Một số xúc tác montmorillonite hoạt hóa acid trao đổi cation đã được điều chế, sử
dụng trong phản ứng tổng hợp dẫn xuất DHPM cho kết quả tốt. Điều kiện tối ưu của
phản ứng tổng hợp DHPM (dùng benzaldehyde) với xúc tác Cu2+-Mont là: tỉ lệ tác chất
1:2:3=1,25:1:1 (mmol), thời gian phản ứng 135 phút, nhiệt độ 70 oC, khối lượng xúc
tác cần dùng là 75mg (ứng với 2mmol tác chất). Khả năng tái sử dụng của xúc tác giảm
dần khi sử dụng nhiều lần do cation Cu2+ bị trao đổi trong quá trình phản ứng
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Montmorillonite hoạt hóa acid trao đổi ion kim loại xúc tác hiệu quả phản ứng tổng hợp dẫn xuất 3,4-Dihydropyrimidin-2-one trong điều kiện phản ứng không dung môi - Phạm Đức Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Đức Dũng và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
35
MONTMORILLONITE HOẠT HÓA ACID
TRAO ĐỔI ION KIM LOẠI XÚC TÁC HIỆU QUẢ PHẢN ỨNG TỔNG HỢP
DẪN XUẤT 3,4-DIHYDROPYRIMIDIN-2-ONE
TRONG ĐIỀU KIỆN PHẢN ỨNG KHÔNG DUNG MÔI
PHẠM ĐỨC DŨNG*, BÙI THỊ TÂM**, ĐỖ THỊ HOÀI**, LÊ NGỌC THẠCH***
TÓM TẮT
Montmorillonite hoạt hóa acid trao đổi cation xúc tác hiệu quả phản ứng tổng hợp
ba thành phần giữa một aldehyde, ethyl acetoacetate và urea trong điều kiện không dung
môi thu được sản phẩm 3,4-dihydropyrimidin-2-one với hiệu suất cao. Xúc tác sử dụng có
thể thu hồi và tái sử dụng dễ dàng.
Từ khóa: Biginelli, không dung môi, trao đổi ion, montmorillonite trao đổi cation.
ABSTRACT
Metal cation-exchanged montmorillonite catalyzed efficiently synthesis
of 3,4-dihydropyrimidin-2-one derivatives under solvent-free condition
Cation exchanged acid activation montmorillonite efficently catalyzed the three-
component Biginelli reaction between an aromatic aldehyde, ethyl acetoacetate and urea
under solvent-free condition to afford the corresponding 3,4-dihydropyrimidin-2-ones in
high yields. The catalyst can be easily recoverd and reused.
Keywords: Biginelli, solvent-free, cation exchange, cation exchange
montmorillonite.
1. Mở đầu
Ô nhiễm môi trường hiện nay là vấn đề đang được xã hội quan tâm. Do đó, những
nghiên cứu chuyển xúc tác đồng thể sang xúc tác dị thể phát triển ngày càng nhiều. Xúc
tác dị thể sử dụng trong tổng hợp hữu cơ đã chứng tỏ ưu điểm so với xúc tác đồng thể
khi sử dụng trong phòng thí nghiệm cũng như trong quy mô công nghiệp là do không
có tính ăn mòn, dễ sử dụng và bảo quản, thân thiện với môi trường, có thể thu hồi và tái
sử dụng [3]. Những năm gần đây các dẫn xuất 3,4-dihydropyrimidin-2-one (DHPM)
được biết dưới tên hợp chất Biginelli được quan tâm nghiên cứu nhiều do có hoạt tính
sinh học và dược học quan trọng như ức chế HIV [6], ức chế kinesin EG5 [4], chống
tăng huyết áp [13], kháng nấm, vi khuẩn và virus. [5], [12]
Phương pháp truyền thống tổng hợp dẫn xuất DHPM là phản ứng ngưng tụ giữa
