Trong cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động du lịch ở
Việt Nam hiện nay, chỉ thấy Tổng cục Du lịch (thuộc
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) là cấp cao nhất trong
ngành. Dưới đó là cấp tỉnh với đơn vị chủ quản là Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chứ không có cấp liên
tỉnh (vùng miền). Nếu không có cấp chủ quản trung
gian giữa bộ máy du lịch quốc gia và địa phương (tỉnh)
thì không ai có trách nhiệm làm tập gấp quảng bá du
lịch liên tỉnh như trường hợp miền Trung vừa thấy ở
trên. Như vậy, trong tình hình hiện nay, trách nhiệm
làm tập gấp quảng bá du lịch vùng miền như thế phải
được đẩy lên cho Tổng cục Du lịch.
Riêng ở miền Trung, thực tế đang cần một tập gấp
chỉ dẫn du lịch chung như vậy. Hành trình đường bộ
của khách du lịch, nhất là du khách quốc tế, thường
không bị xé lẻ bởi ranh giới hành chính của một tỉnh
thành nào, mà tiếp diễn liên tục suốt cả một vùng miền
văn hóa với giá trị đặc thù chung của nó. Tất nhiên,
ngày nay, nếu Tổng cục Du lịch hoặc một tổ chức hay
cá nhân nào đó đứng ra làm một tập gấp như vậy cho
miền Trung chẳng hạn, thì với các vật liệu giấy má cao
cấp và phương tiện ấn loát hiện đại, chắc hẳn tập gấp
sẽ được thực hiện một cách khoa học, chính xác, đầy
đủ, chất lượng, cập nhật, tiện lợi và hấp dẫn hơn xưa.
Hy vọng bài viết này cung cấp kinh nghiệm về một
cách quảng bá du lịch Trung Kỳ từ thời quá khứ cần
tham khảo, đồng thời đóng góp một ý kiến nhỏ vào
việc định hướng liên kết giữa các tỉnh trong sự nghiệp
phát triển du lịch ở miền Trung Việt Nam
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một cách quảng bá du lịch các tỉnh Miền Trung thời Pháp thuộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
Các hoạt động dịch vụ du lịch chưa hề có ở Việt Nam trước khi người Pháp đến xâm lược nước ta. Sau khi họ chiếm xong các nước Đông Dương làm thuộc địa vào
những năm đầu thế kỷ XX, ngành kỹ nghệ không khói
này mới được thành lập một cách chính thức tại đây.
Càng ngày họ càng phát hiện ra rằng ba nước Đông
Dương nói chung, miền Trung Việt Nam nói riêng, là
nơi ẩn tàng nhiều giá trị lịch sử, tiềm năng văn hóa và
danh lam thắng cảnh. Để khai thác các vốn quý ấy, họ
đã tổ chức guồng máy hoạt động du lịch một cách có
bài bản và có hệ thống từ trung ương đến địa phương.
Về hoạt động quảng bá du lịch, có những việc họ
làm cách đây bảy, tám chục năm, ngày nay chúng ta
vẫn chưa làm được. Chúng tôi muốn nêu ra ở đây một
ví dụ cụ thể nhất, là việc họ đã nghiên cứu, biên soạn,
ấn loát và phát hành tập gấp chỉ dẫn hành trình du
lịch miền Trung bằng đường bộ dọc theo Quốc lộ số 1.
Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đôi nét về
tổ chức hoạt động du lịch ở Trung Kỳ thời Pháp thuộc,
giới thiệu một số ấn phẩm họ đã thực hiện và đưa ra
một đề nghị liên quan đến “con đường du lịch miền
Trung”.
1. Đôi nét về du lịch miền Trung thời Pháp thuộc
Gần một năm sau khi kinh đô Huế thất thủ vào tay
thực dân (1885), Tổng thống Pháp ký sắc lệnh ngày
3.2.1886 thiết lập Tòa Khâm sứ Trung Kỳ (Résidence
Supérieure de l’Annam) đóng tại bờ nam sông Hương
(nay là địa điểm của trường Đại học Sư phạm Huế).
Một năm sau, Tổng thống Pháp lại ký sắc lệnh ngày
17.10.1887 thành lập Liên bang Đông Dương1 đóng thủ
phủ tại Sài Gòn, rồi sau đó dời ra Hà Nội. Tất nhiên, Tòa
Khâm sứ Trung Kỳ ở dưới quyền của Phủ Toàn quyền
Đông Dương. Những năm cuối thập niên 1880 là lúc
thực dân Pháp bắt đầu chính sách khai thác mọi loại
MỘT CÁCH QUẢNG BÁ DU LỊCH
CÁC TỈNH MIỀN TRUNG THỜI PHÁP THUỘC
? PHaN THUẬN aN*
* Nhà nghiên cứu, thành phố Huế.
tài nguyên kinh tế ở xứ thuộc địa này. Từ đó trở đi, bộ
máy hành chính tại Đông Dương nói chung, Trung Kỳ
(Annam) nói riêng, được tổ chức ngày càng chặt chẽ
và có hệ thống.
