- Ở 600 cơ sở nuôi cá tra tại 23 huyện thuộc 2
tỉnh với tổng diện tích Đồng Tháp là 2.071 ha và
An Giang là 1.269 ha. Công tác quy hoạch của
các địa phương chậm; công tác quản lý vùng
nuôi cá tra thương phẩm và giám sát môi trường
gặp khó khăn ở các vùng nuôi cá tra ngoài quy
hoạch.
- Bệnh đã xuất hiện tại An Giang vào năm
2014 nhưng Chi cục Thú y An Giang không báo
cáo; Tỉnh Đồng Tháp có báo cáo dịch bệnh xuất
hiện ở 7,96% diện tích thả nuôi của 22 xã thuộc
6 huyện.
- Bệnh thường xuất hiện từ tháng 5 - 11 hàng
năm. Trung bình dịch bệnh xuất hiện tại 45,8%
(95% CI 41,78 - 49,86) hộ điều tra; tỷ lệ ao điều
tra có bệnh là 37,30% (95% CI 34,57 - 40,08);
tỷ lệ diện tích thả nuôi bị bệnh là 34,63% (95%
CI 31,43 - 37,95); Tỉnh Đồng Tháp có các tỷ lệ
cao hơn so với tỉnh An Giang.
10 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ bệnh gan thận mủ ở cá tra tại các tỉnh An Giang và Đồng Tháp năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
66
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 5 - 2016
MOÄT SOÁ ÑAËC ÑIEÅM DÒCH TEÃ BEÄNH GAN THAÄN MUÛ ÔÛ CAÙ TRA
TAÏI CAÙC TÆNH AN GIANG VAØ ÑOÀNG THAÙP NAÊM 2014
Bùi Thị Việt Hằng1,2, Nguyễn Thế Hiền1, Nguyễn Thị Lan Hương1,
Võ Đình Chương1, Nguyễn Thị Việt Nga1, Kim Văn Vạn2, Nguyễn Văn Long1
TÓM TẮT
Nghiên cứu về một số đặc điểm dịch tễ bệnh gan thận mủ ở cá tra đã được tiến hành ở 600 cơ sở
nuôi cá tại 23 huyện thuộc 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Dịch bệnh xuất hiện ở hầu hết các huyện điều tra; thường từ tháng 5 – tháng 11 hàng năm, với
tỷ lệ trung bình 45,8% (95% CI 41,78 – 49,86) hộ điều tra; tỷ lệ ao điều tra có bệnh là 37,30% (95%
CI 34,57 – 40,08); tỷ lệ diện tích thả nuôi bị bệnh là 34,63% (95% CI 31,43 – 37,95);
- Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ cho thấy: Tỷ số chênh nguy cơ xảy ra dịch bệnh là 5,01 (95%
CI 2,18 – 12,95) lần giữa mật độ trên 200 con/m2 so với mật độ từ 10-50 con/m2; tỷ số chênh là 2,21
(95% CI 1,40 – 3,55) lần giữa cơ sở thả nuôi không vét bùn đáy ao so với cơ sở nuôi có vét bùn; tỷ
số chênh là 3,58 (95% CI 2,34 – 5,48) lần giữa cơ sở nuôi không khử trùng dụng cụ nuôi so với cơ
sở nuôi có khử trùng dụng cụ.
Từ khóa: Cá tra, Bệnh gan thận mủ, Tỷ lệ nhiễm bệnh, Yếu tố nguy cơ, Tỉnh An Giang, Đồng Tháp
Some epidemiological characteristics of Bacillary necrosis of Pangasius
in An Giang, Dong Thap Provinces in 2014
Bui Thi Viet Hang, Nguyen The Hien, Nguyen Thi Lan Huong,
Võo Dinh Chuong, Nguyen Thi Viet Nga, Kim Van Van, Nguyen Van Long
SUMMARY
Study on some epidemiological characteristics of Bacillary necrosis of Pangasius was
conducted at 600 Pangasius culture farms in 23 districts of An Giang, Dong Thap provinces.
The studied result showed that:
Epidemic occurred in most of the surveyed districts, normally from May to November yearly,
with the average disease infection rate of the investigated farms was 45.8% (95% CI 41.78 –
49.86). Of which, the infection rate of pond was 37.30% (95% CI 34.57 – 40.08), the infection
rate of culture areas was 34.63% (95% CI 31.43 – 37.95).
The result of risky analysis indicated that the odds ratio of disease outbreak between the
stocking rate of 200 fish/m2 and 10-50 fish/m2 was 2.21 (95% CI 1.40 – 3.55); the odds ratio
between the culture ponds without removing mud and with removing mud was 2.21 (95% CI
1.40 – 3.55). This ratio between the farms disinfected farming tools and the farms did not
disinfected farming tools was 3.58 (95% CI 2.34 – 5.48).
Keywords: Pangasius, Bacillary necrosis, Infection rate, Risky factors, An Giang, Dong Thap
provinces.
1. Cục Thú y
2. Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
67
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 5 - 2016
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá tra là một trong những sản phẩm nông
nghiệp được đề nghị đưa vào chương trình sản
phẩm quốc gia và Chính phủ đã ban hành nghị
định riêng quy định về nuôi, chế biến và xuất
khẩu sản phẩm cá tra (Nghị định số 36/2014/
NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ). Điều
này khẳng định vị trí của ngành nuôi cá tra trong
phát triển kinh tế của nước ta. Hiện nay, tổng
diện tích nuôi cá tra ước đạt 4.900 ha, tập trung
chủ yếu tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh
Long, Cần Thơ và Hậu Giang.
