Mối tương quan giữa thời gian kiêng xuất tinh và tỷ lệ thai lâm sàng của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung

Đây là báo cáo đầu tiên ở Việt Nam tìm hiểu mối tương quan giữa số ngày kiêng xuất tinh và tỷ lệ thai lâm sàng trên các bệnh nhân điều trị IUI. Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng không có mối tương quan giữa tỷ lệ thai lâm sàng với số ngày kiêng xuất tinh khác nhau. Mặc dù, tỉ lệ có thai có khuynh hướng cao hơn khi kiêng xuất tinh dài ngày (> 2 ngày), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này có sự khác biệt so với hai nghiên cứu trước đó trên thế giới. Nghiên cứu của Marshburn và cộng sự (2010) khi đánh giá ngày kiêng xuất tinh lên tỷ lệ thai lâm sàng của bệnh nhân IUI cho kết quả kiêng thời gian ≤ 2 ngày cho tỷ lệ thai lâm sàng đạt 11,27%; trong khi đó kiêng từ 3 - 5 ngày cho kết quả 6,07% và > 5 ngày cho tỷ lệ 7,25% [6]. Nghiên cứu của Jurema và cộng sự (2005) cũng cho kết quả kiêng xuất tinh thời gian ngắn hơn 2 ngày cho tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn so với kiêng dài ngày [2]. Nhưng nhìn chung, tỷ lệ thai lâm sàng trong nghiên cứu này ở các nhóm đều lớn hơn 10%, tương đương với tỷ lệ thai lâm sàng trong IUI trên thế giới. Và nghiên cứu của chúng tôi cũng có số bệnh nhân tham gia nhiều hơn với những nghiên cứu trước đó. Khi tìm hiểu kết quả của các chỉ số tinh dịch đồ như thể tích tinh dịch, mật độ và độ di động của tinh trùng trước lọc rửa thì có sự khác biệt về các chỉ số này với số ngày kiêng xuất tinh. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng của thời gian kiêng xuất tinh lên các chỉ số tinh dịch đồ. Các nghiên cứu cho thấy việc kiêng dài ngày (> 7 ngày) cho thể tích tinh dịch và mật độ tinh trùng cao, tuy nhiên độ di động của tinh trùng tốt nhất ở thời gian kiêng xuất tinh ngắn hơn [4,7]. Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng thời gian kiêng xuất tinh ngắn (≤ 2 ngày) cho tỷ lệ tinh trùng di động cao hơn, mặc dù tổng số tinh trùng di động giảm. Và từ nghiên cứu có thể thấy tổng số tinh trùng di động trước lọc không ảnh hưởng đến kết quả của IUI, thể hiện qua tỷ lệ có thai không có sự khác biệt giữa các nhóm ngày kiêng xuất tinh khác nhau. Thay vào đó, việc kiêng xuất tinh ngắn ngày có thể giúp cải thiện chất lượng tinh trùng, giảm sự tiếp xúc của tinh trùng cới các gốc oxy hóa tự do từ bạch cầu, tinh trùng chết [8,9]. Điểm yếu của nghiên cứu là nghiên cứu hồi cứu nên không ghi nhận thông tin của bệnh nhân về tần suất xuất tinh hay giao hợp trước khi kiêng xuất tinh 2 ngày cho IUI. Đồng thời, chúng tôi cũng chưa xác định tỷ lệ hình thái tinh trùng bình thường cho mẫu bơm. Tuy nhiên, các báo cáo trước đó cũng không cho thấy thời gian kiêng xuất tinh có ảnh hưởng đáng kể đến hình thái tinh trùng. Nghiên cứu này cung cấp những thông tin cần thiết về việc kiêng xuất tinh cho bệnh nhân để áp dụng tư vấn cho các phương pháp điều trị khác nhau trong hỗ trợ sinh sản, cũng như đây là tiền đề cho những nghiên cứu khác đánh giá vô sinh nam thông qua thời gian kiêng xuất tinh. Trong IUI, việc kiêng xuất tinh vẫn được khuyến cáo cho các bệnh nhân từ 2 - 7 ngày. Việc kiêng xuất tinh ngắn ngày (≤ 2 ngày) trước khi IUI cho độ di động tinh trùng cao hơn mặc dù tổng số tinh trùng di động trong mẫu thấp hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khuyến khích bệnh nhân nên giao hợp trong ngày IUI nếu có thể. Mặc dù chưa có dữ liệu để chỉ ra tần suất giao hợp tối ưu trong chu kỳ IUI, tuy nhiên có thể không cần hạn chế giao hợp khi IUI.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 5 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối tương quan giữa thời gian kiêng xuất tinh và tỷ lệ thai lâm sàng của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
