KẾT LUẬN
Trên 100 bệnh nhân chấn thương sọ não
được nghiên cứu thì nam giới luôn chiếm ưu thế,
phần lớn đều trong độ tuổi lao động với nguyên
nhân chính là tai nạn giao thông. Bệnh nhân rõ
ràng có tình trạng đáp ứng tăng chuyển hóa như
tăng đường huyết ở mức độ vừa phải, tăng dị
hóa đạm biểu hiện qua tăng bài tiết urê trong
nước tiểu đặc biệt trong 3 ngày đầu, giảm đáng
kể các protein tạng như albumin, prealbumin
trong máu trong thời gian điều trị. Tăng bài tiết
urê trong nước tiểu trong 3 ngày đầu tương
quan ý nghĩa với giảm prealbumin trong máu,
nhưng không tương quan với albumin/máu.
Qua đó cho thấy prealbumin/ máu là xét nghiệm
phù hợp trong theo dõi hiệu quả chăm sóc dinh
dưỡng hơn là albumin/máu. Bên cạnh đó
phương thức hỗ trợ dinh dưỡng (qua ống thông
và qua tĩnh mạch) cho bệnh nhân đang được
thực hiện thật sự là không phù hợp với tình
trạng chuyển hóa của người bệnh, đặc biệt cân
bằng nitơ nên được chỉ định để theo dõi trong
thời gian điều trị cho nhóm bệnh nhân này.
Đồng thời nên có những nghiên cứu thêm về
lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng để qua đó có thể
nâng cao chất lượng chăm sóc dinh dưỡng cho
bệnh nhân.
Song nghiên cứu chúng tôi vẫn có một vài
hạn chế trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng
như theo dõi thể trọng bệnh nhân, cũng như xác
định nhu cầu năng lượng ở bệnh nhân chấn
thương sọ não nặng.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm dinh dưỡng ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng tại bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 426
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Nguyễn Thị Diệu Hiền*, Lưu Ngân Tâm**, Trần Quang Vinh*
TÓM TẮT
Chấn thương sọ não nặng gây không ít khó khăn trong điều trị trong đó chăm sóc dinh dưỡng phù hợp với
tình trạng giảm nhu động ruột dạ dày, đáp ứng với những thay đổi chuyển hóa cũng gặp nhiều trở ngại. Từ
trước đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về tình trạng dinh dưỡng, những thay đổi của nó hay các phương
thức chăm sóc dinh dưỡng (dinh dưỡng qua ống thông và tĩnh mạch) như hiện nay tại khoa hồi sức chấn thương
sọ não.
Mục tiêu: 1. Đánh giá sự thay đổi về tình trạng dinh dưỡng (nồng độ albumin, prealbumin máu, đường
huyết) ở bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng; 2. Khảo sát tương quan giữa nuôi dưỡng (qua ống thông và tĩnh
mạch) với những thay đổi tình trạng dinh dưỡng.
Phương pháp: Tiền cứu mô tả cắt ngang, trên 100 bệnh nhân (87 nam; 13 nữ) chấn thương sọ não với điểm
Glasgow từ 3 đến 8 tại khoa Hồi sức Ngoại Thần Kinh bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả: Đường huyết trong ngày đầu (N1) ở mức trung bình 135,7 ± 33,6mg/dL. Nồng độ trung bình của
albumin/ máu 3,8 ± 0,5 g/dL; prealbumin/máu 20,1 ± 6,2mg/dL. 35 bệnh nhân có mức đường huyết trên
140mg/dL; 33 trường hợp có albumin/ máu <3,5g/dL và 44 TH có lượng prealbumin/máu dưới 20mg/dL. Bài tiết
ure/ nước tiểu/ 24 tiếng trong ngày đầu là 38,2 ± 15,0g/L. Số ngày nằm điều trị tại khoa 5,81 ± 4,06 ngày. Thay
đổi nồng độ các chất/ máu trong các ngày nằm viện lần lượt là: đường huyết từ 135,7 ± 33,6mg/dL (N1) so với
127,7 ± 26,3mg/dL (N4) so với 118,5 ± 46,2 mg/dL (N8) (p<0,05); albumin/máu 3,8 ± 0,5 g/dL (N1) so với 3,6 ±
0,5g/dL (N4) so với 3,3 ± 0,3 g/dL (N8) (p<0,05); prealbumin/ máu 20,3 ± 6,2mg/dL so với 17,5 ± 4,3 mg/dL (N4)
so với 15,0 ± 3,5 mg/dL (N8) (p<0,05). Có tương quan giữa tăng bài tiết ure trong ngày thứ 3 và thứ 4 nằm viện
với giảm nồng độ prealbumin (pearson correlation, p<0,05) nhưng tương quan không ý nghĩa thống kê với giảm
albumin. Mặt khác tất cả bệnh nhân đều được nuôi ăn như nhau: tương đương 800- 1000kcal/ngày; đạm 27- 33g;
béo 30- 38g từ súp xay bệnh viện trong ngày đầu (N1) và bổ sung thêm dinh dưỡng tĩnh mạch: 600kcal/ ngày từ
acid amin và nhũ dịch béo. Cân bằng nitrogen âm trong suốt thời gian điều trị và tương quan với giảm
prealbumin/máu (p<0,05) nhưng không tương quan với thay đổi albumin/máu.