Theo báo cáo của các địa phương trong
những năm gần đây cho thấy, tình hình dịch
bệnh trên cá tra có chiều hướng gia tăng mạnh,
tác động tiêu cực đến quá trình nuôi, xuất khẩu
cá tra của nước ta. Đã có một số nước yêu cầu
Việt Nam phải có kế hoạch phòng, chống dịch
bệnh trên cá tra, nhất là các bệnh như gan thận
mủ, xuất huyết. Mặc dù nghề nuôi cá tra ở nước
ta phát triển rất mạnh, đem lại nguồn ngoại tệ lớn
nhờ việc xuất khẩu, nhưng việc phòng, chống,
nghiên cứu và điều tra dịch tễ về dịch bệnh trên
cá tra chưa thực sự được quan tâm triển khai
nhiều. Cụ thể, đối với việc phòng, chống, nước
ta chưa có quy định cụ thể cho dịch bệnh trên cá
tra; trước đây thực hiện theo quy định tại Thông
tư số 17/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2014
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về phòng chống dịch bệnh cho động
vật thủy sản. Tuy nhiên, hiệu quả phòng, chống
còn rất hạn chế do các quy định chưa cụ thể,
chưa thực sự phù hợp đối với dịch bệnh trên cá
tra. Mặt khác, do thiếu những điều tra, nghiên
cứu cơ bản về dịch tễ của bệnh trên cá tra, nên
các biện pháp chưa có tính thuyết phục, chưa
dựa trên các cơ sở khoa học nên tính khả thi
còn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh gan
thận mủ ở cá tra tại các tỉnh An Giang và Đồng
Tháp năm 2014”.
II. NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình nuôi cá tra và dịch bệnh gan thận
mủ trên cá tra năm 2014 tại An Giang và Đồng
Tháp.
- Thu thập thông tin về dịch bệnh gan thận
mủ trên cá tra được các cơ sở nuôi ghi chép
trong năm 2014.
- Thu thập thông tin về các yếu tố nguy cơ
theo biểu mẫu để tổng hợp phân tích mối liên
quan đến bệnh gan thận mủ tại các cơ sở nuôi
cá tra.
2.2. Nguyên liệu
- Số liệu về nuôi cá tra và các ổ dịch bệnh
gan thận mủ do các Chi cục Thú y nêu trên thu
thập và báo cáo về Cục Thú y trong năm 2013
và 2014.
- Bộ phiếu điều tra do Cục Thú y thiết kế và
hướng dẫn việc thu thập thông tin, dữ liệu.
- Số liệu địa lý chi tiết đến cấp xã năm 2011
do Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản
đồ Việt Nam xây dựng và cung cấp (2012).
- Phần mềm vẽ bản đồ ArcGIS 9.3 và phần
mềm phân tích thống kê R (R Development
Core Team, 2012) và các gói phân tích tương
ứng như epiR (Stevenson, 2012), lme4 (Bates
and Sarkar, 2007).
2.3. Phương pháp
Nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional study)
đã được ứng dụng để thu thập các số liệu được
các cơ sở nuôi ghi chép trong năm 2014.
2.3.1. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu
Tại mỗi tỉnh điều tra (An Giang và Đồng
Tháp), Chi cục Thú y lập danh sách tất cả các
cơ sở nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh, sau đó chọn
ngẫu nhiên 300 cơ sở nuôi cá tra để phỏng vấn,
thu thập thông tin.
68
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 5 - 2016
2.3.2. Thu thập thông tin về các yếu tố nguy cơ
Thông tin về các yếu tố nguy cơ được thu
thập bằng bộ câu hỏi thông tin chung cho 607
cơ sở nuôi cá tra (chuẩn bị ao nuôi, chọn giống
và thả giống tại các ao nuôi, chăm sóc và quản
lý ao, và dịch bệnh tại các ao nuôi).
2.3.3. Quản lý và phân tích số liệu
- Thông tin và dữ liệu từ thực địa được nhập
vào file MS. Excel.
- Phân tích mô tả tình hình nuôi cá tra, dịch
tễ học mô tả (theo không gian, thời gian và theo
đối tượng) theo các phương pháp dịch tễ, thống
kê thường quy.
- Tỷ lệ các cơ sở nuôi cá tra bị bệnh được
tính theo phương pháp của Fleiss (Fleiss, 1981).
So sánh tỷ lệ các cơ sở bị bệnh được phân tích,
dựa vào chỉ số Chi-square.
- Phân tích đa tầng nhiều biến (multilevel
analysis) được áp dụng để định lượng các yếu tố
nguy cơ theo các phân tầng khác nhau (Dohoo
et al., 2001; Dohoo, 2003; Long, 2013) , cụ thể
theo các bước sau:
+ Bước 1: Xác định “Đầu ra” là cơ sở có cá
tra bị bệnh gan thận mủ.
+ Bước 2: Phân tích sàng lọc (bivariate
analyses) để xác định mối liên hệ giữa “Đầu ra”
và từng yếu tố nguy cơ. Phương pháp kiểm tra
của Wald (Agresti, 2007) được sử dụng để xác
định mối liên hệ giữa các biến nguy cơ với “Đầu
ra”. Tất cả các biến nguy cơ có mối liên hệ với
“Đầu ra” về mặt thống kê sinh học và có giá trị
P < 0.2 được giữ lại để đưa vào phân tích đa
biến (Bước 3). Những biến nguy cơ có mối liên
hệ với “Đầu ra” ở giá trị P > 0.2 thì được loại
bỏ, theo nguyên tắc, loại bỏ các biến có giá trị P
cao nhất cho đến khi chỉ còn các biến có P < 0.2.