61 Mối tương quan giữa thời gian kiêng xuất tinh và tỷ lệ thai lâm sàng của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung Lê Thị Thu Thảo, Dương Nguyễn Duy Tuyền, Nguyễn Minh Tài Lộc, Nguyễn Thị Mai Trung tâm Nghiên cứu HOPE, Bệnh viện Mỹ Đức Tóm tắt Mục tiêu: Xác định mối tương quan giữa thời gian kiêng xuất tinh và tỷ lệ thai lâm sàng của phương pháp IUI. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện tại bệnh viện Mỹ Đức từ tháng 4/2016 đến tháng 12/2017. Bệnh nhân hiếm muộn có chỉ định IUI được thực hiện theo phác đồ điều trị tại bệnh viện. Vào ngày chỉ định IUI, các thông tin về số ngày kiêng xuất tinh, chất lượng tinh trùng trước và sau khi lọc rửa được ghi nhận lại. Yếu tố đánh giá kết quả là thai lâm sàng trong mỗi chu kỳ. Kết quả: Có 988 trường hợp thỏa mãn tiêu chuẩn nhận loại được đưa vào nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ thai lâm sàng ở các nhóm bệnh nhân có số ngày kiêng xuất tinh khác nhau. Tuy nhiên, các chỉ số tinh dịch đồ (thể tích tinh dịch, mật độ, độ di động và tổng số tinh trùng di động) trước lọc rửa có sự khác biệt ở các nhóm ngày kiêng xuất tinh khác nhau và không làm ảnh hưởng đến kết quả thai. Thời gian kiêng xuất tinh càng lâu thì thể tích tinh dịch, mật độ tinh trùng trước lọc cao hơn nhưng tỷ lệ tinh trùng di động giảm dần và ngược lại (p < 0,05). Kết luận: Kết quả IUI không bị ảnh hưởng bởi thời gian kiêng xuất tinh nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Từ khóa: Bơm tinh trùng vào buồng tử cung, thời gian kiêng xuất tinh, thai lâm sàng, chất lượng tinh dịch. Revisiting the relationship between the abstinence period and the clinical pregnancy rate of intrauterine insemination Le Thi Thu Thao, Duong Nguyen Duy Tuyen, Nguyen Minh Tai Loc, Nguyen Thi Mai HOPE Research Center, My Duc Hospital Abstract Objective: To revisit the influence of the abstinence period on the clinical pregnancy rate of IUI. Materials and Methods: This was a retrospective cohort study conducted at My Duc Hospital from April 2016 to De- cember 2017. Infertility patients with IUI indications were treated according to the hospital treatment regimen. On the date of IUI appointment, information of abstinence period, sperm quality in the native and post-preparation was record- ed. The main outcome was the clinical pregnancy rate. Results: The ejaculatory abstinence period had no influence on the clinical pregnancy rate of intrauterine insemination. However, abstinence period had a significant impact on semen parameters (volume, concentration, motility and total motile sperm). Conclusions: The abstinence period has no effect on the clinical pregnancy rate of intrauterine insemination, but could affect the semen parameters. Key words: Intrauterine insemination, abstinence period, clinical pregnancy, semen analysis. doi:10.46755/vjog.2020.1.793 Tác giả liên hệ (Corresponding author): Lê Thị Thu Thảo, email: thaoivf.ltt@myduchospital.vn Nhận bài (received) 05/12/2019 - Chấp nhận đăng (accepted) 20/04/2020 Lê Thị Thu Thảo và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):61-65. doi: 10.46755/vjog.2020.1.793 NGHIÊN CỨU VÔ SINH 62 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intra- uterine