Một phương pháp đơn giản hóa cho việc tính toán mố cầu chắn nền đắp cao trên móng cọc qua đất yếu
Phương pháp SAPA đã mang lại kết quả phù
hợp tốt với kết quả từ thí nghiệm ly tâm trong việc dự
tính chuyển vị ngang của cọc, sai số chỉ là 5% - 8%.
Trí số momen uốn của cọc đạt được từ
phương pháp SAPA là hoàn toàn thích hợp với
kết quả đo đạc và phân tích số 3D. Điều này sẽ
mang lại một cơ hội tiếp cận dễ dàng và kỹ thuật
mô hình đơn giản hơn cho các kỹ sư thiết kế.
Không chỉ duy nhất chuyển vị ngang của nền
đất mà giá trị chuyển vị ngang của cọc từ mô phỏng
số cũng nhỏ hơn so với giá trị đo đạc. Bởi vì trong
mô hình đã giả thiết là không có sự xoay nghiêng ở
đầu cọc. Nếu thêm điều kiện này vào mô hình thì
một kết quả thích hợp hơn có thể đạt được.
Sự phân bố momen uốn trên các hàng cọc
trước và sau là có sự phù hợp tốt với dự liệu thí
nghiệm ly tâm. Thêm vào đó, giá trị momen uốn
lớn nhất ở hàng cọc phía sau (rear row) là cao
hơn so với hàng cọc phía trước (front row) trong
tất cả các kết quả tính toán. Điều này đã bị ảnh
hưởng bởi vì trị số lực cắt ở trên đỉnh của hàng
cọc sau cao hơn hàng cọc trước.
8 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một phương pháp đơn giản hóa cho việc tính toán mố cầu chắn nền đắp cao trên móng cọc qua đất yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2016 76
MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN HÓA CHO VIỆC TÍNH TOÁN
MỐ CẦU CHẮN NỀN ĐẮP CAO TRÊN MÓNG CỌC QUA ĐẤT YẾU
ThS. PHẠM ANH TUẤN
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt: Mục tiêu chính của bài báo này là
giới thiệu phương pháp SAPA để phục vụ cho
việc phân tích và dự tính chuyển vị, momen uốn
của mố cấu chắn nền đắp cao được xây dựng
trên móng cọc qua nền đất yếu. Nghiên cứu cũng
cho thấy rằng, kết quả từ phương pháp trình bày
SAPA đã đạt được một sự phối hợp tốt và hợp lý
với dữ liệu thí nghiệm centrifuge và phần mềm
Plaxis 3D. Do đó, các kết quả của nghiên cứu
này hướng tới để có thể cung cấp một số hướng
dẫn cơ bản cho các nhà thiết kế, mang lại cái
nhìn thực tế hơn về cơ chế tương tác vào trong
quá trình thiết kế.
Từ khóa: SAPA phương pháp; ứng suất cắt; mố
cầu; tương tác đất nền-kết cấu, ứng xử đất yếu.
1. Đặt vấn đề
Vấn đề thiết kế mố cầu chắn nền đắp cao trên
móng cọc đi qua nền đất yếu là một vấn đề khó
khăn và thách thức đối với các kỹ sư địa kỹ thuật
bởi cường độ chịu nén và kháng cắt thấp, tính
nén lún cao và hệ số thấm thấp của nền sét yếu.
Mức độ cố kết của lớp sét yếu bởi tải trọng phụ
phía trên và hiện tượng dồn đất giữa các cọc là
những nguyên nhân gây ra chuyển vị và momen
uốn của cọc. Trong một số trường hợp thì khả
năng chịu tải bị vượt quá giới hạn và sự phá hoại
kết cấu sẽ xảy ra [1,2].
De Bear and Wallays [2] và Tschebotarioff [3]
đã khuyến nghị về việc sử dụng mô hình phân bố
áp lực bên xem như liên tục và có dạng tam giác
trong nền sét yếu. Polous [4] đã tiến hành nghiên
cứu thông qua phương pháp sai phân hữu hạn
cho cọc đơn để xem xét sự chuyển động của đất
xung quanh cọc từ việc thay đổi các yếu tố mà có
ảnh hưởng đến chuyển vị và momen của cọc.