+ Bước 3: Phân tích đa biến (multivariate
analyses): Tất cả các biến có P < 0.2 được xác
định tại bước 2 được đưa vào mô hình đa biến và
chạy mô hình phân tích. Chỉ những biến nguy cơ
nào có mối liên hệ về mặt thống kê sinh học với
“Đầu ra” và có giá trị P < 0.05 thì giữ lại để tính
ảnh hưởng của các biến đa cấp tại bước 4.
+ Bước 4: Yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên
cũng được đưa vào mô hình hồi quy logic hỗn
hợp (mixed-effects logistic regression model)
để phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng
không thể đo được của các yếu tố ở cấp cơ sở
nuôi cá tra, cấp xã và cấp tỉnh lên khả năng
một cơ sở nuôi cá tra bị bệnh gan thận mủ. Dựa
trên cách tiếp cận này, chuyển dạng logic (logit
transform) cơ sở bị bệnh i ở xã j tại tỉnh k, p
ijk
,
được mô hình hóa theo chức năng tuyến tính
của một loạt các yếu tố ảnh hưởng m là β
1
βm
và ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ ở các cấp
độ cơ sở nuôi, cấp xã X
j
và tỉnh P
k
được tính
theo công thức sau:
ijkkjmijk
m
i
m
ijk
ijk PXx
p
p
εββ ++++=
− ∑=101
log
Kết quả của mô hình cuối cùng được thể hiện
bởi tỷ số chênh đã được điều chỉnh cho mỗi biến
nguy cơ. Tỷ số chênh (odds ratio, OR) lớn hơn
1 cho thấy cơ sở nuôi cá tra khi phơi nhiễm với
yếu tố nguy cơ có khả năng bị bệnh tăng lên.
Ngược lại, nếu OR < 1 cho thấy nguy cơ các cơ
sở nuôi cá tra bị bệnh giảm đi. OR = 1 cho thấy
không có ảnh hưởng của các yếu tố lên nguy cơ
các cơ sở nuôi bị bệnh.
Đường cong đặc trưng thể hiện hoạt động của
bộ thu nhận (Receiver Operating Characteristic,
ROC) được vẽ để biểu thị khả năng dự đoán của
mô hình logic. Vùng dưới đường cong ROC có
giá trị dao động từ 0-1 để mô tả khả năng dự
đoán của mô hình đối với một cơ sở bị bệnh
hoặc không bị bệnh. Giá trị dưới đường cong
ROC càng lớn, cho thấy khả năng mô hình
phỏng đoán chính xác càng cao (Hosmer and
69
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 5 - 2016
Lemeshow, 2000). Phân tích thống kê được
tiến hành bằng cách sử dụng bộ phân tích thống
kê lme4 package (Bates and Sarkar, 2007) ở
chương trình R 2.15.2 (R Development Core
Team, 2012).
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình nuôi cá tra tại tỉnh An Giang
và Đồng Tháp
3.1.1. Nuôi cá tra tại tỉnh An Giang
- Năm 2014, diện tích nuôi cá tra là 1.269
ha, bằng 95,35% so cùng kỳ năm 2013. Cá tra
được nuôi ở khoảng 1.793 cơ sở, hộ dân. Trong
đó, nuôi tập trung chủ yếu ở 5 huyện, gồm: Chợ
Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn và Phú
Tân, với tổng diện tích từ trên 100 đến trên 200
ha.
- Diện tích vùng nuôi của các doanh nghiệp
là 538 ha, chiếm 42,53% (tăng 70,79%), còn lại
là nông hộ chiếm khoảng 57,47% so với cùng
kỳ năm 2013; các doanh nghiệp có vùng nuôi
trên địa bàn tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi cá
tra thương phẩm xuất khẩu đạt tiêu chuẩn an
toàn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo
đó tổng diện tích cá tra được chứng nhận đạt
tiêu chuẩn quốc tế là 240 ha, với sản lượng
105.000 tấn/năm, chiếm tỷ lệ khoảng 40% tổng
sản lượng nguyên liệu xuất khẩu (hình 1).
3.1.2. Nuôi cá tra tại tỉnh Đồng Tháp
- Năm 2014, cá tra được nuôi tại 700 cơ sở ở 81
xã thuộc 12 huyện/ thị/ thành phố thuộc tỉnh Đồng
Tháp, với tổng diện tích khoảng 2.070 ha (Bảng
2). Trong đó, diện tích nuôi cá tra thương phẩm
chiếm khoảng gần 50% (1.000 ha).
- Số liệu tổng hợp cũng cho thấy Đồng Tháp là
tỉnh có tổng diện tích mặt nước nuôi cá tra cao nhất
cả nước (chiếm khoảng 28% tổng diện tích nuôi
của cả nước), với tổng sản lượng cá tra đạt khoảng
386.610 tấn (chiếm khoảng 27% tổng sản lượng
cá tra của cả nước). So với tỉnh An Giang, diện
tích nuôi và sản lượng cá tra của tỉnh Đồng Tháp
cao gần gấp đôi; có nhiều cơ sở nuôi cá tra tại tỉnh
Đồng Tháp cũng theo hướng thâm canh (hình 2).
