Một số biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng hình ảnh, clip vào thiết kế bài giảng điện tử các môn học Pháp luật ở trường Đại học

hoàn thành tốt một bài giảng điện tử cho môn học pháp luật, giảng viên cần đầu tư nhiều thời gian cho ba bước cơ bản: bước một, lựa chọn nội dung tình huống pháp luật phù hợp; bước hai, lựa chọn những hình ảnh hay clip phù hợp nội dung; bước ba, xử lý kỹ thuật cho các clip và hình ảnh. Trong đó, bước ba là bước quan trọng đòi hỏi mỗi giảng viên cần phải có sự đầu tư, tìm hiểu, sáng tạo và phải có kỹ năng xử lý kỹ thuật. Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, việc vận dụng clip, hình ảnh vào giảng dạy đối với giảng viên ở các trường đại học không phải là vấn đề xa lạ. Tuy nhiên, mỗi giảng viên cũng nên trang bị cho mình những kiến thức về kỹ thuật xử lý các hình ảnh, clip và tạo thành kỹ năng nghề nghiệp. Các phần mềm hay các web hỗ trợ hiện hay rất nhiều, có thể dễ dàng tìm kiếm trên intrenet, mỗi giảng viên nên chọn cho mình một vài công cụ hỗ trợ phù hợp chuyên ngành giảng dạy và phù hợp với khả năng ứng dụng của mình. Với những biện pháp tác giả đề cập trong bài viết, hy vọng sẽ cùng các đồng nghiệp hoàn thiện hơn việc thiết kế bài giảng điện tử vào môn học cụ thể, môn học pháp luật ở trường đại học.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng hình ảnh, clip vào thiết kế bài giảng điện tử các môn học Pháp luật ở trường Đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 (31) - Thaùng 8/2015 84 Một số biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng hình ảnh, clip vào thiết kế bài giảng điện tử các môn học Pháp luật ở trường đại học A number of measures to improve the quality use of images, clip on designing electronic lecture courses at the university law ThS. Nguyễn Hoàng Thủy Trường Đại học Quảng Bình M.A. Nguyen Hoang Thuy The University of Quang Binh Tóm tắt Ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay là một nhu cầu quan trọng trong đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và phương pháp giảng dạy các môn học pháp luật nói riêng ở bậc đại học. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì bài giảng điện tử đã trở nên quen thuộc với giảng viên. Thiết kế bài giảng điện tử, trong đó việc đưa các hình ảnh, clip sinh động vào phục vụ cho dạy và học, đặc biệt là các môn học pháp luật là một công việc khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, để có được những hình ảnh và clip hiệu quả, phù hợp về nội dung, sinh động, đẹp về hình thức không phải là một vấn đề đơn giản. Để cùng trao đổi kinh nghiệm, nội dung bài viết này tập trung vào giới thiệu một số biện pháp và thủ thuật nhằm tạo điều kiện cho người dạy có được những hình ảnh, clip phù hợp, hỗ trợ cho công tác giảng dạy môn học pháp luật ở trường đại học. Từ khóa: bài giảng điện tử, hình ảnh, clip, công nghệ thông tin Abstract The application of information technology is now a critical need for innovative methods of teaching in general and teaching law courses at universities in particular. Along with the development of information technology, the electronic lectures have become familiar with the faculty. Designing electronic lectures, including the placing of images, animated clip to serve for teaching and learning, especially in the subjects of the law is a pretty common nowadays. However, to get the images and clips effective, appropriate content, lively and in beautiful form is not a simple matter. In order to exchange experience, the content of this article focuses on the introduction of a number of measures and procedures aimed at enabling teachers to