Oteo [5] đã phát triển các biểu đồ thiết kế đơn
giản cho việc dự tính độ võng và momen uốn
trong cọc do tải trọng phụ phía trên gây ra.
Một vài phương pháp đã được đề xuất trước
đây cho việc tính toán chuyển vị và momen uốn
của cọc chẳng hạn như Spring-man (1997),
Ellis(1996) và Steward et.al(1993), Polous (1973).
Tuy nhiên một số yếu tố như sự chuyển tiếp ứng
suất từ nền đắp vào móng cọc, sự tương tác giữa
nền đắp - đất yếu và độ cứng tương đối của cọc -
đất nền chưa được xem xét trong các phương
pháp trước đây.
Một trong những mục đích chính của bài báo
này là xây dựng và phát triển một phương pháp
phân tích cải tiến đơn giản gọi là SAPA. Ở đó có
xem xét tới cơ chế chuyển tiếp ứng suất từ nền
đắp vào móng cọc, sự tương tác giữa nền đắp -
đất yếu - kết cấu và độ cứng tương đối của cọc -
đất nền bởi việc sử dụng mô hình áp lực đất
tương đương, được áp dụng để tính toán momen
uốn của cọc và chuyển vị ngang của cọc. Kết quả
tính toán của phương pháp cũng được so sánh
với các kết quả phân tích số và dữ liệu thí nghiệm
ly tâm.
2. Sơ đồ thí nghiệm và mô phỏng số
2.1 Thí nghiệm centrifuge
Ellis [6] đã nghiên cứu sự tương tác giữa kết
cấu - đất với nền đắp sau lưng tường mố có
chiều cao lớn đã đưa ra chuyển vị thẳng đứng
của cọc qua lớp sét yếu. Bốn thí nghiệm ly tâm
(EAE4-EAE5-EAE6-EAE7) đã được tiến hành để
nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dày của lớp sét
và tỷ lệ chiều cao nền đắp xây dựng sau lưng
tường mố cầu. Việc thoát nước thẳng đứng đã
được sử dụng trong 3 thí nghiệm để đẩy nhanh
quá trình phân tán áp lực nước lỗ rỗng. Ellish [6],
Ellish and Spring- man [7] đã mô tả chi tiết của
chương trình thí nghiệm, những hướng dẫn và
quá trình mô hình. Những điểm mấu chốt của thí
nghiệm centrifuge được tổng quan như sau:
- Bốn thí nghiệm ly tâm được kí hiệu là EAE4-
EAE5-EAE6-EAE7 với các thông số được trình
bày trong hình 1. Việc xây dựng nền đắp được
hoàn thành trong 21 ngày (EAE4-EAE6) đối với
ĐỊA KỸ THUẬT – TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2016 77
mô hình đắp nhanh và 210 ngày (EAE5-EAE7;
hình 1c) đối với mô hình đắp chậm.
- Thời kỳ cố kết cuối cùng được tính toán là
1000 ngày kể từ lúc bắt đầu xây dựng (tương
đương 2.4h đối với tỷ lệ của mô hình) cho toàn
bộ thí nghiệm.
2.2 Mô hình phần tử hữu hạn (FE Model)
Toàn bộ bốn mô hình thí nghiệm centrifuge
(EAE4-EAE5-EAE6-EAE7) đã được mô hình và
phân tích với việc sử dụng phần mềm FE Plaxis 3D
Foundation v2.1 [8]. Sơ đồ địa chất, các phần tử kết
cấu và được minh họa trên hình 1 và bảng 1.