Mật độ nuôi và các cơ sở được điều tra Mức độ bệnh và các cơ sở được điều tra
Hình 1. Bản đồ thể hiện mật độ nuôi cá tra, dịch bệnh gan thận mủ và
các hộ đã được điều tra tại tỉnh An Giang năm 2014
70
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 5 - 2016
Mật độ nuôi và các cơ sở được điều tra Mức độ bệnh và các cơ sở được điều tra
Hình 2. Bản đồ thể hiện mật độ nuôi cá tra, dịch bệnh gan thận mủ và các hộ
đã được điều tra tại tỉnh Đồng Tháp năm 2014
3.2. Tình hình dịch bệnh gan thận mủ trên
cá tra
3.2.1. Dựa trên số liệu do Chi cục Thú y các
tỉnh báo cáo
- Tại tỉnh An Giang: Kết quả điều tra của Cục
Thú y cho thấy dịch bệnh gan thận mủ trên cá tra
đã xuất hiện tại tỉnh này vào năm 2014, nhưng
Chi cục Thú y không báo cáo số liệu theo quy
định hiện hành.
- Tại tỉnh Đồng Tháp: Dịch bệnh gan thận
mủ đã xuất hiện tại 22 xã thuộc 6 huyện (Châu
Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Thanh Bình, Tháp
Mười và thị xã Hồng Ngự), với tổng số 349/4.530
ha, chiếm khoảng 7,96% diện tích nuôi của các
huyện này.
+ Đặc điểm dịch tễ về không gian: Dịch bệnh
xuất hiện ở hai huyện Thanh Bình (245 ha) và
huyện Lai Vung (88 ha) là cao hơn so với các
huyện khác.
+ Đặc điểm dịch tễ về thời gian: Dịch bệnh
gan thận mủ xuất hiện nhiều trong giai đoạn từ
tháng 1-3/2014 và giai đoạn từ tháng 6-9/2014.
+ Đặc điểm dịch tễ về đối tượng cá tra: Dịch
bệnh xuất hiện chủ yếu ở cá tra nuôi thương
phẩm, theo hướng công nghiệp, nuôi tập trung.
3.2.2 Dựa trên số liệu do Cục Thú y tổ chức
điều tra và thu thập
- Đặc điểm dịch tễ về không gian: Dịch bệnh
xuất hiện ở hầu hết các huyện điều tra của cả hai
tỉnh (Bảng 1 và 2) với tỷ lệ là 45,8% (95% CI
41,78 – 49,86) hộ điều tra có dịch bệnh; tỷ lệ
ao điều tra có bệnh là 37,30% (95% CI 34,57 –
40,08); tỷ lệ diện tích thả nuôi bị bệnh là 34,63%
(95% CI 31,43 – 37,95). Các tỷ lệ này của tỉnh
Đồng Tháp đều cao hơn so với tỉnh An Giang.
Tại tỉnh Đồng Tháp, kết quả điều tra của
chúng tôi cho thấy huyện Lai Vung là địa bàn có
diện tích bị bệnh nhiều nhất (phù hợp với số liệu
của Chi cục Thú y), tiếp đó là huyện Thanh Bình.
- Đặc điểm dịch tễ về thời gian: Dịch bệnh
xuất hiện từ đầu tháng 5 và kéo dài đến hết tháng
11/2014, mặc dù từ đầu tháng 2 đã có dịch bệnh
xuất hiện tại tỉnh Đồng Tháp.
71
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 5 - 2016
Bảng 1. Tình hình dịch bệnh xuất huyết và bệnh gan thận mủ
trên cá tra nuôi tại các tỉnh điều tra
Chỉ số
so sánh
Số huyện
có bệnh
Số xã
có bệnh
Số
hộ nuôi
Số
ao nuôi
Diện tích nuôi
(ha)
Số giống thả ban đầu
(con)
I. Tỉnh
Đồng Tháp 3 30 306 772 682 536.728.700
An Giang 5 32 301 448 164 59.146.000
II. Số ao nuôi
1 - 5 ao 2 39 583 1018 595 528.808.700
6 - 10 ao 4 19 18 118 170 27.218.000
> 10 ao 2 4 6 84 81 39.848.000
III. Số ao lắng
0 2 39 560 1029 519 507.709.700
1 2 20 42 155 290 76.220.000
2 3 2 4 22 19 8.912.000
4 1 1 1 14 18 3.033.000
IV. Thời gian xuất hiện bệnh sau khi thả
0 ngày 1 8 12 24 20 19.981.000
1 - 10 ngày 2 36 223 504 343 372.678.900
11 - 20 ngày 2 14 22 70 69 28.000.000
> 20 ngày 3 4 21 76 67 18.039.000
Không bệnh 329 546 347 157175800
Tổng cộng 8 62 607 1,220 846 595.874.700
- Đặc điểm dịch tễ về đối tượng cá tra: Tỷ
lệ cá bị bệnh là 9,52% (95% CI 9,52 – 9,52)
trong số cá giống thả nuôi; tỷ lệ cá chết vì bệnh
là 49,16% (95% CI 49,15 – 49,17). Như vậy, có
thể thấy mức độ lây lan của bệnh gan thận mủ
là không quá cao (9,52% cá thả nuôi bị bệnh),
nhưng khi cá đã bị bệnh thì khả năng chết lại rất
cao (49,16%), xem bảng 1 và bảng 2.
