Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Quy trình đăng ký Kiến trúc sư
ASEAN và đăng ký hành nghề tại một nước
khác như sau:
Bước 1: Kiến trúc sư đủ điều kiện về
trình độ và kinh nghiệm theo quy định trong
MRA nộp đơn đăng ký lên Uỷ ban Giám sát
về dịch vụ Kiến trúc tại nước mình để xin
cấp chứng nhận Kiến trúc sư ASEAN (AA);
Bước 2: Uỷ ban Giám sát xem xét đơn
đăng ký và lập Bản đánh giá, sau đó gửi lên
Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN để quyết
định cấp phép hay không cấp phép chứng
nhận Kiến trúc sư ASEAN;
Bước 3: Kiến trúc sư đã được cấp
chứng nhận là Kiến trúc sư ASEAN sẽ đủ
điều kiện để đăng ký với Cơ quan có thẩm
quyền quản lý ngành nghề kiến trúc sư ở
một nước ASEAN khác để được cấp phép là
Kiến trúc sư nước ngoài có đăng ký (RFA)
tại nước đó, nhưng phải tuân theo các quy
định và pháp luật liên quan của nước đó;
Bước 4: Kiến trúc sư có RFA có thể
hành nghề tự do hoặc phối hợp với các kiến
trúc sư của nước sở tại11.
Để đáp ứng yêu cầu nêu trên, cần sửa
đổi Điều 170 BLLĐ theo hướng bổ sung quy
định: “Đối với lao động người nước ngoài ở
quốc gia có thỏa thuận với Nhà nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam các nội dung có liên
quan đến việc công nhận, trình tự, thủ tục
tiếp nhận lao động thì thực hiện theo nội
dung thỏa thuận”
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Bộ luật Lao động năm 2012 điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên
quan đến lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã tạo
cơ sở cho việc quản lý, sử dụng có hiệu quả người nước ngoài làm
việc tại nước ta. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định của Bộ luật
Lao động năm 2012 bộc lộ những hạn chế cần phải được tiếp tục
hoàn thiện.
Hà Lâm Hồng**
Lê Ngọc Thạnh*
* TS. Trường Đại học Lao động - Xã hội Cơ sở II
** ThS. Trường Đại học Lao động - Xã hội Cơ sở II
Abstract
The Labor Code of 2012 provides the regulations on legal issues
related to foreign employees in Vietnam, which has established
solid ground for effective management and use of the foreign
employees in our country. However, there are still limitations
revealed in a number of provisions in the Labor Code of 2012 that
needs further improvements.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: người lao động nước ngoài,
pháp luật lao động
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 20/08/2018
Biên tập : 04/10/2018
Duyệt bài : 11/10/2018
Article Infomation:
Keywords: foreign employees, law on
labour
Article History:
Received : 20 Aug. 2018
Edited : 04 Oct. 2018
Approved : 11 Oct. 2018
MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM
1. Quy định pháp luật lao động có liên
quan đến lao động người nước ngoài
1.1 Điều kiện có liên quan đến việc tuyển
dụng lao động người nước ngoài
Thứ nhất, đối với người lao động
Theo quy định của Điều 169 Bộ luật
Lao động năm 2012 (BLLĐ), điều kiện yêu
cầu đầu tiên đối với người lao động (NLĐ)
là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
phải là: công dân nước ngoài (điều này có
nghĩa, người nước ngoài nhưng không có
quốc tịch thì không được làm việc tại Việt
Nam); có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có
trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe
phù hợp với yêu cầu công việc; không phải
là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
Việt Nam và pháp luật nước ngoài; có giấy
phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp
công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
không thuộc diện cấp giấy phép lao động
như sau:
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
28 Số 20(372) T10/2018
- Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở
hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Là thành viên Hội đồng quản trị của
công ty cổ phần;
- Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án
của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ
tại Việt Nam;
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03
tháng để thực hiện chào bán dịch vụ;
- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03
tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ
thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh
hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản
xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt
Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện
đang ở Việt Nam không xử lý được;
- Là luật sư nước ngoài đã được cấp
giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam
theo quy định của Luật Luật sư;
- Theo quy định của Điều ước quốc tế
mà Cộng hoà XHCN Việt Nam là thành viên;
- Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt
Nam, làm việc tại Việt Nam nhưng người sử
dụng lao động (NSDLĐ) phải báo trước 07
ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao
động cấp tỉnh;
- Các trường hợp khác theo quy định
của Chính phủ1; trong đó có quy định chuyên
gia là NLĐ nước ngoài thuộc một trong các
trường hợp sau: (a) Có văn bản xác nhận
là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp tại nước ngoài; (b) Có bằng đại học
trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03
năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên
ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công
việc mà NLĐ nước ngoài dự kiến làm việc
tại Việt Nam; trường hợp đặc biệt do Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định2.