Bảng 1. Các thông số của đất và kết cấu được sử dụng trong phân tích số FE
γ(kN/m3) kx, kz(m/s) ky (m/s) Cc Cs Cα einit c' (kPa) φ' (o) ψ (o) μ
Clay 16.6 2.66x10-9 1.33x10-9 0.43 0.07 0.006 1.33 1.0 23 0.0 0.35
γ(kN/m3) kx, kz , ky (m/s) E*ref (kPa) Einc (kPa) einit c' (kPa) φ' (o) ψ (o) μ
Đất Cát 19.5 Drain material 26.0/57.0 7.8 0.67 1.0 35 5 0.3
Đất đắp 17.5 Drain material 10.5 1.3 0.50 1.0 35 5 0.3
Kí hiệu
Fr Lực ngang do áp lực đất bị động gây ra (kN/m);
Fc Lực ma sát giữa đài cọc và nền đất (kN/m);
Ff Lực ngang do áp lực đất chủ động gây ra (kN/m);
Fp Tổng lực cắt ở đầu cọc tính cho 1m bề rộng (H/s),
(kN/m);
Fw Lực cắt giữa mặt tiếp xúc tường và đài cọc (kN/m) ;
Ft Tải trọng nằm ngang tác dụng lên đài cọc (kN/m);
Hf Lực cắt ở đỉnh của hàng cọc trước (kN/m) ;
Hr Lực cắt ở đỉnh của hàng cọc sau (kN/m) ; ;
Hp Tổng lực cắt ở đỉnh của hàng cọc trước và sau (KN);
H Tổng lực ngang tương đương tác dụng lên đài cọc;
bao gồm sự truyền ứng suất cắt vào đài cọc
pm Giá trị trung bình của áp lực đất nằm ngang (kN/m) ;
q Tải trọng phụ thêm(m);
Gm Môđun kháng cắt ở giữa tâm của lớp sét yếu(kN/m2)
Gr Môđun kháng cắt suy giảm của nền đất bên cọc
D Đường kính cọc (m);
s Khoảng cách cọc (m);
w Bề rộng đài cọc (m);
γ Dung trọng riêng đơn vị của đất,
(kN/m3)
k Hệ số thấm của đất;
Cc Chỉ số nén;
Cs Chỉ số dãn nở
Cα Chỉ số từ biến;
einit Hệ số rỗng ban đầu của đất
c Lực dính của đất (kN/m2);
φ Góc nội ma sát của lớp đất yếu(độ);
ψ Góc trương nở (độ);
μ Hệ số poisson
d Đường kính của vật liệu (m);
E Mô đun đàn hồi của vật liệu(kN/m2);
Eref Môđun đàn hồi của đất (kN/m2);
Ka Hệ số áp lực đất chủ động,
Kp Hệ số áp lực đất bị động
Kt Hệ số áp lực đất tương đương
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2016 78
Hình 1. Trình bày sơ lược mô hình thí nghiệm ly tâm (mô hình gốc của Ellis [6])
3. Phân tích và tính toán mố cầu bằng phương pháp SAPA
3.1 Phương pháp SAPA
Phương pháp SAPA (Simple Advanced Pile Analysis method) là phương pháp được phát triển và
đơn giản hóa dựa trên mô hình áp lực đất tương đương (hình 2) và một số đặc điểm tương tự với phân
tích đã được trình bày bởi Springman and Bolton [9].
Hình 2. Mô hình áp lực đất tác dụng lên cọc Hình 3. Sơ đồ các lực ngang tương tác
Áp lực đất bị động xung quanh cọc được xác
định theo phương trình (1), ở đó ảnh hưởng của
độ cứng nền đất, khoảng cách cọc và độ cứng
tương đối giữa nền đất-cọc đã được tính bởi (1).
qP =m 3G G dhd dm m3 + + 0.71
G h s E Ir p p
(1)
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hiệu ứng vòm
và sự truyền ứng suất cắt từ nền đắp vào chân
tường của mố cầu do sự biến dạng của lớp sét
yếu đã tác động đáng kể đến áp lực đất chủ dộng
của tường và áp lực đất bị động của cọc. Điều
này là nguyên nhân của tải trọng ngang phụ thêm
xung quanh đầu cọc và tải trọng phụ thêm này sẽ
tăng dần theo thời gian. Sơ đồ tính toán tải trọng
lên mũ cọc được thể hiện trên hình 3 và phương
trình (2).
Ft = Fr + FP - Fc - Ff -Fw (2)
Tải trọng ngang tác dụng lên tường mố do
ảnh hưởng của hiệu ứng vòm một lượng là (Ff
+Fw).
a) Mặt cắt ngang của thí nghiệm ly tâm
b) Mặt bằng của cọc và tường
c) Chi tiết của các thí nghiệm
Test Code
bởi Ellis
Chiều dày
lớp sét (m)
Thoát
nước
Thời gian cố kết
(ngày)
EAE4 6.0 Có 21
EAE5 6.0 Có 210
EAE6 10.0 Không 21
EAE7 10.0 có 210
ĐỊA KỸ THUẬT – TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2016 79
Ở đây:
Fc là lực ma sát nằm ngang giữa đài cọc và
nền đất yếu như trong phương trình (3).