aldehyde hương phương, 1,3-dicarbonyl và urea trong dung môi ethanol với xúc tác
* ThS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email:dungpd@hcmup.edu.vn
** SV, Trường Đại học Sư phạm TPHCM
*** GS TS, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(84) năm 2016
_____________________________________________________________________________________________________________
36
acid mạnh nhưng hiệu suất thấp [15]. Để cải thiện hiệu suất, các xúc tác khác đã được
nghiên cứu áp dụng như CuI [8], ClCH2COOH [16], LiBr [10], CdCl2 [11], InBr3 [1],
CuSO4.5H2O [2]. Các muối vô cơ thường được sử dụng làm xúc tác dưới dạng đồng
thể. Với mục đích sử dụng xúc tác dị thể trong phản ứng tổng hợp DHPM chúng tôi
tiến hành trao đổi một số cation kim loại với montmorillonite hoạt hóa acid điều chế từ
đất sét bentonite Lâm Đồng và nghiên cứu áp dụng trên phản ứng tổng hợp DHPM
trong điều kiện không dung môi.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Vật liệu và thiết bị phân tích
Montmorillonite Lâm Đồng, benzaldehyde, ethyl acetoacetate (Sigma-Aldrich),
urea (Merck).
Máy đo điểm chảy BUCHI Melting Point M-560, máy cộng hưởng từ hạt nhân
Bruker AV 500.
2.2. Hoạt hóa acid montmorillonite Lâm Đồng
Cân 10g montmorillonite Lâm Đồng, khuấy với 200ml dung dịch acid H2SO4 có
nồng độ 30% trong 4h tại nhiệt độ 70oC. Sản phẩm được lọc, rửa trên phễu Büchner tới
khi hết ion SO42- (thử bằng dung dịch BaCl2 1 M), sấy khô tại nhiệt độ 110 oC. Sản
phẩm được nghiền mịn qua rây 80 mesh.
2.3. Phương pháp trao đổi cation với montmorillonite hoạt hóa acid
Thêm từ từ 3g montmorillonite hoạt hóa acid vào 100ml dung dịch muối CuSO4
2M, khuấy từ trong 5h ở nhiệt độ phòng. Chất rắn sau đó được lọc, rửa sạch dung dịch
CuSO4, sấy khô và nghiền mịn thu được xúc tác montmorillonite hoạt hóa acid trao đổi
ion Cu2+,kí hiệu Cu2+-Mont. Phương pháp này được áp dụng cho một số muối vô cơ
khác để trao đổi những cation khác. Kí hiệu chung là Mn+-Mont.
2.4. Phương pháp tổng hợp hợp chất DHPM
Cho vào bình phản ứng 0,212g benzaldehyde (2mmol), 0,120g urea (2mmol),
0,260g ethyl acetoacetat (2mmol) và 100mgMn+-Mont. Hỗn hợp được trộn đều, thực
hiện phản ứng tại 90oC. Sau khi kết thúc phản ứng, hỗn hợp được hòa trong ethanol
nóng, lọc xúc tác, dung dịch qualọc được cho bay hơi dung môi dưới áp suất kém, chất
rắn kết tinh lại trong ethanol thu được sản phẩm DHPM tinh khiết.
2.5. Phương pháp tái sử dụng xúc tác
Xúc tác thu được sau quá trình lọc nóng được rửa lại bằng ethanol nóng, sấy khô
tại 110 oC. Chất rắn sau đó được nghiền mịn qua rây 80 mesh.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Đức Dũng và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
37
2.6. Định danh sản phẩm
Các sản phẩm được đo phổ 1H-NMR và 13C-NMR dùng dung môi DMSO-d6 trên
máy cộng hưởng từ hạt nhân có tần số 500 MHz.