Kết luận: Prealbumin máu là xét nghiệm phù hợp trong theo dõi hiệu quả chăm sóc dinh dưỡng hơn là
albumin/máu. Bên cạnh đó phương thức hỗ trợ dinh dưỡng (qua ống thông và qua tĩnh mạch) cho bệnh
nhân đang được thực hiện thật sự là không phù hợp với tình trạng chuyển hóa của người bệnh, đặc biệt cân
bằng nitơ nên được chỉ định để theo dõi trong thời gian điều trị cho nhóm bệnh nhân này. Đồng thời nên có
những nghiên cứu thêm về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng để qua đó có thể nâng cao chất lượng chăm sóc
dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Từ khóa: Chấn thương sọ não nặng, tình trạng dinh dưỡng, cân bằng nitrogen.
* Khoa Hồi sức Ngoại Thần Kinh, Bệnh viện Chợ rẫy ** Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ rẫy
Tác giả liên lạc: BSCKII. Nguyễn Thị Diệu Hiền; ĐT: 0908268434; Email: nguyen_thi_dieu_hien_cr@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 427
ABSTRACT
NUTRITIONAL STATUS IN PATIENTS AFTER SEVERE BRAIN INJURY IN CHO RAY HOSPITAL
Nguyen Thi Dieu Hien, Luu Ngan Tam, Tran Quang Vinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 426-435
It is in fact that therapy after severe brain injury is met with serious difficulties, among these nutritional
support has obstacle on reduced gastrointestinal motility, metabolic change. However, until now there is lack of
research on nutritional status and nutritional support by enteral or parenteral feeding in intensive care in
hopsitals in Viet Nam.
Objectives: 1. To assess the nutritional status (glycemia, blood albumin, prealbumin and urine urea/ 24
hours) in patients after severe brain injury; 2. To find the association between current practice on nutritional
support by enteral and parenteral feeding and change of biochemical parameter.
Method: Prospectively cross sectional, on 100 patients (87 male and 13 female) after severe brain trauma
with Glasgow score under 8 in neurologically intensive care in Cho Ray hospital.
Results: Glycemia on the 1st day was 135.7 ± 33.6mg/dL; serum albumin was 3.8 ± 0.5 g/dL; prealbumin
20.1 ± 6.2mg/dL. It was observed that 35 cases had glycemia over 140mg/dL; 33 with albumin <3.5g/dL and 44
with prealbumin < 20mg/dL. Total urea secretion in urine/ 24 hours was 38.2 ± 15.0g/L. Days of hospitalization
was 5.81 ± 4.06. Change of biochemical parameters were: glycemia from 135,7 ± 33,6mg/dL (day 1) vs. 127.7 ±
26.3mg/dL (D4) vs. 118.5 ± 46.2 mg/dL (D8) (p<0.05); albumin 3.8 ± 0.5 g/dL (D1) vs. 3.6 ± 0.5g/dL (D4) vs. 3.3
± 0.3 g/dL (D8) (p<0,05); prealbumin 20.3 ± 6.2mg/ dL (D1) vs. 17.5 ± 4.3 mg/ dL (D4) vs. 15.0 ± 3.5 mg/dL
(D8) (p<0.05). Increased urea in urine on day 3 and day 4 was associated with reduced prealbumin (pearson
correlation, p<0.05), but not significantly with albumin change. On the other hand, all patients were fed
approximately 800 - 1000kcal/day; 27 - 33g protein; 30 - 38g lipid daily by blenderized kitchen soup (D1) and
supplement of parenteral nutrition (D2) which was around 600kcal/ day (amino acid 5% 500ml and lipid
emulsion 10% 500ml). Negative nitrogen balance occurred during hospital stay and was related to reduced
prealbumin (p<0.05), but not significantly to albumin.
Conclusion: Prealbumin may be a relevant parameter in monitoring nutritional care, in stead of using
albumin. Furthermore, current nutritional therapy by enteral and parenteral nutrition for the patients was not
appropriate with trauma stress related hypermetabolic. In particularly, nitrogen balance may be used for
monitoring nutritional care in clinical practice. Finally more clinical trial should be done in order to improve the
clinical practice on nutrition care for critically care patient
Key words: Severe brain injury, nutrional status, nitrogen balance
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương sọ não nặng là một tình trạng
bệnh lý gây không ít khó khăn trong điều trị từ
phẫu thuật, hồi sức cũng như những biện pháp
chăm sóc khác. Trong đó dinh dưỡng cho nhóm
bệnh nhân này cũng gặp không ít khó khăn, như
tình trạng tăng chuyển hóa năng lượng cao (từ
130 - 160%), dị hóa các chất dinh dưỡng, đặc biệt
là dị hóa đạm(4,10) cũng như tình trạng giảm nhu
động ruột dạ dày(11). Điều này dễ dẫn đến người
bệnh bị suy dinh dưỡng, suy mòn các khối cơ,
giảm đạm máu. Suy dinh dưỡng là yếu tố bất lợi
trong điều trị như làm gia tăng khả năng nhiễm
trùng, tăng biến chứng sau mổ hay kéo dài thời
gian nằm viện cũng như chi phí điều trị
chung(7,16,17,19,21,22). Tuy vậy từ trước đến nay ở
nước ta vẫn chưa có một nghiên cứu nào về dinh
dưỡng ở nhóm đối tượng này. Vì vậy câu hỏi
được đặt ra ở đây là thay đổi tình trạng dinh
dưỡng của bệnh nhân trong thời gian nằm viện
như thế nào? có hay không sự tương quan giữa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 428
việc nuôi dưỡng (qua ống thông và qua đường
tĩnh mạch) với những thay đổi này?
Mục tiêu
Đánh giá sự thay đổi về tình trạng dinh
dưỡng (nồng độ albumin, prealbumin máu,
đường huyết) ở bệnh nhân bị chấn thương sọ
não nặng.