Trong cơ cấu tổ chức của Phủ Toàn quyền Đông
Dương, có một cơ quan gọi là Sở Nghiên cứu các vấn đề
kinh tế (Service des Affaires Économiques) được thành
lập vào ngày 21.12.1911. Trực thuộc cơ quan này có
một bộ phận mang tên là Cục Du lịch và Tuyên truyền
Đông Dương (Office Indochinoise du Tourisme et de la
Propagande).2
Đồng thời, trong cơ cấu tổ chức của Tòa Khâm
sứ Trung Kỳ đóng tại kinh đô triều Nguyễn có thiết
lập một phòng liên quan đến vấn đề đang đề cập là
Phòng Du lịch Trung Kỳ (Bureau Officiel du Tourisme en
Annam), nằm ngay trong khuôn viên của Tòa Khâm sứ
Huế.
Sau một thời gian tiếp cận với các nước Đông
Dương nói chung, Trung Kỳ nói riêng, người Pháp nhận
ra rằng đây là vùng đất có lịch sử lâu đời, có nhiều di
sản văn hóa đặc biệt và nhiều cảnh đẹp thiên nhiên
41Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
hấp dẫn.
Do đó, vào ngày 9.11.1921, Phủ Toàn quyền Đông
Dương đã thành lập Ủy ban Danh thắng (Commission
des Sites). Ủy ban này có nhiệm vụ tư vấn cho Toàn
quyền Đông Dương về những vấn đề liên quan đến
việc phát hiện, bảo tồn và khai thác các danh lam
thắng cảnh cũng như các di tích kiến trúc nghệ thuật
trên toàn cõi Đông Dương. Hoạt động của Ủy ban được
đặt dưới sự chỉ đạo của Toàn quyền với sự tham gia của
các cơ quan chức năng như Cục Du lịch và Tuyên truyền,
Trường Viễn Đông Bác Cổ (E.F.E.O.).3
Sau đó gần hai năm, vào ngày 17.7.1923, Phủ
Toàn quyền còn thành lập Ủy ban Du lịch Đông Dương
(Comité Central du Tourisme) với nhiệm vụ tư vấn cho
Toàn quyền về ngành du lịch, việc bảo tồn các danh
thắng, tổ chức các khu nghỉ mát, xây dựng các khách
sạn, các công viên. Ủy ban này cũng do Toàn quyền
đứng đầu với các thành viên gồm thủ hiến các xứ, giám
đốc Tài chính, thanh tra Công chính, cục trưởng Cục Du
lịch và Tuyên truyền, giám đốc Trường Viễn Đông Bác
Cổ.4
Cục Du lịch và Tuyên truyền Đông Dương được
hoàn chỉnh về tổ chức bằng một nghị định do Toàn
quyền tại đây ký ngày 3.4.1928. Vẫn trực thuộc văn
phòng Toàn quyền, Cục này chuyên trách hai công tác
chính là tổ chức du lịch (như khai thác hệ thống khách
sạn, tổ chức các tuyến điểm du lịch, phát hiện và bảo
tồn các di tích danh thắng) và tuyên truyền về vùng
Đông Dương ra nước ngoài bằng nhiều hình thức khác
nhau.5
Cho đến bấy giờ, tuyệt đại đa số các du khách đến
Đông Dương nói chung, miền Trung Việt Nam nói
riêng, đều là người Tây phương, đặc biệt là người Pháp.
Họ đã đến đây từ các thế kỷ trước đó, nhưng phần
lớn với tư cách là các giáo sĩ Thiên chúa giáo, các nhà
ngoại giao, thương nhân, sĩ quan Phải đến những
thập niên đầu thế kỷ XX, khi guồng máy du lịch ở Đông
Dương nói chung, Trung Kỳ nói riêng được hình thành
chính thức và tổ chức chu đáo, số lượng du khách ấy
mới đến đây ngày càng nhiều.