4a1H-NMR (DMSO-d6, 500 MHz) δ 1,08 (t, J = 7,5 Hz, 3 H); 2,23 (s, 3H); 3,95
(q, J = 7,5 Hz, 2H); 5,13 (s, 1H); 7,20-7,32 (m, 5 H); 7,69 (s, 1 H); 9,14 (s, 1 H) ppm;
13C-NMR (DMSO-d6, 125 MHz) δ 14,04; 17,73; 53,95; 59,13; 99,28; 126,21; 127,21;
128,34; 144,84; 138,29; 152,09; 165,31 ppm.
4b1H-NMR (DMSO-d6, 500 MHz) δ 1,07 (t, J = 7,5 Hz, 3 H); 2,22 (s, 3 H); 3,70
(s, 3 H); 3,94 (q, J = 7,5 Hz, 2 H); 6,85 (d, J = 8,5 Hz, 2 H); 7,18 (d, J = 8,5 Hz, 2 H);
7,63 (s, 1 H); 9,11 (s, 1 H) ppm; 13C-NMR (DMSO-d6, 125 MHz) δ14,57; 18,21; 53,80;
55,53; 59,61; 100,06; 114,18; 127,86; 137,53; 148,46; 152,60; 158,92; 165,85 ppm.
4c1H-NMR (DMSO-d6, 500 MHz) δ 1,07 (t, J = 7,5 Hz, 3 H); 2,22 (s, 3 H); 2,24
(s, 3 H); 3,94 (q, J = 7,5 Hz, 2 H); 5,08 (s, 1 H); 7,10 (s, 4 H); 7,67 (s, 1 H); 9,14 (s, 1
H) ppm; 13C-NMR (DMSO-d6, 125 MHz) δ 14,56; 18,22; 21,10; 54,10; 59,62; 99,91;
126,61; 129,35; 136,82; 142,43; 148,59; 152,65; 165,83ppm.
4d1H-NMR (DMSO-d6, 500 MHz) δ 1,05 (t, J = 7,5 Hz, 3 H); 2,23 (s, 3 H); 3,94
(q, J = 7,5 Hz, 2 H); 5,12 (s, 1 H); 7,12-7,26 (m, 4 H); 7,73 (s, 1 H); 9,21 (s, 1 H) ppm;
13C-NMR (DMSO-d6, 125 MHz) δ 14,53; 18,25; 53,81; 59,68; 99,59; 115,49 (J = 21,2
Hz); 128,68 (J = 8,2 Hz); 141,58 (J = 3,0 Hz); 148,99; 152,44; 160,82 (J = 241,5 Hz);
165,72 ppm.
4e1H-NMR (DMSO-d6, 500 MHz) δ 1,06 (t, J = 7,5 Hz, 3 H); 2,23 (s, 3 H); 3,95
(q, J = 7,5 Hz, 2 H); 5,13 (s, 1 H); 7,22 (d, J = 8,5 Hz, 2 H); 7,36 (d, J = 8,5 Hz, 2 H);
7,73 (s, 1 H); 9,21 (s, 1 H) ppm; 13C-NMR (DMSO-d6, 125 MHz) δ 15,54; 18,27;
53,88; 59,72; 99,29; 128,65; 128,86; 132,25; 144,26; 149,19; 152,40; 165,67 ppm.
4f1H-NMR (DMSO-d6, 500 MHz) δ 1,08 (t, J = 7,5 Hz, 3 H); 2,24 (s, 3 H); 3,96
(m, 2 H); 5,14 (s, 1 H); 7,18-7,37 (m, 4 H); 7,76 (s, 1 H); 9,24 (s, 1 H) ppm; 13C-NMR
(DMSO-d6, 125 MHz) δ 14,51; 18,29; 54,07; 59,77; 99,08; 125,37; 126,70; 127,72;
130,96; 133,36; 147,70; 149,43; 152,39; 165,64 ppm.