Fc = w.Cmod (3)
(Cmod = 2/3cu) và bề rộng của đài cọc (w=9m).
Khi nền đắp được xây dựng nhanh thì Fc tăng
lên theo tải trọng nền đắp. Thêm vào đó, khi
chiều dày của lớp sét càng lớn thì Fc cũng tăng
lên. Vào thời điểm cuối của quá trình xây dựng
nền đắp đối với các thí nghiệm đắp nhanh. Ellis
[6] đã tính toán Fc xấp xỉ bằng 60kN/m và 40kN/m
cho nền sét dày 10m và 6m tương ứng. Giá trị Fc
đã đạt được từ phân tích số 3D là 40kN/m và
25kN/m.
Các ứng xử tương tự cũng được theo dõi và
phân tích cho các thí nghiệm đắp chậm nhưng
giá trị Fc đạt được là rất thấp, chỉ khoảng 10kN/m
trong mọi giai đoạn và thậm chí bằng 0 vào cuối
thời điểm cố kết. Điều này cho thấy sự cần thiết
phải xem lại các giả thiết ban đầu về sự chuyển
dịch và lực ma sát Fc. Giá trị 50kN/m và 10kN/m
đã được sử dụng cho toàn bộ các thí nghiệm đắp
nhanh vào cuối thời kỳ xây dựng và cuối thời kỳ
cố kết tương ứng. Tương tự, giá trị 10kN/m và 0
được sử dụng cho các thí nghiệm đắp chậm
tương ứng (bảng 2).
(Fw+Ff) là tải trọng ngang chủ động tác
dụng trên tường mố và mặt trước của đài cọc là
được gửi đến trong phương trình 4.
Fr là tải trọng ngang tác dụng lên mặt sau
của đài cọc. Hệ số áp lực đất chủ động và bị
động được tính theo lý thuyết Rankin với góc nội
ma sát φ'=350(Ka=0.27 và Kp =3.69).
2γ.K aF + F = h + hw 1 2f 2
(4)
γ.K p 2F = hr 22
(5)
Fp là tổng lực ngang chủ động tác dụng
lên đỉnh của cọc trước (front) và cọc sau (rear).
Fp = (Hf + Hr)/s (6)
Ft là lực ngang tác dụng lên đài cọc do
ứng suất cắt gây ra tại mặt tiếp xúc của nền đắp -
lớp đệm. Giá trị Ft được tính toán cho toàn bộ
các mô hình thí nghiệm như trong bảng 2.
3.2 Áp lực bị động tác dụng lên hàng cọc sau mố
Các kết quả thí nghiệm centrifuge và các kết
quả phân tích số từ phần mềm Plaxis 3D đã
được tiến hành trong nghiên cứu này cho thấy
rằng chuyển vị tương đối giữa đất - cọc đã giảm
đi bởi vì sự suy giảm thể tích của lớp sét và
chuyển vị của kết cấu mố cầu là lớn hơn đáng kể
vào cuối thời kỳ cố kết. Do vậy, áp lực đất bị
động tác dụng lên hàng cọc sau mố được giả
thiết là bằng 0 vào cả cuối thời kỳ xây dựng và
cuối thời kỳ cố kết nền đắp.
3.3 Hệ số áp lực đất tương đương Kt
Để thể hiện ảnh hưởng của việc truyền ứng
suất cắt vào mố cầu, hệ số áp lực đất tương
đương Kt được sử dụng trong phương pháp
SAPA để đánh giá sự làm việc thực tế của hệ kết
cấu - đất nền.
2.FtK =t 2
γ h + hs 1 2
(7)
Tổng lực ngang tác dụng lên đài cọc được
tính toán theo công thức (8) với s là khoảng cách
cọc.
H=s.(Ft + Fc + Ff + Fw - Fr) (8)
Thay thế các công thức (3) - (7) vào công
thức (8) ta được công thức cuối cùng (9) như
dưới đây.