insemination - IUI) là một trong những kỹ thuật được áp dụng khá phổ biến tại các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự thành công của kỹ thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi vợ, thời gian vô sinh, tổng số tinh trùng di động, thời gian kiêng xuất tinh[1]. Trong đó, tổng số tinh trùng di động được coi là yếu tố quan trọng cho sự thành công của IUI, quy định với số lượng tinh trùng tối thiểu sau lọc rửa để IUI là 1 triệu tinh trùng di động [2,3]. Tổng số tinh trùng di động có liên quan đến số ngày kiêng xuất tinh, tuy nhiên chưa có sự thống nhất về thời gian kiêng xuất tinh cho chất lượng tinh trùng tối ưu. Theo khuyến cáo của WHO (2010) và một số nghiên cứu cho thấy thời gian kiêng từ 2 - 7 ngày là khoảng thời gian cần thiết để thu được tổng số tinh trùng di động cao [2,4]. Nghiên cứu của Magnus (1991) cũng cho thấy tổng số tinh trùng di động cao nhất khi kiêng xuất tinh từ 3 - 4 ngày và lượng này giảm dần khi thời gian kiêng xuất tinh trên 4 ngày. Tuy nhiên, vài nghiên cứu gần đây cho rằng thời gian xuất tinh ngắn (trong vòng 40 phút kể từ lần xuất tinh đầu tiên) cho nhiều tinh trùng di động và thời gian kiêng xuất tinh từ 0 - 2 ngày cho tỷ lệ hình dạng bình thường cao hơn [5]. Gần đây, một số nghiên cứu hồi cứu cũng nhận thấy thời gian kiêng xuất tinh có ảnh hưởng đến kết quả IUI. Nghiên cứu của Jurena (2005) báo cáo rằng số ngày kiêng xuất tinh ít hơn hoặc bằng 3 ngày cho kết quả có thai sau IUI cao hơn so với nhóm kiêng xuất tinh hơn 3 ngày [2]. Trong khi đó, tác giả Marshburn (2010) khuyến cáo số ngày kiêng xuất tinh ít hơn 2 ngày cho kết quả IUI cao nhất [6]. IUI là một kỹ thuật đơn giản và có tỷ lệ thành công chấp nhận được, là chỉ định đầu tay trong các trường hợp rối loạn phóng noãn có chất lượng tinh trùng bình thường hoặc yếu nhẹ. Mặc dù tỷ lệ thành công không cao, nhưng việc tối ưu hóa các điều kiện trong đó có thời gian kiêng xuất tinh, sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội cao hơn với phương pháp điều trị này. Tuy nhiên, số nghiên cứu về mối tương quan giữa số ngày kiêng xuất tinh và kết quả IUI còn hạn chế và chưa đưa ra được chứng cứ thuyết phục. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra mối tương quan giữa số ngày kiêng xuất tinh và tỷ lệ thai lâm sàng sau khi bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Kết quả của nghiên cứu có thể đưa ra khuyến cáo về số ngày kiêng xuất tinh phù hợp để cho kết quả IUI tối ưu nhất, giúp các nhân viên y tế có thể tư vấn cho bệnh nhân. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu: Đoàn hệ hồi cứu. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân có chỉ định thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại IVFMD, bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức, từ tháng 4/2016 đến tháng 12/2017, thỏa mãn các tiêu chuẩn nhận bệnh gồm: tuổi vợ ≤ 35 tuổi, chồng có tinh trùng bình thường hoặc thiểu tinh (oligozoospermia), tổng tinh trùng di động sau lọc rửa ≥ 1 triệu tinh trùng. Tiêu chuẩn loại trừ: Thể tích tinh dịch thu được < 0,5 ml và tinh trùng trữ đông. Phương pháp tiến hành Kích thích buồng trứng: bệnh nhân được kích thích buồng trứng bằng FSH/hMG tái tổ hợp vào ngày 2 - ngày 5 của chu kỳ. Nang noãn được theo dõi bằng siêu âm ngã âm đạo. Gây phóng noãn thực hiện khi có nang trưởng thành đạt đường kính từ 18mm. Sử dụng hCG 5.000 - 10.000 IU hoặc Diphereline 0,1 mg (nếu có > 3 nang kích thước ≥ 14mm). Chu kỳ bị hủy nếu có > 6 nang ≥ 14mm phát triển và giải thích