4g1H-NMR (DMSO-d6, 500 MHz) δ 0,97 (t, J = 7,5 Hz, 3 H); 2,28 (s, 3 H); 3,85
(q, J = 8,5 Hz, 2 H); 5,61 (s, 1 H); 7,23-7,39 (m, 4 H); 7,66 (s, 1 H); 9,24 (s, 1 H) ppm;
13C-NMR (DMSO-d6, 125 MHz) δ 14,37; 18,13; 51,95; 59,53; 98,36; 128,21; 129,25;
129,54; 129,82; 132,15; 142,19; 149,76; 151,79; 165,43 ppm.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Khảo sát xúc tác sử dụng
Montmorillonite hoạt hóa acid được điều chế nhằm tăng diện tích bề mặt riêng
trước khi tiến hành trao đổi với cation kim loại. Quá trình trao đổi ion H+ trong khoảng
cách liên lớp của montmorillonite hoạt hóa acid với các muối vô cơ, chuyển cation H+
thành những cation kim loại khác nhau [7]. Sử dụng các xúc tác montmorillonite hoạt
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(84) năm 2016
_____________________________________________________________________________________________________________
38
hóa acid trao đổi cation đã điều chế trên phản ứng tổng hợp DHPM nhằm tìm ra xúc tác
hiệu quả nhất, từ đó tiến hành khảo sát tối ưu hóa phản ứng tổng hợp DHPM. Điều kiện
áp dụng khi tiến hành khảo sát xúc tác sử dụng là 1:2:3=1:1:1 (mmol), thời gian 90
phút, nhiệt độ 90 oC, lượng xúc tác là 100 mg.
Kết quả Bảng 1 cho thấy xúc tác trao đổi cation H+ bằng những cation kim loại
hóa trị III cho hiệu suất tổng hợp DHPM trung bình (Bảng 1, thí nghiệm 7,8,9). Khi
trao đổi với những cation kim loại hóa trị II thì hiệu suất tổng hợp DHPM không tốt
như mẫu xúc tác Cu2+-Mont tại cùng điều kiện (Bảng 1, thí nghiệm 1), những xúc tác
M2+-Mont khác cho kết quả tương đương nhau trừ xúc tác Pb2+-Mont (Bảng 1, thí
nghiệm 6). Vì vậy, chúng tôi chọn mẫu xúc tác Cu2+-Mont để tiến hành tối ưu hóa phản
ứng tổng hợp DHPM.
CHO
+
H2N
O
NH2
+
O O
OEt
Mn+-Mont
NH
NH
H3C
EtOOC
O
1 2 3 4
R
R
R=H (4a)
4-OMe ( 4b)
4-Me (4c)
4-F (4d)
4-Cl (4e)
3-Cl (4f)
2-Cl (4g)
Hình 1. Sơ đồ tổng hợp hợp chất DHPM
Bảng 1. So sánh các loại xúc tác trao đổi cation khác nhau
Stt Xúc tác (Mn+-Mont) Hiệu suất (%)a
1 Cu2+-Mont 68
2 Zn2+-Mont 51
3 Cd2+-Mont 55
4 Ni2+-Mont 53
5 Co2+-Mont 58
6 Pb2+-Mont 30
7 Fe3+-Mont 47
8 Cr3+-Mont 51
9 Al3+-Mont 58
a Hiệu suất cô lập
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Đức Dũng và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
39
3.2. Tối ưu hóa phản ứng tổng hợp DHPM
Xúc tác được điều chế khi trao đổi cation Cu2+ của muối CuSO4 với
montmorillonite hoạt hóa acid được sử dụng để tiến hành quá trình tối ưu hóa phản ứng
tổng hợp DHPM nhằm mục đích khảo sát khả năng xúc tác của montmorillonite trao
đổi cation. Kết quả được trình bày trong Bảng 2.