get the images, clip fit, support for teaching subjects law at university. Keywords: electronic lectures, photographs, clip, information technology, legal subjects 1. Đặt vấn đề Có thể nói việc sử dụng các clip, hình ảnh vào thiết kế các bài giảng điện tử hiện nay không còn xa lạ với quá trình dạy học. Các giảng viên khoa học xã hội nói chung, giảng viên các môn học pháp luật nói riêng luôn cố gắng áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực trong quá trình đổi mới 85 phương pháp dạy học, và việc sử dụng bài giảng điện tử được xem là bước đầu tiên của quá trình đổi mới. Một bài giảng điện tử hiệu quả không thể thiếu hình ảnh hay clip bởi vì “Mỗi bức tranh đều có thể kể một câu chuyện và một hình ảnh có thể diễn đạt hơn nghìn câu chữ” [1] . Với đặc trưng riêng của mình các môn học pháp luật rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Sinh viên học để nắm vững các quy định pháp luật và đạt được kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Thông thường, giảng viên kết hợp giảng dạy lý thuyết với các tình huống pháp luật để người học có thể lĩnh hội kiến thức một cách toàn diện. Và công cụ hỗ trợ cho việc thể hiện các tình huống đó không gì hiệu quả bằng sử dụng hình ảnh hay clip. Đây không phải là một vấn đề mới mà nó đã được áp dụng rất nhiều trong thời gian qua ở các trường đại học, cũng đã có nhiều tác giả trao đổi, tìm hiểu về vấn đề này, tuy nhiên, các bài viết chủ yếu bàn về vấn đề thiết kế một bài giảng điện tử nói chung. Với bài viết “Một số biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng hình ảnh, clip vào thiết kế bài giảng điện tử các môn học pháp luật” chúng tôi xin tập trung trao đổi thêm về mặt kỹ thuật, giới thiệu phần mềm nâng cao chất lượng sử dụng clip, hình ảnh vào thiết kế bài giảng điện tử các môn học pháp luật. 2. Nội dung 2.1 Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh, clip vào giảng dạy các môn học Pháp luật Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, như nhiều môn học khác, giảng viên môn học pháp luật đã biết tận dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật cho công việc của mình. Bằng việc sử dụng các hình ảnh, clip kết hợp với các phương pháp giảng dạy khác, giảng viên có thể có được những bài giảng sinh động, phù hợp với thực tế cuộc sống. Việc chèn các hình ảnh, clip vào thiết kế bài giảng điện tử đặc biệt là đối với các môn học pháp luật là một trong các công cụ hỗ trợ giảng viên truyền tải thông điệp. Văn bản, hình ảnh, đoạn phim và các đối tượng khác có thể chèn vào những trang khác nhau (còn gọi là trang trình chiếu) trong bài giảng điện tử. Các trang trình chiếu này có thể được in, chiếu trên màn hình, và được vận hành bởi người trình bày. Trình chiếu bằng hình ảnh, clip rất hữu hiệu trong việc cung cấp thông tin hay phát triển kỹ năng từng bước. Đây là một phương pháp rất phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sinh viên xây dựng kiến thức. Trình chiếu hình ảnh, clip sẽ: Thứ nhất, hỗ trợ tiếp cận ý tưởng: Một chương trình trình chiếu hình ảnh, clip có thể hỗ trợ người nói tiếp cận với ý tưởng của mình còn người học có được thông tin bằng hình ảnh, clip hỗ trợ cho phần trình bày của người nói. Ví dụ: Để nói đến vấn đề về vi phạm pháp luật, giảng viên có thể đưa ra nhiều đoạn clip hay nhiều hình ảnh về các hành vi vi phạm pháp luật đang diễn ra trên thực tế, sau đó cho sinh viên thảo luận hoặc có thể sử dụng kết hợp phương pháp đặt vấn đề để dẫn dắt sinh viên tiếp cận nội dung dạy học này. Thứ hai, thu hút sự chú ý của người học tới nội dung bài học: Giảng viên sử dụng phần mền trình chiếu để tạo các bài trình chiếu trực