Khảo sát tương quan giữa nuôi dưỡng (qua
ống thông và tĩnh mạch) với những thay đổi tình
trạng dinh dưỡng.
PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 100 bệnh nhân chấn thương sọ não
nặng có hoặc không mổ sọ não nhập Khoa Hồi
sức Ngoại Thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy trong
thời gian 3 tháng (từ 2/2011 đến 4/2011).
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Chấn thương sọ não nặng Glasgow từ 3 đến
8 có hoặc không có mổ sọ não.
Tuổi từ 16 tuổi trở lên
Tình trạng huyết động vào thời điểm bắt đầu
tiến hành nghiên cứu là ổn định.
Không có các tiêu chuẩn loại trừ dưới đây
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh lý sọ não (ví dụ : u não,...)
Bệnh lý nhiễm trùng trước nhập viện (ví dụ
viêm phổi trước nhập viện,...)
Có tiền căn bệnh lý đi kèm: đái tháo đường,
suy thận, xơ gan, COPD, ung thư
Nơi thực hiện đề tài
Khoa Hồi Sức Ngoại Thần Kinh bệnh viện
Chợ Rẫy.
Cách tiến hành
Bệnh nhân được tiến hành lấy số liệu về dịch
tễ học và lâm sàng
Ngày đầu vào khoa: xét nghiệm albumin
máu, prealbumin máu, bài tiết urê trong nước
tiểu trong 24 giờ.
Hàng ngày ghi nhận :
-Dinh dưỡng qua ống thông: năng lượng,
đạm, béo, đường, và khả năng dung nạp thức ăn
ở người bệnh.
-Dinh dưỡng ống thông và tĩnh mạch: năng
lượng, đạm, béo, đường.
-Mỗi 3 ngày: xét nghiệm lại như trên. Riêng
urê trong nước tiểu còn được xét nghiệm liên tục
trong 3 ngày đầu nhập viện.
Xử lý số liệu
Các dữ liệu thu thập được xử lý trên phần
mềm SPSS version 16.0
So sánh các thay đổi thông số sinh hóa ngày
đầu nhập viện và trong thời gian điều trị được
xử lý bằng test t bắt cập, với ý nghĩa thống kê
p<0,05.
Tương quan giữa các biến được đánh giá
bằng pearson correlation với ý nghĩa thống kê
p<0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm bệnh nhân
- 100 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu,
trong đó 87 nam (87%), 13 nữ (13%); tuổi trung
bình 35,45 ± 16,0; tai nạn giao thông 98 trường
hợp (98%), tai nạn lao động 2 TH (2%).
Điểm Glasgow
Bảng 1: Điểm Glasgow
Glassgow Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
3 1 1%
4 14 14%
5 27 27%
6 36 36%
7 16 16%
8 6 6%
Tổng số 100 100%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 429
Nồng độ các chất trong máu
Bảng 2: Nồng độ các chất trong máu
Số bệnh
nhân
Tối
thiểu
Tối
đa
Trung bình ±
độ lệch chuẩn
Đường huyết
(mg/dL)
89 77,0 279,0 135,7 ± 33,6
Prealbumin (mg/dL) 99 9,3 40,8 20,3 ± 5,5
Albumin (g/dL) 99 2,6 5,2 3,8 ± 0,5
Urê/ nước tiểu/ 24
giờ (g/24giờ)
96 10,1 88,6 38,2 ± 15,0
Bảng 3: Phân nhóm nồng độ các chất sinh hóa
Số TH Tỉ lệ (%)
Đường huyết < 110mg/dL 21 21
110- 140mg/dL 44 44
141- 180mg/dL 25 25
>180mg/dL 10 10
Albumin/máu Thấp (<3,5 g/dL) 33 33
Bình thường
(3,5-5,0 g/dL)
64 64
Cao (>5,0g/dL) 2 2
Prealbumin/ máu Thấp (<20mg/dL) 44 44
Bình thường
(20-40mg/dL)
53 53
Cao (>40mg/dL) 2 2
Bài tiết ure/ nước
tiểu 24 tiếng
Thấp (<20g/L) 10 10
Bình thường (20-
40g/L)
46 46
Cao (>40g/L) 40 40
Số ngày điều trị tại khoa
Bảng 4: Số ngày điều trị
Thời gian điều trị
tối thiểu
Thời gian điều
trị tối đa
Trung bình ± Độ
lệch chuẩn
1 ngày 21 ngày 5,81 ± 4,06 ngày
Thay đổi tình trạng dinh dưỡng
Bảng 5: Chỉ số sinh hóa
Ngày điều trị
tại khoa
Đường huyết
(mg/dL)
Prealbumin
(mg/dL)
Albumin
(g/dL)
Ngày đầu (N1) 135,7 ± 33,6 20,3 ± 5,5 3,8 ± 0,5
Ngày thứ 4
(N4)
127,7 ± 26,3 17,5 ± 4,3@ 3,6 ± 0,5@
Ngày thứ 7
(N7)
125,8 ± 23,8 16,3 ± 4,5# 3,4 ± 0,5#
Từ ngày thứ 8
(N8)
118,5 ± 46,2* 15,0 ± 3,5$ 3,3 ± 0,3$
*, @, #, $ nồng độ các chất trong các ngày N4, N7, N8 trở
về sau so với N1 với p< 0,05, độ tin cậy 95% (paired
samples t-test).
