Thứ nhất, tình trạng thừa quy phạm
pháp luật là điều không cần thiết. Tiết kiệm
pháp luật không đơn thuần chỉ là cắt, giảm
chi phí về thời gian, công sức, tiền bạc cho
việc xây dựng và ban hành pháp luật mà còn
phải loại bỏ những quy phạm pháp luật thừa
trong hệ thống pháp luật, thậm chí trong từng
văn bản pháp luật14. Nhằm đảm bảo yếu tố
tiết kiệm pháp luật, hạn chế tình trạng vừa
thừa vừa thiếu các quy định pháp luật, nhà
làm luật cần bãi bỏ quy định về những vật
dụng “không được mang vào phòng thi”. Có
thể “ngụ ý” của nhà làm luật là muốn “nhấn
mạnh” nếu thí sinh mang những vật dụng
cấm vào phòng thi sẽ bị áp dụng hình thức
đình chỉ thi15. Tuy nhiên, sự “nhấn mạnh”
này là không cần thiết và gây mâu thuẫn với
các điều khoản khác. Theo chúng tôi, một khi
đã quy định những vật dụng chỉ được phép
mang vào phòng thi thì không cần thiết phải
quy định những vật không được mang vào
phòng thi. Bỏ quy định về “những vật dụng
không được mang vào phòng thi” sẽ đảm bảo
tính thống nhất giữa các quy định trong cùng
một văn bản quy phạm pháp luật. Nếu muốn
đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa, có thể tích
hợp điểm c khoản 4 Điều 14 vào điểm b,
khoản 3 Điều 49 Quy chế. Theo đó, khoản 3
Điều 49 sẽ được sửa đổi như sau:
“3. Đình chỉ thi đối với các thí sinh vi
phạm một trong các lỗi sau đây:
a) Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong
giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế
thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo;
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bình luận về quy chế thi Trung học Phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp Trung học Phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét tốt nghiệp trung học
phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT đã
tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác tổ chức và thực hiện việc
thi trung học phổ thông quốc gia được diễn ra nghiêm túc, thành công.
Tuy nhiên, một số quy định trong Quy chế vẫn còn nhiều bất cập. Bài
viết đánh giá, phân tích các quy định này và kiến nghị các giải pháp
cụ thể nhằm hoàn thiện.
Cao Vũ Minh *
Abstract:
The statute of the national high school examination and the consideration
of high school graduation which have been issued together with Circular
No. 04/2017/TT-BGDDT have created an seriously and successfully
important legal basis for the organization and implementation of the
examination. However, some of the provisions in the Regulation are still
inadequate. The article contributes some short comments to improve the
provisions of this Regulation.
Article Infomation:
Keywords: Circular No. 04/2017/TT-
BGDDT, comment, shortcomings,
limitations.
Article History:
Received: 07 Jul. 2017
Edited: 27 Jul. 2017
Appproved: 31 Jul. 2017
* TS, Giảng viên khoa Hành chính - Nhà nước, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Thông tư số 04/2017/TT-
BGDĐT, trung học phổ thông, bất
cập, hạn chế.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 07/07/2017
Biên tập: 27/07/2017
Duyệt bài: 31/07/2017
MỘT SỐ BÌNH LUẬN VỀ QUY CHẾ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
VÀ XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2017 đã kết thúc và được đánh giá là thành công, an
toàn, đúng quy chế1. Để có được thành công
này, ngoài sự cố gắng của hàng vạn con
người tham gia vào khâu tổ chức và thực
hiện thì còn phải đề cao vai trò của Quy chế
thi THPT quốc gia và xét tốt nghiệp THPT
1 Báo Điện tử VTV, Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 được đánh giá là thành công, ngày 24/06/2017.
Truy cập .htm.
ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-
BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi chung là
Quy chế). Các quy định rõ ràng, cụ thể trong
Quy chế đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho
công tác tổ chức và thực hiện việc thi THPT
quốc gia được diễn ra nghiêm túc, thành
công. Tuy nhiên, một số quy định trong Quy
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
47Số 16(344) T8/2017
chế vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều quy định
pháp luật chưa cụ thể, rõ ràng, đã gây khó
khăn trong việc áp dụng vào thực tiễn. Bài
viết đóng góp một số bình luận ngắn nhằm
hoàn thiện các quy định trong Quy chế.
1. Những bất cập trong Quy chế
Thứ nhất, quy định về các vật dụng
được mang vào phòng thi vừa thừa lại vừa
thiếu, có sự mâu thuẫn và chồng chéo
Điểm b khoản 4 Điều 14 Quy chế quy
định: “Chỉ được mang vào phòng thi bút
viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước
tính; máy tính bỏ túi không có chức năng
soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ (theo
quy định trong hướng dẫn tổ chức thi THPT
quốc gia hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào
tạo); Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn
thi Địa lý (do Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam ấn hành, không được đánh dấu hoặc
viết thêm bất cứ nội dung gì); các loại máy
ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi
thông tin mà không truyền được thông tin
và không nhận được tín hiệu âm thanh, hình
ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ
khác”. Trong khi đó, cũng trong điều khoản
này nhưng điểm c lại quy định: “Không
được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây
nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, giấy than, bút
xóa, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa
thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong
quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi”.
