Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà

Trong năm 2002, nguyên giá TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là 5.002.737.000 đồng tăng so với năm 2001 là 2.327.023.000 đồng diều đó cho thấy công ty đã có sự đầu tư đổi mới trang thiết bị. Các TSCĐ của công ty đều được sử dụng vào SXKD, tuy nhiên để rút ngắn thời gian thu hồi vốn, trong thời gian tới công ty cần duy trì khai thác toàn bộ 100% TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với đặc điểm của thi công , xây lắp. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, công ty cần có kế hoạch khấu hao nhanh, rút ngắn thời gian thu hồi vốn, từ đó có nguồn để đổi mới máy móc , mua sắm trang thiết bị công nghệ hiện đại, tránh được hao mòn vô hình, theo kịp với trình độ phát triển của khoa học. Với phương pháp này thì thời gian tính khấu hao TSCĐ sẽ được rút ngắn, phân bổ nhanh giá trị TSCĐ vào sản phẩm mà vẫn đảm bảo có lãi. Việc tính khấu hao này sẽ làm giảm tương ứng lợi nhuận của công ty, thuế thu nhập và quyền lợi trước mắt của công ty nhưng đây là biện pháp đúng đắn để bảo toàn và phát triển vốn nên được áp dụng lâu dài

doc67 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ nhu cầu do vậy phải vay ngắn hạn các tổ chức đơn vị khác làm ảnh hưởng đến an toàn trong kinh doanh của công ty, do đó công ty phải có kế hoạch quản lý ,tổ chức sử dụng khoản vốn này chặt chẽ có hiệu quả cao, tránh lãng phí và cố gắng thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Nhìn chung , ngoài các khoản trên, các khoản phải trả công nhân viên, phải trả thuế và phải thu khác đều tăng. Như vậy qua ta có thể thấy công ty phải thanh toán, chi trả một khối lượng tương đối lớn, trong khi các khoản phải thu của công ty chưa thu được và có xu hướng tăng về cuối năm, chỉ duy nhất có khoản phải thu khác là giảm tức là công ty đã thu được số tiền3.059.303.400 đồng tương ứng với 44,3%, trong tổng số các khoản phải thu, tuy nhiên việc việc thu hồi các khoản phải thu còn lại phụ thuộc vào khả năng, sự năng động và mối quan hệ của công ty đối với đối tác làm ăn. Với kết cấu tài chính tuy có lợi là công ty đã chiếm dụng vốn của các đơn vị , tổ chức khác và chỉ phải bỏ ra một lượng vốn chủ sở hữu rất nhỏ vào hoạt động sanr xuất kinh doanh. Nếu công ty quản lý và sử dụng tốt nó sẽ nâng cao được hiệu quả đồng vốn, tuy nhiên điểm bất lợi là công ty có thể gặp những rủi ro nếu khoản chiếm dụng này không được sử dụng có hiệu quả, đồng thời chi phí sử dụng nguồn tài trợ này không phải là thấp. do vậy đây không phải là biện pháp lâu dài trong việc huy ođộng vốn cho hoạt động kinh doanh được vì nếu trường hợp công ty kinh doanh không đạt hiệu quả, công ty sẽ không đảm bảo được khả năng thanh toán như hiện nay, gây căng thẳng về mặt tài chính.Vì vậy công ty cần phải có một định hướng xây dựng cơ cấu vốn và nguồn vốn mang tính chiến lược lâu dài để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của công ty.Từ những phân tích ở trên có thể đi đến một số nhận xét đánh giá khái quát tình hình tổ chức vốn sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà : - Công ty đã mở rộng sản xuất từ chỗ chỉ thi công xây lắp các công trình xây dựng, lắp đặt hệ thống cấp , thoát nước, đường điện, trạm điện… nay công ty đã mở rộng sản xuất thêm những mặt hàng như : nước tinh lọc, nước tinh khiết, tấm tường cánh cửa và công ty đang thực hiện xây dựng nhà máy sản xuất tôn mạ màu. tuy nhiên ta thấy kết cấu vốn của công ty chưa hợp lý, vốn tự có của công ty chỉ chiếm 14,3% trong khi đó nợ phải của công ty trả là 85,7%. Điều đó cho thấy công ty không thể tự chủ được về mặt tài chính mà phụ thuộc vào các đơn vị khác. - Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu tập chung vào tài sản lưu động chiếm71,8% trong tổng tài sản. Với số vốn lưu động lớn như vậy sẽ giúp công ty có thể đảm bảo cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên ta nhận thấy vốn bằng tiền của công ty chỉ chiếm có 0,92% trong tổng vốn lưu động, còn các khoản phải thu và hàng tồn kho thì quá lớn, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tài chính của công ty. - Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu hình thành từ nguồn đi vay ngắn hạn, do đó tạo ra sức ép cho công ty phải trả khoản vay này, không những thế nó làm cho công ty phải phụ thuộc vào đơn vị khác không tự chủ được về mặt tài chính. Để có thể đánh gía chính xác được xem công ty đã quản lý và sử dụng vốn kinh doanh như thế nào. Ta đi đánh giá tình hình quản lý, bảo tòan và nâng cao hiệu quả sử dụng từng loại vốn của công ty. Sau đây ta đi phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty trong năm2002. Bảng kê này được lập dựa vào sự thay đổi các khoản mục trong bảng cân đối kế toán giữa hai thời điểm là đầu kỳ và cuối kỳ theo nguyên tắc: + Tăng nguồn vốn, giảm tài sản phản ánh ở cột diễn biến nguồn vốn. + Tăng tài sản, giảm nguồn vốn được xếp vào cột sử dụng vốn. Biểu 5a: Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Nước Hải Hà năm 2002 Qua những số liệu tính toán được ở bảng trên ta thấy quy mô nguồn vốn hay sử dụng vốn của công ty trong năm 2002 đã tăng 8.856.759.467 đồng so với năm 2001 - Quy mô nguồn vốn tăng lên chủ yếu là do công ty chiếm dụng khoản phải trả nhà cung cấp 3.375.021 đồng chiếm tỷ trọng là 38,1%. Đây là khoản vốn mà công ty tận dụng mà không phải trả bất cứ chi phí sử dụng vốn nào. Đây là một điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc huy động vốn cho quá trình kinh doanh mà không phải chịu sức ép lớn trong việc trả lãi như khi huy động vốn từ ngân hàng, từ các tổ chức tín dụng khác, tuy nhiên khoản này công ty chỉ chiếm dụng được trong một thời gian nhất định, không thể lâu dài do đó công ty phải sử dụng và quản lý tốt khoản nay trong kinh doanh. Ngoài nguồn vốn chủ yếu này thì công ty còn huy động vốn từ số tiền trích khấu hao trong năm 1,02% ( 90.638.000 đồng ), từ quỹ đầu tư phát triển với số tiền là 61.913.046 đồng chiếm tỷ trọng 0,76% từ khoản phải trả phải nộp ngân sách nhà nước:534.945.931 đồng chiếm tỷ trọng 6,03%. Từ đó cho thấy công ty đã cố gắng sử dụng nguồn vốn nội bộ bên trong và chiếm dụng một khoản lớn của nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, đã giúp công ty trong khi nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty còn eo hẹp, khả năng tự chủ tài chính không cao. - Về sử dụng vốn: trong tổng số vốn 8.856.759.476 đồng có 2.327.023.003 đồng chiếm tỷ trọng 26,3% bổ xung cho hoạt động sản xuất kinh doanh ( mua sắm TSCĐ ).trong năm qua công ty đã bổ xung thêm vốn kinh doanh là 15.535.898 đồng chiếm tỷ trọng 0,18%, ngoài ra kỳ kinh doanh vừa qua công ty tăng thêm lượng dự trữ nguyên vật liệu, đây là việc sử dụng vốn không cần thiết nhiều lắm ( 39.864.203 đồng ) trong điều kiện nguồn cung cấp nguyên vật liệu là khá ổn định trên thị trường hiện nay, và có thể dựa vào các mối quan hệ bạn hàng với nhà cung cấp, như vậy trong năm tới công ty nên giảm bớt khoản vốn này để tăng thêm nguồn huy động cho vốn kinh doanh của công ty. Như vậy ta thấy công ty thiếu vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh nên phải lấy từ các khoản khách hàng trả trước, cầm cố ,ký cược ký quỹ để bù vào khoản vốn đo. Việc dự trữ NVL làm tồn đọng vốn kinh doanh, công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng như vậy sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn trong điều kiện vốn kinh doanh đang còn thiếu. 