Bài tiết ure trong nước tiểu
0
20
40
60
ngày thứ
1
ngày thứ
2
ngày thứ
3
ngày thứ
4
ngày thứ
7
ngày thứ
10
Hình 1: Bài tiết ure/ nước tiểu 24 tiếng
Tương quan giữa bài tiết ure/ nước tiểu 24 tiếng với đạm/ máu
Bảng 5:
Urê NT N2 Urê NT N3 Urê NT N4 Urê NT N7
Prealbumin N1(mg/dL) Pearson correlation
Sig (2 tailed)
N
-0,184
0,074
95
-0,072
0,494
93
- 0,070
0,538
79
- 0,139
0,278
63
Prealb N4 -0,120
0,281
82
-0,238
0,029*
84
-0,249
0,028*
78
-0,225
0,076
63
Prealb N7 -0,170
0,253
47
-0,215
0,152
46
-0,231
0,126
45
-0,134
0,403
41
AlbuminN1
(g/dL)
Pearson correlation
Sig (2 tailed)
N
-0,127
0,220
95
-0,125
0,228
94
0,004
0,970
80
-0,025
0,848
63
Alb N4 -0,044
0,714
71
0
0,998
75
0,007
0,956
75
-0,123
0,339
62
Alb N7 0,223
0,205
34
0,173
0,319
35
0,099
0,573
35
0,148
0,396
35
* Correlation is significant at the 0,05 level (2 tailed)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 430
Đặc điểm thực hành dinh dưỡng tại khoa
Dinh dưỡng qua ống thông mũi- dạ dày
100% đều được cho ăn qua sonde mũi dạ dày
bằng chế độ súp xay (1ml # 1kcal; đạm 13,5%,
béo 34%) do bệnh viện cung cấp với cùng
phương thức như sau:
- Ngày 1: 200- 250ml/ 1 cữ * 4 cữ/ngày (tương
đương 800- 1000kcal/ngày; đạm 27- 33g; béo 30-
38g)
- Ngày thứ 2 trở đi: 250ml/ 1 cữ* 4 cữ/ngày
(tương đương 1000kcal/ngày; đạm 33g, béo 38g).
Dinh dưỡng tĩnh mạch
Tất cả bệnh nhân đều được bổ sung dinh
dưỡng tĩnh mạch từ ngày thứ 2 nằm điều trị
tại khoa. Phương thức dinh dưỡng tĩnh mạch
như sau:
Từ ngày 2: Năng lượng cung cấp trung bình:
600kcal/ ngày/ bệnh nhân; trong đó gồm Amino
acid 5% 500ml (tương đương 25g đạm = 100kcal),
kèm lipid 10% 500ml (tương đương 50g béo=
500kcal); không có bệnh nhân nào được chỉ định
truyền glucose ưu trương.
Tổng năng lượng trung bình (kcal/ ngày)
100% bệnh nhân được cung cấp năng lượng
từ tổng thể tích (ml) súp xay bệnh viện và từ các
loại dịch truyền đạm, béo, được tính toán như
sau:
-Ngày thứ 1: năng lượng trung bình 800-
1000 kcal/ ngày; 27-33g đạm /ngày; 38g béo/ngày;
110g đường.
-Ngày 2 trở đi: năng lượng trung bình
1600kcal/ngày; 52-58g đạm; 88g béo/ ngày; 137g
đường).
Cân bằng nitơ (Nitrogen cung cấp trừ lượng Nitrogen mất đi)
Cân bằng nitơ (g/ngày)
-20
-18
-16
-14
-12
-10
-8
-6
-4
-2
0
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 7 Từ
ngày 8
Cân bằng nitơ (g/ngày)
Hình 2: Cân bằng nitơ (Nitơ cung cấp- nitơ mất). Nitơ mất = (Urê nước tiểu 24 giờ X 1,25) + 4g
Tương quan giữa thay đổi đạm/ máu với cân bằng nitrogen âm
Bảng 6
CB Nitơ N1 CB Nitơ N2 CB Nitơ N3 CB Nitơ N4
Prealbumin N1
(mg/dL)
Pearson correlation Sig (2 tailed)
N
0,184
0,074
95
0,072
0,494
93
0,081
0,489
76
0,139
0,281
62
Prealb N4 0,120
0,281
82
0,238
0,029*
84
0,251
0,028*
77
0,226
0,077
62
Prealb N7 0,170
,253
47
0,215
0,152
46
0,228
0,136
44
0,131
0,419
40
AlbuminN1
(g/dL)
Pearson correlation Sig (2 tailed)
N
0,127
0,220
95
0,125
0,228
94
0,006
0,960
77
0,026
0,840
62
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 431
CB Nitơ N1 CB Nitơ N2 CB Nitơ N3 CB Nitơ N4
Alb N4 0,044
0,714
71
0
0,998
75
0,024
0,842
73
0,126
0,332
61
Alb N7 -0,223
0,205
34
-0,173
0,319
35
-0,099
0,573
35
-0,148
0,396
35
* Correlation is significant at the 0,05 level (2 tailed)
BÀN LUẬN
Một số đặc điểm ban đầu
Về giới tính (hơn ¾ là nam), tuổi (trung bình
34 tuổi), nguyên nhân (hầu như do tai nạn giao
thông), nghiên cứu chúng tôi cũng tương đồng
với các tác giả trước (5,9,13,14). Điều này thật đáng lo
ngại vì nam giới ở độ tuổi này là lực lượng làm
ra của cải vật chất, kinh tế cho gia đình và xã hội.