Ngoài ra, lao động là công dân nước
ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo
pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên có quy định
1 Điều 172 BLLĐ.
2 Khoản 3 Điều 3 Nghi định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/2/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
BLLĐ về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (NĐ 11).
3 Điều 169, 172 BLLĐ.
khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ3.
Thứ hai, đối với NSDLĐ
Điều kiện đối với NSDLĐ trong việc
tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài
phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Một là, chủ thể được quyền sử dụng
NLĐ là công dân nước ngoài rất đa dạng,
bao gồm:
(i) Nhóm chủ thể kinh doanh như:
- Doanh nghiệp hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam là thành viên;
- Nhà thầu nước ngoài hoặc trong
nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng; Văn
phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm
quyền cấp phép thành lập; Văn phòng của
dự án nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế
tại Việt Nam; Văn phòng điều hành của nhà
đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác
kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài
được đăng ký hoạt động theo quy định của
pháp luật;
- Các tổ chức hành nghề luật sư tại
Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành
lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Hội, hiệp hội doanh nghiệp được
thành lập theo quy định của pháp luật;
- Hộ kinh doanh, cá nhân được phép
hoạt động kinh doanh theo quy định của
pháp luật.
(ii) Nhóm chủ thể là cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
Tổ chức sự nghiệp có thể là công lập
hoặc thuộc thành phần kinh tế khác được
thành lập theo quy định của pháp luật;
(iii) Nhóm chủ thể là tổ chức phi chính
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
29Số 20(372) T10/2018
phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt
Nam4.
Hai là, NSDLĐ trước khi tuyển dụng
lao động là công dân nước ngoài vào làm
việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình
nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp
thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền5.
1.2 Cấp giấy phép lao động cho lao động
người nước ngoài
Từ năm 2013 đến nay, việc cấp giấy
phép lao động cho lao động là người nước
ngoài được điều chỉnh bởi Nghị định số
102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của BLLĐ về lao động nước ngoài làm
việc tại Việt Nam (NĐ 102); Nghị định số
87/2014/NĐ-CP ngày 22/9/2014 của Chính
phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động
khoa học và công nghệ là người Việt Nam
ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài
tham gia hoạt động khoa học và công nghệ
tại Việt Nam (NĐ 87), trong đó Khoản 6
Điều 14 NĐ 87 quy định: “Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội triển khai cấp giấy
phép lao động theo trình tự và thủ tục rút
gọn cho người Việt Nam ở nước ngoài và
chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động
khoa học và công nghệ tại Việt Nam”. Trên
cơ sở NĐ 102 và NĐ 87, ngày 13/7/2015,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban
hành Thông tư số 24/2015/TT-BLĐTBXH
quy định chi tiết thi hành Khoản 6 Điều 14
NĐ 87 (TT 24). Ngoài ra, Chính phủ còn có
NĐ 11 thay thế NĐ 102 và điểm a Mục 4
Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 8/7/2014 của
Chính phủ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/4/2016.
Quy định của các văn bản nêu trên có
một số điểm đáng chú ý như sau:
Thứ nhất, Điều 175 BLLĐ khẳng định:
Chính phủ quy định cụ thể điều kiện cấp,
việc cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động
4 Khoản 1 Điều 170 BLLĐ; Khoản 2 Điều 2 NĐ 11.
5 Khoản 2 Điều 170 BLLĐ.
6 Điều 154. Trường hợp VBQPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: 4. VBQPPL hết
hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
7 Điều 15 BLLĐ.
đối với lao động là công dân nước ngoài vào
làm việc tại Việt Nam. Điều đó có nghĩa, chỉ
Chính phủ có thẩm quyền quy định về điều
kiện cấp, việc cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép
lao động cho công dân nước ngoài vào làm
việc tại Việt Nam.
Thứ hai, NĐ 102 và NĐ 11 quy định
thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho
NLĐ nước ngoài là Sở Lao động - Thương
binh và xã hội cấp tỉnh.
Thứ ba, TT 24 trao cho Cục Việc làm
(Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho
chuyên gia khoa học công nghệ.
Thứ tư, TT 24 được ban hành trên cơ
sở NĐ 102. Do vậy, khi NĐ 102 hết hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01/4/2016 thì đương
nhiên TT 24 cũng không còn hiệu lực nữa
(theo Khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật -VBQPPL năm
2015)6.