2K γ hK + K 2 p sa 2tH = s. γ h + h + F -s c1 22 2
(9)
Hệ số áp lực đất tương đương Kt cũng đã
được xem xét thông qua các kết quả thí nghiệm
EAE4 và EAE6 và cho thấy việc dự tính tải trọng
tác dụng lên nhóm cọc là khá gần với kết quả tính
toán theo phương pháp SAPA (bảng 2) vào cuối
thời kỳ xây dựng (trong khoảng giữa 344 và
360kN/m). Fp là đã tăng lên khoảng 45% vào cuối
thời kỳ cố kết cho các thí nghiệm đắp nhanh
(EAE4 và EAE6). Tuy nhiên hàng cọc sau mố đã
không chịu áp lực đất bị động bởi quá trình cố kết
của nền đất giữa các hàng cọc trong và sau quá
trình xây dựng đối với thí nghiệm đắp chậm
(EAE5). Do vậy, lực cắt (448kN/m) đã tác dụng
lên hàng cọc sau mố tăng đến 27% vào cuối thời
kỳ cố kết. Giá trị Fp đã tăng lên tối đa là
66.67%(291- 485kN/m) đối với thí nghiệm không
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2016 80
thoát nước EAE6. Từ đó, hệ số áp lực đất chủ
động (Ka=0.27) và các hệ số áp lực đất tương
đương được tính toán ở trạng thái chảy dẻo theo
công thức (7) lần lượt là 0.77 và 0.72 cho thí
nghiệm đắp nhanh EAE4 và EAE6, bằng 0.68
cho thí nghiệm đắp chậm (EAE5).
Bảng 2. Kết quả các thông số tính toán được sử dụng trong phương pháp SAPA
EAE4-6m-Drain EAE5-6m-Drain EAE6-10m-No Drain EAE7-10m-Drain Thông số
tính toán 21 ngày 1000 ngày 210 ngày 1000 ngày 21 ngày 1000ngày 210 ngày 1000 ngày
Fr (kN/m) 33.0 33.0 33.0 33.0 33.0 33.0 33.0 33.0
Fp (kN/m) 366.0 522.0 351.0 448.0 291.0 485.0 269.0 321.0
Fc (kN/m) 50.0 10.0 10.0 0.0 50.0 10.0 10.0 0.0
Ff +Fw(kN/m) 192.0 192.0 192.0 192.0 192.0 192.0 192.0 192.0
Ft (kN/m) 157.0 353.0 182.0 289.0 82.0 216.0 100.0 162.0
Kt 0.22 0.50 0.26 0.41 0.12 0.45 0.14 0.23
H (kN) 2452.7 3497.9 2352.2 3002.1 1950.2 3250.0 1802.8 2151.2
Pm (kPa) 105.1 105.1 85.4 85.4
3.4. Mô phỏng với phương pháp SAPA
Hình 4. Mô hình các lực ngang tác dụng lên hệ kết cấu
Các phân tích SAPA đã được tiến hành cho
toàn bộ các thí nghiệm EAE4-EAE5-EAE6-EAE7
với tải trọng ngang tác dụng lên cọc - đài cọc -
tường mố bởi lực ngang H như trong hình 4. Lực
ngang H được tính theo công thức (9). Các thống
số đầu vào của lực tác dụng bao gồm (Ft, Fr, Ff,
Fw, Fc) để dự tính lực ngang H được thể hiện
trong bảng 2. Nếu các thông số này chưa biết thì
lực ngang H có thể được tính toán theo công
thức (9) cùng với hệ số (Ka+Kt) được tính theo
công thức (7). Công thức (1) được áp dụng để
tính toán áp lực đất áp lực đất tác dụng lên cọc
trong lớp đất sét yếu.
