Sau 12 tháng thực nghiệm các biện pháp chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng GDTC thuộc 3 khối lớp (6, 7, 8) ở một số trường THCS trên địa bàn Hà Nội, kết quả cho thấy: công tác GDTC nhà trường đã có sự chuyển biến rất tích cực về chất lượng và nhận thức của HS về hoạt động thể thao được tăng lên. Kết quả kiểm tra thể lực HS đã khẳng định hiệu quả của các biện pháp trong hoạt động GDTC của nhà trường. Kết quả rèn luyện thể chất của HS so với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ GD-ĐT đều đạt ở tất cả các chỉ tiêu, tỉ lệ 86,7% HS có trình độ thể lực xếp loại tốt chiếm đa số
4 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 57-60
57
Email: vucuong971971@gmail.com
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHUYÊN MÔN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Vũ Minh Cường - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Ngày nhận bài: 23/03/2018; ngày sửa chữa: 24/03/2018; ngày duyệt đăng: 27/04/2018.
Abstract: School physical education plays an important role in the achievement of the goal of
training young generation comprehensively to meet the requirements of industrialization and
national defense. In fact, physical education at schools has remained shortcomings and requires
more concern to promote the effectiveness of teaching and learning. The article proposes some
professional solutions to improve the quality of physical education for students at secondary
schools.
Keywords: Physical education, professional solution, secondary school.
1. Mở đầu
Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận của giáo
dục toàn diện, nhằm đào tạo những “chủ nhân tương lai”
của đất nước, có trình độ chuyên môn, có sức khỏe, tự
chủ, năng động, sáng tạo, có đạo đức, có tinh thần yêu
nước. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đặt
nền tảng xây dựng sự nghiệp thể dục thể thao của nước
đã khẳng định rõ: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả
nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả
nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức
khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước” [1; tr
241]. Thực hiện GDTC trong các trường học là làm cho
việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hằng
ngày của học sinh (HS), sinh viên. Việc đánh giá thực
trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
GDTC của trường trung học cơ sở là việc làm thiết thực
hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả cho học
sinh trung học cơ sở
Sau khi lựa chọn được các giải pháp thiết thực, tác
giả tiến hành khảo sát, phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên
gia, giáo viên (GV) có kinh nghiệm lâu năm trong giảng
dạy môn GDTC ở một số trường THCS khu vực nội
thành Hà Nội, năm học 2016-2017 (Trường THCS
Dịch Vọng A, Trường THCS Nghĩa Tân, Trường
THCS Cầu Giấy, Trường THCS Xuân Đỉnh, Trường
THCS Lê Quý Đôn). Kết quả khảo sát, phỏng vấn được
trình bày ở bảng 1.
Bảng 1 cho thấy, ý kiến của các chuyên gia tập trung
tán thành vào 3 biện pháp chủ chốt có tác động thiết thực
tới nâng cao hiệu quả của công tác GDTC trong nhà
trường THCS, đó là biện pháp 2, 3, 4 với trên 80% ý kiến
tán thành.
2.2. Ứng dụng các biện pháp chuyên môn đã lựa chọn
vào các trường trung học cơ sở
Bảng 1. Kết quả lựa chọn các biện pháp chuyên môn nâng cao hiệu quả GDTC cho HS THCS (n = 60)
TT Biện pháp
Kết quả trả lời
Cần thiết Không cần thiết
mi % mi %
1
Tăng cường công tác quản lí, lãnh đạo các hoạt động thể dục
thể thao trường học
38 63,3 22 36,7
2
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về
vai trò của GDTC với sự phát triển toàn diện của HS
48 80,0 12 20,0
3
Xây dựng mô hình Câu lạc bộ thể dục thể thao của nhà
trường theo nhu cầu của HS
52 86,7 8 13,3
4 Thường xuyên tổ chức hoạt động thi đấu thể thao cho HS 50 83,3 10 16,7
5
Đăng kí tham gia thi GV dạy giỏi môn Thể dục các cấp hàng
năm
46 76,7 14 23,3
6
Xây dựng, bồi dưỡng đội tuyển HS giỏi thể dục thể thao
trường tham gia thi các cấp
41 68,3 19 31,7
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 57-60
58
Để kiểm nghiệm hiệu quả của các biện pháp chuyên
môn đã lựa chọn, tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư
phạm theo hình thức so sánh song song. Đối tượng thực
nghiệm thuộc 3 khối lớp (6, 7, 8) ở một số trường THCS
trên địa bàn Hà Nội. Bài viết chỉ lấy kết quả thực
nghiệm tiêu biểu ở Trường THCS Dịch Vọng A (Cầu
Giấy, Hà Nội) để phân tích kết quả. Nhóm thực nghiệm
(NTN) được thực hiện theo nội dung chương trình mới,
nhóm đối chứng (NĐC) thực hiện theo nội dung
chương trình hiện hành. Kết quả thể hiện ở bảng 2.