Quyển sách đầu tiên giới thiệu và tuyên truyền về
du lịch Trung Kỳ là quyển Guide de l’Annam của Philippe
Eberhardt được in tại Paris vào năm 1914. Chức vụ của
tác giả được ghi trên bìa sách là “Délégué du Tourisme
colonial” (Ủy viên Du lịch thuộc địa). Bấy giờ, ông đã
viết: “Nay là lúc các du khách bắt đầu tăng lên mỗi năm
một nhiều trên các chiếc tàu đi Viễn Đông, cần làm ra
những sách hướng dẫn để họ đến tham quan thuộc địa
của chúng ta bằng những phương cách tiện lợi nhất, và
chỉ trong một thời gian hạn chế, nhưng thu nhận được
những hiểu biết chính xác và rõ ràng về cả phương diện
lịch sử và kinh tế lẫn vẻ đẹp của các phong cảnh”.6
Bấy giờ, Huế là trung tâm du lịch quan trọng nhất
của cả miền Trung. Ngoài sự hấp dẫn của các công
trình kiến trúc cung đình và dân gian cũng như vẻ đẹp
thơ mộng của các thắng cảnh ở đất Thần kinh, Huế còn
là nơi tọa lạc của Tòa Khâm sứ, thủ phủ hành chính của
chính quyền bảo hộ Pháp tại Trung Kỳ. Khi du khách
đến thăm thú miền núi Ngự sông Hương, điều đầu tiên
họ làm là đến tiếp xúc ngay với Phòng Du lịch Trung
Kỳ được thiết lập bên trong khuôn viên Tòa Khâm sứ
để nắm bắt mọi thông tin cần thiết liên quan đến việc
tham quan kinh đô triều Nguyễn. Phòng này còn chỉ
dẫn cho họ biết về các khách sạn, nhà hàng, các điểm
tham quan, khoảng cách từ trung tâm thành phố Huế
đến các điểm, thời lượng đi tham quan từng điểm, các
phương tiện đi lại (xe kéo, ô-tô, tàu thuyền). Ngoài
ra, Phòng Du lịch Trung Kỳ còn cung cấp thêm cho du
khách những thông tin cơ bản liên quan đến việc đi du
lịch các tỉnh miền Trung.
2. Tập gấp chỉ dẫn hành trình du lịch miền Trung
Dưới thời Pháp thuộc, guồng máy hoạt động du
lịch tại Đông Dương đã được tổ chức một cách hợp
lý và vận hành một cách có hiệu quả. Bấy giờ, ngoài
Phòng Du lịch Trung Kỳ ở Huế, người Pháp còn thiết
lập một Phòng Du lịch Nam Kỳ ở Sài Gòn và một Phòng
Du lịch Bắc Kỳ ở Hà Nội.7
Dưới đây chỉ chú trọng đến Phòng Du lịch Trung
Kỳ ở Huế với một vài hoạt động liên quan đến du lịch
tại các tỉnh miền Trung mà thôi. Tên hành chính của
cơ quan này là Le Bureau Officiel du Tourisme en Annam
de la Résidence Supérieure de Hué (Phòng Du lịch Trung
Kỳ thuộc Tòa Khâm sứ Huế). Tên gọi đó cho biết rõ văn
phòng này tuy đóng tại Huế nhưng địa bàn quản lý và
hoạt động du lịch bao trùm cả xứ An Nam, tức là tất
cả các tỉnh duyên hải và cao nguyên miền Trung: từ
Thanh Hóa đến Bình Thuận lên đến các tỉnh vùng cao
mà ngày nay được gọi là Tây Nguyên.
Ngoài việc điều hành các hoạt động du lịch trên địa
bàn Trung Kỳ, Phòng Du lịch Trung Kỳ còn có chức năng
tuyên truyền và quảng bá du lịch miền Trung đến mọi
du khách ở khắp nơi bằng những hình thức khác nhau.
Một trong những hình thức tuyên truyền và quảng bá
ấy là lưu hành các tập gấp do Phòng biên soạn và xuất
bản. Căn cứ vào nội dung của chúng, chúng tôi tạm
chia các tập gấp bấy giờ ra làm 3 loại: loại từng tỉnh,
loại riêng từng điểm tham quan và loại chung cho cả
miền Trung. Chúng tôi may mắn sưu tầm được hầu hết
42 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
các tập gấp của cả 3 loại ấy.
1.1. Tập gấp giới thiệu từng tỉnh
Từ năm 1935, Phòng Du lịch Trung Kỳ đã bắt đầu
biên soạn và ấn hành một loạt những tập gấp thuộc
một kế hoạch quảng bá du lịch dài hơi gọi là Collection
de Notices touristiques sur les Provinces de l’Annam (Bộ
sưu tập các bản chỉ dẫn du lịch các tỉnh Trung Kỳ). Mỗi
tập gấp giới thiệu một tỉnh hoặc hai tỉnh liền kề nhau.
Bấy giờ, Trung Kỳ được chia thành 17 tỉnh sau đây:
1. Thanh Hóa, 2. Nghệ An, 3. Hà Tĩnh, 4. Quảng Bình,
5. Quảng Trị, 6. Thừa Thiên, 7. Quảng Nam, 8. Quảng
Ngãi, 9. Bình Định, 10. Phú Yên, 11. Khánh Hòa, 12.
Ninh Thuận, 13. Bình Thuận, 14. Đồng Nai Thượng (tức
là tỉnh Lâm Đồng ngày nay), 15. Darlac, 16. Pleiku, 17.
Kontum.
Về hình thức, các tập gấp đều được thực hiện bằng
giấy dày màu xám nhạt, in mực đen, xếp gọn lại thành
6 trang, 8 trang hoặc 12 trang, trang cỡ 23 x 10,5 cm.