4. So sánh kết quả giữa centrifuge, SAPA,
Plaxis
4.1 Chuyển vị ngang của mố cầu
Hình 6, 7 thể hiện kết quả sơ lựơc về chuyển
vị ngang của cọc từ dữ liệu thí nghiệm ly tâm,
phương pháp SAPA và phần mềm Plaxis 3D cho
hàng cọc phía trước (front row) và hàng cọc phía
sau (rear row) xuyên qua các lớp sét dày 6m và
10m ở cuối giai doạn xây dựng (21 ngày) và ở
cuối giai đoạn cố kết (1000 ngày) tương ứng. Tuy
nhiên, đã có một sự sai khác đáng kể giữa kết
quả tính toán (Plaxis 3D) và đo đạc (thí nghiệm ly
tâm) cho chuyển vị ngang đầu cọc. Sự khác biệt
giữa hai kết quả tính toán và đo đạc chuyển vị
ngang đầu cọc là khoảng 50% 65%, điều này có
mối liên kết chặt chẽ với chuyển vị ngang của đất
(50%60%). Mô hình đất đẳng hướng SSC (soft
ĐỊA KỸ THUẬT – TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2016 81
soil creep) đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc tính
toán chuyển vị ngang đầu cọc khi mô phỏng nền
đất sét ứng xử dị hướng.
Không chỉ giá trị chuyển vị đạt được từ phân
tích Plaxis 3D nhỏ hơn mà kết quả tính toán từ
phương pháp SAPA cũng thấp hơn nhưng có sự
phù hợp tốt với kết quả từ thí nghiệm ly tâm. Sai
số chuyển vị của phương pháp SAPA tại thời điểm
cuối cố kết so với dữ liệu đo đạc từ thí nghiệm ly
tâm là 5% (EAE4),8% (EAE6), trong khi sai số
chuyển vị từ Plaxis 3D so với dữ liệu đo đạc từ thí
nghiệm ly tâm là 32% (EAE4),36% (EAE6).
Kết quả phân tích cũng cho thấy điểm xoay của
cọc là khoảng 16.5m phía dưới đài cọc với góc
xoay trung bình là 0.23 và 0.51 độ tương ứng cho
mô hình EAE4 và EAE6.
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-2 0 2 4 6 8 10 12 14
EAE4-Chuyển vị ngang đầu cọc (cm)
C
hi
ều
d
ài
c
ọc
(m
)
Centrifuge_day 21
Centrifuge_day 1000
Plaxis_day 21
Plaxis_day 1000
SAPA_day 1000
PP SAPA
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-2 2 6 10 14 18 22 26 30
EAE6-Chuyển vị ngang đầu cọc (cm)
C
hi
ều
d
ài
c
ọc
(m
)
Centrifuge_day 21
Centrifuge_day 1000
Plaxis_day 21
Plaxis_day 1000
SAPA_day 1000
PP SAPA
Hình 5. Chuyển vị ngang đầu cọc cho trường hợp EAE4 và EAE6
4.2. Momen uốn của cọc
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-6 -3 0 3 6 9
Momen uốn của cọc (MNm)
C
hi
ều
d
ài
c
ọc
(
m
)
CENTRIFUGE
PLAXIS
SAPA
EAE4
front pile
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-6 -3 0 3 6 9 12
Momen uốn của cọc (MNm)
C
hi
ều
d
ài
c
ọc
(
m
)
CENTRIFUGE
PLAXIS
SAPA
EAE4
front pile
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-6 -3 0 3 6 9
Momen uốn của cọc (MNm)
C
hi
ều
d
ài
c
ọc
(
m
)
CENTRIFUGE
PLAXIS
SAPA
EAE4
rear pile
a) EAE4-Day 21-front pile b) EAE4-Day 1000-front pile c) EAE4-Day 21-rear pile
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-6 -3 0 3 6 9 12
Momen uốn của cọc (MNm)
C
hi
ều
d
ài
c
ọc
(
m
)
CENTRIFUGE
PLAXIS
SAPA
EAE4
rear pile
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-9 -6 -3 0 3 6 9 12