Một câu hỏi đặt ra là nếu căn cứ vào
hai điều khoản trên thì những vật dụng như
nước uống đóng chai (không phải đồ uống
có cồn), bìa đựng hồ sơ của thí sinh có
được mang vào phòng thi hay không? Nếu
căn cứ vào điểm c khoản 4 Điều 14 Quy chế
thì những vật dụng này không bị cấm mang
vào phòng thi - có nghĩa thí sinh vẫn được
phép mang vào phòng thi. Tuy nhiên, nếu
căn cứ vào điểm b khoản 4 Điều 14 Quy
chế thì những vật dụng này lại không được
mang vào phòng thi. Như vậy, cách quy định
những vật dụng chỉ được mang vào phòng
thi và những vật dụng không được mang vào
phòng thi như trong Quy chế là không cần
thiết, trong nhiều trường hợp lại tạo ra sự
phủ định lẫn nhau.
Có ý kiến cho rằng, quy định thêm
những vật dụng không được mang vào
phòng thi là nhằm nhấn mạnh tính quan
trọng của điều khoản này. Tuy nhiên, việc
liệt kê những vật dụng được mang vào
phòng thi đã rất rõ ràng nên không cần phải
có thêm bất cứ một quy định nào về các vật
dụng cấm mang vào phòng thi. Theo chúng
tôi, Quy chế chỉ cần quy định chi tiết, cụ thể
những vật dụng “chỉ được mang vào phòng
thi” là đã đầy đủ vì ngoài những vật dụng đã
được liệt kê, tuyệt nhiên thí sinh không thể
mang những vật dụng khác vào phòng thi.
Thứ hai, các hình thức kỷ luật và
nguyên tắc áp dụng chế tài kỷ luật đối với
công chức, viên chức vi phạm quy chế thi
chưa phù hợp với pháp luật hiện hành
Theo Quy chế, nếu công chức, viên
chức vi phạm quy chế thi thì có thể bị áp
dụng các hình thức kỷ luật: “khiển trách,
cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách
chức, buộc thôi việc, chuyển đi làm công tác
khác”. Tuy nhiên, quy định về các hình thức
kỷ luật công chức, viên chức như trong Quy
chế không phù hợp với Luật Cán bộ, công
chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2010
và các nghị định quy định cụ thể về trách
nhiệm kỷ luật của công chức, viên chức.
Cụ thể, theo Luật Cán bộ, công chức
năm 2008 và Nghị định số 34/2011/NĐ-CP
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48 Số 16(344) T8/2017
của Chính phủ ngày 17/5/2011 về xử lý kỷ
luật đối với công chức thì có sáu hình thức
kỷ luật áp dụng đối với công chức theo thứ tự
từ nhẹ đến nặng là: khiển trách, cảnh cáo, hạ
bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi
việc. Tương tự, theo quy định của Luật Viên
chức năm 2010 và Nghị định số 27/2012/NĐ-
CP của Chính phủ ngày 6/4/2012 về trách
nhiệm kỷ luật và trách nhiệm bồi thường,
hoàn trả của viên chức thì có bốn hình thức
kỷ luật áp dụng đối với viên chức là: khiển
trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
Như vậy, theo pháp luật hiện hành, không
tồn tại hình thức kỷ luật hạ ngạch đối với
công chức và viên chức. Dẫu biết rằng Quy
chế quy định chi tiết về xử lý kỷ luật đối với
công chức, viên chức vi phạm quy chế thi
nhưng cũng không thể trái với Luật Cán bộ,
công chức năm 2008, Luật Viên chức năm
2010 bởi các đạo luật này do Quốc hội ban
hành và có hiệu lực pháp lý cao nhất trong
việc xử lý kỷ luật công chức, viên chức. Phải
chăng Quy chế lại viện dẫn các hình thức kỷ
luật được nêu trong Pháp lệnh Cán bộ, công
chức năm 1998 vốn dĩ đã bị bãi bỏ?
Trước đây, theo Pháp lệnh Cán bộ,
công chức năm 1998 thì công chức vi phạm
kỷ luật có thể gánh chịu hình thức kỷ luật hạ
ngạch. Tuy nhiên, hạ ngạch được quy định
là hình thức kỷ luật là không có căn cứ khoa
học. Ngạch thể hiện trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, là năng lực đã được công nhận,