2.2 Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty năm 2002. Biểu 06: Tình hình tài sản cố định của Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà năm 2002 Qua bảng Biểu 06 ta thấy: Tại thời điểm 31/12/02 NGTSCĐ là 5.002.737.000 đồng tăng so với cuối năm 2001 là 2.327.023.000 tương ứng với mức tăng là 87%. Trong đó TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh ở cuối năm 2002 đã tăng lên so với cuối năm 2001 là 2.327.023.000 tương ứng với tỷ lệ tăng là 87%. Nhìn vào bảng ta thấy phần tài sản cố định dùng cho SXKD của công ty tăng lên do công ty mua sắm thêm một số thiết bị phục vụ công tác quản lý ( Máy vi tính, máy in HP 1125, máy điều hoà, bộ đo lường thiết bị điện…), đặc biệt trong đó phần nhà cửa vật kiến trúc tăng lớn nhất, cụ thể cuối năm 2001 là 1.393.400.000 đồng chiếm 52,1% trong tổng TSCĐ thì đến cuối năm 2002 đã tăng lên 3.715.018.000 đồng chiếm 74,3 % trong tổng số TSCĐ tương ứng với mức tăng là 2.321.618.000 đồng với tỷ lệ tăng là 116,6% nguyên nhân là do công ty xây dựng thêm nhà ở cho công nhân và xưởng gia công của công ty. Tính đến ngày 31/12/2002 TSCĐ của công ty đều là TSCĐ hữu hình đang sử dụng, không có TSCĐ chưa cần dùng và TSCĐ chờ thanh lý. Điều này chứng tỏ hầu hết TSCĐ của công ty được sử dụng ngay vào sản xuất, giúp cho công ty tránh được hiện tương ứ đọng vốn. Cụ thể ta thấy, ở cả năm 2001 và 2002 nhà cửa vật kiến trúc và thiết bị dụng cụ quản lý tăng lên ( cuối năm 2002 NGTSCĐ cuả thiết bị dụng cụ quản lý là 217.715.000 đồng tăng hơn so với thời điểm cuối năm 2001 là 5.405.0000 đồng với tỷ lệ tăng là 2,5% ), còn máy móc thiết bị và phương tiên vận tải phục vụ cho quá trình sản xuất và thi công vẫn đang trong thời gian sử dụng và còn tương đối tốt, như vậy ta có thể thấy với cơ cấu TSCĐ như vậy là phù hợp với yêu cầu hoạt động sản xuất và thi công của công ty. Để hiểu thêm về tình trạng kỹ thuật và tình hình sử dụng TSCĐ của công ty như thế nào ta đi xem xét tình trạng kỹ thuật TSCĐ của công ty qua. Biểu 07. Tình trạng kỹ thuật TSCĐ của Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà Qua Biểu 07 ta thấy: giá trị còn lại của TSCĐ trong sản xuất kinh doanh của công ty ở thời diểm đầu năm 2002 là 2.105.214 đồng chiếm 78,7% trong tổng nguyên giá TSCĐ đang sử dụng và ở thời điểm 31 /12 /02 là 4.077.533.000 đồng chiếm 81,5% tổng nguyên giá TSCĐ đang sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể: - Giá trị còn lại của nhà cửa vật kiến trúc tại thời điểm 31 / 12/02 là 3.510.194 đồng chiếm 94,5% trong tổng nguyên giá TSCĐ đầu tư vào nhà cửa vật kiến trúc ta nhận thấy cuối năm 2002 giá trị của nhà cửa vật kiến trúc tăng lên so với đầu năm 2002 làm tỷ trọng của phần này tăng lên từ 92,6% lên 94,5%. Nguyên nhân do trong năm 2002 công ty xây dựng thêm nhà ở cho công nhân và xưởng gia công. Đây cũng là lý do TSCĐ đầu tư vào nhà cửa kiến trúc cuối năm tăng lên. - Máy móc thiết bị tại thời điểm cuối năm có xu hướng giảm về tỷ trọng và giá trị còn lại. Tại thời điểm 01/ 01/ 02 giá trị còn lại của máy móc thiết bị là 72.560.000 đồng chiếm 5,3% trong tổng nguyên giá TSCĐ đầu tư vào máy móc thiết bị. Đến cuối năm 2002 giá trị còn lại chỉ còn 45.908.000 đồng chiếm 32,3% trong tổng nguyên giá TSCĐ đầu tư vào máy móc thiết bị. - Phương tiện vận tải: Tại thời điểm cuối năm 2002 giá trị còn lại và tỷ trọng của phần này cũng giảm xuống, nguyên nhân do công ty sử dụng cho mục đích kinh doanh như đã nêu ở trên. - Thiết bị dụng cụ quản lý: Nguyên giá của thiết bị dụng cụ quản lý ở thời điểm cuối năm là 217.715.000 đồng tăng hơn so với đầu năm là 69.628.000 đồng ( đầu năm nguyên giá TBDCQL là 212.310.000 đồng ) chiếm 4,4 % trong tổng nguyên giá TSCĐ đầu tư vào thiết bị dụng cụ quản lý. Nguyên nhân tăng do trong năm công ty mua thêm một số trang thiết bị mới phục vụ cho nhu cầu quản lý của công ty. Qua Biểu 07 ta thấy: công ty chỉ có TSCĐ đang dùng vào sản xuất kinh doanh chứ không có tài sản cố định chưa cần dùng, TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý, hay TSCĐ phúc lợi. Như vậy chứng tỏ công ty đã huy động và khai thác triệt để TSCĐ sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một biện pháp công ty sử dụng để giảm bớt chi phí về bảo quản TSCĐ và hao mòn vô hình của loại tài sản này. Như vậy ta có thể nhận thấy trong năm 2002 tổng giá trị còn lại của TSCĐ là 4.077.533.000 chiếm 81,5% trong tổng nguyên giá TSCĐ . Điều đó cho thấy đa số TSCĐ công ty đang sử dụng còn mới, số năm còn trích khấu hao còn dài. Do đó giải thích vì sao công ty có đầu tư thêm tài sản cố định nhưng chủ yếu là nhà cửa, còn các trang thiết bị máy móc phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty thì không được đầu tư thêm. Tuy nhiên trong những năm tới công ty cần tích cực đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại hơn nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty và phục vụ cho quy mô sản xuất kinh doanh của công ty đang ngày càng mở rộng, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hơn. Việc công ty có bảo toàn được vốn hay không, nó thể hiện ở hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Công ty nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ tạo ra được lợi nhuận nhiều hơn trên một đồng vốn cố định bình quân tham gia vào qúa trình sản xuất. Để xem xét việc công ty có khả năng bảo toàn và nâng cao việc sử dụng vốn hay không ? Ta đi xem xét đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. Doanh thu thuần 1. Hiệu suất sử dụng VCĐ = Vốn cố định bình quân - Năm 2001 : 10.512.443.509 Hiệu suất sử dụng VCĐ = = 7,8 1.349.029.900 - Năm 2002 : 10.666.364.135 