quan có thể được hiển thị trên màn hình hoặc chiếu lên màn hình. Các chương trình này cho phép người sử dụng chèn văn bản, hình ảnh, âm thanh, clip vào một chuỗi các trang trình chiếu và thiết lập điều hướng tùy chỉnh giữa các trang trình chiếu. Tất cả điều này làm cho 86 việc truyền thông tin hấp dẫn hơn đến người học. Thu hút người học đến một vấn đề xã hội hay lý thuyết về hành vi của con người với phần trình bày hình ảnh hay clip. Ví dụ: Thông thường khi giảng dạy các nội dung pháp luật có liên quan đến vấn đề xã hội như tham nhũng (Luật Phòng chống tham nhũng) hay vấn đề về bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ môi trường), giảng viên có thể thu hút người học bằng cách mở đầu bài học bằng việc trình chiếu các clip hay hình ảnh về thực trạng tham những hay suy thoái môi trường hiện nay; thực trạng của việc can thiệp của pháp luật vào các nội dung này v.v... từ đó có thể dẫn dắt người học tập trung vào vấn đề mà mình muốn dưới thiệu đến người học. Thứ ba, để giới thiệu các bài học mới: Các bài trình chiếu có thể được sử dụng như là một hoạt động khởi động, để thu hút sự chú ý của người học, để thông báo cho người học về mục tiêu của bài học, để nhớ lại bài cũ. Ví dụ: Khi giảng dạy phần vi phạm pháp luật (bài cũ) có nội dung liên quan đến bài học mới (trách nhiệm pháp lý), giảng viên có thể trình chiếu đoạn clip hay một số hình ảnh về hành vi vi phạm pháp luật (có thể là vi phạm hình sự, vi phạm dân sự, vi phạm hành chính hay vi phạm kỷ luật...), sau đó dẫn dắt người học tiếp cận mục tiêu bài học mới bằng cách đặt câu hỏi: những vi phạm trên có bị xử lý không và nếu bị xử lý theo các anh (chị) sẽ bị xử lý như thế nào? Với việc kết hợp trình chiếu clip, hình ảnh với việc gợi mở vấn đề sẽ thu hút người học, thông báo cho người học về mục tiêu bài học mới và để nhớ lại kiến thức cũ và sự liên kết giữa bài mới và bài cũ. Thứ tư, giúp người học đạt được kiến thức mới: Trình chiếu bằng hình ảnh, clip có thể được dùng để giới thiệu về các kiến thức mới; để hướng dẫn học tập; để làm rõ nhiệm vụ hoặc cung cấp thông tin phản hồi. Ví dụ: Trong các tiết học thảo luận, giảng viên có thể trình chiếu các clip về các phiên tòa xét xử một vụ án hay một tranh chấp nào đó. Thứ năm, ôn tập và đánh giá kết quả học tập: Giảng viên có thể sử dụng hình ảnh để củng cố kiến thức người học, để tổng quan hóa bài học và để tổng kết. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc sử dụng phần mềm trình chiếu có thể tạo ra sự quá tải về thông tin, dẫn đến quá tải về mặt thời gian và cuối cùng là người học trở nên bị động. Nhược điểm của việc sử dụng phần mềm trình chiếu là đôi khi các yếu tố trực quan của bài trình chiếu trở nên quan trọng hơn nội dung và hoạt động học tập. Có một số giảng viên thường chú trọng bài trình bày trông như thế nào hơn là người học tích cực học tập như thế nào. Do vậy, chú ý rằng trước khi bắt tay vào xây dựng một bài giảng điện tử, giảng viên nên thiết kế kịch bản của bài giảng để hình dung được những phản xạ thường gặp của sinh viên. Tóm lại, khi tiến hành giảng dạy bằng bài giảng điện tử (sử dụng thiêt bị nghe, nhìn), sự thành công của một tiết dạy phụ thuộc khá nhiều vào quá trình thiết kế bài giảng. Khi thiết kế giáo án điện tử, việc đưa hình ảnh, âm thanh, video clip vào trong bài giảng sẽ giúp cho bài giảng sống động, trực quan, giúp cho người học hứng thú, dễ tiếp thu kiến thức của bài học. Để có một bài giảng điện tử tốt, ngoài việc người giáo viên cần vững vàng về kiến thức còn phải nắm được các kỹ thuật xử lý trên máy tính. Bên cạnh đó, cần có sự chuẩn bị thật tốt về tư liệu phục vụ cho bài giảng, các chương