Các tập đều có ghi số trang theo thứ tự, ghi tên nhà in
(hoặc I.D.E.O. HANOI tức là nhà in Trường Viễn Đông
Bác Cổ tại Hà Nội, hoặc nhà in A.J.S. tại Huế), có ghi
năm xuất bản hoặc không ghi. Nhưng, tất cả các tập
gấp đều có ghi rằng đây là xuất bản phẩm của Phòng
Du lịch Trung Kỳ thuộc Tòa Khâm sứ Huế (Éditions du
Bureau Officiel du Tourisme en Annam de la Résidence
Supérieure de Hué).
Tính đến thời điểm hiện nay, chúng tôi đã sưu tầm
được 10 tập gấp trong số các tỉnh nói trên:
1. Tỉnh Thanh Hóa: 6 trang, không đề năm xuất bản.
2. Tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh: 12 trang, không đề
năm xuất bản.
3. Tỉnh Quảng Bình: 6 trang, không đề năm xuất
bản.
4. Tỉnh Thừa Thiên: 8 trang, in tại nhà in Trường Viễn
Đông Bác Cổ ở Hà Nội vào năm 1935.
5. Tỉnh Quảng Nam và Nhượng địa Pháp ở Đà Nẵng:
6 trang, không đề năm xuất bản.
6. Tỉnh Phú Yên: 6 trang, in tại Nhà in A.J.S. ở Huế
vào năm 1942.
7. Tỉnh Khánh Hòa: 8 trang, in tại Nhà in A.J.S. ở Huế,
không đề năm xuất bản.
8. Tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận: 8 trang, in
tại nhà in Trường Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội, không
đề năm xuất bản.
9. Tỉnh Đồng Nai Thượng (Province du Haut -
Donnai): 6 trang, không đề năm xuất bản.
10. Tỉnh Kontum và tỉnh Pleiku: 8 trang, in tại nhà
in Trường Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội, không đề năm
xuất bản.
Như vậy, chỉ có 4 tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình
Định và Darlac là chưa ấn hành tập gấp như các tỉnh
khác, hoặc đã ấn hành rồi nhưng chúng tôi chưa sưu
tầm được.
Mỗi tập gấp đều mang những nội dung chủ yếu
sau đây:
- Một bản đồ tỉnh sở tại với tỷ lệ xích 1/500.000 hoặc
1/1.000.000, giới thiệu về giao thông (đường sá đi lại),
vị trí các danh thắng và các địa điểm cần biết khác.
- Lời chỉ dẫn phương tiện đi đến tỉnh bằng đường
bộ, đường tàu hỏa hoặc đường hàng không.
- Những thông tin tổng quát về tỉnh: dân số, các
chủng tộc, các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp,
các đặc sản địa phương
- Các tour tuyến du lịch, các danh lam thắng cảnh,
các di tích lịch sử hấp dẫn và nổi tiếng trong tỉnh.
- Những khu giải trí, tiêu khiển: săn bắn, câu cá, tắm
biển, nghỉ mát, rạp chiếu phim, rạp hát
- Khách sạn, nhà nghỉ, nhà ga, bến xe, chỗ cho thuê
xe ô-tô để đi chơi xa
1.2. Tập gấp giới thiệu từng điểm tham quan
Trong hai năm 1938 và 1939, Phòng Du lịch Trung
Kỳ đã biên soạn và ấn hành 3 tập gấp giới thiệu 3 khu
lăng tẩm của 3 vua nhà Nguyễn ở Huế. Đó là lăng Gia
Long, lăng Tự Đức và lăng Khải Định, 3 trong những
công trình kiến trúc âm phần tiêu biểu nhất của hoàng
gia tại kinh đô triều Nguyễn.
Về hình thức, 3 tập gấp này có cùng cỡ 23 x 10,5
cm như các tập gấp từng tỉnh nói trên; mỗi tập gấp có
6 trang nhưng không đánh số trang; đều in trên giấy
trắng, nhưng giấy mỏng hơn loại giấy in các tập gấp
chỉ dẫn du lịch các tỉnh. Riêng tập gấp giới thiệu về
lăng Gia Long chỉ được thể hiện bằng 2 màu đen trắng
và không đóng khung ở chung quanh từng trang, còn
hai tập kia thì có sử dụng thêm màu đỏ ở một số dòng
chữ quan trọng và ở khung của mỗi trang. Ở cuối trang
3 và trang 6 của mỗi tập gấp đều ghi một dòng chữ vắn
tắt cho biết đây là xuất bản phẩm của Phòng Du lịch Huế
(Édition du Bureau Officiel du Tourisme de Hué) hoặc
Published by the Official Tourist Bureau of Hue chứ không
ghi nhận gì về tòa Khâm sứ Trung Kỳ cả. Nhưng, cũng tại
dòng cuối 2 trang ấy, ở tập lăng Gia Long có ghi thêm
43Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
con số 1938 là năm ấn hành; tương tự, ở dòng cuối 2
trang ấy của 2 tập kia đều ghi là năm 1939.