Một khi bị chấn thương sọ não nặng, ngoài nguy
cơ tử vong, tốn kém chi phí cho điều trị cao, thì
khả năng hồi phục để trở lại cuộc sống bình
thường là rất ít, hoặc tàn phế nặng hay sống đời
sống thực vật, sống phụ thuộc hoàn toàn từ việc
chăm sóc của gia đình, họ trở thành gánh nặng
cho gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Vì
vậy, việc giáo dục tuyên truyền để nâng cao ý
thức tuân thủ luật an toàn giao thông từ phía
nhà trường, gia đình và xã hội là vô cùng quan
trọng, hòng làm giảm tối thiểu các thương vong,
gánh nặng và chi phí chăm sóc y tế cho bệnh
nhân bị chấn thương sọ não do tai nạn giao
thông gây ra.
Nồng độ các chất trong máu vào ngày đầu
nhập viện cũng cho một số kết quả đáng ghi
nhận. Gần 35% bệnh nhân có mức đường huyết
trên 140mg/dL. Tăng chuyển hóa năng lượng và
các chất, một phản ứng bảo vệ của cơ thể bằng
cách tăng tiết các catecholamine, cortisol hay
glucagon, gây tăng đường huyết nhằm cung cấp
glucose cho các mô quan trọng duy trì sự sống.
Tuy nhiên tăng cortisol trong máu lại thường
gặp trong chấn thương sọ não mức độ trung
bình, còn trong chấn thương sọ não nhẹ và nặng,
nồng độ cortisol trong máu trung bình chỉ bằng
½ so với chấn thương sọ não trung bình. Hơn
nữa bệnh nhân gây mê và thở máy lâu dài có
nồng độ cortisol trong máu thấp hơn bình
thường Trong khi đó tăng đường huyết sau chấn
thương thường liên quan đến sự gia tăng một
loạt các hormone đáp ứng với stress và góp phần
làm tiên lượng của bệnh nhân xấu đi (4,9,2). Năm
2009, tác giả Shahrokh đã nghiên cứu đường
huyết lúc nhập viện trên 115 bệnh nhân chấn
thương sọ não kết luận rằng: những bệnh nhân
có lượng đường trong máu >200 mg/dL có tỉ lệ tử
vong 68,28% cao hơn hẳn so với những bệnh
nhân có lượng đường trong máu <200 mg/dL với
tỉ lệ tử vong 44,28%, và khác biệt theo nghiên
cứu này có ý nghĩa thống kê (6). Không những
vậy, tăng đường huyết sau chấn thương sọ não
còn có ý nghĩa tiên lượng trong quần thể bệnh
nhi. Theo nghiên cứu của Nazik năm 2011 trên
61 bệnh nhân có độ tuổi trung bình 48 tháng.
Tần suất sống còn ở nhóm bệnh nhi có mức
đường huyết trung bình lúc nhập viện là 207
mg/dL, trong khi tần suất tử vong lại gặp nhiều
ở nhóm có lượng đường trong máu 455mg/dL (2).
Sau chấn thương ngoài tăng đường huyết thì
cơ thể lại cần phải huy động các nguồn dưỡng
chất dự trữ để duy trì các hoạt động chức năng
như bằng con đường dị hóa như thoái biến đạm,
biểu hiện bằng lượng urê bài tiết trong nước tiểu
24 giờ là (trung bình 38,2 ± 15,0g/ 24 giờ). Như
vậy rõ ràng bệnh nhân chấn thương sọ não nặng
cho thấy ngày đầu đã có tình trạng chuyển hóa
đáp ứng với stress chấn thương ở mức độ vừa
phải. Song tình trạng đáp ứng này tăng hay
giảm; kéo dài hay không, ở những ngày sau
đó phụ thuộc vào rất nhiều diễn tiến, điều trị
bệnh cũng như các biện pháp hỗ trợ dinh dưỡng
cho bệnh nhân.
Dù nồng độ trung bình của các protein tạng
trong máu khi nhập viện đều trong giới hạn bình
thường (albumin/ máu trung bình là 3,8 ± 5,2g/
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 432
dL và prealbumin/ máu trung bình là 20,1 ± 6,2
mg/dL), nhưng có đến 1/3 bệnh nhân (33/100
bệnh nhân) có giảm nồng độ albumin/ máu khi
nhập viện. Theo nghiên cứu của Dhandapani
trên 154 bệnh nhân chấn thương sọ não năm
2009, tần suất giảm albumin/ máu liên quan đến
điểm Glasgow (88,12% ở mức Glasgow 3-8 điểm
vs. 51,72% ở mức 9-13 điểm vs. 33,33% khi
Glasgow từ 14-15 điểm; p<0,05)(8). Nhiều nghiên
cứu còn cho thấy, albumin/ máu thấp là một yếu
tố tiên lượng sau mổ(17).
Thay đổi cận lâm sàng trong thời gian điều trị
Theo dõi đường huyết được thực hiện
thường qui trong khoa. Đường huyết trung bình
của bệnh nhân giảm dần trong thời gian nằm
viện, ngày thứ 1 là 135,7 ± 33,6 (mg/dL) xuống
còn 118,5 ± 46,2 (mg/dL) từ ngày thứ 7 trở đi.