trình hỗ trợ... Các kỹ 87 thuật xử lý trên máy tính có thể đem lại hiệu quả cao cho bài trình diễn. Mặt khác, cũng cần phải nắm được một số vấn đề, một số thủ thuật khi thiết kế sẽ giúp cho bài giảng hoạt động tốt. 2.2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng hình ảnh, clip vào thiết kế bài giảng điện tử các môn học Pháp luật Có thể nói vai trò của việc sử dụng clip, hình ảnh vào thiết kế bài giảng điện tử là rất quan trọng, đặc biệt là đối với các môn học thuộc khoa học xã hội như pháp luật. Hiện nay, việc sử dụng clip, hình ảnh đã trở nên phổ biến và thông dụng. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế bài giảng, các giảng viên vẫn thường gặp những khó khăn, vướng mắc khi không biết cách xử lý những clip, hình ảnh đó sao cho phù hợp nội dung bài giảng và phù hợp với ý muốn của mình. Sau đây, tác giả xin được đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hình ảnh, clip vào thiết kế bài giảng điện tử: Thứ nhất, giảng viên cần phải tìm kiếm, sưu tầm cho mình những địa chỉ internet cần thiết và xây dựng bộ sưu tập về hình ảnh, clip Hiện nay cùng với thành tựu của khoa học kỹ thuật, việc tìm kiếm các tư liệu mà cụ thể là các clip, hình ảnh phục vụ giảng dạy không phải là một công việc khó khăn. Nhưng vấn đề đặt ra là với sự phong phú, đa dạng về clip, hình ảnh đó, giảng viên cần phải sàng lọc được những clip, hình ảnh tối ưu nhất không chỉ về hình thức và còn về chất lượng và giá trị sử dụng. Giảng viên cần phải đầu tư nhiều thời gian cho việc tìm kiếm và lựa chọn. Do vậy, người dạy cần biết những địa chỉ Internet cần thiết vì chúng sẽ là một nguồn tài nguyên lớn, phục vụ đắc lực cho việc thiết kế bài giảng. Có rất nhiều trang web hỗ trợ cho việc download hình ảnh, clip trong đó tiêu biểu là: Youtube, Google Video, MetaCafe, Daily Motion Ngoài ra, cần có các bộ sưu tập về hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu, các tài liệu, sách báo, dụng cụ hỗ trợ (máy ảnh, máy quay phim, micro ...). Việc tìm kiếm các clip, hình ảnh trên internet là công việc đầu tiên nhưng vấn đề đặt ra là làm cách nào để tải và chuyển đổi những video này. Xin giới thiệu một số trang web và phần mềm giúp cho việc tải video dễ dàng hơn. ClipNabber: cho phép tải video từ các trang như YouTube, Metacafe hay nhiều trang khác với thao tác đơn giản là cắt và dán đường link video. ClipNabber sẽ trả về một đường link khác để tải file về. Tất cả những gì chúng ta cần là một phần mềm đọc file FLV cho các video của Youtube. Zamzar: là ứng dụng web chuyển đổi file trực tuyến, không chỉ chuyển đổi các video trên internet thành các định dạng như AVI, MPEG, 3GP, MP4, MOV mà còn cả các file âm thanh, hình ảnh hay văn bản như doc, pdf Giao diện của Zamzar trực quan và dễ sử dụng. Người dùng chỉ cần thực hiện theo 4 bước: dán đường link video, chọn định dạng chuyển đổi, điền địa chỉ email và nhấn nút Convert. Video có giới hạn dung lượng tối đa là 100 MB. VideoDownloader cho phép tải, chuyển đổi video trực tiếp từ Youtube, Google, Metacafe, iFilm, Dailymotion... Ngoài các công cụ trực tuyến có ưu điểm nhanh, gọn và không cần cài đặt thì cách truyền thống để tải video từ các trang chia sẻ vẫn là các ứng dụng desktop. Orbit Downloader hiện là ứng dụng desktop tốt nhất dùng để tải các loại video, phim, âm thanh v.v từ internet. Chương trình có thể dễ dàng tải video và file nhạc 88 từ Myspace, Youtube, Pandora, Rapidshare và rất nhiều địa chỉ khác nhờ công cụ Grab++. Grab++ phát hiện mọi video có thể tải về từ trang web đang mở và liệt kê thông tin chi tiết về video này. Thứ hai, giảng viên cần phải có một vài “thủ thuật” và chọn công cụ (phần