Hiệu suất sử dụng VCĐ = = 3,13 3.405.179.450 Hiệu suất sử dụng VCĐ phản ánh cứ một đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Như vậy năm 2002 hiệu suất sử dụng VCĐ nhỏ hơn năm 2001, điều đó cho thấy trong năm 2001 công ty cứ sử dụng bình quân 1 đồng TSCĐ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 7,8 đồng doanh thu thuần còn năm 2002 cứ sử dụng 1 đồng TSCĐ công ty chỉ tạo ra được 3,13 đồng doanh thu thuần. Như vậy thực tế sản xuất năm 2002 để tạo ra được một đồng doanh thu thì công ty cần nhiều hơn 4,7 đồng VCĐ so với năm 2001. Doanh thu thuần 2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân - Năm 2001 : 10.512.443.509 Hiệu suất sử dụng TSCĐ = = 4,0 2.638.989.000 - Năm 2002 : 10.666.364.135 Hiệu suất sử dụng TSCĐ = = 2,8 3.839.225.500 Hiệu suất sử dụng TSCĐ phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần. Hiệu suất càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định càng cao. Hiệu suất TSCĐ năm 2002 cho ta thấy, cứ một đồng nguyên giá TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 2,8 đồng doanh thu thuần, như vậy là giảm so với năm 2001 là 1,2 đồng doanh thu thuần. Điều này đặt ra cho công ty cần phải sử dụng TSCĐ cũng như vốn cố định chặt chẽ và linh hoạt hơn. VCĐ bình quân 3. Hàm lượng VCĐ = Doanh thu thuần - Năm 2001 : 1.349.029.900 Hàm lượng VCĐ = = 0,13 10.512.443.509 - Năm 2002 : 3.405.179.450 Hàm lượng VCĐ = = 0,32 10.666.364.135 Ta thấy hàm lượng VCĐ của năm 2002 tăng lên so với năm 2001, cụ thể là: năm 2001 hàm lượng VCĐ là 0,13 đồng còn năm 2002 là 0,32 đồng tăng so với năm 2001 là 0,19 đồng. Như vậy năm 2001 công ty chỉ cần 0,13 đồng vốn cố định thì tạo ra được một đồng doanh thu thì năm 2002 để có một đồng doanh thu công ty phải mất 0,32 đồng tức là tăng so với năm 2001 tăng lên 0,19 đồng. Lợi nhuận trước thuế ( hoặc sau thuế thu nhập ) 4. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = VCĐ bình quân - Năm 2001 : 199.028.169 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = = 0,15 1.349.029.900 - Năm 2002: 250.012.955 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = = 0,07 3.405.179.450 Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế thu nhập. Năm 2002 tỷ suất lợi nhuận VCĐ là 7% đã giảm 8% so với năm 2001. Điều đó cho thấy một dấu hiệu không tốt về khả năng sinh lời của đồng vốn của công ty trong năm 2002. Từ những phân tích và đánh giá trên cho ta thấy, hiệu suất sử dụng VCĐ,hiệu suất sử dụng tài sản cố định có xu hướng giảm xuống so với năm 2001 trong khi hàm lượng VCĐ lại tăng lên mà chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ một chỉ tiêu phản ánh chất lượng công tác sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của năm 2002 lại giảm xuống tương đối nhiều. Điều đó cho thấy trong năm 2002 công ty đã sử dụng vốn kém hiệu quả hơn năm 2001 mặc dù công ty vẫn bảo toàn được vốn. 2.3 Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà. Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh là doanh nghiệp xây lắp nên Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Nước Hải Hà có đặc trưng riêng của ngành là sản phẩm có giá trị lớn, thời gian thi công dài nên nhu cầu vốn lưu động rất lớn. Tại thời điểm 31/ 12 / 2002 vốn lưu động của Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà là 11.037.207.925 đồng chiếm 71,8% trong tổng số VKD, tại thời điểm 31 / 12 / 2001 VLĐ của công ty là 10.504.218.982 đồng chiếm 81% trong tổng vốn kinh doanh. Như vậy VLĐ của công ty năm 2002 tăng so với năm 2001 là532.988.941 đồng tương ứng với mức tăng là 5,07%. Qua so sánh 2 năm ta nhận thấy cùng với sự tăng lên của VKD thì vốn lưu động của công ty cũng tăng lên, đó là điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty.Tuy nhiên đồng vốn mà công ty đang quản lý và sử dụng có mang lại hiệu quả trong kinh doanh, có mang về cho công ty lợi nhuận hay không điều đó còn phụ thuộc vào việc quản lý, phân bổ vốn giữa các quá trình sản xuất như thế nào cho hợp lý, đảm bảo cho đồng vốn luôn được luân chuyển, không bị ứ đọng, nhằm nâng cao hiệu quả của đồng vốn. Cơ cấu VLĐ của công ty thể hiện qua. Biểu 08 - Cơ cấu vốn lưu động của Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà năm 2002. ( Trang bên ) - Vốn bằng tiền : Trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải luôn có một lượng vốn tiền tệ dự trữ nhất định để đáp ứng nhu cầu giao dich hàng ngày như mua sắm nguyên vật lệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết khác, mặt khác nó còn là khoản dự phòng nhằm ứng phó với các sự kiện bất thường đồng thời làm tăng khả năng thanh toán nhanh của công ty. Theo biểu 08 thì vốn bằng tiền của công ty cuối năm ( 101.988.249 đồng ) tăng so với đầu năm ( 80.653.747 đồng ) là 21.334.502 đồng với mức tăng là 26,5%. Về tỷ trọng không có sự thay đổi nhiều chỉ tăng 0,12% so với đầu năm. Vốn bằng tiền tăng chủ yếu do tiền gửi ngân hàng tăng 51.953.266 đồng đây là phần tỷ trọng lớn nhất trong vốn bằng tiền là 89,4%. Còn lại là lượng mặt tại quỹ chiếm 10.6%. Đây là biểu hiện tốt cho thấy công ty vẫn có thể thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên trong năm tới công ty cần phải tiếp tục tăng khoản dự trữ vốn tiền để đảm bảo tốt hơn, vững chắc hơn về mặt tài chính trong điều kiện vốn hoạt động chính của công ty vẫn cònm đang phụ thuộc nhiều vào các khoản huy động từ bên ngoài. Ta còn thấy có sự thay đổi về cơ cấu vốn bằng tiền: tiền gửi ngân hàng về tỷ trọng tăng lên vào cuối năm trong tổng vốn bằng tiền là 40,8%, nó đúng bằng phần giảm tỷ trọng của tiền mặt tại quỹ. Đây là vấn đề công ty cần phải xem xét để trong những năm tới công ty cần phải tăng tỷ trọng tiền mặt tại quỹ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn và tăng khả năng thanh toán nhanh của công ty. - Khoản phải thu: tỷ trọng các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm một lượng lớn trong tổng vốn lưu động: các khoản phải thu chiếm 32%, còn hàng tồn kho chiếm nhiều hơn 51,6%. Trong đó khoản vốn bằng tiền của công ty chỉ chiếm có 0,92% trong tổng VLĐ. Cụ thể ta thấy: Tại thời điểm 31 / 12 / 02 khoản phải thu của công ty là 3.531.773.865 đồng, toàn bộ là khoản phải thu của khách hàng. Đầu năm khoản này công ty đã thu về hết nhưng đến cuối năm khoản này đã tăng lên, điều này cho thấy,thời điểm cuối năm 2002 vốn của công ty đã bị chiếm dụng tương đối lớn, điều này sẽ có tác động làm giảm vòng quay VLĐ của công ty. Đây là những khoản công ty bị khách hàng chiếm dụng, trong năm tới công ty cần tích cực tìm những biện pháp hữu