cũng giống như đã tốt nghiệp một trình độ
đào tạo và được cấp bằng, không thể bằng
quyết định kỷ luật để đánh giá trình độ của
họ thấp hơn. Chẳng hạn không thể hạ ngạch
chuyên viên xuống cán sự được. Tương tự,
không thể hạ trình độ đại học xuống trình
2 Nguyễn Cảnh Hợp, Thể chế công vụ, Nxb. Tư pháp, năm 2011, tr. 277.
độ trung cấp được2. Chính vì những bất hợp
lý đó nên khi Luật Cán bộ, công chức năm
2008 và Luật Viên chức năm 2010 có hiệu
lực, hình thức kỷ luật hạ ngạch đã không còn
được duy trì. Việc Quy chế quy định một
hình thức kỷ luật mới áp dụng đối với công
chức, viên chức là chưa phù hợp với các văn
bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Bên cạnh các hình thức kỷ luật khiển
trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức,
cách chức, buộc thôi việc, Quy chế còn
“khai sinh” thêm hình thức kỷ luật “chuyển
đi làm công tác khác”. Tuy nhiên, việc Quy
chế “khai sinh” thêm hình thức kỷ luật
“chuyển đi làm công tác khác” là không có
cơ sở. Tuy Quy chế không quy định trực tiếp
nhưng sự “có mặt” của biện pháp “chuyển
đi làm công tác khác” trong Điều 48 Quy
chế về Xử lý cán bộ tham gia tổ chức thi và
cá nhân liên quan khác vi phạm quy chế thi
đã cho chúng ta biết “ý đồ” của nhà làm luật
là đã xem đây là một hình thức kỷ luật. Nếu
không xem “chuyển đi làm công tác khác”
là một hình thức kỷ luật thì đưa nó vào Điều
48 Quy chế làm gì?
Như đã trình bày, Luật Cán bộ, công
chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2010
và các nghị định quy định cụ thể về trách
nhiệm kỷ luật không quy định hình thức kỷ
luật “chuyển đi làm công tác khác” đối với
công chức, viên chức. Về bản chất, “chuyển
đi làm công tác khác” không phải là một
hình thức kỷ luật mà có “bóng dáng” của
biện pháp “bố trí công tác khác” được quy
định tại Điều 58 Luật Cán bộ, công chức
năm 2008. Cụ thể, theo Luật Cán bộ, công
chức năm 2008 thì công chức hai năm liên
tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
49Số 16(344) T8/2017
về năng lực hoặc có hai năm liên tiếp, trong
đó một năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn
hạn chế về năng lực và một năm không hoàn
thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền bố trí công tác khác3. Do đó, chúng
tôi cho rằng “chuyển đi làm công tác khác”
chỉ là một biện pháp nghiệp vụ được áp dụng
đối với công chức không hoàn thành nhiệm
vụ hay có hạn chế trong năng lực công tác
chứ không phải là một hình thức kỷ luật.
Theo Quy chế, công chức, viên chức
có một trong các hành vi sai phạm như: Đưa
đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải
từ ngoài vào phòng thi trong lúc đang thi;
Làm lộ đề thi, mua, bán đề thi; Gian dối
trong việc sửa chữa học bạ, hồ sơ của thí
sinh sẽ bị buộc thôi việc hoặc đề nghị truy
cứu trách nhiệm hình sự (TNHS). Với quy
định này có thể hiểu mỗi hành vi sai phạm
chỉ có thể gánh chịu chế tài kỷ luật (buộc
thôi việc) hoặc chế tài hình sự. Tuy nhiên,
điều khoản này chưa phù hợp với các quy
định về áp dụng chế tài đối với công chức,
viên chức vi phạm quy chế thi.
Căn cứ vào quy định pháp luật thì
đề thi chưa công bố thuộc danh mục bí mật
Nhà nước độ “Tối mật”4. Do đó, nếu công
chức, viên chức có hành vi cố ý làm lộ đề
thi, mua, bán đề thi thì có thể bị truy cứu
TNHS về Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước;
tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí
mật nhà nước được quy định tại Điều 337
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017). Chế tài đối với hành vi này lên
3 Khoản 3, Điều 58 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
4 Điều 16 Quy chế quy định: Đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm chưa công bố thuộc danh mục bí mật Nhà nước
độ “Tối mật”.
5 Điều 79 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Điều 57 Luật Viên chức năm 2010.
6 Báo Điện tử VTV, Thí sinh được tham gia giám sát kỳ thi trung học phổ thông 2017, ngày 20/6/2017.
đến 15 năm tù. Trường hợp công chức, viên
chức có hành vi vi phạm bị Tòa án kết án
phạt tù mà không được hưởng án treo thì
đương nhiên bị buộc thôi việc5. Trong đó,
hình phạt tù là chế tài TNHS và buộc thôi
việc là chế tài trách nhiệm kỷ luật. Như vậy,
công chức, viên chức có hành vi vi phạm thì
vừa có thể gánh chịu trách nhiệm kỷ luật,
vừa có thể gánh chịu TNHS. Do đó, Quy chế
đưa ra quy định “bị buộc thôi việc hoặc đề
nghị truy cứu TNHS” đã tạo ra sự ngộ nhận
là người vi phạm chỉ có thể gánh chịu một
trong hai loại trách nhiệm pháp lý vừa nêu.
Thứ ba, nhiều quy định trong Quy
chế không có sự nhất quán
Để đảm bảo kỳ thi trung học phổ thông
quốc gia diễn ra an toàn, nghiêm túc và minh
bạch, Quy chế cho phép thí sinh tham gia
giám sát bằng việc được mang và sử dụng
các loại máy ghi âm và ghi hình (máy chỉ
có chức năng ghi thông tin mà không truyền
được thông tin, không nhận được tín hiệu
âm thanh, hình ảnh trực tiếp nếu không có
thiết bị hỗ trợ khác) để ghi nhận chứng cứ
và chuyển cho những người có trách nhiệm
xử lý6. Tuy nhiên, cũng chính quy định này
đã tạo ra sự không nhất quán với các điều
khoản khác trong Quy chế.