mềm) hiệu quả nhất trong việc xử lý kỹ thuật cho các clip và hình ảnh Các clip, hình ảnh khi tải về thường chưa được xử lý nên dung lượng hình ảnh lớn, giảng viên cần nắm bắt một số thủ thuật “bỏ túi” để có thể xử lý kỹ thuật tạo ra những clip, hình ảnh vừa ý. Ví dụ như một số thủ thuật sau: Giảm dung lượng hình ảnh: Hình ảnh từ các nguồn (máy chụp ảnh, tải về từ trên mạng internet, CD...) thường có những định dạng khác nhau (bmp, gif, jpg, png...). Vì lý do thương mại (hoặc lý do nào đó) những bức ảnh này thường có dung lượng khá lớn (bảo đảm độ sắc nét). Khi bạn sử dụng một số chương trình xử lý ảnh dù đã lưu lại với định dạng JPG nhưng dung lượng vẫn khá cao (nếu lưu ở định dạng này với mức thấp nhất thì có thể làm ảnh nhìn không rõ). Thủ thuật sau đây giúp giảm kích thước ảnh nhưng vẫn bảo đảm độ sắc nét: Mở chương trình Microsoft Office PowerPoint, chèn hình ảnh đó vào bài giảng từ menu Insert. Sau đó nhấp nút chuột phải vào tấm ảnh, chọn Save As Picture.... Trong hộp thoại Save, trong khung Save As Type chọn định dạng cần lưu là JPEG file Interchange format (JPG), đặt tên file rồi chọn nút Save. Với thủ thuật này dung lượng file ảnh sẽ giảm đến không ngờ và chất lượng ảnh sẽ sử dụng tốt trong bài giảng. Giảm dung lượng file âm thanh: Thông thường, ta sử dụng các file âm thanh có định dạng .wav để chèn vào bài giảng. Với định dạng này, dung lượng file âm thanh rất lớn (1 file wav dài 1 phút 44 giây dung lượng có thể lên đến 17.5 MB), nếu ta không xử lý mà để nguyên chèn vào bài giảng thì dung lượng bài giảng rất lớn, khi trình chiếu sẽ gặp khó khăn (Vì PowerPoint sẽ nhúng file này vào tài liệu). Thủ thuật đổi định dạng file từ file MP3 sang định dạng Wav và giảm kích thước file âm thanh (có định dạng wav) bằng chương trình Nero (đây là chương trình chép đĩa khá quen thuộc và thông dụng). Khi cài chương trình Nero vào máy tính, có một tiện ích kèm theo giúp ta thực hiện các tác vụ này là tiện ích Nero WaveEditor (Truy cập từ menu Star -> Nero 7 Premium -> Audio -> Nero WaveEditor. Giảm dung lượng các file video: Để giảm dung lượng các file video, ta cần sử dụng các chương trình chuyên dụng để thực hiện. Hiện nay có rất nhiều chương trình hỗ trợ việc này. Chúng ta có thể sử dụng ngay chương trình Magicbit video Converter. Qui trình thực hiện rất đơn giản: Chọn Add để đưa file Video nguồn vào, trong khung General, ta cần chọn các thông số trong khung Audio và khung Bit Rate (Giá trị càng nhỏ thì dung lượng file càng giảm)... Hiện nay, cùng với sự phát triển ứng dụng của công nghệ thông tin, những sản phẩm phần mềm phục vụ cho quá trình dạy và học đã xuất hiện khá phong phú. Mỗi sản phẩm đều có những đặc trưng riêng, phục vụ cho mục tiêu xác định, và cũng không có một sản phẩm nào vạn năng thay thế được các sản phẩm khác. Mỗi giảng viên có thể tham khảo các phần mềm và lựa chọn phần mềm nào có thể dùng đưa vào bài giảng trên lớp, phần mềm nào dùng hướng dẫn sinh viên tự học để củng cố kiến 89 thức. Một số phần mền dạy học có thể download miễn phí trên mạng. Nhiều phần mềm khác có thể tìm kiếm địa chỉ trên các webside của mạng giáo dục. Tác giả xin giới thiệu một phần mềm chỉnh sửa clip dễ sử dụng mà lại đạt hiệu quả cao, đó là GiliSoft Video Editor So với những phần mềm chỉnh sửa Video khác ưu điểm của GiliSoft Video Editor là nhanh, nhẹ và tính năng cao cấp. GiliSoft Video Editor được biết đến là một phần mềm chỉnh sửa Video chất lượng, với nhiều tùy chọn hỗ trợ người dùng tùy chỉnh theo phong cách cá nhân, tạo ra những đoạn Video độc đáo. GiliSoft Video Editor kết hợp cắt video, sáp nhập, chia tách, chuyển đổi video, thêm watermark, thêm