Mặc dù, tăng đường huyết sau chấn thương sọ
não vào thời điểm nhập viện có ý nghĩa tiên
lượng xấu (6), bệnh nhân chấn thương sọ não
càng nặng liên quan với tăng đường đường
huyết càng nhiều, tăng đường huyết ở cùng một
mức độ chấn thương cũng tương quan với kết
cục xấu (12). Nhưng nếu kiểm soát mức đường
huyết chặt chẽ (gần với mức bình thường 80-
120mg/dL hay 4,4 - 6,7mmol/L) liệu có cải thiện
tiên lượng của bệnh nhân chấn thương sọ não
không? Trong một nghiên cứu hồi cứu của
Mauro và cộng sự năm 2008 với 2131 bệnh nhân,
so sánh kết quả ở 2 nhóm với mức kiểm soát
đường huyết 80- 120mg/dL (hay 4,4 - 6,7
mmol/L) so với nhóm 121 - 180mg/ dL (hay 6,8 -
10,0mmol/ L). Nghiên cứu kết luận rằng kiểm
soát đường huyết chặt chẽ tương quan với giảm
tính khả dụng của glucose ngoài tế bào não và
tăng tần suất khủng hoảng năng lượng ở não,
liên quan với tăng tỉ lệ tử vong (18). Tuy nhiên
theo tác giả Paul sử dụng cả phân tích chuyển
hóa não kết hợp với PET scan cũng không thể
xác định được đâu là ngưỡng điều trị tối ưu, tác
giả cho rằng ngưỡng này tùy thuộc vào từng
bệnh nhân (20). Gần đây nhất là khuyến nghị của
Hội Nội tiết và Hội Đái tháo đường của Mỹ năm
2009 thì mức đường huyết khuyến nghị cho
bệnh nhân Hồi sức nên từ 140- 180mg/ dL, tránh
dưới 110mg/dL hay trên 180mg/dL vì sẽ tăng
nguy cơ biến chứng và từ vong (1).
Trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi
không có trường hợp nào suy thận. Giá trị trung
bình của nồng độ BUN, creatinin trong giới hạn
bình thường. Điều này rất có ý nghĩa với nghiên
cứu của chúng tôi bởi vì không có bệnh nhân
nào suy thận đồng nghĩa với việc sự thải urea
qua nước tiểu của bệnh nhân không bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi chức năng thận.
Xét nghiệm xác định lượng urê bài tiết trong
nước tiểu 24 giờ được thực hiện trong các ngày 2,
3, 4, 7, 10 sau nhập viện. Chúng tôi nhận thấy
lượng urea thải ra trong nước tiểu trung bình
ngày đầu còn trong giới hạn bình thường, nhưng
tăng cao trong 2 ngày sau đó và những ngày sau
urea trong nước tiểu trở về bình thường . Để duy
trì các hoạt động chức năng, duy trì sự sống,
thông thường ở tình trạng đói ngắn ngày thì cơ
thể phân hủy glycogen hay thoái biến dự trữ mỡ
và tổng hợp cêton để cung cấp năng lượng cho
cơ thể. Ngược lại trong tình trạng đói liên quan
đến stress bệnh lý thì nguồn glycogen dự trữ ở
gan sẽ được sử dụng cạn kiệt nhanh chóng cùng
với có tình trạng ức chế tổng hợp cêtôn, thay vào
đó dị hóa hay thoái biến đạm là cơ chế chính
trong việc cung cấp năng lượng duy trì sự sống
còn ở người bệnh (4). Kết quả là tăng bài tiết urê
trong nước tiểu. Tình trạng dị hóa này kéo dài
hay không? Mức độ ít hay nhiều phụ thuộc rất
nhiều vào diễn tiến bệnh, sự xuất hiện các biến
chứng và biện pháp điều trị đặc hiệu. Cung cấp
dinh dưỡng không làm đảo ngược được tình
trạng dị hóa, nhưng cung cấp đủ năng lượng,
đạm và cân đối các chất sẽ giúp phòng ngừa
được suy dinh dưỡng trong thời gian nằm viện,
qua đó hạn chế các tác hại của suy dinh dưỡng
trong điều trị.
Nồng độ trung bình albumin trong máu của
bệnh nhân giảm dần trong thời gian theo dõi và
tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ albumin dưới 3,5g/dL
cũng tăng dần trong thời gian nằm viện. Nồng
độ albumin trong máu phụ thuộc vào chức năng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 433
tổng hợp của gan hay sự phân bố dịch hoặc
trong những bệnh lý gây thất thoát albumin ra
khỏi cơ thể (3). Riêng trong trường hợp chấn
thương, Dhandapani và cộng sự ghi nhận giảm
albumin trong chấn thương là do tăng tính thấm
thành mạch (8). McKeating đã báo cáo sự thay đổi
đặc tính thấm của tế bào nội mô do rối loạn chức
năng tế bào nội mô với sự gia tăng các cytokines
như interleukin-1 yếu tố hoại tử u, interleukin-6
sau chấn thương (14). Mặt khác, giảm albumin
máu lại có ý nghĩa trong dự hậu bệnh nhân.
Theo Dhandapani, tỉ lệ tử vong sau 1 tháng ở
nhóm có giảm Albumin <3,5mg/dL là 43% so với
17% ở nhóm có albumin trong máu bình thường
(p<0,05)(8). Vì vậy giảm albumin máu trong chấn
thương không thể là một dấu chỉ (marker) cho
suy dinh dưỡng bệnh nhân và rõ ràng không thể
dùng chế phẩm albumin người dạng truyền tĩnh
mạch một cách thường qui trong lâm sàng để cải
thiện albumin trong máu, mà ngược lại điều trị
hiệu quả bệnh nguyên phối hợp với cung cấp
dinh dưỡng đủ năng lượng, đạm và các chất mới
là biện pháp phù hợp.