Cụ thể, điểm i khoản 5 Điều 14 cho
phép thí sinh được ra khỏi phòng thi và khu
vực thi sau khi hết hai phần ba thời gian làm
bài của buổi thi và phải nộp lại toàn bộ bài
thi, đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng
thi (chỉ áp dụng đối với buổi thi môn tự luận).
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 16(344) T8/2017
Mục đích của quy định này là nhằm hạn chế
tối đa tình trạng đưa đề thi ra ngoài, từ đó
có thể dẫn đến những tiêu cực phát sinh như
tình trạng giải đề, phát tán bài giải Tuy
nhiên, Quy chế chỉ quy định cán bộ coi thi
thu lại toàn bộ bài làm, đề thi, giấy nháp chứ
không quy định thu lại máy ghi âm và ghi
hình mà thí sinh được phép mang vào phòng
thi. Như vậy, nếu thí sinh ghi âm và ghi hình
đề thi và rời khỏi phòng thi sau hai phần ba
thời gian làm bài của buổi thi thì khả năng
“lọt” đề thi ra ngoài là hoàn toàn có thể. Từ
quy định cho phép mang máy ghi âm và ghi
hình vào phòng thi để chống tiêu cực có thể
dẫn đến một tiêu cực khác là hiện tượng
mang đề thi ra khỏi phòng thi khi chưa hết
thời gian làm bài của buổi thi. Trong thời đại
công nghệ thông tin phát triển như hiện nay
thì chỉ cần đề thi “lọt” ra ngoài và được giải
trong vòng vài phút là đã có thể phát sinh
tiêu cực chứ chưa nói là đến vài chục phút7.
Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia
năm 2017 là năm đầu tiên xuất hiện bài thi
tổ hợp môn gồm Khoa học xã hội (Lịch sử,
Địa lý, Giáo dục công dân) và Khoa học tự
nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học). Thí sinh
sẽ làm bài thi tổ hợp môn với 120 câu trắc
nghiệm trong khoảng thời gian 150 phút trên
cùng một tờ giấy thi. Mỗi môn thành phần
có thời gian làm bài 50 phút. Nếu thí sinh dự
thi cả ba môn thi thành phần hay chỉ thi một
môn thành phần thì không có vấn đề gì đáng
nói. Tuy nhiên, nếu thí sinh dự thi hai môn
thi thành phần thì phát sinh nhiều bất cập.
Cụ thể, nếu thí sinh thi hai môn thi thành
7 Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 có một môn thi tự luận là Văn (120 phút). Như vậy, sau 80 phút làm bài,
thí sinh sẽ được phép rời khỏi phòng thi và khu vực thi. Nếu thí sinh mang đề thi ra ngoài thì trong vòng 40 phút còn
lại, đề thi có thể đã được giải hoàn tất và phát tán rộng rãi.
8 Xem thêm Phụ lục IV Công văn số 417/BGDĐT-KTKĐCLGD hướng dẫn thực hiện Quy chế thi trung học phổ thông
quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp ngày 10/2/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
phần liên tiếp thì ngay sau khi hết giờ làm
bài của môn thi thành phần thứ nhất, thí sinh
phải dừng bút, cán bộ coi thi thu đề thi và
giấy nháp của thí sinh. Sau đó, cán bộ coi
thi phát đề thi môn thi thành phần tiếp theo
và giấy nháp mới. Khi hết giờ làm bài môn
thi thành phần thứ hai, cán bộ coi thi thu đề
thi, giấy thi, giấy nháp của thí sinh và cho
thí sinh ra về dưới sự hướng dẫn của cán bộ
giám sát. Trường hợp thí sinh thi hai môn thi
thành phần không liên tiếp thì ngay sau khi
hết giờ làm bài của môn thi thành phần thứ
nhất, thí sinh phải dừng bút, nộp đề thi, giấy
nháp cho cán bộ coi thi. Thí sinh phải ngồi
nguyên vị trí, giữ trật tự, úp Phiếu trả lời trắc
nghiệm xuống mặt bàn và bảo quản Phiếu
trả lời trắc nghiệm trong suốt thời gian chờ
thi môn thành phần tiếp theo8. Như vậy, nếu
thí sinh thi hai môn thi thành phần liên tiếp
thì chỉ có vỏn vẹn 100 phút để tư duy, làm
bài, chỉnh sửa và nộp bài. Ngược lại, nếu thí
sinh thi hai môn thi thành phần không liên
tiếp thì sẽ có trọn vẹn 150 phút để tư duy,
làm bài, chỉnh sửa và nộp bài. Cùng tham
gia hai môn thi thành phần nhưng tại sao
khoảng thời gian tư duy, suy nghĩ về bài thi
lại có sự khác nhau lớn đến như vậy? Tất
nhiên, khi xây dựng Quy chế, nhà làm luật
đã tính đến phương án phòng ngừa là khi kết
thúc môn thi thành phần, cán bộ coi thi phải
thu lại đề thi, giấy nháp để thí sinh không
thể tiếp tục làm bài môn thành phần đó. Quy
chế có thể không cho phép thí sinh làm bài
trong 50 phút chờ thi môn thành phần tiếp
theo nhưng không thể cấm thí sinh nhớ, tư
duy, suy nghĩ về bài thi môn thành phần đã
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 16(344) T8/2017
làm trước đó. Quan trọng hơn là thí sinh
thi hai môn thi thành phần không liên tiếp
sẽ có cơ hội rất lớn trong việc tư duy, suy
nghĩ và chỉnh sửa bài thi môn thành phần đã
làm trước đó - điều mà thí sinh thi hai môn
thi thành phần liên tiếp không thể có được.