3.3. Phân tích xác định các yếu tố nguy cơ liên
quan đến dịch bệnh
3.3.1. Phân tích nhị biến xác định mối liên
quan giữa một yếu tố nguy cơ với “cơ sở có
dịch bệnh hay không có dịch bệnh”
Kết quả được trình bày ở bảng 3.
Kết quả phân tích nhị biến (bảng 3) cho thấy,
trong tổng số 21 yếu tố nguy cơ được hỏi và thu
thập thông tin, có 18 yếu tố nguy cơ chính có
mối liên hệ về sinh học, thống kê (P < 0.2) với
“cơ sở có cá tra bị bệnh gan thận mủ”. Một số
mối liên quan điển hình như sau:
- Tỷ số chênh (OR) bị bệnh gan thận mủ của
cơ sở thả nuôi với mật độ trên 200 con/m2 là
5,01 (95% CI 2,18 - 12,95) lần so với cơ sở nuôi
với mật độ từ 10-50 con/m2.
- Tỷ số chênh bị bệnh gan thận mủ của cơ
sở thả nuôi không vét bùn đáy ao là 2,21 (95%
CI 1,40 - 3,55) lần so với cơ sở nuôi có vét bùn
đáy ao.
72
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 5 - 2016
B
ản
g
2.
T
ìn
h
hì
nh
d
ịc
h
bệ
nh
x
uấ
t h
uy
ết
v
à
bệ
nh
g
an
th
ận
m
ủ
tr
ên
c
á
tr
a
nu
ôi
tạ
i c
ác
tỉ
nh
đ
iề
u
tr
a
C
hỉ
s
ố
so
s
án
h
S
ố
hộ
bệ
nh
S
ố
ao
bệ
nh
D
iệ
n
tíc
h
bị
b
ện
h
(h
a)
S
ố
cá
b
ện
h
(c
on
)
S
ố
c
á
ch
ết
(c
on
)
T
ỷ
lệ
hộ
b
ện
h
(9
5%
C
I)
T
ỷ
lệ
ao
b
ện
h
(9
5%
C
I)
T
ỷ
lệ
di
ện
tí
ch
b
ện
h
(9
5%
C
I)
T
ỷ
lệ
c
á
bệ
nh
(9
5%
C
I)
T
ỷ
lệ
cá
c
hế
t v
ì b
ện
h
(9
5%
C
I)
Tỉ
nh
Đ
ồn
g
Th
áp
15
5
30
5
23
7
44
75
70
60
26
59
14
34
50
,6
5
(4
4,
91
-
56
,3
9)
39
,5
1
(3
6,
04
-
43
,0
6)
34
,7
6
(3
1,
18
-
38
,4
7)
8,
34
(8
,3
4
- 8
,3
4)
59
,4
1
(5
9,
40
-
59
,4
2)
A
n
G
ia
ng
12
3
15
0
56
11
98
20
70
13
00
91
0
40
,8
6
(3
5,
26
-
46
,6
5)
33
,4
8
(2
9,
12
-
38
,0
6)
34
,0
6
(2
6,
84
-
41
,8
6)
20
,2
6
(2
0,
25
-
20
,2
7)
10
,8
6
(1
0,
84
-
10
,8
7)
S
ố
ao
n
uô
i
1
- 5
a
o
26
1
39
9
24
2
50
01
03
07
26
51
38
83
44
,7
7(
40
,6
8
- 4
8,
91
)
39
,1
9
(3
6,
18
-
42
,2
7)
40
,6
6
(3
6,
69
-
44
,7
3)
9,
46
(9
,4
5
- 9
,4
6)
53
,0
2
(5
3,
01
-
53
,0
3)
6
- 1
0
ao
11
32
32
32
25
85
0
66
40
15
61
,1
1
(3
5,
75
-
82
,7
0)
27
,1
2
(1
9,
35
-
36
,0
8)
18
,7
4
(1
3,
17
-
25
,4
3)
11
,8
5
(1
1,
84
-
11
,8
6)
20
,5
8
(2
0,
54
-
20
,6
2)
>
10
a
o
6
24
19
35
02
97
3
71
44
46
10
0,
00
(4
2,
13
-
10
0,
00
)
28
,5
7
(1
9,
24
-
39
,4
7)
23
,5
4
(1
4,
81
-
34
,3
0)
8,
79
(8
,7
8
- 8
,8
0)
20
,4
0
(2
0,
36
-
20
,4
3)
S
ố
ao
lắ
ng
0
25
1
38
0
18
1
45
46
92
70
24
55
17
65
44
,8
2
(4
0,
65
-
49
,0
5)
36
,9
3
(3
3,
97
-
39
,9
6)
34
,8
8
(3
0,
78
-
39
,1
5)
8,
96
(8
,9
5
- 8
,9
6)
54
,0
0
(5
3,
99
-
54
,0
10
1
24
69
10
7
10
64
88
60
33
02
47
9
57
,1
4
(4
0,
96
-
72
,2
8)
44
,5
2
(3
6,
54
-
52
,7
0)
36
,8
7
(3
1,
30
-
42
,7
1)
13
,9
7
(1
3,
96
-
13
,9
8)
31
,0
1
(0
,9
9
- 3
1,
04
)
2
2
5
3
62
00
00
38
00
0
50
,0
0
(6
,7
6
- 9
3,
24
)
22
,7
3
(7
,8
2
- 4
5,
37
)
18
,7
6
(4
,7
2
- 4
3,
36
)
6,
96
(6
,9
4
-
6,
97
)
6,
13
(6
,0
7
- 6
,1
9)
4
1
1
1
10
00
10
0
10
0,
00
(1
,2
6
- 1
00
,0
0)
7,
14
(0
,1
8
- 3
3,
87
)
7,
17
(0
,3
6
- 2
9,
68
)
0,
03
(0
,0
3
- 0
,0
4)
10
,0
0
(8
,2
1
- 1
2,
03
)
K
ho
ản
g
th
ờ
i g
ia
n
bị
b
ện
h
0
ng
ày
12
22
19
94
10
00
24
75
60
10
0,
00
(6
3,
97
-
10
0,
00
)
91
,6
7
(7
3,
00
-
98
,9
7)
95
,9
3
(7
6,
22
-
99
,9
5)
4,
71
(4
,7
0
- 4
,7
2)
26
,3
1
(2
6,
23
-
26
,3
8)
1
- 1
0
ng
ày
22
3
32
3
17
0
47
06
79
70
25
38
43
60
10
0,
00
(9
7,
54
-
10
0,
00
)
64
,0
9
(5
9,