Đánh giá sự phát triển thể lực của HS Trường THCS
Dịch Vọng A (Cầu Giấy - Hà Nội) các NTN và NĐC
sau thực nghiệm. Chúng tôi sử dụng các test đánh giá
tiêu chuẩn rèn luyện thân thể HS của Bộ GD-ĐT để
đánh giá và so sánh kết quả sau thực nghiệm sư phạm.
Kết quả được thể hiện ở các bảng 3, 4.
HS nam và nữ lớp 6 của NTN phát triển tố chất thể lực
phù hợp với quy luật phát triển chung ở tất cả các chỉ tiêu
rèn luyện thân thể. Đa số các thành tích sau thực nghiệm tốt
hơn thành tích trước thực nghiệm với ttính = 2,36 đến 7,04 >
tbảng = 1,96 thì sự khác biệt về thành tích đều có ý nghĩa
thống kê ở độ tự do ∞ và ngưỡng xác suất P = 0,05. Chỉ có
thành tích Chạy con thoi 4 x 10m ở nam ttính = 1,2 và Chạy
30m XPC ở nữ ttính = 1,21 thì sự khác biệt trước và sau thực
nghiệm chưa có ý nghĩa. Nhịp độ tăng trưởng trung bình về
thành tích ở cả nam và nữ của NTN đều lớn hơn hẳn NĐC,
với chênh lệch về thành tích 7,9 đến 9,4%.
HS nam và nữ lớp 7 của NTN có sự phát triển tố chất
thể lực phù hợp với quy luật phát triển chung ở tất cả các
chỉ tiêu và thành tích. Tất cả thành tích sau thực nghiệm
tốt hơn thành tích trước thực nghiệm với ttính = 2,22 đến
8,39 > tbảng = 1,96, sự khác biệt về thành tích đều có ý
nghĩa thống kê ở độ tự do ∞ và ngưỡng xác suất P = 0,05.
Bảng 2. Đối tượng tham gia thực nghiệm (n = 171)
Khối
NTN (n = 85) NĐC (n = 86)
Nam (n = 44) Nữ (n = 41) Nam (n = 44) Nữ (n = 42)
Lớp 6 15 13 15 14
Lớp 7 13 12 12 12
Lớp 8 16 16 17 16
Bảng 3. Nhịp độ tăng trưởng của NTN và NĐC với HS nam lớp 6
TT Nội dung kiểm tra
NTN NĐC
V1
Ban đầu
V2
Sau 1 năm
W21
V1
Ban đầu
V2
Sau 1 năm
W21
1 Lực bóp tay thuận (kg) 9.21 11.48 21,9 9.23 10.56 13,4
2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) 6 8.4 33,3 6.04 7.5 21,6
3 Bật xa tại chỗ (cm) 105 113 7,3 106 108 1,9
4 Chạy 30m XPC (giây) 7.53 6.42 15,9 7.54 7.45 1,2
5 Chạy con thoi 4 x 10m (giây) 14.38 13.58 5,7 14.42 14.15 1,9
6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 658 705 6,9 660 686 3,9
W trung bình 15,2 7,3
Chênh lệch 7,9
Bảng 4. Nhịp độ tăng trưởng của NTN và NĐC nữ lớp 6
TT Nội dung kiểm tra
NTN NĐC
V1
Ban đầu
V2
Sau 1 năm
W21
V1
Ban đầu
V2
Sau 1 năm
W21
1 Lực bóp tay thuận (kg) 8.36 9.96 17,5 8.45 8.54 1,1
2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) 3.5 6.5 60,0 3.64 5.4 38,9
3 Bật xa tại chỗ (cm) 96 103 7,0 97 98 1,0
4 Chạy 30m XPC (giây) 8.32 7.55 9,7 8.15 8.02 1,6
5 Chạy con thoi 4 x 10m (giây) 14.38 13.09 9,4 14.12 14.12 0,0
6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 610 695 13,0 613 680 10,4
W trung bình 15,3 5,9
Chênh lệch 9,4
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 57-60
59
Nhịp độ tăng trưởng trung bình về thành tích ở cả nam
Bảng 5. Nhịp độ tăng trưởng của NTN và NĐC nam lớp 7
TT Nội dung kiểm tra
NTN NĐC
V1
Ban đầu
V2
Sau 1 năm
W21 V1Ban đầu
V2
Sau 1 năm
W21