bệnh nhân chuyển sang IVF. Chuẩn bị tinh trùng: mẫu tinh dịch được thu nhận vào lọ vô trùng bằng phương pháp thủ dâm, ghi nhận số ngày kiêng xuất tinh. Số ngày kiêng xuất tinh được chia theo nhóm: ≤ 2, 3 - 4, 5 - 7, > 7 ngày. Chất lượng tinh trùng trước và sau khi lọc rửa được ghi nhận vào hồ sơ (thể tích, mật độ, độ di động tinh trùng). Bơm tinh trùng vào buồng tử cung: sau khi tiêm hCG 36 - 40 giờ, bệnh nhân được bơm tinh trùng. Sau 14 ngày bơm tinh trùng vào tử cung, bệnh nhân được làm xét nghiệm máu định lượng nồng độ beta-hCG trong máu. Bệnh nhân có thai được thực hiện siêu âm 3 tuần sau đó. Thai lâm sàng trong nghiên cứu được ghi nhận khi có ít nhất một tim thai khi siêu âm ở tuần thứ 8. Hỗ trợ hoàng thể: bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc progesterone đường âm đạo (Cyclogest, ACTAVIS UK LTD, United Kingdom) 100 mg hai lần một ngày từ lúc IUI đến ngày thử thai. Yếu tố đánh giá kết quả Tỷ lệ thai lâm sàng trên chu kỳ. Chất lượng tinh trùng trước lọc rửa: thể tích tinh dịch, mật độ, độ di động và tổng số tinh trùng di động. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê R 3.3.3. Lê Thị Thu Thảo và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):61-65. doi: 10.46755/vjog.2020.1.793 63 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ tháng 4/2016 đến tháng 12/2017, tổng cộng có 988 chu kỳ IUI thỏa mãn điều kiện tham gia nghiên cứu. Bảng 1. Đặc điểm nền của bệnh nhân tham gia nghiên cứu Đặc điểm n = 988 Tuổi vợ (năm) 29,45 ± 3,77 Tuổi chồng (năm) 32,27 ± 4,66 BMI vợ (kg/m2) 20,62 ±3,30 AMH vợ (ng/mL) 5,90 ± 3,68 AFC vợ (n) 16,54 ± 8,94 Độ dày NMTC ngày chuyển phôi (mm) 11,21 ± 1,71 Ngày kiêng xuất tinh (ngày) ≤ 2 245 (24,8%) 3 – 4 446 (45,1%) 5 – 7 224 (22,7%) > 7 73 (7,4%) Tỷ lệ thai lâm sàng 139 (14,1%) Tuổi bệnh nhân trung bình trong nghiên cứu này là 29,45 ± 3,77 (tuổi). Bảng 2. Sự khác biệt về tỷ lệ thai lâm sàng ở các nhóm có số ngày kiêng khác nhau Kết quả ≤ 2 (n = 245) 3 – 4 (n = 446) 5 – 7 (n = 224) > 7 (n = 73) p Tỷ lệ thai lâm sàng, n (%) 30 (12,2) 66 (14,8) 32 (14,3) 11 (15,1) 0,82 Không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thai lâm sàng ở các nhóm này (p = 0,82). Cụ thể, tỷ lệ thai lâm sàng ở các nhóm có số ngày kiêng ≤ 2, 3 - 4, 5 - 7, > 7 ngày tương ứng 12,2%; 14,8%; 14,3%; 15,1%, p = 0,082. Bảng 3. So sánh đặc điểm tinh dịch ở các nhóm ngày kiêng khác nhau Kết quả ≤ 2 (n = 245) 3 – 4 (n = 446) 5 – 7 (n = 224) > 7 (n = 73) Thể tích (mL) 2,36 (1,09) (2),(3),(4) 2,82 (1,25) (1),(3),(4) 3,09 (1,41) (1),(2),(4) 3,64 (1,64) (1),(2),(3) Mật độ trước lọc (x 106/mL) 44,07 (23,39) (3),(4) 48,60 (29,21) (4) 51,85 (29,88) (1) 61,10 (42,48) (1),(2) Di động trước lọc (%) 39,25 (10,44) (2),(3),(4) 36,72 (9,61) (1),(3),(4) 33,78 (10,34) (1),(2),(4) 30,03 (9,87) (1),(2),(3) Tổng tinh trùng di động trước lọc (x 106 tinh trùng) 36,44 (21,23) (2),(3),(4) 45,00 (26,85) (1),(4) 51,17 (35,29) (1) 60,43 (43,35) (1),(2) Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình (độ lệch chuẩn). Chú thích: (1) P-values hiệu chỉnh < 0,05 khi so sánh với nhóm “ngày kiêng ≤ 2” (2) P-values hiệu chỉnh < 0,05 khi so sánh với nhóm “ngày kiêng từ 3 – 4” (3) P-values hiệu chỉnh < 0,05 khi so sánh với nhóm “ngày kiêng từ 5 – 7” (4) P-values hiệu chỉnh 7” So sánh đặc điểm tinh dịch (thể tích, mật độ, độ di động, tổng số tinh trùng di động) ở các nhóm có ngày kiêng khác nhau được thể hiện qua bảng 3. Thể tích tinh dịch có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các ngày