Bảng 2. Kết quả tối ưu hóa phản ứng tổng hợp hợp chất DHPM
Stt
1:2:3
(mmol)
Thời gian
(phút)
Nhiệt độ
(oC)
Lượng xúc tác
(mg)
Hiệu suất
(%)a
1 1:1:1 120 60 100 48
2 1:1:1 120 70 100 74
3 1:1:1 120 80 100 75
4 1:1:1 120 90 100 71
5 1:1:1 90 70 100 70
6 1:1:1 135 70 100 86
7 1:1:1 150 70 100 72
8 1,25:1:1 135 70 100 92
9 1,5:1:1 135 70 100 92
10 1:1,25:1 135 70 100 76
11 1:1,5:1 135 70 100 72
12 1:1:1,25 135 70 100 78
13 1:1:1,5 135 70 100 75
14 1,25:1:1 135 70 50 68
15 1,25:1:1 135 70 75 93
16 1,25:1:1 135 70 125 92
a Hiệu suất cô lập
Quá trình khảo sát nhiệt độ phản ứng cho thấy nhiệt độ tốt nhất là 70–80 oC
(Bảng 2, thí nghiệm 2,3), nhiệt độ cao hơn thì hiệu suất giảm dần. Chọn nhiệt độ 70 oC
để khảo sát những yếu tố tiếp theo. Thời gian phản ứng cho hiệu suất cao nhất là
135phút (Bảng 2, thí nghiệm 6), tăng thêm thời gian phản ứng thì hiệu suất giảm mạnh
(Bảng 2, thí nghiệm 7). Khi khảo sát tỉ lệ các chất tham gia phản ứng chúng tôi nhận
thấy hiệu suất phản ứng chỉ tăng khi tăng lượng benzaldehyde sử dụng (Bảng 2, thí
nghiệm 8,9). Khi tăng lượng ethyl acetoacetate và urea sử dụng thì hiệu suất giảm
(Bảng 2, thí nghiệm 10,11,12,13). Kết quả này phù hợp với cơ chế do Kappe đề nghị
[14]. Phản ứng tổng hợp DHPM xảy ra qua trung gian giữa benzaldehyde với ethyl
acetoacetate hay giữa benzaldehyde với urea, vì vậy khi tăng lượng benzaldehyde sử
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(84) năm 2016
_____________________________________________________________________________________________________________
40
dụng thì sự tạo thành trung gian trong quá trình phản ứng tăng lên nên hiệu suất tạo
thành sản phẩm DHPM tăng. Chúng tôi chọn tỉ lệ 1:2:3=1,25:1:1 (mmol) là tối ưu để
khảo sát yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến phản ứng. Lượng xúc tác sử dụng cũng ảnh
hưởng nhiều đến khả năng tạo thành sản phẩm. Khối lượng xúc tác cần thiết để phản
ứng xảy ra tốt nhất là 75mg (ứng với 2mmol tác chất) (Bảng 2, thí nghiệm 15). Khi sử
dụng lượng xúc tác ít hơn 75mgthì phản ứng xảy ra không tốt (Bảng 2, thí nghiệm 14),
dùng nhiều xúc tác hơn thì hiệu suất phản ứng không thay đổi (Bảng 2, thí nghiệm 16).
Điều kiện phản ứng tối ưu sau khi khảo sát các yếu tố ảnh hưởng là: nhiệt độ 70 oC,
thời gian 135 phút, 1:2:3=1,25:1:1 (mmol), lượng xúc tác 75mg(ứng với 2mmol tác
chất). Hiệu suất tạo thành sản phẩm DHPM khi tiến hành tại điều kiện tối ưu rất cao,
điều này cho thấy xúc tác montmorillonite trao đổi cation Cu2+ có khả năng xúc tác tốt
trên phản ứng tổng hợp DHPM.