1 Lực bóp tay thuận (kg) 10.92 13.5 21,1 10.98 12.2 10,5
2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) 7.3 10.5 36,0 7.5 8.8 16,0
3 Bật xa tại chỗ (cm) 118 125 5,8 119 122 2,5
4 Chạy 30m XPC (giây) 7.28 6.24 15,4 7.25 7.16 1,2
5 Chạy con thoi 4 x 10m (giây) 14.15 12.85 9,6 14.11 13.85 1,9
6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 672 755 11,6 674 736 8,8
W trung bình 16,6 6,8
Chênh lệch 9,8
Bảng 6. Nhịp độ tăng trưởng của NTN và NĐC nữ lớp 7
TT Nội dung kiểm tra
NTN NĐC
V1
Ban đầu
V2
Sau 1 năm
W21
V1
Ban đầu
V2
Sau 1 năm
W21
1 Lực bóp tay thuận (kg) 9.96 11.3 12,6 9.99 10.36 3,6
2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) 4.8 8 50,0 4.9 6 20,2
3 Bật xa tại chỗ (cm) 109 118 7,9 110 113 2,7
4 Chạy 30m XPC (giây) 8.29 7.12 15,2 8.28 8.21 0,8
5 Chạy con thoi 4 x 10m (giây) 14.36 13.05 9,6 14.32 14.26 0,4
6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 643 738 13,8 645 715 10,3
W trung bình 18,2 6,3
Chênh lệch 11,9
Bảng 7. Nhịp độ tăng trưởng của NTN và NĐC nam lớp 8
TT Nội dung kiểm tra
NTN NĐC
V1
Ban đầu
V2
Sau 1 năm
W21
V1
Ban đầu
V2
Sau 1 năm
W21
1 Lực bóp tay thuận (kg) 12.48 14.5 15.0 12.43 12.9 3.7
2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) 8.4 10.3 20.3 8.2 9.1 10.4
3 Bật xa tại chỗ (cm) 130 143 9.5 129 138 6.7
4 Chạy 30m XPC (giây) 6.91 5.76 18.2 6.95 6.79 2.3
5 Chạy con thoi 4 x 10m (giây) 14.08 12.78 9.7 14.00 13.81 1.4
6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 710 795 11.3 712 772 8.1
W trung bình 14.0 5.4
Chênh lệch 8.6
Bảng 8. Nhịp độ tăng trưởng của NTN và NĐC nữ lớp 8
TT Nội dung kiểm tra
NTN NĐC
V1
Ban đầu
V2
Sau 1 năm
W21
V1
Ban đầu
V2
Sau 1 năm
W21
1 Lực bóp tay thuận (kg) 11.4 13.9 19,8 11.4 12.9 12,3
2 Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) 5.2 7.5 36,2 5.4 6.5 18,5
3 Bật xa tại chỗ (cm) 120 134 11,0 121 130 7,2
4 Chạy 30m XPC (giây) 7.89 6.28 22,7 7.92 7.51 5,3
5 Chạy con thoi 4 x 10m (giây) 14.21 13.03 8,7 14.25 14.12 0,9
6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 675 745 9,9 672 724 7,4
W trung bình 18,0 8,6
Chênh lệch 9,4
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 - 6/2018), tr 57-60
60
và nữ của NTN đều lớn hơn NĐC với chênh lệch về
thành tích 9,8 đến 11,9%.
Nam và nữ HS lớp 8 của NTN có sự phát triển tố chất
thể lực phù hợp với quy luật phát triển chung ở tất cả các
chỉ tiêu và thành tích. Tất cả thành tích sau thực nghiệm
tốt hơn thành tích trước thực nghiệm với ttính = 2,23 đến
8,44 > tbảng = 1,96, sự khác biệt về thành tích đều có ý
nghĩa thống kê ở độ tự do ∞ và ngưỡng xác suất P = 0,05.
Nhịp độ tăng trưởng trung bình về thành tích ở cả nam
và nữ của NTN đều lớn hơn hẳn NĐC với chênh lệch về
thành tích 8,6 đến 9,4%.
Như vậy, sau khi áp dụng các biện pháp chuyên môn
đối với NTN, trình độ thể lực của NTN đều phát triển
hơn hẳn NĐC.