1.3 Chủ thể giao kết hợp đồng lao động
Cho dù là lao động trong nước, lao
động là công dân nước ngoài bình thường
hoặc lao động là chuyên gia nước ngoài thì
sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ của các bên phải được thể hiện bằng hợp
đồng lao động (HĐLĐ), tức là sự thoả thuận
giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả
lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động7. Có
mấy vấn đề đặt ra liên quan đến nội dung
trên như sau:
Thứ nhất, đối tượng áp dụng của BLLĐ
theo Điều 2 là: NLĐ Việt Nam, người học
nghề, tập nghề và NLĐ khác được quy định
trong Bộ luật; NSDLĐ; NLĐ nước ngoài
làm việc tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan
hệ lao động. Nói cách khác, người lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam là chủ thể
trong quan hệ pháp luật lao động.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
30 Số 20(372) T10/2018
Thứ hai, liên quan đến khái niệm
quốc tịch, quốc tịch nước ngoài, người nước
ngoài, pháp luật nước ta quy định: Quốc
tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước
khác không phải là quốc tịch Việt Nam.
Người không quốc tịch là người không có
quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc
tịch nước ngoài. Người nước ngoài cư trú ở
Việt Nam là công dân nước ngoài và người
không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở
Việt Nam8.
Như vậy, khi nói đến người lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã hàm
ý đến hai đối tượng: công dân nước ngoài
và người không quốc tịch làm việc tại Việt
Nam.
Thứ ba, Mục 3 Chương XI BLLĐ về
NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao
động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài
tại Việt Nam, lao động là người nước ngoài
tại làm việc tại Việt Nam; trong đó có các
quy định sau: Điều 169. Điều kiện của lao
động là công dân nước ngoài vào làm việc
tại Việt Nam; Điều 170. Điều kiện tuyển
dụng lao động là công dân nước ngoài; Điều
171. Giấy phép lao động cho lao động là
công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Điều 172. Công dân nước ngoài làm việc tại
Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép
lao động
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 2 của NĐ
102 và NĐ 11 quy định: Lao động là công
dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam
(sau đây viết tắt là người lao động nước
ngoài)
Những quy định trên cho thấy, các
văn bản luật hiện hành đã “đánh đồng khái
niệm” lao động nước ngoài và lao động là
công dân nước ngoài” nên không quy định
các nội dung có liên quan đến lao động là
người nước ngoài không có quốc tịch.
Do vậy, để cho phép đối tượng này
làm việc tại Việt Nam, các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chỉ có thể áp dụng pháp
luật tương tự. Rõ ràng, nội dung của Điều 2
BLLĐ với các quy định khác trong pháp luật
8 Khoản 1, 2, 5, Điều 3 Luật Quốc tịch.
lao động nước ta thiếu đi sự nhất quán.
Thứ tư, như đã nêu trên, doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước
ngoài trước khi tuyển dụng lao động là công
dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ
Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng
lao động và được sự chấp thuận bằng văn
bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, ngoài các nguyên tắc trong giao
kết HĐLĐ được quy định tại Điều 17 BLLĐ
như: tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp
tác và trung thực; tự do giao kết HĐLĐ
nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước
lao động tập thể và đạo đức xã hội, ý chí của
lao động là người nước ngoài và NSDLĐ,
còn phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước. Vì
thế, HĐLĐ trong trường hợp này, ngoài yếu
tố dân sự còn mang đậm dấu ấn của yếu tố
hành chính. Đây là đặc trưng dẫn đến tình
trạng có thể làm chấm dứt sự kiện pháp lý
trong quan hệ lao động mà không phải là lỗi
của các bên.
2. Kiến nghị
Thứ nhất, để thống nhất giữa đối tượng
áp dụng được quy định tại Khoản 3 Điều 2
BLLĐ: người lao động nước ngoài làm việc
tại Việt Nam; đề nghị thay đổi tên gọi của
các Điều 169, 170, 171, 172 BLLĐ theo
hướng thay cụm từ: “lao động là công dân
nước ngoài” bằng cụm từ: “lao động người
nước ngoài”; sửa đổi nội dung của các Điều
169, 170, 171, 172, 173, 174, 175 BLLĐ
cho phù hợp với sự thay đổi trên.
Thứ hai, theo quy định của khoản
6 Điều 14 NĐ 87, chuyên gia nước ngoài
tham gia hoạt động khoa học và công nghệ
tại Việt Nam thuộc đối tượng phải được cấp
giấy phép lao động. Thời gian làm việc tại
Việt Nam của họ trong hoạt động khoa học
công nghệ phụ thuộc vào thời gian của đề
tài, công việc mà họ tham gia. Trong khi đó,
theo quy định của Điều 173 BLLĐ, thời hạn
của giấy phép lao động tối đa là 02 năm. Do
vậy, nhằm bảo đảm sự phù hợp với thực tiễn,
cần sửa đổi Điều 173 BLLĐ theo hướng để
mở thời gian giấy phép lao động đối với một
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
31Số 20(372) T10/2018
số trường hợp nhất định. Theo đó, Điều 173
được viết lại như sau:
“Điều 173. Thời hạn của giấy phép
lao động
1. Thời hạn của giấy phép lao động tối
đa là 02 năm.
2. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn của
giấy phép lao động có thể kéo dài hơn 2 năm.
Giao Chính phủ hướng dẫn thi hành.”.
Thứ ba, khoản 2 Điều 170 BLLĐ quy
định: “NSDLĐ trước khi tuyển dụng lao
động là công dân nước ngoài vào làm việc
trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu
cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận
bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền”9 như đã viện dẫn là nhằm hướng đến
việc bảo hộ lao động trong nước. Tuy nhiên,
khi nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập
sâu vào nền kinh tế thế giới, trong bối cảnh
Nhà nước ta ký kết nhiều thỏa thuận song
phương, đa phương với các nước thì việc lao
động người nước ngoài có nhu cầu và được
chấp nhận được lao động tại nước ta cũng là
điều phổ biến. Bên cạnh đó, theo MRA10, là
thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong khuôn
khổ AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN) về
việc di chuyển lao động giữa các nước trong
khu vực trong các lĩnh vực như: dịch vụ tư
vấn kỹ thuật (Engineering Services); dịch vụ
kiến trúc (Architectual Services); dịch vụ kế
toán (Accountancy Services); dịch vụ khảo
sát (Surveing Services); dịch vụ điều dưỡng
(Nursing Services), hành nghề y (Medical
Practitioners); hành nghề dược (Dental
Practitioners); hành nghề du lịch (Tourism
Professionals), lao động của các nước khu
vực ASEAN muốn làm việc tại các quốc gia
trong khối phải thực hiện theo quy trình do
ASEAN quy định. Ví dụ như đối với dịch vụ
kiến trúc (Architectual Services):
9 Khoản 2 Điều 170 BLLĐ.
10 hay MRAs: Mutual Recognition Arrangements
11 Trần Tố Hảo (2016), Các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRAs) trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), truy cập
tại địa chỉ:
dong-kinh-te-asean-(aec)-125894.tld. Tham khảo đối chiếu với: Building the ASEAN Community Mutual: Recognition
Arrangements in Services ASEAN, truy cập tại:
ment/Edited%20MRA%20Services-2.pdf.
- ASEAN thành lập Hội đồng Kiến
trúc sư ASEAN (AAC) quản lý việc thực
hiện MRA này.
- Mỗi nước ASEAN cũng thành lập
một Uỷ ban giám sát về dịch vụ kiến trúc tại
nước mình để thực hiện quy trình đánh giá
và đăng ký cấp phép Kiến trúc sư ASEAN.
- Quy trình đăng ký Kiến trúc sư
ASEAN và đăng ký hành nghề tại một nước
khác như sau:
Bước 1: Kiến trúc sư đủ điều kiện về
trình độ và kinh nghiệm theo quy định trong
MRA nộp đơn đăng ký lên Uỷ ban Giám sát
về dịch vụ Kiến trúc tại nước mình để xin
cấp chứng nhận Kiến trúc sư ASEAN (AA);
Bước 2: Uỷ ban Giám sát xem xét đơn
đăng ký và lập Bản đánh giá, sau đó gửi lên
Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN để quyết
định cấp phép hay không cấp phép chứng
nhận Kiến trúc sư ASEAN;
Bước 3: Kiến trúc sư đã được cấp
chứng nhận là Kiến trúc sư ASEAN sẽ đủ
điều kiện để đăng ký với Cơ quan có thẩm
quyền quản lý ngành nghề kiến trúc sư ở
một nước ASEAN khác để được cấp phép là
Kiến trúc sư nước ngoài có đăng ký (RFA)
tại nước đó, nhưng phải tuân theo các quy
định và pháp luật liên quan của nước đó;
Bước 4: Kiến trúc sư có RFA có thể
hành nghề tự do hoặc phối hợp với các kiến
trúc sư của nước sở tại11.
Để đáp ứng yêu cầu nêu trên, cần sửa
đổi Điều 170 BLLĐ theo hướng bổ sung quy
định: “Đối với lao động người nước ngoài ở
quốc gia có thỏa thuận với Nhà nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam các nội dung có liên
quan đến việc công nhận, trình tự, thủ tục
tiếp nhận lao động thì thực hiện theo nội
dung thỏa thuận”■
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
32 Số 20(372) T10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_bat_cap_va_kien_nghi_hoan_thien_cac_quy_dinh_phap_lua.pdf