Sau khi nghiên cứu khả năng xúc tác của mẫu montmorillonite trao đổi cation
Cu2+, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng tái sử dụng của xúc tác này. Xúc tác sau
khi sử dụng lần đầu tiên được nghiên cứu sử dụng tiếp thêm ba lần. Kết quả trình bày
trong Bảng 3 cho thấy hiệu suất tạo thành sản phẩm DHPM giảm dần theo số lần tái sử
dụng xúc tác, điều này xảy ra do trong quá trình xúc tác cation Cu2+ bị thay thế bởi
những cation khác sinh ra khi các tác chất phản ứng (chúng tôi đã trao đổi lại xúc tác
đã sử dụng 1 lần với cation Cu2+, kết quả khi áp dụng với điều kiện không thay đổi cho
hiệu suất tổng hợp DHPM tương đương với sử dụng lần đầu tiên). Vì vậy hàm lượng
cation Cu2+ trong mẫu xúc tác giảm dần dẫn đến khả năng xúc tác giảm dần.
Bảng 3. Khả năng tái sử dụng của xúc tác
Số lần tái sử dụng Hiệu suất (%)a
0 92
1 72
2 45
3 32
a Hiệu suất cô lập
3.3. Tổng hợp một số dẫn xuất DHPM
Áp dụng điều kiện phản ứng tổng hợp DHPM đã tối ưu, chúng tôi nghiên cứu
tổng hợp một số dẫn xuất DHPM khác dựa trên sự thay đổi benzaldehyde thành những
dẫn xuất của benzaldehyde. Kết quả Bảng 4 cho thấy khi thực hiện phản ứng tại nhiệt
độ tối ưu là 70 oC thì các dẫn xuất phản ứng không tốt, hiệu suất phản ứng tăng đáng kể
khi tăng nhiệt độ phản ứng lên 100 oC. So sánh hiệu suất phản ứng tại nhiệt độ 100 oC
của các dẫn xuất cho thấy những dẫn xuất benzaldehyde mang nhóm thế đẩy điện tử
như 4-methylbenzaldehyde hay 4-methoxybenzaldehyde (4b,4c) cho hiệu suất thấp hơn
những dẫn xuất benzaldehyde mang nhóm thế rút điện tử (4g).
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Phạm Đức Dũng và tgk
_____________________________________________________________________________________________________________
41
Bảng 4. Tổng hợp một số dẫn xuất DHPM
Mẫu R
Hiệu suất (%)a
Điểm chảy (oC)
Nghiên cứu Tham khảo [9]
70 oC 100 oC
4a H 92 80 205-207 202-203
4b 4-OMe 28 51 200-202 203-205
4c 4-Me 30 70 216-218 209-211
4d 4-F 0 60 183-185 185-186
4e 4-Cl 40 65 216-218 215-216
4f 3-Cl 35 70 215-217 215-216
4g 2-Cl 37 90 215-217 218-220
a Hiệu suất cô lập
4. Kết luận
Một số xúc tác montmorillonite hoạt hóa acid trao đổi cation đã được điều chế, sử
dụng trong phản ứng tổng hợp dẫn xuất DHPM cho kết quả tốt. Điều kiện tối ưu của
phản ứng tổng hợp DHPM (dùng benzaldehyde) với xúc tác Cu2+-Mont là: tỉ lệ tác chất
1:2:3=1,25:1:1 (mmol), thời gian phản ứng 135 phút, nhiệt độ 70 oC, khối lượng xúc
tác cần dùng là 75mg (ứng với 2mmol tác chất). Khả năng tái sử dụng của xúc tác giảm
dần khi sử dụng nhiều lần do cation Cu2+ bị trao đổi trong quá trình phản ứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fu, N. Y., Yuan, Y. F., Cao, Z., Wang, S. W., Wang, J. T., & Peppe, C. (2001),
“Indium (III) bromide-catalyzed preparation of dihydropyrimidinones: Improved
protocol conditions for the Biginelli reaction”, Tetrahedron, , 58, 4801-4807.
2. Gohain, M., Prajapati, D., & Sandhu, J. S. (2004), “A novel Cu-catalysed three
component one-pot synthesis of dihydropyrimidine-2(1H)-ones using microwaves
under solvent-free conditions”, Synlett, 235-238.