Nồng độ trung bình prealbumin trong máu
bệnh nhân giảm dần trong thời gian điều trị
Prealbumin (hay còn gọi Transthyretin) cũng là
một loại protein tạng với half-life từ 2-3 ngày so
với albumin 18-20 ngày. Nồng độ của nó cũng bị
tác động bởi chức năng gan; sự phân bố dịch
nhưng lại ít bị tác động hơn trong tình trạng đáp
ứng viêm của cơ thể (3). Với nửa đời sống (half-
life) ngắn như vậy nên xét nghiệm prealbumin
trong máu thường được chỉ định trong theo dõi
hiệu quả của trị liệu dinh dưỡng.
Tương quan giữa albumin, prealbumin/máu
và bài tiết urê/ nước tiểu 24 giờ.
Trong hai ngày đầu sau chấn thương, có tình
trạng tăng đáng kể lượng urê bài tiết trong nước
tiểu (p<0,05). Đồng thời tình trạng này tương
quan với giảm nồng độ prealbumin (r pearson
lần lượt là -0,238 và -0,249 với p< 0,05) và giảm
lượng albumin/máu (p>0,05) trong ngày thứ 4
nằm viện. Vậy rõ ràng prealbumin/máu với half
life ngắn hơn phù hợp hơn trong việc theo dõi
diễn tiến tình trạng dinh dưỡng so với
albumin/máu.
Kết quả và chăm sóc dinh dưỡng
Số ngày điều trị
Số ngày điều trị tại khoa Hồi sức Ngoại thần
kinh của bệnh nhân dao động từ 1 đến 21 ngày,
trung bình 5,81 ± 4,06 ngày, trong đó có gần 75%
bệnh nhân nằm điều trị dưới 7 ngày. Thời gian
nằm viện bị tác động bởi nhiều yếu tố như tình
trạng tri giác, thương tổn trên CTscan sọ não,
bệnh lý đi kèm, tuổi tác, biến chứng, trong đó
tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt suy dinh dưỡng
nặng liên quan đến tăng khả năng nhiễm trùng,
kéo dài thời gian nằm viện (7,16,17,19). Tuy nhiên,
chúng tôi không phân tích vấn đề này vì như đã
nêu thì có rất nhiều yếu tố làm tăng số ngày điều
trị ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng. Đồng
thời cũng là do hạn chế của nghiên cứu này đó là
thiếu dụng cụ để đánh giá sự thay đổi trọng
lượng cơ thể bệnh nhân, dù nồng độ trung bình
của prealbumin trong máu sụt giảm đáng kể từ
21 ± 6,19 mg/dL còn 14,11 ± 5,06mg/ dL trong
thời gian điều trị, mà theo Nguyễn Thùy An và
cộng sự thì prealbumin trong máu thấp tương
quan với số ngày nằm viện cao hơn (16).
Phương thức chăm sóc dinh dưỡng và cân bằng
Nitơ
Đáng tiếc là chúng tôi đã không thể đánh giá
được sự thay đổi cân nặng ở người bệnh trong
quá trình điều trị tại khoa (do thiếu dụng cụ để
đánh giá), cũng như không thể xác định được
nhu cầu dinh dưỡng bệnh nhân là bao nhiêu,
đặc biệt là năng lượng chuyển hóa cơ bản do
thiếu máy đo chuyển hóa năng lượng gián tiếp
(indirect calorimetry)(3). Song, với phương thức
hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân như hiện nay
trong khoa, cùng một giá trị dinh dưỡng và
thành phần các chất có trong chế độ dinh dưỡng
cả qua ống thông và tĩnh mạch, thì điều này rõ
ràng là không phù hợp, vì không thể có cùng
một nhóm bệnh nhân giống nhau về tuổi, giới,
thể trọng hay độ nặng tổn thương Thậm chí
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 434
còn có thể góp phần gây ra những thiếu hụt về
dinh dưỡng như năng lượng và các chất, đặc biệt
là đạm, vì như đã bàn luận ở trên nhóm bệnh
nhân chấn thương sọ não nặng tăng cả về
chuyển hóa năng lượng, nhu cầu dị hóa để cung
cấp các chất, cũng như đồng hóa để tái cấu trúc
lại các mô tổn thương Trong nghiên cứu này
cân bằng nitơ luôn luôn âm, nghĩa là cung cấp
đạm không phù hợp với tình trạng tăng thoái
biến đạm ở người bệnh. Điều này sẽ dẫn đến sự
sụt giảm khối nạc (khối cơ), trong đó gây sụt
giảm đáng kể lượng protein máu như albumin
và prealbumin, tham gia những chức năng quan
trọng trong cơ thể. Điều thú vị trong nghiên cứu
này là cân bằng nitơ âm lại tương quan ý nghĩa
với giảm prealbumin/ máu không tương quan
với nồng độ albumin trong thời gian nằm viện.
KẾT LUẬN
Trên 100 bệnh nhân chấn thương sọ não
được nghiên cứu thì nam giới luôn chiếm ưu thế,
phần lớn đều trong độ tuổi lao động với nguyên
nhân chính là tai nạn giao thông. Bệnh nhân rõ
ràng có tình trạng đáp ứng tăng chuyển hóa như
tăng đường huyết ở mức độ vừa phải, tăng dị
hóa đạm biểu hiện qua tăng bài tiết urê trong
nước tiểu đặc biệt trong 3 ngày đầu, giảm đáng
kể các protein tạng như albumin, prealbumin
trong máu trong thời gian điều trị. Tăng bài tiết
urê trong nước tiểu trong 3 ngày đầu tương
quan ý nghĩa với giảm prealbumin trong máu,
nhưng không tương quan với albumin/máu.