kiêng xuất tinh khác nhau, trong đó thời gian kiêng càng lâu thì thể tích tinh dịch càng nhiều (kiêng xuất tinh ≤ 2 ngày là 2,36 ml và kiêng xuất tinh > 7 ngày là 3,64 ml, p < 0,05). Về mật độ tinh trùng trước lọc, có sự khác biệt Lê Thị Thu Thảo và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):61-65. doi: 10.46755/vjog.2020.1.793 64 ở các nhóm ≤ 2 ngày và 5 - 7 ngày; nhóm ≤ 2 ngày và > 7 ngày; 3 - 4 ngày và > 7 ngày, cụ thể kết quả cho thấy thời gian kiêng xuất tinh càng dài thì mật độ càng tăng (≤ 2 ngày là 44,07 x 106 tinh trùng/ml và > 7 ngày là 61,1 x 106 tinh trùng/ml, p < 0,05). Độ di động tinh trùng có sự khác biệt giữa các nhóm với nhau, số ngày kiêng càng dài tỷ lệ tinh trùng di động càng giảm (≤ 2 ngày là 39,25% và > 7 ngày là 30,03%, p < 0,05). Từ những yếu tố trên, kết quả cũng cho thấy tổng số tinh trùng di động có sự khác biệt ở các nhóm. Thời gian kiêng xuất tinh dài cho tổng số tinh trùng di động trước lọc cao hơn, với thời gian > 7 ngày cho kết quả cao nhất đạt 60,43 triệu tinh trùng. 4. BÀN LUẬN Đây là báo cáo đầu tiên ở Việt Nam tìm hiểu mối tương quan giữa số ngày kiêng xuất tinh và tỷ lệ thai lâm sàng trên các bệnh nhân điều trị IUI. Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng không có mối tương quan giữa tỷ lệ thai lâm sàng với số ngày kiêng xuất tinh khác nhau. Mặc dù, tỉ lệ có thai có khuynh hướng cao hơn khi kiêng xuất tinh dài ngày (> 2 ngày), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này có sự khác biệt so với hai nghiên cứu trước đó trên thế giới. Nghiên cứu của Marshburn và cộng sự (2010) khi đánh giá ngày kiêng xuất tinh lên tỷ lệ thai lâm sàng của bệnh nhân IUI cho kết quả kiêng thời gian ≤ 2 ngày cho tỷ lệ thai lâm sàng đạt 11,27%; trong khi đó kiêng từ 3 - 5 ngày cho kết quả 6,07% và > 5 ngày cho tỷ lệ 7,25% [6]. Nghiên cứu của Jurema và cộng sự (2005) cũng cho kết quả kiêng xuất tinh thời gian ngắn hơn 2 ngày cho tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn so với kiêng dài ngày [2]. Nhưng nhìn chung, tỷ lệ thai lâm sàng trong nghiên cứu này ở các nhóm đều lớn hơn 10%, tương đương với tỷ lệ thai lâm sàng trong IUI trên thế giới. Và nghiên cứu của chúng tôi cũng có số bệnh nhân tham gia nhiều hơn với những nghiên cứu trước đó. Khi tìm hiểu kết quả của các chỉ số tinh dịch đồ như thể tích tinh dịch, mật độ và độ di động của tinh trùng trước lọc rửa thì có sự khác biệt về các chỉ số này với số ngày kiêng xuất tinh. Kết quả này phù hợp với nhiều ng- hiên cứu trước đó về ảnh hưởng của thời gian kiêng xuất tinh lên các chỉ số tinh dịch đồ. Các nghiên cứu cho thấy việc kiêng dài ngày (> 7 ngày) cho thể tích tinh dịch và mật độ tinh trùng cao, tuy nhiên độ di động của tinh trùng tốt nhất ở thời gian kiêng xuất tinh ngắn hơn [4,7]. Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng thời gian kiêng xuất tinh ngắn (≤ 2 ngày) cho tỷ lệ tinh trùng di động cao hơn, mặc dù tổng số tinh trùng di động giảm. Và từ nghiên cứu có thể thấy tổng số tinh trùng di động trước lọc không ảnh hưởng đến kết quả của IUI, thể hiện qua tỷ lệ có thai không có sự khác biệt giữa các nhóm ngày kiêng xuất tinh khác nhau. Thay vào đó, việc kiêng xuất tinh ngắn ngày có thể giúp cải thiện chất lượng tinh trùng, giảm sự tiếp xúc của tinh trùng cới các gốc oxy hóa tự do từ bạch cầu, tinh trùng chết [8,9]. Điểm yếu của nghiên cứu là nghiên cứu hồi cứu nên không ghi nhận thông tin của bệnh nhân về tần suất xuất tinh hay giao hợp trước khi kiêng xuất tinh 2 ngày cho IUI. Đồng