Momen uốn của cọc (MNm)
C
hi
ều
d
ài
c
ọc
(
m
)
CENTRIFUGE
PLAXIS
SAPA
EAE6
front pile
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-9 -6 -3 0 3 6 9 12 15 18
Momen uốn của cọc (MNm)
C
hi
ều
d
ài
c
ọc
(
m
)
CENTRIFUGE
PLAXIS
SAPA
EAE6
front pile
d) EAE4-Day 1000-rear pile e) EAE6-Day 21-front pile f) EAE6-Day 1000-front pile
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2016 82
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-9 -6 -3 0 3 6 9 12 15
Momen uốn của cọc (MNm)
C
hi
ều
d
ài
c
ọc
(
m
)
CENTRIFUGE
PLAXIS
SAPA
EAE6
rear pile
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-9 -6 -3 0 3 6 9 12 15 18
Momen uốn của cọc (MNm)
C
hi
ều
d
ài
c
ọc
(
m
)
CENTRIFUGE
PLAXIS
SAPA
EAE6
rear pile
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-6 -3 0 3 6 9
Momen uốn của cọc (MNm)
C
hi
ều
d
ài
c
ọc
(
m
)
CENTRIFUGE
PLAXIS
SAPA
EAE5
front pile
g) EAE6-Day 21-rear pile h) EAE6-Day 1000-rear pile i) EAE5-Day 210-front pile
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-6 -3 0 3 6 9 12
Momen uốn của cọc (MNm)
C
hi
ều
d
ài
c
ọc
(m
)
CENTRIFUGE
PLAXIS
SAPA
EAE5
front pile
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-6 -3 0 3 6 9 12
Momen uốn của cọc (MNm)
C
hi
ều
d
ài
c
ọc
(m
)
CENTRIFUGE
PLAXIS
SAPA
EAE5
rear pile
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-6 -3 0 3 6 9 12
Momen uốn của cọc (MNm))
C
hi
ều
d
ài
c
ọc
(m
)
CENTRIFUGE
PLAXIS
SAPA
EAE5
rear pile
k) EAE5-Day 1000-front pile l) EAE5-Day 210-rear pile m) EAE5-Day 1000-rear pile
Hình 6. Momen uốn của cọc cho mô hình đắp nhanh EAE4-EAE6 và mô hình đắp chậm EAE5
Momen uốn của hàng cọc trước và hàng cọc
sau trong mố cầu đạt được từ các phương pháp
khác nhau (Centrifuge-SAPA-Plaxis 3D) là được
gửi đến trong hình 6, 7 cho quá trình đắp nhanh
và đắp chậm tương ứng, cũng như cho thời điểm
cuối giai đoạn xây dựng và quá trình cố kết.
Không giống như kết quả trước đây (sự phân bố
áp lực nước lỗ rỗng, chuyển vị ngang của đất,
cọc), sự phân bố momen uốn của cọc theo các
phương pháp là khá tương tự và có sự phối hợp
tốt với nhau.
Thêm vào đó, giá trị momen uốn lớn nhất là
cao hơn ở hàng cọc phía sau (rear row) so với
hàng cọc phía trước (front pile) trong tất cả các
kết quả tính toán. Điều này đã bị ảnh hưởng bởi
vì trị số lực cắt ở trên đỉnh của hàng cọc sau cao
hơn hàng cọc trước và bởi áp lực đất bị động
trong lớp sét. Giá trị momen uốn ở trên đỉnh cọc
đã tăng lên vào cuối giai đoạn cố kết
43% 56% cho nền sét dày 6m và
22% 53% cho nền sét dày 10m, tương ứng
cho nền đắp nhanh. Mức tăng này là khoảng
16% 22% cho nền đắp chậm, trong khi giá trị
momen uốn ở cuối giai đoạn cố kết trong mô hình
đắp chậm lại nhỏ hơn so với mô hình đắp nhanh.
Như vậy phương pháp SAPA đã mang lại một kết
quả phù hợp với kết quả thí nghiệm ly tâm cũng
như Plaxis 3D. Và điều này sẽ đưa đến một kỹ
thuật mô phỏng đơn giản và hợp lý hơn cho
người kỹ sư.