hiệu để thu hồi hết khoản knày để tăng vốn hoạt động cho công ty mà không cần phải đi vay như hiện nay. Trong kết cấu các khoản phải thu của khách hàng thì không có các khoản phải thu đến hạn, hay quá hạn mà chỉ có các khoản phải thu khó đòi bvà chưa đến hạn, đó là do khối lượng hoàn thành công việc tháng 12 sang năm 2003 bên A mới quyết toán cho công ty. Đây thực chất cũng là do đặc điểm của công ty là xây lắp với thời gian thi công lâu, giá trị sản phẩm rất lớn, nên các khoản phải thu thường là rất lớn trong kỳ kinh doanh. Với kết cấu như vậy ta cũng thấy là một dấu hiệu tốt là công ty đang thực hiện rất nhiều công trình, dự án báo hiệu trong năm tới doanh thu, giá trị sản lượng, lợi nhuận của công ty có khả năng tăng lên nếu công ty quản lý, đôn đốc tốt quá trình thi công để sản phẩm tạo ra có chất lượng cao, đúng kỹ thuật và thời hạn như đã thoả thuận trong hợp đồng đối với bên A. Nếu thực hiện được như vậy thì công ty sẽ thu hồi được các khoản phải thu của khách hàng trong những năm tới đúng hạn, tăng thêm được vốn kinh doanh trong kỳ sản xuất tiếp theo. - Hàng tồn kho: là loại vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng VLĐ của công ty. Tại thời điểm 01 / 01 / 02 hàng tồn kho của công ty là 8.718.053.117 đồng chiếm 83% trong tổng vốn lưu động, đến thời điểm 31 / 12 / 02 hàng tồn kho là 5.698.613.924 đồng chiếm 51,6% giảm so với đầu năm là 34,6% tương ứng với số tiền giảm là 3.019.439.253 đồng. Qua biểu 08 ta thấy khoản tăng lên của hàng tồn kho chủ yếu là do nguyên vật liệu tồn kho. Nguyên vật liệu tồn kho cuối năm tăng 5,2% và chiếm tới 14,1% trong tổng hàng tồn kho. Việc tăng NVL trong kho như vậy là không tốt lắm vì như ta biết về đặc điểm sản xuất của công ty là xây dựng , thi công, xây lắp các công trình có giá trị lớn, thời gian thực hiện lâu dài nên khi kcó công trình, công ty mới tiến hành dự trữ NVL trong kho ở mức độ nhất định theo tiến độ thi công công trình mà chủ yếu là các loại dàn giáo, cốppha, còn các loại nguyên vật liệu khác thì không cần thiết vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều đại lý bán các loại vật liệu đó, lại gần nơi thi công công trình nên rất tiện lợi với giá cả tương đối ổn định. Như vậy số NVL tăng trong kho tại thời điểm cuối năm là do một số công trình có thời gian thực hiện lâu dài nên lượng giàn giáo, côppha trong kho lớn, tiến độ thi công một công trình chậm, nên cuối năm công ty phải đưa vào kho dự trữ lượng NVL của những công trình mà theo tiến độ thi công kế hoạch thì lẽ ra đến thời điểm này đã phải hoàn thành. Trong tổng hàng tồn kho thì chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm phần lớn, đầu năm khoản này chiếm 91,12% trong tổng hàng tồn kho tương ứng với số tiền là 7.951.696.117 đồng, đến cuối năm giảm xuống còn 4.982.392.717 đồng chiếm 85,9% trong tổng hàng tồn kho tương ứng với số tiền giảm xuống là 3.059.366.400 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm xuống 38,5%. Mặc dù đã có sự giảm xuống của hàng tồn kho vào cuối năm, nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của công ty, điều này là do trong năm đang thực hiện một số dự án lớn chưa hoàn thành đang trong giai đoạn hoàn thiện như dự án : Đường dây và trạm biến áp gia đình quân khu II, hầm hút bụi nhà máy dệt, đường diện hạ thế xã Hồng đà + Hương nha… công ty có những công trình thi công kéo dài, chỉ khi đã thi công xong mới được nghiệm thu và bàn giao công trình, điều đó giải thích vì sao chi phí sản xuất kinh doanh dở dang còn tồn nhiều trong kho. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo của công ty phải quan tâm tìm ra những biện pháp giảm thiểu khoản tồn kho tránh bị ứ đọng vốn bằng cách khuyến khích, có chế độ khen thưởng kịp thời cho những tập thể , cá nhân có sáng kiến giúp công ty đẩy nhanh tiến độ thi công tiết kiệm được thời gian, chi phí xây dựng công trình nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình, nhanh chóng bàn giao công trình thu hồi vốn kinh doanh, đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động một cách tiết kiệm và hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như những tồn tại trong việc quản lý sử dụng VLĐ của công ty, chúng ta đi xem xét đánh giá một số chỉ tiêu qua Doanh thu thuần 5. Vòng quay VLĐ = VLĐ bình quân - Năm 2001 : 10.512.443.509 Vòng quay VLĐ = = 1,5 vòng 6.974.476.916,5 - Năm 2002: 10.666.364.135 Vòng quay VLĐ = = 1 vòng 10.770.713.452,5 Vòng quay VLĐ phản ánh trong kỳ VLĐ quay được mấy vòng, và phản ánh 1 đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Qua tính toán ta thấy: Năm 2002 vốn lưu động bình quân là 10.770.713.452,5 đồng, doanh thu thuần đạt được là 10.666.364.135 đồng số vòng quay VLĐ là 1 vòng giảm hơn so với năm 2001 là 0,5 vòng, điều này cho thấy năm 2002 số vòng quay VLĐ đã giảm tức là VLĐ năm 2002 đã quay vòng chậm hơn so với năm 2001, đây là biểu hiện không tốt. Nguyên nhân do mức tăng của doanh thu thuần giảm hơn mức tăng của vốn lưu động bình quân. 360 ( ngày ) 6. Số ngày một vòng quay VLĐ = Số vòng quay VLĐ - Năm 2001 : 360 ( ngày ) Số ngày một vòng quay VLĐ = = 240 ngày/ vòng 1,5 - Năm 2002 : 360 ( ngày ) Số ngày một vòng quay VLĐ = = 360 ngày/ vòng 1 Chỉ tiêu này phản ánh trung bình một vòng quay hết bao nhiêu ngày. Năm 2002 số vòng quay VLĐ đã tăng lên 120 ngày / vòng so với năm 2001. điều này cho thấy VLĐ của năm 2002 luân chuyển chậm hơn năm 2001 là 120 ngày dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty, vốn sẽ bị ứ đọng ảnh hưởng đến việc SXKD của công ty. VLĐ bình quân 7. Hàm lượng VCĐ = Doanh thu thuần - Năm 2001 : 6.974.476.916,5 Hàm lượng VCĐ = = 0,66 10.512.443.509 - Năm 2002 : 10.770.713.452,5 Hàm lượng VCĐ = = 1,009 10.666.364.135 Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng VLĐ. Hàm lượng vốn lưu động năm 2002 là 1,009 tăng 0,349 đồng so với năm 2001 ( năm 2001 hàm lượng VLĐ là 0,66 đồng ). Có nghĩa là công ty muốn tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần năm 2001 cần 0,66 đồng VLĐ nhưng đến năm 2002 thì phải cần tới 1,009 đồng VLĐ mới có được 1đồng doanh thu. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty năm 2002 là kém hiệu quả hơn năm 2001. Lợi nhuận trước thuế ( Sau thuế ) 8. Doanh lợi VLĐ = VLĐ bình quân - Năm 2001 : 199.028.169 Doanh lợi VLĐ = = 0,03 6.974.476.916,5 - Năm 2002 : 250.012.995 Doanh lợi VLĐ = = 0,023 10.770.713.452,5 Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận được tạo ra trên một đồng vốn lưu động bình quân được sử dụng trong kỳ SXKD. Năm 2002 mức doanh lợi là 0,023 đồng giảm 0,007 đồng so với năm 2001 ( năm 2001 mức doanh lợi VLĐ là 0,03 đồng ), do trong năm 2002 mức tăng của VLĐ tăng cao hơn so với mức tăng của tổng lợi tức nên đã làm cho mức sinh lời giảm. Đây là biểu hiện không tốt trong quá trình quản lý và sử dụng VLĐ của công ty. Giá vốn hàng bán 9. Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân - Năm 2001 : 9.643.797.183 Số vòng quay hàng tồn kho = = 1,5 6.595.138.258,5 - Năm 2002 : 9.924.867.682 Số vòng quay hàng tồn kho = = 1,37 7.208.333.20,5 Chỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển. Năm 2002 vòng quay hàng tồn kho là 1,37 vòng giảm hơn so với năm 2001 là 0,13 vòng ( năm 2001 số vòng quay hàng tồn kho là 1,5 vòng ). Có nghĩa là vòng tồn kho năm 2002 luân chuyển chậm hơn năm 2001, điều này đãn đến hàng tồn kho cao, tiền vốn bị ứ đọng. Số dư bình quân các khoản phải thu 10. Kỳ thu tiền trung bình = Doanh thu ( thuần ) - Năm 2001 : 11.147.107 Kỳ thu tiền trung bình = = 0,38 10.512.443.509 - Năm 2002 : 1.765.886.932,5 Kỳ thu tiền trung bình = = 60 ( ngày ) 10.666.364.135 Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu ( số ngày của 1 vòng quay các khoản phải thu ). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại. Năm 2002 kỳ thu tiền trung bình của công ty là 60 ngày tăng so với năm 2001 là 59,62 ngày. như vậy năm 2002 công ty phải đợi đến 60 ngày sau mới nhận được tiền của khách hàng trả nợ, điều này kcho thấy việc quản lý các khoản phải thu của công ty năm 2002 kém hiệu quả, nó cũng cho thấy chính sách tín dụng lcủa công ty đối với khách hàng cũng không được tốt. Qua xem xét ta thấy công ty sử dụng VLĐ năm 2002 kém hiệu quả hơn so với năm 2001. Tuy nhiên để có những đánh gía chính xác ta đi xem xét 1 số chỉ tiêu sau : Doanh thu thuần 11. Vòng quay toàn bộ vốn = Vốn kinh doanh bình quân - Năm 2001 : 10.512.443.509 Vòng quay toàn bộ vốn = = 1,12 9.355.360.866,5 - Năm 2002 : 10.666.364.135 Vòng quay toàn bộ vốn = = 0,75 14.175.892.904 Đây là chỉ tiêu phản ánh chung nhất khả năng sử dụng vốn hay tài sản của doanh nghiệp. Năm 2002 VKD của công ty luân chuyển được 0,75 vòng chậm hơn so với năm 2001 là 0,37 vòng ( năm 2001 là 1,12 vòng ), theo lý thuyết ta có thể nói hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2002 giảm xuống so với năm 2001. nhưng để có một kết luận chính xác và thoả đáng ta cần đi xem xét một số chỉ tiêu tiếp theo: Lợi nhuận sau thuế 12. Doanh lợi tổng vốn = VKD bình quân - Năm 2001 : 149.271.127 Doanh lợi tổng vốn = = 1,6 9.355.360.866,5 - Năm 2002 : 61.913.046 Doanh lợi tổng vốn = = 0,004 14.175.892.904 Chỉ tiêu này đo lường mức sinh lời của đồng vốn. Năm 2002 doanh lợi tổng vốn kinh doanh là 0,4% giảm 159,6% so với năm 2001 ( năm 2001 doanh lợi tổng vốn là 160% ). Như vậy năm 2002 công ty cứ bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh thì tạo được 0,04 đồng lợi nhuận, giảm 1,6 đồng so với năm 2001. Lợi nhuận sau thuế 13. Tỷ suất VCSH = VCSH bình quân - Năm 2001 : 149.271.127 Tỷ suất VCSH = = 0,07 1.869.986.843.5 - Năm 2002 : 61.913.046 Tỷ suất VCSH = = 0,03 2.097.831.636.5 Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận đạt được trên một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra.Năm 2001 công ty bỏ ra 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu về được 0,07 đồng lợi nhuận, nhưng năm 2002 công ty bỏ ra 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ thu về có 0,03 đồng lợi nhuận như vậy một đồng vốn chủ sở hữu được sử dụng năm 2002 giảm đi 0,04 đồng lợi nhuận. Ta thấy hai chỉ tiêu: doanh lợi tổng vốn và tỷ suất vốn chủ sở hữu đều giảm so với năm 2001. nguyên nhân chủ yếu là do vốn kinh doanh bình quân tăng thêm 9.641.064.075 đồng ( tăng 51,52% ), vốn chủ sở hữu bình quân tăng 227.844.793 đồng ( tăng 12,18% ) trong khi lợi nhuận của công ty lại giảm đi 87.358.081 đồng ( giảm 58,52% ). Qua xem xét , đánh giá như vậy có câu hỏi được đặt ra là: tại sao số lợi nhuận được tạo ra trên một đồng vốn của công ty năm 2002 lại giảm so với năm 2001 ? Nguyên nhân là do công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty còn nhiều khó khăn và hạn chế. Nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là đi vay mà phần nhiều là đi vay ngắn hạn, và chiếm dụng vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó công ty phải trả chi phí lãi vay nhiều, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, môi trường cạnh tranh gay gắt, giá nhận thầu xây dựng thấp do phải hạ thấp giá để thắng thầu, một số công trình thi công kéo dài làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, một số do thiếu vốn nhưng chủ yếu do có sự thay đổi thiết kế dẫn đến những chi phí phát sinh. Một số công trình nước ngoài, các chi phí quản lý quá lớn, bình quân cho 1 công nhân viên chiếm 200% tiền xuất nhập cảnh , đi lại…tuy nhiên nếu so sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành thì ta thấy kết quả kinh doanh của công ty đạt được vẫn khả quan hơn nhiều. Đó là do có sự nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Chương III Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà. Qua những phân tích đã nêu trên, ta thấy trong những năm qua Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà đã vượt qua những khó khăn, thực hiện kinh doanh một cách có hiệu quả, cụ thể: trong 2 năm 2001 - 2002 công ty đều làm ăn có lãi, đóng góp vào ngân sách nhà nước một số lượng không nhỏ, ngoài ra công ty đã bảo toàn được vốn. Tuy nhiên để có thể đứng vững, phát triển và hoàn thành được kế hoạch đề ra đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cùng CBCNV trong công ty cần cố gắng và nỗ lực hơn nữa trong sản xuất kinh doanh và trong quản lý sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Trên cơ sở phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh ở trên, em xin mạnh dạn dưa ra một số đánh giá và đề xuất một số ý kiến mang tính giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà. I. Những định hướng phát triển công ty trong những năm tới. Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Nước Hải Hà đã thành lặp trong một thời gian tương đối lâu (1995 ) do đó công ty cũng đã đạt được những thành công nhất định trong bước đường phát triển của mình. Những thành công mà công ty gặt hái được là do sự cố gắng nỗ lực của ban giám đốc, cán bộ công nhân viên trong công ty cùng sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước. Công ty đã đề ra những biện pháp, chính sách phát triển hợp lý, từng bước tự khẳng định mình. Trong hội nghị tổng kết cuối năm 2002 công ty đã đề ra những định hướng sau phát triển trong những năm tới là: - Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, chuyển dần từ xây dựng cơ bản sang sản xuất kinh doanh, với những mặt hàng mới như: tấm tường cánh cửa bằng tôn, tôn mạ mầu nhằm nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. -Từng bước nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty cả về vật chất lẫn tinh thần. Để họ phát huy được tinh thần trách nhiệm, năng lực công việc. - Luôn tìm cách nâng cao việc quản lý và sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. II. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty. 1. Chủ động lập kế hoạch tạo lập nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Vốn là yếu tố quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ở bất cứ thời kỳ nào, nó là điều kiện cần để một doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển. Do đó việc chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng và huy động vốn là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. - Để có thể giảm bớt chi phí sử dụng vốn, công ty khi xây dựng kế hoạch tạo lập vốn cần triệt để khai thác nguồn vốn bên trong doanh nghiệp, đó là lợi nhuận để lại , các loại quỹ, tiền khấu hao TSCĐ… Qua thực tế tại Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Nước Hải Hà năm 2002 ta thấy vốn chủ sở hữu của công ty chỉ chiếm có 14,3% trong tổng nguồn vốn, còn lại là các khoản nợ ngắn hạn chiếm tới 85,7%, công ty chỉ phải bỏ ra lượng vốn nhỏ vào SXKD nhưng được sở hữu một lượng vốn lớn nếu công ty biết quản lý và sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả thì nó sẽ giúp công ty tăng được hiệu quả đồng vốn, nhưng nếu khoản vốn này doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả,doanh thu không bù đắp được chi phí vay vốn thì nó sẽ có tác động ngược lại. Do đó công ty phải tận dụng được tối đa nguồn vốn bên trong doanh nghiệp, tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay nhằm làm vững mạnh tình hình tài chính của công ty tránh phụ thuộc tài chính vào đơn vị khác. Công ty có thể khai thác thêm nguồn vốn bên trong của mình qua việc xác định đúng mức NVL tồn kho, xác định đắn nhu cầu VLĐ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thi công xây lắp trong kỳ. Tại biểu 08 ta thấy lượng vốn tồn kho của công ty có sự tăng lên ,mà chủ yếu là nguyên vật liệu ( cuối năm 2002 giá trị NVL tồn kho tăng 39.864.207 đồng chiếm 5,2 % trong hàng tồn kho) dùng cho xây dựng như: xi măng, sắt , thép…chúng ta không phủ nhận là dư trữ là cần thiết nhưng những NVL đó rất sẵn trên thị trường mà giá cả tương đối ổn định, do đó công ty chỉ cần dự trữ những NVL như dàn giáo, côpha còn những nguyên liệu khác là không cần thiết. Ngoài ra khi dự trữ những NVL đó sẽ phải mất thêm chi phí lưu giữ, bảo quản, nếu để lâu trong kho sẽ dẫn đến tình trạng kém phẩm chất từ đó ảnh hưởng đến giá trị công trình thi công. Trong thời gian tới công ty nên giảm bớt dự trữ nguyên vật liệu, từ đó giảm chi phí lưu giữ , bảo quản, bốc xếp. Ngoài - Xây dựng hợp đồng trách nhiệm của các bên trong việc hoàn thành, bàn giao, thanh toán khối lượng thi công xây lắp trong kỳ. Hai bên có thể thoả thuận về phương thức thanh toán đối với hạng mục, khối lượng thi công xây lắp, tỷ lệ tạm ứng, thanh toán. Để giảm bớt nhu cầu vốn phải huy động từ bên ngoài. Như ở Chương II ta đã phân tích cho thấy, khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2002 là thấp ( cuối năm 2002 là 0,4 < 1 ), như vậy sẽ làm cho tình hình tài chính của công ty không được lành mạnh, phụ thuộc tài chính vào đơn vị khác . Do đó để có thể nâng cao và đảm bảo uy tín của mình trong việc trả lãi và vốn gốc đúng hạn để tạo điều kiện cho công ty vay thêm vốn thì trước mắt công ty cần giảm thiểu hàng hoá tồn kho chuyển nhanh tốc độ chu chuyển vốn vật tư hàng hoá sang vốn bằng tiền tăng khả năng thanh toán nhanh cho công ty. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tồn cao, nhưng không phải là không có cách khắc phục: + Trước khi ký kết hợp đồng công ty cần xem xét khả năng tài chính của công ty đối tác có khả năng thanh toán không. + Tham gia đấu thầu xây, lắp các công trình dân dụng vì với những công trình này chủ đàu tư có khả năng thanh toán ngay sau khi công trình hoàn thành. + Thiết lập quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp, từ đó có thể thoả thuận với nhà cung cấp về thanh toán khoản phải trả. Công ty có thể thoả thuận sau khi quyết toán công trình, bên A thanh toán thì sẽ trả cho nhà cung cấp các khoản phải trả. Tuy nhiên phương pháp này phải dựa vào uy tín của công ty, cũng như quan hệ đối với nhà cung cấp. + Công ty cần hoàn thành nhanh chóng khối lượng công việc, bàn giao sản phẩm cho khách hàng từ đó thu tiền bán hàng tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. - Đối với nguồn vốn tạm thời chiếm dụng: Đến thời điểm 31/12/02 công ty đã chiếm dụng 51% trong tổng các khoản phải trả, công ty đã chiếm dụng vốn để sản xuất kinh doanh là điều cần thiết, nhưng bên cạnh việc tận dụng nguồn vốn này trong thời gian được phép thì công ty cần phải đảm bảo trả được nợ để tạo lòng tin với bạn hàng; và không để tình trạng nợ quá hạn hay công ty không có khả năng thanh toán. 2. Tăng cường quản lý VLĐ, phấn đấu tăng tốc độ chu chuyển VLĐ, cải thiện tình hình tổ chức của công ty. Vốn lưu động của công ty chiếm một tỷ trọng tương đối lớn so với tổng VKD (71.2%) trong đó vốn trong thanh toán chiếm tỷ trọng không nhỏ so với tổng VLĐ , đây là khoản vốn của công ty mà người khác đang sử dụng trong khi công ty đang thiếu vốn do vậy mà công ty cần phải đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ góp phần tăng nhanh vòng quay của VLĐ nói riêng và vốn SXKD nói chung. Trong công tác quản lý các khoản phải thu , để quản lý tốt thì trong thời gian tới công ty có thể áp dụng các biện pháp sau: - Sắp xếp các khoản phải thu.Theo phương pháp này các nhà quản lý sắp xếp các khoản phải thu theo thứ tự thời gian đã bị chiếm dụng, đặc biệt là các khoản phải thu của khách hàng để tiện theo dõi và có biện pháp đôn đốc khách hàng trả tiền, đồng thời lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi nhằm xử lý các khoản phải thu đã qua hạn lâu mà đối tượng nợ không còn hoặc không có khả năng thanh toán. - Thu hồi nợ bằng cách bán nợ. - Thực hiện tính lãi cho những khoản nợ đã đến hạn trả nhưng khách hàng vẫn đang chiếm dụng. Như vậy khoản vốn bị chiếm dụng có khả năng sinh lời, đồng thời do mức chi phí chiếm dụng vốn sẽ hạn chế khách hàng kéo dài thời hạn nợ. Cùng với việc đôn đốc thu hồi các khoản phải thu công ty phải có các phương án thích hợp để trả các khoản vay hay chiếm dụng của khách hàng. Để chấp hành tốt kỷ luật thanh toán công ty phải có phương án trả nợ đủ và đúng theo thời hạn nếu có những khoản nợ đến hạn trả phát sinh vào thời điểm công ty đang thiếu vốn chưa có đủ điều kiện thanh toán thì công ty phải xin gia hạn nợ và phải có ngay biện pháp tìm nguồn trang trải, có như vậy khách hàng, bạn hàng mới tin tưởng và duy trì mối quan hệ lâu dài với công ty, tôn trọng và hợp tác cùng công ty. Trong 2 năm 2001 - 2002 công tác thu hồi nợ của công ty chưa đạt hiệu quả, lượng vốn của công ty bị chiếm dụng chủ yếu nằm ở khoản phải thu của khách hàng. Cuối năm 2001 khoản phải thu của khách hàng là 8.976.458.117 đồng, cuối năm 2002 tăng lên thành 12.287.602.889 đồng. Đối với hàng tồn kho ta có thể thấy trong năm 2002 lượng hàng tồn kho nhìn chung đã giảm so với năm 2001 nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của công ty. Năm 2001 hàng tồn kho là 8.718.053.117 đồng đến năm 2002 giảm xuống còn 5.698.613.924 đồng có thể xem xét một số nguyên nhân sau: - Do chính sách tín dụng của công ty đối với khách hàng chưa được tốt, công tác thu hồi nợ còn kém hiệu quả. - Việc thẩm định tín dụng chưa đạt được hiệu quả dẫn đến các khoản nợ dây dưa khó đòi. - Thời hạn thanh toán quy định trong một số hợp đồng chưa rõ ràng làm cho việc quyết toán công trình gặp nhiều khó khăn. - Do công ty có các công trình thi công kéo dài dẫn đến chi phí SXKD tồn nhiều trong kho. Do đó, để đảm sự ổn định, lành mạnh, tự chủ về mặt tài chính, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty cần có các biện pháp hữu hiệu hơn nữa: + Quản lý chặt chẽ các khoản nợ phải thu. Trước khi ký kết các hợp đồng và chấp nhận tín dụng công ty cần thẩm định và xem xét khả năng thanh toán của khách hàng cũng như uy tín của khách hàng trên thương trường. Trong hợp đồng ký kết công ty cần quy định rõ ràng, chặt chẽ về thời gian và phương thức thanh toán đối với hạng mục, khối lượng thi công xây lắp, tỷ lệ tạm ứng…yêu cầu các bên phải chịu trách nhiệm đầy đủ nghiêm túc các quy định trong hợp đồng, đề ra các hình thức phạt do vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn và phải chịu lãi suất theo lãi suất nợ quá hạn của ngân hàng. Mặt khác công ty phải có phương pháp quản lý các khoản phải thu như quản lý các khoản phải thu theo thời gian, đây là phương pháp mà các nhà quản lý sắp xếp các khoản phải thu của khách hàng để tiện theo dõi và có biện pháp đôn đốc, xử lý. Công ty cần sắp xếp thành các khoản phải thu chưa đến hạn, đã đến hạn và quá hạn. Trong số nợ quá hạn cần theo dõi thành các khoản nợ trên một năm; nợ quá hạn trên hai năm; nợ quá hạn từ ba năm trở lên và nợ khó đòi. Đồng thời tiến hành lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi nhằm xử lý các khoản nợ quá hạn quá lâu và các khoản nợ khó đòi. Quỹ dự phòng phải thu khó đòi được dùng để bù đắp cho các khoản phải thu khó đòi mà khả năng không jthu hồi được nợ là 100% nhằm hạn chế những biến động có ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của công ty. Việc dùng quỹ này để bù đắp các khoản phải thu khó đòi không có nghĩa là xoá nợ, chấm dứt nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp mắc nợ mà công ty cần tiếp tục theo dõi và có biện pháp tích cực để thu hồi nợ. + Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho. Trong năm 2002 lương hàng tồn kho nhìn chung giảm xuống so với năm 2001 nhưng vẫn ở mức cao. Trong dó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm đa số, điều đó dẫn đến lượng vốn bằng tiền của công ty chiếm một tỷ lệ rất nhỏ chỉ có 0,92%( tính đến thời điểm 31/12/02 ). Do đó trong thời gian tới công ty cần có biện pháp khắc phục nhằm đấy nhanh vòng quay vốn lưu động thông qua việc quản lý tốt hàng tồn kho. Cụ thể: Công ty cần thực hiện cơ chế khoán hợp lý xuống các xí nghiệp, đội thi công, phấn đấu hoàn thành nhanh nhất, đúng tiến độ nhất, đảm bảo, chất lượng công trình hoàn thành bàn giao. Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ kthi công, xây lắp trong kỳ, để tránh gây thiếu vốn hoặc ứ đọng vốn. + Biện pháp nâng cao khả năng thanh toán Để có thể đánh gia chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta cần phải dựa vào hệ số tài chính để giải thích các mối quan hệ tài chính. Trong đó khả năng thanh toán là một hệ số phản ánh sự lành mạnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Qua phân tích ở Chương II ta thấy các chỉ tiêu thanh toán của Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Nước Hải Hà là rất thấp: - Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty trong 2 năm 2001 và 2002 đều nhỏ hơn 1, đây là một biểu hiện chưa tốt vì điều đó cho thấy khả năng thanh toán của công ty thấp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và đến hạn. - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong năm 2001 và 2002 đều nhỏ hơn 1 càng chứng tỏ rằng lượng vốn bằng tiền không đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Vậy nguyên nhân từ đâu? điều đó đều xuất phát từ việc là nợ ngắn hạn, hàng tồn kho và các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ lệ cao. Do đó em xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần khôi phục khả năng thanh toán của công ty trong kỳ sản xuất tới, đó là: + Giảm bớt các khoản nợ phải trả ( đặc biệt là nợ ngắn hạn ) và tăng lượng vốn bằng tiền mặt. Công ty chủ yếu là vay nợ ngắn hạn mà không hề có vay nợ dài hạn điều này là bất lợi cho công ty, vì với khoản nợ ngắn hạn công ty chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn, sức ép về nợ nần luôn đè nặng do phải trả lãi vay đến hạn. do đó trong thời gian tới công ty nên tích cực vay dài hạn nhằm tận dụng tối đa thời gian vay vốn giúp công ty có thời gian sử dụng đông vốn đi vay có hiệu quả, giảm được sức ép nợ nần. + Để có được khả năng trả các khoản nợ đến hạn công ty cần phải nhanh chóng có biện pháp thu hồi các khoản phải thu ( nhất là các khoản phải thu của khách hàng ), nhanh chóng hoàn thành, bàn giao các công trình nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thu hồi vốn,tăng lượng tiền mặt trong quỹ giúp công ty có được khả năng thanh toán các khoản nợ. + Nhanh chóng có biện pháp quản lý và thu hồi nợ tránh tình trạng rơi vào nợ dây dưa khó đòi. Công ty cần phải dành một phần lợi nhuận sau thuế để lại thích đáng để lập các quỹ dự phòng tài chính , quỹ đầu tư phát triển