thời, chúng tôi cũng chưa xác định tỷ lệ hình thái tinh trùng bình thường cho mẫu bơm. Tuy nhiên, các báo cáo trước đó cũng không cho thấy thời gian kiêng xuất tinh có ảnh hưởng đáng kể đến hình thái tinh trùng. Nghiên cứu này cung cấp những thông tin cần thiết về việc kiêng xuất tinh cho bệnh nhân để áp dụng tư vấn cho các phương pháp điều trị khác nhau trong hỗ trợ sinh sản, cũng như đây là tiền đề cho những nghiên cứu khác đánh giá vô sinh nam thông qua thời gian kiêng xuất tinh. Trong IUI, việc kiêng xuất tinh vẫn được khuyến cáo cho các bệnh nhân từ 2 - 7 ngày. Việc kiêng xuất tinh ngắn ngày (≤ 2 ngày) trước khi IUI cho độ di động tinh trùng cao hơn mặc dù tổng số tinh trùng di động trong mẫu thấp hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khuyến khích bệnh nhân nên giao hợp trong ngày IUI nếu có thể. Mặc dù chưa có dữ liệu để chỉ ra tần suất giao hợp tối ưu trong chu kỳ IUI, tuy nhiên có thể không cần hạn chế giao hợp khi IUI. 5. KẾT LUẬN Kết quả của nghiên cứu cho thấy thời gian kiêng xuất tinh không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai lâm sàng khi thực hiện IUI. Tuy nhiên, thời gian kiêng xuất tinh có thể ảnh hưởng đến các chỉ số tinh dịch đồ. Để đạt được độ mạnh, nghiên cứu nên tiếp tục thực hiện tiến cứu với việc loại trừ sự ảnh hưởng từ các yếu tố khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cohlen B, Bijkerk A, Van der Poel S, and Ombelet W. IUI: review and systematic assessment of the evidence that supports global recommendations. Hum Reprod Up- date. 2018 May; 24(3):1–20. 2. Jurema M, Vieira A, Bankowski B. Effect of ejaculatory abstinence period on the pregnancy rate after intrauter- ine insemination. Fertil Steril. 2005; 84(3):678-681. 3. Marshburn P, Giddings A, Causby S. Influence of ejac- ulatory abstinence on seminal total antioxidant capaci- ty and sperm membrane lipid peroxidation. Fertil Steril. 2014; 102(3): 705-710. 4. Levitas E, Lunenfeld E, Weiss N. Relationship between the duration of sexual abstinence and semen quality: analysis of 9,489 semen samples. Fertil Steril. 2005 Jun; 83(6): 1680–1686. 5. Bahadur G, Almossawi O, Zeirideen Zaid, Ilahibuccus A. Semen characteristics in consecutive ejaculates with Lê Thị Thu Thảo và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):61-65. doi: 10.46755/vjog.2020.1.793 65 short abstinence in subfertile males. Reprod Biomed On- line. 2016; 32(3): 323–328. 6. Marshburn PB, Alanis M, Matthews ML, Usadi R. A short period of ejaculatory abstinence before intrauter- ine insemination is associated with higher pregnancy rates. Fertil Steril. 2010; 93(1): 286–288. 7. Ayad BM, Van der Horst G, Du Plessis G. Revisiting the relationship between the ejaculatory abstinence period and semen characteristics. International Journal of Fer- tility and Sterility. 2018; 11(4): 238–246. 8. Aitken, R.J., Clarkson, J.S., Hargreave, T.B., Irvine, D.S., and Wu, F.C. Analysis of the relationship between defective sperm function and the generation of reac- tive oxygen species in cases of oligozoospermia. J An- drol. 1989; 10: 214–220. 9. Agarwal, A., Saleh, R.A., and Bedaiway, M.A. Role of re- active oxygen species in the pathophysiology of human reproduction. Fertil Steril. 2003; 79: 829–843. Lê Thị Thu Thảo và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):61-65. doi: 10.46755/vjog.2020.1.793

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_tuong_quan_giua_thoi_gian_kieng_xuat_tinh_va_ty_le_thai.pdf
Tài liệu liên quan