73
-
68
,2
8)
49
,5
3
(4
4,
12
-
54
,9
5)
12
,6
3
(1
2,
63
-
12
,6
3)
53
,9
3
(5
3,
92
-
53
,9
4)
11
-
20
ng
ày
22
44
42
41
19
59
8
12
09
89
6
10
0,
00
(7
8,
05
-
10
0,
00
)
62
,8
6
(5
0,
48
-
74
,1
1)
60
,5
3
(4
7,
99
-
72
,1
2)
14
,7
1
(1
4,
70
-
14
,7
2)
29
,3
7
(2
9,
33
-
29
,4
)
>
20
n
gà
y
21
66
62
46
10
56
2
10
50
52
8
10
0,
00
(7
7,
16
-
10
0,
00
)
86
,8
4
(7
7,
13
-
93
,5
1)
92
,4
2
(8
3,
32
-
97
,4
5)
25
,5
6
(2
5,
54
-
25
,5
8)
22
,7
9
(2
2,
75
-
22
,8
2)
K
hô
ng
bệ
nh
Tổ
ng
c
ộn
g
27
8
45
5
29
3
56
,7
39
,1
30
27
,8
92
,3
44
45
,8
(4
1,
78
-
49
,8
6)
37
,3
0
(3
4,
57
-
40
,0
8)
34
,6
3
(3
1,
43
-
37
,9
5)
9,
52
(
9,
52
-
9,
52
)
49
,1
6
(4
9,
15
-
49
,1
7)
73
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 5 - 2016
Bảng 3. Kết quả phân tích sàng lọc nhị biến (bivariate analysis) giữa các yếu tố nguy cơ và
đầu ra (cơ sở nuôi cá tra có dịch bệnh gan thận mủ)
TT Yếu tố nguy cơ Phân loại Cơ sở điều tra
Cơ sở có
dịch bệnh OR (95% CI) P
1 Tỉnh
An Giang 301 123 1,00 Tham chiếu
Đồng Tháp 306 155 1,49 (1,08 - 2,05) 0,01568
2 Diện tích thả nuôi (ha)
< 2 552 245 1,00 Tham chiếu
2 - 10 38 20 1,39 (0,72 - 2,71) 0,32464
> 10 17 13 4,07 (1,42 - 14,60) 0,01515
3 Số lượng ao nuôi
1 ao 344 126 1,00 Tham chiếu
2 ao 116 59 1,79 (1,17- 2,74) 0,0072
> 2 ao 147 93 2,98 (2,00 - 4,47) <0,001
4 Ao lắng
Không 560 251 1,00 Tham chiếu
Có 47 27 1,66 (0,91 - 3,07) 0,098
5 Mật độ thả (con/m2)
10 - 50 435 163 1,00 Tham chiếu
51 - 100 77 45 2,35 (1,44 - 3,87) <0,001
101 - 200 67 49 4,54 (2,60 - 8,26) <0,001
> 200 28 21 5,01 (2,18 - 12,95) <0,001
6 Độ sâu của ao
Dưới 3 m 241 102 1,00 Tham chiếu
Trên 3 m 366 176 1,26 (0,91 - 1,75) 0,1634
7 Tuổi của ao nuôi
Dưới 8 năm 286 116 1,00 Tham chiếu
Trên 8 năm 321 162 1,49 (1,08 - 2,06) 0,0146
8 Thả xen kẽ
Không 584 272 1,00 Tham chiếu
Có 23 6 2,47 (1,01 - 6,93) <0,001
9 Khử trùng dụng cụ
Không 174 99 1,87 (1,31 - 2,68) <0,001
Có 433 179 1,00 Tham chiếu
10 Cấp thoát nước riêng
Không 91 40 1,00 Tham chiếu
Có 516 238 1,09 (0,70 - 1,72) 0,702
11 Vét bùn đáy ao
Không 88 55 2,21 (1,40 - 3,55) <0,001
Có 519 223 1,00 Tham chiếu
12 Phơi đáy
Không 194 77 1,00 Tham chiếu
Có 413 201 1,44 (1,02 - 2,04) <0,001
13 Chlorine khử trùng đáy ao
Không 575 257 1,00 Tham chiếu
Có 32 21 2,36 (1,14 - 5,17) <0,001
14 Lọc nước ao
Không 363 160 1,00 Tham chiếu
Có 244 118 1,19 (0,86 - 1,65) 0,2992
15 Diệt tạp bằng chlorine
Không 401 188 1,00 Tham chiếu
Có 206 90 0,88 (0,63 - 1,23) 0,455
16 Sử dụng BKC
Không 500 224 1,00 Tham chiếu
Có 107 54 1,26 (0,83 - 1,91) 0,2862
17 Sử dụng vôi bột
Không 454 212 1,00 Tham chiếu
Có 153 66 0,87 (0,60 - 1,25) 0,445
18 Khử trùng trước khi thả
Có 378 146 1,00 Tham chiếu
Không 229 132 2,16 (1,55 - 3,03) <0,001
19 Khử trùng sau khi thả
Có 382 150 1,00 Tham chiếu
Không 225 128 2,04 (1,46 - 2,86) <0,001
20 Thay nước ao
Không 13 6 1,00 Tham chiếu
Có 594 272 0,99 (0,32 - 3,09) 0,979
21 Hút bùn đáy ao
Không 106 45 1,00 Tham chiếu
Có 501 233 1,18 (0,77 - 1,81) 0,447
Tổng 607 278
74
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 5 - 2016
3.3.2. Phân tích đa tầng, nhiều biến (multilevel
analysis) xác định mối liên quan giữa nhiều
yếu tố nguy cơ với “cơ sở có dịch bệnh hay
không có dịch bệnh” (bảng 4).