3. Kết luận
Sau 12 tháng thực nghiệm các biện pháp chuyên môn
nhằm nâng cao chất lượng GDTC thuộc 3 khối lớp (6, 7,
8) ở một số trường THCS trên địa bàn Hà Nội, kết quả
cho thấy: công tác GDTC nhà trường đã có sự chuyển
biến rất tích cực về chất lượng và nhận thức của HS về
hoạt động thể thao được tăng lên. Kết quả kiểm tra thể
lực HS đã khẳng định hiệu quả của các biện pháp trong
hoạt động GDTC của nhà trường. Kết quả rèn luyện thể
chất của HS so với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ
GD-ĐT đều đạt ở tất cả các chỉ tiêu, tỉ lệ 86,7% HS có
trình độ thể lực xếp loại tốt chiếm đa số.
Tài liệu tham khảo
[1] Hồ Chí Minh toàn tập (2011, tập 4). NXB Chính trị
Quốc gia - Sự thật.
[2] Ban Chấp hành Trung ương (1994). Chỉ thị số 36-
CT/TW, ngày 24/3/1994 về công tác thể dục thể thao
trong giai đoạn mới.
[3] Thủ tướng Chính phủ (2010). Quyết định số
2198/QĐ-TTg, ngày 03/12/2010 về chiến lược phát
triển giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường
học đến năm 2020.
[4] Bộ Chính trị (2011). Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày
1/12/2011 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến
năm 2020.
[5] Bộ GD-ĐT (20110). Thông tư số 12/2011/TT-
BGDĐT, ngày 28/3/2011 về việc ban hành Điều lệ
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông
và trường phổ thông có nhiều cấp học.
[6] Dương Nghiệp Chí - Trần Đức Dũng - Tạ Hữu Hiếu
- Nguyễn Đức Văn (2004). Đo lường thể thao. NXB
Thể dục thể thao.
[7] Lưu Quang Hiệp - Phạm Thị Uyên (2006). Sinh lí
học thể dục thể thao. NXB thể dục thể thao.
[8] Lê Văn Lẫm (2004). Giáo dục thể chất ở một số
nước trên thế giới. NXB Thể dục thể thao.
[9] Phạm Danh Tốn (1995). Lí luận và phương pháp
giáo dục thể chất. NXB Thể dục thể thao.
[10] Hoàng Hán Thăng (2006). Phương pháp nghiên cứu
khoa học thể thao. NXB Giáo dục đại học Trung
Hoa, tr 90-200.
[11] Vũ Đức Thu - Nguyễn Xuân Sinh - Lưu Quang Hiệp
- Trương Anh Tuấn (1995). Lí luận và phương pháp
giáo dục thể chất. NXB Giáo dục.
TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH...
(Tiếp theo trang 10)
Tài liệu tham khảo
[1] Alireza Ghonoodia - Ladan Salimi (2011). The study
of elements of curriculum in smart schools. Procedia
- Social and Behavioral Sciences, Vol. 28, pp. 68-
71, Published by Elsevier Ltd.
[2] Mohammad Attarana - Norlidah Aliasb & Saedah
Sirajc (2012). Learning Culture in a Smart School:
A Case Study. International Educational Technology
Conference IETC2012, Procedia - Social and
Behavioral Sciences, Vol. 64, pp. 417-423,
Published by Elsevier Ltd.
[3] Zhi-Ring Zhu. Ming-Hua Yu, Peter Riezebos
(2016). A reasearch framework of smart education.
Smart Learning Environments - Springer Open.
https://slejournal.springeropen.com/articles/10.1186/
s40561-016-0026-2.
[4] Geofrey Canada. Constance Evelyn. Eric Schmidt
(2014). New York smart schools Commission
Report.https://www.ny.gov/sites/ny.gov/files/atoms
/files/SmartSchoolsReport.pdf
[5] Niemi, H.- Kynaslahti, H., - Vahtivuori-Hanninen,
S. (2012). Towards ICT in everyday life in Finnish
schools: seeking conditions for good practices.
Learning, Media and Technology, pp.1-15.
[6] Mohammed Sani Ibrahima - Ahmad Zabidi Abdul
Razaka - Husaina Banu Kenayathullaa (2013).
Smart Principals and Smart Schools, 13th
International Educational Technology Conference.
Procedia - Social and Behavioral Sciences, Vol. 103,
pp. 826-836, Published by Elsevier Ltd.
[7] Zahra Taleba - Fatemeh Hassanzadehb (2015).
Toward Smart School: A Comparison between
Smart School and Traditional School for
Mathematics Learning. Procedia - Social and
Behavioral Sciences, Vol. 171, pp. 90-95, Published
by Elsevier Ltd.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_bien_phap_chuyen_mon_nang_cao_chat_luong_giao_duc_the.pdf