Thiết nghĩ, bất cập này cần được khắc phục
để trong tương lai, nếu vẫn duy trì bài thi tổ
hợp môn thì không tạo ra sự bất bình đẳng
giữa các thí sinh thi hai môn thi thành phần
không liên tiếp và thí sinh thi hai môn thi
thành phần liên tiếp.
Trong quá trình thi, vai trò của cán bộ
coi thi là rất quan trọng. Nhằm tạo ra chuẩn
mực pháp lý rõ ràng, nhà làm luật quy định
chi tiết trách nhiệm của từng cán bộ coi thi.
Cụ thể, khi có hiệu lệnh, cán bộ coi thi thứ
nhất gọi tên thí sinh vào phòng thi, cán bộ
coi thi thứ hai dùng Thẻ dự thi và Danh sách
ảnh của thí sinh để đối chiếu, nhận diện
thí sinh, hướng dẫn thí sinh ngồi đúng chỗ
quy định. Khi có hiệu lệnh, cán bộ coi thi
thứ nhất đi nhận đề thi, cán bộ coi thi thứ
hai nhắc nhở thí sinh những điều cần thiết
về kỷ luật phòng thi. Khi có hiệu lệnh, cán
bộ coi thi thứ nhất giơ cao phong bì đề thi
để thí sinh thấy rõ cả mặt trước và mặt sau
còn nguyên nhãn niêm phong, yêu cầu hai
thí sinh chứng kiến và ký vào biên bản xác
nhận bì đề thi còn nguyên nhãn niêm phong.
Khi thí sinh bắt đầu làm bài, cán bộ coi thi
thứ nhất đối chiếu ảnh trong Thẻ dự thi và
Danh sách ảnh của thí sinh với thí sinh để
nhận diện thí sinh, ghi rõ họ tên và ký vào
các tờ giấy thi, giấy nháp của thí sinh; cán
bộ coi thi thứ hai bao quát chung. Có thể nói,
Quy chế quy định rất tỉ mỉ trách nhiệm của
9 Ví dụ, tại các điểm thi Trần Đại Nghĩa, Phan Văn Hòa, Hiếu Phụng (Hội đồng thi tỉnh Vĩnh Long), Trưởng điểm thi yêu
cầu cán bộ coi thi thứ nhất đánh số báo danh. Tuy nhiên, tại các điểm thi Phạm Hùng, Nguyễn Văn Thiệt, Mang Thít
(Hội đồng thi tỉnh Vĩnh Long), Trưởng điểm thi lại yêu cầu cán bộ coi thi thứ hai đánh số báo danh.
từng cán bộ coi thi. Tuy nhiên, trách nhiệm
đánh số báo danh cho thí sinh - một công
việc quan trọng của cán bộ coi thi lại không
được đề cập đến trong Quy chế. Công việc
đánh số báo danh rất quan trọng, liên quan
đến nhiều vấn đề khác như phát đề thi trắc
nghiệm, ngăn ngừa tiêu cực nhưng lại
không rõ trách nhiệm thuộc về cán bộ coi
thi thứ nhất hay cán bộ coi thi thứ hai? Do
pháp luật không quy định cụ thể nên tạo ra
sự tùy nghi trong áp dụng. Theo khảo sát của
chúng tôi, có điểm thi quy định cán bộ coi
thi thứ nhất đánh số báo danh, có điểm thi
lại quy định cán bộ coi thi thứ hai thực hiện
công việc này9.
Thứ tư, thẩm quyền “tước quyền vào
học của thí sinh vi phạm quy chế thi” quy
định chưa chính xác
Điều 49 Quy chế quy định, nếu thi sinh
vi phạm quy chế thi thì tùy theo tính chất,
mức độ của hành vi sẽ bị hủy bỏ kết quả thi, bị
tước quyền vào học ở các trường ngay trong
năm đó và tước quyền dự thi trong hai năm
tiếp theo. Theo quy định trên, thẩm quyền
ban hành quyết định hủy bỏ kết quả thi, tước
quyền vào học ở các trường ngay trong năm
đó và tước quyền dự thi trong hai năm tiếp
theo thuộc về Giám đốc Sở Giáo dục và đào
tạo. Tuy nhiên, quy định thẩm quyền “tước
quyền vào học ở các trường ngay trong năm
đó” đối với thí sinh vi phạm của Giám đốc
Sở Giáo dục và đào tạo là không có cơ sở cả
về lý luận lẫn thực tiễn. Về logic, sau khi có
kết quả thi, thí sinh được dùng kết quả đó
xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Sau đó, các trường sẽ xét duyệt hồ sơ và ban
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 16(344) T8/2017
hành Quyết định công nhận thí sinh trúng
tuyển. Quyết định công nhận thí sinh trúng
tuyển sẽ do trường đại học, cao đẳng ban
hành10. Trên cơ sở Quyết định công nhận
trúng tuyển, thí sinh sẽ được vào học tại
trường đại học, cao đẳng. Do đó, về mặt lý
luận, thẩm quyền “tước quyền vào học ở các
trường ngay trong năm đó” đối với thí sinh
vi phạm phải thuộc về chính trường đại học,
cao đẳng đã ban hành Quyết định công nhận
thí sinh trúng tuyển chứ không thể thuộc
về Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo. Dưới
góc độ thực tiễn, Giám đốc Sở Giáo dục và
đào tạo với trường đại học, cao đẳng là hai
chủ thể hoàn toàn độc lập với nhau. Do đó,
quyết định “tước quyền vào học đối với thí
sinh vi phạm quy chế thi” của Giám đốc Sở
Giáo dục và đào tạo không đương nhiên có
hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các trường
đại học, cao đẳng. Giám đốc Sở Giáo dục
và đào tạo cũng không phải là cấp trên trực
tiếp của trường đại học, cao đẳng nên không
thể dùng quyết định của mình để “phủ định”
Quyết định công nhận thí sinh trúng tuyển
của trường đại học, cao đẳng.