Về nội dung, cả 3 tập đều chứa đựng những phần
tương tự nhau, bao gồm:
- Trang 1: Một ảnh đen trắng chụp khu vực tiêu
biểu nhất của lăng.
- Trang 2: Mô tả khu lăng bằng tiếng Pháp.
- Trang 3: Sơ đồ khu lăng, vẽ khá đầy đủ các công
trình kiến trúc tại đó và được chú thích bằng cả tiếng
Pháp lẫn tiếng Anh.
- Trang 4: Mô tả khu lăng bằng tiếng Anh.
- Trang 5: Mô tả chung về lăng tẩm các vua nhà
Nguyễn ở Huế bằng tiếng Anh.
- Trang 6: Mô tả chung về lăng tẩm các vua nhà
Nguyễn ở Huế bằng tiếng Pháp.
Về nội dung lời giới thiệu bằng tiếng Pháp lẫn tiếng
Anh ở cả 3 tập gấp đều được các tác giả của chúng
ghi rõ là đã dựa theo sách của Eberhardt8 hoặc sách
của Madrolle.9 Việc 3 tập gấp này có thêm phần tiếng
Anh chứng tỏ vào những năm cuối thập niên 1930, du
khách nói tiếng Anh đến miền Trung đã khá nhiều.
Chúng tôi không biết bấy giờ, Phòng Du lịch Trung
Kỳ có ấn hành thêm tập gấp giới thiệu điểm tham
quan nào nữa hay không.
1.3. Tập gấp chỉ dẫn hành trình du lịch miền Trung
So với hai loại tập gấp vừa đề cập trên đây thì loại
tập gấp thứ ba này đáng quan tâm hơn nhiều, vì nó
mang tính liên tỉnh miền Trung.
Dưới thời Pháp thuộc, ở Trung Kỳ, loại này chỉ được
ấn hành một lần duy nhất. Thật vậy, vào năm 1937,
Phòng Du lịch Trung Kỳ đã biên soạn, in ấn và phát
hành tập gấp nhan đề là Annam, Itinéraire de la Route
Mandarine (Route Coloniale No1), nghĩa là “Hành trình
theo Quan lộ ở Trung Kỳ, tức là đi theo Đường Thuộc
địa số 1A”10 (nay là đường Quốc lộ 1A).
Về hình thức, tập gấp chỉ dẫn hành trình du lịch
Trung Kỳ có kích cỡ lớn hơn 2 loại trên đây: 24 x 12,8
cm. Giấy tương đối dày với màu xám nhạt. Chữ in bằng
mực đen và chỉ dùng mực đỏ ở những chỗ quan trọng.
Tập gấp này có 8 trang (không đánh số thứ tự). Trang 1
được dùng để ghi tiêu đề của tập gấp như vừa nói, ghi
năm ấn hành (1937), nơi xuất bản (Éditions du Bureau
Officiel du Tourisme de la Résidence Supérieure de
Hué, nghĩa là “Xuất bản phẩm của Phòng Du lịch Trung
Kỳ thuộc Tòa Khâm sứ Huế” và lời giới thiệu ngắn gọn
về cách sử dụng tập gấp. Từ trang 2 đến trang 8 được
chia làm 2 cột: cột bên trái dùng để vẽ bản đồ Trung
Kỳ với tỷ lệ xích 1/1.500.000 và cột bên phải dùng để
chỉ dẫn về những địa điểm và địa danh được thể hiện
trên bản đồ.
Nội dung lời giới thiệu ở trang 1 xin được tạm dịch
như sau:
“Hành trình dọc theo Quan lộ
(Đường Thuộc địa số 1)
Tập gấp chỉ dẫn hành trình này gồm một bản đồ và
một lời thuyết minh, ở đó biểu thị tất cả những điều chỉ
dẫn tóm tắt nhưng rõ ràng và chính xác, có thể làm cho
du khách thích thú khi đi qua miền Trung bằng đường
Thuộc địa số 1.
Những điểm cây số (Points kilométriques) chỉ dẫn
đến vị trí các thắng cảnh và các di tích đều nằm trên con
đường này,
Những điểm cây số chỉ dẫn đến các đường nhánh của
đường Thuộc địa số 1 với các tỉnh lộ đều có biểu thị lối đi
đến các điểm tham quan,
Các ga tàu hỏa,
Các trạm điện tín (Stations télégraphiques),
Các khách sạn và các nhà nghỉ (bungalow),
Các xưởng sửa chữa xe ô-tô,
Các bến đò,
Các bệnh viện, các bệnh xá hay các trạm cấp cứu,
Các cây xăng.