ĐỊA KỸ THUẬT – TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2016 83
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-12 -9 -6 -3 0 3 6 9 12 15 18
Momen uốn của cọc (MNm)
C
hi
ều
d
ài
c
ọc
(
m
)
CENTRIFUGE
PLAXIS
SAPA
EAE7
front pile
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-9 -6 -3 0 3 6 9 12
Momen uốn của cọc (MNm))
C
hi
ều
d
ài
c
ọc
(m
)
CENTRIFUGE
PLAXIS
SAPA
EAE7
rear pile
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
-9 -6 -3 0 3 6 9 12 15
Momen uốn của cọc (MNm))
C
hi
ều
d
ài
c
ọc
(
m
)
CENTRIFUGE
PLAXIS
SAPA
EAE7
rear pile
a) EAE7-Day 1000-front- pile b) EAE7-Day 210-rear pile c) EAE7-Day 1000-rear pile
Hình 7. Momen uốn của cọc cho mô hình đắp chậm EAE7
5. Kết luận
Phương pháp SAPA đã mang lại kết quả phù
hợp tốt với kết quả từ thí nghiệm ly tâm trong việc dự
tính chuyển vị ngang của cọc, sai số chỉ là 5% - 8%.
Trí số momen uốn của cọc đạt được từ
phương pháp SAPA là hoàn toàn thích hợp với
kết quả đo đạc và phân tích số 3D. Điều này sẽ
mang lại một cơ hội tiếp cận dễ dàng và kỹ thuật
mô hình đơn giản hơn cho các kỹ sư thiết kế.
Không chỉ duy nhất chuyển vị ngang của nền
đất mà giá trị chuyển vị ngang của cọc từ mô phỏng
số cũng nhỏ hơn so với giá trị đo đạc. Bởi vì trong
mô hình đã giả thiết là không có sự xoay nghiêng ở
đầu cọc. Nếu thêm điều kiện này vào mô hình thì
một kết quả thích hợp hơn có thể đạt được.
Sự phân bố momen uốn trên các hàng cọc
trước và sau là có sự phù hợp tốt với dự liệu thí
nghiệm ly tâm. Thêm vào đó, giá trị momen uốn
lớn nhất ở hàng cọc phía sau (rear row) là cao
hơn so với hàng cọc phía trước (front row) trong
tất cả các kết quả tính toán. Điều này đã bị ảnh
hưởng bởi vì trị số lực cắt ở trên đỉnh của hàng
cọc sau cao hơn hàng cọc trước.
Quá trình đắp nhanh thoát nước đưa đến kết
quả chuyển vị ngang và momen uốn của cọc nhỏ
hơn so với quá trình đắp chậm không thoát nước,
nhưng giá trị momen uốn ở cuối giai đoạn cố kết
trong mô hình đắp chậm lại nhỏ hơn so với mô
hình đắp nhanh.
Mô hình Soft soil Creep (SSC) và Hardening soil
(HC) là khá thích hợp để mô tả cho các lớp sét yếu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Moulton LK, Ganga Rao HVS, Halvorsen GT
(1985). Tolerable movement criteria for
highway bridges. Federal Highway
Administration, Washington; Report no.
FHWA/RD-85/107.
[2] De Beer EE, Wallays M (1972). "Forces
induced in piles by unsymmetrical surcharges
on the soil around the piles". In: Proceedings of
5th European conference on soilmechanics and
foundation engineering, Madrid. p. 325–32.
[3] Tschebotarioff GP (1973). "Foundations,
retaining and earth structures". 2nd ed. New
York: McGraw-Hill. p. 365–414.
[4] Poulos HG (1973). "Analysis of piles
undergoing lateral soil movement". J Soil
Mech Found Eng ASCE 1973;99:391–406.
[5] Oteo CS (1997). "Horizontally loaded piles-
deformation influence". In: Proceeding of 9th
European conference on soil mechanics and
foundation engineering, Tokyo, 1977. p. 101–6.
[6] Ellis EA (1977). "Soil-structure interaction for full-
height piled bridge abutments constructed on
soft clay". PhD thesis, University of Cambridge.
[7] Ellis EA, Springman SM (2001). "Full-height
bridge abutments constructed on soft clay"
Computer Geotechnique 2001;51:3–14.
[8] Stewart DP, Jewell RJ, Randolph MF (1993).
N"umerical modelling of piles bridge
abutments on soft grounds". Computer
Geotech 1993;15:21–46.
[9] Springman SM, Bolton MD (1996). The effect
of surchage loading adjacent to pile groups.
Final contact’s Report to UK Transport.
University of Cambridge.
Ngày nhận bài: 19/01/2016.
Ngày nhận bài sửa lần cuối: 25/02/2016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1462527707phamanhtuan_1172.pdf