Thứ năm, quy định về khiếu nại, tố cáo
và giải quyết khiếu nại, tố cáo không rõ ràng
Theo Quy chế, cá nhân, tổ chức có
quyền khiếu nại, tố cáo đối với những vấn
đề liên quan đến việc thi cử và việc khiếu
10 Ví dụ, Quyết định số 1633/QĐ-HĐTSĐHCĐ ngày 01/9/2016 của Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Công đoàn về
việc công nhận thí sinh đạt điểm trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2016.
11 Xem thêm Điều 8 Quy chế.
12 Cao Vũ Minh, Để khiếu nại xứng tầm là một quyền hiến định, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10, năm 2012.
13 Khoản 1 Điều 8 quy chế quy định: “Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban
của Hội đồng thi (bao gồm lãnh đạo các Ban) để thực hiện các công việc của kỳ thi.
Thành phần Hội đồng thi
- Chủ tịch: Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo hoặc Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền;
- Phó Chủ tịch: Lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo, lãnh đạo trường đại học, cao đẳng phối hợp. Trường hợp đặc biệt,
Phó Chủ tịch có thể là Trưởng các phòng, ban của Sở Giáo dục và đào tạo;
- Các ủy viên: Lãnh đạo các phòng, ban thuộc Sở Giáo dục và đào tạo; lãnh đạo phòng, ban và tương đương của trường
đại học, cao đẳng phối hợp. Ủy viên thường trực là lãnh đạo Phòng Khảo thí của Sở Giáo dục và đào tạo”.
nại, tố cáo phải theo quy định của pháp luật.
Theo “quy định của pháp luật” ở đây, trước
hết là phải theo Luật Khiếu nại năm 2011 và
Luật Tố cáo năm 2011 vì hai đạo luật này là
những văn bản có giá trị pháp lý cao nhất
điều chỉnh hoạt động khiếu nại, tố cáo.
Quy chế quy định thẩm quyền giải
quyết khiếu nại trong kỳ thi thuộc về Hội
đồng thi11. Tuy nhiên, thẩm quyền giải quyết
khiếu nại của Hội đồng thi lại không được
điều chỉnh trong Luật Khiếu nại năm 2011.
Theo Luật Khiếu nại năm 2011 thì chủ thể
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bao giờ
cũng thuộc về cá nhân chứ không thuộc về
tập thể12. Trong khi đó, Hội đồng thi là một
tập thể do Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo
ra quyết định thành lập13. Như vậy, dẫu biết
rằng Quy chế cho phép cá nhân, tổ chức có
quyền khiếu nại nhưng cơ sở pháp lý cho
việc khiếu nại được quy định trong văn bản
nào thì pháp luật hoàn toàn không nói đến.
Các văn bản pháp luật hiện hành không quy
định, Quy chế cũng chỉ quy định rất sơ sài
về vấn đề này.
Tương tự, thẩm quyền giải quyết tố
cáo được quy định trong Quy chế cũng mâu
thuẫn với Luật Tố cáo năm 2011. Theo Luật
Tố cáo năm 2011 thì thẩm quyền giải quyết
tố cáo được quy định từ Điều 12 đến Điều
17. Tuy nhiên, trong các điều luật này hoàn
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 16(344) T8/2017
toàn không quy định thẩm quyền giải quyết
tố cáo của Hội đồng thi như cách quy định
trong Quy chế.
Thứ sáu, sự khiếm khuyết về kỹ thuật
lập pháp trong Quy chế
Khi ban hành một văn bản quy phạm
pháp luật thì các chủ thể có thẩm quyền cần
chú trọng không chỉ đến tính hợp pháp mà
còn phải chú trọng tính hợp lý của văn bản.
Tính hợp lý của văn bản bên cạnh yêu cầu
về sự kịp thời, khả thi thì ngôn ngữ sử dụng
trong văn bản phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ đọc,
dễ hiểu. Sự chính xác của ngôn ngữ trong
văn bản là cần thiết. Nếu viết sai chính tả,
thiếu chữ hay thừa chữ thì xem như không
đạt yêu cầu về kỹ thuật lập pháp.
Khoản 1 Điều 3 Quy chế quy định:
“Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh
học chương trình Giáo dục THPT phải dự
thi bốn bài thi, gồm ba bài thi độc là Toán,
Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi do thí
sinh tự chọn trong số hai bài thi tổ hợp;
thí sinh học chương trình giáo dục thường
xuyên cấp THPT phải dự thi ba bài thi, gồm
hai bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và một
bài thi do thí sinh tự chọn trong số hai bài
thi tổ hợp”. Theo chúng tôi, Quy chế đã sử
dụng thuật ngữ không chính xác bởi không
thể có “bài thi độc” mà phải là “bài thi độc
lập”. Sự sai sót này không ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng của văn bản và không tạo ra
sự khó hiểu đối với người đọc. Tuy nhiên,
nhằm đảm bảo tính chuẩn xác của ngôn ngữ
thì phải tiến hành sửa đổi khiếm khuyết này.
2. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện
Quy chế
14 Hoàng Thị Kim Quế, Tiết kiệm pháp luật và lãng phí pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 19, năm 2011.
15 Điểm b, khoản 3 Điều 49 Quy chế quy định: “Thí sinh mang vật dụng trái phép theo quy định tại Điều 14 Quy chế này
vào phòng thi sẽ bị đình chỉ thi”.
Thứ nhất, tình trạng thừa quy phạm
pháp luật là điều không cần thiết. Tiết kiệm
pháp luật không đơn thuần chỉ là cắt, giảm
chi phí về thời gian, công sức, tiền bạc cho
việc xây dựng và ban hành pháp luật mà còn
phải loại bỏ những quy phạm pháp luật thừa
trong hệ thống pháp luật, thậm chí trong từng
văn bản pháp luật14. Nhằm đảm bảo yếu tố
tiết kiệm pháp luật, hạn chế tình trạng vừa
thừa vừa thiếu các quy định pháp luật, nhà
làm luật cần bãi bỏ quy định về những vật
dụng “không được mang vào phòng thi”. Có
thể “ngụ ý” của nhà làm luật là muốn “nhấn
mạnh” nếu thí sinh mang những vật dụng
cấm vào phòng thi sẽ bị áp dụng hình thức
đình chỉ thi15. Tuy nhiên, sự “nhấn mạnh”
này là không cần thiết và gây mâu thuẫn với
các điều khoản khác. Theo chúng tôi, một khi
đã quy định những vật dụng chỉ được phép
mang vào phòng thi thì không cần thiết phải
quy định những vật không được mang vào
phòng thi. Bỏ quy định về “những vật dụng
không được mang vào phòng thi” sẽ đảm bảo
tính thống nhất giữa các quy định trong cùng
một văn bản quy phạm pháp luật. Nếu muốn
đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa, có thể tích
hợp điểm c khoản 4 Điều 14 vào điểm b,
khoản 3 Điều 49 Quy chế. Theo đó, khoản 3
Điều 49 sẽ được sửa đổi như sau:
“3. Đình chỉ thi đối với các thí sinh vi
phạm một trong các lỗi sau đây:
a) Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong
giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế
thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo;
b) Mang vào phòng thi vũ khí, chất
gây nổ, gây cháy, đồ uống có cồn, giấy
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 16(344) T8/2017
than, bút xóa, tài liệu, thiết bị truyền tin
hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian
lận trong quá trình làm bài thi và quá trình
chấm thi”
Thứ hai, cần bãi bỏ các quy định về
hình thức kỷ luật “hạ ngạch”, “chuyển đi
làm công tác khác” trong Quy chế nhằm tạo
ra sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Biện pháp “chuyển đi làm công tác khác”
nếu cần thì phải được minh định trong một
điều khoản khác chứ không nằm “lẩn khuất”
trong những điều luật về các hình thức
kỷ luật.
Công chức, viên chức có hành vi vi
phạm quy chế thi thì vừa có thể gánh chịu
trách nhiệm kỷ luật, vừa có thể gánh chịu
TNHS. Do đó, Quy chế cần phải thể hiện rõ
nội dung này. Theo chúng tôi, cần sửa đổi
điểm d khoản 1 Điều 48 như sau: “người có
một trong các hành vi sai phạm sau đây thì
bị buộc thôi việc; tùy theo hành vi vi phạm
có thể bị truy cứu TNHS”.
Thứ ba, nhằm giải quyết bất cập trong
quy định thí sinh có thể mang máy ghi âm
và ghi hình có chứa nội dung đề thi ra khỏi
phòng thi khi chưa hết thời gian làm bài của
buổi thi, cần bổ sung trong Quy chế quy
định về việc gửi giữ máy ghi âm và ghi hình
tại điểm thi. Theo đó, đối với các môn tự
luận, thí sinh có thể ra khỏi phòng thi và khu
vực thi sau khi hết hai phần ba thời gian làm
bài của buổi thi với điều kiện là phải nộp lại
toàn bộ bài thi, đề thi, giấy nháp. Đối với
máy ghi âm và ghi hình thì thí sinh phải gửi
giữ tại điểm thi cho đến khi kết thúc thời
gian làm bài mới được nhận lại. Máy ghi âm
và ghi hình sẽ được niêm phong trước sự
16 Nguyễn Sĩ Dũng, Những nghịch lý của thời gian, Nxb. Thời đại, năm 2011, tr. 165.
chứng kiến của thí sinh và được bảo quản
trong hòm, tủ hay két sắt của điểm thi.
Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy
định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật”. Bình đẳng không có nghĩa là chia đều
sự giàu sang hay nghèo khó mà là chia đều
các cơ hội. Các rào cản về cơ hội chính là
con đẻ của sự bất công16. Pháp luật phải là
một đại lượng công bằng và phải là một thiết
chế đảm bảo cho sự bình đẳng của công dân.
Với ý nghĩa đó, nếu thí sinh thi hai môn thi
thành phần, cho dù có liên tiếp hay không
liên tiếp thì phải được đảm bảo về cơ hội là
như nhau. Do đó, nên thiết kế mỗi môn thi
thành phần sẽ được làm trên một tờ giấy thi
độc lập. Khi kết thúc môn thi đó, thí sinh
phải nộp lại giấy thi. Tất nhiên, khi thực hiện
theo cách thức này, số tờ giấy thi sẽ nhiều
hơn nhưng đổi lại chúng ta sẽ đảm bảo được
yếu tố công bằng về cơ hội cho các thí sinh.
Bên cạnh đó, vấn đề đánh số báo danh
đóng vai trò quan trọng. Do đó, trách nhiệm
đánh số báo danh thuộc về cán bộ coi thi
nào cần được minh định. Hiện nay, Quy chế
quy định: “cán bộ coi thi thứ hai hướng dẫn
thí sinh ngồi đúng chỗ quy định”. Do đó, sẽ
là hợp lý nếu trách nhiệm đánh số báo danh
tại phòng thi thuộc về cán bộ coi thi thứ hai.
Tư duy logic cho phép ta kết luận rằng khi
cán bộ coi thi thứ hai tiến hành đánh số báo
danh thì mới có thể hướng dẫn thí sinh ngồi
đúng số báo danh một cách nhanh chóng và
hiệu quả nhất.
Thứ tư, như đã trình bày, quy định
Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo có quyền
“tước quyền vào học ở các trường ngay trong
năm đó” đối với thí sinh vi phạm là không có
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
55Số 16(344) T8/2017
cơ sở. Ngoài ra, nếu chỉ căn cứ vào Điều 49
Quy chế thì sẽ không rõ ràng về thủ tục áp
dụng. Do đó, cần sửa đổi Điều 49 Quy chế
theo hướng Giám đốc Sở Giáo dục và đào
tạo công bố công khai hành vi vi phạm trên
các phương tiện thông tin đại chúng đồng
thời có văn bản đề nghị trường đại học, cao
đẳng “tước quyền vào học ở các trường ngay
trong năm đó” đối với thí sinh vi phạm. Trên
cơ sở đó, trường đại học, cao đẳng sẽ ban
hành quyết định tước quyền vào học.
Thứ năm, tiến hành rà soát các quy
định về khiếu nại, tố cáo trong Quy chế
nhằm đảm bảo việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo đúng thẩm quyền, đúng thủ tục. Theo
chúng tôi, nếu không quy định cụ thể, rõ
ràng về vấn đề khiếu nại, tố cáo sẽ gây ra
nhiều khó khăn cho quá trình áp dụng pháp
luật, đồng thời cũng không đạt hiệu quả
trong việc thực hiện quyền này của cá nhân,
tổ chức trên thực tế.
Cuối cùng, sự chính xác của ngôn
ngữ trong văn bản là cần thiết vì như thế
sẽ không gây ra sự mâu thuẫn, thiếu nhất
quán giữa các điều khoản. Do đó, cần sửa
đổi cụm từ “bài thi độc” thành “bài thi độc
lập” tại khoản 1 Điều 3 Quy chế. Sửa đổi
này tuy nhỏ nhưng rất quan trọng vì đảm
bảo tính chính xác, khuôn mẫu của văn bản
quy phạm pháp luật
NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT TRONG ...
(Tiếp theo trang 37)
hoạch sau khi đã được phê duyệt là điều cần
thiết. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng“quy
hoạch con” phá vỡ quy hoạch tổng thể hoặc
không thực hiện đúng mục tiêu ban đầu của
quy hoạch, chúng tôi kiến nghị bổ sung quy
định về việc lấy ý kiến cũng như tham vấn
các chuyên gia, cộng đồng dân cư nơi có quy
hoạch trước khi thực hiện việc điều chỉnh.
*
Quy hoạch là một trong những công
cụ hữu hiệu để giúp các cấp, các ngành cụ
thể hoá các mục tiêu chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, đảm bảo
quốc phòng - an ninh và môi trường. Đồng
thời, quy hoạch cũng là công cụ quan trọng
để các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo, điều
hành và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế -
chính trị - xã hội. Với vai trò quan trọng như
vậy, việc xây dựng một khung pháp lý thống
nhất điều chỉnh hoạt động quy hoạch là hết
sức cần thiết và đáp ứng được yêu cầu về cả
lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, để Dự thảo
Luật quy hoạch sau khi được thông qua có
tính khả thi cao thì cần xem xét điều chỉnh,
bổ sung một số vấn đề còn nhiều ý kiến để
Luật được hoàn chỉnh hơn, trong đó cần có
quy định cụ thể hơn về việc lấy ý kiến quy
hoạch cũng như tạo điều kiện để khuyến
khích các tầng lớp nhân dân, các thành phần
kinh tế tham gia vào quá trình lập, thẩm định
và thực hiện cũng như giám sát quy hoạch
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
56 Số 16(344) T8/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_binh_luan_ve_quy_che_thi_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia.pdf