Những điểm cây số chỉ dẫn đến các thắng cảnh và
các di tích, cũng như những điểm cây số chỉ rõ các đường
nhánh đều được biểu thị trên bản đồ hành trình này và
được miêu tả trong lời thuyết minh, tương ứng với một
tín hiệu đặc biệt trên đường Quan lộ. Tín hiệu này được
thiết lập bằng những cột chỉ đường màu trắng và màu
44 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
xanh lục cắm dọc theo đường Thuộc địa số 1. Trên mỗi
cột chỉ đường này đều có các chỉ dẫn du lịch cần thiết”.
Tuy diện tích của tập gấp khi trải ra là không lớn,
nhưng các tác giả của nó đã tỏ ra khéo léo trong phần
vẽ bản đồ cũng như trong phần chú dẫn.
Từ trang 2 đến trang 5, phần bên trái tờ giấy là nơi
dùng để thể hiện bản đồ liên tỉnh Thanh Hóa - Nghệ
An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên -
Quảng Nam; phần còn lại bên phải được dùng để in
lời chú dẫn.
Từ trang 5 đến trang 8, tức là mặt sau của tờ giấy,
là nơi dùng để thể hiện bản đồ liên tỉnh Quảng Ngãi -
Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình
Thuận - Đồng Nai Thượng - Darlac - Pleiku - Kontum. Vì
ở đây có cả các tỉnh cao nguyên miền Trung, cho nên,
bề ngang phần vẽ bản đồ rộng hơn gấp đôi so với bề
ngang của phần in lời chú dẫn ở bên phải.
Dù sao đi nữa, trên bản đồ cũng như ở lời chú dẫn,
trung tâm thành phố Huế cũng đã được chọn làm cây
số 0 để tính ra phía bắc hoặc vào phía nam. Từ Huế ra
đến tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hóa là 501 km và từ Huế vào
đến Phan Thiết (tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận) là 878,8
km. Sở dĩ Huế được chọn làm cây số 0 vì đây vừa là
kinh đô của triều Nguyễn, vừa là nơi đóng Tòa Khâm
sứ, được xem như là thủ phủ của chính quyền Bảo hộ
Pháp ở Trung Kỳ.
Bản đồ vẽ đậm nét con đường Quốc lộ 1A và
đường tàu hỏa từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Đường
bộ và đường sắt này chạy hầu như song song nhau
từ đầu đến cuối miền Trung. Ngoài Quan lộ (Route
Mandarine), bản đồ còn vẽ các tuyến đường quốc lộ
thứ yếu và các tỉnh lộ
Đáng quan tâm nhất ở đây là các tác giả của tập
gấp đã chỉ dẫn cho du khách biết về các công trình
kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử và danh lam thắng
cảnh của cả Trung Kỳ. Các di tích danh thắng ấy đều
được thể hiện tên gọi, địa điểm, khoảng cách từ trung
tâm thành phố tỉnh lỵ hoặc tại km bao nhiêu ở Quốc lộ
1A, đi bằng phương tiện gì (ô-tô, xe kéo, tàu thuyền...),
mất thời gian bao lâu, giá trị của điểm tham quan,...
Xin nêu một ví dụ cụ thể là lời chú dẫn về các điểm
tham quan du lịch ở Huế, tỉnh lỵ của Thừa Thiên, tạm
dịch từ nguyên văn như sau:
“ĐIỂM CÂY SỐ 0. - Huế - Ở đây có ga tàu hỏa, có trạm
điện tín, có bệnh viện, có cây xăng.
a/ Tham quan Kinh thành, Bảo tàng Khải Định11, Bảo
tàng Kinh tế12, các khu ngoại ô thương mại xinh đẹp Gia
Hội và Đông Ba.
b/ Đường nhánh địa phương số 89 dẫn lên chùa Thiên
Mụ và Văn Miếu (km 3,5).
c/ Đường nhánh địa phương số 80 đưa về bãi tắm
biển Thuận An (km 14).
d/ Đường nhánh địa phương số 78 dẫn lên đàn Nam
Giao (km 3,8), núi Ngự Bình (km 4,8) là chỗ tuyệt vời để
ngắm toàn cảnh Huế và Kinh thành; lên lăng Tự Đức (km
5,7), lăng Đồng Khánh (km 5,8), đồi Vọng Cảnh (km 6,8) là
nơi ngắm toàn cảnh hùng tráng bao quanh cả vùng lăng
tẩm, và cũng là khoảng không gian thơ mộng để ngắm
cảnh sông Hương; lăng Thiệu Trị (km 6,9), lăng Khải Định
(km 9), lăng Minh Mạng (km 11,7 - qua đò ngang), lăng
Gia Long (km 13,5 - qua đò ngang. Từ bến đò lăng Gia
Long, người ta có thể đi ngược dòng sông Hương bằng
thuyền tam bản để đến Suối Nước Nóng).13
ĐIỂM CÂY SỐ 30. - Đá Bạc - Ở đây có ga tàu hỏa.