Qua đó cho thấy prealbumin/ máu là xét nghiệm
phù hợp trong theo dõi hiệu quả chăm sóc dinh
dưỡng hơn là albumin/máu. Bên cạnh đó
phương thức hỗ trợ dinh dưỡng (qua ống thông
và qua tĩnh mạch) cho bệnh nhân đang được
thực hiện thật sự là không phù hợp với tình
trạng chuyển hóa của người bệnh, đặc biệt cân
bằng nitơ nên được chỉ định để theo dõi trong
thời gian điều trị cho nhóm bệnh nhân này.
Đồng thời nên có những nghiên cứu thêm về
lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng để qua đó có thể
nâng cao chất lượng chăm sóc dinh dưỡng cho
bệnh nhân.
Song nghiên cứu chúng tôi vẫn có một vài
hạn chế trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng
như theo dõi thể trọng bệnh nhân, cũng như xác
định nhu cầu năng lượng ở bệnh nhân chấn
thương sọ não nặng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ADA/AACE Inpatient Task Force- Endocrine practice 2009; 15:
1-17.
2. Aşılıoğlu N (2011), “Admission hyperglycemia is a reliable
outcome predictor in children with severe traumatic brain
injury”, J Pediatr (Rio J) 2011,87(4): pp 325-328.
3. Barendregt K, Soeters P B, Allison S P, Kondrup J. (2004)
Diagnosis of malnutrition- Screening and Assessment. Basics in
clinical nutrition. ESPEN: 11- 17.
4. Barendregt K, Soeters P B, Allison S P, Sobotka L (2004). Simple
and stress starvation. In: Lubos Sobotka. Basics in clinical
nutrition. Third edition. Pp 107- 117.
5. Bekar A, (2009). Risk factors and complications of intracranial
pressure monitoring with a fiberoptic device. Journal of Clinical
Neuroscience 16 (2009) 236–240.
6. Chabok SY (2009), “Admission hyperglycemia in head injured
patients”, Acta Medica Iranica, 47(1): pp 57-60.
7. Correia MI, Waitzberg DL (2003). The impact of malnutrition on
morbidity, mortality, length of hospital stay and costs evaluated
through a multivariate model analysis. Clin Nutr; 22(3):235-9.
8. Dhandapani F (2009), “Prognostic value of admission serum
albumin levels in patients with head injury”, Pan Arab journal
of neurosurgery, volume 13, No. 1, april 2009, pp 60-65.
9. Geoffrey T. M (2005), “Effects of 23.4% sodium chloride solution
inreducing intracranial pressure in patients with traumatic brain
injury:apreliminary study, Neurosurgery 57: pp. 727-736.
10. Hammarqvist F, Wemerman J, Allison SP. (2004) Neurological
endokrinological reponse to trauma and sepsis. Basics in clinical
nutrition. ESPEN: 114-124.
11. Kao CH, Chanlai SP, Chieng PU and Yen TC. (1998)Gastric
Emptying in head- injured patients. Am J Gastroenterol; 93(7):
1108- 12
12. Lam AM., Winn HR, Cullen BF., Nancy S. (1991).
Hyperglycemia and neurological outcome in patients with head
injury. Journal of neurosurgical. Vol. 75 / No. 4 / Pages 545-551
13. Lê Hoàng Tùng Uyên (2009), “Tiên lượng chấn thương sọ não
trong 48 giờ đầu bằng thang điểm Glassgow”, luận văn chuyên
khoa II, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
14. McKeating EG., Andrews PJ (1998), “Cytokines and adhesion
molecules in acute brain injury”, British journal of Anaesthesia,
80: pp 77-84.
15. Nguyễn Sĩ Bảo (2009) “Ứng dụng đặt catheter đo áp lực nội sọ
trong chấn thương sọ não nặng”, luận văn thạc sỹ y khoa, Đại
học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Thùy An (2010) Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng
nhiễm trùng sau phẫu thuật trong bệnh lý gan, mật, tụy, luận
văn thạc sỹ y khoa, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
17. Norman K, Pichard C, Lochs H, Pirlich M.(2007), Prognostic
impact of disease-related malnutrition. Clin Nutr. 2008
Feb;27(1):5-15. Epub 2007 Dec 3.
18. Oddo M, Schmidt JM, Carrera E, Badjatia N, Connolly ES,
Presciutti M, Ostapkovich ND, Levine JM, Le Roux P,
Mayer SA. (2008) Impact of tight glycemic controll on cerebral
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 435
glucose metabolism after severe brain injury: A microdialysis
study. Crit Care Med, Vol 36, No12. Page 3233- 3238.
19. Pham NV, Cox-Reijven PL, Greve JW, Soeters PB (2006).
Application of subjective global assessment as a screening tool
for malnutrition in surgical patients in Vietnam. Clin Nutr. 2006
Feb;25(1):102-8. Epub 2005 Oct 18.
20. Vespa PM et al (2008), “Intensive glycemic control in traumatic
brain injury; what is the ideal glucose range?”, Critical Care, 12:
175
21. Waitzberg DL, Caiaffa WT, Correia MI (2001). Hospital
malnutrition: the Brazilian national survey (IBRANUTRI): a
study of 4000 patients.
22. Wyszynski DF, Perman M, Crivelli A (2003). Prevalence of
hospital malnutrition in Argentina: preliminary results of a
population-based study. Nutrition. 2003 Feb;19(2):115-9.
Ngày nhận bài: 19/03/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/08/2013
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_dac_diem_dinh_duong_o_benh_nhan_chan_thuong_so_nao_na.pdf