Bảng 4. Kết quả phân tích đa tầng, nhiều biến (multilevel analysis) giữa các yếu tố
nguy cơ và đầu ra (cơ sở nuôi cá tra có dịch bệnh gan thận mủ)
TT Biến nguy cơ Hệ số (SE) Giá trị t Giá trị P OR (95% CI)
Yếu tố cố định được xác định
-0998 (0,163) -5,581 < 0,001
1
Mật độ thả (con/m2)
10 - 50 Tham chiếu 1,00
51 - 100 0,72 (0,33) 2,59 < 0,001 2,05 (1,19 - 3,530
101 - 200 1,99 (0,33) 6,08 < 0,001 7,30 (3,85 - 13,87)
> 200 1,94 (0,48) 4,04 < 0,001 6,94 (2,71 - 17,75)
2
Độ sâu của ao (m)
<= 3 -0,48 (0,20) -2,39 0,016794 1,62 (1,09 - 2,40)
> 3 Tham chiếu 1,00
3
Khử trùng dụng cụ
Có Tham chiếu 1,00
Không 0,90 (0,26) 5,90 < 0,001 3,58 (2,34 - 5,48)
4
Khử trùng nước trước khi thả
Có Tham chiếu 1,00
Không 0,69 (0,20) 3,50 < 0,001 2,00 (1,36 - 2,94)
Hiệu quả tổng hợp Đúng
Tỉnh 0,681 9%
Cơ sở nuôi 3,290 91%
Bảng 4 thể hiện kết quả phân tích đa tầng,
nhiều biến giữa các yếu tố nguy cơ và đầu ra
(cơ sở nuôi cá tra bị bệnh gan thận mủ) và ảnh
hưởng của các yếu tố nguy cơ ở những cấp độ
khác nhau (cơ sở nuôi cá tra, xã và tỉnh). Cụ thể:
Trong tổng số 21 yếu tố nguy cơ được đưa vào
phân tích nhị biến (bivariate analysis) và đáp
ứng yêu cầu đưa vào phân tích đa tầng nhiều
biến (mutilevel analysis), chỉ có 4 yếu tố nguy
cơ có mối liên hệ về sinh học, thống kê (P <
0.05) với đầu ra là “cơ sở nuôi cá tra bị bệnh
gan thận mủ”. Diễn giải một số kết quả như sau:
- Sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ khác
có mặt trong mô hình phân tích cuối cùng, tỷ số
chênh bị bệnh của các cơ sở nuôi cá tra có mật
độ thả nuôi từ 101 – 200 con/m2 là 7,30 (95% CI
3,85 - 13,87) lần so với cơ sở nuôi có mật độ thả
nuôi từ 10 – 50 con/m2.
- Tương tự, sau khi điều chỉnh các yếu tố
nguy cơ khác có mặt trong mô hình phân tích
cuối cùng, tỷ số chênh bị bệnh của các cơ sở
nuôi có ao với độ sâu trên 3 m là 1,62 (95% CI
1,09 - 2,40) lần so với cơ sở nuôi có ao với độ
sâu dưới 3 m.
- Tỷ số chênh của các cơ sở nuôi không khử
trùng dụng cụ nuôi là 3,58 (95% CI 2,34 - 5,48)
lần so với cơ sở nuôi có khử trùng dụng cụ.
- Tỷ số chênh của các cơ sở nuôi không khử
trùng nước trước khi thả là 2,00 (95% CI 1,36
- 2,94) lần so với cơ sở nuôi có khử trùng nước
trước khi thả.
- Trong số các yếu tố nguy cơ, các yếu tố ở
cấp cơ sở đóng vai trò quan trọng, chiếm 91%
trong tổng số nguy cơ bị bệnh, so với các yếu
tố nguy cơ ở cấp độ xã và tỉnh chỉ chiếm 9%.