Đi thuyền tam bản ngang qua đầm Cầu Hai để đến
chùa Túy Vân (cách Đá Bạc 8 km - Chùa ở trên một ngọn
đồi nhỏ).
ĐIỂM CÂY SỐ 40. - Cầu Hai - Ở đây có cây xăng.
Một đường nhánh dẫn lên núi cao Bạch Mã14 (đi 3 km
bằng ô-tô và 10 km bằng kiệu - Nhìn toàn cảnh đầm Cầu
Hai; khí hậu miền biển; cao độ 1.450 m).
ĐIỂM CÂY SỐ 66,5. - Bãi tắm biển Lăng Cô15 - Cách
đường Quan lộ 200 m.
ĐIỂM CÂY SỐ 77,3. - Đèo Hải Vân - Điểm tuyệt vời để
ngắm toàn cảnh vịnh Đà Nẵng - Cao độ 495 m”.
Đó chỉ mới là nội dung của 5 trong số 94 “điểm cây
số” (points kilométriques) được thể hiện trên bản đồ
cũng như trong phần chỉ dẫn bằng lời từ điểm cực bắc
là Bỉm Sơn ở tỉnh Thanh Hóa đến điểm cực nam là cây
số 946,46 tiếp giáp với Nam Kỳ. Trên con đường thiên
lý ấy, du khách đi bằng đường bộ hoặc bằng tàu hỏa
có thể ghé thăm hàng trăm di tích và danh thắng nằm
ở hai bên đường, phía biển cũng như phía núi.
Tập gấp này rất gọn nhẹ và tiện lợi, có thể xếp lại để
vào túi áo, nhưng nó cung cấp cho lữ khách một lượng
thông tin hết sức phong phú về hàng trăm tài sản văn
hóa và thiên nhiên ở miền Trung.
Thay lời kết bằng một đề nghị
Du khách thời hiện đại, đặc biệt là thế hệ trẻ, trước
khi bắt đầu một cuộc viễn du, thường tìm hiểu lộ trình
mình sẽ đi qua mạng internet, và trong suốt cuộc hành
trình, đi đến tham quan ở đâu cũng có hướng dẫn viên
du lịch (tour guide) đưa đường dẫn lối và thuyết minh
cặn kẽ. Thêm vào đó, ở bất cứ đâu cũng có sách hướng
45Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
dẫn du lịch (guide book). Vậy phải chăng tập gấp liên
tỉnh như trên đã trở nên lỗi thời? Chắc hẳn là không, vì
với sự tiện ích phổ cập và sự hữu dụng đặc biệt của nó,
không một thiết bị máy móc hoặc con người phục vụ
nào có thể thay thế nó được.
Mặc dù tập gấp chỉ dẫn hành trình du lịch Trung
Kỳ đã được người Pháp làm ra cách đây đúng 75 năm
(1937 - 2012), nhưng, theo thiển ý, tập gấp này vẫn
còn có một giá trị nhất định cho đến hiện tại. Từ đó
đến nay, chúng tôi chưa hề thấy cá nhân hoặc tổ chức
người Việt Nam nào thực hiện được một ấn phẩm
mang hình thức và nội dung tương tự.
Trong mấy thập niên vừa qua, đã xuất hiện rất
nhiều tập gấp quảng bá du lịch, nhưng nội dung chỉ
giới hạn hoặc trong từng tỉnh thành hoặc trong từng
khu danh thắng riêng lẻ. Những tập gấp này đều là
những ấn phẩm thuộc dạng “mạnh ai nấy làm” cho
từng địa phương, chứ không có sự liên kết giữa các
tỉnh, thành hoặc vùng miền như 75 năm về trước.
Trong cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động du lịch ở
Việt Nam hiện nay, chỉ thấy Tổng cục Du lịch (thuộc
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) là cấp cao nhất trong
ngành. Dưới đó là cấp tỉnh với đơn vị chủ quản là Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chứ không có cấp liên
tỉnh (vùng miền). Nếu không có cấp chủ quản trung
gian giữa bộ máy du lịch quốc gia và địa phương (tỉnh)
thì không ai có trách nhiệm làm tập gấp quảng bá du
lịch liên tỉnh như trường hợp miền Trung vừa thấy ở
trên. Như vậy, trong tình hình hiện nay, trách nhiệm
làm tập gấp quảng bá du lịch vùng miền như thế phải
được đẩy lên cho Tổng cục Du lịch.
Riêng ở miền Trung, thực tế đang cần một tập gấp
chỉ dẫn du lịch chung như vậy. Hành trình đường bộ
của khách du lịch, nhất là du khách quốc tế, thường
không bị xé lẻ bởi ranh giới hành chính của một tỉnh
thành nào, mà tiếp diễn liên tục suốt cả một vùng miền
văn hóa với giá trị đặc thù chung của nó. Tất nhiên,
ngày nay, nếu Tổng cục Du lịch hoặc một tổ chức hay
cá nhân nào đó đứng ra làm một tập gấp như vậy cho
miền Trung chẳng hạn, thì với các vật liệu giấy má cao
cấp và phương tiện ấn loát hiện đại, chắc hẳn tập gấp
sẽ được thực hiện một cách khoa học, chính xác, đầy
đủ, chất lượng, cập nhật, tiện lợi và hấp dẫn hơn xưa.
