Đầu tư, Luật Nhà
ở, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật
Bất động sản và Luật Thị trường chứng
khoán, Hay Thông tư 32 về mở tài
khoản dường như đã giới hạn loại hình
pháp nhân mở tài khoản chỉ còn hai loại:
cá nhân và doanh nghiệp được thành lập
theo luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong
thực tế thực hiện thông tư này, các ngân
hàng diễn giải một cách bảo thủ, khi
nhận định rằng các văn phòng đại diện,
tổ chức phi chính phủ, hiệp hội doanh
nghiệp và các tổ chức không có tư cách
pháp nhân không còn năng lực pháp lý
để mở tài khoản ngân hàng.
Thứ ba, các quy định pháp luật chậm
ban hành. Luật Nhà ở dù đã ban hành
các quy định cho phép bán có giới hạn
một số loại căn hộ chung cư và biệt thự
nhất định cho người nước ngoài, nhưng
các quy định ban hành chậm và dẫn đến
nhiều nhầm lẫn, rủi ro cho các nhà đầu tư
nước ngoài. Những khái niệm, định nghĩa
không rõ ràng và chồng chéo, không thống
nhất dẫn đến lúng túng và thiếu niềm tin
trong lĩnh vực bất động sản.
Thứ tư, quy định pháp luật không tương
thích với thông lệ quốc tế. Cụ thể, Thông
tư 39 về cách tính lãi vừa cứng nhắc vừa
không thống nhất với các thông lệ quốc tế
(do bất cập trong Bộ luật Dân sự).
Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp được
đưa ra nhằm giúp các nhà chức trách theo
dõi luồng vốn ra và vào Việt Nam. Nhưng
việc thực hiện không suôn sẻ vì các ngân
hàng diễn giải vấn đề này khác nhau. Quy
định tài chính và dịch vụ thanh toán yêu
cầu tất cả các giao dịch phải định tuyến
qua Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia
Việt Nam (NAPAS) gây cản trở đáng kể
an ninh, tốc độ và độ tin cậy của các giao
dịch, làm giảm khả năng cạnh tranh của
các công ty thanh toán nước ngoài. Quy
định này đã loại bỏ tất cả các kết nối trực
tiếp giữa các tổ chức thẻ quốc tế và các
ngân hàng khách hàng của họ ở Việt Nam,
tạo sự bất bình đẳng trong cuộc chơi.
b) Về thực thi các thể chế chính thức
Việc thực thi các quy tắc chính thức
và phi chính thức có vai trò rất quan trọng.
Những tồn tại trong việc thực thi các quy
tắc chính thức bao gồm:
Thứ nhất, phải thực hiện nhiều bước
để xin chấp thuận, cấp giấy phép và yêu
cầu nhiều tài liệu gây lãng phí thời gian
và tiền bạc. Một công ty nước ngoài hoạt
động ở Việt Nam cần ba loại giấy phép
khác nhau: Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp và Giấy phép kinh doanh (H. 2).
Hình 2. Quy trình cấp phép
1. Nộp hồ sơ 2. Cấp Giấy 3. Nộp hồ sơ 4. Cấp Giấy 5. Nộp hồ sơ 6. Cấp
xin cấp chứng nhận xin cấp ch. nhận đ. ký xin cấp Giấy Giấy phép
GCNĐKĐT đ. ký đầu tư GCNĐKDN doanh nghiệp phép k.doanh kinh doanh
15 ngày 3 ngày Trong thời gian
Trong thời gian sớm nhất làm việc sớm nhất () ngày
có thể có thể làm việc
VẤN ĐỀ HÔM NAY
20Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 07/2020
Quy trình này đòi hỏi phải chuẩn bị
rất nhiều tài liệu và phải hợp pháp hóa
lãnh sự đối với số tài liệu được lập ngoài
lãnh thổ Việt Nam và phải được sứ quán
Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và chỉ
được nhận trong vòng ba tháng. Không
có ràng buộc đối với người thực thi, nên
thường gây phiền toái và tốn kém chi phí
cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng
hạn, Nghị định 118/2015 quy định nhà
đầu tư nước ngoài phải có chấp thuận của
Sở Kế hoạch và Đầu tư, khi: (i) mua cổ
phần trong lĩnh vực kinh doanh có điều
kiện hoặc (ii) từ 51% cổ phần trong công
ty Việt Nam. Nhưng thực tế luôn yêu cầu
có chấp thuận của Sở Kế hoạch và Đầu tư
trong mọi trường hợp.
Thứ hai, cơ quan thuế và hải quan
cố ý diễn giải từ ngữ trong văn bản pháp
luật theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp
nhằm tăng số thu. Nhiều cơ quan cấp phép
không cho phép công ty hợp nhất vốn của
chi nhánh vào giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư của trụ sở chính.
Thứ ba, vì có những quy định không
rõ ràng dẫn đến không xác định được chính
xác nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, nên
khi xảy ra lỗi, các cơ quan thuế thường đổ
trách nhiệm lên người nộp thuế. Cơ quan
thuế đưa ra lỗi sai về hành chính để áp đặt
thuế một cách không hợp lý, làm mất đi
quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp
Hải quan điện tử (E-customs) được
triển khai năm 2014, nhưng việc chậm trễ
thường xuyên xảy ra do một số quy trình
hải quan còn làm thủ công và không hiệu
quả; kiểm tra hàng hóa thiếu minh bạch
và thiếu nhất quán.