phụ đề, xoay màn hình, chụp hình ảnh, điều chỉnh độ sáng, bộ lọc cho hiệu ứng hình ảnh và các chức năng chỉnh sửa video thông dụng khác trong một chương trình. GiliSoft Video Editor có các tính năng và lợi ích sau: Có thể kết nối nhiều video trong các định dạng khác nhau cùng một lúc và định dạng của tập tin đầu ra sẽ là một trong các định dạng đầu vào; GiliSoft Video Editor cho phép bạn thiết lập tỷ lệ khung, tỷ lệ bit, và độ phân giải để có được hiệu quả tốt nhất; Chia tách thủ công bằng cách kéo thanh trượt để xác định vị trí các điểm để chia. Hoặc phân chia tự động bằng cách thiết lập thời gian chia tách hoặc kích thước tập tin; Lựa chọn các đoạn mong muốn cho đầu ra. Cắt bất kỳ đoạn phim mà bạn muốn và sẽ được hiển thị trong danh sách. Nếu bạn không hài lòng với một số đoạn, bạn có thể trực tiếp xóa chúng trong danh sách; Thông số khác nhau - phần mềm chỉnh sửa video toàn diện cung cấp nhiều thông số chi tiết bao gồm tỷ lệ khung, tỷ lệ bit video, và độ phân giải. Bằng cách thiết đặt chúng, bạn sẽ có được hiệu ứng mong đợi trong một thời gian ngắn; Hỗ trợ xem trước - Hỗ trợ xem trước video nguồn và file đích. Nếu cần thiết, bạn có thể điều chỉnh thứ tự của các file video đầu ra; Chạy trong nền - Bạn có thể chạy phần mềm chỉnh sửa video ở chế độ nền khi cắt, tách hoặc kết nối video để không chiếm nhiều không gian; Xem trước video - trình biên tập video cung cấp cửa sổ xem trước bản gốc và các tập tin đầu ra; Hỗ trợ đầy đủ Intel ® Pentium D Dual-Core Processor và AMD Athlon ™ 64X2 Dual-CoreProcessor. Với những tiện ích như trên, GiliSoft Video Editor còn rất dễ sử dụng. Ví dụ một trong các tính năng của GiliSoft Video Editor là cắt video. Chức năng cắt Video có thể thực hiện vừa đơn giản, chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh. Có thể nói, nếu như máy tính đã cài đặt GiliSoft Video Editor rồi thì không cần phải cài thêm bất cứ phần mềm cắt Video nào khác, bởi vì nó đã hỗ trợ rất tuyệt vời và ổn định. Có 3 lựa chọn cho việc cắt Video bất kì cho tập tin: Easy Cutter: Cắt Video đơn giản; Batch Cutter: Cắt nhiều Video một lúc có cùng thiết lập; Advanced Cutter: Cắt và chuyển đổi Video định dạng khác, thiết bị giải trí đa phương tiện. Nếu muốn nhanh chóng cắt một đoạn bất kì trong một Video thì nhấp vào chức năng Easy Cutter. Kéo thanh trượt vào điểm bắt đầu và kết thúc, hoặc nhập thời gian vào mục Start, End. Sau đó nhấn Cut, điều tuyệt vời là có thể cắt nhiều đoạn khác nhau, danh sách sẽ hiện tại Output clips. 90 Để tiến hành cắt đoạn Video nào đó thì nhấp vào nó ở danh sách, lựa chọn thư mục lưu tập tin đầu ra ở Output phía dưới. Sau cùng nhấn Start để thực hiện, thời gian xử lý rất nhanh và độ chuẩn xác cao. Để áp dụng cắt Video giống nhau của nhiều tập tin Video khác nhau thì sử dụng chức năng Batch Cutter. Có thể thêm rất nhiều Video khác nhau để xử lý cùng một lúc. Xác định thời gian bắt đầu, kết thúc của đoạn Video mong muốn rối nhấn Apply All. Ngoài ra, có thể chụp ảnh Video bằng cách nhấn vào biểu tượng máy ảnh. Lựa chọn thư mục lưu Video đầu ra tại Output files. Sau cùng, nhấn Start để thực hiện. Cách này áp dụng cho các tập tin Video có mục đích cắt như nhau, ví dụ như các tập tin, muốn cắt bỏ đoạn đầu và đoạn cuối giới thiệu, hát hò thì chức năng này là sự lựa chọn hoàn hảo. Nếu muốn cắt Video và chuyển đổi định dạng thì sử dụng chức năng Advanced Cutter. Nhấp vào Add File để thêm tập tin đầu vào. Vẫn xác định vị trí của đoạn cắt như bình thường. Sau đó thiết lập định dạng Video đầu ra hoặc chuyển thẳng cho các thiết bị giải trí đa phương tiện tại mục Output Format. Sau đó nhấn Start để thực hiện. Ngoài ra, tại