Hy vọng bài viết này cung cấp kinh nghiệm về một
cách quảng bá du lịch Trung Kỳ từ thời quá khứ cần
tham khảo, đồng thời đóng góp một ý kiến nhỏ vào
việc định hướng liên kết giữa các tỉnh trong sự nghiệp
phát triển du lịch ở miền Trung Việt Nam.
P.T.a.
cHú THÍcH
1 Dương Kinh Quốc, Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam,
(Hà Nội: Khoa học Xã hội, 1988), 110, 166.
2 Dương Kinh Quốc, Việt Nam, những sự kiện lịch sử (1858
- 1918), (Hà Nội: Giáo dục, 2001), 331, 434.
3, 4, 5 Dương Trung Quốc, Việt Nam những sự liện lịch sử
(1919 - 1945), (Hà Nội: Giáo dục, 2000), 37, 57, 143.
6 Philippe Eberhardt, Guide de l’Annam, (Paris: Augustin
Challamel, 1914), 7.
7 R.E. Hector, Tourisme en Indochine (1940), in lại trong
sách Les Grands Dossiers de l’Illustration, L’Indochine, Histoire
d’un siècle, 1843-1944 , (Paris: Le Livre de Paris, 1993), 191.
8 Philippe Eberhardt, Sách đã dẫn.
9 Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, người ta đã thấy
xuất hiện một bộ sách hướng dẫn du lịch Đông Dương khá
dày dặn do Madrolle biên soạn, gọi tắt là Guides Madrolle. Bộ
sách gồm 2 quyển: Indochine du Nord (Bắc Đông Dương) và
Indochine du Sud (Nam Đông Dương) do Nhà sách Hachette
xuất bản lần thứ 3 tại Paris vào năm 1932.
10 Vào ngày 18.6.1918, Toàn quyền Đông Dương ra nghị
định xếp loại các tuyến đường bộ chính ở Đông Dương và
gọi là Đường Thuộc địa (Routes Coloniales). Trong đó, quan
trọng nhất là Đường Thuộc địa số 1A, dài 2.578 km, chạy từ
biên giới Việt - Trung, qua Lạng Sơn, Hà Nội, Huế, Sài Gòn,
Phnom Penh, đến biên giới Campuchia - Thái Lan (Dương
Kinh Quốc, Sách đã dẫn, 258 - 259).
11 Bảo tàng Khải Định (Musée Khai Dinh) được thành lập
vào năm 1923. Bảo tàng này đã trải qua nhiều lần thay đổi
tên gọi, nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, tọa lạc tại số
3, đường Lê Trực, thành phố Huế.
12 Bảo tàng Kinh tế (Musée Économique) được thành lập
vào năm 1915 ở dãy nhà bên trái trước sân Viện Cơ Mật để
trưng bày “những nguyên liệu động vật và thực vật của Trung
Kỳ” (Richard Orband, “Éphémérides annamites”, B.A.V.H., 334).
Bảo tàng này hoạt động ngót 30 năm từ ngày 14.5.1915 đến
ngày 9.3.1945 là thời điểm Nhật đảo chính Pháp tại Đông
Dương.
13 Suối Nước Nóng: Đây là một trong 20 thắng cảnh ở
vùng Huế (Thần kinh nhị thập cảnh) mà vua Thiệu Trị (1841
- 1847) đã chọn lựa và làm thơ để ca ngợi. Nhan đề của bài
thơ là Tây lãnh thang hoằng (Suối nước nóng ở núi tây). Xem:
Phan Thuận An, Phạm Đức Thành Dũng, Phan Thanh Hải,
Nguyễn Phước Hải Trung, Thần kinh nhị thập cảnh, thơ vua
Thiệu Trị, (Huế: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - Thuận
Hóa, 1997) 251-258.
14 Núi Bạch Mã: Đây là một vùng núi nghỉ mát lý tưởng,
do kỹ sư trưởng Girard ở Sở Công chánh Trung Kỳ phát hiện
vào năm 1932. Địa điểm này nằm cách trung tâm thành phố
Huế 59 km đường bộ, ngày nay đã có thể lên đến Vọng Hải
Đài ở đỉnh núi bằng ô-tô.
15 Bãi biển Lăng Cô: Do vua Khải Định phát hiện vào năm
1916, đây vừa là một bãi tắm biển lý tưởng, vừa là khu nghỉ
dưỡng tuyệt vời, vừa là một thắng cảnh. Lăng Cô đã được
xếp vào hàng những vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dulichcactinhmientrungthoiphapthuoc_7551.pdf