3. Gladysz, J. A. (2009), “Recoverable catalysts. Ultimate goals, criteria of evaluation,
and the green chemistry interface”, Pure and Applied Chemistry, 73(8), 1319-1324.
4. Haggarty, S. J., Mayer, T. U., Miyamoto, D. T., Fathi, R., King, R. W., Michison, T.
J., Scheiber, S. L. (2000), “Dissecting cellular processes using small molecules:
Identification of colchicine-like, taxol-like and other small molecules that perturb
mitosis”, Chemistry &Biology, 7, 275-286.
5. Heda, L. C. C., Sharma, R., Pareek, C., & Chaudhari, P. B. (2009), “Synthesis and
antimicrobial activity of some derivatives of 5-substituted indole
dihydropyrimidines”, E-Journal of Chemistry, 6(3), 770-774.
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 6(84) năm 2016
_____________________________________________________________________________________________________________
42
6. Hilgeroth, A., Wiese, M., Billich, A. (1999), “Synthesis and biological evaluation of
the first N-alkyl cage dimeric 4-aryl-1,4-dihydropyridines as novel nonpeptidic HIV-
1 protease inhibitors”, Journal of Medicinal Chemistry, 42(22),4729-4732.
7. Jha, A., Garade, A. C., Shirai, M., & Rode, C. V. (2013), “Metal cation-exchanged
montmorillonite clay as catalysts for hydroxyalkylation reaction”, Applied Clay
Science, 74 , 141-146.
8. Kalita, H. R., & Phukan, P. (2007), “CuI as reusable catalyst for the Biginelli
reaction”, Catalysis Communication, 8, 179-182.
9. Karade, H. N., Sathe, M., & Kaushik, M. P. (2007), “Synthesis of 4-arylsubstituted
3,4-dihydropyrimidinones using silica-chloride under solvetn free conditions”,
Molecules, 12, 1341-1351.
10. Maiti, G., Kundu, & P., Guin, C. (2003), “One-pot synthesis of
dihydropyrimidinones catalysed by lithium bromide: An improved procedure for
Biginelli reaction”, Tetrahedron Letters, 44, 2757-2758.
11. Narsaiah, A. V., Basak, A. K., & Nagaiah, K. (2004), “Cadmium chloride: An
efficient catalyst for one-pot synthesis of 3,4-dhihydropyrimidine-2(1H)-ones”,
Synthesis, 1253-1254.
12. Rana, K., Kaur, B., Chaudhary, G., Kumar, S., Goyal, S. (2011), “Synthesis and anti-
ulcer activity of some dihydropyrimidines”, International Journal of Pharmaceutical
Sciences and Drug Research, 3(3), 226-229.
13. Rovnyak, G. C., Atwal, K. S., Hedberg, A., Kimball, S. D., Moreland, S., Gougoutas,
J. Z., O'Reilly, B. C., Schwartz, J., & Malley, M. F. (1992), “Dihydropyrimidine
calcium channel blockers. 4. Basic 3-substituted-4-aryl-1,4-dihydropyrimidine-5-
carboxylic acid esters. Potent antihypertensive agents”, Journal of Medicinal
Chemistry, 35(17), 3254-3263.
14. Sandhu, J. S. (2012), Past, present and future of the Biginelli reaction: a critical
perspective, ARKIVOC 66-133.
15. Tron, G. C., Minassi, A., & Appendino, G. (2011), Pietro Biginelli: The man behind
the reaction, European Journal of Organic Chemistry, 28, 5541-5550.
16. Yu, Y., Liu, D., Liu, C., & Luo, G. (2007), One-pot synthesis of 3,4-
dihydropyrimidine-2(1H)-ones using chloroacetic acid as catalsyt, Bioorganic &
Medicinal Chemistry Letters,17, 3508-3510.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 28-3-2016; ngày phản biện đánh giá: 10-5-2016;
ngày chấp nhận đăng: 13-6-2016)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 04_3_6566_2089319.pdf