Những hạn chế trong việc thực thi
các thể chế chính thức dẫn đến những
cải thiện không đáng kể trong chỉ số
tham nhũng của Việt Nam, thậm chí từ
2012 đến 2015 không hề có sự thay đổi
(B. 1).
Bảng 1. Chỉ số tham nhũng của Việt Nam - điểm 1-10, sau năm 2011 là 0-100 điểm
(điểm càng nhỏ, tham nhũng càng cao)
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Chỉ số 2.7 2.9 31 31 31 31 33 35
Hạng 116/178 112/182 123/176 116/176 119/175 112/168 113/176 107/175
Nguồn: Transperancy International.
4 Kết luận và khuyến nghị chính sách
4.1. Kết luận
Trong thời gian qua Chính phủ Việt
Nam đã thực hiện nhiều nỗ lực hoàn thiện
môi trường thể chế đối với hoạt động đầu
tư và kinh doanh nói chung và thu hút FDI
nói riêng. Môi trường thể chế kinh doanh
ngày càng được cải thiện, tạo thuận lợi
cho mọi chủ thể kinh doanh hợp pháp: (i)
Các thể chế chính thức – các bộ luật được
sửa đổi cho phù hợp với nhu cầu thực tế,
các văn bản dưới luật được rà soát để loại
bỏ những đòi hỏi không cần thiết, cản trở
các nhà đầu tư trong và ngoài nước; (ii)
Các thể chế phi chính thức cũng có những
chuyển biến tích cực: quan niệm về kinh
doanh và doanh nhân đã thay đổi theo
hướng đánh giá cao các hoạt động kinh
doanh trung thực, có đóng góp tích cực
cho sự phát triển bền vững của xã hội;
(iii) Việc thực thi các thể chế chính thức
cũng có sự thay đổi đáng kể: đơn giản hóa
quy trình, giảm bớt, rút ngắn thời gian
thực hiện các thủ tục hành chính, Môi
VẤN ĐỀ HÔM NAY
21Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 07/2020
trường thể chế được cải thiện đã đóng góp
tích cực, nhờ đó, FDI năm 2017 cao gấp
8,8 lần FDI năm 2005.
Tuy nhiên, môi trường thể chế đối
với hoạt động đầu tư trong và nước ngoài
vẫn tồn tại một số vấn đề: (i) Thủ tục
hành chính liên quan đến việc cấp phép
còn phức tạp; (ii) Văn bản pháp luật còn
những khái niệm, định nghĩa mơ hồ, gây
khó cho nhà đầu tư, các cơ quan thi hành
diễn giải khác nhau. (iii) Các cơ quan thực
thi pháp luật thường không chịu trách
nhiệm về những sai sót khi áp dụng các
quy định pháp luật, mà đổ lỗi cho những
chủ thể kinh doanh.
4.2. Hàm ý chính sách
Để hoàn thiện hơn nữa môi trường
thể chế nhằm thu hút FDI phục vụ phát
triển kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện
tại và tương lai, hệ thống thể chế cần hoàn
thiện theo hướng: (i) Nâng cao chất lượng
văn bản pháp luật để giảm bớt những nội
dung không tương thích với luật pháp
quốc tế, tránh sự chồng chéo và không
nhất quán giữa các bộ luật; các khái niệm
phải rõ ràng để tránh việc diễn giải khác
nhau, cản trở các hoạt động đầu tư; (ii)
Đơn giản hóa hơn nữa quy trình cấp phép,
có thể gộp các quy trình cấp phép hiện
thời thành một hoặc hai bước, đồng thời
các thông tin chi tiết cần được củng cố,
đơn giản hóa hơn nữa và cho phép nộp
hồ sơ điện tử; (iii) Nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật: cơ quan thuế và hải
quan phải cập nhập chính sách thuế và hải
quan, đồng thời thường xuyên tập huấn
để phổ biến đến cán bộ hành thu. Cơ quan
thuế phải chịu trách nhiệm về những kết
luận, quyết định mình đưa ra, chứ không
nên đổ trách nhiệm lên người nộp thuế./.
Tài liệu tham khảo
1. Luật Đầu tư 1996, 2000, 2005, 2014; Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995, 2003;
Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990: Luật Doanh nghiệp 1999, 2005, 2015; Luật Bất
động sản 2014, Luật Đất đai 2013; Luật Nhà ở; Luật Bưu chính 2010, Nghị quyết 35/
NQ-CP; các Nghị định Chính phủ số 76/2015/NĐ-CP, số 99/2015/NĐ-CP, số 01/2015/
NĐ-CP; số 102/2010/NĐ-CP, số 23/2007/NĐ-CP, số 01/2017NQ-CP (06/01/2017);
Thông tư số 32/2016 TT-NHNN.
2. Michael Thomas Needham (2012). The road toward sustainable development.
RIO+20,
rio20.html
3. United Nations (2011). World Commission on Environment and Development.”Our
Common Future, Chapter 2: Towards Sustainable Development”. Un-documents.net.
Retrieved 2011-09-28.
Ngày nhận bài: 17/07/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_truong_the_che_va_dau_tu_nuoc_ngoai_cho_phat_trien_ben_v.pdf