nhằm đảm bảo tính độc lập về tài chính của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Trên thực tế đã phân tích ta thấy hiệu suất vốn cố định năm 2002 đã giảm so với năm 2001 ( năm 2001 cứ sử dụng bình quân 1 đồng TSCĐ vào SXKD tạo ra dược 7,8 đồng doanh thu thuần còn năm 2002 cứ sử dụng 1 đồng TSCĐ công ty chỉ tạo ra được 3,13 đồng doanh thu thuần) mặt khác cuối năm 2002 TSCĐ chỉ chiếm 28,2% trong tổng tài sản , tỷ trọng của vốn cố định giảm 9,2% so với vốn lưu dộng ( VLĐ tăng 9,2% ) như vậy cho thấy cơ cấu chua phù hợp, do công ty là doanh nghiệp xây lắp nên TSCĐ phải chiếm tỷ trọng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thi công , xây lắp các công trình. Xuất phát từ vai trò của vốn cố định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới công ty cần: + Khai thác triệt để tiềm năng Vốn cố định hiện có bằng cách tăng khối lượng thi công xây lắp, khấu hao nhanh tài sản tránh hao mòn vô hình.Mua sắm bổ xung thiết bị mới, nâng cao năng lực sản xuất. + Thực hiện việc tính và trích khấu hao cho hợp lý phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường. Trong năm qua công ty thực hiện việc tính và trích khấu hao theo quyết định 166 của Bộ trưởng BTC, theo phương pháp này số tiền khấu hao hàng năm là đều nhau được tính bằng nguyên giá chia cho thời gian sử dụng, do việc thực hiện phương pháp này mà việc thu hồi vốn chậm, giá trị còn lại chiếm tỷ trọng cao (81.5%), thoạt nhìn thì ta có đánh giá TSCĐ của công ty còn tương đối tốt do giá trị còn lại chiếm tỷ trọng lớn nhưng trên thực tế thì lại không phải như vậy nó có sự chênh lệch rất lớn so với giá trị ghi trên sổ sách, nó không phản ánh chính xác giá trị thực tế của phương tiện. Xu hướng phát triển hiện nay của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thì việc đổi mới công nghệ là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, họ đã đề ra khẩu hiệu “ Đổi mới hay là chết” , muốn đổi mới thì công ty phải có mức trích khấu hao hợp lý để nhanh chóng thu hồi được vốn để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Theo tôi công ty áp dụng phương pháp tính như trên là chưa hợp lý, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do vậy trong thời gian tới công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao kết hợp. Đây là phương pháp kết hợp giữa phương pháp số dư giảm dần(phương pháp khấu hao nhanh) và phương pháp tuyến tính cố định (phương pháp bình quân). Theo phương pháp khấu hao nhanh thì mức khấu hao được xác định như sau: Mkh = t% * NG 2 [ n – t + 1] t% = -------------------- n( n + 1) Trong đó : NG : là nguyên giá tài sản cố định t% : là tỷ lệ khấu hao thời điểm t n : là thời gian sử dụng của tài sản cố định t : là thời điểm tính khấu hao Nguyên tắc tính: thời gian đầu áp dụng phương pháp số dư giảm dần cho đến khi thu được khoảng 70% số vốn đầu tư ban đầu thì chuyển sang phương pháp khấu hao tuyến tính cố định. Phương pháp này có ưu điểm là : thu hồi đủ vốn, chênh lệch tiền khấu hao giữa các năm không lớn.Thanh lý kịp thời các TSCĐ không cần dùng để thu số vốn còn lại để đầu tư đổi mới phương tiện. Thường xuyên sửa chữa bảo dưỡng phương tiện vận tải, lập quỹ khấu hao sửa chữa lớn. Sửa chữa lớn TSCĐ là để phục hồi giá trị của TSCĐ nâng cao năng lực sản xuất kéo dài tuổi thọ, đồng thời cải tiến một số tính năng tác dụng của chúng khắc phục được hao mòn vô hình. Trong năm 2002, nguyên giá TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là 5.002.737.000 đồng tăng so với năm 2001 là 2.327.023.000 đồng diều đó cho thấy công ty đã có sự đầu tư đổi mới trang thiết bị. Các TSCĐ của công ty đều được sử dụng vào SXKD, tuy nhiên để rút ngắn thời gian thu hồi vốn, trong thời gian tới công ty cần duy trì khai thác toàn bộ 100% TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với đặc điểm của thi công , xây lắp. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, công ty cần có kế hoạch khấu hao nhanh, rút ngắn thời gian thu hồi vốn, từ đó có nguồn để đổi mới máy móc , mua sắm trang thiết bị công nghệ hiện đại, tránh được hao mòn vô hình, theo kịp với trình độ phát triển của khoa học. Với phương pháp này thì thời gian tính khấu hao TSCĐ sẽ được rút ngắn, phân bổ nhanh giá trị TSCĐ vào sản phẩm mà vẫn đảm bảo có lãi. Việc tính khấu hao này sẽ làm giảm tương ứng lợi nhuận của công ty, thuế thu nhập và quyền lợi trước mắt của công ty nhưng đây là biện pháp đúng đắn để bảo toàn và phát triển vốn nên được áp dụng lâu dài. Kết luận Tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn XSKD đang là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Trên đây là thực tế công tác tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Nước Hải Hà và một số biện pháp chủ yếu để nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Có thể nói trong năm qua với bao khó khăn nhưng công ty đã đạt được những thành tích đáng kể điều đó thể hiện sự lãnh đạo tài tình của ban lãnh đạo công ty và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ CNV trong công ty. Sang năm 2003 với bao khó khăn đang đặt ra đòi hỏi công ty phải cố gắng hơn nữa trong quá trình SXKD của mình. Vấn đề quản lý sử sụng ,bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một vấn đề khó khăn trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Song trong thời gian thực tập tại công ty , được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, phòng tài chính kế toán công ty và được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo bộ môn, kết hợp với những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại trường và thực tiễn của công ty tôi đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này và đưa ra một số phương hướng biện pháp chủ yếu nhằm góp phần vào quá trình quản lý, và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty giúp cho công ty đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt. Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn do vậy chuyên đề tốt nghiệp của tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong được sự chỉ bảo giúp đỡ của công ty và các thầy cô để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn. Hà Nội ngày 18 tháng 04 năm 2003 Danh mục tài liệu tham khảo: 1: Báo : - Thời báo tài chính - Thời báo kinh tế 2: Tạp chí: - Tạp chí tài chính - Tạp chí nghiên cứu kinh tế 3: Giáo trình: -Tài chính doanh nghiệp - Kế toán tài chính - Phân tích hoạt động kinh tế - Tài chính học 4: Một số luận văn của khoá trước: Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0175.doc
Tài liệu liên quan