Điều này cho thấy, cần phải cải tiến việc quản
lý, chăm sóc cá tra tại các cơ sở nuôi.
75
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 5 - 2016
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
- Ở 600 cơ sở nuôi cá tra tại 23 huyện thuộc 2
tỉnh với tổng diện tích Đồng Tháp là 2.071 ha và
An Giang là 1.269 ha. Công tác quy hoạch của
các địa phương chậm; công tác quản lý vùng
nuôi cá tra thương phẩm và giám sát môi trường
gặp khó khăn ở các vùng nuôi cá tra ngoài quy
hoạch.
- Bệnh đã xuất hiện tại An Giang vào năm
2014 nhưng Chi cục Thú y An Giang không báo
cáo; Tỉnh Đồng Tháp có báo cáo dịch bệnh xuất
hiện ở 7,96% diện tích thả nuôi của 22 xã thuộc
6 huyện.
- Bệnh thường xuất hiện từ tháng 5 - 11 hàng
năm. Trung bình dịch bệnh xuất hiện tại 45,8%
(95% CI 41,78 - 49,86) hộ điều tra; tỷ lệ ao điều
tra có bệnh là 37,30% (95% CI 34,57 - 40,08);
tỷ lệ diện tích thả nuôi bị bệnh là 34,63% (95%
CI 31,43 - 37,95); Tỉnh Đồng Tháp có các tỷ lệ
cao hơn so với tỉnh An Giang.
- Có 18 yếu tố nguy cơ chính liên hệ về sinh
học và thống kê (P < 0.2) với “cơ sở có cá tra bị
bệnh gan thận mủ”, cụ thể: Ở mật độ trên 200
con/m2, tỷ số chênh nguy cơ xảy ra dịch bệnh là
5,01 (95% CI 2,18 - 12,95) lần so với cơ sở nuôi
với mật độ từ 10-50 con/m2; tỷ số chênh nguy
cơ của cơ sở thả nuôi không vét bùn đáy ao là
2,21 (95% CI 1,40 - 3,55) lần so với cơ sở nuôi
có vét bùn đáy ao; tỷ số chênh nguy cơ xảy ra
bệnh của cơ sở nuôi không khử trùng dụng cụ
nuôi là 3,58 (95% CI 2,34 - 5,48) lần so với cơ
sở nuôi có khử trùng dụng cụ.
2. Đề nghị
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: (1)
Cần tăng cường các biện pháp quản lý cơ sở
nuôi cá tra, hỗ trợ, hướng dẫn hoạt động giám
sát dịch bệnh để người dân thấy được vai trò
của cơ quan quản lý; (2) Chi cục Thú y các tỉnh
cần cải tiến việc ghi chép, tổng hợp và báo cáo
số liệu từ cấp cơ sở, nhất là về thời gian báo cáo
cần phải kịp thời để có cơ sở triển khai các biện
pháp phòng chống hiệu quả hơn; (3) Hướng dẫn
quản lý và xử lý các yếu tố nguy cơ ở cấp cơ sở
nuôi cá tra đã được chỉ ra tại báo cáo này là yếu
tố thành công để khống chế dịch bệnh.
- Đối với người nuôi cá tra: (1) Tăng cường
các biện pháp quản lý, chăm sóc ao nuôi, bắt
đầu từ việc cải tạo, xử lý bùn đáy ao, đầm nuôi;
(2) Thả mật độ nuôi thấp, theo hướng dẫn của cơ
quan chuyên môn về thú y thủy sản; (3) Vệ sinh
khử trùng dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Mộng Hoàng (2009). Định danh
và thăm dò đặc tính gây đáp ứng miễn dịch
của tác nhân gây bệnh đốm trắng mủ trên cá
tra (P. hypophthalmus) nuôi ở ĐBSCL. Tuyển
tập nghề cá sông Cửu Long, Viện NCTNTS2,
trang 347 – 359;
2. Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh
Phương (2012). Thử nghiệm điều trị bệnh
do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá
tra (pangasius hypophthalmus) bằng thuốc
kháng sinh Erythromycine thiocyanate. Tạp
chí Khoa học 2012:22, trang 146-154. Đại
học Cần Thơ.
3. Nguyễn Thành Tâm, Từ Thanh Dung,
Nguyễn Văn Bá (2014). Tình hình nghiên
cứu và ứng dụng vacxin phòng bệnh vi
khuẩn Aeromonas hydrophila. Tạp chí
Khoa học Cần Thơ, số 3. Đại học Cần Thơ.
4. Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn
Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan
(1992). Định loại các loài cá nước ngọt Nam
Bộ. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật –
Hà Nội, trang 160 – 190.
5. Agresti, A. (2007) An introduction to
categorical data analysis. 2nd ed. JohnWiley
& Sons, Inc.Hoboken, New Jersey.
6. Hosmer, D.W. and Lemeshow, S. (2000)
Applied logistic regression. 2nd ed. John
Wiley and Sons Inc., New York.
7. Stevenson, M. (2012) epiR: Functions
for analysing epidemiological data. R
package version 0.9-43 (package has
been developped with contributions from
T. Nunes, J. Sanchez, and R. Thornton).
EpiCentre, IVABS, Private Bag 11 222,
Massey University, Palmerston North, New
Zealand.
Nhận ngày 6-4-2016
Phản biện ngày 28-4-2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_dac_diem_dich_te_benh_gan_than_mu_o_ca_tra_tai_cac_ti.pdf