đây còn có thể cắt khung hình, thêm hiệu ứng, đóng dấu bản quyền, chèn phụ đề và nhạc cho Video của mình. Trên đây chỉ là cách sử dụng một trong rất nhiều tính năng của GiliSoft Video Editor mà tác giả muốn được giới thiệu. Còn nhiều tiện ích khác của GiliSoft Video Editor trong quá trình sử dụng, chúng ta cùng tìm hiểu và khám phá. Ở mỗi tính năng, GiliSoft Video Editor đều thể hiện những tiện ích trong kỹ thuật và trong sử dụng. Ngoài ra, đối với việc chỉnh sửa hình ảnh chúng ta có thể sử Snipping Tool trong Windows 7. Hiện nay, hầu hết các máy tính xách tay (Laptop) trên thị trường đều được cài đặt hệ điều hành Windows 7. Windows 7 là phiên bản kế tiếp của Windows Vista được Mcrosoft phát triển, với nhiều tính năng ưu việt như: Chạy nhanh, giao diện tương đối bắt mắt, các tiện ích cần thiết được tích hợp đầy đủ, giúp người dùng không cần phải sử dụng đến các phần mềm tiện ích khác. Các hệ điều hành quen thuộc với người dùng như Windows XP, thông thường muốn chụp ảnh màn hình desktop để lưu lại khi các ứng dụng đang mở trên màn hình, người dùng phải bấm tổ hợp phím Alt+Prnt Scrn trên bàn phím, sau đó mở chương trình Pain của Windows XP ra và gián vào. Tiếp đến nhờ các công cụ hỗ trợ sẵn trong chương trình Pain để chỉnh sửa và cắt ảnh sao cho phù hợp với yêu cầu của người dùng. Để thực hiện lưu trữ một hình ảnh người dùng phải mất khá nhiều thời gian cho các thao tác mới có được một hình hảnh như ý. Với Snipping Tool trong Windows 7 người dùng chỉ mất năm đến mười giây để lưu lại một ngữ cảnh nào đó mà người dùng đang mở trên màn hình. Với những thủ thuật và phần mềm trên đây, các giảng viên sẽ thiết kế được những bài giảng điện tử vừa nhanh chóng vừa hiệu quả. Đặc biệt, đối với môn học pháp luật, việc lắp ghép, trích đoạn để xây dựng các tình huống pháp luật bằng clip và hình ảnh sẽ không còn là vấn đề khó khăn. 3. Kết luận Để hoàn thành tốt một bài giảng điện tử cho môn học pháp luật, giảng viên cần đầu tư nhiều thời gian cho ba bước cơ bản: bước một, lựa chọn nội dung tình huống pháp luật phù hợp; bước hai, lựa chọn những hình ảnh hay clip phù hợp nội dung; bước ba, xử lý kỹ thuật cho các clip và 91 hình ảnh. Trong đó, bước ba là bước quan trọng đòi hỏi mỗi giảng viên cần phải có sự đầu tư, tìm hiểu, sáng tạo và phải có kỹ năng xử lý kỹ thuật. Với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, việc vận dụng clip, hình ảnh vào giảng dạy đối với giảng viên ở các trường đại học không phải là vấn đề xa lạ. Tuy nhiên, mỗi giảng viên cũng nên trang bị cho mình những kiến thức về kỹ thuật xử lý các hình ảnh, clip và tạo thành kỹ năng nghề nghiệp. Các phần mềm hay các web hỗ trợ hiện hay rất nhiều, có thể dễ dàng tìm kiếm trên intrenet, mỗi giảng viên nên chọn cho mình một vài công cụ hỗ trợ phù hợp chuyên ngành giảng dạy và phù hợp với khả năng ứng dụng của mình. Với những biện pháp tác giả đề cập trong bài viết, hy vọng sẽ cùng các đồng nghiệp hoàn thiện hơn việc thiết kế bài giảng điện tử vào môn học cụ thể, môn học pháp luật ở trường đại học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Tương Tri (2008), Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử, Trường ĐHSP Huế. 2. Jef Peeraer, Trần Nữ Mai Thi (2010), Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực, NXB Giáo dục Việt Nam. 3. Hoàng Thùy (2013), Những mẹo vặt khi sử dụng máy tính, NXB Thời đại. 4. It-clup (2012), Tự ọc Microso t indo s , Nxb Văn hóa Thông tin. 5. Trang web: www.thegioitinhoc.vn Ngày nhận bài: 13/5/2015 Biên tập xong: 15/8/2015 Duyệt đăng: 20/8/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_su_dung_hinh_anh_clip_v.pdf
Tài liệu liên quan